Viêm đại tràng thể lỏng - Triệu chứng, nguyên nhân & cách trị
Viêm đại tràng kèm tiêu chảy (viêm đại tràng thể lỏng) là một trong những chứng bệnh đường tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Do đi ngoài phân lỏng nhiều lần, nên cơ thể người bệnh dễ lâm vào tình trạng mất nước, dẫn đến suy kiệt, sức khỏe giảm sút trầm trọng. Vậy, làm sao để nhận biết đúng viêm đại tràng tiêu chảy và đâu là cách điều trị bệnh? Cùng xem chi tiết giải đáp trong bài viết sau bạn nhé.
Mục lục
Viêm đại tràng kèm tiêu chảy là gì?
Viêm đại tràng có nhiều thể khác nhau, mỗi thể bệnh lại có những triệu chứng nổi bật khác nhau, giống với tên gọi của nó.như là:
- Viêm đại tràng thể lỏng
- Viêm đại tràng thể táo
- Viêm đại tràng thể lỏng, táo xen kẽ
Nói đúng hơn, viêm đại tràng thể lỏng xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính lâu năm, hay người ta còn gọi là hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy (IBS-D)
Ở viêm đại tràng thể lỏng, triệu chứng chính là tiêu chảy. Nhu động ruột co bóp quá nhanh khiến thức ăn di chuyển nhanh qua đường ruột, nước và chất dinh dưỡng không kịp hấp thu, khả năng dự trữ bị áp đảo thì tiêu chảy sẽ xảy ra.
Mặc dù các triệu chứng của bệnh rất đa dạng, song qua chẩn đoán cận lâm sàng người ta sẽ không thấy được bề mặt đại tràng có dấu hiệu tổn thương như là các nốt xung huyết, trợt lở hay vết loét.
Các nhà nghiên cứu cho biết rằng, căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới mọi độ tuổi hay giới tính, nhưng phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới và nó phổ biến hơn ở những người > 50 tuổi. Nếu một thành viên trong gia đình mắc phải chứng viêm đại tràng thể tiêu chảy thì nguy cơ bị bệnh này đối với bạn cũng sẽ tăng lên.
Triệu chứng của viêm đại tràng kèm tiêu chảy
Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng chung của các thể viêm đại tràng, nó cũng là dấu hiệu phổ biến nhất và là yếu tố chính trong chẩn đoán.
Thông thường, đường ruột và não bộ sẽ phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng để kiểm soát hoạt động tiêu hóa. Điều này xảy ra thông qua kích thích tố, dây thần kinh và tín hiệu được giải phóng bởi các vi khuẩn có lợi sống trong đường ruột.
Tuy nhiên, với người bệnh viêm đại tràng, các tín hiệu này có thể bị sai lệch, khiến cho đường ruột căng thẳng, co thắt không nhịp nhàng, gây ra những cơn đau bụng.
Cơn đau sẽ trải dọc theo khung đại tràng, chủ yếu ở phần bụng dưới (hạ sườn trái/phải), bệnh nhân ít khi đau ở vùng bụng trên. Mức độ đau có đặc điểm là lúc âm ỉ, lúc đau dữ dội. Bệnh nhân thường đau sau khi ăn đồ lạ hoặc khi đại tiện, đi tiêu xong thì cảm giác đau giảm bớt.
Tiêu chảy
Với những người bị viêm đại tràng thể lỏng, thì tiêu chảy sẽ là một trong những loại rối loạn tiêu hóa chính. Nó ảnh hưởng đến khoảng 1/3 số bệnh nhân bị tiêu chảy nói chung.
Một nghiên cứu trên 200 người trưởng thành cho thấy những người mắc viêm đại tràng thể tiêu chảy thì trung bình đi tiểu 12 lần. tuần – nhiều hơn gấp đôi số lượng người trưởng thành không bị viêm đại tràng.
Bệnh nhân đi ngoài nhiều lần (thậm chí có thể lên tới >5 lần/ngày), phân lỏng hoặc toàn là nước, đôi khi lẫn nhầy máu. Tình trạng mất nước và điện giải có thể xảy ra khiến cơ thể nhanh mệt mỏi, suy nhược.
Các triệu chứng khác liên quan đến viêm đại tràng thể tiêu chảy
Bên cạnh hai dấu hiệu điển hình nói trên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như là:
- Đầy bụng, chướng bụng (83% bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn gặp phải vấn đề này)
- Buồn nôn
- Khó ngủ (13% bị viêm đại tràng mãn gặp phải vấn đề này)
- Viêm đại tràng thể lỏng làm tăng lượng cortisol trong cơ thể dẫn đến căng thẳng, dễ cáu gắt, thay đổi tính tình
- Rối loạn tiểu tiện (tiểu không hết)
- Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, gầy yếu, đánh trống ngực.
Nguyên nhân của bệnh
Hiện nay, giới khoa học vẫn chưa thể biết được chính xác tại sao viêm đại tràng thể lỏng xảy ra. Tuy nhiên, họ cho rằng một số điều kiện sau có liên quan đến sự khởi phát của bệnh này, bao gồm:
Chế độ ăn uống: nếu bạn ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thói quen ăn uống không đúng giờ giấc,…đại tràng có thể bị rối loạn chức năng hấp thụ và đào thải phân, gây ra tiêu chảy.
Do nhiễm virus, vi khuẩn, kí sinh trùng: Những tác nhân gây hại này có thể đi vào đường ruột thông qua con đường ăn uống, hay do việc sử dụng thuốc (thuốc kháng viêm, thuốc chữa huyết áp, thuốc hóa trị ung thư)…gây xáo trộn hệ vinh sinh đường ruột. Và đó là điều kiện thuận lợi khiến cho viêm đại tràng thể lỏng hình thành.
Mặc dù căng thẳng và lo lắng không được cho là nguyên nhân trực tiếp gây ra IBS -D, nhưng chúng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
Các nguyên nhân khác: người bệnh bị rối loạn chuyển hóa glutein, lactoser hay fructose
➤ Viêm đại tràng thể lỏng là một bệnh không dễ chẩn đoán. Hiện chưa có phương pháp xét nghiệm nào đủ điều kiện đưa ra kết luận chính xác bệnh nhân có bị viêm đại tràng thể lỏng hay không. Chủ yếu, các bác sĩ kết luận dựa trên triệu chứng lâm sàng và thực hiện phối hợp nhiều xét nghiệm để loại trừ những bệnh lý khác vì có triệu chứng tương tự. Việc chỉ định thực hiện kỹ thuật xét nghiệm nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân.
Điều trị viêm đại tràng kèm tiêu chảy như thế nào?
Viêm đại tràng mãn tính thể tiêu chảy là một vấn đề tồn tại suốt đời, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng bạn có thể sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ và thay đổi lối sống để kiểm soát các triệu chứng.
Một số loại thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng:
Thuốc giảm đau và co thắt ruột
- Dicyclomine, dicycloverine (kremil-S)
- Spasmaverine
- Thuốc kháng cholinergic; pinaverium (dicetel)
- Thuốc đối kháng Ca ở dạ dày – ruột, trimebutine (debridat); nospa viên; mebeverine (dupastaline), một dẫn chất của papaverine.
Thuốc chống tiêu chảy
- Loperamid (inodium)
- Diphenoxylate (diarsed)
➤ Xem chi tiết về các loại thuốc này trong bài viết sau: Tổng hợp các loại thuốc và cách dùng thuốc trị IBS -D
Để điều trị bệnh có hiệu quả, người bị viêm đại tràng thể táo bón cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc một cách nghiêm túc. Tránh tình trạng sử dụng sai liều, hay tự ý mua thuốc bên ngoài khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia y tế.
Thay đổi lối sống để cải thiện bệnh
Về chế độ dinh dưỡng
- Không ăn thực phẩm tanh sống hay các món bán lề đường, bán rong, chưa đảm bảo vệ sinh.
- Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến, chọn lựa thực phẩm tươi, sạch.
- Không ăn những món đã để quá lâu trong tủ lạnh.
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước -sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn.
- Kiêng các loại bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas hay các chất kích thích khác.
- Hạn chế sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa (bơ, phô mai,…) hay các đồ ăn quá ngọt.
- Không nên dùng quá nhiều dầu mỡ khi chiên rán, thay thế dầu mỡ động vật bằng dầu thực vật.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây hơn, thay vì những thực phẩm ăn liền, sản xuất sẵn.
- Ăn uống đúng giờ giấc, không ăn quá no, không ăn khuya.
Về chế độ sinh hoạt hàng ngày
- Không nên lao lực quá nhiều, cần dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn giúp cơ thể thoải mái, hạn chế stress.
- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn với những bộ môn vừa sức như thiền, yoga, đi bộ.
- Tránh làm việc hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn.
- Cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc, dù là bất cứ loại nào.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường.
Một số bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng thể lỏng
Để các triệu chứng của viêm đại tràng thể lỏng nhanh cải thiện, người bệnh có thể tham khảo thêm để áp dụng các bài thuốc dân gian quen thuộc để thực hiện tại nhà. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi dành cho bạn:
Bài thuốc từ lá ổi
Lá ổi có tính sát trùng, kháng khuẩn tốt, tiêu diệt những vi khuẩn gây hại trong đường ruột để cân bằng hệ vi sinh. Vì thế, nó thường được dùng làm bài thuốc trị các chứng liên quan tới rối loạn tiêu hóa. Đối với những người bị viêm đại tràng thể lỏng, các bạn có thể áp dụng theo những cách sau:
Cách 1:
- Búp ổi 20g
- Vỏ măng cụt 20g
- Gạo rang 20g
- Gừng nướng 10g
Đem rửa sạch từng búp ổi, sau đó cho tất cả nguyên liệu này vào nồi, chế thêm lượng nước vừa đủ, sau khi nước sôi khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp. Dùng nước này để uống hằng ngày.
Cách 2:
- Búp ổi 20g
- Vỏ quýt khô 10g
- Gừng nướng chín 10g
Rửa sạch búp ổi, cắt nhỏ các nguyên liệu này, cho vào nồi và đổ thêm 400ml nước, sắc kỹ cho tới khi nước chỉ còn 1/4 thì chắt ra để uống. Chi làm 2 phần uống trong ngày.
Cách 3:
- Búp ổi 20g
- Củ sả 16g
- Củ riềng 8g
Búp ổi rửa sạch, sả cắt khúc nhỏ, riềng rửa sạch rồi đập dập.
Cho tất cả vào ấm và sắc kỹ với khoảng 400ml nước. Cho đến khi nước cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Chia làm 2 phần nước uống trong ngày.
Bài thuốc từ lá mơ lông
Lá mơ lông là một loại thảo dược dân gian được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh, trong đó có tiêu chảy. Chính vì thế, người ta hay ăn kèm loại lá này với một số món ăn để vừa gia tăng thêm vị ngon cho món ăn lại có thể chống tiêu chảy.
Hướng dẫn:
Lấy một nắm lá mơ lông, sau đó rửa sạch, thái chỉ nhỏ, cho lá mơ lông vào bát và khuấy đều với 1 hoặc 2 quả trứng gà. Sau đó đem đi nước hoặc hấp cách thủy. Bạn nên ăn món này 2 lần/ngày để cải thiện bệnh.
Lưu ý: Không nên chiên trứng với lá mơ lông vì dầu mỡ không tốt cho người bị tiêu chảy và đại tràng.
Bài thuốc từ cây nhót
Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá nhót chữa tiêu chảy đơn giản mà hiệu quả.
Hướng dẫn:
Lấy lá nhót tươi (20 – 30g) hoặc lá nhót khô (6 – 12g) đem thái nhỏ, sau vàng, cho vào ấm sắc với 400ml nước sắc còn 100ml chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
***
Viêm đại tràng thể táo bón rất khó để chữa trị triệt để, vì vậy hiện nay việc sử dụng các thực phẩm chức năng để phòng ngừa và kiểm soát triệu chứng của bệnh lâu dài được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Trong đó, Tràng Phục Linh New là sản phẩm với nguồn gốc thảo dược, được đánh giá an toàn với người dùng, đem đến 3 lợi ích kép, bao gồm:
- Hỗ trợ tái tạo niêm mạc đại tràng bị tổn thương và cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng của bệnh như: tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, sống phân, rối loạn tiêu hóa…
- Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Bên cạnh đó, ImmuneGamma trong Tràng Phục Linh PLUS là thành quả mới của công nghệ Hoa Kỳ giúp cân bằng hệ vi sinh, làm lành niêm mạc ruột và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Như vậy, người mắc đại tràng co thắt – hội chứng ruột kích thích có thể yên tâm sử dụng Tràng Phục Linh PLUS như một biện pháp thường xuyên, lâu dài mà không lo ngại các ảnh hưởng tiêu cực giống một vài lựa chọn khác.
– Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY
– Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Tư vấn miễn cước gọi
180015065 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến
Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)