Bà bầu bị ngộ độc thức ăn có ảnh hưởng tới em bé không?

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bà bầu ăn uống không đúng cách. Đây là thời điểm nhạy cảm nên cần hết sức cẩn thận, tránh những biến chứng nguy hiểm tác động đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu bị ngộ độc thức ăn có ảnh hưởng tới em bé không? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Bà bầu bị ngộ độc thức ăn có ảnh hưởng tới em bé không?

Câu trả lời chắc chắn là . Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, mức độ nặng nhẹ tuỳ thuộc vào độ độc tính của vi khuẩn trong thức ăn mà bà bầu đã ăn. Đặc biệt với trường hợp nặng, tính mạng của em bé cũng có nguy cơ bị tác động. Cụ thể:

  • Với thai nhi 3 tháng đầu: Mẹ bầu ngộ độc có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.
  • Với thai nhi 3 tháng giữa và 3 tháng cuối: Suy thai, thai nhi chậm phát triển, nặng hơn có thể sinh non hoặc thai chết lưu. 

Bà bầu bị ngộ độc thức ăn có ảnh hưởng tới em bé không?

Bà bầu bị ngộ độc thức ăn có ảnh hưởng tới em bé không?

Một số chủng vi khuẩn có thể gây nguy hiểm hơn là Listeriosis do vi khuẩn listeria gây ra. Loại vi khuẩn này có trong các sản phẩm động vật sống hoặc nấu chưa chín và trong một số loại rau sống. 

Tuy nhiên, thai phụ cũng không nên quá lo lắng, vì không phải trường hợp ngộ độc thực phẩm nào cũng ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng tốt nhất, nếu mẹ bầu nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm cần, hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Triệu chứng ngộ độc thức ăn ở bà bầu

Bà bầu khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ xuất hiện một số triệu chứng phổ biến, nhờ vào đó cũng có thể xác định được mức độ bà bầu bị ngộ độc thức ăn có ảnh hưởng tới em bé không. Ví dụ:

  • Buồn nôn và nôn mửa, đặc biệt là vào buổi sáng. Tuy nhiên, nôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày.
  • Bà bầu có thể trở nên nhạy cảm với mùi và vị, đôi khi xuất hiện tình trạng ghét hoặc thèm đối với một số thực phẩm.
  • Ngộ độc thức ăn cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi và yếu đuối, toàn thân ớn lạnh, đau cơ.
  • Cảm giác căng thẳng, lo lắng hoặc khó chịu có thể là một phần của ngộ độc thức ăn.
  • Đau bụng, bụng khó chịu hoặc bị đau bất thường.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón, hệ tiêu hoá không ổn định, trong phân có lẫn máu.
  • Chóng mặt, co giật hay thậm chí là mê sảng.

Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm đối với mẹ bầu

Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm đối với mẹ bầu

Xem thêm: Có bầu bị đau bụng tiêu chảy| Nguyên nhân và 5 cách xử lý

Nếu bà bầu nghi ngờ mình đang bị ngộ độc thức ăn, điều quan trọng nhất là hãy lắng nghe ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bà bầu và đưa ra các khuyến nghị cụ thể để giảm nhẹ các triệu chứng và đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.

Biến chứng ngộ độc thức ăn khi mang thai

Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Trong đó, có những loại phổ biến sau đây và mỗi loại đều có thể gây ra những biến chứng khác nhau trong thai kỳ. Cụ thể: 

Nhiễm Norovirus trong thai kỳ thường không ảnh hưởng đến em bé hay sức khỏe mẹ bầu trong thời gian dài, tuy nhiên cần chú ý nếu bị nôn và tiêu chảy quá nhiều có thể dẫn đến mất nước nhanh chóng. Từ đó làm suy giảm sức khỏe tổng thể, gây mệt mỏi và yếu đuối.

Nhiễm vi khuẩn Listeria có thể dẫn đến các vấn đề về thai nghén, thậm chí là sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh ra trẻ bị nhẹ cân.Ngoài ra còn có thể xảy ra các vấn đề về hệ thống thần kinh của em bé nếu Listeria xâm nhập vào cơ thể, tiêu biểu là nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, mù loà,....

Nhiễm E. coli gây suy giảm sức khỏe tổng thể và tình trạng sinh non. Bên cạnh đó, có thể gây tổn thương nội mạc mạch máu hoặc suy thận, triệu chứng đặc trưng là phân có lẫn máu..

Nhiễm Salmonella có thể gây nôn và tiêu chảy nặng, dẫn đến mất nước và chất điện giải. Ngoài ra là viêm màng não, viêm khớp phản ứng, cùng các biến chứng khác về tim mạch.

Một trong những biến chứng của ngộ độc thực phẩm ở bà bầu là suy dinh dưỡng

Một trong những biến chứng của ngộ độc thực phẩm ở bà bầu là suy dinh dưỡng

Bà bầu cần làm gì khi bị ngộ độc thức ăn?

Nếu bà bầu nghi ngờ mình đang bị ngộ độc thức ăn, quan trọng nhất là liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được đánh giá và tư vấn cụ thể. Ngoài ra, có một số biện pháp mà bà bầu có thể thực hiện khi bị ngộ độc thức ăn:

  • Hãy nôn hết những thức ăn vừa ăn ra bằng cách dùng ngón tay để móc họng. Điều này giúp ngăn cản ruột hấp thụ độc tố, phá hủy độc tính và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Uống đủ nước là rất quan trọng để ngăn chặn mất nước do nôn mửa và tiêu chảy. Từ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục, vận chuyển các chất và thải độc.
  • Sử dụng nước lọc hoặc nước đóng chai, tuyệt đối không dùng thức uống chứa cồn hoặc caffeine.
  • Chọn thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa như bánh mì nướng, gạo, bánh quy, và tránh thực phẩm có thể kích thích dạ dày.
  • Thay vì ăn nhiều cùng một lúc, hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Nghỉ ngơi là một cách tốt để giảm bớt mệt mỏi và căng thẳng, từ đó hạn chế nôn mửa.
  • Không ăn đồ tái sống, thịt cá sống cần được bảo quản riêng với các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh.
  • Rửa sạch trái cây và rau quả trước khi ăn, hạn chế ăn đồ đóng gói, thịt nguội.
  • Không được ăn đồ đã hết hạn kể cả khi chúng không có dấu hiệu bất thường hoặc không có mùi lạ.
  • Đồ ăn thừa bảo quản trong tủ lạnh chỉ nên dùng trong 2 ngày, không nên kéo dài.
  • Tránh uống sữa tươi, nước ép hoặc sữa chưa được tiệt trùng.

Bà bầu cần uống nhiều nước và dành thời gian nghỉ ngơi khi bị ngộ độc

Bà bầu cần uống nhiều nước và dành thời gian nghỉ ngơi khi bị ngộ độc

Xem thêm: Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy

Cuối cùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát các triệu chứng như buồn nôn đi ngoài. Ngoài ra, nếu có bất kỳ biến chứng nào, bác sĩ có thể yêu cầu theo dõi sức khỏe của thai nhi bằng cách sử dụng các phương tiện hỗ trợ như siêu âm hoặc theo dõi nhịp tim thai.

Như vậy, bà bầu bị ngộ độc thức ăn có ảnh hưởng tới em bé không thì câu trả lời là có, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, mỗi người sẽ phản ứng khác nhau với ngộ độc thức ăn, và một số phụ nữ có thể cần chăm sóc y tế chuyên sâu ngay từ khi bị. Điều quan trọng là nên tìm kiếm sự hỗ trợ y tế chuyên nghiệp khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi.

 

Cập nhật lúc: 28/11/2023
⭐ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện triệu chứng sau 2 tháng sử dụng. Để biết thêm chi tiết và cách đăng ký tham gia chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục

Dược phẩm Thái Minh  cảm ơn quý khách hàng đã

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...