[GIẢI ĐÁP] Bị tiêu chảy có nên uống nước mía không?
Nước mía là thức uống giải khát quen thuộc với nhiều lợi ích cho sức khoẻ, nhất là sau khi tập luyện thể dục thể thao hay lao động mệt nhọc. Tuy nhiên, bị tiêu chảy có nên uống nước mía không? Có một số đối tượng nên hạn chế hoặc không nên sử dụng loại loại nước này. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bị tiêu chảy có nên uống nước mía không?
Mía theo Đông y là loại cây có tính hàn, bổ dưỡng, thích hợp để hỗ trợ chữa suy nhược cơ thể, ho hen, nôn mửa, tâm thần bất định, thanh nhiệt nhuận hầu họng. Còn theo y học hiện đại, nước mía rất giàu chất dinh dưỡng, với các thành phần chủ yếu như vitamin A, B1, B2,...cùng với nhiều phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể.
Chính vì thế, mà nước mía đã trở thành thức uống giải khát với nhiều công dụng rất tốt cho sức khoẻ như:
- Cải thiện mệt mỏi, phục hồi sức khoẻ.
- Điều chỉnh lượng đường trong máu.
- Chống lão hoá, thải độc gan, phòng ngừa ung thư.
- Ngăn ngừa sỏi thận, nhiễm trùng tiểu.
- Tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tiêu hoá.
- Ngăn ngừa tình trạng ốm nghén.
Vậy người bị tiêu chảy có nên uống nước mía không? Câu trả lời lại là KHÔNG. Lý do vì nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người đang bị tiêu chảy, đầy bụng thì không nên sử dụng hoặc nếu có thì phải thật hạn chế.
Xem thêm: Khi bị tiêu chảy cần tránh những thực phẩm nào
Những người không nên uống nước mía
Như vậy, người bị tiêu chảy có nên uống nước mía không thì đáp án là không nên. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng còn một số đối tượng phải thật hạn chế sử dụng loại thức uống này để đảm bảo an toàn cho bản thân và không ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể. Cụ thể:
Người đang uống thuốc
Một số người đang uống thuốc với các vấn đề sức khỏe cụ thể như tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc áp lực máu cao thì nên lưu ý, vì nước mía có thể tương tác với các loại thuốc này. Chẳng hạn, nước mía có thể tăng lượng đường trong máu, làm cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn đối với người tiểu đường đang dùng thuốc.
Ngoài ra, nước mía cung cấp chất policosanol giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Nhưng nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc chống đông máu thì lại không nên uống nước mía. Bởi nó này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Một số loại thuốc có thể phản ứng với nước mía
Người hay đầy bụng, đường ruột yếu
Như đã chia sẻ ở trên, nước mía chứa nhiều chất xơ và đường, tính lạnh nên những người đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi phân lỏng thì không nên sử dụng. Nó chỉ khiến cho tình trạng bệnh của bạn trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy, nếu có tiền sử về các triệu chứng nêu trên thì tốt nhất không nên uống, nếu có uống thì chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, tránh dùng nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Người béo phì
Nước mía thường chứa nhiều calo, đặc biệt là chứa nhiều đường, nó chiếm tới 70%, còn lại là chất béo, đạm và bột. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng, hãy hạn chế tiêu thụ nước mía hoặc chọn nước mía tự nhiên, không thêm đường để giảm lượng calo tiêu thụ.
Người béo phì phải thật hạn chế uống nước mía
Phụ nữ mang thai
Nước mía mặc dù có tác dụng làm giảm bớt chứng nghén ở phụ nữ nhưng không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày. Bà bầu cần bổ sung thêm rất nhiều các nguồn thực phẩm khác, dung nạp quá nhiều đường từ mía có thể gây mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến em bé.
Nhưng ngược lại, nó có thể an toàn cho phụ nữ mang thai nếu tiêu thụ với mức độ vừa phải. Tuy nhiên, nên thảo luận với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống trong thời kỳ mang thai để đảm bảo rằng nước mía không gây tác động xấu đến thai nhi và sức khỏe tổng thể của bạn.
Người tiểu đường
Cũng như những béo phì, người bị tiểu đường nên hạn chế uống nước mía bởi nước mía có hàm lượng đường tự nhiên cao. Thuộc top những loại thực phẩm cần hạn chế với người mắc tiểu đường. Việc không uống nước mía sẽ giúp duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh gây trầm trọng bệnh hơn.
Nước mía có thể làm mức độ đường huyết tăng cao
Người đang giảm cân
Nước mía có nhiều calo, đặc biệt là đường. Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, hãy xem xét mức độ tiêu thụ nước mía, mà thay vào đó hãy chọn các phương pháp uống nước khác như nước lọc, nước trái cây tự nhiên không đường hoặc nước chanh để giảm lượng calo bạn tiêu thụ.
Tóm lại, nước mía có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng nên cân nhắc với tình trạng sức khỏe cá nhân và nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào. Điều quan trọng là tiêu thụ nước mía một cách có hiểu biết và cân đối để hưởng lợi ích từ các dưỡng chất mà nước mía có sẵn nhưng không gây hại đến sức khỏe của bạn.
Xem thêm: Phòng và trị bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn
Các lưu ý khi uống nước mía
Ngoài việc, bị tiêu chảy có nên uống nước mía không thì khi uống nước mía, có một số lưu ý bạn nên tuân theo để đảm bảo việc tiêu thụ thực phẩm là an toàn và lành mạnh. Ví dụ như:
- Lựa chọn nước mía tự nhiên, không thêm đường hoặc hương liệu nhân tạo. Nước mía tự nhiên sẽ có ít đường và tốt cho sức khỏe hơn.
- Nước mía chứa nhiều calo nếu bạn tiêu thụ lượng lớn. Hãy uống một lượng hợp lý để không làm tăng lượng calo không cần thiết, không uống quá 2 ly mỗi ngày.
- Hãy kết hợp nước mía với nước lọc hoặc nước khoáng để đảm bảo bạn duy trì cân bằng nước và điện giải cần thiết cho cơ thể.
- Một số người thích nước mía nguyên chất, trong khi người khác có thể muốn thêm một ít chanh, bạc hà, hoặc đá lạnh để tạo hương vị thêm phong phú.
- Không uống nước mía đã để ở nhiệt độ phòng quá 15 phút vì điều này có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và ruột.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo nguyên liệu được lựa chọn và xử lý sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn và bệnh tật, nhất là khi mua ở các cửa hàng.
- Nước mía thường tốt nhất khi uống vào thời điểm nó mới được làm, để đảm bảo hương vị tươi ngon và cung cấp vitamin và enzyme tự nhiên.
- Mặc dù nước mía có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá mức cũng có thể gây vấn đề, như tăng cân và tăng đường huyết.
- Nếu bạn có bất kỳ vấn đề về sức khỏe đặc biệt nào như đã nêu ở trên, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi thêm nước mía vào chế độ ăn uống của bạn.
Một số lưu ý khi uống nước mía đảm bảo an toàn và hiệu quả
Như vậy, người bị tiểu đường có nên uống nước mía không thì câu trả lời là KHÔNG NÊN, nếu có uống thì phải thật hạn chế và uống đúng cách. Ngoài ra, với bất kỳ thức uống hay thực phẩm nào khác cũng, hãy cân nhắc xem nó có phù hợp với bản thân hay không, tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nhé.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)