Hội chứng ruột kích thích

Mất ngủ, lo lắng, căng thẳng kéo dài - Nguy cơ gây nên Hội chứng ruột kích thích

Đại tràng co thắt hay Hội chứng ruột kích thích biểu hiện bằng những cơn đau quặn bụng thường xuyên, đại tiện thất thường, lúc táo bón, lúc lại tiêu chảy, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Đây là bệnh lành tính, thường xảy ra ở những người có bệnh lý tiêu hóa nền hoặc là những người thường xuyên gặp căng thẳng. Đặc biệt, có một tỉ lệ rất cao những người bị mất ngủ kéo dài mắc phải căn bệnh Đại tràng co thắt. Vậy mất ngủ, lo lắng, căng thẳng kéo dài có phải là nguy cơ gây nên Hội chứng ruột kích thích hay không? Chuyên gia BS.TS. Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền Bộ Y tế trả lời: Khoa học đã chứng minh, thần kinh não bộ chỉ huy toàn bộ hoạt động của cơ thể của chúng ta, trong đó có hệ thống thần kinh tại đại tràng. Nếu như hoạt động này bị rối loạn bởi những lo lắng, căng thẳng hoặc mất ngủ thì sẽ dẫn truyền xuống hệ thần kinh ruột, khiến đại tràng trở nên nhạy cảm hơn, co bóp liên tục gây đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, phân rối loạn, đại tiện nhiều lần. Đây là cơ chế sinh bệnh học rất rõ ràng của bệnh Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là Đại tràng co thắt. 70% nguyên nhân gây ra bệnh đại tràng co thắt là do yếu tố thần kinh Bệnh đau bụng theo khung đại tràng, có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội khi có kích thích lạ, hoặc ăn đồ ăn lạ gây phản ứng mạnh. Người bệnh càng lo lắng, mất ngủ thì bệnh ngày càng nặng thêm. Giải pháp cho Hội chứng ruột kích thích Để chữa dứt được bất cứ bệnh lý nào thì cũng phải chữa vào căn nguyên gây ra bệnh, Đại tràng co thắt cũng không phải ngoại lệ. Đây là một bệnh lý về đường tiêu hóa với 70% nguyên nhân là do yếu tố thần kinh, tức là sinh ra từ những căng thẳng, lo lắng, mất ngủ của người bệnh đã phân tích ở trên.  Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị căn bệnh này. Nhưng có một phương pháp được nhiều người quan tâm và nhận được phản hồi tốt. Đó là Kết hợp Y học Cổ truyền và Y học hiện đại. Tác dụng có thể chậm hơn thuốc Tây nhưng an toàn, bền vững, giải quyết được không chỉ triệu chứng mà còn cả nguyên nhân gây ra bệnh.  Các loại thảo dược giúp ổn định thần kinh đại tràng Trong Y học Cổ truyền Việt Nam, có rất nhiều vị thuốc thảo dược có công dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý về đại tràng nói chung và Viêm đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích) nói riêng như: Bạch truật, Bạch thược, Bạch phục linh, Hoàng bá…  Những thảo dược này đã được cha ông ta sử dụng từ xa xưa để chữa các bệnh lý về tiêu hóa. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu công nhận tác dụng bổ tỳ, kiện vị, giảm co thắt đại tràng và tăng cường kích thích tiêu hóa của các thảo dược này.   Hoàng bá – Thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện bệnh đại tràng Tuy nhiên, với phương pháp đun sắc thảo dược truyền thống thì người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn ở khâu tìm kiếm các thảo dược để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và sắc đúng liều lượng để  giữ lại được các hoạt chất chính. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng công nghệ hiện đại, lọc lấy tinh chất từ những thảo dược, đồng thời kết hợp thêm hai hoạt chất ImmuneGamma và 5-HTP tạo nên viên uống Tràng Phục Linh PLUS dành riêng cho những người bị Hội chứng ruột kích thích (Đại tràng co thắt). Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp mới trong đẩy lùi hiệu quả bệnh Viêm đại tràng co thắt Tràng Phục Linh PLUS đã được Đại học Y Hà Nội thử nghiệm lâm sàng chứng minh tác dụng: Điều hòa thần kinh trung ương và thần kinh đường ruột, từ đó cải thiện căn nguyên gây ra bệnh  Giảm nhanh các triệu chứng của Viêm đại tràng co thắt như đau bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần An toàn, lành tính, không có tác dụng phụ Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn tiền 100% nếu không hỗ trợ giảm triệu chứng Duy Nhất Trong Tháng 10: Mua Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS, Tặng Ngay 01 Túi Nấm Linh Chi Cao Cấp Theo đó, mỗi khách hàng khi mua 01 lọ Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS 80 viên (hoặc 4 hộp 20 viên) và tích điểm thành công, sẽ được tặng ngay ngay 01 túi Nấm Linh Chi cao cấp. Quà tặng sẽ được gửi về tận nhà mà Quý vị không phải mất thêm bất cứ chi phí nào. Chương trình áp dụng cho tất cả các khách hàng đặt mua online miễn phí vận chuyển qua tổng đài miễn cước 1800.1506 hoặc mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. CÁCH MUA SẢN PHẨM TRÀNG PHỤC LINH HOẶC TRÀNG PHỤC LINH PLUS Cách 1: Đặt mua Online, miễn phí ship TẠI ĐÂY  Hoặc gọi điện thoại tới số hotline miễn cước 1800.1506 để được hỗ trợ đặt hàng.  Cách 2: Mua tại các hiệu thuốc trên Toàn quốc. Để biết địa chỉ nhà thuốc gần bạn nhất, vui lòng xem TẠI ĐÂY   Lưu ý: Mỗi khách hàng chỉ được tặng 1 phần quà duy nhất trong thời gian chương trình diễn ra.   Mọi thông tin liên quan đến chương trình khuyến mại, cũng như đặt hàng vui lòng để lại thông tinTẠI ĐÂY , hoặc liên hệ theo Hotline (miễn cước) 1800.1506 để được hướng dẫn, giải đáp. 

Thực đơn 7 ngày cho người bị Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý trên đường tiêu hóa rất phổ biến ở người Việt Nam. Câu hỏi thường trực đối với người bệnh luôn là vấn đề nên ăn gì, tránh ăn gì để không gây đau bụng, đầy hơi hay tiêu chảy… Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giải quyết câu hỏi trên và đề xuất một thực đơn hợp lý cho bạn đọc. Mục lục Tại sao người mắc Hội chứng ruột kích thích cần có chế độ ăn đặc biệt? Những điểm cần lưu ý về thành phần dinh dưỡng Ăn nhiều chất xơ Hạn chế gluten Chế độ ăn FODMAP thấp Đề xuất thực đơn 7 ngày cho người bị Hội chứng ruột kích thích Thứ 2 và Thứ 5 Thứ 3 và Thứ 6 Thứ tư và Thứ 7 Chủ nhật Thay đổi thói quen ăn uống Tràng Phục Linh PLUS – thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành riêng cho người bị Hội chứng ruột kích thích Tại sao người mắc Hội chứng ruột kích thích cần có chế độ ăn đặc biệt? Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable bowel syndrome) là hội chứng rối loạn chức năng của đại tràng, đặc trưng bởi các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón thất thường, phân cứng hoặc phân lỏng, chướng bụng… và một số dấu hiệu ngoài ruột khác. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho hội chứng này, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể giảm các triệu chứng bằng cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học. Trong đó, chế độ ăn uống là tác nhân quan trọng nhất, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và sinh hoạt hàng ngày. Vậy một chế độ ăn uống hợp lý là như thế nào? Thật ra không có một đáp án chung chính xác cho tất cả mọi người. Lời khuyên được đưa ra là bệnh nhân nên ghi chép lại thực đơn trong vài tuần, sau đó xem xét lại mối liên hệ với các triệu chứng bệnh, thử bỏ các món ăn ra khỏi thực đơn xem triệu chứng có giảm bớt hay không, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ hợp lý nhất cho bản thân. Bài viết sau đây tổng hợp những lời khuyên hữu ích và các chế độ ăn đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng trên phần lớn người mắc Hội chứng ruột kích thích. Những điểm cần lưu ý về thành phần dinh dưỡng Ăn nhiều chất xơ Chất xơ có thể cải thiện tình trạng táo bón ở người mắc Hội chứng ruột kích thích nhờ tác dụng làm mềm phân, giúp bạn dễ đi ngoài hơn. Theo ý kiến của các chuyên gia, người trưởng thành nên bổ sung từ 22 đến 34 gam chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết rằng không phải loại thực phẩm nào chứa chất xơ cũng có tác dụng giống nhau. Chất xơ được chia làm hai loại là: Chất xơ hòa tan: có trong các loại đậu, trái cây và yến mạch.Chất xơ không hòa tan: có trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau củ. Nghiên cứu cho thấy rằng chất xơ hòa tan hữu ích hơn trong việc giảm các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích vì giúp cải thiện cả tình trạng tiêu chảy và táo bón. Chú ý: Nên từ từ bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày, không nên ăn quá nhiều một lúc vì có thể gây ra hiện tượng đầy bụng và các triệu chứng khác trên đường tiêu hóa.  Hạn chế gluten Gluten là một loại protein được tìm thấy chủ yếu trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Ở một số người bệnh, gluten có thể làm gia tăng các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích. Chính vì vậy, bạn nên tránh sử dụng ngũ cốc, các loại hạt, bánh mì, mì ống và đồ ăn chế biến sẵn – những thực phẩm có chứa nhiều gluten. Chế độ ăn FODMAP thấp FODMAP là khái niệm chỉ các carbohydrate chuỗi ngắn khó tiêu hóa. FODMAP dễ lên men bởi các vi khuẩn tại đại tràng, từ đó sinh khí và dịch trong lòng ruột dẫn tới đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Với lý do đó, chế độ ăn FODMAP thấp hứa hẹn sẽ giúp người bệnh hạn chế các rối loạn trên đường tiêu hóa. Một nghiên cứu cho thấy 76% bệnh nhân đã cải thiện triệu chứng Hội chứng ruột kích thích sau khi sử dụng chế độ ăn này. Theo đó, những loại thực phẩm nào có lượng FODMAP cao nên hạn chế là: Trái cây: táo, mơ, dâu đen, anh đào, xoài, lê, mận và dưa hấu. Trái cây đóng hộp, trái cây sấy khô. Rau củ: a-ti-sô, măng tây, các loại đậu, bắp cải, súp lơ, tỏi, đậu lăng, nấm, hành tây. Sản phẩm từ sữa: sữa, phô mai, sữa chua, kem. Sản phẩm từ lúa mì và lúa mạch đen. Mật ong và thực phẩm chứa xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao. Chất tạo ngọt như: sorbitol, mannitol, xylitol hay maltitol… có trong trong kẹo cao su và kẹo bạc hà không đường, xi-rô ho. Ngược lại, những thực phẩm có FODMAP thấp nên ăn bao gồm: Sữa: Sữa không có lactose, sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa chua không có lactose. Trái cây: Chuối, việt quất, dưa lưới, bưởi, dưa lê, kiwi, chanh, cam và dâu tây. Rau: Măng, giá đỗ, cải ngọt, cà rốt, hẹ, dưa chuột, cà tím, gừng, rau diếp, ô liu, củ cải, khoai tây, hành lá và củ cải. Protein: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, trứng và đậu phụ. Các loại hạt: Hạnh nhân, mắc ca, đậu phộng và quả óc chó. Ngũ cốc: Gạo, ngô, yến mạch. Các loại thực phẩm FODMAP thấp Xem thêm về Thực phẩm vàng cho người có Hội chứng ruột kích thích: Đề xuất thực đơn 7 ngày cho người bị Hội chứng ruột kích thích Thứ 2 và Thứ 5 Bữa sáng: Cháo thịt bằm (gạo: 30g, thịt nạc bằm: 20g) Sữa chua đậu nành (100 mL) Bữa trưa: Cơm (gạo: 150g) Thịt kho trứng (thịt: 30g, trứng: 30g) Bí xanh luộc (200g) Nước luộc bí làm canh Thịt kho trứng là món ăn FODMAP thấp Bữa xế: Chuối (200g) Bữa tối: Cơm (gạo: 150g) Thịt bằm sốt cà chua (thịt: 60g, cà chua: 30g) Rau cải xào (200g) Thứ 3 và Thứ 6 Bữa sáng: Bún măng gà (Bún: 150g, gà: 100g, măng: 100g) Sữa đậu nành (200 mL) Bún măng gà là món ăn dễ chế biến Bữa trưa: Cơm (gạo: 150g) Sườn rim (60g) Cà tím xào (200g) Bữa xế: Dưa lê (200g) Bữa tối: Cơm (gạo: 150g) Tôm rang thịt cháy cạnh (tôm: 40g, thịt: 30g) Canh khoai tây cà rốt (khoai tây: 80g, cà rốt: 50g) Thứ tư và Thứ 7 Bữa sáng: Phở bò (bánh phở: 150g, thịt bò: 20g) Sữa chua đậu nành (100ml) Lưu ý: Khi nấu phở bò, không nên cho hành tây và thịt bò nên được trụng chín để tránh đau bụng. Hãy bắt đầu ngày mới bằng một tô phở bò ngon tuyệt Bữa trưa: Cơm (gạo: 150g) Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua (đậu phụ: 50g, thịt: 30g, cà chua: 30g) Su su luộc (200g) Bữa xế: Dưa lưới (200g) Bữa tối: Cơm (gạo: 150g) Thịt gà luộc (60g) Rau bí xào (200g) Chủ nhật Bữa sáng: Súp thịt bò khoai tây (khoai tây: 150g, thịt bò: 30g) Sữa hạnh nhân (200 mL) Bữa trưa: Cơm chiên trứng, cà rốt (gạo: 150g, trứng: 2 quả, cà rốt: 50g) Canh rau cải ngọt (rau cải: 200g) Cơm chiên với trứng và cà rốt Bữa xế: Quýt ngọt (1 quả) Bữa tối: Cơm (gạo: 150g) Cá lóc hấp (60g) Canh đậu hũ giá hẹ (đậu hũ: 30g, giá: 100g, hẹ: 100g) Thay đổi thói quen ăn uống Bên cạnh thành phần dinh dưỡng hàng ngày, thói quen ăn uống cũng là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị Hội chứng ruột kích thích. Bạn đọc chắc chắn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể nếu nghiêm túc xây dựng những thói quen sau đây: Ăn theo giờ giấc thường lệ mỗi ngày. Tránh ăn khuya vì có thể khiến hệ tiêu hóa bị quá tải. Ăn ba bữa ăn chính và từ một đến hai lần ăn phụ cách đều nhau trong ngày. Không ăn quá no trong bất cứ một bữa ăn nào. Ăn chậm, nhai kỹ. Hạn chế những yếu tố gây xao nhãng khi ăn, tránh không ăn tại bàn làm việc hoặc vừa xem tivi vừa ăn. Giảm số lượng không khí nuốt vào bằng cách tránh nhai kẹo cao su và tránh uống các loại nước có ga. Uống nhiều nước lọc, từ 1.5 đến 3 lít nước mỗi ngày. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích Tràng Phục Linh PLUS – thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành riêng cho người bị Hội chứng ruột kích thích Ngoài việc lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân nên cân nhắc bổ sung một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Trong đó, Tràng Phục Linh PLUS là một sản phẩm uy tín với thành phần kết hợp tinh hoa của dược liệu cổ truyền và thành tựu của công nghệ khoa học tiên tiến. Với thành phần gồm cao Bạch truật, cao Bạch thược, cao Bạch phục linh, cao Hoàng bá… cùng với ImmuneGamma và 5-HTP, Tràng Phục Linh PLUS đem lại các tác dụng: Giảm co thắt đại tràng và những cơn đau quặn do co thắt gây nên, từ đó giảm số lần đi ngoài ở người bệnh Phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng bị tổn thương Giảm nhanh các triệu chứng đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. Đây là thành phẩm được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng. Hi vọng với những thực đơn chúng tôi đã đề xuất, bạn đọc có thể tham khảo và tự điều chỉnh cho phù hợp với bản thân, đa dạng hóa món ăn nhưng vẫn đảm bảo hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

Những sai lầm nghiêm trọng khiến bệnh đại tràng tái đi tái lại không dứt

Mất ăn mất ngủ vì bệnh đại tràng cứ tái đi tái lại. Thử đủ phương pháp, uống đủ loại thuốc nhưng vẫn không khỏi, hay cứ dừng thuốc là lại tái phát. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh đều mắc phải những sai lầm nghiêm trọng khiến bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn.  PGS. Nguyễn Duy Thắng đã trả lời những nguyên nhân và sai lầm mà người bệnh thường mắc phải khiến bệnh tình cứ mãi "dậm chân tại chỗ". Thứ nhất, vì sao bệnh viêm đại tràng hay tái đi tái lại? Ở những người mắc phải căn bệnh này, niêm mạc đại tràng vốn đã bị tổn thương nặng nề sau một thời gian dài mắc bệnh. Bởi vậy, khi gặp các tác nhân gây hại như: virus, vi khuẩn, thức ăn không đảm bảo hay các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… thì rất dễ bị kích ứng làm tăng nặng triệu chứng hoặc bệnh tái phát trở lại. Mà các tác nhân đó rất khó để tránh khỏi trong cuộc sống của chúng ta ngày nay.   Sai lầm thứ nhất là chỉ chú trọng giải quyết triệu chứng hoặc quá lạm dụng thuốc kháng sinh. Người bệnh chỉ tập trung vào các thuốc cầm tiêu chảy, giảm đau bụng, diệt khuẩn… mà không tập trung vào yếu tố cốt lõi là phục hồi niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương. Chưa kể, kháng sinh vừa diệt vi khuẩn có hại nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó dẫn đến niêm mạc đại tràng không được bảo vệ, hệ miễn dịch bị suy yếu. Chính điều này làm bệnh Viêm đại tràng thường xuyên bị tái đi tái lại. Nghiêm trọng hơn, nó còn làm tăng khả năng kháng kháng sinh. Thật đáng buồn là hiện nay Việt Nam của chúng ta nằm trong danh sách các quốc gia có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Việt Nam nằm trong các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới Sai lầm thứ hai liên quan đến chế độ sinh hoạt. Đây là sai lầm mà rất nhiều người bệnh gặp phải, chẳng hạn như ăn quá nhiều đồ cay, nóng hay vẫn uống bia rượu dù có bệnh... Hoặc lại có những người ăn uống kiêng khem quá mức, không dám ăn gì, dẫn tới hậu quả là cơ thể suy nhược, mệt mỏi, gầy yếu do thiếu chất, suy dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm, phát sinh sang các bệnh khác. Vì vậy,  không sớm thì muộn, bệnh cũng sẽ tái phát trở lại, thậm chí còn trầm trọng hơn. Người bệnh cần ăn đầy đủ đa dạng thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng, tuy nhiên nên chú ý cách chế biến, nên ưu tiên làm các món: hấp, luộc,… để hạn chế dầu mỡ và ăn đồ tươi. Thứ Hai, nếu không sử dụng kháng sinh thì có giải pháp nào thay thế không? Hiện nay, việc sử dụng thảo dược để giải quyết gốc rễ bệnh được tôi cùng nhiều chuyên gia tiêu hóa đánh giá cao về tính hiệu quả, cũng như độ an toàn, đặc biệt đối với những người mắc Viêm đại tràng lâu năm và hay tái đi tái lại. Việt Nam ta là nước có nền Y học cổ truyền rất phát triển. Từ xa xưa khi mà chưa có Tây y, thì ông cha ta đã sử dụng các vị thảo dược như Bạch truật, Bạch thược, Bạch phục linh, Hoàng bá để giải quyết những chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Trong đó với các trường hợp viêm nhiễm thì không thể thiếu được Hoàng bá- thảo dược có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, và quan trọng nhất là khả năng tái tạo lại những tổ chức tổn thương ở niêm mạc đại tràng. Như vậy sẽ giải quyết được tận gốc vấn đề, hạn chế tình trạng tái phát. Hoàng bá - vị thảo dược giúp diệt khuẩn, tiêu viêm rất an toàn Tuy nhiên, nếu chỉ dùng riêng thảo dược thì hiệu quả sẽ rất chậm. Chính vì thế, các nhà khoa học Việt Nam đã kết hợp những thảo dược của Y học cổ truyền với thành tựu của Y học hiện đại để mang đến tác dụng nhanh hơn, cộng hưởng được tinh hoa của 2 nền Y học. Cụ thể, bốn vị thảo dược Hoàng bá, Bạch truật, Bạch thược, Bạch phục linh được kết hợp cùng với hoạt chất tăng cường miễn dịch Immunegamma và 5-HTP tạo ra một sản phẩm vừa có tác dụng hỗ trợ phục hồi tổn thương ở niêm mạc đại tràng, vừa hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài của bệnh nhân, hạn chế được tình trạng tái phát. Tuy nhiên, có một lưu ý cho các bệnh nhân viêm đại tràng là cần kiên trì sử dụng vì niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương lâu ngày nên để hồi phục không thể ngày 1, ngày 2 mà cần phải một quá trình tính bằng tháng, tốt nhất là từ 3-6 tháng. Khi niêm mạc đại tràng được phục hồi triệu chứng sẽ giảm, và hạn chế tối đa tình trạng tái phát. Cách sử dụng sản phẩm kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại Điển hình trong những giải pháp kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại cho bệnh Viêm đại tràng phải kể đến Tràng Phục Linh PLUS. Với 6 thành phần Hoàng bá, Bạch truật, Bạch thược, Bạch phục linh, 5-HTP và Immunegamma, Tràng Phục Linh PLUS đã được Đại học Đại học Y Hà Nội nghiên cứu và đánh giá là hướng đi mới giúp khắc phục hiệu quả Viêm đại tràng cấp và mạn tính. Điểm vượt trội của những sản phẩm kết hợp tinh hoa của hai nền Y học như Tràng Phục Linh PLUS là nó giúp hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, đồng thời phát huy được hiệu quả của những thảo dược mà cha ông ta ngàn đời nay vẫn sử dụng. Tràng Phục Linh PLUS hiệu quả với những trường hợp: Người mắc các bệnh Viêm đại  tràng cấp và mạn tính, Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Người  có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện Để khẳng định chất lượng sản phẩm, Tràng Phục Linh PLUS cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không hiệu quả sau khi sử dụng.   Duy Nhất Trong Tháng 10: Mua 01 Lọ Tặng 01 Túi Nấm Linh Chi Cao Cấp Kể từ ngày 01/10 - 31/10/2022, khi Mua 1 lọ Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS 80 viên và tích điểm thành công, khách hàng sẽ được tặng ngay 1 túi Nấm Linh Chi cao cấp.  Chương trình áp dụng cho tất cả các khách hàng đặt mua Online miễn phí vận chuyển qua tổng đài miễn cước 1800.1506 hoặc mua trực tiếp tại các hiệu thuốc trên Toàn quốc.   Cách mua Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS Cách 1: Đặt mua Online, miễn phí ship gọi điện tới số hotline miễn cước 1800.1506 để được hỗ trợ đặt hàng.  Cách 2: Mua tại các hiệu thuốc trên Toàn quốc. Để biết địa chỉ nhà thuốc gần bạn nhất, vui lòng xem TẠI ĐÂY Lưu ý: Mỗi khách hàng chỉ được tặng 1 phần quà duy nhất trong thời gian chương trình diễn ra. >> Đăng ký đặt hàng và nhận quà tri ân TẠI ĐÂY  Hoặc gọi điện thoại tới số hotline ( miễn cước) 1800.1506 để được hỗ trợ tạo đơn hàng. Văn Chiến - Số 3, ngõ 2 Thọ Tháp, Cầu Giấy, Hà Nội Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh 

Tiêu chảy cấp kéo dài bao lâu thì khỏi?

Tiêu chảy cấp có thể gây ra tình trạng mất nước và chất điện giải, đồng thời gây rối loạn hấp thu, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Nếu bạn đang thắc mắc với câu hỏi “Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?”, hãy cùng xem giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây để nhé. Mục lụcBiểu hiện tiêu chảy cấpTiêu chảy cấp do salmonelaTiêu chảy cấp do tụ cầuTiêu chảy do RotavirusTiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?Cách xử trí khi gặp tiêu chảy cấpDung dịch bù nước và điện giảiThuốc làm giảm nhu động ruộtThuốc kháng tiết ở ruột nonThuốc dẫn xuất từ nấm men và vi khuẩnCác chất hấp phụPhòng bệnh tiêu chảy cấp như thế nào cho đúng?1. Vệ sinh cá nhân, môi trường2. Thực hiện an toàn thực phẩm3. Sử dụng nguồn nước sạch4. Khi có người bị tiêu chảy cấp Biểu hiện tiêu chảy cấp Tiêu chảy cấp là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra chủ yếu là do sự ảnh hưởng của các loại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng xâm nhập vào đường ruột. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy cấp gồm có: Do phản ứng phụ với thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh; Dị ứng với thực phẩm, không dung nạp một sốt loại thực phẩm (chẳng hạn như fructose hoặc lactose); Do đi du lịch, chuyển địa điểm sinh sống tới các vùng dân cư khác; Phẫu thuật dạ dày. Tiêu chảy cấp thường có các biểu hiện chung như là: Số lần đi tiêu > 3 lần/ ngày, thậm chí có thể tới chục lần/ ngày; Phân nát không thành khuôn cho tới phân lỏng; Phân có thể sủi bọt hay dính nhầy Người bệnh có thể bị sốt, nôn mửa, đau bụng và một số biểu hiện toàn thân khác tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh. Tiêu chảy cấp do salmonela Salmonela là loại trực khuẩn gram âm, có lông, có sức đề kháng tốt ở ngoại cảnh; trong đất sống được vài tháng; trong nước và phân sống được vài tuần; trong thực phẩm đông lạnh được 2 – 3 tháng và sống cả ở những thực phẩm có nồng độ muối cao; ở 100 độ C phải hơn 5 phút mới diệt được. Chúng là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp ở người. Salmonela thường sống trong các thực phẩm như thịt, trứng, sữa và phát triển mà không làm thay đổi màu sắc, mùi vị của thực phẩm. Mọi lứa tuổi đều có thể bị tiêu chảy với loại vi khuẩn này, với các biểu hiện như: Đau bụng dữ dội vùng thượng vị và quanh rốn, đôi khi đau lan tỏa khắp bụng; Buồn nôn và nôn nhiều lần; Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân thối, nhiều nước, không mót rặn, trong phân có thể có lẫn thức ăn chưa tiêu; Kèm theo có sốt cao 38 – 40 độ, có rét run; Nhức đầu mệt mỏi; Khát nước, môi khô, mắt trũng, đái ít… Nếu không điều trị bệnh kịp thời có thể dẫn tới thiểu niệu, vô niệu và có thể gây tử vong do rối loạn nước và chất điện giải. Đó là thể điển hình, còn một số thể nhiễm khuẩn huyết giống như thương hàn, thể khu trú nội tạng hoặc ở thể người lành mang khuẩn. Điều trị chủ yếu bổ sung nước và điện giải, hạ sốt, an thần và cân nhắc khi sử dụng kháng sinh. Tiêu chảy cấp do tụ cầu Tiêu chảy cấp do tụ cầu xảy ra do ăn phải thức ăn nhiễm ngoại độc tố của tụ cầu vàng. Nguồn bệnh là những người bị viêm họng, viêm xoang đang có ổ mủ trên da… do tụ cầu và lây chủ yếu qua đường tiêu hóa do thực phẩm bị ô nhiễm. Sau khi nhiễm từ 30phút – 6giờ, bệnh nhân có những biểu hiện như sau: Đột ngột xuất hiện đau bụng dữ dội vùng thượng vị nhiều hơn vùng rốn, đau quặn từng cơn; Buồn nôn và nôn nhiều lần trước khi đi ngoài nhiều lần trong ngày; Phân nhiều nước; Thường không có sốt hoặc sốt nhẹ; Nhức đầu, mệt mỏi, có thể rối loạn nước và điện giải dẫn đến trụy tim mạch. Bệnh thường chỉ gây tử vong ở trẻ nhỏ hoặc người già suy kiệt. Điều trị chủ yếu là bổ sung nước và điện giải, trợ tim mạch. Tiêu chảy do Rotavirus Rotavirus là tác nhân gây chủ yếu tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh từ 6 – 11 tháng tuổi. Đây là virus thuộc họ Reoviridae, hình cầu, có 7 tuýp huyết thanh đã được xác định đánh dấu từ A đến G, nhưng chỉ có nhóm A, B, C gây tiêu chảy cấp ở người; trong đó nhóm A là phổ biến nhất, có mặt khắp thế giới, là tác nhân chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ em Rotavirus có thể tồn tại ở khắp nơi quanh môi trường sống, từ bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi cho tới các vật dụng trong gia đình. Con đường lây truyền chủ yếu là qua tiếp xúc với phân của người bệnh, tiếp xúc tay với vật thể nhiễm virus. Tiêu chảy do Rotavirus có thể gây ra các triệu chứng như là: Người bệnh có biểu hiện nôn mửa và tiêu chảy sau 1 – 2 ngày nhiễm virus. Hiện tượng nôn ói thường xảy ra trước tiêu chảy khoảng 6 – 12h, có thể kéo dài trong 2 – 3 ngày. Đại tiện ra phân lỏng toàn nước, phân có thể lẫn đờm nhớt, có màu xanh nhưng không thấy máu (đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt với tiêu chảy do vi khuẩn). Tiêu chảy ngày càng nhiều trong những ngày đầu, sau đó giảm dần, kéo dài từ 3 – 9 ngày. Người bệnh có thể bị sốt vừa kèm theo đau bụng, ho, chảy nước mũi và mất nước. Tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi? Diễn biến của tiêu chảy cấp ở mỗi người là khác nhau, trường hợp bình thường thì diễn biến bệnh trong vòng vài ngày. Đôi khi, nó có thể kéo dài tới 2 tuần (nhất là trong trường hợp nhiễm Rotavirus). Tiêu chảy cấp có tính ngắn hạn, bệnh thường nhẹ và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần khi chú ý chăm sóc tại nhà, cho người bệnh ăn uống thức ăn dễ tiêu hóa, ít béo. Nếu người bệnh nôn nhiều, sốt cao và đau bụng thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bạn vẫn bị tiêu chảy sau 4 tuần, thì có thể bạn đã bị tiêu chảy mãn tính. Nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng, bạn nên đi khám để kiểm tra nguyên nhân và điều trị kịp thời, để phòng ngừa các rủi ro nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Đọc thêm: Tiêu chảy nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không? Cách xử trí khi gặp tiêu chảy cấp Thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng bệnh này chủ yếu là các thuốc chữa triệu chứng bù nước và chất điện giải, giảm sự co thắt ở ruột, chữa sự rối loạn tiết dịch do đó làm giảm tình trạng đau bụng và giảm số lần đi tiêu. Dung dịch bù nước và điện giải Đây là biện pháp để chống lại sự mất nước và chất điện giải từ đó tránh cho người bệnh tình trạng rối loạn do mất nước và điện giải gây ra. Dung dịch thường dùng là Oresol (1 gói chứa 20gam glucose khan, 3,5 gam natriclorit; 2,9 gam natricitrat và 1,5 gam kaliclorit). Pha theo hướng dẫn trên bao bì. Thuốc làm giảm nhu động ruột Có tác dụng giảm sự co bóp của ruột nên nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn từ đó làm tăng sự hấp thu nước và chất điện giải trong lòng ruột, tăng độ đặc của phân Lưu ý, không dùng thuốc trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, chỉ dùng trong các trường hợp như tiêu chảy do chế độ ăn, do dị ứng…. Thuốc kháng tiết ở ruột non Tác dụng của loại thuốc này ức chế men encephalinase (là men phụ trách thoái hóa encephalin nội sinh ở não và ruột) làm ức chế tiết ở ruột do độc tố của vi khuẩn tả hoặc do viêm mà không làm giảm dịch tiết cơ bản khác. Thuốc hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa, đạt đỉnh điểm sau khi uống 1h, thời gian tác dụng khoảng 8h. Thuốc đôi khi gây buồn ngủ, cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc dẫn xuất từ nấm men và vi khuẩn Cung cấp các enzyme, các acid amin, và các vitamin nhóm B, nó ức chế sự phát triển của Candida albica và một số vi khuẩn khác (đặc biệt là các vi khuẩn xuất hiện khi dùng kháng sinh). Lưu ý, với đa số các thuốc này không nên dùng chung với kháng sinh đường uống nhất là các kháng sinh phổ rộng. Các chất hấp phụ Là những silicat thiên nhiên hoặc nhựa polyacryl thán nước. Chúng có khả năng hút nước rất nhiều làm tăng độ đặc của phân. Thuốc không được hấp thu vào máu và được đào thải theo phân mang theo các chất mà chúng đã hấp phụ, do đó không dùng chung với nhóm làm giảm nhu động ruột. Ngoài ra cần chú ý dùng các thuốc khác cách xa thuốc này khoảng 2 tiếng. Lưu ý khi điều trị: Việc điều trị chứng tiêu chảy có rất nhiều loại thuốc và nhiều chú ý kèm theo. Nhưng trước khi tính đến việc dùng thuốc bao giờ cũng phải nghĩ tới việc bù nước và chất điện giải đặc biệt là đối với trẻ em. Cần đến khám ở các cơ sở y tế khi đã dùng thuốc mà các triệu chứng không cải thiện hoặc tiêu chảy có kèm theo sốt, nôn, người bệnh có tình trạng mất nước mắt trũng, môi khô, ít nước tiểu, lú lẫn, lơ mơ… Đồng thời vẫn phải ăn uống như bình thường, ăn những món ăn dễ tiêu và tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Thực phẩm chức năng Tràng Phục Linh PLUS  Tràng Phục Linh PLUS Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích, Viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá Phòng bệnh tiêu chảy cấp như thế nào cho đúng? Hiện tượng tiêu chảy cấp  là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều vùng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vì vậy, cần hết sức quan tâm đến việc tuyên truyền giáo dục để phòng bệnh tiêu chảy cấp. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, mọi người thực hiện những khuyến cáo sau: 1. Vệ sinh cá nhân, môi trường Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Có nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Nếu gia đình có thành viên bị tiêu chảy cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi tiêu. Không nên tập trung ăn uống đông người như cưới, đám giỗ… Hạn chế người ra vào trong vùng có dịch 2. Thực hiện an toàn thực phẩm Thực hiện ăn chín, uống sôi Không ăn rau sống và uống nước lã Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua. 3. Sử dụng nguồn nước sạch Nguồn nước sử dụng để ăn uống cần được sạch sẽ Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloramin B. Không đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng. 4. Khi có người bị tiêu chảy cấp Khi có thành viên trong gia đình bị tiêu chảy cấp cần phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời. Tham khảo từ: https://www.uptodate.com/contents/acute-diarrhea-in-adults-beyond-the-basics https://www.uptodate.com/contents/chronic-diarrhea-in-adults-beyond-the-basics

Bí quyết đẩy lùi hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng đường ruột. Đây là bệnh chiếm tỷ lệ lớn trong các bệnh lý về tiêu hóa. Bệnh tái đi tái lại nhiều trong khi điều trị bệnh còn nhiều hạn chế. Chế độ ăn uống và sinh hoạt có tác động lớn đến bệnh. Chế độ ăn uống và sinh hoạt có tác động lớn đến bệnh *Chế độ ăn uống: Ăn uống không hợp lý làm tăng nặng triệu chứng bệnh, vì vậy mỗi người bệnh nên có một cuốn sổ nhỏ ghi lại những thực phẩm không phù hợp để tránh. Nên kiêng: rượu, thuốc lá, cà phê, chè. Hạn chế các thực phẩm nguy cơ mất vệ sinh như: đồ ăn bảo quản nhiều ngày, đồ tanh, sống, tái. Nếu bị chướng bụng, sình hơi thì nên hạn chế thực phẩm dễ sinh hơi như: rau Cải, Bắp Cải, khoai, ếắn, dưa chuột, Hành tây; thực phẩm ngọt như bánh kẹo ngọt, hoa quả ngọt như Xoài, Mít, Nhãn, Vải, Nho…và các đồ uống có ga, cồn. Khi bị tiêu chảy hạn chế dầu mỡ. Khi bị táo bón cần ăn đủ lượng rau xơ cho mỗi bữa cơm, uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Trong hội chứng ruột kích thích, do ruột bị giảm khả năng chịu áp lực nên người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn 3 bữa trong ngày, không nên ăn no trong một bữa. * Hạn chế căng thẳng, stress: Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng, do bệnh có cùng biểu hiện như: hay đau bụng đi ngoài, trướng bụng, khó tiêu, dễ đi ngoài khi ăn đồ lạ… Tuy nhiên, hội chứng ruột kích thích do đường ruột rất nhạy cảm nên rất dễ bị kích thích làm co thắt khi có căng thẳng thần kinh, lo lắng hoặc mất ngủ. Vì vậy, người bệnh cần ngủ đúng giờ, hạn chế lo lắng căng thẳng. *Vận động hợp lý: Xoa bụng là cách luyện thói quen đại tiện đúng giờ, đều đặn rất tốt cho người bệnh. Theo đó người bệnh nên nằm ngửa, co hai chân lên và xoa bụng buổi sáng trước khi ngủ dậy theo chiều kim đồng hồ liên tục khoảng 200 – 300 vòng quanh rốn. Ngoài ra, tùy theo sức khỏe, độ tuổi của mình, người bệnh nên duy trì thể dục thể thao thường xuyên: đi bộ, yoga, khí công…là cách tốt nhất để hạn chế tái phát bệnh. Đi bộ rất tốt cho rèn luyện sức khỏe * Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị phù hợp: Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy: Để điều trị Hội chứng ruột kích thích hiệu quả thì cần phải giảm kích thích thần kinh đại tràng ( đây là một trong các tác nhân chính gây co thắt đại tràng) sẽ giúp cho bệnh dần ổn định và hạn chế tần suất tái phát bệnh. Hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS – sản phẩm đầu tiên dành riêng cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích và đại tràng co thắt. Sản phẩm không chỉ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như đau bụng đi ngoài, trướng bụng, sôi bụng mà còn chứa 5-hydroxytriptophan (5-HTP), một chất được chiết xuất từ thảo dược có tác dụng giảm kích thích thần kinh đại tràng, từ đó giảm các cảm giác tress kích thích gây co thắt. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, chỉ tình trạng rối loạn chức năng ruột già không có tổn thương thực thể. Hội chứng ruột kích thích gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và dai dẳng ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Vậy hội chứng ruột kích thích có thể chữa khỏi được không? Cần điều trị như thế nào để ngăn ngừa triệu chứng quay trở lại? Băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này. Mục lục1. Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích1.1. Phân loại hội chứng ruột kích thích1.2. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích2. Triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột kích thích2.1. Các triệu chứng về tiêu hoá2.2. Các biểu hiện ở ngoài cơ quan tiêu hoá3. Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?4. Sai lầm thường gặp khi điều trị hội chứng ruột kích thích4.1. Chỉ chú trọng chữa triệu chứng của bệnh4.2. Căng thẳng, lo lắng khiến bệnh càng trở nặng4.3. Không kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh4.4. Thiếu kiên trì trong điều trị5. Lời khuyên của bác sĩ dành cho người mắc hội chứng ruột kích thích5.1. Duy trì thực đơn lành mạnh5.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý5.3. Chế độ tập luyện khoa học5.4. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác6. Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp hàng đầu cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng của ruột già (đại tràng). Có thể hiểu như sau: các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy, song khi nội soi đại tràng không hề nhận thấy bất kỳ một tổn thương nào tại đây, niêm mạc ruột hoàn toàn trơn láng bình thường. HCRKT là một tình trạng mãn tính mà bạn cần phải kiểm soát dài hạn. Tuy nhiên, khác với viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích không làm thay đổi mô ruột hoặc làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Phân loại hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm chính là: IBS-D Nhóm hay bị tiêu chảy IBS-C Nhóm hay bị táo bón IBS-M Nhóm vừa hay tiêu chảy hay vừa táo bón IBS-U Không tiêu chảy hay không táo bón. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích Cho đến nay, các nghiên cứu y khoa vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ruột kích thích. Song, có một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến căn bệnh này, bao gồm: Sự nhạy cảm bất thường của ống tiêu hóa Rối loạn nhu động ruột Sự nhạy cảm bất thường của hệ thống thần kinh ruột Ngoài ra những người hay lo nghĩ, thường bị stress, trầm cảm, mệt mỏi… dễ mắc bệnh hơn Tỷ lệ nữ mắc bệnh cao gấp 4 lần nam và thường gặp ở lứa tuổi thanh niên. Triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý mạn tính, triệu chứng thường lặp đi lặp lại và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như stress, chế độ ăn uống và những yếu tố môi trường. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh: Các triệu chứng về tiêu hoá Đau bụng: Đau và khó chịu ở bụng, thường thấy nhất là ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc theo khung đại tràng, có thể sờ thấy cục cứng nổi lên tại vị trí đau. Độ dài của mỗi cơn đau là khác nhau, thường giảm đi sau khi đại tiện. Đầy hơi, trướng bụng: Thường trầm trọng hơn sau khi ăn, chỉ khi trung tiện hoặc đại tiện xong mới thấy đỡ hơn. Thay đổi tính chất phân: Người bệnh có thể biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc táo bón hoặc tiêu chảy xen lẫn với từng đợt táo bón. Đôi khi phân trở nên nhỏ, đôi khi lại kèm nước, cũng có khi có chất nhầy. Bệnh nhân có thể đau quặn bụng bắt buộc phải đi ngoài ngay, thường xuất hiện vào buổi sáng. Người bệnh có cảm giác chưa thoải mái hoặc chưa đi hết phân sau khi đại tiện. Các biểu hiện ở ngoài cơ quan tiêu hoá Đau nhức đầu, chóng mặt Mệt mỏi, mất ngủ, tâm lý thay đổi (hay lo lắng, hồi hộp, cáu gắt) Rối loạn kinh nguyệt (ở nữ) Liệt dương (ở nam) Tiểu nhiều lần trong ngày, hay tiểu đêm Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không? Chính bởi chưa thể tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, thế nên cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể áp dụng để chữa khỏi triệt để cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Người bệnh cần học cách chung sống hòa bình với căn bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào mục đích kiểm soát triệu chứng nổi trội ở từng bệnh nhân. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần cải thiện chế độ ăn uống và duy trì lối sống khoa học để áp chế bệnh. Sai lầm thường gặp khi điều trị hội chứng ruột kích thích Chỉ chú trọng chữa triệu chứng của bệnh Khi xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài phân lỏng, phân táo,…người bệnh chỉ chú trọng điều trị các triệu chứng tạm thời ví dụ như: Đau bụng nhiều thì dùng các thuốc giảm co thắt; Tiêu chảy nhiều thì dùng Loperamide, Diarsed, Lomotil… Thuốc chống táo bón Thuốc chống đầy hơi Một số thuốc an thần, chống trầm cảm cũng có thể được chỉ định. ☛ Chi tiết: Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích? Hoặc đơn giản chỉ bổ sung một số loại men tiêu hóa và men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa lúc đó cho tới khi thấy các triệu chứng giảm là thôi. Cách chữa này chỉ chữa được phần ngọn nhưng không chữa được nguyên nhân gốc rễ. Vì vậy, các triệu chứng của bệnh tái đi tái lại mà không dứt hẳn bởi nguyên nhân sâu xa là nhiều lần đau bụng đi ngoài cộng với uống thuốc đặc trị nhiều lần làm chết hết lợi khuẩn đường ruột . Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuốc chữa triệu chứng gây ảnh hưởng tới đường ruột nên chỉ cần ăn uống không cẩn thận, ăn thức ăn lạ, sống là lập tức bị đau bụng đi ngoài. Căng thẳng, lo lắng khiến bệnh càng trở nặng Người bệnh thường bị các triệu chứng của bệnh đeo bám. Họ ăn không ngon, ngủ không yên, tinh thần luôn căng thẳng, lo lắng vì sợ bản thân mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo nào đó. Hội chứng ruột kích thích có liên quan mật thiết tới yếu tố thần kinh. Chính vì thế, căng thẳng, lo lắng quá độ  khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn, tạo thành vòng luẩn quẩn mãi không khỏi. Theo nghiên cứu đã chỉ ra trong đường ruột của con người có khoảng 100 triệu tế bào thần kinh kết nối với não bộ, nên được gọi là hệ trục não – ruột. Khi não bị căng thẳng sẽ tác động xuống làm rối loạn nhu động ruột, co bóp thất thường gây nên các cơn đau dữ dội, đồng thời lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt một lượng lớn nên mỗi khi đau bụng xong là sẽ đau bụng, đi ngoài. Khi não bị căng thẳng sẽ gây tác động xấu làm rối loạn nhu động ruột, co bóp bất thường gây nên những cơn đau dữ dội, đi ngoài. Người bệnh nên có biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng như tập yoga, thiền, khí công, thể dục nhẹ nhàng giúp giảm đi những mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống, tư tưởng thoải mái hơn. Tập yoga giúp giải tỏa stress, nâng cao sức khỏe Không kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh Thói quen ăn uống, sinh hoạt đúng cách góp phần tăng tỷ lệ điều trị thành công tới 40% ở các bệnh nhân IBS. Bởi vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người mắc hội chứng ruột kích thích nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sinh hoạt khoa học. Lời khuyên cho người mắc đại tràng co thắt là: Không bỏ bữa, cố gắng ăn đúng giờ mỗi ngày, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, café, thuốc lá… Hạn chế ăn đồ tanh, đồ sống hay các thực phẩm có vị chua, cay; các đồ ăn dễ sinh hơi như khoai sắn, bánh mỳ, bánh kẹo ngọt cũng cần chú ý để tránh bị chướng bụng khó chịu. Tuy nhiên, người mắc cũng không nên kiêng khem quá mức, dẫn đến giảm sức đề kháng khiến hội chứng ruột kích thích dễ tái phát hơn. Thiếu kiên trì trong điều trị Người mắc hội chứng ruột kích thường xuyên bị những cơn đau co thắt và tình trạng rối loạn tiêu hóa hành hạ, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng. Vì thế, họ chỉ muốn mau chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu, nhưng lại ngừng thuốc ngay khi thấy tình trạng đỡ hơn. Chính sự thiếu kiên trì khi điều trị là yếu tố khiến bệnh tái phát trở lại và diễn biến phức tạp hơn. Hội chứng ruột kích thích là bệnh mãn tính, hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn nên nhiều bệnh nhân lựa chọn các giải pháp từ thảo dược an toàn, ít tác dụng phụ để có thể sử dụng lâu dài mà không ảnh hưởng đến đường ruột. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược cần có thời gian để phát huy tác dụng, tối thiểu là 15 ngày đến 1 tháng và liệu trình khuyên dùng tốt nhất là từ 3-6 tháng để ổn định tình trạng. Hãy tuân thủ các hướng dẫn đi kèm về liều dùng, cách dùng sản phẩm để phát huy tối đa tác dụng, như vậy hiệu quả mà bạn nhận được mới cao. Lời khuyên của bác sĩ dành cho người mắc hội chứng ruột kích thích Duy trì thực đơn lành mạnh Chính vì hội chứng ruột kích thích chưa có thuốc điều trị, người bệnh sống chung với bệnh, nên có phương pháp giúp cải thiện, hạn chế triệu chứng của bệnh đó là bằng cách thay đổi thực đơn hằng ngày. Nên ăn: Bệnh nhân có thể nhận biết các loại thức ăn nào thường gây tiêu chảy và đau bụng (ví dụ như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, sữa tươi…) và tự hạn chế bớt các loại thức ăn đó. Tăng cường món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt là những loại giàu kali như chuối, đu đủ… Không nên kiêng cữ quá mức vì có thể dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng. Khi bị tiêu chảy: tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Có những người chỉ xảy ra tiêu chảy sau ăn vào một giờ nhất định, do vậy, nên tránh ăn vào giờ đó. Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ. Đối với trường hợp táo bón thường xuyên, cần uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi. Tránh các thức ăn khô, nhiều gia vị. Người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh hoặc lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp với bản thân và dễ thực hiện nhất. Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ. Không nên ăn: Không nên ăn quá no vào buổi tối Không ăn thực phẩm tươi sống (rau sống, nem chạo, tiết canh, gỏi cá…) Không ăn dưa cà muối, gia vị chua, cay Tránh thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt Không nên dùng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê… Hạn chế các sản phẩm từ sữa do trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu Tránh làm việc quá sức, căng thẳng, lo âu, mất ngủ làm bệnh trầm trọng thêm. Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý Thay đổi thói quen sinh hoạt để phòng ngừa và góp phần giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh: Không thức quá khuya, ăn ngủ có giờ, đúng bữa, không để quá đói hoặc quá no. Tránh những suy nghĩ căng thẳng, tiêu cực Không làm việc quá sức, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý Thể dục thể thao thường xuyên, tập những môn thể thao hợp lý phù hợp với sức khỏe: đi bộ, đạp xe, bơi lội…. Đọc thêm: Chia sẻ bí quyết tăng cân cho người mắc hội chứng ruột kích thích Chế độ tập luyện khoa học Vận động Thể dục thể thao đều đặn, đúng cách, đúng khoa học giúp tăng cường hệ tiêu hóa, lưu thông khí huyết, kích thích nhu động ruột và giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, phương pháp tập luyện thể dục thể thao được các bác sĩ khuyến khích trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều hội chứng ruột kích thích. Một số môn thể thao phù hợp cho người mắc hội chứng ruột kích thích như: Đi bộ Yoga Bơi lội Đạp xe Những môn này nên tập luyện phù hợp với sức khỏe cũng như tình trạng bệnh của từng người. Massage Mát-xa bụng là phương pháp đơn giản nhưng có tác dụng tốt trong việc giảm cơn đau do hội chứng ruột kích thích gây ra. Thực hiện đúng kỹ thuật giúp điều hòa nhu động ruột, từ đó cải thiện triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, táo bón hiệu quả. Cách thực hiện: Dùng 3 đầu ngón tay ấn và xoa đều quanh rốn rồi lan dần ra xung quanh theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện nhẹ nhàng khoảng 2 – 3 phút sẽ thấy cơn co thắt giảm đáng kể. Hoặc Sáng khi ngủ dậy, người bệnh nằm ngửa trên giường, Chống 2 chân Dùng tay trái hoặc tay phải xoa quanh ổ bụng rồi dọc theo khung đại tràng. Thực hiện liên tục khoảng 200 vòng. Cách này giúp cho việc đào thải khí thừa ra ngoài hiệu quả hơn. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác Một số liệu pháp giúp giảm triệu chứng của bệnh được áp dụng như: Châm cứu: Một số người dùng châm cứu giúp thư giãn co thắt và cải thiện chức năng của ruột Thôi miên. Thôi miên có thể làm giảm đau bụng và đầy hơi. Thường xuyên tập thể dục, yoga, xoa bóp hoặc thiền. Những bài tập có thể có những cách hiệu quả để làm giảm căng thẳng. Có thể học yoga và thiền định hoặc thực hành ở nhà bằng cách sử dụng sách hoặc video. Bạn có thể tham khảo sử dụng bài thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích bằng Đông Y để điều trị và giúp giảm những triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích. Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp hàng đầu cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, giúp ổn định thần kinh đại tràng nhờ 5-HTP trong thành phần, tăng cường chức năng tiêu hóa, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng của bệnh. Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa 4 thành phần thảo dược tự nhiên, cùng 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả bởi Đại học Y Hà Nội, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ. Tràng Phục Linh Plus giúp: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng. Giảm đau bụng quặn thắt. Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...