Đa số người bệnh bị u đại tràng đều lành tính và không gây ảnh hưởng tới tính mạng. Tuy nhiên không được quá chủ quan bởi theo thời gian, một tỷ lệ nhỏ khối u vẫn có thể tiến triển thành ác tính. Cách tốt nhất là phát hiện sớm và loại bỏ chúng trước khi chúng phát triển thành ung thư. Vậy khối u tại đại tràng có điều trị dứt điểm được không hay lực bất tòng tâm. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết thêm về những nguyên nhân và triệu chứng để khắc phục sớm nhé. Tìm hiểu về bệnh lý u đại tràng U đại tràng là gì? U đại tràng bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh ở niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng thay đổi và phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành một khối gọi là khối u. Một khối u có thể là ác tính hoặc lành tính. Khối u ác tính sẽ phát triển và lan sang các bộ phận khác của cơ thể, trong khi đó u lành tính có thể phát triển nhưng sẽ không lan rộng. U đại tràng hầu hết đều là lành tính Cụ thể, thành đại tràng được tạo thành từ các lớp màng nhầy, mô và cơ. U ở đại tràng bắt đầu xuất hiện ở niêm mạc, lớp lót trong cùng của đại tràng. Nó được bao gồm bởi các tế bào tiết ra chất nhầy cùng với nhiều loại chất lỏng khác. Nếu những tế bào này biến đổi chúng sẽ tạo ra polyp đại tràng. Phần lớn polyp đại tràng là lành tính và không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, theo thời gian vẫn có thể trở thành ung thư và sẽ di chuyển qua lớp mô, cơ, lớp ngoài của đại tràng rồi lan sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua các hạch bạch huyết hoặc mạch máu. Việc tìm và loại bỏ các polyp tiền ung thư có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Triệu chứng của u đại tràng Thông thường khối u tại đại tràng sẽ không có triệu chứng điển hình mà sẽ giống một số biểu hiện của bệnh trĩ và hội chứng ruột kích thích. Do đó đôi khi người bệnh có thể không chắc chắn những thay đổi trong cơ thể mới đây có phải là dấu hiệu của u tại đại tràng hay là không. Nhưng đừng quá lo lắng, dưới đây là một số biểu hiện cần chú ý đối với u lành tính và ác tính. U lành tính Khối u lành tính ở đại tràng thường có nhiều dạng khác nhau, khiến người bệnh gặp phải một số tình trạng như đại tiện ra máu, rối loạn tiêu hóa,...Trong đó những triệu chứng cụ thể ở tình dạng bao gồm: Polyp đại tràng: Xuất hiện với số lượng là một hoặc nhiều ở đại tràng, tập trung tại một đoạn hoặc nằm rải rác xung quanh và thường gặp nhiều ở vị trí cuối ống tiêu hóa. Những triệu chứng của polyp còn phải phụ thuộc vào số lượng, kích thước và vị trí của chúng. Hầu hết các trường hợp có polyp đại tràng sẽ không có triệu chứng lâm sàng, nếu có thì sẽ thường là rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu,... U mỡ: Vị trí của u mỡ thường ở lớp dưới niêm mạc cùng với đó là kích thước sẽ khác nhau trong từng trường hợp. Người bị u mỡ thường sẽ bị các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón,... U cơ: Tình trạng này có thể gây loét chảy máu và lồng ruột, đồng thời nếu không phát hiện sớm và điều trị có thể phát triển thành ung thư. U xơ: U xơ rất ít khi gặp phải và thường bắt đầu với biểu hiện lồng ruột, lâu ngày có thể tiến triển dẫn tới loét niêm mạc và có thể gây ung thư. U mạch máu: Triệu chứng thường gặp của u mạch máu là tình trạng chảy máu diễn ra thường xuyên hoặc từng đợt. Không ít người bệnh khi đi đại tiện phải đối diện với hiện tượng chảy máu dữ dội. Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến khi bị u đại trạng U ác tính Đối với trường hợp u ác tính giai đoạn đầu người bệnh có thể không gặp các triệu chứng nào. Tuy nhiên đi bước vào các giai đoạn sau, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện sau: Phân đi kèm máu: Xuất hiện máu trong bồn cầu sau khi đi đại tiện hoặc phân có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi. Điều quan trọng cần nhớ là máu trong phân không có nghĩa là bị ung thư ruột kết mà những bệnh như trĩ, rách hậu môn hoặc ăn củ cải cũng có thể làm thay đổi phân. Do đó tốt nhất là nên đi bệnh viện kiểm tra khi thấy có máu trong phân. Đau bụng: Người bệnh có thể đau bụng không rõ nguyên nhân, đau ngày càng nhiều và không có biểu hiện giảm. Chướng bụng: Người bệnh có thể bị bụng chướng kéo dài hơn một tuần và trở nên tồi tệ hơn khi kèm các triệu chứng khác như nôn mửa hoặc có máu trong phân. Giảm cân bất thường: Đây là sự sụt giảm trọng lượng cơ thể bất thường khi không có ý định giảm cân. Nôn mửa: Người bệnh bị nôn không rõ lý do trong 24 giờ. Mệt mỏi và cảm thấy khó thở: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi, xanh xao suy nhược,... Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây u đại tràng Hiện nay, các nhà nghiên cứu y tế vẫn chưa xác định được nguyên nhân tại sao một người lại phát triển polyp đại tràng trong cơ thể và có thể thành khối u ác định. Tuy nhiên họ đã phát hiện ra một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển: Hút thuốc lá nhiều có nguy cơ cao bị u đại tràng Tuổi tác: Tình trạng này thường gặp phải ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, trong 15 năm qua, số người từ 20 đến 49 tuổi mắc bệnh đã tăng khoảng 1,5% mỗi năm. Hút thuốc: Sử dụng các sản phẩm thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử sẽ làm tăng nguy cơ phát triển khối u ác tính. Sử dụng quá nhiều rượu bia: Nhìn chung, nam giới nên hạn chế đồ uống có chứa cồn ở vì có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Bị béo phì: Ăn thực phẩm giàu chất béo, nhiều calo có thể ảnh hưởng đến cân nặng và làm tăng nguy cơ dẫn tới các bệnh lý về đại tràng. Không tập thể dục: Lười vận động sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống tiêu hóa. Bệnh viêm ruột: Những người mắc các bệnh như viêm loét đại tràng mãn tính và viêm đại tràng Crohn sẽ gây viêm niêm mạc đại tràng và có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh. Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư ruột kết và các loại ung thư khác: Nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư ruột kết thì các thành viên còn lại có nguy cơ cao cũng mắc bệnh. Phân loại khối u đại tràng Khối u được xem là một dạng polyp đại tràng phát triển trên lớp lót của niêm mạc đại tràng và có phân chia ra ba loại: Adenomatous: Khoảng hai phần ba khối u đều thuộc loại này. Khối u thường xuất hiện ở trực tràng và đại tràng. Thông thường khối u có kích thước lớn hơn 1cm có khả năng tiến triển thành ung thư, do đó cần phát hiện sớm và loại bỏ. Hyperplastic: Hầu hết các khối u có kích thước nhỏ hơn 5mm, rất hiếm khi ác tính. Dạng viêm: Những bướu thịt xuất hiện ở những người bệnh bị viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn. Mặc dù nó là khối u không gây ảnh hưởng tới tính mang nhưng khi bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn có thể làm tăng nguy cơ ung thư tại đại tràng. Xét nghiệm và chẩn đoán Tất cả bệnh ung thư đều phát triển từ khối u, quá trình phát triển khối u thường chậm và được tính theo năm. Việc sàng lọc và phát hiện là cực kỳ quan trọng để phát hiện kịp thời các khối u trước khi chúng trở thành ung thư. Việc làm này giúp tìm ung thư tại đại tràng ở trong giai đoạn sớm và điều trị dễ hơn. Nội soi đại tràng là phương pháp được sử dụng nhiều Nội soi đại tràng: Đây là phương pháp phổ biến và chính xác giúp chẩn đoán sự xuất hiện và vị trí của khối u, từ đó hoàn toàn có thể cắt bỏ khi nội soi. Chụp X - Quang: Dùng để làm phép chẩn đoán và đánh giá toàn bộ đại tràng Xét nghiệm DNA trong phân: Xét nghiệm này chủ yếu được làm để phát hiện người bị có nguy cơ bị ung thư ở đại tràng cao. Thử nghiệm di truyền: Phương pháp này được chỉ định đối với những đối tượng có lịch sử gia đình bị mắc ung thư tại đại tràng. Chụp CT: Đây là phương pháp vừa ít xâm lấn, an toàn mà lại thoải máu, không cần sử dụng các yếu tố nhằm giảm đau. Phương pháp điều trị u đại tràng Tùy vào số lượng, vị trí và kích thước của khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau sao cho phù hợp với từng người bệnh Phương pháp phẫu thuật U đại tràng vào giai đoạn đầu Lúc này các khối u còn nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật sau: Cắt bỏ khối u trong quá trình nội soi: Đối với khối u còn nhỏ, nằm khu trú trong một polyp và ở giai đoạn đầu có thể loại bỏ chúng hoàn toàn trong quá trình nội soi. Nội soi cắt bỏ niêm mạc: Các polyp lớn cùng một phần niêm mạch bên trong đại tràng có thể được loại bỏ trong quá trình nội soi. Phẫu thuật nội soi: Các bác sĩ sẽ dùng phương pháp phẫu thuật nội soi để cắt bỏ toàn bộ polyp Cắt bỏ khối u trong quá trình nội soi U đại tràng vào giai đoạn nặng Cắt bỏ một phần: Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần đại tràng có chứa khối u và một số mô khỏe mạnh xung quanh. Sau đó, họ sẽ nối lại các phần đại tràng khỏe mạnh với nhau. Phẫu thuật cắt bỏ kết hợp với hậu môn nhân tạo: Giống như phẫu thuật cắt bỏ đại tràng, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần đại tràng có chứa khối u. Tuy nhiên, trong phẫu thuật này, họ không thể kết nối các phần đại tràng khỏe mạnh với nhau. Thay vào đó, họ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột non. Trong phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo, ruột của người bệnh sẽ được chuyển đến một lỗ trên thành bụng để tống phân vào một cái túi khít với lỗ hậu môn. Loại bỏ hạch bạch huyết trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ khối u và tiến hành xét nghiệm ung thư. U đại tràng vào giai đoạn cuối Khi đã bước vào giai đoạn cuối, tình trạng sức khỏe của người bệnh rất kém. Lúc anyx bác sĩ có thể phẫu thuật nhằm giải phóng tắc nghẽn ở đại tràng hoặc cải thiện triệu chứng. Phương pháp phẫu thuật này không để chữa ung thư mà chỉ đang cải thiện các triệu chứng, mang lại trạng thái tinh thần tốt cho bệnh nhân. Khi ung thư đã di căn tới phổi hoặc gan, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hoặc chỉ định các phương pháp tại chỗ để loại bỏ khối u ác tính kèm giảm tái phát bệnh. Hóa trị liệu Hóa trị là việc sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn các tế bào phát triển, phân chia và tạo ra nhiều tế bào ung thư hơn. Hóa trị có thể được thực hiện sau phẫu thuật để loại bỏ bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Đối với một số người bị ung thư trực tràng, bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị và xạ trị trước khi phẫu thuật để giảm kích thước khối u trực tràng và giảm nguy cơ ung thư quay trở lại. Xạ trị Xạ trị là việc sử dụng tia X năng lượng cao và proton để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó thường được sử dụng để điều trị ung thư trực tràng vì loại khối u này có xu hướng tái phát gần nơi nó bắt đầu. Khi không thể phẫu thuật, xạ trị được sử dụng để giảm các triệu chứng đau. Liệu pháp nhắm mục tiêu Phương pháp điều trị này nhắm vào các gen, protein và mô giúp tế bào ung thư đại tràng phát triển và nhân lên. Các bác sĩ thường sử dụng một loại liệu pháp nhắm mục tiêu gọi là liệu pháp kháng thể đơn dòng. Liệu pháp này sử dụng các kháng thể do phòng thí nghiệm tạo ra để gắn vào các mục tiêu cụ thể trên tế bào ung thư hoặc các tế bào giúp tế bào ung thư phát triển. Nhằm ngăn chặn sự lan rộng và tiến triển của ung thư và hạn chế thiệt hại cho các tế bào khỏe mạnh. Phòng ngừa bệnh u đại tràng hiệu quả Để phòng tránh khối u tại đại tràng phát triển thành ung thư nên đi kiểm tra thường xuyên đặc biệt là đối tượng nằm trong nhóm có nguy cơ cao và thay đổi chế độ ăn uống lối sống. Ngừng hút thuốc: Hầu như không cần phải nói nữa, bởi hút thuốc có thể gây ra 15 bệnh ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư đại tràng. Thêm vào đó, nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề về phổi. Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Ngoại trừ hút thuốc thì thừa cân cũng có thể tăng nguy cơ gây khối u ở đại tràng . Ít nhất 13 loại u khác nhau có liên quan đến tăng cân và béo phì. Do đó hãy tăng cường sức khỏe nhiều hơn rồi từ từ giảm vài cân. Tập thể dục hằng ngày: Tập thể dục thể thao thường xuyên có khả năng làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư ruột kết và giúp nâng cao tinh thần. Hãy thử đi bộ nhanh, đạp xe hoặc làm vườn. Hạn chế uống rượu: Ngay cả một lượng rượu nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Hạn chế thịt đỏ, đặc biệt là thịt chế biến: Ăn quá nhiều thịt đỏ như bít tết, thịt bò và thịt lợn sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh. Nhận đủ canxi và vitamin D: Có bằng chứng rõ ràng cho thấy việc bổ sung đủ canxi và vitamin D có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư đại tràng. Hãy thử bổ sung 1000 đến 1200 mg canxi mỗi ngày và khoảng 1000 IU vitamin D mỗi ngày. Thông thường ung thư đều tiến triển trong âm thầm lặng lẽ mà không có dấu hiệu đặc trưng nào. Chỉ đến khi bước vào giai đoạn cuối mới vỡ lở ra, lúc này việc điều trị là cực kỳ khó khăn. Vậy nên đừng bỏ lỡ thời gian vàng để trị dứt điểm u đại tràng. Hãy tới bệnh viện tiến hành sàng lọc và phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời nhé. Nguồn tài liệu: https://www.cancer.net/cancer-types/colorectal-cancer/types-treatment https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14501-colorectal-colon-cancer
Viêm đại tràng
Đi ngoài phân sống - Triệu chứng của viêm đại tràng
Hỏi: Tôi là Nguyễn Đức Việt, hiện đang ở Việt Trì – Phú Thọ. Tôi bị đi ngoài phân sống trong thời gian dài kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, đau âm ỉ nhưng có khi lại đau quặn rồi đi nhão, phân có mùi chua. Ngoài ra bụng còn bị sôi và hay nóng bụng. Tôi đã đi khám và được chẩn đoán bị viêm đại tràng mạn tính. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp tôi, có thuốc nào có thể giảm được các triệu chứng của bệnh không? Tôi xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Bạn Việt thân mến! Để hết bệnh viêm đại tràng, điều quan trọng nhất là phải có chế độ ăn uống phù hợp, sinh hoạt hợp lý và tuân theo sự điều trị của bác sĩ. Về chế độ ăn uống: Cần tránh rượu bia, cà phê và các chất kích thích Không nên ăn gia vị chua cay, quá nóng Hạn chế ăn đồ ăn chưa nấu chín như các loại gỏi, rau sống… Giảm đồ ăn nhiều mỡ Tăng cường ăn chất xơ như rau, củ, quả… Những loại thực phẩm trên dễ gây tổn thương và kích ứng đại tràng và đường ruột làm cho triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời bổ sung các loại rau quả, củ chứa nhiều chất xơ làm êm dịu đường ruột và giúp tiêu hóa tốt hơn. Quá trình điều trị: Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với sử dụng Tràng Phục Linh từ 3 – 6 tháng, liều lương 6 viên/ngày chia 2 lần, uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 tiếng. Tràng Phục Linh có chứa hoạt chất Immune-Gamma làm lành các tổn thương viêm loét trên niêm mạc đại tràng, cân bằng hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột. Đồng thời làm giảm triệu chứng của bệnh viêm đại tràng. Khắc phục tình trạng đi ngoài phân sống, bạn nên uống thêm Neopeptin với liều 2 viên/ngày chia 2 lần, sau bữa ăn, trong vòng 1 tuần. Đồng thời nên mát xa bụng từ phải qua trái theo chiều từ trên xuống, theo đường đi của đại tràng để chúng hoạt động trơn tru hơn. Nên tham gia vận động thể dục thể thao mỗi ngày như đi bộ, yoga, tránh hiện tượng ngồi lâu đứng lâu để tiêu hóa được tốt hơn. Chúc bạn sớm khỏi bệnh! – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY
Đi ngoài phân lỏng có phải bị viêm đại tràng?
Hỏi: Chào bác sĩ. Tôi là Mai Đức Thọ, năm nay 32 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường xuyên bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng, đặc biệt là sau khi uống xong bia rượu. Xin hỏi bác sĩ, liệu đó có phải là biểu hiện tôi bị viêm đại tràng không? Hay là do nguyên nhân khác? Mong bác sĩ tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trả lời Bạn Thọ thân mến! Thực ra, đi ngoài phân lỏng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này có thể là tiêu chảy cấp tính nếu mà bệnh kéo dài trong thời gian từ 2 – 3 tuần. Thời gian lâu hơn thì bạn bị tiêu chảy mạn tính. Nhưng để đoán chính xác được bệnh trong thư gửi tới bạn không nêu rõ tình trạng hiện tại của mình: Thời gian bị bệnh kéo dài bao lâu? Đi ngoài phân lỏng mấy lần trong ngày? Phân có tính chất, màu sắc thế nào? Có hiện tượng giảm cân hay không? Có thêm triệu chứng nào đi kèm không? Nếu bạn thường xuyên bị đi ngoài phân lỏng sau khi uống rượu thì có thể bệnh đã xuất hiện khá lâu. Bệnh đã ở dạng mạn tính, có nhiều nguyên nhân gây ra có thể tóm thành 2 nguyên nhân chính dưới đây: Thứ nhất: Không xuất hiện các thương tổn tại ruột và hội chứng ruột kích thích (IBS) Nếu bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh có thể đại tiện phân lỏng, không có máu, có thể có nhày. Đau bụng, đi ngoài cảm giác chưa hết phân, cân nặng cơ thể không bị ảnh hưởng và khi xét nghiệm phân và nội soi thấy hoàn toàn bình thường. Thứ hai: Nguyên nhân do thương tổn thực sự như bị viêm đại tràng do amip và ký sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn… Trong đó bệnh viêm đại tràng mạn gây viêm đại tràng, thường hay gặp ở nước ta. Đặc điểm của bệnh là xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn hoặc các kí sinh trùng ở ruột. Bệnh tiến triển và có từng đợt tiến triển khác nhau. Những biểu hiện chính của viêm đại tràng mạn: Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi ngoài phân lúc táo lúc lỏng. Phân có đặc điểm nát, không thành khuôn, đi từ 2 – 6 ngày. Sau khi đi ngoài có cảm giác mót rặn. Chướng bụng: Bụng có cảm giác căng tức và khó chịu Ðau bụng: Ðau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc đau dọc khung đại tràng. Ðau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Đau giảm sau khi trung tiện hoặc đại tiện. Toàn thân ít thay đổi: Nếu có thay đổi chỉ gặp ở người luôn lo lắng về bệnh tật của mình hoặc ăn uống quá kiêng khem. Những triệu chứng mà bạn nêu trêu chưa đủ để chẩn đoán chính xác được bạn có bị viêm đại tràng hay không. Do đó, để tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng bạn nên đến khám bệnh tại các chuyên khoa về tiêu hóa để được khám và xét nghiệm kịp thời. Nếu bị viêm đại tràng, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp giúp bạn. Tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng là biện pháp điều trị tối ưu của bạn. Xem để biết kĩ hơn: Những triệu chứng bệnh viêm đại tràng thường gặp. Nếu không phải viêm đại tràng, có thể bạn bị rối loạn tiêu hóa kéo dài. Khi đó, các bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị dứt điểm chứng bệnh này cho bạn. Chúc bạn luôn khoẻ mạnh! Lời khuyên dành cho bạn: Để khắc phục tình trạng hiện nay, bạn nên đi khám xem có tổn thương đại tràng không để có biện pháp điều trị phù hợp. Kết hợp với đó, bạn nên sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính. Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Xử trí khi bị đau bụng
Đau bụng ở mỗi vị trí có tính chất đau khác nhau. Những cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Khi gặp triệu chứng này cần có biện pháp xử trí kịp thời vì đôi khi đó là báo hiệu của những bệnh nguy hiểm. Phân loại vị trí đau bụng Đau thượng vị Đau bụng ở vị trí này thường là đau do hội chứng dạ dày, có thể là viêm loét dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng. Cũng có thể là triệu chứng của viêm tụy cấp, mạn tính. Vị trí đau lệch sang phải là vùng gan, đường dẫn mật và túi mật. Đau dịch xuống phía dưới là đau ở thận hoặc niệu quản. Nếu đau thượng vị lệch sang phải là vùng gan, đường dẫn mật và túi mật. Nếu vị trí đau dịch xuống có thể là vị trí của thận, niệu quản. Đau thượng vị lệch phải còn có thể là trường hợp giun chui ống mật, người bệnh đau dữ dội và thường phải nằm úp chổng mông lên thì mới đỡ hơn. Đau thượng vị lệch sang trái có thể là lá lách, cũng là vị trí của thận và niệu quản trái, đau vị trí bên trái nếu có chấn thương (tai nạn chẳng hạn) cần lưu ý đến lách bị tổn thương (sưng lách, dập lách…). Để chẩn đoán chính xác hơn cần phải có kết quả xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang. Đó là kết quả cận lâm sàng giúp chẩn đoán tốt hơn. Đau hạ vị Trường hợp đáng quan tâm nhất khi bị đau hạ vị là viêm ruột thừa. Cơn đau âm ỉ hoặc kéo thành từng cơn kèm theo sốt nhẹ, buồn nôn… Đau bụng dưới do viêm đại tràng cũng thường gặp, đặc biệt là viêm đại tràng mạn tính căn nguyên do ký sinh trùng amip. Viêm bàng quang cấp tính nhiều khi cũng gây đau bụng dưới kèm theo đái buốt, đái rắt, đái máu mà hay gặp nhất là nữ giới. Các trường hợp gây đau bụng dưới thường gặp ở nữ giới thường là viêm tử cung, buồng trứng, vòi trứng… Để chẩn đoán chính xác bệnh cần có sự hỗ trợ cận lâm sàng và trang thiết bị y tế hiện đại. Ngoài đau bụng khu trú ở thượng vị hoặc hạ vị còn gặp trường hợp đau bụng không khu trú ở một khu vực nào, ví dụ như xoắn ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc… Xem thêm thông tin: Nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn Xử trí khi bị đau bụng Khi bị đau bụng, bạn nên chú ý những điều dưới đây: Cần đi khám ngay nếu bị đau bụng đặc biệt là đau bụng nhiều, dữ dội, liên tục, có tiền sử bệnh dạ dày, bệnh gan, mật. Khi đau hố chậu phải cần hết sức thận trọng, đôi khi chỉ đau âm ỉ nhưng lại là viêm ruột thừa, đối với nữ giới khi đau hố chậu phải ngoài việc cảnh giác với bệnh ruột thừa cũng cần lưu ý thêm rất có thể là dấu hiệu của u nang buồng trứng xoắn. Trẻ em kêu đau bụng nên thận trọng vì có thể là biểu hiện của đau ruột thừa ở trẻ, rất khó chẩn đoán néu không phải là chuyên khoa ngoại. Người mắc bệnh thuộc về ổ bụng mới bị lần đầu nên điều trị dứt điểm, triệt để và nên đi khám bệnh định kỳ để được bác sĩ tư vấn và có những lời khuyên hữu ích. Khi điều trị cần tuân theo điều trị của bác sĩ Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Dùng bưởi chữa đau bụng ăn không tiêu có hiệu quả không?
Bưởi là loại quả chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường sức khỏe và tốt cho cơ thể. Không chỉ vậy, bưởi còn được dùng như một loại thuốc giúp chữa trị chứng đau bụng, ăn không tiêu một cách khá hiệu quả. Tham khảo ngay cách dùng bưởi chữa đau bụng ăn không tiêu dưới đây nhé! Dùng bưởi chữa đau bụng ăn không tiêu có thực sự hiệu quả? Tác dụng làm thuốc của bưởi Bưởi là loại quả chứa rất nhiều vitamin C, vitamin B6, magie, kali và chất xơ. Mặc dù các loại vi chất kể trên không phải là một yếu tố dinh dưỡng khổng lồ nhưng trong quả bưởi cũng chứa hàm lượng rất cao, đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn. Dưới đây là những tác dụng làm thuốc của bưởi: Múi bưởi: Có vị ngọt, chua, tính hàn, múi bưởi dùng để giã rượu, cầm nôn nghén; Vỏ bưởi: Nhờ đặc tính vị đắng ngọt, tính ấm vỏ bưởi được dùng giảm ho long đờm, điều khí và giảm đau. Trong đó, vỏ của loại bưởi đào hay được dùng làm thuốc hơn. Bóp lấy tinh dầu để chữa rụng tóc, hói đầu. Hạt bưởi: Chữa chứng ăn uống không tiêu do có vị đắng, tính ấm Hoa bưởi: Do có mùi thơm ngát dễ chịu mà hoa bưởi thường dùng làm hương liệu giúp tiêu hóa, chướng bụng đầy hơi rất tốt. Bưởi chữa đau bụng ăn không tiêu Dùng lá bưởi trị đau bụng, đầy hơi do lạnh Bạn có thể lấy lá bưởi non luộc hay nướng sau đó đắp lên rốn. Cách này khá hiệu quả với những người đã dùng qua. Bạn có thể áp dụng nhé. Dùng vỏ bưởi và hạt bưởi trị chứng đau bụng ăn không tiêu Cách dùng bưởi chữa đau bụng ăn không tiêu Tác dụng: Dùng để làm nước uống giải nhiệt vào mùa hè, giúp tiêu hóa tốt, chống táo bón đồng thời giảm hấp thu chất béo. Ngoài ra còn khống chế sự tăng cường đường huyết cho những bệnh nhân đái tháo đường và các trường hợp chảy máu do trĩ hoặc phẫu thuật. – Dùng vỏ bưởi : bạn dùng vỏ bưởi, đem sao khô, vàng 4 -12g, sắc lấy nước uống. – Sử dụng hạt bưởi : Hạt bưởi có vị đắng, tính ấm dùng để chữa ăn không tiêu một cách hiệu quả đấy. Cách làm: Chọn những hạt bưởi to sạch và đẹp. Lấy khoảng 20 hạt dùng trong ngày. Sau đó, cho vào cốc rót ít nước sôi ngập hạt đánh đều khoảng 5 phút rồi lắng lấy nước vào 1 cốc riêng. Đổ nước lần 2, lần 3 cho đến khi hạt bưởi hết chất nhầy. Dồn nước đã góp lại để dùng. Sau 3 giờ không dùng hết thì cho vào tủ lạnh sẽ tạo thạch. Dùng để uống cho mát vào ngày hè, tiêu hóa tốt, chống táo bón, giảm hấp thu chất béo gây béo phì, khống chế tăng đường huyết cho người bị đái tháo đường, các trường hợp chảy máu (trĩ, phẫu thuật). Chữa đau bụng do lách to: Vỏ bưởi 12 g sắc với 1 bát nước, còn nửa bát. Uống liên tục một tuần. Một số bài thuốc chữa bệnh từ bưởi Ngày nay, người ta không chỉ dùng bưởi chữa đau bụng khó tiêu, mà người ta còn dùng để chữa rất nhiều bệnh khác như: Bài thuốc khác chữa bệnh từ bưởi Chữa đau dạ dày: Làm nước pectin từ hạt bưởi như đã nêu trên để uống. Đau bụng ăn không tiêu: Vỏ bưởi sao vàng 4 -12g, sắc lấy nước uống. Đau bụng do lạnh, đầy: Lá bưởi non luộc hay nướng, đắp lên rốn Trĩ: Rễ bưởi rửa sạch 20g/ngày sắc uống. Hạ nang (bìu dái) sa xuống đau tức: Bưởi non 1 quả, gọt vỏ sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống. Thấp khớp: Chùm gửi cây bưởi sao vàng sắc nước uống. Lá bưởi dùng cho nồi xông giải cảm lạnh Lưu ý khi sử dụng bưởi chữa đau bụng ăn không tiêu Dù bưởi là loại quả rất tốt cho sức khỏe, thế nhưng nếu bạn bị đau dạ dày thì cần hạn chế ăn bưởi. Bởi bưởi không tốt cho các chứng bệnh kỵ chua như đau dạ dày thừa toan, không nên ăn lúc đói vì sẽ gây cồn ruột và những bệnh về răng miệng (gây xót, mòn men răng,….) Nước ép bưởi khi dùng chung với thuốc tây có thể không tốt cho sức khỏe, bởi nó chứa furanocoumarin – một chất có thể ảnh hưởng lên quá trình hấp thụ dược phẩm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng không khuyên đánh răng ngay sau khi ăn bưởi, bởi các loại quả chua chứa nhiều axit nên dễ làm yếu men răng và gây mòn cổ răng. Xem thêm: Nguyên nhân của triệu chứng ăn không tiêu Dùng bưởi chữa đau bụng ăn không tiêu là một trong những cách hiệu quả mà mọi người có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, nếu gặp phải triệu chứng này thường xuyên thì tốt nhất đi thăm khám hoặc sử dụng thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, viêm đại tràng như Tràng Phục linh để cải thiện triệu chứng bệnh. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Chữa đau bụng tại nhà như thế nào?
Đau bụng do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể khó tiêu, đầy hơi chướng bụng hoặc triệu chứng của những bệnh lý khác. Dưới đây là một số cách khắc phục những cơn đau bụng tại nhà mà bạn nên biết. Giảm đau bụng tại nhà nhờ trà Trà có nguồn gốc từ các loại thảo mộc có tác dụng giúp bạn giảm những cơn đau bụng một cách nhanh chóng mà chưa vội đến gặp bác sĩ. Một số loại trà dưới đây có thể giúp bạn làm dịu đi những cơn đau bụng: Trà hoa cúc Trà bạc hà cay Trà quế Trà cây thì là Khắc phục đau bụng nhờ hỗn hợp pha chế Bạn hãy thử những hỗn hợp dưới đây khi gặp triệu chứng đau bụng: Trộn 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, nước gừng, và nước trái cây bạc hà thành hỗn hợp để uống. Trộn một thìa cà phê nước gừng, một giọt dầu thầu dầu, một vài hạt carom, một ít muối đen trong một cốc nước ấm để uống. Xay cùng một số bạc hà, gừng, tỏi, asafetida, hạt cây thì là, rau mùi bột, bột hạt tiêu đen, và muối đen với số lượng bằng nhau và trộn với nước ấm. Uống hỗn hợp này 2 lần một ngày. Một số cách khác Trầu có tác dụng chữa đau bụng (Ảnh minh họa) Đa số các cơn đau bụng đều xuất phát từ ăn uống không tiêu, khi đó bạn nên làm theo một số cách dưới đây có thể mang lại hiệu quả bất ngờ: 1. Gừng: Trộn 1 muỗng cà phê nước gừng tươi với 1/2 thìa cà phê bơ sữa trâu lỏng thành một hỗn hợp đồ uống. Khi sử dụng có thể cắt cơn đau của bạn ngay lập tức. Hãy thử để xem kết quả nhé. 2. Lá trầu: Nhai một vài lá trầu kèm với một vài hạt muối sẽ có ích cho việc giảm đi cơn đau bụng đầy hơi. 3. Pudin Hara: Thêm một vài giọt Pudin Hara một nửa cốc nước và uống này 3 đến 4 lần. Nếu bạn không có Pudin Hara, lấy một muỗng cà phê nước ép lá bạc hà tươi (pudina) thay thế. Tuy không ngon nhưng lại mang lại hiệu quả ngay tức thì. 4. Chanh leo: Pha 2 g chanh leo với một cốc nước nóng để nguội bớt rồi uống 5. Hạt bạch đậu khấu – Cardamom (Elaichi): Ngâm hạt bạch đậu khấu trong một cốc nước trong 10 phút thì uống. Nên làm 3 lần/ngày và trước bữa ăn sẽ mang lại hiệu quả tốt. 6. Hạt giống có Carom (Ajwain): Đun sôi một cốc nước có chứa một muỗng cà phê ajwain trong 5 phút. Khuấy đều, thêm một chút muối và uống. 7. Nước hoa hồng: Uống nước hoa hồng giúp cứu trợ từ buồn nôn và đau bụng. 8. Hạt giống cần tây: Nhai 1/2 muỗng cà phê cần tây cùng với một chút muối. Sau đó, uống cùng một cốc nước ấm. Lưu ý: Nếu thử nhiều cách mà không thấy có kết quả tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và phát hiện nguyên nhân gây bệnh.
Bài viết liên quan
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)