Viêm đại tràng

Câu hỏi thắc mắc về nội soi đại tràng

Phương pháp nội soi đại tràng không còn lạ lẫm đối với nhiều người. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát được phía bên trong đường ruột (trực tràng, đại tràng và phần cuối của ruột non). Dưới đây chúng tôi xin trình bày những câu hỏi thắc mắc và trả lời về thủ thuật này, các bạn cùng theo dõi nhé. Mục lụcNội soi đại tràng là gì?Tại sao phải nội soi đại tràngĐối tượng nào phải nội soi đại tràng?Nội soi đại tràng có an toàn không?Quy trình các bước nọi soi đại tràngChuẩn bị thế nào trước khi nội soi đại tràng?Quá trình nội soi diễn ra thế nào?Sau khi nội soi đại tràngMột số biến chứng có thể gặp sau khi nội soi đại tràngChế độ ăn uống sau khi nội soi đại tràng?Sau nội soi đại tràng nên ăn gì?Sau khi nội soi đại tràng không nên ăn gì? Nội soi đại tràng là gì? Đây là thủ thuật thăm khám đại tràng, nhờ vào một ống soi đường kính khoảng 1cm, có gắn camera và đèn soi ở đầu ống được đưa từ lỗ hậu môn đến toàn bộ đại tràng. Hình ảnh niêm mạc đại tràng được phóng đại và quan sát trên màn hình có độ nét cao. Từ đó các bác sĩ sẽ chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp. Hiện nay, đây là phương pháp tiên tiến nhất để khảo sát niêm mạc đại tràng. Tại sao phải nội soi đại tràng Vì ống tiêu hóa là cơ quan rất khó chẩn đoán các bệnh lý. Các phương pháp hiện đại như chụp cắt lớp điện toán (CT) hay cộng hưởng từ (MRI), siêu âm có giá trị rất ít trong chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa. Chính vì vậy, nội soi đại tràng có thể được thực hiện nhằm mục đích: Giúp chẩn đoán các bệnh lý đường ruột, bác sĩ có thể nhận định và chẩn đoán bệnh lý gây ra các triệu chứng bất thường đường tiêu hóa như đau bụng, táo bón mãn tính, tiêu chảy mãn tính, đi ngoài ra máu… Sử dụng phương pháp X-quang đại tràng bằng cách bơm barýt có thể dùng trong một số trường hợp nhưng vẫn không mang lại kết qiả chính xác bằng nội soi. Thông qua nội soi, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ chỉ vài mm, có thể sinh thiết để tìm ung thư. Nội soi đại tràng có thể dùng để cắt polyp. Polyp là nguyên nhân rất thường gặp gây tiêu ra máu và hóa thành ung thư. Điều trị các vấn đề đại trực tràng: Kỹ thuật nội soi có thể được sử dụng để cắt polyp, lấy dị vật, cầm máu, nong chỗ hẹp, điều trị xoắn đại tràng, điều trị trĩ… Theo dõi các bệnh lý đại trực tràng sau điều trị: Sau khi cắt polyp, nếu polyp lành tính, người bệnh thường được chỉ định soi kiểm tra sau 3 năm, sau đó cứ 5 năm một lần. Nội soi cũng là phương pháp hữu hiệu để theo dõi diễn tiến bệnh, nhất là người bệnh bị viêm đại tràng có loạn sản nặng, cần nội soi đại tràng định kỳ để theo dõi và có phương án điều trị kịp thời. Đối tượng nào phải nội soi đại tràng? Xuất huyết tiêu hóa dưới Nội soi chẩn đoán đối với các đối tượng khi có các triệu chứng gợi ý một số bệnh lý đường tiêu hóa dưới: Xuất huyết tiêu hóa dưới Bệnh lý viêm, loét, u đường tiêu hóa dưới: Mục đích xác định chẩn đoán, độ lan rộng, mức độ viêm hoặc bản chất u, rà soát biến chứng của bệnh như hóa ác Triệu chứng tiêu hóa không rõ nguyên nhân: Tiêu chảy kéo dài, đau bụng Rà soát ung thư giai đoạn sớm đối với những đối tượng có nguy cơ cao Xác định bản chất các tổn thương hẹp đại tràng Khi có các bất thường trên X quang khung đại tràng cản quang nhưng chưa xác định được… Nội soi điều trị được chỉ định khi có các vấn đề cần can thiệp như sau: Cắt Polyp đại tràng qua nội soi. Nong các tổn thương hẹp đại tràng, đặt ống thông hay còn gọi stent (do ác tính, do tia xạ, do viêm mạn…). Cầm máu một số tổn thương như loạn sản mạch máu, chảy máu từ cuống polyp sau cắt polyp… Lấy dị vật đường tiêu hóa dưới Khi có chẩn đoán rõ ràng về bệnh (viêm, loét…) người bệnh vẫn được chỉ định nội soi đại tràng để lấy mẫu xét nghiệm tìm vi trùng hoặc ung thư. Chú ý: Chỉ định nội soi đại tràng cần phải chặt chẽ và cần sự cân nhắc cẩn thận của bác sĩ. Nội soi đại tràng có an toàn không? Nội soi đại tràng được coi là thủ thuật khá an toàn và ít khi xảy ra tai biến. Do đại tràng rất dài và phần ống soi đưa vào phải qua nhiều chỗ gập góc hay xoắn, thủ thuật có thể làm bệnh nhân  thấy đau. Thủng ruột rất ít khi gặp và thường chỉ xảy ra khi bệnh nhân có bệnh viêm nhiễm nặng làm vách ruột mỏng đi. Vấn đề thường gặp là cảm giác đầy bụng sau khi nội soi. Nguyên nhân gây đầy bụng là do bác sĩ phải bơm hơi vào trong lòng ruột để thấy rõ tổn thương. Cảm giác này sẽ hết nhanh chóng sau khi bệnh nhân đánh hơi vài lần. Do tính chất an toàn của thủ thuật, nội soi đại tràng có thể thực hiện  cho tất cả bệnh nhân ngoại trú mà không cần phải nhập viện. Quy trình các bước nọi soi đại tràng Chuẩn bị thế nào trước khi nội soi đại tràng? Trước khi nội soi đại tràng, bác sĩ tiến hành thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh cần chia sẻ rõ với bác sĩ về tình trạng bệnh sử, bệnh lý và những loại thuốc đang sử dụng. Ngoài ra, người bệnh cũng thông báo với bác sĩ về vấn đề bản thân đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Trước khi nội soi cần đảm bảo ruột thật sạch. Nếu nội soi buổi sáng: chiều ngày trước soi uống hết 1 chai Fleet Soda hoặc 3 – 4 gói Fortrans pha trong 3 – 4 lít nước (hay các dung dịch tẩy xổ tương đương) trong khoảng thời gian 3 – 4 giờ. Nếu nội soi vào buổi chiều: bắt đầu uống thuốc trước nội soi 4 – 5h vào buồi sáng (thông thường bắt đầu từ 5-6h sáng). Trường hợp có cắt polyp, bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ về các rối loạn đông máu hoặc các thuốc đang sử dụng nếu có trước và trong ngày nội soi. Trước khi nội soi 1 ngày, người bệnh cần tránh ăn các loại thực phẩm cứng, tránh uống nước có màu, chỉ ăn các loại thực phẩm lỏng và ít chất xơ. Trước khi nội soi 2 tiếng, người bệnh không ăn hay uống bất cứ thứ gì. Nếu bạn nội soi đại tràng gây mê, cần nhịn ăn 12 giờ trước khi nội soi và cần yêu cầu người nhà đi cùng để tiện chăm sóc sau khi nội soi. Quá trình nội soi diễn ra thế nào? Trước khi nội soi, người được thăm khám hậu môn để đánh giá các thương tổn ở thấp nếu có. Có thể sử dụng thuốc tê tại chỗ để làm bớt sự khó chịu khi đưa ống soi vào cũng như có tác dụng bôi trơn. Người bệnh được hướng dẫn nằm ở tư thế nghiêng bên trái, chân co cao lại gần tới bụng.Với những trường hợp nội soi thường, bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch thuốc giảm đau và thuốc gây tê để hạn chế sự khó chịu trong quá trình nội soi. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào đại tràng từ hậu môn rồi thực hiện bơm hơi vào đại tràng để đại tràng phồng lên, giúp việc quan sát trở nên dễ dàng hơn. Máy soi được đưa qua hậu môn và dần dần đi sâu qua các đoạn ruột. Thỉnh thoảng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay đổi tư thế hoặc điều dưỡng sẽ ấn nhẹ vào bụng bệnh nhân. Những biện pháp này nhằm giúp ống soi đi dễ dàng và ít gây đau hơn. Khi cần sinh thiết, bác sĩ sẽ thực hiện nhanh và bệnh nhân không cảm thấy đau. Toàn bộ quá trình soi kéo dài từ 5 đến 30 phút, nếu có sự hợp tác tốt của bệnh nhân thì nhanh hơn. Đối một số trường hợp khó, bệnh nhân có thể được tiêm thêm thuốc an thần hay chống co thắt để bớt cảm giác khó chịu. Quá trình nội soi đại tràng thường diễn ra trong 30 – 60 phút, tùy theo tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Sau khi nội soi đại tràng Sau khi nội soi, người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn đến khi tình trạng khó chịu ở bụng thuyên giảm thì người bệnh có thể ra về Một số triệu chứng sau khi nội soi như: đau âm ỉ bụng, mót rặn, chương bụng nhẹ, muốn đi ngoài mà không đi được. Trường hợp cắt polyp hoặc sinh thiết thì có thể thấy máu trong phân. Những triệu chứng này sẽ nhanh biến mất, người bệnh không cần quá lo lắng. Nếu thấy quá khó chịu: sốt, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu nhiều… người bệnh nên báo cho bác sĩ và ở lại bệnh viện để được theo dõi. Bác sĩ nội soi sẽ giải thích về các tổn thương ghi nhận và sẽ hẹn ngày lấy kết quả sinh thiết nếu có. Cần lấy kết quả sinh thiết sớm vì nó rất quan trọng để có chẩn đoán chính xác hơn. Một số biến chứng có thể gặp sau khi nội soi đại tràng Nội soi đại tràng là thủ thuật thường gặp và khá an toàn nhưng nó vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro: Chảy máu sau nội soi Trường hợp khi nội soi có tiến hành sinh thiết hay cắt polyp đại trực tràng, người bệnh có thể thấy máu chảy từ trực tràng hoặc máu lẫn trong phân. Tuy nhiên, triệu chứng này thường chỉ diễn ra vài ngày đầu sau khi nội soi, người bệnh không nên lo lắng. Nếu trường hợp máu chảy nhiều, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra Phản ứng với thuốc gây mê Một số người sau khi nội soi gây mê có thể có triệu chứng run rẩy. Có ít trường hợp xảy ra các tai biến nặng như suy hô hấp, trụy tim. Vì vậy, để an toàn nhất, trước khi gây mê, bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm cần thiết, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Thủng, rách đại tràng Trường hợp thủng hay rách đại tràng có thể liên quan đến dính sau mổ, hẹp đại tràng, thực hiện nội soi bởi bác sĩ ít có kinh nghiệm. Trường hợp dụng cụ nội soi gây xây xước mạnh, rách hoặc thủng đại tràng là rất hiếm xảy ra (0,14 – 0,2%). Vì vậy, người bệnh nên thực hiện nội soi ở những cơ sở y tế uy tín, trang thiết bị hiện đại và được thực hiện bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao. Nhiễm trùng Nguy cơ nhiễm trùng đại tràng có thể xảy ra khi sử dụng dụng cụ nội soi không đảm bảo tiệt trùng nên có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn E. coli, Klebsiella, Enterobacte, virus viêm gan B, viêm gan C,… Đọc thêm: Bác sĩ khám chữa bệnh đại tràng giỏi Chế độ ăn uống sau khi nội soi đại tràng? Sau khi nội soi đại tràng, người bệnh khá mệt mỏi với các triệu chứng đau tức bụng, chướng bụng, khó nuốt… các triệu chứng này sẽ giảm dần, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, dưới đây là một số lưu ý người bệnh cần biết sau nội soi đại tràng để tránh các biến chứng và giúp đại tràng ổn định nhanh hơn: Sau nội soi đại tràng nên ăn gì? Sau khi nội soi, người bệnh nên ăn các món ăn mềm ninh nhừ, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp, bánh mềm, sữa… Bổ sung các loại trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa. Các món ăn cho bệnh nhân sau nội soi nên được chế biến từ những loại thực phẩm giúp hạn chế và trung hòa dịch vị acid cũng như cần chế biến kỹ, mềm và loãng như cháo, súp, các món được ninh và hầm nhừ. Người bệnh không nên ăn quá no, nên chia thành các bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau ít nhất 3 – 4 tiếng. Sau khi nội soi đại tràng không nên ăn gì? Người bệnh sau khi nội soi đại tràng nên tránh những thực phẩm sau: Tránh ăn các món nóng, chỉ nên ăn ấm và không nên nếm quá nhiều gia vị để hệ đường ruột hoạt động tốt hơn. Tránh ăn các loại quả có vị chua vì có thể gây kích thích, ảnh hưởng tới đại tràng trong quá trình phục hồi. Không ăn các loại đồ ăn cay, mặn, quá nhiều gia vị, dầu mỡ Tránh bia, rượu, đồ uống có ga, chất kích thích Trên đây là những thông tin về quy trình nội soi đại tràng bạn có thể tham khảo. Đây là phương pháp khá hiệu quả giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đại trực tràng. Ngoài ra, nội soi đại tràng còn giúp người bệnh tầm soát, phát hiện sớm bệnh ung thư, từ đó có phương pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Bạn hãy lựa chọn bệnh viện uy tín để được thăm khám, nội soi bằng các thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh nhé.

Quá trình nội soi đại tràng và Lưu ý trước khi nội soi đại tràng

Hiện nay, nội soi đại tràng là một phương pháp đơn giản, an toàn, không  gây đau giúp bác sĩ phát hiện sớm và chẩn đoán một số bệnh về đường tiêu hóa như: ung thư đại tràng, Polype đại tràng, những vùng bị viêm hay chảy máu trong đại tràng. Nó giúp thăm khám và phát hiện những tổn thương của đại tràng. Vì vậy, mọi người thường thắc mắc về quá trình nội soi đại tràng như thế nào. Do vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc. Nội soi đại tràng là gì? Nội soi đại tràng giúp phát hiện những bất thường như viêm loét, dị vật, polyp, khối u thông qua ống nội soi, mềm và có gắn camera ở đầu ống. Ống nội soi này được luồn từ hậu môn vào bên trong đại tràng xuống tận manh tràng – vùng tiếp nối giữa ruột non và ruột già. Hình ảnh thu được qua camera sẽ được phóng đại và chiếu lên màn hình. Từ đó giúp bác sĩ khảo sát toàn bộ đại tràng và đoạn cuối của ruột non. Các bước tiến hành nội soi đại tràng Dưới đây là các bước tiến hành nội soi đại tràng: Kiểm tra ruột già Người bệnh nằm bên trái của bác sĩ trên một bảng kiểm tra. Quá trình sử dụng thuốc giảm đau, an thần hoặc có thể là ánh sáng giúp người bệnh có cảm giác thoải mái. Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có thể tạo không khí thoải mái nhất có thể để người bệnh bớt lo lắng và căng thẳng. Quá trình thực hiện, bác sĩ đưa một ống dài linh hoạt, sáng được gọi là colonoscope, đưa vào từ hậu môn thông qua trực tràng và đại tràng. Bơm hơi ruột già bằng khí carbon dioxide để các bác sĩ có thể quan sát dễ hơn. Camera được gắn ở đầu để truyền tải hình ảnh từ đại tràng đến một máy chuyển định kỳ nên có thể xem tốt hơn. Khi khảo sát đến vị trí gần khai mạc ruột non, từ từ thu hồi lại đồng thời kiểm tra cẩn thận lại ruột già một lần nữa. Phương pháp này có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu và thủng ruột nhưng tỷ lệ rất thấp. Loại bỏ các polyp và sinh thiết Trong quá trình nội soi các bác sĩ có thể loại bỏ được các khối u, sau đó kiểm tra lại chúng trong phòng thí nghiệm về các dấu hiệu của bệnh ung thư. Ở người lớn thường gặp trường hợp polyps, thông thường chúng là vô hại. Nhưng ung thư đại trực tràng bắt đầu từ các polyp. Vì vậy để ngăn ngừa ung thư cần loại bỏ khối u sớm. Cũng có thể lấy mẫu từ các mô bất thường nhìn qua nội soi. Thủ tục gọi là sinh thiết cho phép bác sĩ nhìn vào mô dưới kính hiển vi để biết được dấu hiệu của bệnh. Khi đó bác sĩ loại bỏ khối u và sinh thiết mô bằng cách sử dụng các công cụ nhỏ thông qua thông qua phạm vi. Nếu có hiện tượng chảy máu bác sĩ có thể chặn nó vơi 1 đầu dò điện hoặc sử dụng một số thuốc đặc trị thông qua phạm vi. Loại bỏ mô và phương pháp điều trị để ngăn chặn máu chảy thường không gây cảm giác đau. Phục hồi Quá trình soi đại tràng thường kéo dài trong 30 phút đến 1 tiếng. Trong thời gian đầu làm thủ thuật có thể bị hiện tượng chuột rút, đầy hơi. Người bệnh có thể phải nằm lại cơ sở y tế 1 đến 2 giờ sau khi xong thủ tục. Ngày hôm sau có thể hồi phục hoàn toàn. Nếu có các tác dụng phụ (hiếm gặp) nên thông báo ngay cho bác sĩ như: Đau bụng nghiêm trọng, sốt, chóng mặt… Xem thêm: Phân biệt giữa đau bụng đại tràng và đau bụng khác Những ai cần phải nội soi đại tràng? Để ngăn ngừa ung thư đồng thời tìm dấu hiệu sớm của ung thư để có biện pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là những đối tượng nên đi nội soi đại tràng: Người ở độ tuổi 50 Đối tượng có tiểu sử gia đình bị ung thư đại tràng Mắc các bệnh về viêm đường ruột hoặc yếu tố nguy cơ khác Đồng thời bác sĩ nên tư vấn cho người bệnh tại sao nên thường xuyên nội soi đại tràng và khả năng tránh nguy cơ bệnh nguy hiểm Chú ý: Nội soi giúp quan sát toàn bộ bênn trong đại tràng, các chất rắn phải được tống ra ngoài đường tiêu hóa. Do đó thực hiện chế độ ăn là chất lỏng trước 1 – 3 ngày trước khi nội soi. Lưu ý trước khi nội soi đại tràng Trước khi thực hiện nội soi đại tràng, mọi người cần lưu ý: Về chế độ ăn trước ngày nội soi: Thực phẩm nên ăn: Mì, bún, bánh mì trắng, thịt lợn nạc, ngũ cốc không hạt, thịt gà, thịt bê, thịt lợn nạc, hải sản, cá, trứng, đậu hũ, gạo trắng, khoai tây, sữa, nấm, kem, sữa chua, mật ong, đường, thạch, muối, nước hoa quả không màu,… Thực phẩm nên tránh: Ngũ cốc, rau, sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả có vỏ, trái cây, hạt, gia vị, ớt, hành, thì là,… chất lỏng có màu đỏ nâu như đỗ đen, socola,… Về cách làm sạch đại tràng tại nhà bằng thuốc Fortrans: Sử dụng 3 – 4 gói thuốc Fortrans cho một lần làm sạch đại tràng và mỗi gói pha trong 1l nước. 19h tối trước ngày nội soi, pha 2 gói Fortrans với 2l nước lọc và uống trong khoảng 1 – 1.5h. 5h sáng ngày nội soi (bệnh nhân cần nhịn ăn), pha 1 gói Fortrans với 1l nước lọc. Sau đó, uống trong khoảng 30 phút, riêng với bệnh nhân trên 80kg hoặc bị táo bón thì pha 2 gói Fortrans với 2 lít nước và uống trong khoảng 1 – 1.5h. Sau khi kết thúc cốc nước cuối cùng khoảng 1 – 2h, bệnh nhân di chuyển tới viện thăm khám. Trên đây là những thông tin chia sẻ về quá trình nội soi đại tràng. Người bệnh có thể tham khảo và nắm rõ được quy trình thăm khám này.

Các bước chuẩn bị nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là phương pháp giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tại bộ phận này. Tuy nhiên, đứng trên phương diện tâm lý của người bệnh thì nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng về những vấn đề phải trải qua trong quá trình nội soi. Vậy các bước chuẩn bị nội soi đại tràng là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.  Các bước chuẩn bị nội soi đại tràng gồm những gì? Mục lụcThế nào là nội soi đại tràng?Mục đích của việc nội soi đại tràngTính an toàn của phương pháp nội soi đại tràngCác bước chuẩn bị nội soi đại tràngLưu ý trước khi thực hiện nội soi đại tràng Thế nào là nội soi đại tràng? Nội soi đại tràng là phương pháp dùng để chẩn đoán các bệnh lý ở đại tràng, bằng cách dùng ống soi mềm có gắn camera và đèn soi ở đầu ống. Bác sĩ đưa ống từ lỗ hậu môn qua toàn bộ đại tràng đến tận manh tràng, thu được hình ảnh của niêm mạc đại tràng được phóng đại trên màn hình màu có độ nét cao. Nội soi đại tràng có thể phát hiện các thương tổn ở đại tràng, đặc biệt là những tổn thương có khả năng phát triển thành ung thư ở giai đoạn sớm mà phương pháp X-quang hay siêu âm bụng dễ bỏ sót. Qua quá trình nội soi bác sĩ có thể cắt bỏ các thương tổn tránh cho bệnh nhân trải qua các cuộc phẫu thuật. Mục đích của việc nội soi đại tràng Nhờ việc nội soi đại tràng mà chúng ta sẽ xác định được: Dấu hiệu của các loại bệnh và dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa; Tìm ra các nguyên nhân gây nên thói quen đại tiện không thể giải thích được; Đánh giá tình trạng xuất huyết tiêu hóa cùng các triệu chứng đau bụng khác; Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp qua nội soi đại tràng phát hiện được polyp hoặc khối u. Nếu loại bỏ sớm polyp nhờ nội soi đại tràng sẽ ngăn ngừa được nguy cơ chúng tiến triển thành bệnh ung thư. Mục đích của việc nội soi đại tràng Tính an toàn của phương pháp nội soi đại tràng Khá nhiều người thường e dè với phương pháp nội soi đại tràng vì những cảm giác khó chịu mà nó gây ra. Tuy nhiên, hãy yên tâm rằng nó là thủ thuật tương đối an toàn và hầu như không xảy ra biến chứng nguy hiểm. Do vậy, nếu không gây mê mà thực hiện nội soi thông thường người bệnh sẽ có cảm giác đau, khó chịu, tức vì đại tràng khá dài và bị gập, xoắn ở nhiều đoạn. Các bước chuẩn bị nội soi đại tràng Cần sự tư vấn của bác sĩ để xem có được chỉ định nội soi hay không và các bước chuẩn bị cho quá trình nội soi. Các bước chuẩn bị nội soi đại tràng Thông thường quá trình chuẩn bị được thực hiện như sau: Người bệnh uống một chai thuốc Fleet Phosphosoda 45 ml với khoảng 1 lít nước, ngày hôm trước khi soi, đi tiêu nhiều lần đến khi nuớc trong. Sau khi uống thuốc bệnh nhân có thể ăn lỏng ( không có chất xơ ) và uống các loại nuớc giải khát không màu.Trừ những trường hợp đặc biệt sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Bệnh nhân được rửa ruột bằng cách đưa nước vào đại tràng thông qua hậu môn, đi tiêu nhiều lần cho đến khi nước trong. Bước này thường thực hiện trong vòng 2 giờ và được làm tại bệnh viện. Xem thêm: Quá trình nội soi đại tràng như thế nào? Lưu ý trước khi thực hiện nội soi đại tràng Trước ngày thực hiện nội soi đại tràng 3 – 4 ngày, người bệnh cần lưu ý một số điều sau: Lưu ý quan trọng trước khi thực hiện nội soi đại tràng Ăn uống nhẹ nhàng để đại tràng sạch hơn, ưu tiên dùng thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu hóa và tránh các loại đồ ăn khó tiêu. Nếu đang sử dụng loại thuốc nào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem có cần dừng sử dụng để nội soi không. Một ngày trước nội soi cần uống nhiều nước, nhưng tránh sử dụng nước có màu vì nó sẽ khiến bác sĩ khó quan sát đại tràng. Bệnh nhân muốn được ngủ trong khi nội soi, cần phải nhịn ăn uống trong 12 giờ trước khi nội soi và cần có người nhà đi kèm. Ngoài ra, trong ngày thực hiện nội soi đại tràng thì người bệnh cũng cần lưu ý một số điều: Hai giờ trước khi nội soi tuyệt đối không được ăn uống bất kỳ thứ gì. Trước khi bước lên bàn nội soi bạn cần uống thuốc nhuận tràng để đường tiêu hóa được làm sạch. Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc sổ hoặc thụt hậu môn. Tác dụng của thuốc này khiến bạn phải đi đại tiện nhiều lần nhưng nó là cần thiết. Bạn sẽ được yêu cầu đi đại tiện cho đến khi ra nước trong thì mới được nội soi, bởi khi đó ruột mới được làm sạch ở mức tối đa. Thả lỏng cơ thể để cho bản thân có trạng thái tâm lý thoải mái thì những việc chuẩn bị trước khi nội soi sẽ hết sức dễ dàng. Nhờ vậy nó sẽ có sự chuẩn bị chu đáo mà khi bước lên bàn nội soi bạn sẽ thấy an tâm hơn. Đồng thời, quá trình nội soi cũng diễn ra thuận lợi và kết quả thu được sẽ có tính chính xác cao hơn. Hy vọng những chia sẻ về vấn đề các bước chuẩn bị nôi soi đại tràng cần những gì mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải tỏa được áp lực tâm lý về phương pháp này. Nếu cần được tư vấn và tìm hiểu sâu hơn, hãy gọi điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Nội soi đại tràng và những điều cần biết

Nội soi đại tràng là phương pháp xét nghiệm can thiệp cho phép để đánh giá bên trong của đại tràng (ruột già). Colonoscope – dụng cụ nội soi đại tràng là ống mềm linh hoạt với kích thước đường kính khoảng một ngón tay được gắn một camera và nguồn ánh sáng ở đầu. Ống nội soi được đưa vào hậu môn và sau đó là tiến lên từ từ vào trong trực tràng thông qua đại tràng có thể tới tận manh tràng – phần đầu tiên của đại tràng.  Nội soi đại tràng và những điều cần biết Mục lụcNguyên do thực hiện nội soi đại tràng?Quy trình thực hiện nôi soi đại tràngCần chuẩn bị những gì trước khi thực hiện nội soi đại tràng?Trong quá trình soi nội tràngSau nội soi Nguyên do thực hiện nội soi đại tràng? Nội soi đại tràng có thể được thực hiện cho một loạt các lý do. Thông thường nó được thực hiện để điều tra nguyên nhân gây ra máu trong phân , đau bụng , tiêu chảy , thay đổi thói quen đi đại tiện, hoặc bất thường được tìm thấy trên X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Người có tiền sử polyp hoặc ung thư đại tràng. Một số cá nhân có tiền sử gia đình của một số bệnh ung thư đại tràng hoặc những vấn đề đại tràng có thể liên quan với ung thư đại tràng (như poply đại tràng và viêm loét đại tràng) có thể được tư vấn để có định kỳ nội soi đại tràng vì rủi ro lớn cho các polyd hoặc ung thư đại tràng gây ra. Khoảng bao lâu người ta phải trải qua nội soi để kiểm tra phụ thuộc vào mức độ nguy cơ và những bất thường được tìm thấy tại lần nội soi trước. Nó đã được đề nghị rằng ngay cả những người khỏe mạnh bình thường đối với nguy cơ ung thư đại tràng nên trải qua nội soi đại tràng ở độ tuổi 50 và cứ sau 10 năm sau đó với mục đích loại bỏ các polyp đại tràng trước khi chúng trở thành ung thư vì trên 50 tuổi thì gần như ai cũng có một polyp. Quy trình thực hiện nôi soi đại tràng Quy trình nội soi đại tràng bao gồm 3 giai đoạn chính: Trước khi nội soi, trong khi nội soi và sau khi nội soi. Cụ thể, mỗi giai đoạn sẽ được tiến hành như sau: Lưu ý cần chuẩn bị trước khi thực hiện nội soi đại tràng Cần chuẩn bị những gì trước khi thực hiện nội soi đại tràng? Để xét nghiệm này có thể được thực hiện chính xác thì đại tràng cần được làm sạch hoàn toàn và chuẩn bị một số nội dung khác để chuẩn bị nôi soi. Người đi khám sẽ được dùng thuốc nhuận tràng hoặc thụt trước khi kiểm tra và trước đó khoảng vài ngày đã được căn dặn chế độ ăn ít chất xơ. Tất cả những hướng dẫn này cần được thực hiện chính xác và đây cũng là yêu cầu để thực hiện nội soi nhằm đảm bảo quan sát niêm mạc đại tràng hoàn toàn, không bị che khuất bởi phân còn sót lại. Vì thế, có thể trước khi tiến hành cho bệnh nhân nội soi đại tràng thì trước đó vài ngày, bệnh nhân cần phải tuân thủ một chế độ ăn uống tốt cho việc nội soi. Hầu hết các thuốc vẫn được tiếp tục sử dụng như bình thường nhưng một số có thể ảnh hưởng đến kiểm tra. Một số thuốc cần lưu ý trước khi đi kiểm tra nội soi đại tràng như: Thuốc và chế độ ăn uống trước khi nội soi  Aspirin và các chế phẩm của nó Warfarin,Insulin Các chế phẩm của sắt. Nội soi đại tràng cũng sẽ muốn được biết về tiền sử dị ứng của bệnh nhân và bất cứ bệnh nào khác. Cũng có thể hướng dẫn để tránh sử dụng một số loại thực phẩm trước vài ngày khi nội soi, chẳng hạn như thực phẩm có nhiều chất xơ, hoặc thức ăn có màu đỏ như: Thạch để tránh làm nhầm lẫn với các tổn thương khác của đại tràng. Xem chi tiết: Các bước chuẩn bị nội soi đại tràng Trong quá trình soi nội tràng Trong quá trình soi, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện cụ thể. Đối với nội soi thường, bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch thuốc giảm đau và thuốc gây tê nhằm hạn chế sự khó chịu trong quá trình nội soi. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào đại tràng từ hậu môn, sau đó thực hiện bơm hơi vào đại tràng để đại tràng phồng lên để việc quan sát dễ hơn. Khi nội soi người bệnh sẽ có thể cảm thấy khó chịu, nhưng cũng không nên quá lo sợ mà cần giữ bình tĩnh, nằm im và hít thở sâu. Trường hợp nội soi có gây mê, người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây mê thông qua đường tĩnh mạch để gây mê toàn thân. Bởi nội soi sẽ được thực hiện khi cơ thể đang trong trạng thái “ngủ” nên người bệnh sẽ hoàn toàn không thấy đau đớn, khó chịu khi nội soi. Quá trình nội soi này thường diễn ra từ 30 – 60 phút, tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Quá trình nội soi đại tràng Xem thêm: Tổng hợp quá trình nội soi đại tràng Sau nội soi Sau khi nội soi, người bệnh sẽ được đưa đi thư giãn, nghỉ ngơi cho tới khi tình trạng khó chịu ở bụng thuyên giảm. Những triệu chứng sau nội soi đại tràng có thể gồm cảm giác đau chướng bụng, âm ỉ, muốn đi ngoài nhưng không được. Đây là những dấu hiệu bình thường và sẽ nhanh chóng biến mất, nên người bệnh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, đau bụng dữ dội, chóng mặt, đại tiện ra máu nhiều…, người bệnh nên ở lại bệnh viện để được theo dõi. Sau đó, bác sĩ sẽ trả kết quả nội soi, kê thuốc và hẹn tái khám (nếu cần) và hướng dẫn đầy đủ cách ăn uống và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Thực hiện nội soi đại tràng được đánh giá là lựa chọn hiệu quả nhất trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về đại trực tràng. Không chỉ vậy, đây còn là cách để giúp người bệnh tầm soát và phát hiện sớm những tổn thương nghi ngờ ung thư. Từ đó có phương pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả. Không cần phải đến lúc có bệnh mới đi khám chữa bệnh và mọi người hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách nội soi đại tràng định kỳ và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh. Ngoài ra, mọi người có thể kết hợp sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho đại tràng như Tràng Phục Linh, Tràng Phục Linh Plus để nâng cao sức đề kháng đường ruột, giảm triệu chứng đi ngoài, viêm đại tràng, viêm đại tràng co thắt,… Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Ung thư đại tràng di căn sang gan

Ung thư đại tràng di căn là giai đoạn bốn của ung thư đại tràng. Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh cũng như tăng tỷ lệ tử vong trong 5 năm tiếp cận. Trong trường hợp di căn, ung thư đại tràng di căn sang gan là chiếm phần lớn. Vậy ung thư đại tràng di căn sang gan có nguy hiểm không? Nên làm gì khi mắc phải căn bệnh này? Các bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ung thư đại tràng di căn sang gan là gì? Ung thư đại tràng bao gồm ung thư trực tràng và kết tràng, là loại ung thư ác tính. Đời sống được nâng cao thì tỷ lệ bệnh phát triển càng lớn đặc biệt là ở những khu kinh tế phát triển, thành thị cao hơn nông thôn, thành phố lớn cao hơn thành phố vừa và nhỏ. Trong khi đó, gan là vị trí dễ di căn nhất. Đối với bệnh nhân di căn sang gan, nếu không có các biện pháp điều trị thì thời gian sống trung bình khoảng 8 tháng, không có trường hợp nào sống quá 5 năm. Điểm khác nhau giữa ung thư đại tràng di căn sang gan so với các loại ung thư khác di căn sang gan: Các ung thư khác đến thời kỳ đến thời kỳ cuối mới di chuyển và hiệu quả điều trị không tốt Ung thư đại tràng di căn sang gan nếu được điều trị thích hợp một phần lớn bệnh nhân có thể khỏi bệnh Chẩn đoán và điều trị Chẩn đoán ung thư đại tràng di căn sang gan Hiện nay, các bác sĩ thường áp dụng kết hợp nội soi và xét nghiệm mô bướu u để chẩn đoán ung thư đại tràng. Soi siêu âm B đối với gan là biện pháp rất cần thiết để sàng lọc giữa ung thư đại tràng với ung thư đại tràng di căn sang gan. Đối với bệnh nhân sau khi tiến hành phẫu thuật ung thư kết tràng cần phải luôn theo dõi tình trạng bệnh. Trung bình từ 3-6 tháng cần xét nghiệm huyết thanh, siêu âm gan, cũng có thể kiểm tra CT khi cần thiết. Điều trị ung thư đại tràng di căn sang gan Sau khi chẩn đoán bệnh, việc tiến hành phẫu thuật là biện pháp tốt nhất. Kết quả thực tế cho thấy, thời gian sống trung vị của người bệnh cắt bỏ gan là 35 tháng, thời gian sống 5 năm từ 30 – 50 %. Nhưng trong thời kỳ chẩn đoán chỉ có 10 – 20% người bệnh có thể cắt bỏ toàn bộ gan, còn lại thì không thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nhân mà không cho phép cắt bỏ gan thì tình hình bệnh tiến triển xấu, hầu như không có khả năng sinh sống trong thời gian dài. Khi người bệnh có khả năng phẫu thuật thì nên tranh thủ tiến hành phẫu thuật. Đối với những ổ bệnh di chuyển ra ngoài gan mà không cho phép cắt bỏ áp dụng những biện pháp điều trị tích cực, chuyển ổ bệnh từ không thể cắt bỏ thành có thể để nâng cao hiệu quả chữa trị Đối với người bệnh không cho phép cắt bỏ gan, tùy vào tình hình cụ thể để điều trị. Nếu ung thư đại tràng không kèm theo chứng tắc nghẽn, xuất huyết và thủng lỗ, hiện nay đều áp dụng hỗ trợ bằng hóa liệu và phóng liệu cục bộ, nhờ đó khiến khoảng 10% ổ bệnh từ không thể cắt bỏ thành có thể. Điều đáng nói hơn là thời gian sống gần bằng với người ung thư đại tràng sang gan tiến hành phẫu thuật cắt bỏ từ khi có kết quả chẩn đoán. Hóa liệu chỉ mang tính hỗ trợ, chỉ tiến hành hóa liệu toàn thân trước khi áp dụng phẫu thuật và xạ liệu cục bộ. Tuy nhiên phương pháp hóa liệu còn nhiều bất cập, chẳng hạn như ảnh hưởng tới gan và sự tái sinh của gan. Một số trường hợp có tình trạng xấu đi khi áp dụng phương pháp hỗ trợ mới. Ngoài ra, bệnh nhân mắc ung thư cần phải làm theo yêu cầu của bác sĩ, đi kiểm tra định kỳ. Trong vòng 2 năm mắc bệnh, bình quân 3 tháng đi kiểm tra một lần. Hai năm sau trung bình nửa năm cần phải kiểm tra một lần, chứ không nên kéo dài nữa. Đối với các trường hợp mắc ung thư đường ruột, ung thư đại tràng di căn sang gan được coi là vấn đề hết sức quan trọng. Vì cần chẩn đoán kịp thời, điều trị hợp lý mới có thể kéo dài thời gian sống cho người bệnh được. Xem thêm: Ung thư đại tràng di căn sang gan Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

9 Cách ngăn ngừa ung thư đại trực tràng - ai cũng cần biết

Ung thư đại trực tràng là căn bệnh ác tính ở đường tiêu hoá, có tỷ lệ tử vong đứng thứ hai (sau ung thư phổi). Mặc dù chưa có cách điều trị triệt để, thế nhưng các bác sĩ đã đưa ra rất nhiều cách ngăn ngừa ung thư đại trực tràng đơn giản, hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh cũng như một số biện pháp ngăn ngừa đang được quan tâm và áp dụng rộng rãi. Mỗi năm, trên thế giới có gần 1 triệu ca mắc ung thư đại trực tràng mới, chiếm từ 9-10% trong tổng số các loại ung thư. Trong đó, hàng năm, Việt Nam có đến 8.768 ca mắc mới, đứng thứ 4 sau ung thư phổi, gan và dạ dày. Vì thế, việc chủ động phòng ngừa bệnh là điều vô cùng quan trọng; tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau này. 9 cách ngăn ngừa ung thư đại trực tràng hiệu quả, được nhiều chuyên gia khuyến cáo Mục lụcĐôi nét về ung thư đại trực tràng9 cách ngăn ngừa ung thư đại trực tràng được các y bác sĩ khuyến cáoBổ sung các loại rau họ cảiChất xơ từ ngũ cốcChocolateQuả mâm xôi đenTăng cường bổ sung rừng vào chế độ ăn hàng ngàyThường xuyên tập thể dụcNghe nhạc cổ điển giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràngLuôn giữ cân nặng ở mức cân đốiSử dụng chế phẩm công nghệ sinh học – ImmuneGamma Đôi nét về ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng là ung thư có nguồn gốc từ đại tràng (phần chính của ruột già) hoặc trực tràng (đoạn nối giữa hậu môn và đại tràng). Đây là loại ung thư khá phổ biến, được chẩn đoán xuất hiện ở cả nam và nữ, không phân biệt độ tuổi. Người bị ung thư đại trực tràng thường sẽ gặp các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa với nhiều biểu hiện như: đầy hơi, chướng bụng, suy nhược cơ thể, rối loạn đại tiện,… Có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư đại trực tràng, đó là: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: quá nhiều chất béo, chất đạm động vật, ít rau quả tươi. Vì thế, việc ăn nhiều chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Viêm nhiễm đại trực tràng lâu ngày: Các bệnh như viêm loét đại trực tràng chảy máu, tình trạng loạn khuẩn do dùng nhiều kháng sinh đường ruột,… nếu không được điều trị dứt điểm sẽ làm cho niêm mạc đại tràng của người bệnh đã bị tổn thương nặng sau một thời gian dài mắc bệnh nên rất nhạy cảm với các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, chất độc; tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. 9 cách ngăn ngừa ung thư đại trực tràng được các y bác sĩ khuyến cáo Mặc dù có rất nhiều cách ngăn ngừa ung thư đại trực tràng khác nhau, từ chính thống đến không chính thống. Tuy nhiên, để tránh bị tốn thời gian, “tiền mất tật mang”, bạn nên tham khảo và áp dụng 9 cách ngăn ngừa ung thư đại trực tràng được nhiều bác sĩ khuyến cáo sau đây: Bổ sung các loại rau họ cải Theo nghiên cứu của Đại học Tiểu bang Oregon khẳng định các loại rau họ cải có tác dụng trong việc giảm nguy cơ ung thư đại, trực tràng. Đồng thời, vào năm 2000, các nhà nghiên cứu của Mỹ cũng đã cụ thể hóa về hiệu quả ngăn chặn ung thư đại trực tràng nhờ vào ăn các loại rau họ cải. Theo đó, những người ăn trung bình khoảng 58 gram rau họ cải mỗi ngày có sức đề kháng với chứng ung thư trên cao hơn hẳn những người chỉ sử dụng 11 gam mỗi ngày. Rau cải có tác dụng ngăn ngừa ung thư đại trực tràng (Ảnh minh họa) Chất xơ từ ngũ cốc Theo nghiên cứu của nước Anh và Hà Lan, việc tiêu thụ xơ từ ngũ cốc có vai trò lớn để giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Cũng theo nghiên cứu này, những người dùng thêm 90 gram ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày sẽ giảm được 20% nguy cơ mắc chứng ung thư đại, trực tràng. Đây là kết quả mang tính chính xác cao nhờ được thực hiện dựa trên 25 nghiên cứu với gần 2 triệu người. Như vậy, việc sử dụng chất xơ trong bữa ăn hàng ngày có lợi cho sức khỏe. Theo đó, phụ nữ nên sử dụng 25 gram chất xơ mỗi ngày, còn nam giới cần nhiều hơn, tối thiểu là 38 gram. Sử dụng thêm 90 gram ngũ cốc nguyên hạt giảm được 20% mắc bệnh ung thư đại trực tràng Chocolate Theo tờ Daily Mail, nghiên cứu trên loài chuột đã cho thấy những con chuột ăn cacao có xu hướng phát triển ung thư kém hơn so với những con khác. Mặc dù đây chỉ là thử nghiệm trên loài chuột, thế nhưng chúng lại vô cùng quan trọng cho việc điều trị ung thư đại trực tràng sau này. Nguyên nhân là bởi, ca cao là loại thực phẩm giàu polyphenol – hợp chất có đặc tính chống oxy hóa cực cao, giảm nguy cơ ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng. Trong đó, Chocolate có thành phần chủ yếu là ca cao. Vì thế, bổ sung Chocolate mỗi ngày cũng là một cách ngăn ngừa ung thư đại trực tràng hiệu quả. Tuy nhiên, người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ khoảng 200mg Chocolate mỗi ngày; tránh tăng đột ngột lượng cholesterol trong máu. Bổ sung tối đa 200mg Chocolate mỗi ngày giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng hiệu quả Quả mâm xôi đen Từ lâu, mâm xôi đen đã được biết đến rộng rãi với đặc tính chống ung thư nhờ chứa hàm lượng cao axit gallic và axit ellagic – 2 hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư đại trực tràng. Theo một vài nghiên cứu mới đây, trong mâm xôi đen còn chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là anthocyanin; giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, chống oxy hóa vượt trội hơn hẳn so với việt quất và dâu tây. Quả mâm xôi đen có đặc tính chống oxi hóa vượt trội Tăng cường bổ sung rừng vào chế độ ăn hàng ngày 15 bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng đã tình nguyện tham gia nghiên cứu của trường đại học Michigan (Mỹ). Qua đó, người ta thấy được số người sử dụng 2g gừng mỗi ngày có xu hướng suy giảm tình trạng, các dấu hiệu của bệnh rõ rệt so với những người khác. Ngoài tác dụng này, rễ gừng còn là “cứu tinh” với những người bị chứng ung thư buồng trứng, say tàu xe, ợ nóng, cảm lạnh, cúm hay chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt. Gừng – “Khắc tinh” của nhiều loại bệnh Thường xuyên tập thể dục Kết quả nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins, những người chơi thể thao có khả năng giảm nguy cơ phát triển của ung thư đại trực tràng hơn so với những người lười vận động. Mặc dù chưa có một nguyên nhân rõ ràng nào cho tác dụng của thể dục với việc giảm căn bệnh này. Thế nhưng, việc luyện tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm nồng độ insulin. Vì vậy, để cơ thể luôn khỏe mạnh và có khả năng chống trọi tốt với những tác nhân gây bệnh, chúng ta nên rèn luyện thói quen tập thể dục 30 phút/ngày. Tập thể dục vô cùng quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư Nghe nhạc cổ điển giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng Dù có vẻ như hơi vô lý nhưng các nhà khoa học đến từ Trung tâm khoa học y tế Texas đã khẳng định tác dụng của nhạc cổ điển với việc phát hiện u tuyến – biểu hiện nghiêm trọng của chứng ung thư đại, trực tràng. Theo đó, tỷ lệ phát hiện bệnh đã tăng từ 21,25% lên 66,7% sau khi bác sĩ cho bệnh nhân nghe nhạc Mozart. Theo một nghiên cứu khác, con số chênh lệch là từ 27,16% lên 36,7%. Điều này khẳng định hiệu ứng của nhạc Mozart trong điều trị bệnh mà từ lâu bị nhiều người phản đối do lập luận không có cơ sở khoa học. Nhạc cổ điển hỗ trợ cải thiện các biểu hiện nghiêm trọng của chứng ung thư đại, trực tràng Luôn giữ cân nặng ở mức cân đối Hiện nay, thừa cân hay béo phì đều có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nam giới có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn nam giới do thường xuyên sử dụng chất kích thích, không chú trọng ngoại hình,… Vì thế, việc hạn chế sử dụng chất kích thích và luôn giữ cân nặng ở mức ổn định cũng là một cách ngăn ngừa ung thư đại trực tràng hiệu quả. Sử dụng chế phẩm công nghệ sinh học – ImmuneGamma ImmuneGamma® là chế phẩm điều biến miễn dịch tự nhiên, được phát minh mới của công nghệ sinh học Hoa Kỳ và lần đầu tiên được chuyển giao tại Việt Nam trong sản phẩm Tràng Phục Linh. ImmuneGamma® được chiết tách từ thành vách vi khuẩn Lactobacillus fermentum, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nhiều công dụng quý khác cho cơ thể con người. Với công dụng chính là tăng cường sức mạnh và hiệu quả của hệ miễn dịch, ImmuneGamma® có tác dụng chống lại các bệnh viêm nhiễm nói chung do vi khuẩn, virus gây ra nhờ tác động tăng sinh lympho B (miễn dịch thể dịch) và lympho T (miễn dịch tế bào). Trên ống tiêu hóa, ImmuneGamma® trở thành những dưỡng chất bổ sung cấu tạo nên lớp biểu mô (epiteli) của lông nhung ruột non và thành ruột già. Do đó, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tại ruột non, tăng khả năng tái hấp thụ nước và dưỡng chất tại ruột già. Giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đường tiêu ho. Bên cạnh đó, ImmuneGamma còn được coi là khắc tinh của các bệnh lý mạn tính đường tiêu hoá như viêm đại tràng cấp và mãn tính, loạn khuẩn đường ruột … – vốn được coi là một trong những thủ phạm chính gây nên ung thư đại trực tràng. Hiện nay, chế phẩm công nghệ sinh học ImmuneGamma® đã được chuyển giao và sản xuất thành công tại Trung tâm Vi sinh – Viện Khoa học thực phẩm Việt Nam. Cho đến thời điểm này, Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới (sau Mỹ) sở hữu công nghệ sản xuất ImmuneGamma®. Tại Việt Nam, các sản phẩm có chứa ImmuneGamma® được Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc tế IMC độc quyền sản xuất và bào chế, trong đó nổi bật nhất phải kể đến Tràng Phục Linh. Tràng Phục Linh – Sản phẩm đầu tiên có chứa ImmuneGamma® giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng Nhờ sự kết hợp giữa ImmuneGamma®, Bạch truật và Bạch Phục Linh – hai thảo dược “nổi tiếng” trong Y học Phương Đông về tác dụng với bệnh đại tràng. Sản phẩm đã được cấp giấy phép lưu hành của Bộ Y tế, hứa hẹn mang đến một giải pháp hỗ trợ điều trị nhanh chóng, đơn giản nhưng hiệu quả cho các bệnh đại tràng. Độc giả có thể gọi 18001506 (miễn cước) để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến ImmuneGamma®, bệnh đại tràng cũng như các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, đừng quên truy cập vào điểm bán Tràng Phục Linh để tìm nhà thuốc gần nhất có bán sản phẩm chĩnh hãng, bạn có thể truy cập vào điểm bán Tràng Phục Linh. Hơn nữa, bạn cũng có thể đặt hàng để mua và giao nhận Tràng Phục Linh nhanh chóng tại nhà. Xem thêm: Cách chữa trị ung thư đại tràng như thế nào?

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...