Viêm đại tràng

Cách trị đau bụng đi ngoài bằng lá vối HIỆU QUẢ TỨC THÌ!!!

Lá vối là loại lá thường được dùng để hãm nước uống với công dụng tiêu thực, thanh nhiệt. Thế nhưng, bạn đã biết cách trị tiêu chảy bằng lá vối chưa? Nếu chứa, đừng bỏ lỡ những thông tin vô cùng hữu ích được trangphuclinh.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé! Cách trị đau bụng đi ngoài bằng lá vối cho hiệu quả tức thì Tại sao lá vối lại có tác dụng chữa đi ngoài? Vối là loại cây sống lâu năm, dùng lá và nụ làm nguyên liệu để nấu nước. Vối được chia làm 2 loại: Vối nếp và vối tẻ. Vối nếp có lá nhỏ hơn bàn tay, có màu vàng xanh, còn vối tẻ lá to hơn bàn tay, hình thoi màu xanh thẫm. Hoa thành chùm đan vào nhau, thường nở vào mùa xuân. Quả vối chín có màu đỏ thẫm giống với quả bồ quân, vị hơi chát và đắng. Từ ngày xưa, người dân đã biết dùng lá và nụ vối để làm nguyên liệu nấu nước. Nước vối sắc rất ngon miệng mà có mùi thơm dễ chịu, kích thích tiêu hóa và chống đầy bụng. Tại sao lá vối có tác dụng chữa đau bụng đi ngoài? Theo nghiên cứu từ Đông y: – Lá vối: Lá vối có tác dụng chữa đi ngoài do chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn, kháng sinh và chất tannin. Các hoạt chất này giúp kháng viêm, ngừa nhiễm trùng và kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy. Hơn nữa, lá vối còn chứa các chất có tính làm dịu và làm giảm cơn đau trong trường hợp bệnh tiêu chảy. Bên cạnh đó, lá vối còn có khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, giúp tăng cường hệ tiêu hóa và giảm các triệu chứng liên quan đến táo bón. Tóm lại, lá vối có tác dụng chữa đi ngoài nhờ vào khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, chống nhiễm trùng và tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể. – Nụ vối: Có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tán độc, tiêu thực và hóa trệ. Dân gian thường dùng để chữa ngoại cảm phát sốt, sợ rét, đau đầu, ăn uống không tiêu. Chất đắng ở trong nụ vối kích thích tiết dịch tiêu hóa, chất tanin giúp bảo vệ niêm mạc, chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hoá. Ngoài ra còn dùng chữa mụn nhọt lở loét ngoài da. Một ngày có thể dùng từ 6 – 12g nụ vối khô hoặc hãm nước uống giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. – Vỏ cây vối: Dùng trong đông y làm thuốc gọi là hậu phác trị đau bụng, đầy hơi và ăn không tiêu, các trường hợp nôn mửa… – Nước vối: Có công dụng để giải khát trong những ngày hè oi bức, làm mát cơ thể, lợi tiểu, giúp đào thải các chất độc trong cơ thể qua đường niệu. Cách trị đau bụng đi ngoài bằng lá vối Để chữa trị đau bụng đi ngoài thì lá vối được coi là phương pháp hữu hiệu. Cách sử dụng lá vối để trị bệnh các bạn có thể tham khảo dưới đây: Cách trị đau bụng đi ngoài bằng lá vối Chữa trị đau bụng đi ngoài: Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày. Chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, đi phân sống: Khoảng 200g lá vối tươi, xé nhỏ, chế vào 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước. Chữa đầy bụng, ăn không tiêu: Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày. Ngoài ra, để bụng luôn nhẹ nhõm, thoải mái bạn nên lưu ý: Tránh ăn các thực phẩm gây khó chịu trong khoảng 2 tuần để các vi khuẩn có lợi trong đường ruột tự cân bằng lại Không uống đồ uống chứa chất cồn, các loại đồ ăn chứa nhiều đường fluctose cao, bánh mì có men… Hạn chế các sản phẩm từ sữa, phô mai xanh quá hạn Ăn nhiều rau xanh và các loại protein dễ tiêu như gà, cá… Bổ sung thêm vi sinh từ gói men tiêu hóa chứa vi khuẩn  lactobacillus và bifidobacterium tốt cho hệ tiêu hóa Có thể ăn thêm vài nhánh tỏi vì chất allicin trong tỏi có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại và hạn chế sự sản sinh các men tiêu hóa.. Một số tác dụng khác của lá vối có thể bạn chưa biết Ngoài tác dụng chữa đau bụng đi ngoài, lá vối còn được sử dụng chữa một số bệnh sau đây: Một số tác dụng khác của lá vối Chữa lở ngứa, chốc đầu : Lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở. Giúp giảm mỡ máu: Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hay nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Uống thường xuyên mới có tác dụng. Hỗ trợ trị tiểu đường: Nụ vối 15 – 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Cần uống thường xuyên. Chữa bỏng: Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng. Viêm gan, vàng da: Dùng rễ 200g mỗi ngày, nấu sắc uống. Viêm da lở ngứa: Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng lá vối tươi có kết quả tốt hơn so với lá vối ủ. Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, hỗ trợ tiêu hóa. Sau mỗi bữa ăn nên uống nước lá vối vì chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Cách trị đau bụng đi ngoài bằng lá vối là phương pháp dân gian an toàn và khá hiệu quả. Vì vậy, mọi người có thể tham khảo và áp dụng để giải quyết vấn đề này nhé. Ngoài ra, nếu xảy ra tình trạng tiêu chảy, đi ngoài nghiêm trọng thì mọi người có thể kết hợp sử dụng Tràng Phục Linh để cải thiện nhanh vấn đề này nhé!

Ăn tỏi liệu có ngừa ung thư đại trực tràng không?

Hỏi: Tôi là Đặng Văn Nam năm nay 56 tuổi, quê ở Hải Phòng. Tôi bị đau trực tràng, gần đây có người khuyên tôi nên ăn tỏi mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh ung thư đại trực tràng. Bác sĩ cho tôi biết như vậy có đúng không ạ? Có nghiên cứu nào chứng minh điều đó không? Trả lời: Anh Nam thân mến! Trước khi trả lời câu hỏi của anh, chúng nêu xin đưa ra một số những thông tin về căn bênh ung thư này. Ung thư đại trực tràng là loại ung thư ác tính ảnh hưởng đến cả đại và trực tràng. Tỷ lệ mắc đứng thứ hai, sau ung thư phổi. Đa số các trường hợp gặp ở các nước phát triển, nhưng đối với các nước như ở Việt Nam tỷ lệ mắc căn bệnh này cũng đang có xu hướng tăng lên. Những nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm: Polyp: niêm mạc của ruột già, thường phát từ lành tính sang ác tính, thường xuất hiện ở những người trên 45 tuổi Chế độ ăn: Khẩu phần ăn nhiều chất béo, đạm động vật trong khi ít rau quả và chất xơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm. Tiền sử về gia đình: Trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị mắc căn bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh tăng cao Bệnh về đại tràng: Các bệnh về đại tràng như ung thư đại tràng chảy máu để lâu ngày có thể dẫn đến ung thư đại tràng. Ngoài ra loạn khuẩn do dùng kháng sinh đường ruột cũng có liên quan đến căn bệnh này. Biểu hiện thường gặp của bệnh bao gồm các triệu chứng: Thay đổi thói quen đại tiên Đi tiêu ra máu Giảm cân không rõ nguyên nhân Cơ thể mệt mỏi, xuất hiện táo bón hoặc ỉa lỏng Theo 2 nghiên cứu thuần tập và 6 nghiên cứu về tỏi và ung thư đại tràng. Tất cả những nghiên cứu về đều chỉ ra rằng việc giảm nguy cơ khi tăng lượng tiêu thụ nhưng không có mối liên quan nào ngược lại. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy mối tương quan này không có ý nghĩa thống kê. Nhưng một số bằng chứng tiền lâm sàng dựa trên mô hình các chất gây ung thư và các ung thư có thể cấy ghép được đưa ra những gợi ý về tác dụng của tỏi và  allyl sulfur trong thành phần của tỏi. Các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy, allyl sulfur ngăn chặn ung thư đại tràng. Như vậy là đã có bằng chứng chứng minh được công dụng của tỏi với ung thư đại trực tràng. Xem thêm: Cách chữa ung thư đại trực tràng

Chẩn đoán ung thư đại trực tràng

Chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng là bước rất quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả. Nhưng chẩn đoán cần làm gì? Thực hiện những xét nghiệm nào? Để biết được câu trả lời mời bạn đọc theo dõi thông tin dưới đây. Nếu có những triệu chứng của ung thư đại trực tràng bạn cần đến trung tâm y tế tin cậy để tiến hành chẩn đóan bệnh và có phương pháp điều trị phù việc. Xét nghiệm sàng lọc có thể tìm thấy các polyp hoặc ung thư trước khi chúng phát triển. Phát hiện sớm rất có ý nghĩa vì giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp. Dưới đây xin giới thiệu một số những xét nghiệm sàng lọc ung thư thông thường: 1. Thăm khám trực tràng Quá trình tiến hành đơn giản, bác sĩ cho ngón tay mang gang tay vào trực tràng để kiểm tra xem có khối u nào không. Bệnh nhân không có cảm giác đau, nhưng nó chỉ phát hiện được không quá 10 % trường hợp ung thư đại trực tràng. Do đó cần kết hợp thêm các xét nghiệm khác. 2. Chụp hình đại tràng với chất cản quang Phương pháp này dùng thuốc xổ cùng với dung dịch có tính cản quang (barium) sẽ được tiêm vào trong ruột già thông qua đường hậu môn, khi đó hình ảnh của ruột già được hiển thị trên phim khi chụp X-quang. Bác sĩ dựa vào hình ảnh đó để tìm kiếm những bất thường trên toàn bộ đại tràng. Nếu có những bất thường hoặc có các khối u trng ruột già, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi đại tràng cho người bệnh. 3. Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT) Sử dụng xét nghiệm này để xem máu có ẩn trong phân không vì mắt thường không nhìn thấy đượcc. Thủ tục này sẽ được bác sĩ hướng dẫn tại nhà. Phân được để trong hộp mang đến kiểm tra. Nếu tìm thấy có máu trong phân, được làm thêm các xét nghiệm khác giúp tìm polyp, ung thư hay những nguyên nhân chảy máu khác. Ngoài ra sẽ có một số yêu cầu của bác sĩ, không nên ăn một số thực phẩm hoặc một số loại thuốc để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Một số loại thực phẩm hoặc thuốc cho kết quả dương tính mặc dù thực tế không có máu trong phân. Đó là hiện tượng “dương tính giả”. Những yếu tố gây nên hiện tượng này như rau sống, cải ngựa, thịt đỏ, thuốc chống viêm không steroid, chất làm loãng máu, vitamin C bổ sung, chất sắt, và aspirin. Hoặc một số bệnh lý khác như bệnh trĩ, cũng có thể làm phân có máu. 4. Xét nghiệm DNA phân Tác dụng để tìm kiếm các tế bào ung thư đại tràng hoặc polyp tiền ung thư. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách để lấy mẫu phân. Một số loại thức ăn hoặc thuốc cũng không được sử dụng trong vài ngày trước khi xét nghiệm, vì tính chính xác của kết quả. Nếu có kết quả dương tính sẽ được các bác sĩ yêu cầu làm nội soi đại tràng. 5. Nội soi đại tràng Trước khi làm xét nghiệm, các bác sĩ cho bạn uống thuốc để thư giãn và buồn ngủ. Sau đó có ống mỏng, dễ uốn nắn có kết nối với video camera được đưa vào hậu môn, qua trực tràng và cho phép bác sĩ quan sát toàn bộ đại tràng. Hơn nữa, ống soi này còn có tác dụng dùng để cắt bỏ các khôid polyp và ung thư trong khi làm xét nghiệm. Nội soi đại tràng có thể gây khó chịu, nhưng nó thường không gây đau. 6. Chụp cắt lớp ruột già Xét nghiệm sử dụng kĩ thuật chụp cắt lớp điện toán để chụp ảnh của ruột già. Bác sĩ có thể nhìn thấy tất cả hình ảnh được kết hợp trên máy tính để tìm kiếm polyp hoặc ung thư. Nếu xuất hiện những bất thường trong ruột già, bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm nội soi đại tràng để kiểm tra chi tiết hoặc cũng có thể loại bỏ nó. 7. Soi đại tràng sigma Đại tràng sigma là đoạn đại tràng ngay phía trên trực tràng. Quá trình xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho một ống rỗng, mỏng, dễ uốn nắn và có đèn sáng ở đầu mút vào trong trực tràng của bạn. Ống này được kết nối với một video camera nhỏ nhờ đó bác sĩ có thể xem xét trực tràng và phần dưới của ruột già. Xét nghiệm nàytuy có thể gây khó chịu, nhưng nó cho phép bác sĩ nhìn thấy những khối u khi chúng còn rất nhỏ, trước khi chúng bị phát hiện bằng xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân. Tuy nhiên, soi đại tràng sigma có thể bỏ sót các khối ung thư ở phần trên của ruột già. Do đó, một số bác sĩ thường chọn nội soi đại tràng hơn. Xem thêm: Ung thư đại trực tràng ở người cao tuổi Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Chữa bệnh ung thư đại trực tràng

Bệnh ung thư đại trực tràng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì mới tăng tỷ lệ khỏi bệnh. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào cho phù hợp. Mỗi phương pháp có những ưu điểm nổi bật nhưng cũng tồn tại một số mặt hạn chế. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây. Phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng Việc chữa bệnh ung thư đại trực tràng  phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: Vị trí, kích thước, phạm vi khối u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các bác sĩ dựa vào đó để cân nhắc phương pháp điều trị cho người bệnh. Phẫu thuật được coi là phương pháp chính để  điều trị, đôi khi bác sĩ điều trị bằng phương pháp phối hợp. Phẫu thuật Đây được coi là phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư đại trực tràng. Quá trình thực hiện bác sĩ mổ cắt bỏ khối u cùng với một phần đại tràng, trực tràng hoặc các hạch lân cận. Đa số các trường hợp bác sĩ có thể nối lại những phần còn lành của đại tràng và trực tràng và tiến hành mở thông đại tràng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Mở thông đại tràng là phẫu thuật tạo đường thông từ đại tràng ra thành bụng để tạo đường mới đưa chất thải ra ngoài. Sau đó, người bệnh cần mang túi đặc biệt để chứa chất thải. Một số trường hợp hợp bác sĩ phẫu thuật mở thông đại tràng tạm thời để cho phép đại tràng dưới và trực tràng liền lại sau khi phẫu thuật. Theo thống kê có khoảng 15% người bệnh ung thư đại trực tràng cần phải mở thông đại tràng vĩnh viễn. Hóa trị liệu Hóa trị liệu có thể gây rụng tóc (Ảnh minh họa) Phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị liệu được sử dụng kết hợp với phẫu thuật, tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau mổ. Đồng thời có tác dụng kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư và giảm bớt được các triệu chứng của bệnh. Hóa trị liệu điều trị toàn thân, thuốc sẽ đi vào các mạch máu và lưu thông trong toàn bộ cơ thể. Những loại thuốc để điều trị ung thư sẽ được tiêm trực tiếp tĩnh mạch hoặc thông qua một ống thông luồn vào tĩnh mạch lớn và lưu lại khi cần thiết. Có một số loại thuốc được sản xuất ở dạng viên. Tia xạ trị liệu Tên gọi khác là phương pháp phóng xạ, tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách sử dụng tia X có năng lượng cao. Đây là phương pháp điều tại chỗ, tức là chỉ ảnh hưởng tới tế bào ung thư ở vùng được chiếu xạ. Liệu pháp điều trị này thường được sử dụng cho các bệnh nhân ung thư trực tràng. Phương pháp này có thể được bác sĩ sử dụng trước khi phẫu thuật  để làm khối u co nhỏ lại và dễ dàng cắt bỏ hơn hoặc sau khi phẫu thuật để tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư còn sót lại trong vùng điều trị. Tác dụng của xạ trị còn để giảm các triệu chứng của bệnh. Phóng xạ có thể do một máy chiếu ngoài hoặc từ một vật được đưa vào bên trong cơ thể và đặt trực tiếp lên khối u hoặc gần đó – chiếu xạ trong. Có trường hợp được điều trị bằng cả chiếu xạ trong và chiếu xạ ngoài. Liệu pháp sinh học Là liệu pháp miễn dịch, sử dụng hệ thống miễn dịch để chống lại sự phát triển của ung thư. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tìm kiếm tế bào ung thư trong cơ thể và tiêu diệt chúng. Tác dụng của biện pháp này để sửa chữa, kích thích, tăng cường chức năng chống lại ung thư tự nhiên của hệ thống miễn dịch. Sử dụng phương pháp này trước khi phẫu thuật, đơn độc hoặc phối hợp với hóa trị liệu và tia xạ trị liệu. Các loại thuốc sử dụng  trong liệu pháp này đều được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Hiện nay, các nhà khoa học còn tìm ra một số phương pháp điều trị mới. Các thử nghiệm lâm sàng để đánh giá phương pháp điều trị mới là lựa chọn phù hợp với bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Một số nghiên cứu khác các bác sĩ so sánh các phương pháp điều trị khác nhau, và phương pháp điều trị mới cho kết quả khả quan trong phòng thí nghiệm với một nhóm bệnh nhân. Những nghiên cứu mới mang lại nhiều thành tựu trong điều trị ung thư đại trực tràng. Và tìm ra phương pháp điều trị mới còn hiệu quả hơn phương pháp chuẩn. Xem thêm: Ung thư đại trực tràng do rối loạn tiêu hóa dài ngày Tác dụng phụ điều trị ung thư đại trực tràng Tác dụng phụ phụ thuộc vào phương pháp điều trị đối với bệnh nhân. Thông thường tác dụng chỉ mang tính tạm thời, và được bác sĩ giải thích rõ nguyên nhân. Nếu xuất hiện những triệu chứng nặng người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ. Bác sĩ có thể tư vấn các cách để giảm nhẹ triệu chứng có thể xảy ra trong hoặc sau khi điều trị. Về phẫu thuật Gây đau và nhạy cảm tạm thời ở vùng phẫu thuật, có thể xảy ra các hiện tượng ỉa lỏng hoặc táo bón tạm thời. Bệnh nhân được phẫu thuật mở thông đại tràng có thể bị kích thích ở vùng da quanh lỗ mở. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh tại chỗ và phòng chống hiện tượng nhiễm khuẩn, kích thích. Về hóa trị liệu Tác dụng phụ của phương pháp này phụ thuộc vào loại thuốc và liều lượng. Tác dụng phụ phổ biến thường là bồn nôn, nôn, rụng tóc, đau miệng, ỉa chảy, cơ thể mệt mỏi. Hiếm gặp trường hợp bị nhiễm khuẩn hoặc chảy máu. Về xạ trị liệu Tương tự như hóa trị liệu, phương pháp này tác động lên cả tế bào lành và tế bào ung thư. Tác dụng phụ phụ thuộc vào liều lượng và bộ phận được điều trị. Mệt mỏi, thay đổi da ở vùng chiếu xạ, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và ỉa lỏng, đôi khi gây chảy máu trực tràng (hiện tượng phân có máu). Về liệu pháp sinh học Có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau tuỳ theo từng loại điều trị. Thông thường phương pháp điều trị này gây ra các triệu chứng giống cảm cúm, như rét run, sốt, mệt mỏi và buồn nôn. Phòng bệnh ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng có thể phòng hiệu quả bằng chế độ ăn uống và phong cách sống tích cực. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn phòng bệnh hiệu quả: Thực đơn ăn uống giảm chất béo, sử dụng dầu thực vật trong bữa ăn thay cho mỡ động vật Cung cấp đầy đủ chất xơ, nguồn chất xơ dồi dào từ rau xanh, hoa quả tươi Hạn chế lượng muối trong thức ăn, tránh ăn thức ăn lên men, xông khói hoặc đồ khô như cá khô, đồ hộp… Nên ăn một số thực phẩm chứa chất phòng tránh ung thư như: Tỏi, rau thơm, gừng, ớt… Tập thể dục thường xuyên, yoga hoặc dưỡng sinh mỗi ngày từ 30 – 60 phút để cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật. Không hút thuốc, rượu bia và các chất kích thích Loại bỏ những thực phẩm có nguy cơ cao gây ung thư như: Thực phẩm chiên rán cháy, dầu mỡ cháy, trứng rán để qua đêm… Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm, nếu có polip cần cắt bỏ ngay, đặc biệt đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Ung thư đại trực tràng cần được phát hiện sớm

Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện sớm có thể chữa khỏi được. Nhưng đa số các trường hợp đến kiểm tra khi ở trong giai đoạn muộn, khi ung thư đã lan rộng ra nhiều vị trí khác. Để phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm mỗi chúng ta nên di khám sức khỏe định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình và phát hiện sớm bệnh tật để có phương pháp chữa trị hiệu quả. Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng Theo kết quả thống kê tại Bệnh viện Ung bướu TP.Hồ Chí Minh, bệnh nhân ung thư đại trực tràng đến khám có 20% đã ở giai đoạn muộn, di căn và không thể chữa trị được. Số còn lại bệnh đã phát triển, có thể phẫu thuật để cắt đoạn ruột nhưng 40% có hiện tượng tái phát trở lại. Với những con số thực tế trên cho thấy bệnh nhân chủ quan về bệnh tật, khi những triệu chứng phát ra ngoài mới đến những cơ sở y tế để thăm khám, khi đó bệnh đã phát triển mạnh hơn. Việc tầm soát phát hiện sớm ung thư đại trực tràng là yếu tố tiên quyết để chữa khỏi căn bệnh này. Những yếu tố gây ung thư đại trực tràng điển hình là: Chế độ ăn giàu mỡ động vật, ít chất xơ Sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… Béo phì Lười vận động Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng cần thay đổi cách ăn uống và lối sống. Nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Chế độ từ khóa đó có thể thực hiện trong nhiều năm mới phòng bệnh được. Ngoài ra ung thư đại trực tràng còn do các polyp phát triển thành. Để giảm tỷ lệ mắc ung thư cần phát hiện sơm polyp để cắt bỏ mầm mống gây bệnh. Bên cạnh đó bệnh còn ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Khi có những triệu chứng sau đây bạn nên nghĩ tới căn bệnh này: Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón không rõ nguyên nhân Đại tiện ra máu Đau bụng không rõ nguyên nhân Sụt cân, chán ăn Khi ở giai đoạn đầu, bệnh hầu như không có triệu chứng, nhưng khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã tiến triển khá nặng. Vậy làm thế nào để tầm soát ung thư đại trực tràng? Phương pháp hiệu quả nhất là tầm soát căn bệnh này khi chưa xuất hiện những dấu hiệu. Đối tượng cần tầm soát  là những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Những người trên 50 tuổi, những người có tiền căn bị polyp hoặc ung thư đại trực tràng hoặc có người thân trong gia đình bị mắc bệnh. Xem thêm: Cách phát hiện sớm bệnh ung thưu đại trực tràng Phương pháp tầm soát Những người rơi vào nhóm nguy cơ trung bình nên sử dụng phương pháp tầm soát: Tìm máu trong phân một năm/lần, soi đại tràng sigma 5 năm/lần hoặc soi toàn bộ đại tràng 10 năm/lần. Soi toàn bộ đại tràng là phương pháp tầm soát tốt nhất, có thể kiểm tra toàn bộ đại tràng. Những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao nên tầm soát bằng phươngị m pháp nội soi toàn bộ đại tràng, bắt đầu tầm soát sớm hơn, thời gian tầm soát gần nhau hơn. Dựa vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe, độ tuổi, dấu hiệu, mức độ nguy cơ mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp tầm soát ung thư. Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số phương pháp thường sử dụng hiện nay: Tìm máu trong phân Phương pháp có ưu điểm rất tiện lợi khi lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, nhưng chỉ có 2 – 5% các trường hợp có máu trong phân là bị mắc ung thư đại trực tràng. Bước sau khi làm tìm máu trong phân là soi đại tràng. Soi đại tràng sigma Phát hiện khoảng 50% trường hợp bị ung thư đại trực tràng, phương pháp này không cần chuẩn bị kĩ và cũng không cần gây mê. Nhưng nó lại có nhược điểm không khảo sát hết toàn bộ khung đại tràng, gây ra nguy cơ thủng ruột 2/10.000 trường hợp. Soi đại tràng Là phương pháp tốt nhất hiện nay, khảo sát toàn bộ khung đại tràng, đánh giá toàn bộ nguy cơ nhưng có một số điểm hạn chế như: Phải chuẩn bị kỹ ruột trước khi soi và phảo tiền mê. Biến chứng gây ra là chảy máu phải nhập viện điều trị chiếm tỷ lệ 1/500 trường hợp, thủng ruột 1/750 trường hợp, tử vong 1./8.000 trường hợp Ngoài ra còn một số phương pháp như chụp CT bụng hay gọi là soi đại tràng ảo, quay video ống tiêu hóa…nhưng những phương pháp này chưa được chính thức thừa nhận giá trị. Nguồn: Tổng hợp Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Ung thư đại trực tràng - Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Ung thư đại trực tràng có những dấu hiệu cơ bản như chướng bụng, tiêu chảy làm chúng ta thường chủ quan, nhưng đó lại là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số triệu chứng nếu bạn gặp phải thì cần đi khám bác sĩ sớm để điều trị bệnh kịp thời. Đau bụng Khi bụng bị đau là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng. Nếu xuất hiện những cơn đau vùng bên phải kèm theo sốt cần nghĩ ngay tới đau ruột thừa. Bệnh này xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau, ruột thừa tuy rất nhỏ và việc phẫu thuật cũng không quá lớn nhưng nếu không chữa trị kịp thời gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng con người. Nếu đau ở trên rốn kèm theo biểu hiện đau âm ỉ kèm theo ợ chua là những triệu chứng của bệnh dạ dày. Trường hợp đau quặn bụng đi ngoài, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm, hoặc báo hiệu căn bệnh nguy hiểm hơn là khối u ở vùng bụng. Bổ sung sữa chua chứa men vi sinh sống Probiotics trong thực đơn hàng ngày là cách ngăn chặn hại khuẩn đồng thời tăng số lượng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh và hệ  tiêu hóa cân bằng. Ợ hơi và chướng bụng Bụng đầy hơi là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, bụng căng to, ợ hơi liên tục do lượng hơi tăng lên trong ống tiêu hóa. Nguyên nhân gây tình trạng chướng bụng có thể do: Ăn nhiều chất tinh bột trong khi cơ thể không đủ men chuyển hóa hết Rối loạn vận động ống tiêu hóa làm dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn Hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa bị rối loạn Căng thẳng, lo âu quá mức… Biển hiện này có thể là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, viêm, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng co thắt hoặc ung thư đại trực tràng… Nôn mửa Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ho nhiều, ăn quá no, lo lắng, hồi hộp. Nhưng nôn cũng là biểu hiện của những bệnh trầm trọng khác như viêm màng não, viêm ruột thừa, tắc nghẽn đường ruột. Khó tiêu chán ăn Hiện tượng chán ăn, ăn không tiêu làm mất cảm giác ngon miệng khi ăn, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Tình trạng này kéo dài làm cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, giảm cân. Nguyên nhân do cơ thể mệt mỏi, dùng thuốc kéo dài hoặc do mắc một số bệnh về tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, viêm ruột non, loạn khuẩn ống tiêu hóa, ung thư đại tràng… Vì vậy khi bị chứng này mà nghỉ ngơi không thấy thuyên giảm, nên đến gặp bác sĩ để xem tình trạng sức khỏe của mình như thế nào. Thay đổi thói quen đại tiện Thói quen đi đại tiện thay đổi, táo bón, tiêu chảy, có lúc táo lỏng xen kẽ, hiện tượng kéo dài. Nguyên nhân có thể do đường ruột bị nhiễm khuẩn hoặc cơ thể đang thiếu chất xơ để bài tiết. Điều trị nên dùng chất xơ hoặc men vi sinh để ổn định lại đường ruột. Trong trường hợp xấu, dùng thuốc mà vẫn không khỏi được trong khi bệnh lại tiến triển cùng với triệu chứng đau bụng từng cơn thì bạn nên đi xét nghiệm càng sớm càng tốt. Vì nó là biểu hiện của khối u đang phát triển. Trong trường hợp, dùng thuốc nhiều ngày vẫn không khỏi, tiến triển bệnh ngày một trầm trọng hơn, kèm với biểu hiện đau bụng từng cơn thì bạn cần đi xét nghiệm sớm. Bởi nó có thể là dấu hiệu của một khối u đang lớn dần lên. Đại tiện phân đen Phân đen do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do ăn uống hoặc mắc phải bệnh lý nào đó. Đi ngoài phân đen kèm theo biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi hoặc trụy tim mạch thì nghĩ tới một số bệnh sau: Chảy máu thực quản do khối u, vỡ tĩnh mạch thực quản hoặc xuất huyết dạ dày. Nếu cấp cứu không kịp thời bệnh có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Đại tiện ra máu Đại tiện ra máu là biểu hiện của một số bệnh dưới đây: Trĩ: Sau khi đại tiện thường bị chảy máu. Máu màu đỏ tươi kèm theo phân. Lượng máu bị mất phụ thuộc vào mức độ trĩ nặng hay nhẹ. Nứt kẽ hậu môn: Máu đỏ tươi, nhỏ giọt, nếu mới bị nứt kẽ, sau khi đại tiện, người bệnh sẽ thấy đau dữ dội. Các bệnh đường tiêu hóa: Biểu hiện máu có màu đen hoặc đỏ thẫm, đoạn trên đường tiêu hóa thường bị chảy máu Nếu máu màu đỏ thì thường là chảy máu đoạn dưới đường tiêu hóa. Ung thư trực tràng: Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Thời kỳ cuối, bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, sút cân trầm trọng, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy. Polyp trực tràng và kết tràng: Máu màu đỏ tươi, không đau, máu lẫn theo phân. Viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ: Kèm theo dịch nhầy hoặc mủ, đau bụng dưới, sốt, đại tiện nhiều lần. Các bệnh về tiêu hóa có những biểu hiện tương đối giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Khi có những triệu chứng như vậy người bệnh cần đi khám bác sĩ kịp thời để sớm được chẩn đoán và điều trị. Để phòng chống những chứng bệnh này và bảo vệ hệ tiêu hóa cần ăn uống đảm bảo vệ sinh, sinh hoạt điều độ, không nên thức khuya, làm việc và hoạt động mạnh ngay sau khi ăn… Ngoài ra, mọi người cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn sữa chua hằng ngày để bổ sung lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột. Nguồn: Tổng hợp Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...