Ung thư đại tràng là loại ung thư bắt đầu ở ruột già, thường gặp ở các nước phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh đứng hàng thứ hai, sau ung thư phổi. Những năm gần đây, bệnh có xu hướng tăng lên ở các nước khu vực châu Á. Biểu hiện nghèo nàn của bệnh nên rất dễ nhầm với một số bệnh lý khác ở đại tràng. 1. Nguyên nhân gây bệnh Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh ung thư đại tràng. Nhưng có một số những yếu tố làm tăng khả năng chuyển thành ung thư: Tuổi tác Bệnh do tuổi tác, bắt nguồn từ tế bào của niêm mạc ruột già trong một khoảng thời gian dài Thói quen ăn uống Khẩu phần ăn nhiều chất béo ít chất xơ đẩy cao nguy cơ ung thư đại tràng. Sự trao đổi chất của mỡ động vật cùng với việc cung cấp ít chất xơ làm cho đại trực tràng chậm hoạt động đồng thời tăng sự hấp thu độc tố. Yếu tố di truyền Trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột từng bị mắc ung thư đại tràng thì mức nguy hiểm của nó còn cao gấp 8 lần so với người bình thường. Bệnh sử viêm ruột kết mãn tính và poplyp đại tràng Một số bệnh về ruột có khả năng gia tăng nuy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràngcó vài loại polip làm tăng nguy cơ bị ung thư đại trực tràng, => 4 sự thật về ung thư đại tràng nên biết 2. Triệu chứng Ung thư đại tràng có một thời gian dài không có triệu chứng, vì vậy khi có một số biểu hiện dưới đây cần đi khám bác sĩ ngay Giai đoạn đầu biểu hiện của bệnh chủ yếu là đi đại tiện ra máu nhẹ, không có cảm giác đau. Giai đoạn muộn hơn thì ra máu nhiều hơn, máu sẫm màu và phân chứa nhầy Thói quen đại tiện thay đổi đại tiện như tiêu chảy, táo bọn, đại tiện xong vẫn còn cảm giác mót rặn Khuôn phân thay đổi, phân nhỏ và dẹt hơn bình thường Hình dạng phân thay đổi, phân nhỏ, phân dẹt hơn bình thường Loét hậu môn trong thời gian dài, đau dai dẳng Sụt cân không rõ nguyên nhân, thiếu máu Bụng đầy hơi, khó tiêu, chán ăn Phát hiện polyp đại tràng hoặc polyp tuyến nhú Ung thư di căn giai đoạn cuối dẫn đến tiểu tiện nhiều lần, tiểu đau buốt, hoặc gan chướng to, thậm chí có dịch và các biểu hiện khác 3. Biến chứng của ung thư đại tràng Bệnh ung thư đại tràng có thể gây ra các biến chứng như sau: Tắc nghẽn đường ruột Khối u không ngừng phát triển to lên làm cho đường ruột ngày một nhỏ hẹp lại và cản trở tiêu hóa gây ra tắc nghẽn cơ học Thủng đường ruột Người bệnh bị thủng đường ruột có biểu hiện điển hình là đau bụng cấp tính, cứng cơ bụng, khi ấn vào bị đau. Xuất huyết Khi đi đại tiện thường ra máu một hoặc nhiều lần trong thời gian ngắn. Bị ra nhiều máu khiến nhịp tim tăng, gây sốc có thể nguy hiểm đến tính mạng. 4. Ung thư đại tràng dễ nhầm với bệnh nào? Triệu chứng của ung thư đại tràng có thể khiến chúng ta dễ nhầm với một số bệnh về đường tiêu hóa Viêm loét đại tràng Triệu chứng tiêu chảy, ung thư kết tràng, phân nhầy có máu màu sậm cùng các triệu chứng khác, giống với các triệu chứng của viêm loét đại tràng nên rất dễ nhầm lẫn. Viêm ruột thừa Ung thư phần hồi manh tràng gây ra triệu chứng đau, đau khi ấn. Vì vậy dễ bị chẩn đoán thành viêm ruột thừa Polyp đại tràng Polyp đại tràng có biểu hiện bệnh đại tiện ra máu, máu tươi không kèm trong phân nên dễ chẩn đoán nhầm thành polyp đại tràng Kiết lỵ Đại tiện ra máu đông, máu cục, mót rặn là những biểu hiện của bênh ung thư đại tràng và ung thư đại tràng sigma nên dễ bị nhầm với kiết lỵ 5. Chẩn đoán và điều trị bệnh Chẩn đoán Thăm trực tràng: Đây là phương pháp có ý nghĩa cho việc chẩn đoán ung thư trực tràng khi sờ thấy có một khối cứng, gồ ghề, có máu dính vào găng. Cần xác định tính chất di động hay đã dính chặt vào cơ quan kế cận trong khung chậu Soi trực tràng sigma: Thủ thuật này giúp phát hiện 2/3 đên 3/4 ung thư đại tràng. Khi đó cần phối hợp với sinh thiết hoặc cắt bỏ khối u nhỏ còn nằm trên bề mặt. Chụp phim baryt đại tràng: Phát hiện những khối u có đường kính lớn hơn 2 cm Soi đại tràng toàn bộ: Có kết quả tốt về mặt hình thái, đồng thời kết hợp với sinh thiết chẩn đoán sớm. Đây cũng được coi là biện pháp cần thiết tiến hành với các bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư đại tràng. Thông thường là từ 3 – 6 tháng/lần. Siêu âm nội soi hoặc CT-scanner: Phương tiện chính giúp chẩn đoán và phát hiện nhanh di căn quanh trực tràng và các cơ quan kế cận. Điều trị bệnh Dựa vào mỗi giai đoạn, tính chất, mức độ của bệnh và điều kiện sức khỏe mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng phương pháp nào. Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị … hoặc cũng có thể là điều trị triệu chứng Phẫu thuật: Trừ trường hợp polyp ung thư hóa chưa xâm nhập cuống, căn bệnh này có thể điều trị bằng cắt bỏ nội soi. Đây cũng là phương pháp chính để điều trị ung thư đại tràng. Xạ trị: Sử dụng hỗ trợ phẫu thuật, trong một số trường hợp áp dụn đơn độc Hóa trị liệu: Thường được phối hợp với phẫu thuật, thuốc thường dùng là 5 FU giúp làm giảm khối u 50% trong 15- 20% trường hợp. Điều trị bằng laser: Có tác dụng hủy ung thư bề mặt trực tràng, hiệu quả mang lại giống điều trị cắt bỏ tại chỗ hoặc xạ trị tại chỗ. Điều trị tạm thời: Nhờ vào phẫu thuật cắt bỏ khối u để tránh hiện tượng chảy máu, tắc ruột hoặc thủng ruột. Trường hợp khối u không cắt bỏ được thì có thể dẫn lưu đại tràng qua hậu môn nhân tạo. 6. Phòng bệnh ung thư đại tràng Chế độ ăn uống Giảm thức ăn chứa thành phần calo chất béo từ 40% xuống 25 – 30% Cung cấp thêm hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt cho bữa ăn Tránh các món ăn muối, lên men, xông khói, sấy khô Hạn chế tiêu thụ những gia vị không có ích như phẩm nhuộm, dầu thơm Tránh đồ ăn gây đột biến gen trong thức ăn như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích… Hạn chế đồ uống có cồn như rượu bia hoặc đồ uống chứa cafein như cà phê… Tập thể dục Một nghiên cứu cho thấy lối sống ít vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Trong khi đó những người thường xuyên tập luyện thể thao giảm nguy cơ phát bệnh. Thu Huế_Trangphuclinh.vn Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Viêm đại tràng
Chẩn đoán Bệnh Crohn: Nguyên nhân & phương pháp điều trị
Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột, nó gây ra viêm màng của đường tiêu hóa. Tiêu chảy, đau bụng, máu trong phân, giảm cân…là những triệu chứng của bệnh. Để chẩn đoán bệnh Crohn chính xác cần phải thực hiện một số thủ tục sau đây. Bệnh Crohn: Nguyên nhân, dấu hiệu & phương pháp điều trị Mục lụcBệnh Crohn là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh?Nguyên nhân gây nên bệnh Crohn là gì?Cách chẩn đoán bệnh CrohnXét nghiệm máuTìm máu trong phânSoi ruột giàSoi đại tràng sigmoid (sigmoidoscopy)Thuốc xổ BariHình ảnh ruột nonChụp cắt lớp vi tínhViên nang nội soiPhương pháp điều trị bệnh Crohn như thế nào?Thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dụcDùng thuốcPhẫu thuật Bệnh Crohn là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh? Bệnh Crohn hay còn được gọi là bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là gây loét thành trong của ruột non và đại tràng. Bệnh Crohn gây tổn thương ở cả ruột già, ruột non, thậm chí là ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ miệng đến đại tràng và cả hậu môn. Bệnh Crohn có thể khiến người bệnh mệt mỏi, sút cân nhanh, suy nhược cơ thể, biến chứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng. Căn bệnh này cũng chưa có thuốc đặc trị, nhưng các liệu pháp có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu và triệu chứng bệnh. Nguyên nhân gây nên bệnh Crohn là gì? Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh Crohn. Tuy nhiên, họ cũng đã đưa ra một vài nguyên nhân có khả năng gây bệnh gồm: Ô nhiễm môi trường: Sinh sống ở gần khu công nghiệp, nơi chứa nhiều rác thải hoặc sử dụng nguồn nước bẩn chính là nguyên nhân gây nên bệnh. Bên cạnh đó, việc hít phải khói thuốc lá thường xuyên cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh. Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, không đủ dinh dưỡng khiến chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm. Đồng thời, nó còn tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn tấn công gây bệnh Crohn; Suy giảm hệ miễn dịch: Vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công đường tiêu hóa, từ đó làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh; Yếu tố di truyền: Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 20% số người mắc bệnh Crohn có tiền sử gia đình mắc bệnh. Do vậy, đây được coi là một trong nguyên nhân cao nhất gây bệnh. Cách chẩn đoán bệnh Crohn Hiện nay, để chẩn đoán bệnh Crohn chính xác, người ta thường dựa vào một số phương pháp sau: Phương pháp chẩn đoán bệnh Crohn Xét nghiệm máu Việc xét nghiệm máu để kiểm tra xem có thiếu máu hay không. Đây là tình trạng mà trong đó không có đủ tế bào hồng cầu mang ôxy đến các mô đầy đủ hoặc kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng. Dựa trên kết quả của 2 xét nghiệm trên để tìm sự hiện diện của kháng thể nào đó giúp chẩn đoán các bệnh về viêm ruột. Nhưng cũng có trường hợp không bị bệnh Crohn và viêm loét cũng có kháng thể. Khi đó xét nghiệm phát hiện dương tính không có nghĩa là mắc bệnh Crohn. Tìm máu trong phân Bệnh nhân cần cung cấp mẫu phân để kiểm tra máu trong phân. Máu trong phân là dấu hiệu của các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn. Họ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm phân để kiểm tra các sinh vật gây bệnh trong đường tiêu hóa. Điều này có thể giúp họ loại trừ các nguyên nhân khác gây nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh. Ví dụ, nuôi cấy phân có thể giúp nhận thấy được tình trạng cơ thể bị nhiễm vi khuẩn. Xét nghiệm phân ova và ký sinh trùng có thể giúp tìm hiểu về nhiễm ký sinh trùng trong cơ thể. Soi ruột già Bác sĩ theo dõi toàn bộ đại tràng bằng cách sử dụng một ống đèn với một máy ảnh kèm theo. Quá trình được tiến hành bao gồm bác sĩ lấy mẫu nhỏ mô để mang phân tích trong phòng thí nghiệm. Một số người có cụm của các tế bào viêm được gọi là u hạt, giúp xác định chẩn đoán của bệnh Crohn vì u hạt không xảy ra với viêm loét đại tràng. Trong đa số những người không có mặt u hạt Crohn và chẩn đoán được thực hiện thông qua sinh thiết và vị trí của căn bệnh này. Rủi ro của nội soi bao gồm thủng ruột kết và chảy máu. Soi đại tràng sigmoid (sigmoidoscopy) Phương pháp soi đại trang sigmoid Trong thủ tục này, bác sĩ sử dụng một ống sáng (một ống linh hoạt có một camera nhỏ ở đầu) để kiểm tra sigmoid, phần cuối của ruột già. Thuốc xổ Bari Tác dụng của phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá ruột già với X – quang. Bệnh nhân nhận được một gói thuốc xổ với một chất nhuộm màu tương phản có chứa bari trước khi thử nghiệm. Đôi khi không khí cũng được thêm vào. Chất nhuộm màu bari có tác dụng lót áo ruột, tạo ra một hình bóng của đại tràng, trực tràng và phần ruột non hiển thị trên một X-quang. Hình ảnh ruột non Thử nghiệm này quan sát được một phần của ruột non mà không xem bằng nội soi. Khi uống dung dịch chứa bari, hình ảnh thu thập X – quang, CT hoặc MRI của ruột non. Thử nghiệm trên cho phép xác định vị trí các khu vực hẹp hoặc viêm trong ruột non được thấy trong bệnh Crohn. Đồng thời giúp bác sĩ xác định bệnh là loại viêm ruột nào. Chụp cắt lớp vi tính Dùng CT scan, một kỹ thuật X – ray đặc biệt cung cấp chi tiết hơn một X – ray tiêu chuẩn. Thử nghiệm này nhìn vào toàn bộ ruột cũng như tại các mô ruột bên ngoài không thể nhìn được bằng các xét nghiệm khác. Bác sĩ có thể ra lệnh quét này tìm hiểu vị trí và mức độ bệnh hoặc để kiểm tra các biến chứng như tắc nghẽn một phần, áp-xe hoặc đường dò. Mặc dù không xâm lấn, một máy quét CT cho thấy nhiều bức xạ hơn một tia X thông thường. Viên nang nội soi Viên nang nội soi Nếu có các triệu chứng của bệnh Crohn, nhưng sử dụng các xét nghiệm khác là khó chẩn đoán thì bác sĩ có thể tiến hành nội soi nang. Biện pháp được thực hiện như sau: Bệnh nhân được nuốt một viên nang có camera trong đó. Máy ảnh có hình ảnh chuyển đến vành đai. Những hình ảnh này sau đó sẽ được tải xuống, hiển thị trên màn hình và kiểm tra các dấu hiệu của bệnh Crohn. Khi đã đi qua hệ tiêu hóa, máy ảnh thoát qua theo phân. Biện pháp này tương đối an toàn nhưng nếu có một tắc nghẽn trong đường ruột viên nang có thể kẹt trong ruột. Phương pháp điều trị bệnh Crohn như thế nào? Bệnh Crohn là loại bệnh khá nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng xấu. Vì vậy, người bệnh cần điều trị ngay sau khi được chẩn đoán mắc bệnh. Hiện nay có 3 biện pháp được chữa trị và áp dụng phổ biến là thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc và phẫu thuật. Phương pháp điều trị bệnh Crohn Thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục Chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh Crohn và những bệnh khác liên quan tới đường tiêu hóa. Do vậy, để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao thì người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp. Dùng thuốc Khi mắc bệnh crohn, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau: Thuốc kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại cho đường ruột, chữa lành lỗ rò do biến chứng của bệnh gây ra; Thuốc chống viêm: Có tác dụng giảm triệu chứng viêm do các vết loét xuất hiện ở các vị trí trên đường tiêu hóa; Thuốc giảm đau: Khi người bệnh gặp phải cơn đau bụng dữ dội sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau; Thuốc sắt: Được chỉ định dùng trong những trường hợp bệnh nặng, bị chảy máu đường ruột nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu máu; Bổ sung vitamin B12 nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu máu; Bổ sung vitamin D và canxi: Steroid thường được sử dụng để điều trị bệnh Crohn, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Vì vậy người bệnh cần bổ sung canxi và vitamin D. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo và kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng như Tràng Phục Linh, Tràng Phục Linh Plus để giảm thiểu các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Phẫu thuật Phẫu thuật bệnh Crohn Nếu như những phương pháp thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, điều trị bằng thuốc hoặc những phương pháp điều trị khác mà không làm giảm các dấu hiệu, triệu chứng thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Theo thống kê, gần 1 nửa số người mắc bệnh Crohn sẽ phải phẫu thuật ít nhất một lần. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ không chữa khỏi dứt điểm được bệnh Crohn. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ 1 phần bị hư hỏng của đường tiêu hóa. Sau đó, nối lại những phần khỏe mạnh và phẫu thuật cũng có thể được dùng để đóng lỗ rò và dẫn lưu áp xe. Tuy nhiên, lợi ích của phẫu thuật đối với bệnh Crohn thường có tính chất tạm thời. Bệnh thường tái phát và thường xuyên gần mô nối lại. Cách tốt nhất là hãy tuân theo phẫu thuật kết hợp với thuốc để giảm thiểu nguy cơ tái phát. Những thông tin cung cấp về bệnh Crohn trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Do vậy, để biết được chính xác tình trạng bệnh lý thì người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Biện pháp khắc phục bệnh Crohn
Bệnh Crohn đôi khi làm người bệnh cảm thấy bất lực khi đối mặt với nó. Nhưng những thay đổi trong chế độ ăn uống và phong cách sống lành mạnh có thể giúp chúng ta kiểm soát được các triệu chứng và kéo dài thời gian tái phát của bệnh. Bệnh nhân Crohn hạn chế sản phẩm sữa (Ảnh minh họa) Chế độ ăn uống lành mạnh đẩy lùi bệnh Crohn Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được thức ăn thực sự gây nên bệnh viêm ruột, nhưng một số loại có thể một số loại thức ăn có thể làm nặng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Vì vậy cần chọn thực đơn ăn uống khoa học để cải thiện tốt hơn tình trạng bệnh. Đồng thời nên loại bỏ những thực phẩm có thể làm triệu chứng của bạn trở nên nặng hơn. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn: Hạn chế sản phẩm sữa Không nên dung nạp sữa vì các sản phẩm từ sữa chứa đường lactose, dễ gây ra các hiện tượng tiêu chảy, đau bụng và chướng bụng. Kiểm soát việc sử dụng sữa sẽ giúp triệu chứng bệnh crohn thuyên giảm mà bệnh nhân cần lưu ý. Cung cấp thực phẩm ít chất béo Bệnh Crohn ở ruột non, không thể tiêu thụ chất béo bình thường vì khi chất béo đi qua ruột làm cho tiêu chảy nặng hơn. Bơ, bơ thực phẩm, nước sốt kem, thực phẩm chiên…nên tránh xa. Ngoài ra, chất béo hay những thực phẩm gây béo bụng còn gây ra các vấn đề về tiêu hoá, tim mạch, bài tiết rất phiền phức, khó chịu khác. Người bệnh cần cân nhắc sử dụng thực phẩm này. 3. Chất xơ Chất xơ chứa nhiều trong rau quả và ngũ cốc nguyên chât giúp xây dựng nền tảng chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng nếu bạn bị bệnh về viêm ruột chất xơ có thể làm tiêu chảy, đau đớn, khí nặng hơn. Nếu trái cây và rau quả còn nguyên, cố gắng hấp, nướng hoặc hầm chúng. Nói chung, nếu hấp thu các loại thực phẩm trong họ cải bắp như xúp lơ xanh và súp lơ, quả hạch, hạt giống, ngô và bỏng ngô thì triệu chứng có thể trở lại. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ ăn nhiều chất xơ. 4. Tránh các vấn đề thực phẩm Loại bỏ những thực phẩm làm bệnh nặng hơn. Đây có thể bao gồm thực phẩm như đậu, bắp cải và bông cải xanh, nước trái cây nguyên liệu và hoa quả, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt, thức ăn cay, bỏng ngô, rượu và thức ăn và thức uống có chứa caffeine như sô cô la và soda. 5. Ăn bữa ăn nhỏ Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 2 hoặc 3 bữa như những người khác. 6. Uống nhiều chất lỏng Nên uống nhiều nước hàng ngày, vì nước rất tốt cho sức khỏe, giúp thanh lọc cặn bã và vận chuyển chất dinh dưỡng. Nhưng rượu và đồ uống có chứa caffeine kích thích ruột và có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn, trong khi đồ uống có ga thường xuyên tạo ra khí. 7. Vitamin tổng hợp Bệnh Crohn có thể cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và bởi vì chế độ ăn uống có thể bị giới hạn, vitamin và khoáng chất bổ sung thường là hữu ích. Trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vấn đề Stress Tuy không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng stress có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng nặng hơn nhiều và có thể kích hoạt đợt cấp. Stress cũng có thể tăng tốc độ hoặc làm chậm việc tiêu hóa đường ruột. Nó cũng có thể gây ra những thay đổi trong mô ruột. Luôn tạo cảm giác vui vẻ thoải mái, tránh căng thăng mệt mỏi. Một số những lưu ý có thể giúp bạn tránh tình trạng này: 1. Tập thể dục Ngay cả tập thể dục nhẹ có thể giúp giảm stress, giảm trầm cảm và bình thường hóa chức năng ruột. Nên có một chế độ tập luyện thích hợp để có cơ thể khoẻ mạnh và đẩy lùi bệnh tật. 2. Phản hồi sinh học Kỹ thuật này giảm stress có thể giúp giảm căng thẳng cơ bắp và làm chậm nhịp tim với sự giúp đỡ của một máy phản hồi. Mục đích là để giúp nhập vào một trạng thái thoải mái để có thể đương đầu dễ dàng hơn với căng thẳng. Phản hồi sinh học thường được dạy tại các bệnh viện và các trung tâm y tế. 3. Thường xuyên thư giãn và các bài tập thở Một cách để đối phó với căng thẳng là thường xuyên thư giãn. Có thể học yoga và thiền định hoặc sử dụng sách, CD hoặc DVD ở nhà. Hằng Nga_Trangphuclinh.vn Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Yếu tố nguy cơ và biến chứng của bệnh Crohn
Bệnh Crohn có tỷ lệ mắc cao ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Hiện nay người ta vẫn chưa tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nhưng có những yếu tố nguy cơ làm tỷ lệ mắc cao hơn. Tình trạng bệnh tiếp diễn lâu dài gây ra những biến chứng khó lường. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn (Ảnh minh họa) Những yếu tố nguy cơ Dưới đây là một số những yếu tố rủi ro của bệnh Crohn: 1. Tuổi Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng có khả năng phát triển khi độ tuổi còn trẻ. Hầu hết các trường hợp chẩn đoán bị mắc bệnh trong độ tuổi từ 20 -30. 2. Dân tộc Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ dân tộc nào. Nếu thuộc gốc người Do Thái nguy cơ của bạn thậm chí còn cao hơn. 3. Lịch sử gia đình Trong gia đình có người thân như cha me, anh chị em ruột hoặc con mắc bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn cao hơn người bình thường. 1 ttrong 5 người bị bệnh Crohn có một thành viên trong gia đình bị mắc căn bệnh này. 4. Hút thuốc lá Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn. Hút thuốc còn làm cho bệnh trở nên nặng hơn và có nguy cơ phải phẫu thuật. Vì vậy bạn nên bỏ thuốc và thảo luận với bác sĩ để được giúp đỡ. 5. Nơi sinh sống Sống ở khu vực thành thị hoặc những nước công nghiệp thì có nhiều khả năng phát triển bệnh Crohn. Vì bệnh Crohn xảy ra nhiều hơn ở những thành phố và quốc gia công nghiệp, do môi trường, chế độ ăn giàu chất béo. Ngoài ra, những người sống ở khu vực phía Bắc cũng có nguy cơ lớn hơn. 6. Sử dụng Isotretinoin Isotretinoin (Accutane) là một thuốc tác dụng mạnh, đôi khi được dùng để điều trị sẹo mụn trứng cá nang hoặc mụn mà không đáp ứng với điều trị khác. Mặc dù nguyên nhân và có hiệu lực chưa được chứng minh, các nghiên cứu đã báo cáo sự phát triển của bệnh viêm ruột với việc sử dụng isotretinoin. 7. Kháng viêm không steroid thuốc (NSAIDs) Mặc dù các thuốc này – ibuprofen, naproxen, diclofenac, piroxicam và những thuốc khác đã không được hiển thị để gây ra bệnh Crohn, nó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự. Ngoài ra, thuốc có thể làm cho bệnh Crohn hiện tại tồi tệ hơn. Biến chứng của bệnh Crohn Bệnh có thể gây ra một số biến chứng dưới đây: 1. Tắc nghẽn đường ruột Bệnh Crohn ảnh hưởng đến toàn bộ chiều dày của thành đường ruột. Theo thời gian, các bộ phận của ruột có thể dày lên và hẹp, có thể chặn dòng chảy của tiêu hóa thông qua một phần bị ảnh hưởng của đường ruột. Có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ các phần của bệnh đường ruột. 2. Loét Viêm lâu dài có thể gây ra các vết loét ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu hóa, bao gồm cả miệng, hậu môn và vùng sinh dục… 3. Đường dò (fistulas) Khi bị loét mở rộng có thể tạo thành một lỗ rò. Đó là một kết nối bất thường giữa các phần khác nhau của đường ruột, giữa ruột và da, hoặc giữa ruột và cơ quan khác, như bàng quang hay âm đạo. Khi fistulas nội bộ phát triển, thực phẩm có thể qua các khu vực của ruột. Một lỗ rò bên ngoài có thể gây ra hệ thống thoát nước liên tục đến làn da, và trong một số trường hợp, một lỗ rò có thể trở nên bị viêm nhiễm và tạo thành áp xe, nếu không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. 4. Khe nứt hậu môn Là vết hoặc hở trong hậu môn hoặc trong da xung quanh hậu môn, có thể xảy ra hiện tượng nhiễm trùng. Đi kèm với nó là bị tiêu chảy rất đau đớn. 5. Suy dinh dưỡng Tiêu chảy, đau bụng và co thắt có thể gây khó khăn để ăn hoặc cho ruột hấp thụ chất dinh dưỡng đủ để giữ cho nuôi dưỡng. Người bệnh Crohn còn thường bị thiếu máu. 6. Vấn đề về sức khỏe khác Bệnh Crohn còn có thể gây ra các vấn đề ở các bộ phận khác của cơ thể như viêm khớp, viêm mắt hoặc da, hình trùy của móng tay, sỏi thận, sỏi mật và đôi khi viêm ống dẫn mật. Người bị bệnh Crohn lâu cũng có thể phát triển bệnh loãng xương. 7. IBD và ung thư ruột kết Bệnh Crohn tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Mặc dù nguy cơ này tăng lên, nhưng hơn 90 % những người bị bệnh viêm ruột không bao giờ phát triển ung thư. Nguy cơ lớn nhất là nếu đã bị bệnh viêm ruột ít nhất tám năm và nếu nó đã lây lan thông qua toàn bộ đại tràng. Đã có các bệnh và các khu vực bị ảnh hưởng lớn hơn, nguy cơ càng lớn của bệnh ung thư ruột kết. 8. Thuốc men và nguy cơ ung thư Thuốc ức chế hệ miễn dịch cũng được liên kết với một số nguy cơ phát triển ung thư. Chúng bao gồm azathioprine, mercaptopurine, methotrexate, infliximab và những loại khác. Nguy cơ có thể là do sự đàn áp hệ miễn dịch của các loại thuốc này gây ra. Trong khi các loại thuốc này làm tăng rủi ro, nó có thể cần thiết cho những người bị bệnh Crohn để cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh phẫu thuật hoặc nhập viện. Làm việc với bác sĩ để xác định xem thuốc nào được quyền cho. Xem thêm nếu bạn quan tâm: Biện pháp khắc phục bệnh Crohn Dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh Crohn Nguồn: Tổng hợp Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Mẹo nhỏ trị chứng ăn không tiêu
Ăn uống quá nhiều, ăn thực phẩm giàu đạm và chất béo là nguyên nhân dẫn đến chứng ăn không tiêu.Triệu chứng thường gặp là trướng bụng, ợ chua, ợ nóng… làm cơ thể khó chịu. Một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn đẩy lùi được chứng bệnh này. Triệu chứng do ăn không tiêu Trướng bụng: Có cảm giác đầy bụng, đầy hơi rất khó chịu Buồn nôn: Sau mỗi bữa ăn cảm thấy buồn nôn và muốn nôn. Đi kèm là triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Nếu trường hợp bị nôn ra máu thì cần đi khám bác sĩ ngay. Ợ chua: Ợ chua nhiều là một trong những dấu hiệu khi bạn ăn uống không tiêu. Ợ nóng: Có cảm giác nóng ở phần ngực. Khi đã thử nhiều cách mà chứng bệnh này vẫn không thuyên giảm hoặc ngày một nặng hơn thì đây có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Bạn cần đến bác sĩ để thăm khám cụ thể. Mẹo nhỏ chữa ăn không tiêu Dấm rượu táo Dùng dấm rượu táo được coi là cách hữu hiệu để đẩy lùi chứng ăn không tiêu. Dùng 2 – 3 thìa dấm rượu táo hòa với 1 cốc nước ấm, khuấy đều và uống. Cách làm tương đối đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Gừng Để phòng tránh chứng khó tiêu bạn nên nhai một miếng gừng nhỏ với một vài hạt muối trong vòng từ 5 – 10 phút trước bữa ăn. Đồ gia vị Mẹo vặt này rất hữu hiệu khi bạn có triệu chứng của chướng bụng, khó tiêu. Cách làm: Trộn lẫn soda với nước theo tỷ lệ bằng nhau dùng để uống mỗi khi có biểu hiện của bệnh. Nước ép cà rốt Cảm giác sẽ dễ chịu hơn khi bạn uống một cốc nước ép cà rốt khi bị đầy bụng. Trà gừng Trà gừng nóng không những có tác dụng ” hâm nóng” cơ thể mà còn giúp bạn phòng ngừa hiện tượng đầy hơi, ăn không tiêu. Chia làm nhiều bữa nhỏ Việc ăn quá no, quá nhiều sẽ khiến cho tình trạng khó tiêu càng thêm tồi tệ. Thức ăn quá nhiều tạo gánh nặng cho dạ dày. Tốt nhất nên chia làm nhiều bữa nhỏ để hạn chế nguy cơ gặp phải rắc rối. Nên ăn chậm, nhai kỹ mỗi khi ăn. Sau mỗi bữa ăn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn không nên hoạt động mạnh hoặc làm việc ngay sẽ dễ cho bạn bị đầy hơi, khó tiêu. Loại bỏ tác nhân Stress, uống rượu bia quá nhiều, khói thuốc lá… chính là những “thủ phạm” gây nên stress hoặc khiến cho tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn, gây cho bạn cảm giác rất khó chịu. Nên hạn chế sử dụng bia rượu, các đồ uống có chất kích thích, stress… để có một bữa ăn ngon miệng hơn. Chọn lựa thực phẩm Lựa chọn thực phẩm trong quá trình ăn uống có vai trò quan trọng, giúp bạn mau chóng xua tan đi cảm giác khó chịu. Nên chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, chứa ít đạm, ít chất béo và calo thay cho những thực phẩm nhiều dầu mỡ. Tắm và thư giãn Tắm nước ấm và thư giãn không những làm tăng nhiệt độ cho cơ thể mà còn giúp máu dễ lưu thông, kích thích bộ máy tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Lưu ý, sau khi ăn không nên hoạt động mạnh mà dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để tránh gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Không nên ăn trước khi ngủ Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên chúng ta chỉ nên ăn nhẹ vào bữa tối. Bởi khi ăn no khiến cho bộ máy tiêu hóa hoạt động hết công suất không những ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng của giấc ngủ mà còn là nguyên nhân dẫn đến chứng ăn không tiêu. Để được tư vấn về chứng ăn không tiêu, bạn có thể gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1506 (trong giờ hành chính) để gặp các dược sĩ. Nguồn: Tổng hợp
Ăn uống không tiêu - Nên và không nên
Chứng ăn uống không tiêu làm giảm hứng thú mỗi khi dùng bữa. Để có bữa ăn ngon miệng và loại bỏ cảm giác khó chịu các bạn thực hiện theo một số lưu ý sau đây. Thư giãn kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hóa (Ảnh minh họa) 1. Những điều nên làm khi ăn không tiêu Trứng Có nhiều người suy nghĩ rằng ăn trứng làm cho họ càng đầy bụng, khó tiêu hơn nhưng đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, trong trứng chứa chất cysteine, một hợp chất có khả năng bẻ gãy acetadehyde. acetadehyde là một chất độc tố có liên quan đến quá trình chuyển hoá thức ăn và các chất có cồn gây nên tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu. Tắm và nghỉ ngơi Tắm nước ấm làm tăng nhiệt độ cơ thể, máu lưu thông dễ dàng hơn và kích thích sự hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Đồng thời nên giành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn để tinh thần thoải mái. Đây cũng chính là biện pháp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Uống nhiều nước Nước có tác dụng thải các độc tố trong cơ thể, loại bỏ nguy cơ bị khử nước vì thế rất có lợi trong trường hợp ăn uống mà không tiêu được. Có thể thay nước nguội bằng nước cam hoặc chanh vì chúng chứa hàm lượng axit nhỏ giúp cho việc trao đổi chất và chuyển hóa trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn. Ăn uống điều độ Để không phải lo lắng chứng đầy bụng, khó tiêu thường xuyên “hỏi thăm” bạn, nên có chế độ ăn hợp lý và đủ dinh dưỡng. Cho dù món ăn có ngon tới đâu bạn cũng chỉ nên ăn có chừng mực, vừa đủ no. Ăn chậm, nhai kỹ để giảm tải hoạt động cho dạ dày. Đây cũng chính là bí kíp làm cho bạn không bị tăng cân mà hệ tiêu hóa vẫn hoạt động tốt. Chọn thực phẩm Thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến chứng ăn không tiêu, vì thế nên chọn thực phẩm phù hợp mỗi khi chế biến. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên hạn chế các món ăn có vị chua cay. Ngay cả một số loại trái cây tuy có vị ngọt như dứa, xoài… nhưng khi ăn nhiều có thể gây tình trạng đau xót bao tử. Hạn chế các món chiên xào vì dầu mỡ có thể gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Các thực phẩm nhiều gia vị, bột ngọt nên giảm bớt. Dưa cà, dưa chua..là những thực phẩm lên men dễ sinh hơi cho đường tiêu hóa. Xem thêm: Nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng 2. Những điều nên tránh khi ăn không tiêu Sử dụng đồ uống chứa caphein Khi thức ăn khó tiêu hóa, việc sử dụng các loại đồ uống chứa caphein hay có cồn chỉ làm cho tình trạng này ngày một tồi tệ hơn. Nguyên nhân là do những đồ uống này tuy có tác dụng lợi tiểu nhưng lại làm cho cơ thể của bạn bị khử nước. Do đó, nếu bạn bị chứng ăn không tiêu thì tốt nhất nên tránh xa các loại đồ uống này. Ăn nhanh, ăn nhiều Khi ăn nhanh, ăn nhiều thức ăn, nhai không kỹ hoặc những thức ăn lạ sẽ dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Để khắc phục tình trạng này nên đổi thói quen ăn uống trước kia bằng việc ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no. Bạn nên chia ra làm nhiều bữa nhỏ để tránh hiện tượng dạ dày phải tiếp nhận lượng axit quá cao trong thức ăn. Thực phẩm nhiều đạm và protein Xúc xích và thịt lợn chứa nhiều đạm và protein là món ăn khiến cho bộ máy tiêu hóa phải làm việc nhiều. Khi có hiện tượng đầy bụng bạn nên loại bỏ hai loại thực phẩm này ra khỏi danh sách các món ăn hàng ngày. Nên ăn có kiểm soát những món ăn này vào buổi tối nếu không chứng không tiêu sẽ viếng thăm bạn. Vận động Khi gặp phải trường hợp này, việc vận động chỉ làm cho mọi việc tồi tệ hơn. Vì luyện tập làm toát mồ hôi, khi đó cơ thể bị khử nước là hoàn toàn không có lợi. Lời khuyên cho bạn là không nên vận động mạnh khi bạn đang bị đầy bụng, khó tiêu Ăn trước khi đi ngủ Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên ăn no vào bữa sáng và ăn nhẹ vào bữa tối. Ăn trước khi đi ngủ sẽ không có lợi cho sức khỏe vì nó chính là thủ phạm khiến cho bạn đầy bụng, khó tiêu. Thu Ngân_Trangphuclinh.vn Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)