Viêm đại tràng

Ăn uống không tiêu - Nên và không nên

Chứng ăn uống không tiêu làm giảm hứng thú mỗi khi dùng bữa. Để có bữa ăn ngon miệng và loại bỏ cảm giác khó chịu các bạn thực hiện theo một số lưu ý sau đây. Thư giãn kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hóa (Ảnh minh họa) 1. Những điều nên làm khi ăn không tiêu Trứng Có nhiều người suy nghĩ rằng ăn trứng làm cho họ càng đầy bụng, khó tiêu hơn nhưng đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, trong trứng chứa chất cysteine, một hợp chất có khả năng bẻ gãy acetadehyde. acetadehyde là một chất độc tố có liên quan đến quá trình chuyển hoá thức ăn và các chất có cồn gây nên tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu. Tắm và nghỉ ngơi Tắm nước ấm làm tăng nhiệt độ cơ thể, máu lưu thông dễ dàng hơn và kích thích sự hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Đồng thời nên giành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn để tinh thần thoải mái. Đây cũng chính là biện pháp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Uống nhiều nước Nước có tác dụng thải các độc tố trong cơ thể, loại bỏ nguy cơ bị khử nước vì thế rất có lợi trong trường hợp ăn uống mà không tiêu được. Có thể thay nước nguội bằng nước cam hoặc chanh vì chúng chứa hàm lượng axit nhỏ giúp cho việc trao đổi chất và chuyển hóa trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn. Ăn uống điều độ Để không phải lo lắng chứng đầy bụng, khó tiêu thường xuyên “hỏi thăm” bạn, nên có chế độ ăn hợp lý và đủ dinh dưỡng. Cho dù món ăn có ngon tới đâu bạn cũng chỉ nên ăn có chừng mực, vừa đủ no. Ăn chậm, nhai kỹ để giảm tải hoạt động cho dạ dày. Đây cũng chính là bí kíp làm cho bạn không bị tăng cân mà hệ tiêu hóa vẫn hoạt động tốt. Chọn thực phẩm Thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến chứng ăn không tiêu, vì thế nên chọn thực phẩm phù hợp mỗi khi chế biến. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên hạn chế các món ăn có vị chua cay. Ngay cả một số loại trái cây tuy có vị ngọt như dứa, xoài… nhưng khi ăn nhiều có thể gây tình trạng đau xót bao tử. Hạn chế các món chiên xào vì dầu mỡ có thể gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Các thực phẩm nhiều gia vị, bột ngọt nên giảm bớt. Dưa cà, dưa chua..là những thực phẩm lên men dễ sinh hơi cho đường tiêu hóa. Xem thêm: Nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng 2. Những điều nên tránh khi ăn không tiêu Sử dụng đồ uống chứa caphein Khi thức ăn khó tiêu hóa, việc sử dụng các loại đồ uống chứa caphein hay có cồn chỉ làm cho tình trạng này ngày một tồi tệ hơn. Nguyên nhân là do những đồ uống này tuy có tác dụng lợi tiểu nhưng lại làm cho cơ thể của bạn bị khử nước. Do đó, nếu bạn bị chứng ăn không tiêu thì tốt nhất nên tránh xa các loại đồ uống này. Ăn nhanh, ăn nhiều Khi ăn nhanh, ăn nhiều thức ăn, nhai không kỹ hoặc những thức ăn lạ sẽ dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Để khắc phục tình trạng này nên đổi thói quen ăn uống trước kia bằng việc ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no. Bạn nên chia ra làm nhiều bữa nhỏ để tránh hiện tượng dạ dày phải tiếp nhận lượng axit quá cao trong thức ăn. Thực phẩm nhiều đạm và protein Xúc xích và thịt lợn chứa nhiều đạm và protein là món ăn khiến cho bộ máy tiêu hóa phải làm việc nhiều. Khi có hiện tượng đầy bụng bạn nên loại bỏ hai loại thực phẩm này ra khỏi danh sách các món ăn hàng ngày. Nên ăn có kiểm soát những món ăn này vào buổi tối nếu không chứng không tiêu sẽ viếng thăm bạn. Vận động Khi gặp phải trường hợp này, việc vận động chỉ làm cho mọi việc tồi tệ hơn. Vì luyện tập làm toát mồ hôi, khi đó cơ thể bị khử nước là hoàn toàn không có lợi. Lời khuyên cho bạn là không nên vận động mạnh khi bạn đang bị đầy bụng, khó tiêu Ăn trước khi đi ngủ Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên ăn no vào bữa sáng và ăn nhẹ vào bữa tối. Ăn trước khi đi ngủ sẽ không có lợi cho sức khỏe vì nó chính là thủ phạm khiến cho bạn đầy bụng, khó tiêu. Thu Ngân_Trangphuclinh.vn Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Chữa chứng ăn không tiêu tại nhà

Ăn uống không tiêu là chứng bệnh khá phổ biến của lối sống hiện đại. Ngoài việc làm cho hệ tiêu hóa hoạt động mệt mỏi hơn bình thường nó còn gây ra cảm giác khó chịu, buồn nôn và giảm chất lượng của bữa ăn. Để thức ăn tiêu hóa thức ăn dễ dàng, hãy thử một số cách chữa trị tại như như dưới đây. Chữa chứng ăn không tiêu tại nhà Mục lụcThực phẩm chữa ăn không tiêuChanh và gừngCamNhoNước chanh nóngDầu tỏi và dầu đậu nànhNước đáUống sữa và tràBiện pháp khác chữa chứng ăn không tiêuLưu ý khi chữa đầy hơi, ăn không tiêu tại nhà Thực phẩm chữa ăn không tiêu Chanh và gừng Dùng 2 thìa nước cốt chanh, gừng và mật ong pha với một cốc nước ấm. Uống nó sau mỗi bữa ăn khi bạn ăn quá nhiều để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Cam Sau mỗi bữa ăn nên ăn một quả cam để giải quyết tình trạng khó tiêu. Cam không chỉ là loại trái cây cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có khả năng hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Nên  thêm vào thực đơn hàng ngày của bạn món tráng miệng này nhé. Nho Ăn nho có thể đẩy lùi chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nho hay cam đều có thể làm món tráng miệng và mang rất nhiều lợi ích cho dạ dày. Nước chanh nóng Chữa chứng đầu hơi khó tiêu bằng nước chanh ấm Nếu biết trước mình thường gặp những triệu chứng ăn không tiêu, bạn nên chuẩn bị đồ uống này trược bữa ăn. Pha một muỗng nước cốt chanh vào ly nước ấm, uống trước bữa ăn ngăn ngừa chứng đầy bụng, vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Không những vậy, chanh còn có khả năng chống lại vi khuẩn trong thức ăn. Dầu tỏi và dầu đậu nành Trộn hỗn hợp dầu tỏi và dầu đậu nành để xoa lên bụng chữa trị chứng đau bụng. Xoa kỹ để dầu có thể hấp thụ qua da. Nước đá Theo lời khuyên của các bác sĩ, nên chườm túi đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để cho dạ dày được thư giãn. Uống sữa và trà Uống sữa tách bơ sau mỗi bữa ăn là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn các vấn đề khó tiêu vì nó giúp dại dày tiêu hóa thức ăn nhanh chóng hơn. Trà bạc hà và trà mâm xôi cũng có thể giúp đỡ giải quyết vấn đề này. Biện pháp khác chữa chứng ăn không tiêu Ngoài việc sử dụng những thực phẩm trên để phòng và chữa trị ăn không tiêu, có một số lưu ý khi ăn uống để phòng tránh chứng bệnh này: Tập thể dục chữa chứng đầy hơi khó tiêu Ăn chậm, nhai kỹ, để thức ăn để giảm hoạt động cho dạ dày Không ăn quá nhiều một lúc mà chia làm nhiều bữa nhỏ Tránh lo âu, căng thẳng Cơ thể mệt mỏi nên nghỉ ngơi, thư giãn Tăng cường thể dục thể thao Hạn chế uống rượu bia, cà phê và hút thuốc lá Thông tin cần biết: Nguyên nhân của chứng chướng bụng, đầy hơi Lưu ý khi chữa đầy hơi, ăn không tiêu tại nhà Thường xuyên xảy ra tình trạng đầy hơi, ăn không tiêu có thể xuất phát từ nguyên nhân mắc đại tràng co thắt, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa,… Do vậy, để khắc phục tình trạng này, bạn cần kiểm soát được những bệnh lý mà mình đang mắc phải. Lưu ý khi chữa chứng đau bụng ăn không tiêu Trong đó, ngoài việc dùng thuốc điều trị thì người bệnh cần có lối sống sinh hoạt khoa học và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc dùng thuốc cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc gây phản ứng ngược làm loạn khuẩn hệ tiêu hóa và khiến các triệu chứng nặng hơn. Về lâu dài, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa. Điều này có thể hạn chế được tác dụng phụ không mong muốn khi phải dùng thuốc tây kéo dài. Tràng Phục Linh – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị bảo vệ niêm mạc đại tràng, hỗ trợ bệnh lý viêm đại tràng cấp tính và mãn tính. Đồng thời cải thiện chứng đầy hơi, ăn không tiêu hiệu quả. Khó tiêu, đầy bụng không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng nó lại khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Phương pháp chữa chứng ăn không tiêu hàng ngày hiệu quả nhất là thay đổi thói quen sinh hoạt, đặc biệt là chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, khi xảy ra tình trạng trên trong thời gian dài kèm theo những triệu chứng khác, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện kịp thời những bệnh lý đường tiêu hóa khác. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Biện pháp phòng ngừa ăn không tiêu hiệu quả

Ăn không tiêu gây ra những triệu chứng đầy hơi, chứơng bụng, ăn mau no, khó chịu ở dạ dày. Đồng thời làm giảm hứng thú ăn uống của người bệnh. Vậy nên phòng ngừa chứng bệnh này như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây. Ăn không tiêu gây chướng bụng, đầy hơi (Ảnh minh họa) Theo thống kê, tại Hoa Kỳ ước tính có hơn 5 triệu người thường xuyên mắc triệu chứng ăn uống không tiêu. Nguyên nhân gây ra triệu chứng một phần do thiếu các enzyme tiêu hóa. Thói quen ăn uống không khoa học ví dụ như thường xuyên ăn những thực phẩm cứng, khó tiêu, ăn đêm, ăn nhanh… gây ra tình trạng cơ thể không kịp sản sinh ra các enzyme tiêu hóa, dẫn đến tình trạng tiêu hóa chậm hoặc việc chuyển hóa thức khó khăn hơn. Trong bữa ăn, cơ thể tiết ra khoảng 22 loại enzyme tiêu hóa khác nhau từ tuyến nước bọt, dạ dày và ruột non. Mỗi một loại enzyme tiết ra phù hợp với một loại thực phẩm ví dụ proteases phân hủy protein, amylases giúp tiêu hóa carbohydrate và lipases phá vỡ chất béo và lipid… Bằng cách phá vỡ những thực phẩm , những enzym này giúp tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể Tuổi tác chính là nguyên nhân khiến ăn uống không tiêu. Cơ thể già đi, các bộ phận bị lão hóa dần lượng enzyme sản xuất ít hơn, không đủ đáp ứng cho quá trình tiêu hóa. Để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa chứng ăn không tiêu, dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu bạn nên tham khảo 1. Cung cấp chất xơ đầy đủ Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đẩy lùi tình trạng ăn uống khó tiêu.Một thực đơn cung cấp lượng chất xơ vừa đủ cho cơ thể là một phần quan trọng của việc ăn uống lành mạnh, ngoài việc tiêu hóa chất xơ còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch vành, trĩ, ung thư đại trực tràng và một số bệnh khác. Những thực phẩm giàu chất xơ như: Bông cải xanh, táo, đu đủ, bơ, đậu, ngũ cốc, bí đỏ… 2. Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn Nhai là một bước quan trọng trong quá trình tiêu hóa, nó không chỉ giúp phá vỡ thức ăn mà còn kết nối với tuyến nước bọt, dạ dày và ruột để bắt đầu phát hành các enzyme tiêu hóa. Không nên ăn quá no vì khi đó dạ dày hoạt động nhiều hơn dẫn đến tình trạng quá tải. Đồng thời khi đó dạ dày phải sản xuất ra một lượng axit nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn gây ra chứng ợ chua, ợ nóng, khó tiêu. 3. Tăng cường tập thể dục, tránh xa căng thẳng Tập thể dục hàng ngày và duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp tiêu hóa tốt hơn. Theo nghiên cứu mới đây cho rằng hoạt động thể chất có thể giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa. Kết quả của nghiên cứu còn cho thấy mối liên kết giữa béo phì, thiếu vận động, đau dạ dày, tiêu chảy và các bệnh về đường ruột. Stress, căng thẳng làm tiêu hóa chậm hơn, dẫn đến tình trạng đầy bụng , khó tiêu. Vì vậy, khi stress nên thư giản để tinh thần thoải mái, sống vui khỏe hơn đồng thời không tạo “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa. 4. Không lạm dụng thuốc giảm axit dạ dày Axit trong dạ dày giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các axit có thể “trào ngược” trở lại vào thực quản, gây ra ợ nóng, ợ chua. Hầu hết mọi người hay sử dụng các loại thuốc làm giảm axit trong dạ dày trong trường hợp này. Nhưng quá lạm dụng các loại thuốc này sẽ khiến dạ dày suy giảm chức năng và dễ bị nhiễm khuẩn dạ dày. 5. Bổ sung enzyme tiêu hóa Enzyme tiêu hóa có nguồn gốc từ thực vật giúp thúc đẩy tiêu hóa tốt và thậm chí tăng cường hấp thu dưỡng chất. Nếu cơ thể thiếu các enzyme tiêu hóa rất dễ dấn đến chứng khó tiêu và một số bệnh về dạ dày. Nguồn: Tổng hợp Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Ăn không tiêu - Thông tin hữu ích và phòng tránh

Ăn không tiêu gây ra cảm giác khó chịu sau khi ăn, ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn hàng ngày. Chứng bệnh này gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có bữa ăn ngon miệng mỗi người chúng ta nên tham khảo thêm những kiến thức để phòng tránh chứng ăn không tiêu. Ăn không tiêu phải làm sao? Mục lụcĂn không tiêu là bệnh gì?Triệu chứng ăn không tiêu là gì?Nguyên nhân gây ra triệu chứng ăn không tiêuKhông dung nạp thực phẩmKhông dung nạp thuốcViêm loét dạ dày tá tràngBệnh trào ngược dạ dày-thực quảnUng thư thực quản, dạ dàyRối loạn ở đường mật và tuyến tụyBệnh hệ thốngCác bệnh đường tiêu hóa khácThực phẩm hỗ trợ chứng ăn không tiêuTrái câyRau mùiNướcThảo quảHạt thì làNước chanhGừngLá bạc hàBiện pháp phòng tránh ăn không tiêu Ăn không tiêu là bệnh gì? Ăn không tiêu là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ hiện tượng rối loạn tiêu hóa dẫn tới các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn do thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa. Từ đó dẫn tới tình trạng ăn không tiêu. Bệnh dù không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày khiến người bệnh mệt mỏi. Tuy nhiên, trường hợp hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần thì rất có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó có liên quan đến đường tiêu hóa. Do vậy, mọi người không nên chủ quan khi mắc bệnh ăn không tiêu và cần thăm khám, điều trị sớm. Triệu chứng ăn không tiêu là gì? Triệu chứng ăn không tiêu Sau mỗi bữa ăn, thức ăn không tiêu thường gây cho chúng ta cảm giác khó chịu, bụng nặng, kèm theo ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng sau khi ăn. Trường hợp nếu nặng hơn có thể gây buồn nôn hoặc nôn thành từng đợt hoặc thường xuyên. Theo thống kê, chứng bệnh này gặp ở 25% dân số, bệnh kéo dài và thường hay tái phát. Nó không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng của bữa ăn mà ảnh hưởng tới cuộc sống và khả năng lao động. Nguyên nhân gây ra triệu chứng ăn không tiêu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn uống không tiêu, nhưng nguyên nhân chỉ được tìm thấy ở dưới 40% bệnh nhân đến khám, thường là do viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Đa số các trường hợp còn lại không tìm thấy nguyên nhân. Không dung nạp thực phẩm Các cơ chế gây ra hiện tượng không dung nạp thực phẩm như: Niêm mạc bị kích thích, ổ loét bị kích thích, dạ dày bị căng trướng quá mức, tốc độ tống xuất thức ăn khỏi dạ dày bị thay đổi, khí được tạo ra nhiều trong dạ dày, kém hấp thu, dị ứng thức ăn, không dung nạp lactose. Không dung nạp thuốc Theo thống kê thực tế, 10- 25% bệnh nhân dùng aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) kéo dài sẽ gây ra tình trạng khó tiêu. Một số loại thuốc khác nếu sử dụng nhiều cũng gây ra tình trạng tương tự. Viêm loét dạ dày tá tràng Nguyên nhân chứng ăn không tiêu Đa số những bệnh nhân viêm loét dạ dày đều bị ăn uống khó tiêu, nhưng phần lớn bệnh nhân viêm loét đại tràng không bị viêm loét. Những người có tiểu sử về loét tiêu hóa, hút thuốc lá tần suất bị chứng bệnh này sẽ cao hơn. Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản Khoảng 30% bệnh nhân ăn không tiêu có các triệu chứng của trào ngược. Ngoài ra còn có thêm triệu chứng ợ nóng hay ợ chua. Ung thư thực quản, dạ dày 1-3% bệnh nhân khó tiêu trên 45 tuổi được chẩn đoán là ung thư qua nội soi. Đa số ung thư đã ở giai đoạn xâm lấn. Yếu tố nguy cơ bao gồm tiền sử cắt đoạn dạ dày, tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày, nhiễm H. pylori. Ung thư dạ dày gặp ở khoảng 0,3% bệnh nhân khó tiêu dưới 45 tuổi, không đi kèm với các triệu chứng báo động. Rối loạn ở đường mật và tuyến tụy Rối loạn ở đường mật và tuyến tụy Triệu chứng là cơn đau quặn mật điển hình. Cơn đau trong bệnh lý tụy cũng có thể gây nhầm lẫn với chứng khó tiêu, nhưng thường có thêm các triệu chứng gợi ý như vàng da, đặc điểm của cơn đau, sụt cân, chán ăn. Bệnh hệ thống Thiếu máu cơ tim có thể gây đau ở thượng vị. Có thai, suy thận, cường hoặc nhược giáp, suy thượng thận, và cường tuyến cận giáp cũng có thể gây KT. Các bệnh đường tiêu hóa khác Như nhiễm Giardia lamblia, Strongyloides stercoralis có thể gây khó tiêu. Ngoài ra chứng khó tiêu còn gặp trong liệt dạ dày (gastroparesis) do tiểu đường, do xơ cứng bì, do cắt dây thần kinh X, do cắt dạ dày. Thực phẩm hỗ trợ chứng ăn không tiêu   Thực phẩm hỗ trợ chứng ăn không tiêu Trái cây Trái cây chứa nhiều chất xơ, giúp thực phẩm có thể di chuyển qua hệ thống tiêu hóa và tự động kích thích quá trình tiêu hóa. Chất xơ còn có tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch vành, tiểu đường, ung thư đại trực tràng. Nên bổ sung các loại hoa quả vào trong bữa ăn hàng ngày như: đu đủ, chuối, táo, lê, nho… Rau mùi Rau mùi giúp tăng cường dạ dày, làm giảm đầy hơi, và tăng tiết các enzym và các dịch tiêu hóa trong dạ dày. Sử dụng 1 đến 2 cà phê nước ép rau mùi trộn với bơ tươi cùng với lá bạc hà và cây thì là rất có lợi cho quá trình tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng. Rau mùi là một trong những thực phẩm hỗ trợ trị ăn không tiêu hiệu quả Nước Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày sẽ làm giảm triệu chứng có tính axit, đồng thời giúp hòa tan các chất thải di chuyển thuận lợi qua đường tiêu hóa. Thảo quả Các loại thảo quả được sử dụng chủ yếu trong các loại thuốc có tác dụng giảm đầy hơi và tăng cường các hoạt động tiêu hóa. Thảo quả pha trộn với gừng, rau mùi là vị thuốc chữa chứngăn không tiêu. Hạt thì là Ngâm hạt cây thì là trong nước qua đêm và uống nước đó khi có nồng độ axit trong dạ dày cao Nước chanh Nước chanh – Hỗ trợ trị ăn không tiêu hiệu quả Khi bạn đang bị khó tiêu, nóng trong ruột thì một ít nước chanh và mật ong là phương thuốc hữu hiệu trong trường hợp này. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt chanh vào món ăn của bạn để hỗ trợ tiêu hóa. Gừng Củ gừng hoặc dầu gừng được dùng trong nhiều chế phẩm thực phẩm vì nó giúp cải thiện tiêu hóa. Đây coi như phương thuốc tốt chữa đau bụng, đau bụng, khó tiêu và đầy hơi. Lá bạc hà Bạc hà là một chất dễ bay hơi chứa trong tinh dầu bạc hà, có ảnh hưởng trực tiếp chống co thắt cơ trơn của đường tiêu hóa, là phương pháp điều trị tuyệt vời cho các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng, ợ nóng và hội chứng ruột kích thích. Nó cũng giúp thư giãn các cơ bắp xung quanh ruột để thúc đẩy sản xuất ít khí hơn và tiêu hóa tổng thể tốt hơn. ☛ Tìm hiểu chi tiết: 9 cách trị ăn không tiêu chướng bụng Biện pháp phòng tránh ăn không tiêu Biện pháp phòng tránh bệnh ăn không tiêu Ăn thành các bữa nhỏ: Khi phải xử lý lượng thức ăn lớn dạ dày sẽ phải hoạt động liên tục, gây nóng rát và dẫn đến viêm loét dạ dày. Do đó nên ăn thành bữa nhỏ để giảm tải cho dạ dày đồng thời loại bỏ axit thừa. Hạn chế các sản phẩm chiên và thức ăn rất cay, cũng như các đồ uống có ga, trà và cà phê và tránh hít phải khói thuốc lá : Tất cả các mặt hàng này làm tăng tính axit, gây đầy hơi, dẫn đến đau bụng, khó tiêu. Nhai kỹ khi ăn, tránh ăn quá nhiều : Tiêu hóa carbohydrate thực sự bắt đầu trong miệng của bạn (nhờ một loại enzyme được sản xuất bởi nước bọt của bạn), và sau đó tiếp tục trong ruột non.Vì vậy, không nên bắt ruột non làm việc quá nhiều. Không uống rượu và hút thuốc: Vì chúng làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến suy dinh dưỡng, gây căng thẳng. Chất nicotine có trong thuốc lá dẫn đến tăng tiết axit. Ngủ ngon giấc, tránh căng thẳng: Không nên để cơ thể quá căng thẳng vì nó có thể khiến cơ thể bạn bị suy kiệt. Bạn có thể lựa chọn thiền hoặc yoga để thư giãn cơ thể. Nâng cao đầu giường để khi bạn ngủ tránh hiện tượng trào ngược axit trong thực quản. Ăn không tiêu dù không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nó lại gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, mọi người có thể áp dụng những phương pháp trên để giải quyết tình trạng này.

Viêm đại tràng kích thích

Viêm đại tràng kích thích là bệnh về đường tiêu hóa, xuất hiện khá phổ biến ở những người trưởng thành. Nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn nam.  Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa định được và bện h cũng chưa có phương pháp chữa trị tận gốc được. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra những phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đau bụng quặn đó là dấu hiệu viêm đại tràng kích thích Mục lục1. Viêm đại tràng kích thích là gì2. Triệu chứng viêm đại tràng kích thích3. Chẩn đoán viêm đại tràng kích thích3.1. Chẩn đoán viêm đại tràng kích thích khó hay dễ?3.2. Phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng kích thích4. Biến chứng của viêm đại tràng kích thích5. Điều trị viêm đại tràng kích thích6. Sử dụng Tràng Phục Linh Viêm đại tràng kích thích là gì Viêm đại tràng kích thích còn có tên gọi khác là viêm đại tràng mạn tính, viêm đại tràng co thắt. Đây là hội chứng rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Bệnh kéo dài làm cho người bệnh mệt mỏi, lo lắng, cơ thể ngày một gầy gò, sức đề kháng yếu đi, làm giảm chất lượng cuộc sống. Triệu chứng viêm đại tràng kích thích Khi mắc bệnh, cơ thể xuất hiện những triệu chứng như sau: 1. Đau bụng Đau thay đổi từ âm ỉ cho tới dữ dội ở bụng dưới, đau quặn ở phía bên trái, đau quanh rốn. Những cơn đau thường xuất hiện vào sáng sớm, chiều tối hoặc sau mỗi bữa ăn Ăn những món ăn khó tiêu hoặc chứa nhiều gia vị chua cay,ăn nhiều chất béo, hoặc một số món ăn lạ có thể làm tăng cảm giác đau bụng lên. Đau bụng tăng lên khi tâm lý người bệnh không thoải mái, buồn phiền, lo lắng Đau bụng giảm sau khi đi đại tiện. Một số trường hợp người bệnh không đau bụng mà có cảm giác khó chịu và không thoải mái ở vùng bụng dưới. 2. Rối loạn đại tiện Đại tiện nhiều lần trong ngày (>3 lần/ngày) Đại tiện lỏng, phân không thành khuôn (lỏng, nhão, cứng, phân nhỏ…) Cảm giác mót rặn Phân có nhầy mũi nhưng không có máu Xem đầy đủ hơn: Dấu hiệu viêm đại tràng co thắt nghiêm trọng 3. Triệu chứng khác của viêm đại tràng kích thích Lo âu, mệt mỏi là triệu chứng của bệnh (Ảnh minh họa) Ngoài những triệu chứng trên, bệnh còn xuất hiện những triệu chứng khác như: chậm tiêu, đầy hơi, ợ chua, đau ngực, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm… Những triệu chứng này thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Khi đi xét nghiệm xét nghiệm phân, siêu âm, X-quang bụng, nội soi ống tiêu hóa…đều cho kết quả bình thường. Chẩn đoán viêm đại tràng kích thích Chẩn đoán viêm đại tràng kích thích khó hay dễ? Bệnh có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác, nên khi chẩn đoán cần xem xét kỹ càng.Việc chẩn đoán rất dễ mà cũng có điểm khó Dễ: vì khi xuất hiện các triệu chứng như đau bụng và rối loạn đại tiện kéo dài 3 tháng là có thể nghĩ tới hội chứng này. Khó: vì để khẳng định chính xác là có mắc bệnh này hay không bác sĩ cần phải loại trừ các triệu chứng tương tự của bệnh khác. Với triệu chứng đau bụng, cần phân biệt với bệnh loét dạ dày – tá tràng, sỏi mật, giun sán, viêm tụy… Nếu bệnh nhân hay bị táo bón chiếm ưu, phải loại trừ các bệnh túi thừa đại tràng, ung thư đại tràng, u tử cung, viêm đường mật… Với chứng tiêu chảy, phải nghĩ đến cả các bệnh như loét đại tràng, viêm ruột giả mạc, rối loạn hấp thu, cường giáp… Phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng kích thích Muốn biết bản thân có mắc viêm đại tràng kích thích hay không, người bệnh cần đến cơ sở uy tín để được thực hiện các xét nghiệm lâm sàng mới cho ra kết quả chính xác: Xét nghiệm máu Xét nghiệm phân Chụp X Quang Soi đại tràng sigma Sinh thiết mô học Sau khi đã có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mức độ bênh của bạn và hướng dẫn bạn cách phối hợp điều trị bệnh tốt nhất. ➤Xem thêm: Bệnh đại tràng co thắt có nguy hiểm không Biến chứng của viêm đại tràng kích thích Bệnh để lâu không được điều trị để thuyên giảm thì dẫn tới những biến chứng nguy hiểm càng cao nhất là ở những bênh nhân cao tuổi. Một số biến chứng có thể xảy ra như: Xuất huyết: Viêm đại tràng lâu ngày nên niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương, khó phục hồi hoặc phục hồi yếu ớt, thêm viêm nhiễm nghiêm trọng. Khi người bệnh kèm thêm sử dụng rượu bia, chất kích thích hay sử dụng những thực phẩm không an toàn cho bệnh thì sẽ gây xuất huyết ồ ạt hoặc đại tràng nhiễm độc Thủng đại tràng Điều trị viêm đại tràng thường sử dụng kháng sinh, chính vì vậy sau các đợt điều trị bằng kháng sinh khiến cho lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt, lớp nhung lông trơ trọi. Vì vậy các vết loét đại tràng ăn sâu vào bào mỏng thành đại tràng, tiếp tục phát triển dần dần gây thủng đại tràng. Tình trạng này không được diều trị kịp thời thì nguy hiểm tới tính mạng. Giãn đại tràng cấp tính Bệnh viêm đại tràng kích thích không chỉ làm cho chức năng tiêu hóa của đại tràng trở nên suy giảm, tổn thương mà nó còn khiến toàn bộ cấu trúc bị giãn dẫn tới nguy cơ loét và thủng nguy hiểm. Biến chứng giãn đại tràng cấp tính có thể khiến người bệnh đau bụng giữ dội, hôn mê và có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời. Ung thư đại tràng Biến chứng nguy hiểm không kém của viêm đại tràng kích thích là ung thư đại tràng, và tỉ lệ biến chứng này ở nước ta là rất lớn, theo thống kê năm 2015 của Bộ y tế là đến 20%. Viêm đại tràng kích thích là niêm mạc đại tràng viêm loét kéo dài, tát phát liên tục, khiến tế bào biểu mô niêm mạc có nguy cơ loạn sản, chuyển sang tế bào ác tính, sau đó phát triển sang ung thư đại tràng, quá trình phát triển tích lũy kéo dài 7 – 10 năm. Điều trị viêm đại tràng kích thích Cho tới nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Người ta chỉ điều trị các triệu chứng của viêm đại tràng kích thích như dùng các loại thuốc làm giảm đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Ngoài ra, thực đơn ăn uống phù hợp dành cho bệnh đại tràng và đời sống lành mạnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bổ sung thức ăn giàu chất xơ như rau xanh vào thực đơn hàng ngày Tránh ăn chất béo, thức ăn chưa được nấu chín Hạn chế đồ uống chứa cồn như rượu bia và các loại gia vị chua cay… Sống lành mạnh, tránh tình trạng lo âu, căng thẳng, làm việc không nên quá sức Thường xuyên tập thể dục thể thao, mỗi ngày ít nhất ít nhất 30 phút để tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật. Sử dụng Tràng Phục Linh Sử dụng Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng Dành cho các đối tượng: Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,… Người mắc bệnh Viêm đại  tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY Ngoài ra, người bệnh có thể dùng Tràng Phục Linh PLUS nhãn đỏ để hỗ trợ, điều trị hội chứng ruột kích thích bởi Tràng Phục Linh PLUS với sự kết hợp khéo léo giữa các dược liệu với các hợp chất quý như 5-HTP, ImmuneGamma đang được khuyên dùng trong các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính được nhiều người dùng mà cho kết luận rất tốt. Sản phẩm hướng tới các lợi ích nổi bật: Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột Tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa Giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng. Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột dễ kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát. – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Viêm loét đại tràng - Ăn gì ? Kiêng gì?

Đối với bệnh nhân viêm loét đại tràng, chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phòng và điều trị bệnh. Thực phẩm phù hợp giảm đi những cơn đau, ngăn sự tái phát của một số triệu chứng. Ngược lại, một số món ăn có thể làm cho tình trạng bệnh ngày trở nên trầm trọng hơn. Bệnh viêm loét đại tràng kiêng gì? Theo những lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân viêm loét đại tràng cần có một khẩu phần ăn khoa học. Việc làm này không những giúp triệu chứng của bệnh bớt hoành hành, mà còn đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh nên kiêng: Những món ăn chứa nhiều mùi vị hoặc chất thơm như: thịt quay rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và một số những món ăn xào rán nhiều dầu mỡ nên hạn chế đưa vào thực đơn hàng ngày Tránh sử dụng các loại thịt nguội chế biến sẵn như dăm bông, lạp sườn, xúc xích, các loại nước thịt cá đậm đặc. Sữa chua, các thức ăn cứng, dai, gây cọ xát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống … người bị viêm loét đại tràng cũng không nên ăn Hạn chế sử dụng các loại gia vị như: dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối… Một số loại trái cây chua, đu đủ chín, táo, chè, cà phê, thuốc lá chứa chất kích thích đều được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng cho bệnh nhân viêm loét đại tràng. Ăn gì với bệnh nhân viêm loét đại tràng? Viêm loét đại tràng là bệnh về hệ tiêu hóa, do đó cần có một chế độ ăn khắt khe thì quá trình điều trị bệnh mới có được kết quả khả quan. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh: Các sản phẩm chế biến từ sữa, trứng như sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát. Nhóm thực phẩm này có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày. Thực phẩm giàu chất đạm như thịt , cá nạc… Nhóm rau củ, có thể dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, hoặc các loại rau củ phải ăn chín, để tiêu hóa dễ dàng hơn. Nhóm thực phẩm ít mùi vị như tinh bột. Người bệnh có thể dùng cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo. Sử dụng một lượng ít dầu ăn sống cũng có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị Để hiểu hơn về bệnh viêm đại tràng, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY hoặc gọi điện về tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1506 (trong giờ hành chính) Xem thêm >> Những thực phẩm nên tránh khi bị viêm loét đại tràng

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...