[XEM NGAY] Phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn

Nhắc đến bệnh kiết lỵ là nhắc đến 2 loại phổ biến nhất bao gồm lỵ trực khuẩn (lỵ trực trùng) và lỵ amip. Mỗi loại đều có nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên giữa chúng sẽ có những đặc điểm riêng biệt để nhận biết. Vậy cách phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn

Thời gian tồn tại của vi khuẩn lỵ

Bệnh kiết lỵ hay bệnh lỵ là một dạng nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy nghiêm trọng, với biểu hiện đi ngoài phân lỏng kèm theo máu. Bệnh kiết lỵ thường lây lan do vệ sinh kém, có liên quan mật thiết đến vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, cả 2 loại lỵ này đều có thể lây lan thành đại dịch nếu không được kiểm soát kịp thời. 

Vi khuẩn lỵ có thể sống và phát triển trong môi trường thức ăn, nước ngọt, rau sống từ 7-10 ngày, thậm chí là hơn thế. Còn trong môi trường quần áo, đồ dùng hàng ngày của người bị kiết lỵ hoặc trong đất thì chúng có thể sống lên tới 6-7 tuần lễ. 

Đau bụng có thể nguyên nhân do kiết lỵ

Đau bụng có thể nguyên nhân do kiết lỵ

Lỵ amip là gì?

Trước hết, để có thể phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn, bạn cần nắm rõ định nghĩa về 2 loại bệnh này. Theo đó, Lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng đường ruột do ký sinh trùng amip gây ra. Bệnh có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau bụng cấp, nhiều trường hợp còn không có biểu hiện cụ thể.

Bệnh thường xuất hiện ở những nước nhiệt đới, đói nghèo và vệ sinh kém. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh amip lỵ là do:

  • Ăn thực phẩm, đồ uống nhiễm ký sinh trùng.
  • Chạm tay vào bề mặt chứa mầm bệnh sau đó đưa vào miệng.
  • Tiếp xúc với phân, sống và du lịch ở những nơi điều kiện không đảm bảo

Bệnh lý lỵ amip

Bệnh lý lỵ amip

Lỵ trực khuẩn là gì?

Lỵ trực khuẩn là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá do trực khuẩn Shigella gây ra. Bệnh này rất dễ tạo thành dịch, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong cao.

Lỵ trực khuẩn được chia làm 4 nhóm: S. dysentriae, S. Flexnerie, S. Boydii và S. sonnei. Trong đó hay gặp nhất ở Việt Nam là nhóm S. Flexnerie.

Theo các nghiên cứu cho thấy, nhóm lỵ trực khuẩn gây ra kiết lỵ nặng nhất là lỵ nhóm 1. Đặc biệt tuýp S.Shiga gây bệnh nặng, nguy kịch hơn hết và nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong là rất cao. Nguyên nhân vì chúng gây bệnh bằng cả nội độc tố và ngoại độc tố.

Bệnh cảnh lâm sàng rất nặng xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh bằng ngoại độc tố. Nếu vi khuẩn vừa gây bệnh bằng ngoại độc tố, vừa gây bệnh bằng nội độc tố, thì lúc này, tình trạng bệnh đang ở mức báo động trầm trọng.

Lỵ trực khuẩn

Lỵ trực khuẩn

So sánh triệu chứng lỵ amip và lỵ trực khuẩn

Một trong những điểm để phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn đó chính là triệu chứng của chúng. Cụ thể:

Lỵ trực khuẩn 

Mọi người đều có thể mắc lỵ trực khuẩn, đặc biệt là với những người chưa có miễn dịch chống lại loại bệnh này. Sau khi nhiễm bệnh, khoảng vài ba ngày sau, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau bụng, buồn nôn, đi lỏng nhiều lần kèm theo phân có máu.

Giai đoạn đầu phân còn có hình dạng, sau đó một thời gian ngắn, phân hoá lỏng kèm theo có chất nhầy như dịch mũi và máu. Máu xuất hiện là do niêm mạch ruột bị tổn thương. Lúc đầu là máu tươi, sau dần khi phân lỏng ra, phân có màu lờ lờ như máu cá vì kết hợp với chất tiết dịch của ruột.

Với lỵ trực khuẩn S.Shiga, số lần đi đại tiện giai đoạn đầu có đến được, sau vài ba ngày thì không thể, phân cứ thế tự chảy ra hậu môn. Cùng với đó là sức khỏe suy kiệt do nhiễm độc nặng, cơ thể mất nước và mất điện giải trầm trọng. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở người già và trẻ em.

Sự khác nhau về triệu chứng của lỵ amip và lỵ trực khuẩn

Sự khác nhau về triệu chứng của lỵ amip và lỵ trực khuẩn

Lỵ amip

Tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng amip (Entamoeba histolytica). Chúng thuộc loại đơn bào, tồn tại ngắn ngày trong môi trường tự nhiên nhưng khả năng gây bệnh không thể xem thường.

Bệnh kiết lỵ amip chủ yếu nhiễm trùng ở ruột già với 2 loại cấp tính và mãn tính.

Với thể cấp tính: triệu chứng thường gặp là đau bụng, mót rặn và đi ngoài có máu tươi lẫn chất nhầy. Đi ngoài nhiều lần nhưng thường là không có nhiều phân, ngồi nhà vệ sinh rất lâu. Một vài người thỉnh thoảng sẽ bị tiêu chảy nhưng không nhiều như lỵ trực khuẩn. Các cơn đau bụng dọc theo khung đại tràng trước khi đi ra ngoài. Ở thể nhẹ, sức khoẻ sẽ ít bị ảnh hưởng, nhưng khi bị bệnh nặng, cơ thể có thể bị suy kiệt, bụng trướng, rối loạn chất điện giải. 

Với thể mãn tính: Khi lỵ amip không được điều trị hoặc điều trị không kịp dứt điểm sẽ trở thành mãn tính. Khi đó, chúng sẽ chui vào niêm mạc ruột tạo thành kén Amip gây đau bụng, đi ngoài ra máu tươi, nhất là khi ăn thức ăn nhiều mỡ và lạ. Hậu quả của thể mãn tính là bệnh viêm đại tràng, khiến người bệnh rất khó chịu, dễ bị suy kiệt do rối loạn tiêu hoá kéo dài. Ngoài ra, còn có nguy cơ lan truyền ngược dòng gây hiện tượng áp xe gan. 

Phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn 

Đặc điểm

Lỵ trực khuẩn 

Lỵ amip

Mầm bệnh

Trực khuẩn Shigella

Ký sinh trùng amip

Nguồn lây

Bệnh nhân, người mang vi khuẩn

Bệnh nhân, người mang bào nang amip

Đường lây

Tiêu hóa

Tiêu hóa

Tuổi

Chủ yếu là người già, trẻ nhỏ

Chủ yếu lứa tuổi lao động

Mùa

Hè, thu

Rải rác quanh năm

Dịch

Có khả năng tạo thành dịch

Bệnh tản phát

Miễn dịch

Không bền vững

Không bền vững

Vị trí

Đại tràng, tiểu khung

Đại tràng

Mức độ

Bề mặt niêm mạc đại tràng

Lớp cơ đại tràng

Đặc điểm chung

Cấp tính

Cấp tính hoặc mãn tính

Nhiễm trùng

Rõ, rầm rộ

Nhẹ

Hội chứng lỵ

+++

+/++

Rối loạn nước, điện giải

++

-/+

Suy kiệt

+

++/+++

Công thức máu

Bạch cầu tăng

Bạch cầu bình thường, E tăng

Soi phân

Hồng cầu, Bạch cầu, Amip (-)

Hồng cầu, Bạch cầu, Amip (+)

Cấy phân

Shigella (+)

Shigella (-)

Soi trực tràng

Loét nông, rộng ở bề mặt niêm mạc, +/- xuất huyết

Loét miệng nhỏ, đáy sâu đến lớp cơ

Kháng sinh

Biseptol, Acid Nalidixic, Quinolon khác

Ementin, Metronidazol, Mixiode, Mexaform

Điều trị triệu chứng

Bù nước và điện giải

Chú ý đến dinh dưỡng, chống thiếu máu và suy kiện

Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ hiệu quả

Bên cạnh việc phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn, thì vấn đề mà tất cả người bệnh cần quan tâm cách phòng ngừa và điều trị sao cho hiệu quả. Để phòng ngừa bệnh kiết lỵ, bạn cần tuân thủ các biện pháp dưới đây:

  • Đảm bảo vệ sinh môi trường, quản lý chất thải và phân của người bệnh đúng quy định, kèm theo sát khuẩn sạch sẽ.
  • Sử dụng xà phòng và nước ấm để rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hoặc khi tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào có thể bị nhiễm khuẩn.
  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh, không chia sẻ đồ ăn, đồ uống hoặc vật dụng cá nhân với họ cho đến khi họ đã hồi phục hoàn toàn.
  • Luôn rửa thực phẩm, đặc biệt là rau sống và trái cây, trước khi ăn. Nấu thực phẩm đạt đủ nhiệt độ để tiêu diệt vi khuẩn. Đối với thịt và cá, nên nấu chín hoàn toàn.
  • Nếu bạn đang ở trong một khu vực có nguồn nước không an toàn, hãy sử dụng nước đã được đun sôi hoặc nước đóng chai.
  • Bệnh kiết lỵ có thể lây truyền qua tiếp xúc với phân của động vật hoang dã. Hạn chế tiếp xúc với động vật hoang dã và không ăn thịt hoang dã chưa được nấu chín.
  • Nếu bạn đang sống hoặc đi đến các khu vực có nguy cơ cao về bệnh kiết lỵ, bạn nên xem xét tiêm phòng bằng vắc-xin phòng kiết lỵ.
  • Với các nhà hàng, khách sạn, cơ sở buôn bán thực phẩm liên quan đến ăn uống, cần thường xuyên kiểm tra sức khoẻ nhân viên phục vụ, đặc biệt là xét nghiệm phân định kỳ để phát hiện ra bệnh lỵ amip và lỵ trực tràng. 

Các lưu ý phòng ngừa bệnh kiết lỵ

Các lưu ý phòng ngừa bệnh kiết lỵ

Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn có thể nắm bắt các kiến thức xung quanh việc phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn. Mỗi cá nhân hãy tự nâng cao ý thức bảo vệ bản thân, áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh kiết lỵ đúng cách, tránh mắc phải gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bản thân. 

Cập nhật lúc: 17/10/2023
⭐ Từ 24/07-31/07: Tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, Quý khách sẽ được tặng ngay 1 hộp Đông trùng hạ thảo trị giá 600.000đ. Chi tiết chương trình, vui lòng liên hệ hotline miễn cước: 1800.1506
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ

ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết

5 HTP là một hoạt chất của y học hiện

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ

Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được

"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà rất nhiều người gặp phải, lâu dần sẽ dẫn đến

Tiêu chảy gây mất nước là tình trạng chung mà

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...