Hội chứng ruột kích thích

Tổng hợp các bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt tại nhà

Bệnh viêm đại tràng co thắt gây ra một loại triệu chứng: đau bụng, đi ngoài, táo bón…do sự co bóp của nhu động ruột khiến người bệnh mệt mỏi, mất ngủ chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt được nhiều người ưa chuộng và áp dụng mang lại hiệu quả. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích nhất giải quyết tình trạng bệnh viêm đại tràng co thắt này nhé. Bệnh viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích): là một rối loạn cơ năng của đại tràng, người bệnh không có biểu hiện bất thường nào ở đại tràng, khi nội soi không có ổ viêm loét.Mặc dù không tìm thấy được tổn thương thực thể trong đại tràng nhưng các triệu chứng bệnh vẫn xuất hiện thường xuyên một cách đột ngột. Bệnh viêm đại tràng co thắt không phải là bệnh nặng và nguy hiểm, nhưng làm ảnh hưởng lớn đến công việc, sức khỏe. Các bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt tại nhà Ưu điểm của những bài thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt tại nhà là sử dụng những bài thuốc dân gian dễ tìm, đơn giản, tuy không mang lại tác dụng mau chóng nhưng chúng lại có đặc điểm là an toàn, ít gây tác dụng phụ. Do đó phù hợp để điều trị cho nhiều đối tượng khác nhau. Để làm giảm các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra, bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng các bài thuốc sau đây: 1. Củ riềng Tác dụng của củ riềng Củ riềng có tính ấm, vị cay nồng. Có tác dụng ôn trung, tán hàn, làm ấm tỳ vị, chống nôn. Đồng thời, nó còn có khả năng tăng cường chức năng tỳ thổ, khắc phục các triệu chứng bất thường của đường tiêu hóa. Bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt từ củ riềng Cách 1: Riềng tươi: 20g,  lá mã đề:20g,  lá nhót:20g Các vị thuốc trên đem rửa sạch, thái nhỏ. Cho chúng vào nồi và sắc lên với nước. Chia lượng nước thuốc này để uống 2 – 3 lần trong ngày. Cách 2: Riềng tươi: 20g,  bạch truật: 16g, quế tốt: 8g , lệ chi: 20g Các nguyên liệu chuẩn bị đem đi rửa sạch, cho vào ấm và sắc lên với nước để uống 2 – 3 lần trong ngày. Thực hiện thường xuyên để nó mang đến tác dụng tốt. Cách 3: Củ riềng tươi: 20g,  lá lốt: 20g Đem riềng rươi gọt vỏ ngoài và rửa sạch thái nhỏ. Sau đó trộn chúng lại với nhau và cho vào ấm sắc lên với nước chừng 3 phút thì tắt bếp. Chờ khoảng 20 phút cho nước nguội bớt rồi chắt nước thuốc vừa thu được để uống hết trong ngày. Mỗi lần dùng khoảng 1 bát nước nhỏ là được. 2.Nha đam Tác dụng của nha đam Trong thành phần của nha đam có chứa các hoạt chất có tính kháng khuẩn, giúp nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa, giúp làm lành các vết loét. Ngoài ra nha đam là nguồn thức uống thanh mát cho cơ thể và còn được dùng để làm giảm các triệu chứng bệnh tiêu hóa, trong đó có viêm đại tràng co thắt. Bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt từ nha đam Lá nha đam tươi: 5 lá và 1 chén nhỏ mật ong nguyên chất Lá nha đam đem đi rửa sạch, tách lấy phần thịt trắng bên trong rồi đem chúng đi xay nhuyễn lấy nước.Cho nước nha đam bỏ vào ly, thêm 1-2 thìa mật ong vào rồi trộn đều rồi uống. Mỗi ngày uống chừng 1 – 2 cốc nhỏ, khoảng 30ml/lần là được. Áp dụng liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày sẽ thấy được tác dụng mà nó mang lại. Chú ý: Bài thuốc này không dùng cho phụ nữ mang thai, người đang bị tiêu chảy, tỳ vị hư. Nha đam giúp nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa, làm lành các vết loét 3.Lá ổi Tác dụng của lá ổi Các nghiên cứu của nền khoa học hiện đại cho thấy trong lá ổi cho thấy trong lá ổi chứa nhiều hoạt chất flavonoid. Nó được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn, giảm đau, cầm tiêu chảy rất tốt. Vì thế, áp dụng bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng co thắt từ lá ổi sẽ làm giảm được các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt từ lá ổi Cách 1: 50g búp lá ổi non Đem lá ổi đi rửa sạch, cho vào nồi và sắc lên với khoảng 2 bát nước đầy. Cứ đun với ngọn lửa nhỏ chừng 15 – 20 phút, sau đó dùng nước này để uống trong ngày. Mỗi lần sử dụng một chén nước nhỏ, thực hiện thường xuyên để mang đến tác dụng tốt. Cách 2: 20g búp ổi, 20g riềng tươi, 30g vỏ quả chuối xanh Các vị thuốc trên đem đi rửa sạch, cho vào ấm và sắc với 2 bát nước đầy. Đun sôi trong vòng 10 phút, sau đó chắt nước ra để uống dần. Khi kết hợp các nguyên liệu này, công dụng mà nó mang lại là ôn ấm tỳ vị, khắc phục chứng tiêu chảy. 4.Nghệ Tác dụng của nghệ Nghệ được coi là thần dược đối với hệ tiêu hóa, nó có tác dụng trong chữa bệnh viêm đại tràng khá hiệu quả. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy chất Curcumin có trong củ nghệ vàng có khả năng oxy hóa cực kỳ cao nên có thể sát khuẩn và chống lại các bệnh về viêm nhiễm, hỗ trợ và điều trị bệnh viêm đại tràng một cách triệt để. Bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt từ lá mơ lông Cách 1: Tinh bột nghệ: 2 thìa.  Mật ong ong nguyên chất Đem mật ong và tinh bột nghệ trộn đều để được hỗn hợp sền sệt. Ăn trực tiếp hỗn hợp này trước khi ăn sáng để phát huy hiệu quả. Thực hiện bài thuốc này đều đặn mỗi sáng, liên tục một tháng sẽ thấy tác dụng. Cách 2: Nghệ tươi: 200g, rửa sạch, cạo vỏ. Lá ngải cứu 1 nắm, rửa sạch, để ráo nước. Cho nghệ tươi và ngải cứu xay nhuyễn cùng 500ml nước, lọc qua rây lấy nước cốt. Mật lợn lọc lấy nước, bỏ sạn. Cho nước ngải cứu, nghệ, mật lợn vào nồi. Thêm 30ml mật ong, khuấy đều rồi đun với lửa nhỏ cho tới khi thu được cao cô đặc. Khi cao nguội, cho vào hũ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Sau bữa ăn 30 phút, lấy 1 thìa cao cho vào nước ấm, khuấy đều cho tới khi cao tan và uống. Ngày 3 lần, kiên trì sẽ thấy có tác dụng. 5.Lá vối Tác dụng của lá vối Theo nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, trong nụ hoa và lá của cây vối có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên. Chất này thể hiện khả năng ức chế rõ rệt đối với một số chủng vi khuẩn gây bệnh viêm đại tràng co thắt như Streptococcus hay Salmonella. Ngoài ra, hoạt chất tanin trong lá với còn có tác dụng làm tăng tiết dịch tiêu hóa, kháng khuẩn, chống tiêu chảy, giảm đau bụng, bảo vệ niêm mạc đường ruột. Bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt từ lá vối Lá vối: 200g Đem 200g lá vối tươi rửa sạch, vò nát. Đun sôi 2 lít nước rồi thả lá vối vào nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Để nước lá vối nguội gạn ra uống nhiều lần trong ngày. 6.Mơ lông Tác dụng của lá mơ lông Trong lá mơ lông chứa nhiều tinh dầu có chứa nhiều caroten và vitamin C, chúng có tác dụng diệt khuẩn, chữa đầy bụng, khó tiêu, chống táo bón, tiêu chảy, đồng thời ức chế phản ứng viêm trong đại tràng. Chính vì vậy trong dân gian rất hay dùng lá mơ lông vừa làm món ăn và bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt Bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt từ lá mơ lông Cách 1: Uống nước lá mơ nguyên chất Lá mơ lông 1 năm Đem rửa sạch nắm lá mơ lông và ngâm trong nước muối và để thật ráo nước Bỏ lá mơ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 1 bát nước đun sôi để nguội. Lọc nước cốt uống trực tiếp mỗi ngày 1 cốc. Cách 2: Lá mơ với trứng gà Lá mơ lông 1 năm Đem rửa sạch nắm lá mơ lông và ngâm trong nước muối và để thật ráo nước Dùng 1 nắm lá mơ xắt nhuyễn, giã nát, bỏ vào một cái tô sạch. Đập thêm 2 quả trứng gà ta vào, trộn đều, thêm một ít muối ăn, hạt nêm cho vừa miệng. Đem hỗn hợp áp chảo cho chín đều hai mặt rồi lấy ra dùng. Đều đặn dùng món ăn bài thuốc này mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng dứt hẳn. ☛ Xem thêm: Cách điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt Lưu ý khi dùng bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt tại nhà Việc áp dụng các bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt tại nhà từ những bài thuốc dân gian đơn giản dễ kiếm, dễ tìm trong đời sống hằng ngày thường rất an toàn. Bởi nguyên liệu được sử dụng đều bắt nguồn từ tự nhiên, nó ít khi gây tác dụng phụ như thuốc tây. Hơn nữa, nó cũng sẽ làm giảm bớt những triệu chứng khó chịu gây ra cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cũng có nhiều hạn chế. Để sử các bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt được phát huy hiệu quả tối ưu nhất, người bệnh nên chú ý: Nên áp dụng bài thuốc trong thời gian dài, thường xuyên sử dụng đểcác hoạt tính của thuốc thẩm thấu và phát huy tác dụng từ từ. Bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt chỉ có hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh nhẹ. Khi bệnh đã nặng hoặc sử dụng bài thuốc mãi không khỏi nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và có phương án điều trị tốt hơn. Muốn dùng bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt song song với các phương pháp điều trị khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Chế độ sinh hoạt ăn uống: Bên cạnh áp dụng các bài thuốc, bệnh nhân cũng cần thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt của mình cho phù hợp. Điều này không chỉ giúp bệnh mau lành mà còn có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm đại tràng co thắt tái phát. Cụ thể, người bệnh cần chú và thực hiện theo những điều sau: Không nên ăn quá no cũng như để bụng quá đói Ăn đúng giờ, không bỏ bữa Bổ sung những thực phẩm tốt cho tiêu hóa như rau củ tươi, các loại trái cây tươi… Uống đủ nước mỗi ngày đảm bảo cho quá trình chuyển hóa trao đổi diễn ra bình thường và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan Thể dục thể thao đều đặn nâng cao sức khỏe và sức đề kháng. Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp tối ưu cho bệnh đại tràng co thắt giúp ổn định thần kinh đại tràng . Bởi Tràng Phục Linh PLUS được kết hợp khéo léo giữa các dược liệu với các hợp chất quý như 5-HTP, ImmuneGamma đang được khuyên dùng trong các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính được rất nhiều người đã dùng và trải nghiệm mang lại kết quả rất tốt. Sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS giúp hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng co thắt – hội chứng ruột kích thích. Bởi Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa 4 thành phần thảo dược tự nhiên, cùng 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả bởi Đại học Y Hà Nội, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ. Tràng Phục Linh PLUS giúp: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng Giảm đau bụng quặn thắt Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát

Phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt

Bệnh viêm đại tràng co thắt là nỗi lo của nhiều người bởi triệu chứng của bệnh dai dẳng khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh thay đổi giảm sút rất nhiều? Hiểu về phác đồ điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt giúp người bệnh ngăn ngừa được triệu chứng bệnh tái phát. Vậy phác đồ điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt như thế nào? phòng ngừa bệnh tái phát ra sao? Dưới đây là thông tin bạn có thể tham khảo. Phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt Mục lục1. Hiểu đúng về bệnh viêm đại tràng co thắt2. Phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng co thắt3. Phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt3.1. Sử dụng thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt3.2. Sử dụng thực phẩm điều trị viêm đại tràng co thắt3.3. Sử dụng liệu pháp tâm lý – yếu tố tinh thần3.4. Phương pháp rèn luyện thể thao điều trị viêm đại tràng co thắt3.5. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ Tràng Phục Linh PLUS Hiểu đúng về bệnh viêm đại tràng co thắt Bệnh viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích- rối loạn chức năng đại tràng. Đây là tình trạng nhu động ruột co bóp thất thường gây đau đớn dữ dội, thậm chí có thể sờ thấy cục nổi lên dọc theo khung đại tràng. Bệnh tuy lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm rối loạn chức năng đại tràng khiến nhu động ruột co bóp thất thường. Bệnh không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày hoặc ruột nên các bác sĩ thường không tìm thấy tổn thương thực thể ở đường ruột khi nội soi. Bệnh viêm đại tràng co thắt được phân thành 3 loại cơ bản: Loại 1: Có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy. Loại 2: Có hiện tượng đau bụng và táo bón. Loại 3: Có hiện tượng đau bụng, vừa tiêu chảy lại vừa táo bón. Bệnh viêm đại tràng co thắt tuy nội soi không tìm thấy tổn thương thực thể ở đường ruột, nhưng các triệu chứng vẫn xuất hiện thất thường điển hình là: Dấu hiệu ở bụng Triệu chứng căng bụng, chướng hơi, mềm, ợ hơi, nhưng không có dấu hiệu đặc biệt khi thăm khám. Chính những triệu chứng này, khiến nhiều người nhầm lẫn bệnh viêm đại tràng co thắt với bệnh dạ dày. Cơn đau bụng sẽ giảm khi đi trung tiện, tăng lên khi táo bón. Người bệnh có thể đau sau khi ăn, khi ăn no, đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, thức ăn chua, cay, lạnh. Đau âm ỉ không biết rõ vị trí, thường đau ở vùng dưới rốn, đau quặn, có lúc đau dữ dội rồi lại trở về bình thường. Khi sờ sẽ thấy, những u cục nổi lên dọc khung đại tràng. Rối loạn đại tiện Rối loạn đại tiện là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm đại tràng co thắt. Đây là hiện tượng người bệnh thay đổi số lần đại tiện trong ngày, đi ngoài nhiều lần trong ngày xen kẽ với tình trạng táo bón phân lỏng hoặc táo bón xen kẽ với phân bình thường. Tái phát nhiều lần, phân thường có dấu hiệu đầu rắn, đuôi nát. Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác đi ngoài không hết phân, đi ngoài xong lại muốn đi tiếp lần nữa. Đi ngoài nhiều lần trong ngày, tiêu chảy xen kẽ với táo bón. Phân thường có dấu hiệu đầu rắn, đuôi nát, lẫn chất nhầy kèm theo mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh có cảm giác đi ngoài không hết phân, đi xong vẫn muốn đi tiếp. Khi đi đại tiện bạn sẽ thấy phân có dính chất nhầy, xuất hiện mùi hôi khó chịu. Một số biểu hiện khác Một số yếu tố như lo lắng, căng thẳng, stress khiến các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt có thể tăng nặng hơn. Ngoài các triệu chứng trên, người viêm đại tràng co thắt có thể gặp một số triệu chứng khác như: Nhức đầu, đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi, hồi hộp, tim đập nhanh. Chính vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. ☛ Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt chớ coi thường Phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng co thắt Tùy vào biểu hiện cụ thể của từng người cùng với điều kiện trang thiết bị y tế, bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau để chẩn đoán bệnh. Bệnh nhân có thể được chỉ định: Làm xét nghiệm phân ể tìm vi khuẩn, giun, sán… nếu nghi ngờ bị loạn khuẩn. Xét nghiệm máu Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang, Nội soi đại tràng nếu bệnh nhân nghi ngờ bị viêm đại tràng. Phác đồ điều trị viêm đại tràng co thắt Sử dụng thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt Sau khi thăm khám, xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một hay nhiều loại thuốc Tây y chữa viêm đại tràng co thắt khác nhau. Mục đích của việc sử dụng thuốc tây là nhằm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt cấp tính. Một số thuốc thường được sử dụng như: Thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau như: Paracetamol, Aspirin… Thuốc tác động nhu động ruột, nhuận tràng, chống táo bón: Thuốc ức chế phó giao cảm: ATROPINE : Chỉ có dạng chích. Dẫn xuất Atropine : Hyoscin (Buscopan 10mg) 1 viên x 3 (u ). Thuốc này có tác dụng phụ: Bí tiểu, Glaucoma. Thuốc giãn cơ trơn: Spasmaverin, Alverin (Meteospasmyl), drotaverin (Nospa),…… Trimebutine (Debridat): Điều hòa nhu động ruột. Liều dùng : 1-2 viên x 2-3 lần / ngày. Thuốc chống tiêu chảy Loperamide (Imodium): 1v x 2-3 lần/ngày. Than họat ( CARBOGAST, CARBOTRIM) 2 viên x 2-3 lần/ngày. Đất sét (Smecta, Actapulgite): 1 gói x 2-3 lần/ngày. Thuốc an thần – giải lo âu: Thường dùng Diazepam 5mg: 1 v (u) tối. Hoặc Sulpiride 50mg : 1v x 2-3 lần/ngày. Thuốc chống trầm cảm với những trường hợp thường xuyên lo lắng căng thẳng giúp làm giảm lo âu, stress, căng thẳng. Việc sử dụng thuốc tây mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể, gây suy thận, tăng huyết áp, đau dạ dày… Đặc biệt, đối với trường hợp viêm đại tràng co thắt ở trẻ em thì phải thận trọng trong việc sử dụng kháng sinh. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống. Ngoài ra người bệnh nên sử dụng thuốc đúng theo phác đồ điều trị do bác sĩ cung cấp và hướng dẫn. Tuyệt đối không được bỏ dở giữa chừng, rất cần sự kiên trì của cả người bệnh cũng như gia đình bệnh nhân. Nếu bỏ dở giữa chừng thì phác đồ điều trị sẽ không hiệu quả, hoặc sẽ có thể tái phát trở lại, xấu hơn là bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng thực phẩm điều trị viêm đại tràng co thắt Theo các chuyên gia, người bị bệnh viêm đại tràng co thắt cần ăn các thực phẩm dễ tiêu nhưng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Thực hiện chế độ ăn uống điều độ, tránh kiêng khem quá mức gây thiếu chất. Bổ sung Những loại thực phẩm giàu đạm dễ tiêu như: thịt nạc, cá, đậu nành, sữa không chứa lactose. Chú ý hàm lượng chất đạm không quá 1g/kg/1ngày. Thuyền xuyên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi (rau ngót, giá đỗ, mùng tơi, dứa, táo…) để bổ sung chất xơ cho cơ thể, làm mềm phân, giúp đi cầu dễ dàng, ngăn chặn táo bón. Thường xuyên sử dụng sữa chua trong thực đơn hằng ngày, kích thích tăng cường lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5 lít), có thể thay thế bằng các loại nước ép rau củ quả, sinh tố… giúp hạn chế táo bón. Nên chế biến các món ăn thanh đạm, ít gia vị cay nóng, ít dầu mỡ Các món ăn tốt nhất là hấp luộc giúp dễ tiêu hóa Hạn chế Các loại đồ ăn sẵn, đồ ăn đóng hộp; Tránh xa uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích không có lợi cho cơ thể Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều trong 1 lần mà cần chia nhỏ thành nhiều bữa để giảm tải cho dạ dày, đại tràng, cần tạo thói quen ăn đúng giờ, đủ bữa, ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói chuyện hoặc ăn xong đi nằm ngay… gây tác động xấu đến hệ tiêu hóa. ☛ Xem thêm: Thực đơn tăng cân cho bệnh nhân viêm đại tràng co thắt Sử dụng liệu pháp tâm lý – yếu tố tinh thần Theo nghiên cứu, khi tâm lý căng thẳng kéo dài là yếu tố thuận lợi để các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt tái phát và khó điều trị dứt điểm. Vì thế, người bệnh không nên quá lo âu mà hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, chú ý cân bằng thời gian làm việc và thư giãn để hỗ trợ việc chữa trị bệnh viêm đại tràng co thắt có hiệu quả. Tâm lý người bệnh quyết định không nhỏ đến hiệu quả chữa bệnh, trong đó có bệnh viêm đại tràng co thắt. Chính vì thế, trong phác đồ điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt , tinh thần, tâm lý của bệnh nhân được đặc biệt quan tâm: Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái cho người bệnh Đảm bảo cho họ được vui vẻ, luôn suy nghĩ theo chiều hướng tích cực Cần đặc biệt tránh cho người bệnh bị căng thẳng hay sầu não. Tránh căng thẳng, tức giận Tránh stress, lo lắng, hồi hộp Muốn có được tinh thần lạc quan, thoải mái thì người bị bệnh nên sắp xếp thời gian làm việc hợp lý cũng như cuộc sống gia đình. Thư thái, vui vẻ sẽ là liều tiên dược giúp bệnh nhân nhanh chóng vượt qua bệnh tật. Phương pháp rèn luyện thể thao điều trị viêm đại tràng co thắt Tập thể dục là một yếu tố rất quan trọng cho người bị viêm đại tràng co thắt. Thể dục thể thao đều đặn, đúng cách, đúng khoa học giúp tăng cường hệ tiêu hóa, lưu thông khí huyết, kích thích nhu động ruột và giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, phương pháp tập luyện thể dục thể thao được các bác sĩ khuyến khích trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh trong đó có bệnh viêm đại tràng co thắt Thể dục thể thao giúp tinh thần thoải mái Tập thở Phương pháp tập thở bằng bụng giúp thư giãn toàn thân khá hiệu quả đối với những trường hợp viêm đại tràng co thắt. Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể luyện tập mọi lúc, mọi nơi kể cả khi đứng hoặc nằm. Bạn hãy thực hiện theo cách sau: Nằm ngửa trên mặt phẳng hoặc đứng thẳng lưng, thả lỏng cơ thể. Từ từ hóp bụng để thở ra, rồi phình bụng hít vào. Thực hiện liên tục trong vòng 3 – 5 phút giúp điều hòa và kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình đào thải chất cặn bã trong ruột được dễ dàng. Mát-xa Mát-xa bụng là phương pháp đơn giản nhưng có tác dụng tốt trong việc giảm đau co thắt đại tràng. Thực hiện đúng kỹ thuật giúp điều hòa nhu động ruột, từ đó cải thiện triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, táo bón hiệu quả. Cách thực hiện: Dùng 3 đầu ngón tay ấn và xoa đều quanh rốn rồi lan dần ra xung quanh theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện nhẹ nhàng khoảng 2 – 3 phút sẽ thấy cơn co thắt giảm đáng kể. Hoặc Sáng khi ngủ dậy, người bệnh nằm ngửa trên giường, Chống 2 chân Ddùng tay trái hoặc tay phải xoa quanh ổ bụng rồi dọc theo khung đại tràng. Thực hiện liên tục khoảng 200 vòng. Cách này giúp cho việc đào thải khí thừa ra ngoài hiệu quả hơn. Ngoài ra một số môn thể thao như: Đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh, yoga…. Người bệnh nên luyện tập với cường độ nhẹ nhàng. Khi tập thể dục đúng cách sẽ giúp lưu thông khí huyết, chống táo bón,… Đọc thêm: Chữa viêm đại tràng co thắt bằng đông y Sử dụng sản phẩm hỗ trợ Tràng Phục Linh PLUS Tràng Phục Linh PLUS hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) là sự kết hợp giữa 4 thành phần thảo dược tự nhiên, cùng 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả, nên an toàn cho người bệnh, không gây tác dụng phụ. Tràng Phục Linh PLUS giúp: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng Giảm đau bụng quặn thắt Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Bụng hay bị sôi là bệnh gì? Điều trị thế nào?

Sôi bụng là hiện tượng bình thường mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Sôi bụng hay xảy ra khi thức ăn tiêu hóa chậm hoặc chỉ đơn giản là do cơn đói. Tuy nhiên, nếu bạn bị sôi bụng thường xuyên mà không phải bởi những lý do này, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn trong đường ruột.  Tiếng sôi bụng hình thành thế nào? Nguồn gốc của tiếng sôi bụng liên quan đến sự hoạt động của hệ thống cơ trơn (bao gồm cơ hoành và cơ dọc) trong ống tiêu hóa. Khi các cơ này co thắt để trộn và đẩy thức ăn, không khí, chất lỏng qua hệ thống đường ruột, nó sẽ tạo ra âm thanh ọc ọc, ùng ục, réo rắt giống như tiếng tiếng dòng nước chảy trong các đường ống. Quá trình này được gọi là nhu động. Tiếng sôi bụng không chỉ phát ra từ dạ dày mà nó còn có thể xuất hiện ở đại tràng (ruột non). – Khi nhu động ruột hoạt động bình thường, chúng ta sẽ khó có thể nghe được âm thanh này mà phải sử dụng ống nghe mới cảm nhận được. – Khi hoạt động của nhu động ruột chậm, tiếng sôi bụng ít hơn hoặc âm thanh rất nhỏ khi dùng ông nghe. – Khi hoạt động của nhu động ruột bị kích thích mạnh, các cơ quanh thành ruột tăng cường co bóp thì tiếng sôi bụng phát ra lớn và thường xuyên. Bạn hoặc những người xung quanh có thể nghe thấy âm thanh này mà không cần ghé sát tai vào bụng. Tiếng sôi bụng kêu to có thể khiến bạn ngại ngùng với những người bên cạnh. Nhưng đôi khi chúng không phải là một trường hợp đáng lo lắng. Bởi nguyên nhân thường gặp có thể là: Sôi bụng do bạn bị đói: Khi dạ dày của bạn trống rỗng, không có gì để tiêu hóa, các hormone trong não kích thích ham muốn ăn, sau đó gửi tín hiệu tới dạ dày. Kết quả là các cơ trong đường ruột co bóp liên hồi và gây ra những tiếng sôi bụng. Âm thanh gầm gừ trong dạ dày có thể chỉ là ” tiếng chuông báo thức” nhắc nhở bạn đã đến lúc cần phải ăn. Hiện tượng sôi bụng thường xảy ra sau khi ăn khoảng vài giờ hoặc vào ban đêm khi bạn đang ngủ. Âm thanh réo rắt, ọc ọc do đói bụng có thể kéo dài 20 phút mỗi lần hoặc tái phát mỗi giờ cho đến khi bạn nạp thực phẩm vào cơ thể. Sôi bụng do căng thẳng, stress: Căng thẳng có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe của đường ruột. Stress tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và có thể gây rối loạn hoạt động tiêu hóa, trong đó có sự co bóp của nhu động ruột. Stress là nguyên nhân hoặc yếu tố rủi ro của rất nhiều căn bệnh về đường tiêu hóa như là trào ngược thực quản, đau dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… Sôi bụng do thói quen ăn uống không khoa học: Sôi bụng thường xảy ra khi trong đường ruột có nhiều khí. Những thói quen ăn uống kém khoa học có thể là lý do gây tích tụ khí trong đường ruột. Khi cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn thì con người có xu hướng làm mọi việc vội vàng hơn, ngay cả trong những bữa ăn. Những người luôn ăn uống vội vàng, nhai không kĩ, nuốt quá nhanh, vừa ăn vừa làm việc hay nói chuyện thì miệng thường há to trong lúc nhai nên khiến nhiều không khí trôi vào đường ruột, dẫn đến sôi bụng. Ngoài ra, nếu ăn nhiều loại thực phẩm khó tiêu hóa, đặc biệt là những thức ăn chứa carbohydrate cũng có thể gây tích khí, chướng bụng và dẫn tới những âm thanh khó chịu. Một số thực phẩm mà bạn nên cân nhắc tránh tiêu thụ quá nhiều nếu không muốn bị sôi bụng liên tục: Sữa và các sản phẩm từ sữa Một số loại trái cây như táo, xoài Các loại rau họ cải, cà rốt Lúa mì, lúa mạch, bánh mì Các loại hạt đậu, chất xơ từ ngũ cốc Các loại đồ uống công nghiệp, nước ngọt có gas ❌ Tiếng sôi bụng phát ra thường xuyên hoặc đi kèm với sự hiện diện của các triệu chứng khác có thể là tín hiệu chỉ ra một tình trạng tiềm ẩn trong hệ thống tiêu hóa. Những triệu chứng này có thể bao gồm: Chướng bụng, đầy hơi, căng tức bụng, ợ chua, ợ hơi Buồn nôn hoặc nôn Đau bụng Tiêu chảy kéo dài Táo bón kéo dài Phân có lẫn máu Sốt cao Giảm cân Bị sôi bụng nhiều là biểu hiện của bệnh gì? Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) không phải là bệnh lý thực thể. HCRKT hình thành do rối loạn cơ năng đại tràng. Nghĩa là bệnh nhân không hề có dấu hiệu tổn thương trong niêm mạc ruột, cũng không thấy sự xuất hiện của vi khuẩn gây bệnh. HCRKT được chia thành 4 nhóm chính, bao gồm: HCRKT thể tiêu chảy (IBS-D) HCRKT thể táo bón (IBS-M) HCRKT xen kẽ tiêu chảy và táo bón (IBS-M) HCRKT không tiêu chảy hay táo bón (IBS-U) Các triệu chứng thường gặp đó là: Đau bụng: Đau bụng là triệu chứng chính và thường gặp nhất. Người bệnh hay bị đau sau khi ăn uống. Vị trí đau chủ yếu là quanh hố chậu trái và bụng dưới. Khi sờ nắn vào vùng này có thể cảm nhận được các cục cứng nổi lên. Cơn đau sẽ giảm bớt phần nào sau khi người bệnh đại tiện hoặc trung tiện. Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài: Người bệnh thường xuyên đại tiện phân lỏng hoặc phân rắn xen kẽ từng đợt, 3- 5 lần ngày. Phân có thể lẫn nhầy nhưng không bao giờ có máu. Chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng: Các triệu chứng này diễn ra thường xuyên nhưng thường trầm trọng hơn vào ban ngày, đặc biệt là sau khi ăn trưa, giảm dần vào ban đêm. Hiện nay, người ta vẫn chưa thể xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra HCRKT. Tuy nhiên, yếu tố di truyền, sự nhạy cảm với thức ăn hay căng thẳng trong cuộc sống là những lý do liên quan gần gũi. Hội chứng này ảnh hưởng đến 10 – 15% dân số ở các quốc gia phát triển. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những người trẻ tuổi từ 18 – 30, giảm dần sau 50 tuổi. Trong đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng người bị HCRKT lâu ngày thường hay gặp phải các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm hay mệt mỏi mãn tính khiến cơ thể suy nhược. Viêm loét đại tràng Viêm loét đại tràng chỉ tình trạng lớp lót bên trong đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương, nếu nhẹ thì niêm mạc sưng đỏ, có các vết trợt, nặng thì xuất hiện các vết loét, có thể xuất huyết hay hình thành những ổ áp xe nhỏ. Bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như là: Do sự tấn công của vi khuẩn, vi trùng, virus, nấm…trong đường ruột Do thói quen ăn uống kém vệ sinh, thiếu lành mạnh Do tác động của thuốc kháng sinh khi sử dụng lâu dài Do đại tràng bị thiếu máu cục bộ Do stress, căng thẳng thường xuyên Ngoài ra, viêm loét đại tràng có liên quan tới yếu tố di truyền hay yếu tố tự miễn Triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng là những cơn đau bụng dọc theo khung đại tràng. Mức độ đau diễn biến khác nhau, lúc thì âm ỉ lúc lại kéo dài thành từng cơn. Đặc biệt, người bệnh hay bị đau sau khi ăn uống những thực phẩm lạ, dễ gây lạnh bụng hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ…Cơn đau sẽ giảm bớt phần nào sau khi họ đi tiêu xong. Trường hợp bị viêm nặng xuất hiện máu hoặc dịch nhầy trong phân. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như là sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, bụng căng chướng, tiêu chảy hoặc táo bón nhiều lần trong ngày. Đại tràng bị viêm loét không những tác động xấu tới chức năng tiêu hóa của đại tràng mà còn khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, lâu dần sụt cân gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Viêm loét đại tràng là bệnh có tính chất dai dẳng, khó chữa khỏi tuyệt đối. Đa phần bệnh nhân được điều trị bảo tồn tại nhà bằng việc sử dụng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Nếu viêm loét đại tràng gây ra biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, phình giãn đại tràng hay thậm chí là ung thư thì phải tiến hành phẫu thuật cấp để cắt bỏ một phần hay toàn bộ đại tràng, cứu sống bệnh nhân. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Tìm hiểu chi tiết các phương pháp điều trị viêm đại tràng Bệnh Crohn Bệnh Crohn (tiếng anh: Inflammatory Bowel Disease) là một dạng bệnh viêm màng ruột. Nó cũng có thể là lý do dẫn tới tình trạng sôi bụng liên tục. Bệnh Crohn có nhiều tên gọi khác nhau như là u hạt viêm ruột, viêm khu vực đại tràng, viêm ruột khu vực hoặc viêm manh tràng. Bệnh Crohn có liên quan chặt chẽ với bệnh viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, có thể phân biệt bệnh Crohn và viêm loét đại tràng khác nhau ở chỗ. Tổn thương do viêm loét đại tràng chỉ xảy ra ở bề mặt niêm mạc ruột. Trong khi, tổn thương do bệnh Crohn có thể ăn sâu vào các lớp cơ của ống tiêu hóa. Viêm loét đại tràng chỉ gây tổn thương tại đại tràng, thì với bệnh Crohn, vùng tổn thương có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong ống tiêu hóa, từ miệng cho tới hậu môn. Tổn thương ở viêm loét đại tràng là tổn thương liên tục, với bệnh Crohn là tổn thương ngắt quãng. Bệnh Crohn phát triển và kéo dài qua nhiều giai đoạn. Người mắc bệnh Crohn có thể gặp phải những triệu chứng sau đây: Với thể cấp tính: Các triệu chứng có biểu hiện rầm rộ hơn. Cơn đau bụng hay xuất hiện tại vị trí hố chậu phải nên nhiều người nhầm lẫn với viêm ruột thừa. Người bệnh thường bị đau nhiều hơn sau khi ăn, đại tiện xong thì cảm giác này lại giảm bớt. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như là đầy hơi, sôi bụng, tiêu chảy kéo dài, đi ngoài ra máu, nôn nửa hoặc sốt cao 39 – 40 độ C. Đôi khi sờ nắn vào vùng hố chậu phải có thể thấy một khối dài cứng. Với thể mạn tính: Bệnh tiến triển âm thầm kéo dài nhiều năm. Bệnh nhân thường đi khám do các triệu chứng cấp tính khiến họ lo lắng, hoặc kèm theo thiếu máu và các biến chứng như thủng ruột, hẹp lòng ruột, rò từ hồi tràng vào đại tràng, bàng quang và các cơ quan lân cận khác. Chụp X-quang đại tràng thấy rõ hình ảnh quai ruột hồi tràng giãn hay hẹp, các tổn thương viêm, loét, hoặc các đường rò. Cũng như nhiều dạng bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa khác, bệnh Crohn hình thành đa phần là do lối sống sinh hoạt kém lành mạnh, đặc biệt là trong thói quen ăn uống. Hơn nữa, bệnh cũng có tính chất di truyền. Nếu có người thân bị mắc bệnh Crohn thì nguy cơ mắc của bạn có tỷ lệ cao hơn những người khác. Các vùng viêm nhiễm do bệnh Crohn thường có xu hướng lan rộng và ăn sâu vào các lớp trong cùng của mô ruột. Chính vì thế, khi bị bệnh lâu ngày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhiễm trùng đường ruột Nhiễm trùng đường ruột là căn bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn thì đường ruột sẽ bị viêm. Nhiễm trùng đường ruột xảy ra chủ yếu do các tác nhân là vi khuẩn và kí sinh trùng theo đường ăn uống vào trong cơ thể. Những triệu chứng của bệnh thường là: Dấu hiệu chủ yếu là tiêu chảy kèm theo sốt, trên 3 lần/ngày. Thậm chí, ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể tiêu chảy tới 20 lần/ ngày. Đặc điểm của phân là lỏng nhiều nước và nhầy, phân có mùi hôi khắm khó chịu, không lẫn máu. Bệnh nhân bị nôn nhiều kèm theo ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng. Nếu như tác nhân gây hại là do virus, thì người bệnh còn gặp các triệu chứng khác tại đường hô hấp như ho, sổ mũi, viêm xoang… Ngoài ra, người bệnh có thể bị bỏng rát da, dị cảm da, mất ngủ, mệt mỏi… Đối với những trường hợp nhiễm trùng đường ruột ở mức độ nhẹ, thì bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị. Các trường hợp nghiêm trọng thì phải nhập viện để truyền dịch tĩnh mạch hoặc sử dụng khác sinh theo chỉ định của bác sĩ. Hầu hết, bệnh nhân sẽ được hạn chế sử dụng thuốc chống tiêu chảy vì nó có thể khiến cho vi khuẩn, virus, kí sinh trùng ở lại trong đường ruột lâu hơn. Không dung nạp thực phẩm Bệnh celiac: Bệnh celiac là bệnh xảy ra với những người mắc chứng không dung nạp glutein (một loại protein thường có trong lúa mì, lúa mạch, bánh mì…).  Đối với trẻ nhỏ, bệnh thường gây ra các triệu chứng liên quan tới tiêu hóa như là nôn, đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, táo bón. Nếu bị bệnh lâu ngày cơ thể trẻ sẽ chậm phát triển, bụng phình to, cơ đùi teo nhỏ, mông lép…Ở người lớn, những biểu hiện về tiêu hóa do bệnh gây ra ít gặp hơn. Thay vào đó, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi nhiều, đau nhức xương khớp và rối loạn tâm lý, riêng ở phụ nữ thì có thể khiến kinh nguyệt không đều. Người lớn bị bệnh celiac có nguy cơ loãng xương và thiếu máu. Không dung nạp Lactose: Bệnh này thường xuất hiện ở những người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường sữa hay các dạng thực phẩm liên quan đến sữa. Họ hay bị sôi bụng, tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa. Các triệu chứng này có thể đến từ 30 phút đến 2h sau khi ăn uống. Hấp thu fructose: Bệnh này thường xuất hiện ở những người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa fructose. Fructose là một loại đường được tìm thấy tự nhiên trong một số loại trái cây (táo, lê, …) và mật ong. Đôi khi fructose được thêm vào như một chất làm ngọt cho một số đồ uống. Triệu chứng xảy ra giống như ở những người không dung nạp Lactoser. Điều trị sôi bụng Nếu bạn thấy rằng tiếng sôi bụng đang làm phiền cuộc sống sinh hoạt thường ngày hoặc âm thanh này đi kèm với các triệu chứng được mô tả như trên thì bạn nên tới bệnh viện để được kiểm tra. Thông thường, bác sĩ sẽ đoán tình trạng bệnh dựa trên những triệu chứng mà bạn liệt kê. Bác sĩ cũng có thể dùng ống nghe để kiểm tra âm thanh tại đường ruột. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm như chụp XQuang, nội soi, chụp CTscan, xét nghiệm máu và nước tiểu để tìm rõ tác nhân gây bệnh. Việc xác định kế hoạch điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như, HCRKT hoặc viêm đại tràng sẽ được điều trị chủ yếu bằng cách uống thuốc kết hợp với thay đổi lối sống, can thiệp tâm lý để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Điều quan trọng là người bệnh cần hiểu và tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn điều trị của bác sĩ. ☛ Xem chi tiết: Các loại thuốc điều trị sôi bụng Chỉ định mổ sẽ được tiến hành khi các bệnh lý đường tiêu hóa xảy ra biến chứng nguy hiểm như là thủng ruột, xuất huyết ồ ạt, ung thư… Nếu nguyên nhân sôi bụng là do các chứng không dung nạp thực phẩm gây ra thì bạn chỉ cần ngưng nạp những loại thức ăn này, các triệu chứng sẽ biến mất. Ngoài ra, để hạn chế sôi bụng liên tục, bạn có thể xem xét những lời khuyên sau: Hạn chế những thực phẩm dễ tích khí trong đường ruột như bắp cải, súp lơ, các loại hạt đậu, nước ngọt có gas… Tránh sử dụng ống hút khi thưởng thức các loại đồ uống, chúng có thể là nguyên nhân khiến bạn nuốt nhiều khí vào bụng hơn. Hãy dành thời gian vừa đủ cho mỗi bữa ăn, đừng nhai quá vội vàng, hãy nhai kỹ và nuốt chậm hơn, không há miệng to khi ăn uống. Nên ăn các thực phẩm lên men tự nhiên như dưa chua, kim chi, sữa chua để củng cố hệ lợi khuẩn đường ruột, giúp giảm bớt tình trạng đầy hơi Cơn đói đôi khi cũng là một lý do gây ra tình trạng sôi bụng. Vì thế, để tránh điều này hãy thử chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày làm nhiều bữa. Điều đó sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng sôi bụng mà không khiến cho dạ dày phải làm quá sức. Cân bằng lối sống để giảm tránh căng thẳng, gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Tham khảo thêm: Những mẹo đơn giản giúp giảm nhanh tình trạng sôi bụng tại nhà

Bệnh đại tràng co thắt có chữa khỏi được không?

Bệnh đại tràng co thắt là bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại ngày nay, tuy đây không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng hệ lụy của nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh đại tràng co thắt có chữa khỏi được không? Và cách phòng ngừa bệnh để không tái phát là như thế nào? Các bạn hãy tìm hiểu qua thông tin dưới đây nhé.   Mục lục1. Thông tin về bệnh đại tràng co thắt2. Bệnh đại tràng co thắt có chữa khỏi được không?3. Điều trị và phòng ngừa đại tràng co thắt tái phát3.1. Điều trị bằng thuốc4. Tràng Phục Linh PLUS hỗ trợ cải thiện bệnh đại tràng co thắt4.1. Cải thiện chế độ dinh dưỡng4.2. Duy trì chế độ tập luyện khoa học4.3. Kiểm soát căng thẳng Thông tin về bệnh đại tràng co thắt Bệnh đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome -IBS), rối loạn chức năng đại tràng, hoặc đại tràng chức năng là bệnh gây ra những cơn đau dữ dội. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và ở phụ nữ nhiều hơn. Những dấu hiệu này khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đi khá nhiều. Bệnh đại tràng co thắt được chia thành 3 loại cơ bản dựa trên triệu chứng gặp phải: Loại 1: Có triệu chứng đau bụng và tiêu chảy Loại 2: Có triệu chứng đau bụng và táo bón Loại 3: Có triệu chứng đau bụng, kèm tiêu chảy hoặc táo bón Nguyên nhân chính xác dẫn đến đại tràng co thắt vẫn chưa được làm rõ, người ta chỉ có thể xác định được các yếu tố nguy cơ của bệnh như sau: Thực phẩm: Nhiễm khuẩn do ăn phải thức ăn mất vệ sinh, có nhiễm vi khuẩn, vi khuẩn lỵ, lỵ amip: thường là những đồ ăn sống, gỏi, những thực phẩm chưa nấu chín, trong quá trình nấu không đảm bảo vệ sinh…Khi ăn những thực phẩm hải sản, đồ ăn tanh, sống, chưa chín kĩ như gỏi, đồ uống có ga, không hợp thường gặp tình trạng đi ngoài, tiêu chảy nhiều lần, gây mệt mỏi cho người bệnh. Ngoài ra bệnh nhân mắc đại tràng co thắt khi dung nạp những thực phẩm chiên xào, dầu mỡ thường gặp chứng chướng bụng, đầy hơi khó tiêu. Vấn đề tâm lý: Hầu hết những người mắc đại tràng co thắt gặp các dấu hiệu và triệu chứng tồi tệ hơn hoặc thường xuyên hơn trong giai đoạn căng thẳng. Căng thẳng có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng, nhưng không phải là nguyên nhân gây ra bệnh. Nội tiết tố: Phụ nữ có khả năng bị bệnh gấp đôi, điều này có thể cho thấy rằng sự thay đổi hormone đóng một vai trò quan trọng. Theo thống kê, hơn 70% những người bị hội chứng ruột kích thích là phụ nữ. Rối loạn nhu động ruột: Nguyên nhân này thường gặp ở những người có đường ruột nhạy cảm. Ở những người này tín hiệu phối hợp yếu giữa não và ruột khiến cơ thể phản ứng thái quá với những thay đổi thường xảy ra trong quá trình tiêu hóa, dẫn đến đau, tiêu chảy hoặc táo bón. Rối loạn tiêu hóa Loạn khuẩn đường ruột, có thể do dùng nhiều kháng sinh trong thời gian dài. ☛ Xem đầy đủ: Nguyên nhân dẫn tới bệnh đại tràng co thắt Bệnh đại tràng co thắt có chữa khỏi được không? Viêm đại tràng co thắt là dạng bệnh mãn tính, khó điều trị dứt hẳn. Chính vì bệnh không rõ căn nguyên nên hiện nay vẫn chưa có thuốc hoặc phương pháp nào có thể điều trị triệt để. Nguyên tắc chung là điều trị nội khoa với phương châm kiên trì, toàn diện, bao gồm các giải pháp như lựa chọn chế độ ăn uống, chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp. Cách duy nhất là chung sống hòa bình với bệnh bằng cách luôn duy trì số lượng lợi khuẩn trong đường ruột ở mức ổn định (85% lợi khuẩn và 15% vi khuẩn gây hại). Cán cân này được cân bằng sẽ giúp cho những co bóp của nhu động ruột đều đặn không bị kích thích bất thường và các triệu chứng của bệnh sẽ không tái phát. Cũng tùy theo bệnh trạng cụ thể mà sử dụng thuốc hay những liệu pháp phù hợp, để loại trừ nguyên nhân gây bệnh như: Sử dụng kháng sinh để chống nhiễm trùng, chống nhiễm nấm, chống ký sinh trùng, thuốc giảm đau và chống co thắt, tiêu chảy, chống loạn khuẩn,.. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị theo phác đồ phù hợp thì các triệu chứng sẽ được kiểm soát tối đa. Điều trị và phòng ngừa đại tràng co thắt tái phát Điều trị bằng thuốc Nhóm thuốc điều trị táo bón Thuốc uống: Dùng cho người lớn và trẻ trên 8 tuổi, nhưng chỉ dùng để điều trị táo bón tạm thời, không được dùng kéo dài. Thuốc Folax loại 10g/gói, liều lượng uống 1-2 gói/ngày. Thuốc Sorbitol loại 5g/gói, liều lượng sử dụng 1-3 gói/ngày. Thuốc Duphalac loại 10g/gói, sử dụng với liều lượng 1-3 gói/ngày. Thuốc loại gel, tiêm, bơm trực tràng: Trường hợp táo bón do co thắt trực tràng hậu môn được chỉ định sử dụng thuốc Microlax 3ml/ống. Nhóm thuốc cầm tiêu chảy Thuốc Actapulgite sử dụng 2-3 gói mỗi ngày. Thuốc Smecta, uống 2-3 gói/ngày. Thuốc Loperamid loại 2mg/viên, nên thử liều từ 1-2 viên/ngày, sau đó điều chỉnh theo triệu chứng lâm sàng. Nhóm thuốc này có công dụng làm chậm nhu động ruột, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, điều trị chứng tiêu chảy hiệu quả. Lưu ý khi phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không tự động mua thuốc sử dụng, nếu thấy cần thiết dùng, cần có chỉ định của bác sĩ. Thuốc chống viêm Một số loại thuốc chống viêm được chỉ định như: Sulfasalazine (Azulfidine), Mesalamine (Tidocol, Rowasa…), Balsalazide (Colazal), Olsalazine (Dipentum). Đây là loại thuốc tây không thể thiếu trong điều trị viêm đại tràng, có tác dụng chống viêm, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh. Thuốc ức chế cơ trơn Spasmaverin Phloroglucinol Hai loại thuốc này có tác dụng ly giải co thắt trên sợi cơ trơn do đó làm dịu cơn đau, giảm đau bụng do rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Tuy nhiên thuốc này có thể gây tác dụng phụ hoặc đặc biệt không thể dùng cho một số trường hợp. Chính vì vậy khi sử dụng nên tham khảo và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc chống trầm cảm Trong điều trị viêm đại tràng co thắt thường có 2 loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng là: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (như Amitriptyline). Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc Serotonin (Citalopram, Fluoxetine  và paroxetine). ☛ Chi tiết: Bệnh đại tràng co thắt nên uống thuốc gì? Tràng Phục Linh PLUS hỗ trợ cải thiện bệnh đại tràng co thắt Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS là giải pháp tối ưu cho bệnh đại tràng co thắt giúp ổn định thần kinh đại tràng nhờ 5-HTP trong thành phần, tăng cường chức năng tiêu hóa, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng của bệnh. Sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS giúp hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng co thắt – hội chứng ruột kích thích. Bởi Tràng Phục Linh PLUS là sự kết hợp giữa 4 thành phần thảo dược tự nhiên, cùng 2 thành phần mới là ImmuneGamma và 5-HTP đã được chứng minh hiệu quả bởi Đại học Y Hà Nội, nên an toàn cho người bệnh, không gây ra tác dụng phụ. Tràng Phục Linh PLUS giúp: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe đại tràng Giảm đau bụng quặn thắt Khắc phục hiện tượng đầy bụng chướng hơi đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát Cải thiện chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh đại tràng tái phát. Chính vì vậy, người bệnh nên chú ý: Lựa chọn những nguồn thực phẩm sạch, an toàn, không chứa hóa chất và chất bảo quản. Bổ sung tăng cường các món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây (đặc biệt hoa quả giàu kali như chuối, đu đủ,…) và bột bắp, cám gạo vào chế độ ăn. Chất xơ có thể cải thiện triệu chứng táo bón ở những người bị bệnh đại tràng co thắt. Chất xơ làm mềm phân, giúp phân di chuyển thuận lợi thông qua đại tràng. Người lớn nên tiêu thụ khoảng 21 – 38g chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên, chất xơ có thể tạo khí, gây đầy bụng nên người bệnh nên tăng lượng chất xơ từ từ, chỉ cần thêm 2 – 3g mỗi ngày. Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn ít chất béo và nhiều carbohydrate, ví dụ mì ống, gạo, bánh mì ngũ cốc nguyên cám,… Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng hơn 2 tiếng nên ăn một bữa vì ăn nhiều thực phẩm trong một bữa có thể gây đau quặn bụng và tiêu chảy. Khi ăn phải ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế nuốt khí vào, làm giảm đầy bụng, chướng hơi, giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa. Nhờ đó, việc này giúp hạn chế kích kích co bóp của ruột, giảm số lần đi ngoài và giảm đau hiệu quả. ☛ Xem đầy đủ: Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh đại tràng co thắt Duy trì chế độ tập luyện khoa học Thể dục thể thao Việc luyện tập và thư giãn hằng ngày có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm đại tràng co thắt cũng rất hiệu quả. Những bài tập bụng, chế độ đại tiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn bằng các môn thể thao phù hợp với sức khỏe: Đi bộ Bơi lội Yoga Massage Mát xa bụng là một phương pháp tạm thời khá hữu hiệu giúp giảm đau viêm đại tràng co thắt rất hiệu quả. Xoa bóp làm cơ thể giải phóng ra chất Endorphins, một chất giảm đau tự nhiên. Bạn có thể dùng 3 đầu ngón tay (tro, giữa và áp út) xoay đều theo chiều kim đồng hồ quanh rốn. Thực hiện nhẹ nhàng khoảng 4-5 phút sẽ thấy cơn đau viêm đại tràng co thắt giảm đi đáng kể. Kiểm soát căng thẳng Yếu tố tâm lý đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của bạn. Nếu như bạn mệt mỏi, căng thẳng trong thời gian dài có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích và gây đau đớn. Chính vì vậy, mỗi người nên thư giãn và thoải mái đúng cách. Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh về tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Trẻ bị táo bón kéo dài - Mọi điều cha mẹ cần nắm được

Nếu đã từng bị táo bón, chắc chắn bạn sẽ hiểu được tình cảnh khổ sở mỗi lần phải tìm tới nhà vệ sinh để “giải quyết nỗi buồn”. Vậy hãy thử tưởng tượng xem, khi điều này xảy ra với con của bạn, thì chúng sẽ cảm thấy khó chịu đến mức nào. Trẻ nhỏ có thể bị táo bón từ trước đó một khoảng thời gian cho tới khi cha mẹ nhận ra. Cho nên, việc điều trị có thể bị chậm trễ nếu như cha mẹ không phát hiện từ sớm. Vì vậy, bài viết sau đây tổng hợp những thông tin cần thiết về chứng táo bón kéo dài ở trẻ em, giúp phụ huynh hiểu đúng bệnh, chữa đúng cách, hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn có thể xảy đến. Mục lục Xác định triệu chứng Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón kéo dài Chứng táo bón ở trẻ nhỏ được chẩn đoán thế nào? Táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Điều trị và phòng ngừa táo bón ở trẻ nhỏ Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp Tăng cường vận động Cải thiện thói quen đại tiện Sử dụng thuốc đặc trị táo bón Xác định triệu chứng Các dấu hiệu và triệu chứng táo bón ở trẻ em có thể bao gồm: Số lần đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần Phân lớn, lổn nhổn, khô cứng khiến trẻ khó khăn để tống ra ngoài Trên phân có thể xuất hiện máu Chướng bụng, cứng bụng hoặc buồn nôn Đau bụng khi đại tiện Bé bị đau rát hậu môn sau khi đại tiện xong Táo bón lâu ngày trẻ thường bỏ ăn, đi tiểu lắt nhắt, cơ thể mệt mỏi, sút cân Khi con bạn trốn tránh việc đi đại tiện, có thể là do bé sợ cảm giác đau rát mỗi lần phải cố gắng rặn để đẩy phân ra ngoài. Nếu bạn để ý con có dấu hiệu bắt chéo chân, siết chặt mông, vặn vẹo cơ thể hoặc nhăn nhó mặt mỗi lần ngồi trong nhà vệ sinh, hãy suy nghĩ xem liệu có phải bé đang bị táo bón. Đối với trẻ sơ sinh, nếu như bạn thấy rằng bé hay quấy khóc, đỏ gay mặt mỗi khi đi đại tiện thì đây cũng là một trong những dấu hiệu kết hợp để nhận biết chứng táo bón ở trẻ. Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng táo bón diễn ra lâu ngày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó. Vì vậy, bạn cần đứa bé tới bác sĩ nếu như tình trạng táo bón kéo dài quá 3 tuần hoặc kèm theo những biểu hiện sau: Sốt Có máu trong phân Bụng căng tức Bỏ ăn Giảm cân Táo bón nặng gây tắc ruột hoặc són phân Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón kéo dài Hiện tượng táo bón xảy ra khi phân tồn đọng lâu và di chuyển chậm qua đường ruột, khiến phân bị dồn lại, trở nên khô cứng và vón cục. Những nguyên nhân sau đây có thể góp phần gây ra chứng táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ, bao  gồm: Bé nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài: Đây là một thói quen xấu mà nhiều trẻ mắc phải. Do các bé mải vui chơi hoặc sợ đau nên cố gắng nín nhịn việc đi vệ sinh. Nếu nín nhịn đủ lâu, cảm giác buồn đi đại tiện sẽ biết mất. Kết quả là phân bị giữ lại ở trực tràng và chuyển thành thể táo bón. Do chế độ ăn uống kém khoa học: Nếu cha mẹ không chú ý đến việc bổ sung đầy đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày của con nhỏ thì sẽ dẫn tới tình trạng táo bón. Một trong những thời điểm phổ biến khiến trẻ bị táo bón là khi chúng chuyển từ chế độ ăn toàn chất lỏng sang chế độ ăn uống bao gồm thức ăn đặc. Do trẻ sử dụng một số loại thuốc: Trẻ nhỏ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài dễ bị táo bón do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Không chỉ vậy, thuốc tân dược còn có thể gây ra nhiều vấn đề khác như suy giảm sức đề kháng, thấp còi, thiếu máu. Dị ứng sữa: Trẻ bị dị ứng với một loại sữa nào đó hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm sữa (phô mai và sữa bò) đôi khi có thể dẫn đến táo bón. Nhất là một số trẻ sơ sinh không hợp với công thức sữa bột nên dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài. Trẻ bú sữa ngoài: Sữa mẹ có chữa nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong đó, hormone motilin từ sữa mẹ có thể giúp cho nhu động ruột của trẻ hoạt động trơn tru hơn. Một số mẹ phải nuôi con bằng sữa ngoài do thiếu sữa hoặc gặp phải một tình trạng sức khỏe đặc biệt nào đó, điều này có thể gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng táo bón. Trẻ bị căng thẳng: Những vấn đề tâm lý tiêu cực xảy ra với các bé là một trong những yếu tố rủi ro ảnh hưởng tới chức năng của đường ruột, dẫn tới táo bón. Trẻ lười vận động: Mặc dù hầu hết trẻ em đều được biết đến là đối tượng tinh nghịch, ham vận động. Tuy nhiên, có một số bé ít vận động thể chất, điều này có thể góp phần gây ra chứng táo bón. Bệnh gây ra táo bón ở trẻ: Viêm túi thừa, xơ nang, tắc ruột, lồng ruột, phình giãn đại tràng, suy giáp ☛ Tham khảo thêm: Táo bón kéo dài là biểu hiện của bệnh gì? Chứng táo bón ở trẻ nhỏ được chẩn đoán thế nào? Để chẩn đoán tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ, bác sĩ có thể hỏi cha mẹ một số câu hỏi như là: Bạn nhận ra con bị táo bón bắt đầu từ khi nào? Tình trạng táo bón diễn ra liên tục hay ngắt quãng? Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ra sao? Bạn có thấy máu dính trên phân hoặc quần, tã của bé sau khi đi vệ sinh hay không? Chế độ ăn uống thời gian gần đây của bé là thế nào, có thay đổi gì hay không? Bé có đang uống bất cứ loại thuốc nào hay không? Con bạn đã được chẩn đoán có bất kỳ vấn đề sức khỏe, bệnh tật nào trước kia hay không? Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất cho bé bằng cách quan sát các bất thường tại hậu môn hoặc trực tràng, để phát hiện những tổn thương bất thường tại vùng này. Tổn thương có thể là các vết nứt, vết loét hay u nhú bên trong trực tràng hoặc rìa hậu môn. Những bé bị táo bón nghiêm trọng thì có thể cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác như là Chụp X-quang: Kiểm tra đường ruột có dấu hiệu tắc nghẽn hay không hoặc các bệnh lý như lồng ruột, tắc ruột, phình giãn đại tràng. Sinh thiết trực tràng:  Trong xét nghiệm này, một mẫu mô nhỏ được lấy từ niêm mạc trực tràng để xem các tế bào thần kinh có bình thường không. Xét nghiệm máu: Chẩn đoán nguyên nhân gây táo bón có phải do chức năng tuyến giáp suy giảm hay không. Táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Mặc dù táo bón ở trẻ em có thể không thoải mái, nhưng nó thường không nghiêm trọng. Nếu táo bón trở thành mãn tính, có thể gây ra những biến chứng như là: Nứt hậu môn Sa trực tràng, trĩ Cơ thể bị tích tụ độc tố ảnh hưởng tới nhiều nội tạng trong cơ thể Xuất huyết đại tràng Viêm ống hậu môn trực tràng, áp-xe hậu môn, rò hậu môn Tắc ruột Tăng áp lực trong ruột, có nguy cơ gây ra thủng ruột Tâm lý bị ảnh hưởng, trẻ hay bực tức, cáu gắt do ảnh hưởng từ những cơn đau mỗi lần cố gắng đi ngoài. ☛ Tìm hiểu thêm: Đại tiện ra máu bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa Trẻ đi ngoài phân dê màu đen táo bón lâu ngày có sao không? Thông thường, trẻ ăn một số loại thực phẩm có thể khiến phân của trẻ có màu đen, bao gồm: Đậu đen; dưa hấu; chocolate; than tre; thuốc bổ sung sắt... Nhưng cũng có khả năng mà cha mẹ cần nghĩ đến là Trẻ bị chảy máu trong đường tiêu hóa. Chảy máu trong đường tiêu hóa có thể khiến phân của trẻ có màu đen, đặc biệt là phân có dạng viên sệt, nhầy. Chảy máu trong đường tiêu hóa có thể do một số nguyên nhân như: Viêm loét dạ dày - tá tràng; Viêm đại tràng; Polyp đại tràng; Ung thư đại tràng Ngoài ra, Trẻ bị xuất huyết do bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác có thể gây xuất huyết, dẫn đến phân của trẻ có màu đen, bao gồm: Viêm gan, Viêm tụy, Viêm dạ dày cấp tính Nếu trẻ đi ngoài phân dê màu đen kèm theo đau bụng (đau từng cơn dữ dội, đau quặn thắt), buồn nôn, nôn, sốt, bỏ ăn thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám tại cơ sở y tế uy tín để tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Điều trị và phòng ngừa táo bón ở trẻ nhỏ Nếu bạn nghĩ rằng con bạn đang bị táo bón kéo dài, hãy đưa chúng tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám và lên phương án điều trị. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của táo bón, nguyên nhân gây táo bón (có thể được tìm thấy hoặc không) và độ tuổi của con bạn. Nếu bé bị táo bón là do các tổn thương thực thể trong đường tiêu hóa thì một khi chưa khỏi những căn bệnh này, tình trạng táo bón sẽ cải thiện. Trong trường hợp bé bị táo bón lâu ngày do tác dụng của bất kỳ một loại thuốc nào gây ra thì cần phải trao đổi với bác sĩ để thay đổi hoặc ngưng sử dụng thuốc. Táo bón do các nguyên nhân khác sẽ được điều trị kết hợp bằng các phương pháp sau đây: Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp Cung cấp cho con bạn một chế ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đầy đủ chất xơ và nước. Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp cho chất thải đường ruột mềm hơn, dễ bài tiết ra ngoài. Vì thế hãy cho con ăn thêm nhiều rau củ quả và ngũ cốc. Nếu bé không quen với chế độ ăn nhiều chất xơ, hãy bắt đầu bằng cách thêm vài gram chất xơ mỗi ngày để cải thiện một cách từ từ. Hiệp hội chuyên gia dinh dưỡng Vương quốc Anh khuyến nghị, lượng chất xơ hàng ngày bình thường (từ 2 tuổi) nên như sau: Tuổi 2 – 5: 15 g chất xơ mỗi ngày Tuổi 6 – 11: 20 g chất xơ mỗi ngày Tuổi 12 – 15: 25 g chất xơ mỗi ngày Tuổi từ 16 trở lên: 30 g chất xơ mỗi ngày Đối với trẻ sơ sinh, nếu em bé bú bình có xu hướng bị táo bón, bạn có thể cho con uống nước xen kẽ giữa các bữa ăn trong ngày. Tuyệt đối không hòa loãng công thức sữa khi bé bú bình. Trẻ lớn hơn, đã cai sữa thì có thể cho bé uống nước trái cây (không cần thêm đường) hoặc rau củ xay nhuyễn, sinh tố, những thói quen này sẽ rất tốt để giúp bé cai sữa và làm quen dần với chế độ ăn uống mới. Với những trẻ đã đi học, chúng rất yêu thích những đồ uống có gas, đồ uống công nghiệp. Nhưng những thứ này dễ gây đầy bụng, chướng hơi. Điều đó khiến cho con của bạn không ăn đủ những thực phẩm cần thiết trong bữa ăn hằng ngày, nhất là chất xơ. Vì vậy hãy hạn chế những đồ uống không lành mạnh, cho con uống chủ yếu là nước lọc. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm nước ép trái cây có chứa fructose hoặc sorbitol có tác dụng nhuận tràng (như mận, lê hoặc nước ép táo), để việc đi vệ sinh với con trở nên dễ dàng hơn. Tăng cường vận động Khuyến khích con bạn vận động cơ thể. Tập thể dục cùng với chế độ ăn uống cân bằng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Với trẻ dưới 1 tuổi: Bạn nên cho các bé tập lẫy, tập bò hoặc cầm nắm các đồ vật vừa tầm tay. Cố gắng duy trì khoảng 30 phút mỗi ngày. Hãy luôn giám sát để đảm bảo cho bé được an toàn. Với trẻ từ 1 – 2 tuổi: Thời gian này, bé đang tập đi. Mỗi ngày, nên để bé vận động thể chất khoảng 3h đồng hồ, rải rác vào các thời điểm khác nhau. Bé có thể tập đi, chạy nhảy hoặc tập đạp xe 4 bánh, chơi với bóng để tăng cường vận động. Trẻ từ 3- 4 tuổi: Đây là giai đoạn bé đi nhà trẻ, bé đã biết nói và biết lắng nghe hơn. Vì thế ngoài thời gian vui chơi trên lớp với bạn bè, mẹ hãy để bé được thoải mái vận động ở nhà để cơ thể khỏe mạnh. Trẻ từ 5 tuổi trở lên: Mẹ có thẻ dạy cho bé những bài tập thể dục căn bản, cho bé tham gia khóa học bơi hoặc bất kỳ hoạt động thể thao bổ ích nào đó để tăng cường vận động cho bé. Cải thiện thói quen đại tiện Cải thiện thói quen đi vệ sinh sẽ giúp bé hạn chế hoặc tránh hỏi tình trạng táo bón. Trước tiên, mẹ cần hướng dẫn bé ngồi đại tiện đúng tư thế, để hai đầu gối cao hơn phần hông, tốt nhất nên để bé ngồi xổm. Bạn có thể tìm hiểu thêm những loại bệ ngồi hoặc bô xí phù hợp với độ tuổi của trẻ, để giúp con đi tiêu dễ dàng hơn. Thứ hai, tập cho con thói quen đi đại tiện vào một thời điểm nhất định trong ngày, ví dụ như là sau khi ăn sáng hoặc trước khi tới trường. Cố gắng cho bé có một khoảng thời gian hợp lí, ít nhất là 5 phút, để bé không cảm thấy phải vội vàng trong lúc đại tiện. Thứ ba, bạn nên nhắc nhở trẻ rằng mỗi khi buồn đi vệ sinh thì cần phải giải quyết ngay, không nên trì hoãn, nín nhịn. Thứ tư, đừng quên khen ngợi con của bạn mỗi lần bé đi đại tiện. Không được mắng hoặc trừng phạt bé. Cần bình tĩnh khi giúp đỡ con trong vấn đề đi vệ sinh hằng ngày. Nếu bạn quát mắng hoặc thúc ép trẻ quá nhiều sẽ gây ra tâm lý căng thẳng, sợ đi đại tiện. Thứ năm, nếu bé bị đau rát hậu môn, mẹ có thể cho con ngồi ngâm trong chậu nước ấm vài phút để làm giãn cơ hậu môn giúp bé bớt đau. Sử dụng thuốc đặc trị táo bón Thuốc nhuận tràng được khuyên dùng với những trẻ lớn đã ăn uống bình thường thức ăn dạng đặc. Những trường hợp táo bón kéo dài không rõ nguyên nhân thì có thể điều trị bằng thuốc nhuận tràng, như là: Thuốc trị táo bón tạo khối (metamucil, igol) Thuốc trị táo bón có tác dụng thẩm thấu (như forlax, sorbitol, lactitol Thuốc có tác dụng làm mềm phân (như Duphalac) Thuốc có tác dụng bôi trơn (như norgalax microlax) Thuốc trị táo bón có tác dụng kích thích (như cascara bisacodyl) Việc sử dụng thuốc  nhuận tràng để điều trị táo bón ở trẻ thường là giải pháp cuối cùng. Và các loại thuốc này chỉ được sử dụng với những trẻ trên 5 tuổi. Thời gian sử dụng thuốc nhuận tràng có thể là vài tuần hay vài tháng tùy theo tình trạng của bé. Tuy nhiên, không được dừng uống thuốc giữa chừng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Vì dừng thuốc giữa chừng có thể khiến cho táo bón tái phát nhanh chóng. Bạn cần trao đổi với bác sĩ một cách chi tiết về những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra nếu dùng thuốc trong thời gian dài hoặc những lưu ý cần thiết khi cho con uống thuốc để đảm bảo việc điều trị hiệu quả.

Táo bón kéo dài là biểu hiện của bệnh gì?

Chứng táo bón kéo dài là nỗi khổ khó nói của rất nhiều người. Tình trạng này dai dẳng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn khiến cho tâm lý người bệnh dần trở nên căng thẳng, tiêu cực, do không thể “giải quyết nỗi buồn” đến nơi đến chốn.  Mục lục 1. Thế nào được hiểu là táo bón kéo dài? 2. Triệu chứng của táo bón kéo dài 3. Táo bón kéo dài là biểu hiện của bệnh gì? 3.1. Táo bón do nhóm bệnh về đường ruột 3.2. Táo bón do nhóm bệnh lý thần kinh 3.3. Táo bón do nhóm bệnh lý nội tiết Thế nào được hiểu là táo bón kéo dài? Táo bón là triệu chứng rối loạn tiêu hóa không hiếm gặp. Bất cứ ai, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể gặp phải tình trạng này. Hệ tiêu hóa con người bắt đầu từ miệng cho đến trực tràng (cuối trực tràng là hậu môn). Trong đó, dạ dày, ruột non và ruột già được coi là 3 cơ quan chính. Dọc theo từng điểm của đường tiêu hóa, các chất dinh dưỡng được hấp thụ, nhu động ruột hoạt động nhịp nhàng để đẩy thức ăn qua đường ruột, bã thức ăn thừa phân hủy tạo thành chất thải và tống ra khỏi cơ thể. Táo bón xảy ra khi quá trình bài tiết phân trở nên khó khăn. Số lần đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần, phân khô cứng, vón cục và khó ra ngoài. Nếu tình trạng táo bón kéo dài quá 3 tháng thì được coi là táo bón mãn tính. Triệu chứng của táo bón kéo dài Các triệu chứng của táo bón kéo dài được mô tả như sau: Khó khăn khi đại tiện vì phân không ra ngoài được. Đi tiêu xong nhưng có cảm giác phân chưa được tống ra hết. Sau khi đi đại tiện hay bị đau rát hậu môn, có thể chảy máu. Bụng thường xuyên bị căng cứng, tức nặng. Đôi khi có đau bụng hoặc đau lưng. Người bệnh thường phải cố gắng rặn liên tục khiến tâm lý căng thẳng, lo lắng, mỗi khi đi ngoài vì sợ đau. Táo bón lâu ngày khiến người bệnh dễ trở nên nóng nảy, cáu bẳn do đại tràng hấp thụ độc tố từ phân vào máu, gây ra nhiễm độc thần kinh. Để điều trị táo bón hiệu quả thì việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là điều rất cần thiết. Vậy, táo bón kéo dài là vì đâu, do những bệnh lý nào gây ra, bạn có thể tìm hiểu chi tiết ở phần dưới đây. Táo bón kéo dài là biểu hiện của bệnh gì? Táo bón xuất hiện chủ yếu là bởi thói quen ăn uống kém khoa học. Ngoài ra, một số yếu tố cơ hội khác có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, như là: Do lười vận động thể chất Do hay căng thẳng, stress Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc kháng axit có chứa canxi, thuốc giảm đau, thuốc bao vết loét dạ dày, thuốc chống trầm cảm… Do những thói quen xấu khi đại tiện: nín nhịn đại tiện, đọc báo, dùng điện thoại khi đi đại tiện,… Tiếp xúc với hóa chất độc hại: điển hình là kim loại Chì Tuy nhiên, chứng táo bón diễn ra lâu ngày thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, bao gồm: Táo bón do nhóm bệnh về đường ruột Viêm loét đại tràng Viêm loét đại tràng (tiếng Anh: ulcerative colitis) là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm và tổn thương. Tổn thương ở thể nhẹ có biểu hiện là những vùng sưng đỏ, xung huyết hoặc các vết trợt nông trên bề mặt niêm mạc ruột. Nếu tổn thương nghiêm trọng sẽ hình thành các vết loét, thậm chí là xuất huyết, chảy máu nhiều trên niêm mạc đại tràng. Triệu chứng điển hình của bệnh là những cơn đau bụng dọc theo khung đại tràng. Mức độ đau khác nhau tùy vào từng thời điểm, lúc âm ỉ, lúc dữ dội theo từng cơn. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác, trong đó có tình trạng táo bón. Viêm loét đại tràng có tính chất dai dẳng, khó trị dứt điểm. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng ngay tức thì, nhưng có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng là: phình giãn đại tràng nhiễm độc, thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng ồ ạt, thậm chí là ung thư, nguy hiểm cho tính mạng. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Viêm đại tràng thể táo bón – Nguyên nhân và cách khắc phục Hội chứng ruột kích thích (IBS) Hội chứng ruột kích thích có tên gọi khác là viêm đại tràng co thắt hay viêm đại tràng mãn tính. Bệnh lý này có nhiều biểu hiện khá giống với viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, trong niêm mạc đại tràng của người bệnh không hề có dấu hiệu của các tổn thương. Trong khi bệnh viêm đại tràng hình thành chủ yếu do tác động của vi khuẩn, kí sinh trùng làm niêm mạc bị tổn thương, thì hội chứng ruột kích thích lại bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi yếu tố thần kinh nhiều hơn, nghĩa là cứ căng thẳng, stress là lại phát bệnh. Người bị hội chứng ruột kích thích thường gặp phải tình trạng đi đại tiện nhiều lần trong ngày (nhiều hơn ở bệnh nhân viêm đại tràng). Tình trạng tiêu chảy và táo bón xen kẽ, cứ đau bụng là muốn đi ngoài, sau khi giải quyết xong thì thấy đỡ hơn. Thế nhưng, khi đi ngoài thì không thấy dấu hiệu máu lẫn trong phân (triệu chứng này có ở người bị viêm đại tràng). Ngoài ra, khi sờ nắn vào vùng bụng thì sẽ thấy những cục cứng nổi lên. Nếu bị bệnh lâu ngày, người bệnh dễ trở nên nóng nảy, căng thẳng, cơ thể gầy yếu, suy nhược,  do dinh dưỡng hấp thụ kém và chán ăn. Viêm túi thừa Túi thừa đại tràng là những cấu trúc dạng túi phát triển trong thành của đại tràng, thường gặp ở đại tràng sigma và đại tràng trái, cũng có thể gặp ở toàn bộ đại tràng. Khi các túi thừa này bị viêm nhiễm thì gây ra bệnh lý viêm túi thừa. Phần lớn bệnh nhân bị viêm túi thừa không có triệu chứng rõ rệt. Triệu chứng thường gặp nhất là những cơn đau ở phần bụng dưới bên trái (sau khi trung tiện thì bớt đau), đi kèm với cảm giác đầy hơi, sình bụng, rối loạn đại tiện, mà chủ yếu là táo bón, đôi khi đi ngoài phân lỏng. Các triệu chứng của bệnh này không điển hình nên rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh về đường ruột khác. Túi thừa bị viêm nhiễm nặng có thể chuyển thành các ổ áp xe, thậm chí là viêm phúc mạc cấp – một tình trạng cấp cứu ngoại khoa khẩn cấp, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra tử vong. Mặc dù cho đến nay, nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn chưa được làm rõ. Song, bệnh viêm túi thừa có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng đối tượng chủ yếu là những người già, những người bị thừa cân do chế độ ăn uống theo kiểu phương Tây, ít chất xơ, thừa chất béo. Tắc ruột Hiểu một cách đơn giản, thì tắc ruột chỉ tình trạng tắc nghẽn tại một phần ruột nào đó của ống tiêu hóa khiến cho quá trình di chuyển của thức ăn hoặc các chất cặn bã trong đường ruột bị cản trở. Ngoài triệu chứng đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, thì người bị tắc ruột còn cảm thấy bí trung tiện và đại tiện. Do phân bị tắc nghẽn suốt một thời gian dài trong trực tràng vì vậy mặc dù cố gắng dặn mỗi lần đi tiêu nhưng phân khó ra, phân bị khô cứng và chuyển thành thể táo bón. Táo bón do nhóm bệnh lý thần kinh Đột quỵ Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi một mạch máu nào đó trong não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, khiến cho quá trình lưu thông của dòng máu lên não bị ngưng trệ. Các tế bào não bắt đầu chết dần do không được cung cấp đủ oxy trong máu. Số lượng tế bào não chết càng nhiều thì tác động của nó ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và vận động càng nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Đột quỵ có tỷ lệ tử vong rất cao, lên đến 50%. Hầu hết, những ai sống sót sau một cơn đột quỵ đều phải đối mặt với ít hoặc nhiều di chứng khác nhau. Khi cơn đột quỵ khởi phát, nếu vùng não bộ đảm nhiệm chức năng điều khiển hoạt động của bàng quang và trực tràng bị tổn thương thì người bệnh sẽ gặp phải di chứng táo bón kéo dài và tiểu tiện không tự chủ. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân sau tai biến bị liệt vận động một phần hoặc hoàn toàn, do đó họ phải nằm trên giường lâu ngày, vận động bị hạn chế nên ảnh hưởng ít nhiều tới khả năng vận hành của hệ tiêu hóa. Các cơ quanh vùng chậu trở nên lỏng lẻo khiến cho quá trình bài tiết của phân chậm lại gây ra táo bón. Thêm vào đó, nếu không được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hợp lí, người bệnh rất dễ bị táo bón và các chứng rối loạn tiêu hóa khác. Bệnh Parkinson Parkinson là bệnh thoái hóa hệ thần kinh trung ương, thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động, thường gặp ở người già. Bệnh có 3 triệu chứng điển hình đó là: run rẩy, cứng đơ, giảm khả năng vận động. Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị suy giảm trí nhớ, trầm cảm. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tàn phế rất cao. Rối loạn tiêu hóa, trong đó có táo bón là một trong những triệu chứng phối hợp của bệnh Parkinson. Đó là bởi hệ thần kinh thực vật bị tổn thương khiến cho hoạt động của đường ruột kém hiệu quả, quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn, chất thải bị giữ lại trong đường ruột lâu hơn dẫn đến táo bón. Điểm khác biệt giữa táo bón do Parkinson và các nguyên nhân khác là người bệnh thường kèm theo cảm giác no, thậm chí chỉ ăn rất ít nhưng vẫn cảm thấy no trong một thời gian dài. Ngoài ra, triệu chứng táo bón có thể xuất hiện là do người bệnh ngại vận động khiến chức năng đường ruột bị suy giảm hoặc tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson khi sử dụng lâu dài. Đa xơ cứng Táo bón là vấn đề phổ biến với những bệnh nhân bị đa xơ cứng. Bệnh này là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống, nó làm gián đoạn các thông điệp mà các dây thần kinh gửi đến não và thông báo rằng “đã đến thời gian đại tiện”. Những rối loạn này có thể khiến cho các cơ vùng chậu bị căng cứng, nên phân không thể thoát ra ngoài. Từ đó mà bệnh nhân dễ bị táo bón. Ngoài ra, do việc ít vận động, tâm lý bị thay đổi hay một chế độ ăn uống kém, không cung cấp đủ chất xơ ở những bệnh nhân đa xơ cưng cũng góp phần làm trầm trọng thêm chứng táo bón. Bệnh thần kinh tự trị Bệnh thần kinh tự trị không phải là một bệnh cụ thể, nó không tự phát mà là hậu quả xảy ra bởi những tổn thương của các dây thần kinh hỗ trợ hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau. Những dây thần kinh này bị tổn thương khiến cho quá trình xử lý thông tin giữa hệ thống thần kinh tự trị và não bộ bị rối loạn. Khi dây thần kinh tự trị chịu trách nhiệm cho quá trình tiêu hóa bị tổn thương, hoạt động của đường ruột bị suy giảm, tất yếu sẽ xảy ra một loạt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác nhau, trong đó có tình trạng táo bón kéo dài. Táo bón do nhóm bệnh lý nội tiết Tiểu đường Tiểu đường là một trong những nguyên nhân có thể gây tổn thương hệ thần kinh tự trị như nói ở trên. Vì lẽ đó bệnh nhân tiểu đường cũng có thể bị táo bón mạn tính. Khi lượng đường trong máu lên cao sẽ gây ra tình trạng kém hấp thu trong đường ruột, người bệnh bị đi ngoài phân lỏng, thậm chí tiêu chảy tới chục lần trong ngày. Bệnh nhân thường bị tiêu chảy thường xuyên hơn vào ban đêm. Những đợt tiêu chảy có thể dừng lại xen kẽ với những lần đại tiện bình thường hoặc táo bón kéo dài, nối tiếp nhau khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Suy tuyến giáp Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Việc suy giảm chức năng tuyến giáp khiến cho quá trình sản xuất hormone bị ức chế. Điều này có thể làm chậm hoạt động tại đường ruột và gây ra chứng táo bón. U xơ tử cung U xơ tử cung là những khối u lành tính, hình thành từ những tế bào cơ trơn và các mô liên kết sợi tại tử cung. Đây là một bệnh lý phụ khoa rất phổ biến ở nữ giới độ tuổi sinh sản. Theo thống kê, có khoảng 70% phụ nữ trung niên (từ 50 tuổi trở lên) bị mắc phải căn bệnh này. Hầu hết u xơ tử cung là dạng khối u lành tính, không phải ai có u xơ cũng cần phải điều trị. Thế nhưng, những khối u có thể phát triển đến rất lớn, tương đương với kích thước của một quả dưa hấu nếu không phát hiện kịp thời. Những khối u xơ tử cung lớn dần có thể chèn ép lên bàng quang gây ra chứng táo bón thường xuyên. Đây cũng có thể được coi là một trong những dấu hiệu nhận biết biến chứng của bệnh u xơ tử cung. U nang buồng trứng U nang buồng trứng là một túi chứa dịch lỏng hoặc hỗn hợp phức tạp phát triển bên trong hoặc trên buồng trứng. U nang có thể xuất hiện đồng thời ở cả hai bên của buồng trứng. Tương tự như u xơ tử cung, thì u nang buồng trứng cũng chủ yếu là những khối u lành tính. Chỉ có khoảng 2% u nang buồng trứng có thể chuyển thành ung thư trong tương lai. Mặc dù vậy, u nang buồng trứng có thể gây ra các biến chứng tương tự như u xơ tử cung, bao gồm: xoắn u nang, vỡ u nang, u chèn ép các cơ quan lân cận. Trong đó, nếu u chèn ép lên niệu quản sẽ gây đái rắt, đi tiêu nhiều lần. U chèn ép lên bàng quang gây táo bón. U chèn ép lên tĩnh mạch chậu gây phù 2 chi dưới. Hầu như các chị em phụ nữ ít khi để ý tới những triệu chứng này, mà chỉ coi đó là một loại rối loạn tiêu hóa thông thường do ăn uống không điều độ. Họ phát hiện ra bản thân bị xơ tử cung, u nang buồng trứng một cách tình cờ khi đi khám phụ khoa hoặc một vấn đề sức khỏe nào đó. Chính vì vậy, phụ nữ cần kiểm tra phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm giúp điều trị bệnh hiệu quả. Trên đây là tổng hợp thông tin về những bệnh lý có liên quan tới chứng táo bón kéo dài. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho công tác chẩn đoán của các y bác sĩ. Do đó, khi xuất hiện những triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa, bạn nên chủ động tới bệnh viện để được kiểm tra và điều trị đúng cách. ☛ Tham khảo thêm: Đại tiện ra máu bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...