Hội chứng ruột kích thích

Ngủ dậy đi ngoài, ăn sáng xong đi tiếp - Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng co thắt

Thưa bác sĩ, năm nay tôi 30 tuổi. Hai năm gần đây, sáng nào ngủ dậy tôi cũng phải đi ngoài và sau khi ăn sáng xong lại đau bụng muốn đi tiếp. Có hôm đi đến 2-3 lần. Động tý rượu bia hay ăn đồ lạ vào là bụng quặn lên, có ngày đi 5-6 lần… Hiện nay, tôi ăn gì cũng phải kiêng khem vì cứ ăn xong là lại muốn đi ngoài làm tôi rất mệt mỏi. Bác sĩ cho tôi hỏi, triệu chứng tôi đang gặp là biểu hiện bệnh gì? Làm thế nào để tôi có thể hết bệnh? (N.X.T – Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi mục hỏi đáp của Tràng Phục Linh.vn. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được lý giải như sau: Theo nghiên cứu của khoa học, đồng hồ sinh học của con người diễn ra như sau: Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lympho) bài độc (đào thải chất độc). Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan. Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật. Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc. Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất. Sau một ngày đêm, phân di chuyển qua ruột và dừng lại ở đây, tích đủ lớn, đợi đến thời gian từ 5-7h sáng khi ruột già thải độc sẽ kích thích trực tràng – hậu môn tống ra ngoài. Vậy nên đi ngoài vào khoảng thời gian sau khi ngủ dậy là bình thường, tuân theo đồng hồ sinh học của cơ thể. Tuy nhiên, sau khi ăn sáng xong, bạn lại muốn đi ngoài tiếp, kéo dài trong vòng 2 năm như vậy thì có thể là do thần kinh ở đại tràng của bạn đang nhạy cảm quá mức. Khoa học gọi là Hội chứng ruột kích thích hay Đại tràng co thắt. Ở người bình thường, sau khi ăn, do phản xạ thần kinh tự nhiên, nhu động ruột sẽ tăng lên một chút để tống đẩy phân ra ngoài rồi giảm dần. Nhưng với người hội chứng ruột kích thích, do thần kinh ở đại tràng nhạy cảm một cách bất thường nên sau khi ăn nhu động ruột tăng lên gấp 3 lần so với người bình thường. Điều này khiến thời gian di chuyển phân trong lòng ruột ngắn lại. Do chưa được hấp thu hết nước và chất dinh dưỡng đã bị co bóp tống ra ngoài ngay nên phân khó thành khuôn, lỏng và sống. Sáng sớm là thời điểm đại tràng nhạy cảm nhất nên dễ hiểu vì sao bạn cũng như đa phần người bị hội chứng ruột kích thích dễ bị đi ngoài sau khi ăn sáng. Tuy nhiên cũng có những người bị ngay sau các bữa ăn, bất kể là ăn ở thời điểm nào. Còn khi dùng đồ uống có rượu bia, đồ uống chứa cồn khiến lượng a-xít acetic, a-xít lactic tạo ra trong ruột nhiều. Khi tác động lên thần kinh đại tràng nhạy cảm, nhu động ruột tăng sẽ càng khiến mức độ rối loạn nghiêm trọng hơn. Chính sự tăng nhu động ruột bất thường này khiến đại tràng bị co thắt, gây ra những cơn đau và muốn đi ngoài ngay. Khi gặp tình trạng như trên bạn cần hạn chế rượu bia, áp dụng chế độ ăn uống nhiều chất xơ kết hợp luyện tập thể thao hợp lý, tránh suy nghĩ nhiều hay stress. Ngoài ra, bạn nên dùng những sản phẩm từ thảo dược có tác dụng ổn định thần kinh đại tràng. Áp dụng được điều này, tình trạng bệnh của bạn sẽ giảm được 80-90%. Ngoài ra, Hội chứng ruột kích thích còn một số triệu chứng bạn có thể nhận biết như sau: Rối loạn đại tiện: Biểu hiện thường đi ngoài táo bón hoặc tiêu chảy, đi không hết phân, bụng chướng hơi Đau bụng: Cơn đau tăng lên khi bạn ăn những thực phẩm gây kích thích, cay nóng, đồ tanh, sống Đầy bụng: Người hội chứng ruột kích thích thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, chậm tiêu, ợ hơi, tức ngực, cơ thể mệt mỏi, lo âu thậm chí bị trầm cảm. Xuất hiện chất nhầy, mũi trong phân. Bên cạnh các triệu chứng trên, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện khác kèm theo như: Cơ thể mệt mỏi. Đau nhức đầu. Khó ngủ. Lo lắng… Người đại tràng co thắt mạnh có thể kèm theo cảm giác hồi hộp, khó thở, căng thẳng, mất ngủ. Sử dụng Tràng phục Linh PLUS – giúp ổn định đại tràng Để ổn định thần kinh đại tràng hiệu quả, bạn nên phối kết hợp các thảo dược đầu bảng trong việc giảm đau, giảm đầy hơi, chướng bụng hiệu quả như Hoàng Bá, Bạch Thược, Bạch Phục Linh cùng hoạt chất hóa học nội sinh 5-HTP… trong khoảng thời gian từ 1-3 tháng. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, để tìm được các bài thuốc Đông y đã khó, việc chế biến các vị thuốc thành bài thuốc chữa bệnh cũng không hề đơn giản. Vận dụng giữa y học dân tộc với các thành phần mới đã được chứng minh hiệu quả rõ ràng, Tràng Phục Linh PLUS là một hướng đi mới để khắc phục chứng đại tràng co thắt. Cao Bạch Truật ……………..200mg Cao Bạch Phục Linh ………..50mg Cao Bạch Thược …………..50mg Cao Hoàng Bá ………………50mg 5-HTP …………………………3mg ImmuneGamma ……………..100mg   Tràng  Phục Linh PLUS đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng giảm co thắt đại tràng và tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa. Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734 Tràng Phục Linh Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người  có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đặc biệt sau khi ăn, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện Tràng Phục Linh PLUS hiện có bán trên 10.000 nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. >> Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS, vui lòng xem TẠI ĐÂY >> Để đặt mua Tràng Phục Linh PLUS giao hàng và thanh toán tại nhà, vui lòng xem TẠI ĐÂY

Giữa mùa hè mà hễ gặp lạnh là đi ngoài – Hội chứng bệnh lạ chứ chẳng đùa!

Theo các chuyên gia, những người mắc hội chứng này không chỉ đau bụng, đi ngoài mỗi khi gặp gió lạnh mà còn đau bụng, đi ngoài khi ăn phải đồ ăn lạnh. Gặp lạnh là hiện tượng hết sức bình thường như đang đi ngoài nắng vào phòng điều hòa lạnh, không khí lạnh về bất chợt nhất là ở miền Bắc… nhưng mỗi lần như thế bạn lại đau bụng, đi ngoài… Bạn có thắc mắc tại sao có hiện tượng kì cục này không? Bạn cho rằng tại do lạnh bụng không thôi sao? Nhưng sự thực đó là… Ruột được coi là bộ não thứ 2 của con người. Nó liên quan mật thiết với não thông qua trục thần kinh não ruột. Nếu đại tràng của bạn nhạy cảm, chỉ một rung động từ não như gặp lạnh cũng khiến đại tràng bị kích thích theo. Kết quả, đại tràng phản ứng thái quá lên, co bóp mạnh, phân bị tống ra ngoài một cách miễn cưỡng. Điều này xảy ra tương tự khi bạn ăn phải đồ lạnh. Khi cơ thể tiếp xúc với đồ lạnh qua đường miệng vào dạ dày. Khoa học đặt tên cho nó là bệnh Đại tràng co thắt. Một bệnh đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Hội chứng này liệu có nguy hiểm? Trước khi phân tích thêm, bạn có thấy mình có các biểu hiện này không? Bạn đau bụng, đi ngoài mỗi khi uống rượu bia, dầu mỡ, thịt cá tanh? Bạn đi ngoài nhiều lần hơn, phân lúc lỏng, lúc táo, lúc hỗn hợp? Bạn căng thẳng thường xuyên hơn, ngủ không sâu giấc? Thi thoảng sờ thấy cục rắn nổi lên trên bụng? Nếu gặp một trong các triệu chứng trên thì mừng là giải pháp bạn cần có ngay trong bài viết này. Nếu chưa thì có nghĩa là bệnh của bạn chưa nặng đến mức đấy, nhưng có thể xảy đến nếu như bạn tiếp tục chủ quan với bệnh tật. Bác sĩ khuyên điều gì? Hiện nay, khoa học chưa tìm được thuốc đặc trị Hội chứng này nên bác sĩ chỉ có thể  giúp bạn cắt giảm triệu chứng. Nếu tiêu chảy, bác sĩ sẽ kê thuốc tiêu chảy. Nếu táo bón, bạn sẽ được kê chống táo bón. Hoặc nếu trầm cảm, bạn sẽ được kê thuốc chống trầm cảm. Đó là lý do vì sao rất nhiều người bị bệnh kéo dài 10 năm, 20 năm, thậm chí 40 năm… mà không khỏi. Vậy để kiềm chế bệnh một cách tốt nhất thì bạn nên suy nghĩ tích cực, tránh xa lo lắng, hạn chế stress, căng thẳng. Nhưng vấn đề là: Bạn không thể ngừng lo được! Công việc thì bù đầu, con thì ốm, hàng không bán được, chỉ tiêu chưa về, hôm nay chồng lại đi nhậu, sếp lại mắng…! Đây là lúc bạn cần 1 giải pháp hiệu quả hơn! Hãy để đầu óc thư giãn một chút… Bạn có biết, tại Châu Phi xa xôi, nơi tự nhiên gần như khắc nghiệt nhất thế giới lại tồn tại cây thuốc “hạnh phúc” nhất thế giới? Cây Griffonia simplifonia – cây “hạnh phúc nhất thế giới!” Sau khi điều chế hạt của nó một cách tỉ mỉ, các nhà khoa học thu được hợp chất 5-Hydroxytryptophan hay còn gọi là 5-HTP. 5-HTP khi vào cơ thể sinh ra “hooc-môn hạnh phúc” serotonin. Serotonin giúp điều chỉnh hoạt động hệ thần kinh trung ương, thần kinh đường ruột, giảm nhu động ruột, giúp ruột tiêu hóa thức ăn và tạo phân tốt hơn. Đồng thời, giúp điều chỉnh tâm lý bạn, tạo cảm giác lạc quan, vui vẻ, rất phù hợp với người Đại tràng co thắt Không chỉ dừng lại ở đấy! Bạn tự nghĩ, vậy mua 5-HTP về uống thôi. Nhưng thực tế, một mình 5-HTP là chưa đủ. Nếu như 5-HTP như một bài ca giúp xoa dịu cơn đau khi đại tràng bị co thắt, giúp tinh thần, cơ thể phấn chấn hơn thì vẫn cần những nguyên tố khác. Đó là “vệ sĩ” Bạch thược và Hoàng bá. Hoàng Bá – “vệ sĩ” của đại tràng Hai vị thuốc đông y cổ xưa này có tác dụng bảo vệ, cắt đứt các xung động thần kinh từ não tới đại tràng. Trong đó đáng chú ý hoạt chất paeoniflorin trong Bạch Thược và lacton trong Hoàng Bá có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, giảm đau nội tạng nên hạn chế sự tác động của căng thẳng thần kinh tới hoạt động của ruột. Cũng vì lẽ đó, mà hai hoạt chất này giúp bạn bớt đau và ngủ tốt hơn một cách tự nhiên. Tìm tất cả ở đâu? Bạn không cần thiết lặn lội đến châu Phi xa xôi mua về một vài cây quý. Bạn cũng không cần lên rừng xuống bể tìm được kháng sinh tự nhiên Hoàng Bá, Bạch Thược. Tất cả ở ngay gần nhà bạn, có khi một vài bước chân hoặc xa hơn là một vài cây số. Tại hầu hết các hiệu thuốc đang bày bán sản phẩm chính hãng nhất với giá không đến 200 nghìn/hộp có tên Tràng Phục Linh PLUS. Tất cả được bào chế theo công thức hoàn chỉnh. Chỉ 2 viên Tràng Phục Linh PLUS mỗi khi đại tràng co thắt gây đau bụng, đi ngoài, bạn có thể cảm thấy dễ chịu trong vòng 30 phút! Điều gì quý hơn TIỀN? Nhưng chúng ta đang chỉ mới bàn đến TIỀN thôi! Tôi biết có một thứ còn quý hơn tiền, hơn cả vàng, có khi hơn cả KIM CƯƠNG nữa ý chứ. Đó là THỜI GIAN. Mọi thói quen lâu dài đều khó thay đổi nhất là khi đại tràng quen với việc bị rối loạn 5 năm, 10 năm hay 20 năm. Lúc này bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn đề giúp hệ thần kinh đại tràng của mình ổn định. Tất nhiên, bạn không mất 10-20 năm để uống 4 viên Tràng Phục Linh PLUS mỗi ngày mà chỉ cần từ 3-6 tháng. 3-6 tháng chấm dứt một thói quen kéo dài đến 20 năm? 30 phút để chấm dứt cơn đau bụng đi ngoài kéo dài liên tục? Còn gì lãi bằng thời gian ấy của bạn? Bạn vẫn chưa thể quyết định? Hãy nghe lời khuyên “Tôi bị đại tràng 27 năm. Sau khi dùng Tràng Phục Linh PLUS tháng thứ 2, tôi thấy chuyển biến ngoài mong đợi, đi ngoài bớt hẳn, bụng bớt đau. Từ tháng thứ 4 đến nay, tôi chỉ đi ngoài 1 lần vào đúng giờ nhất định, bụng dạ nhẹ nhàng, thoải mái, ăn ngủ tốt hơn.” – Ông Đỗ Xuân Hưng, 64 tuổi SĐT: 0168.802.9127 (Số 37, đường 559, ấp Trảng Lắm, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, TP HCM). “Tôi mắc bệnh đại tràng được 8 năm. Sau khi dùng Tràng Phục Linh PLUS, ngay hộp thứ 2 tôi đã thấy khác hẳn. Bụng không còn trướng căng nữa mà đã xẹp xuống. Dần dần mỗi ngày chỉ đi vệ sinh 1 lần vào một giờ nhất định, ăn uống thoải mái, nhất là đặt lưng xuống là ngủ tới sáng.” – Chị Nguyễn Thị Hạt, 54 tuổi SĐT 0964.496.588 (tại 91/2a tổ 2 khu phố 5 phường Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai) “Tôi bị đại tràng kích thích khi mới vào quân đội, chủ yếu điều trị bệnh theo triệu chứng và xác định sống chung cả đời với bệnh. Sau này tôi biết và uống Tràng Phục Linh PLUS thì thấy bụng bớt đau nhiều, số lần đi ngoài giảm. Đến khi uống đủ 6 tháng thì tôi ăn được cả rổ rau sống, bụng dạ thoải mái. Chỉ đi vệ sinh đúng 1 lần sau khi ngủ dậy.” – Chị Nguyễn Minh Hà, 50 tuổi, Tại tổ dân Phố Tiểu Trà, Dương Kinh, Hải Phòng. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Tràng Phục Linh PLUS  với các thành phần từ thảo dược tự nhiên với các tác dụng nổi bật –  Giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, trướng bụng sôi bụng, đi ngoài phân sống… – Giảm co thắt đại tràng do các yếu tố như lo lắng, căng thẳng, stress, đồ ăn lạ… Tìm nhà thuốc bán sản phẩm ở gần chỗ bạn nhất, hãy click  VÀO ĐÂY Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh

Xác định nguyên nhân đau bụng qua vị trí

Đau bụng là triệu chứng thường gặp, chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với nhiều dấu hiệu khác. Bạn có thể chẩn đoán bệnh thông qua vị trí đau ở đâu. Bài viết dưới đây giới thiệu mẹo nhỏ xác định nguyên nhân gây ra chứng này.   Vị trí đau bụng xác định nguyên nhân 1. Đau bụng vùng rốn Hiện tượng đau bụng gần rốn có thể liên quan đến sự rối loạn ở ruột non hoặc viêm ruột thừa. Nếu không chữa trị kịp thời thì ruột thừa bị viêm có thể vỡ và gây viêm phúc mạc. Kèm theo triệu chứng khác của viêm ruột thừa bao gồm: Buồn nôn và nôn Chán ăn Sốt nhẹ Muốn trung hoặc đại tiện Trên rốn: Nếu ở vùng trên rốn, ở vùng trên giữa của bụng là vùng thượng vị. Cơn đau này có thể liên quan tới axit dạ dày. Cơn đau kéo dài ở vùng này có thể báo hiệu các rối loạn tá tràng, tụy hoặc túi mật. Dưới rốn: Đau dưới rốn và lan sang bên có thể là biểu hiện của rối loạn đại tràng. Với đối tượng là phụ nữ, nguyên nhân hay gặp là viêm đường tiết niệu và viêm tiểu khung. 2. Đau Bụng trên bên trái Đau bụng bên trái ngang rốn hoặc trên rốn thường hiếm khi xảy ra, nhưng nếu đau có thể là do rối loạn đại tràng, dạ dày hoặc tụy 3. Đau Bụng trên bên phải Những cơn đau dữ dội bên phải kéo đến thường liên quan đến viêm túi mật. Đau có thể lan ra giữa bụng, xuyên ra sau lưng. Đôi khi, viêm tụy hoặc tá tràng có thể gây đau ở khu vực này. 4. Đau Bụng dưới bên trái Nếu gặp trường hợp đau ở đây, có thể liên quan tới rối loạn đại tràng xuống, nơi để thải phân. Những rối loạn thường gặp là: Viêm túi thừa Viêm đại tràng Bệnh Crohn Viêm loét tá tràng 5. Đau Bụng dưới bên phải Đau bụng dưới bên phải có thể là d pấu hiệu của viêm đại tràng. Nguyên nhân khác có thể nặng hơn là viêm ruột thừa. 6. Các cơn đau bụng bên trên hoặc dưới rốn, bên trái hoặc phải rốn nhưng thường đau, khó chịu ở phần trên rốn, lệch về bên trái, đau kéo dài Triệu chứng đau bụng kết hợp với việc đi ngoài phân không thành khuôn (thường có dấu hiệu đầu rắn đuôi nát), cảm giác đi ngoài chưa hết phân, trướng bụng nhiều, đồng thời có thể sờ thấy những u cục nổi quanh vùng bụng và mỗi khi lo lắng, căng thẳng, mất ngủ sẽ khiên các triệu chứng tăng nặng… thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh đại tràng co thắt (hay còn gọi là Hội chứng ruột kích thích). Khi đó bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện lớn để thăm khám và chẩn đoán xác định. Một số mẹo giúp giảm đau bụng nhanh chóng Gừng tươi, trà gừng Bạn có thể nhấm nháp một ly trà gừng là cách đơn giản giúp giảm nhanh cơn đau bụng. Gừng có thuộc tính chống viêm, giúp trung hòa axit trong dạ dày và làm giảm sự khó chịu một cách nhanh chóng Cách thực hiện như sau: Lấy 1 củ gừng tưoi rửa sạch, giã nát rồi hòa cùng 1 chén nước ấm chắt lấy nước uống Hoặc gừng xắt lát mỏng chườm vào phần bụng khoảng từ 5 – 7 phút giúp bụng ấm dần lên, cơn đau dịu dần đi Trường hợp đau bụng do đầy hơi, khí tiêu thì cắt vài lát gừng tươi chấm muối ăn mang lại hiệu quả tốt Vỏ quýt giảm đau bụng nhanh Tận dụng vỏ quýt giúp giảm đau bụng một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách: Lấy 10g vỏ quýt khô/tươi 10g gừng tươi 30g gạo 300ml nước Sắc làm nước uống giúp xua tan cơn đau bụng khó chịu của bạn Chườm nóng Khi cơn đau bụng hành hạ, để giảm đau bạn có thể dùng nước ấm cho vào chai hoặc túi chườm rồi chườm lên bụng. Nước ấm làm dịu cơn đau bụng của bạn ngay tức thì. Lưu ý: Những cơn đau bụng khiến bạn không thể chịu nổi kèm các dấu hiệu khác như nôn, ngất xỉu, tụt huyết áp…nên tới trung tâm y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời. Dấu hiệu cần gặp bác sĩ Đa số các trường hợp gây đau bụng không trầm trọng, nhưng có một số triệu chứng có thể báo hiệu những bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, không nên chẩn đoán nguyên nhân đau bụng dựa trên các triệu chứng hoặc vị trí đau. Khi có các triệu chứng dưới đây cần đến ngay bệnh viện: Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài Đau với cường độ ngày một nặng hơn Đau kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao Giải quyết bệnh Đại tràng co thắt tại nhà Hiện nay, thuốc tây chưa tìm được giải pháp dứt điểm cho bệnh đại tràng co thắt. Cách duy nhất được áp dụng là điều trị triệu chứng, ăn kiêng kết hợp điều trị tâm lý. Giải pháp này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và không triệt để. Vì vậy, người bệnh nên tìm đến các phương pháp dân gian bằng thảo dược giúp giảm hiệu quả kích thích co thắt đại tràng. Hoàng bá – Bạch thược cây thuốc quý cho bệnh đại tràng co thắt Gần đây, sản phẩm  Tràng Phục Linh PLUS chứa cây thuốc quý như Bạch Thược, Hoàng Bá của Việt Nam mới được thư viện Y khoa uy tín nhất Hoa Kỳ – Pubmed đăng tải nghiên cứu công nhận tốt cho bệnh đại tràng co thắt. Sản phẩm đã được hàng nghìn bệnh nhân trên khắp Việt Nam tin dùng cho kết quả rất khả quan. Nghiên cứu tại Pubmed này cũng đã tìm ra hướng đi mới cho hàng nghìn bệnh nhân đại tràng co thắt tại nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. BS. Võ Hoài Nam

Nguyên nhân tiêu chảy nhiều lần trong ngày và cách chữa

Tiêu chảy là hiện tượng tăng số lần đi đại tiện, trên 3 lần trong ngày. Phân loãng như nước, đôi khi lẫn những thành phần khác. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày làm sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, lượng kali, natri và canxi thấp. Nếu không được bổ sung kịp thời, người bị tiêu chảy kéo dài có thể bị sốc, choáng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Mục lục 1. Thế nào là hiện tượng tiêu chảy? 2. Phân loại tiêu chảy 3. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày – nguyên nhân từ đâu? 3.1. Do tác nhân vi khuẩn, virus, kí sinh trùng 3.2. Do tác dụng phụ của thuốc gây ra 3.3. Do không dung nạp lactoser, frucose, glutein, solbitol trong thực phẩm 3.4. Do một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể 4. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không? 5. Bị tiêu chảy khi nào cần tới bệnh viện? 6. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày điều trị thế nào? 6.1. Điều trị ban đầu 6.2. Điều trị đặc hiệu 7. Một số mẹo chữa tiêu chảy tại nhà 8. Người bị tiêu chảy nên ăn uống thế nào? Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp hiệu quả cải thiện tiêu chảy do bệnh đại tràng Thế nào là hiện tượng tiêu chảy? Theo tiêu chuẩn lâm sàng thì tiêu chảy (ỉa chảy) được định nghĩa là sự gia tăng số lần đi tiêu trong 1 ngày (>3 lần), trọng lượng phân bài tiết trên 200 g/ngày. Cụ thể: Người lớn: đi tiêu với phân bài tiết trên 200 g/ngày Trẻ em: đi tiêu với phân bài tiết trên 20 g/ngày. Tiêu ra chất lỏng trong phân. Bình thường phân người chứa khoảng 60% là nước, nhưng đối với những người bị tiêu chảy thì hàm lượng phân thải ra chứa trên 90% nước. Theo qui luật thông thường, ruột có thể hấp thu một lượng nước lớn hơn lượng nước cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, khi khả năng dự trữ bị áp đảo (tràn ngập) thì hiện tượng ỉa chảy sẽ xảy ra. Phân loại tiêu chảy Các cấp độ tiêu chảy được phân loại dựa theo: Thời gian mắc bệnh (giai đoạn cấp và mãn tính) Cơ chế bệnh (thấm lọc – osmotic hay bài tiết – secretory) Độ nghiêm trọng của bệnh Đặc điểm của phân (phân có nhiều nước, sủi bọt, nhầy máu hay có chất béo,…) Cụ thể là: (1) Tiêu chảy cấp tính: Thời gian bị tiêu chảy < 2 tuần. Tiêu chảy cấp tính thường phổ biến ở trẻ nhỏ, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong với những bé dưới 4 tuổi. Đa phần, tiêu chảy ở trẻ nhỏ là do mắc phải virusrota. (2) Tiêu chảy mãn tính: Thời gian tiêu chảy > 4 tuần. Tiêu chảy mãn tính không phổ biến nhưng bệnh thường gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. (3) Tiêu chảy thẩm thấu: Là hiện tượng tiêu chảy do đường ruột không thể hấp thu được một thành phần đặc biệt nào đó trong thức ăn.  Ví dụ, nhiều người uống sữa hay bị tiêu chảy là do cơ thể không dung nạp lactoser. Hoặc, có một vài người lại bị tiêu chảy sau khi ăn những món có nhiều đường là do cơ thể không dung nạp fructose hay sorbitol. Hiện tượng tiêu chảy thẩm thấu sẽ dừng lại khi chúng ta ngừng ăn những thực phẩm đó. (4) Tiêu chảy xuất tiết: Là sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm tăng sự bài tiết và giảm hấp thu hoặc là cả hai. Đối với hiện tượng tiêu chảy này thì việc ngưng ăn không có tác dụng. Ví dụ về tiêu chảy cấp tính bài tiết là bệnh tả và các ca bệnh nhiễm vi khuẩn enterotoxigenic E coli (ETEC). Tiêu chảy nhiều lần trong ngày – nguyên nhân từ đâu? Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tiêu chảy: Do tác nhân vi khuẩn, virus, kí sinh trùng Nếu thường xuyên tiêu thụ những loại thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị nhiễm độc thì bạn sẽ có nguy cơ nhiễm phải những loại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng gây ra tiêu chảy. Các loại vi khuẩn gây tiêu chảy Staphylococcus aureus ( S. aureus ) thường hay nhiễm các loại thịt đã qua xứ lí công nghệ và các loại bánh làm bằng sữa. Clostridium perfringens thường hay nhiễm các thực phẩm được hâm nóng Bacillus cereus thường lây nhiễm qua gạo và đậu, kể cả giá sống Salmonella hay nhiễm trứng gà, trứng vịt và gia cầm. Shigella phát hiện trong các nhà giữa trẻ, các làng ở nông thôn Escherichia coli ( E. coli ) thường nhiễm vào thịt chưa được nấu chín Campylobacter jejuni thường nhiễm chim, gà, vịt, thường được phát hiện ở các nhà có nuôi gia cầm Yersinia enterocolitica một vi khuẩn/trùng gây nhiễm trùng Yersin (yersiniosis). Nhiễm trùng này thường xảy ra khi ăn thịt và sữa bị nhiễm trùng. Vibrio parahaemolyticus nhiễm khi ăn đồ biển sống đặc biệt là hàu Vibrio cholerae vi trùng/khuẩn gây bệnh tả, thấy ở những nơi nguồn nước ô nhiễm Các loại virus gây tiêu chảy Virus cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng tiêu chảy cấp tính. Trường hợp được biết đến như là viêm dạ dày ruột do virus (viral gastroenteritis) hay gọi là “cúm dạ dày” (stomach flu) Những vi rút gây tiêu chảy chủ yếu là: Rotavirus (thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em) Adenovirus Caliciviruses Astrovirus Các loại ký sinh trùng gây tiêu chảy Ký sinh trùng thường xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua con đường ăn uống. Các loại ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy bao gồm: Giardia lamblia là ký sinh trùng này thường làm ô nhiễm nguồn nước, Giardia còn là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy ở người đồng tính luyến ái. Entamoeba histolytica là ký sinh trùng này lan truyền qua đường nước hay thực phẩm bị nhiễm phân người, nhưng cũng có thể do trực tiếp tiếp xúc qua tay dơ bẩn kể cả quan hệ tình dục. Cryptosporidium – có thể lan truyền qua thực phẩm. Do tác dụng phụ của thuốc gây ra Gần như tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ gây tiêu chảy. Bởi, tác dụng của thuốc có thể tiêu diệt đồng thời cả hại khuẩn và lợi khuẩn trong đường ruột, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy. Những loại thuốc được liệt kê dưới đây có nhiều khả năng nhất có thể gây ra tiêu chảy: Thuốc kháng sinh: Cephalosporin, như cefdinir và cefpodoxime Penicillin, như amoxicillin và ampicillin Thuốc chống trầm cảm: Citalopram (Celexa) Escitalopram (Lexapro) Fluoxetine (Prozac) Paroxetine (Paxil , Pexeva) Sertraline (Zoloft) Vilazodone (Viibryd) Bupropion (Aplenzin , Forfivo XL , Wellbutrin , Zyban) Nefazodone Trazodone Vortioxetine (Trintellix) Lithium (Eskalith , Lithobid) Thuốc kháng axit: Dexlansoprazole (Dexilant) Esomeprazole (Nexium , Vimovo) Lansoprazole (Prevacid , Prevacid 24HR) Omeprazole (Prilosec , Prilosec OTC , Zegerid , Zegerid OTC) Pantoprazole (Protonix), Rabeprazole (AcipHex) Thuốc hóa trị ung thư: Altretamine Busulfan Carboplatin Carmustine Chlorambucil Cisplatin Gemzar Halaven Ixempra Methotrexate Mitomycin Mitoxantrone Navelbine Taxol Taxotere… Thuốc nhuận tràng: Forlax Duphalax Takeda Sorbitol… Thuốc chữa một số bệnh lý toàn thân khác: Thuốc cho người bị bệnh gút: Colchicine (Colcrys , Mitigare ) Thuốc cho bệnh nhân loãng xương: Bisphosphonates Thuốc chống cao huyết áp: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) Thuốc trị tiểu đường: Metformin Do không dung nạp lactoser, frucose, glutein, solbitol trong thực phẩm Một số người thường xuyên bị tiêu chảy sau khi uống sữa. Một số người có cơ địa không dung nạp được các loại đường (lactose, glucose-galactose, fructose) hoặc protein glutein, thì khi họ ăn phải những thực phẩm này sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Ví dụ lactose hay có ở sữa và các chế phẩm từ sữa, fluctose thường có trong các loại nước ngọt công nghiệp, thực phẩm chế biến sẵn, glutein có nhiều trong yến mạch, lúa mì, bánh mì, ngũ cốc… Nếu như ngừng ăn những loại thực phẩm này thì tình trạng tiêu chảy sẽ chấm dứt. 3.4. Do một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể Tiêu chảy đôi khi là triệu chứng của một số bệnh lý bên trong cơ thể như là: Bệnh phình đại tràng bẩm sinh (Hirschsprung) Hội chứng ruột kích thích Viêm đại tràng Bệnh Crohn Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan Nhiễm trùng máu Bệnh tiểu đường Ung thư gan, ung thư máu, ung thư tuyến tụy Bệnh cường giáp Tiêu chảy nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không? Bất cứ ai trong chúng ta đều cũng có thể bị tiêu chảy. Khi thời gian tiêu chảy càng kéo dài, lượng nước trong phân càng lớn thì độ nguy hiểm càng cao. Đối với đối tượng là trẻ nhỏ, tình trạng tiêu chảy dài ngày sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của đường ruột, khi ấy sức đề kháng và cân nặng sẽ dần sụt giảm, gây suy nhược cơ thể. Tiêu chảy là một trong những chứng bệnh gây ra nguy cơ tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì thế, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm khi con nhỏ có dấu hiệu tiêu chảy kéo dài. Bà bầu bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày thường kèm với những cơn đau quặn bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi, nguy cơ sảy thai cao. Nếu như tiêu chảy chỉ diễn biến ngắn trong khoảng từ 1 – 2 ngày và tự khỏi thì không có gì nghiêm trọng, người bệnh cũng không cần điều trị đặc biệt. Tuy vậy, những trường hợp bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày và kéo dài liên tục nhiều tuần mà không được điều trị đúng cách, thì có thể gây ra những ảnh hưởng đáng lo ngại như là: gây mất nước, suy dinh dưỡng, sốc phản vệ, suy thận, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu đặc trưng của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó trong cơ thể. Nên nếu như không quan tâm khám chữa kịp thời, những căn bệnh này sẽ ngày càng diễn tiến xấu hơn và gây ra những biến chứng khôn lường. Bị tiêu chảy khi nào cần tới bệnh viện? Khi tình trạng tiêu chảy chuyển biến xấu hoặc kèm theo các triệu chứng khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có cách điều trị hợp lý. Bạn nên tới bệnh viện ngay nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, khô miệng, đau bụng, cảm thấy khát Nước tiểu có màu sẫm, chóng mặt thậm chí không muốn đi tiểu Đại tiện phân có lẫn máu, mủ hoặc đen như bã cà phê. Sốt trên 38 độ Tiêu chảy kèm đau bụng quằn quại Tiêu chảy kèm theo nôn mửa thường xuyên Tiêu chảy sẽ được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng kết hợp với những xét nghiệm cần thiết như là: xét nghiệm máu, soi phân tìm vi khuẩn, nội soi dạ dày – đại tràng… ☛ Tham khảo thêm: Tiêu chảy ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Tiêu chảy nhiều lần trong ngày điều trị thế nào? Việc xác định phương pháp điều trị tiêu chảy phù hợp cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy,  sức khỏe, độ tuổi và tình trạng đặc biệt của bệnh nhân (mang thai, mắc các bệnh khác đi kèm…) Những trường hợp tiêu chảy nhẹ, chỉ kéo dài 1 vài ngày thì không cần điều trị đặc biệt. Điều trị ban đầu Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng mất nước, sau đó chỉ định cụ thể để bù nước và điện giải. Dịch truyền chủ yếu là dung dịch mặn, ngọt đẳng trương. Nếu hạ kali máu phải bù kali. Nếu mất nước nhẹ, bồi phụ nước bằng đường uống khi còn uống được, thường dùng Oresol hoặc có thể dùng nước cháo, nước sôi để nguội pha ít muối và đường vừa đủ. Nếu mất nước nặng, khi lượng nước mất lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể hoặc bệnh nhân không đáp ứng với oresol đường uống thì phải bù nước bằng truyền tĩnh mạch. Tổng số dịch truyền trong 24 giờ sẽ bao gồm trọng lượng cơ thể bị hao hụt và nhu cầu nước bình thường mỗi ngày. Điều trị đặc hiệu Sau khi có kết quả xét nghiệm chẩn đoán, tìm ra tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus hay nấm, kí sinh trùng, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị cụ thể. Kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu tiêu chảy xâm nhiễm (có bạch cầu trong phân) hoặc những bệnh nhân có tổn thương đáp ứng miễn dịch. Trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc kí sinh trùng  như là trực khuẩn lị, , Salmonella, E.coli thì có thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên không nên sử dụng kháng sinh nếu tác nhân gây bệnh là virus vì kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy là do tác dụng phụ khi sử dụng một loại thuốc nào từ trước đó, thì bác sĩ sẽ xem xét để giảm liều hoặc đổi loại thuốc khác phù hợp. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy là do các bệnh lý khác thì cần phải điều trị những bệnh này, chứng tiêu chảy mới chấm dứt. Sau đợt tiêu chảy kéo dài, bệnh nhân cần được bổ sung thêm các loại vitamin như nhóm B, C,  A, D, E, K và các yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, selen, acid folic, giúp phục hồi nhanh chóng, tăng cường đề kháng cho cơ thể. Một số mẹo chữa tiêu chảy tại nhà Để cải thiện tình trạng tiêu chảy tại nhà, chúng ta có thể áp dụng một số cách dưới đây: Ăn sữa chua giúp giảm tiêu chảy Khi hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề hãy bổ sung sữa chua vào trong thực đơn mỗi ngày của bạn. Sữa chua tạo ra axit lactic trong ruột. Axit lactic giúp giết chết các vi khuẩn xấu, đồng thời tạo ra nhiều vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Lưu ý: Để phát huy tối đa công dụng của sữa chua, nên chọn sử dụng những loại sữa chua được cấy những vi khuẩn sống. Chữa tiêu chảy bằng búp ổi non  Đây là phương pháp khá phổ biến mà nhiều người áp dụng chữa tiêu chảy. Cách thực hiện như sau: Lấy một ít búp ổi rửa sạch, nhai và nuốt lấy nước cốt hoặc có thể đun sôi búp ổi lấy nước để nguội bớt rồi uống. Bật mí cách chữa tiêu chảy hiệu quả từ cây ổi Chữa tiêu chảy với chuối Chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể. Bên cạnh đó, chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần. Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử. Chữa tiêu chảy với quả hồng xiêm Hồng xiêm có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng có công dụng chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều mỡ đạm. Cách thực hiện như sau: Trái hồng xiêm xanh 15-20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 3-5 ngày. Hoặc có thể thay thế 6 – 10g vỏ thân cây hồng xiêm, rửa sạch, cho 250ml nước, sắc sôi 15 phút còn 100ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Uống trà hoa cúc chữa tiêu chảy Có chứa nhiều tanin nên có tác dụng chữa viêm ruột hiệu quả và chống co thắt nhu động ruột giúp nhanh chóng chấm dứt tình trạng tiêu chảy. Cách thực hiện như sau: Uống trà hoa cúc hoặc lấy một muỗng hoa cúc và một muỗng lá bạc hà hãm trong nước sôi ít nhất 15 phút và uống. 8. Người bị tiêu chảy nên ăn uống thế nào? Một số người có quan niệm sai lầm là khi ăn vào khiến tiêu chảy nặng hơn nên cắt bớt khẩu phần ăn. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì cơ thể vẫn cần được cung cấp các dưỡng chất để có sức vượt qua bệnh tật. Nếu nhịn ăn khiến cơ thể thiếu chất dẫn tới suy nhược. Do đó, người bệnh vẫn cần ăn uống đủ chất ưu tiên các món mềm loãng, dễ tiêu và chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày. Các thực phẩm có chứa tinh bột như cơm, bột mì có tác dụng trong việc ngăn chặn và giảm hiện tượng tiêu chảy Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy là tình trạng ăn uống những thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh. Do đó, để phòng tránh tình trạng này người bệnh cần thực hiện ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm sạch, thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Để chữa tiêu chảy nhanh hơn sẽ không có biện pháp nào tốt hơn người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý. Khi cơ thể thoải mái, thư giãn bệnh tiêu chảy dần thuyên giảm hơn. Vì vậy, khi bị tiêu chảy bạn nên nằm nghỉ ngơi thật thoải mái và đừng quên đặt chai nước ấm lên bụng để giảm các cơn co thắt. Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp hiệu quả cải thiện tiêu chảy do bệnh đại tràng Nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích thì bạn nên đi khám và điều trị từ sớm, để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Cùng với việc uống thuốc theo phác đồ của bác sĩ, bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh PLUS để tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Thành phần “chủ chốt” của Tràng Phục Linh PLUS chính là ImmuneGamma với 3 công dụng: Phục hồi và tái tạo niêm mạc Cân bằng vi sinh đường ruột Tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. ImmuneGamma® là chế phẩm điều biến miễn dịch tự nhiên, phát minh mới của công nghệ sinh học Hoa Kỳ. ImmuneGamma® được chiết tách từ thành vách vi khuẩn Lactobacillus fermentum, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nhiều công dụng quý khác cho cơ thể con người. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính. Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Lo lắng căng thẳng cũng gây tiêu chảy là bệnh gì?

Chuyện khó tin, nhưng ở rất nhiều người, mỗi khi lo lắng, căng thẳng, stress là lại bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là đau bụng, trướng bụng. Tưởng như không có gì liên quan, nhưng đây lại là một bệnh rất khó chữa và tỉ lệ mắc càng ngày càng gia tăng, nhất là ở người trẻ, làm việc nhiều với máy tính… “Bắt bệnh stress gây tiêu chảy” Hiện tượng nói trên là đặc trưng điển hình của Hội chứng ruột kích thích (tên quốc tế gọi tắt là IBS), chúng ta thường quen với tên là bệnh đại tràng co thắt (vì đây là triệu chứng điển hình và dễ thấy nhất của bệnh). Đau bụng, trướng bụng là triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt Những triệu chứng thường thấy của bệnh là: đau quặn hoặc đau âm ỉ quanh bụng; thậm chí bạn cảm thấy đầy bụng, trướng hơi, sôi bụng rất nhiều; đi ngoài nhiều lần: có thể đi táo, lỏng, nát hoặc đầu rắn, đuôi nát. Những triệu chứng trên, người bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm đại tràng nhưng khác với viêm đại tràng, người bị đại tràng co thắt khi đi khám sẽ thấy các kết quả nội soi, siêu âm… đều cho kết quả “bình thường”. Đặc biệt, mỗi khi lo lắng, căng thẳng, stress, mất ngủ bệnh thường tái phát hoặc có xu hướng tăng nặng. Sở dĩ như vậy vì có một mối liên quan đặc biệt giữa tâm lý và triệu chứng của bệnh… Stress ảnh hưởng tới đường tiêu hóa như thế nào? Co bóp để đẩy chất thải ra ngoài là hoạt động bình thường của ruột. Nhưng khi hệ tiêu hoá gặp vấn đề, ruột co bóp ít khiến thức ăn bị lưu giữ trong đường ruột lâu và bị hấp thu hết nước khiến phân quá khô sẽ gây ra táo bón, ngược lại khi ruột co bóp quá nhiều khiến phân bị đẩy ra ngoài quá sớm khi chưa được hấp thu bớt nước và muối khoáng sẽ gây ra tiêu chảy. Nhu động ruột càng tăng càng dễ gây ra tiêu chảy và ngược lại, càng ì trệ càng gây ra táo bón. Năm 1949, bác sĩ Almy T.P. đã thực hiện một thử nghiệm về sự tác động của stress tới nhu động ruột. Ông tiến hành nội soi đại tràng cho bệnh nhân và đo xung động trên ruột. Khoảng phút thứ 10, ông nói: – Tôi phát hiện thấy một cục lớn trong đường ruột đây, có lẽ là ung thư. Ngay sau khi đó, ghi nhận được sự gia tăng của nhu động ruột theo từng đợt (hình minh họa). Sau đó khoảng 15 phút, ông nói với bệnh nhân: – Ôi, tôi nhầm đấy, ruột của anh hoàn toàn bình thường không có vấn đề gì đâu. Lập tức ghi nhận sự ổn định nhanh chóng trên đường ruột, nhu động trở về bình thường sau vài phút. Hình: Đáp ứng vận động ruột với stress – Almy T.P. et al Gastroenterology 1949;12:437-49 Tất nhiên thí nghiệm như thế này hiện giờ không còn được phép thực hiện vì lý do Y đức, nhưng ít nhất đã cho chúng ta thấy ảnh hưởng của stress tới đường ruột như thế nào… Ai hay mắc bệnh này? Theo thống kê của BS Nguyễn Nghệ Tĩnh năm 2014 trong luận văn tốt nghiệp BS nội trú của mình, tỉ lệ mắc đại tràng co thắt cao nhất ở người Việt Nam là ở độ tuổi 30-39 và 50-59. Trong đó Nữ mắc nhiều gấp 2 lần Nam (hình bên). Dễ thấy đây là những lứa tuổi phải lo toan, vất vả nhiều (30-39), lo lắng căng thẳng ở giai đoạn về già (50-59). Hơn nữa, có thể do phụ nữ phải lo lắng nhiều “việc không tên” hơn nam giới, nào là việc cơ quan, việc nhà, chăm con cái, lo gia đình nội ngoại, lại lo lắng về sắc đẹp, sợ già đi, sợ chồng không chung thủy … nên tỉ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn hẳn. Có lẽ chị em cần phải xem lại xem có nên lo lắng, căng thẳng nhiều quá như vậy hay không?? Hình: Tỉ lệ mắc IBS ở Việt Nam – Nguyễn Nghệ Tĩnh. Nghiên cứu ứng dụng thang điểm Bristol ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú – Hà nội 2014. Không chỉ có thế, sinh viên đại học cũng chiếm 14% số người mắc đại tràng co thắt (theo Journal Pediatr, 1996). Có thể do những áp lực thi cử, học hành cũng dễ khiến cho bệnh này không “buông tha” đối tượng trẻ tuổi này chăng? Bớt phiền não lo âu, bớt co thắt đại tràng! Lời khuyên đầu tiên của bác sĩ với bệnh nhân mắc đại tràng co thắt, đó là hãy bớt lo nghĩ đi, sống vui vẻ hơn, lạc quan hơn. Giảm stress là yếu tố quan trọng trong việc giảm các triệu chứng của bệnh. Và cũng vì đại tràng co thắt không phải là bệnh viêm đại tràng nên bạn đừng hi vọng những sản phẩm dành cho bệnh đại tràng hiện nay sẽ hiệu quả với bạn, vì ngoài việc ổn định đường ruột thì còn phải tác động lên yếu tố thần kinh. Do đó, để hỗ trợ, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm dành riêng cho đại tràng co thắt và hội chứng ruột kích thích. Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm chiết xuất thảo dược đầu tiên ở Việt Nam dành riêng cho hội chứng ruột kích thích và đại tràng co thắt. Không chỉ giúp ổn định hệ tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng đi ngoài, đau bụng, phân không thành khuôn, Tràng Phục Linh PLUS còn giúp giảm các cảm giác căng thẳng, lo lắng, stress gây co thắt đại tràng. Sử dụng ngay từ đầu khi bệnh còn chưa nặng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lâu dài, giảm chi phí và thời gian chữa trị. Hiệu quả cũng sẽ nhanh hơn, có thể chỉ trong một vài ngày đầu tiên sử dụng đã có thể giảm bớt số lần đi ngoài, giúp phân thành khuôn và bụng dạ “dễ chịu” hơn. Tràng Phục Linh PLUS nhãn đỏ Lần này, nếu tái phát tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do căng thẳng, bạn hãy cố gắng hít thở sâu, bình tĩnh lại, đừng lo lắng nữa, và thay vì uống thuốc cầm triệu chứng thông thường, hãy thử 1-2 hộp Tràng Phục Linh PLUS xem sao… Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Xem thêm:  Nguyên nhân tiêu chảy nhiều lần trong ngày và cách chữa Khi bị tiêu chảy cần tránh những thực phẩm nào? Thức đêm xem bóng đá bị đau bụng, đi ngoài phải làm sao?

Đau bụng đi ngoài mỗi khi xem bóng đá - Chớ coi thường!!!

“Xem bóng đá, trước mỗi tình huống nguy hiểm đều khiến mình dễ bị đau bụng, đi ngoài…” có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng đau bụng đi ngoài mỗi khi xem đá bóng Đau bụng đi ngoài mỗi khi xem bóng đá – Bệnh đường ruột do thần kinh chi phối Đau quặn hoặc đau âm ỉ quanh bụng Muốn đi ngoài nhưng phân nhỏ, lỏng, có khi không ra phân Đặc biệt, mỗi khi lo lắng, căng thẳng, ví dụ như khi xem loạt penalty trong trận siêu kinh điển tối qua 23/1 thì bệnh thường tái phát hoặc có xu hướng tăng nặng. Hiện tượng nói trên là đặc trưng điển hình của Hội chứng ruột kích thích (tên quốc tế gọi tắt là IBS), chúng ta thường quen với tên là bệnh đại tràng co thắt. Sở dĩ có sự liên quan không nhỏ giữa hai việc “xem bóng đá” và “muốn đi ngoài” như vậy vì có một mối liên quan đặc biệt giữa hệ thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa thông qua trục não – ruột. Đau bụng đi ngoài mỗi khi xem bóng đá là triệu chứng điển hình của Hội chứng ruột kích thích Để hiểu rõ về sự tác động của căng thẳng lên nhu động ruột này, năm 1949, bác sĩ Almy T.P. đã tiến hành nội soi đại tràng cho một bệnh nhân và đo xung động trên ruột. Khoảng phút thứ 10, ông nói: – “Tôi phát hiện thấy một cục lớn trong đường ruột đây, đó có lẽ là ung thư” Ngay sau câu nói đó, bác sĩ ghi nhận được sự gia tăng nhu động ruột của bệnh nhân theo từng đợt (hình minh họa). Hình: Đáp ứng vận động ruột với căng thẳng – Almy T.P. et al Gastroenterology 1949;12:437-49** Khoảng 15 phút, ông nói với bệnh nhân: – Ôi, tôi nhầm đấy, ruột của anh hoàn toàn bình thường không có vấn đề gì đâu. Ngay lập tức kết quả nhu động ruột ổn định nhanh chóng và nhu động trở về bình thường sau vài phút. Điều đó cho thấy sự tác động của tâm lý tới đường ruột là rất rõ ràng. Tương tự, chúng ta có thể tưởng tượng rõ hình ảnh nhu động ruột của mình thay đổi khi theo dõi một trận Penalty hoặc khi lo lắng, stress. Đó là lúc thần kinh căng thẳng quá mức dẫn đến nhu động tăng nhanh, đại tràng co bóp mạnh gây đau bụng, phân bị đẩy ra ngoài quá sớm dẫn đến muốn đi ngoài. Lúc này, phân thường lỏng, nhỏ, nát hoặc có khi không ra phân. Nếu không có cách ổn định kịp thời, về lâu dài bệnh sẽ ngày càng nặng, thường xuyên tái phát và kéo dài dai dẳng nhiều năm. Cách điều trị chứng đau bụng đi ngoài mỗi khi xem bóng đá Theo lời khuyên của bác sĩ: ngay khi có dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần bớt lo nghĩ đi, sống vui vẻ hơn, lạc quan hơn. Tuy không thể giảm ngay căng thẳng trong mỗi trận cầu “cân não” như vừa rồi nhưng giảm căng thẳng là yếu tố quan trọng trong việc giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy ngoài thay đổi thói quen sinh hoạt giúp sống vui vẻ, bớt căng thẳng, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm chứa 5-HTP. Khi vào cơ thể 5-HTP sẽ giúp sản sinh hooc-môn serotonin, giúp giảm bớt căng thẳng, lo lắng, điều hòa cảm xúc; Từ đó, giảm các cơn đau bụng, rối loạn tiêu hóa do co thắt đại tràng. Ngoài ra, nếu 5-HTP kết hợp với Bạch thược, Hoàng bá và các thảo dược tự nhiên thì tác dụng giảm co thắt, giảm nhu động ruột sẽ tăng lên đáng kể. Lợi ích của các thảo dược tự nhiên trong việc cải thiện chứng đau bụng đi ngoài mỗi khi căng thẳng   Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, để tìm được các bài thuốc Đông y đã khó, việc chế biến các vị thuốc thành bài thuốc chữa bệnh cũng không hề đơn giản. Vận dụng giữa y học dân tộc với các thành phần mới đã được chứng minh hiệu quả rõ ràng, Tràng Phục Linh PLUS là một hướng đi mới để khắc phục chứng đại tràng co thắt. Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chứng đau bụng đi ngoài khi căng thẳng Với thành phần chính như: Cao Bạch Truật, 5-HTP, Cao Bạch Phục Linh, ImmuneGamma,… Tràng Phục Linh PLUS cam đoan có thể giúp bạn cải thiện chứng đau bụng đi ngoài mỗi khi xem đá bóng chỉ sau 2 liệu trình sử dụng. Sản phẩm đã được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu, được đăng tải lên tạp chí y khoa hàng đầu Hoa Kỳ – Pubmed với tác dụng: Giảm các lo lắng, căng thẳng stress, các kích thích thần kinh gây co thắt đại tràng Giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, trướng bụng sôi bụng, đi ngoài phân sống… Do đó, nếu tái phát tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do căng thẳng, đặc biệt trong các trận đá bóng, hãy thử 1 – 2 hộp Tràng Phục Linh PLUS để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp bạn yên tâm cổ vũ đội nhà. Để tìm mua Tràng Phục Linh PLUS, bạn vui lòng truy cập Điểm bán Tràng Phục Linh PLUS hoặc liên hệ trực tiếp đến 1800 1506 để được hỗ trợ, tư vấn và tìm được nhà thuốc gần nhất có bán sản phẩm.

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...