Rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hoá

Tình trạng rối loạn tiêu hoá có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trên thực tế, chúng ta đều cho rằng chế độ ăn uống gây ra tình trạng này. Cũng có thể do bạn ăn uống quá nhiều, các chất đạm, đường, ăn không đúng bữa, thức ăn để quá lâu ngày… làm chúng ta bị đầy bụng chướng hơi và khó tiêu. Cùng tìm hiểu chi tiết những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn hệ tiêu hoá qua những thông tin dưới đây. Thói quen ăn uống Những thói quen mà bạn tưởng chừng như vô hại lại vô tình gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá cho bạn. Thực đơn hàng ngày bổ sung chất xơ vào là rất cần thiết nhưng nếu ăn quá nhiều dễ làm tăng hiện tượng đầy hơi trong khung ruột. Khẩu phần thức ăn mà chứa nhiều tinh bột gây nên những phản ứng lên men của lượng vi sinh có hại luôn sống chực chờ trên nền ruột. Cũng có thể ăn nhiều một chút các món ngọt vô tình gây chúng ta hiện tượng rối loạn tiêu hoá. Không chỉ vậy, thói quen ăn uống tại các quán xá, vỉa hè hoặc các nhà hàng có vệ sinh kém hoặc những thực phẩm không rõ nguồn gốc không rõ ràng đều làm cho hệ tiêu hoá hoạt động không bình thường. Hiện tượng thường gặp khi đó phân nát, có bọt, màu hoa cải, mùi tanh. Chế độ ăn quá tải 7 thói quen dưới đây có thể làm cho hệ tiêu hoá hoạt động không bình thường: Ăn đồ ăn bị nguội lạnh Ăn quà vặt quá nhiều Uống nhiều rượu bia Thói quen vừa ăn vừa làm việc Ăn quá nhanh Ăn quá no Ăn nhiều thực phẩm chua cay Nguyên nhân khác gây rối loạn tiêu hoá Do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh Trong một số trường hợp người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị bệnh đặc biệt, thuốc kháng sinh rất dễ gây phản ứng phụ là tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hoá. Dùng kháng sinh liều cao còn có gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy nếu sử dụng thuốc kháng sinh thì nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ. Do ăn uống thất thường, công việc căng thẳng Môi trường áp lưc, bận rộn làm cho ăn uống của chúng ta cũng không them một thời gian nhất định, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Đồng thời lo lắng, suy nghĩ gây áp lực lên hệ tiêu hoá. Vì vậy các bác sĩ khuyên nên ăn uống và nghỉ ngơi để cải thiện hệ tiêu hoá, kiểm soát căng thẳng để giảm tải áp lực để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Ảnh hưởng của một số bệnh lý Một số bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng, viêm ruột thừa cấp tính, sỏi đường tiết niệu, viêm đại tràng co thắt… là nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hoá. Khi thấy các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng kéo dài, nôn, buồn nôn, ọe, đi lỏng hoặc táo bón …. thì bạn nên cảnh giác vì đó có thể là báo hiệu của một số bệnh lý. Phòng bệnh luôn an toàn và hiệu quả hơn chữa bênhm do đó cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để đảm bảo sức khoẻ ổn định tránh xa bệnh tật. Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân và giải pháp Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Bạn nên làm gì để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả?

Rối loạn tiêu hoá làm bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi đặc biệt là sau những dịp tiệc tùng, liên hoan. Chứng bệnh này để lâu dài dễ gây ra các bệnh nguy hiểm hơn như viêm đại tràng, đau dạ dày, trào ngược axit… Vậy làm thế nào để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa xảy ra? Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho bạn khi gặp phải trường hợp này. Điểm nhanh những vấn đề rối loạn tiêu hóa thường gặp Các vấn đề tiêu hóa phổ biến nhất bao gồm: Táo bón Tiêu chảy Đầy hơi Ợ chua Buồn nôn, ói mửa Đau bụng Xem thêm: Tìm hiểu các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa Các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả, bạn nên áp dụng Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới rối loạn tiêu hóa, bạn có thể lưu ý những lời khuyên dưới đây: Không nên ăn quá no Khi ngồi trên bàn ăn có khá nhiều món ngon làm bạn không thể cưỡng lại được nhưng bạn hãy kiềm chế, không nên ăn quá no, ăn quá nhiều loại thức ăn trong một bữa. Khi bạn ăn một bữa lớn, hệ tiêu hóa của bạn bị quá tải và nó có thể không thể xử lý thức ăn tốt như bình thường. Điều này có thể gây ra chứng ợ nóng do axit đi ngược từ dạ dày vào thực quản. Tình trạng quá tải của dạ dày thậm chí có thể gây đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn. Thay vì 2 – 3 bữa ăn “đẫy đà”, bạn có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày để giảm tải gánh nặng cho hệ tiêu hóa, nhai thật kỹ để dạ dày và đường ruột có thêm thời gian xử lý thức ăn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bạn cũng nên nhớ là đừng bao giờ đi ngủ ngay sau khi ăn nhé. Tránh xa rượu bia Rượu bia và thói quen ăn uống không điều độ chính là nguyên nhân khiến viêm đại tràng trở nên khó trị hơn Mỗi dịp liên hoan không thể thiếu rượu bia nhưng để có một sức khoẻ tốt tránh xa hiện tượng rối loạn tiêu hoá, bạn nên tránh xa những đồ uống có nồng độ cồn cao như rượu bia, các loại đồ uống có gas, cà phê, thuốc lá… Sắp xếp thời gian sinh hoạt hợp lý Sắp xếp thời gian sinh hoạt hợp lý, nên đi ngủ đúng giờ để tạo thói quen tốt cho sức khoẻ. Cung cấp đầy đủ các món có chứa rau xanh, có tác dụng điều hoà lượng thức ăn nhiều năng lượng đặc biệt là sau khi đi dự tiệc hoặc liên hoan. Bạn có thể vội vàng ăn uống khi đang làm việc hoặc lái xe.  Nhưng việc tập trung vào các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ một cách vô tâm sẽ khiến cơ thể bạn không thích. Dành ra 20 phút trong lịch trình của bạn để ăn với sự chú ý hoàn toàn và bạn chắc chắn sẽ bớt khó tiêu hơn. Và bạn cũng sẽ có thể nhận biết được tín hiệu “Tôi đã no” của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều. Chú ý tới thực phẩm bạn ăn uống hằng ngày Những thực phẩm chế biến sẵn và được bảo quản trong tủ lạnh trước khi sử dùng bạn nên hâm nóng lại. Nhưng lưu ý không nên lạm dụng thức ăn được chế biến sẵn vì nó không tốt cho hệ tiêu hoá của bạn. Thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho tim mạch và cả sức khỏe của đường ruột. Trái cây góp phần làm khẩu phần ăn của bạn đỡ khô khan hơn. Mỗi ngày, hãy ăn đầy đủ rau củ và trái cây tươi để cung cấp các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Khi ăn nhiều rau xanh và duy trì vận động sẽ giúp bạn khống chế cân nặng của mình đặc biệt là vào dịp cuối năm. Uống đầy đủ nước mỗi ngày vì thiếu nước sẽ làm khô da, táo bón mà còn dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Nước hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa của bạn bằng cách giúp làm sạch toàn bộ hệ thống. Nó đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa táo bón vì nước giúp làm mềm phân. Hơn nữa, nước có thể giúp hệ tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn bằng cách hỗ trợ cơ thể phân hủy thức ăn. Cố gắng uống tám cốc nước mỗi ngày và bỏ qua đồ uống có đường. Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm cho vấn đề tiêu hóa trở nên tồi tệ hơn. Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa nên kiêng những loại thực phẩm nào? Hãy luôn dự trữ sẵn các loại thuốc hỗ trợ rối loạn tiêu hóa trong gia đình Tủ thuốc trong gia đình nên có một số thuốc thông thường có thể dùng để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá như đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu… đặc biệt là Oresol sẽ rất hữu ích trong những trường hợp bạn bị tiêu chảy mất nước. Hãy kiểm soát căng thẳng Đôi khi tình trạng rối loạn tiêu hóa lại liên quan tới trạng thái thần kinh của bạn. Khi căng thẳng, nhiều người thường cảm thấy đau bụng, muốn đi vệ sinh. Dù là căng thẳng tạm thời hay kéo dài, những dạng cảm xúc tiêu cực này đều có thể gây tổn hại trực tiếp cho hệ tiêu hóa của bạn. Khi bạn căng thẳng, một vài loại hormone cơ thẻ tiết ra sẽ đi thẳng vào hệ tiêu hóa và làm rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa, đồng thời chúng cũng tác động tới sự cân bằng của hệ vi sinh trong đường ruột, làm giảm sản xuất kháng thể. Kết quả là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra. Bạn nên đi khám nếu gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng như sau Thông thường, nếu các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa không thể giải quyết được bằng cách điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, thì bạn nên tới gặp bác sĩ để tìm hiểu chính xác vấn đề. Bạn nên đi khám trong các trường hợp sau: Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa tái phát thường xuyên ngay cả khi bạn đã sử dụng thuốc Các triệu chứng quá nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc của bạn, đặc biệt là dấu hiệu đi ngoài ra máu, phân đen. Cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, sút cân, không rõ nguyên nhân Bạn nghi ngờ bản thân đang mắc phải căn bệnh tiêu hóa nào đó. Nếu bạn tới phòng khám, sau khi kiểm tra bệnh sử, khám thực thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi, siêu âm, chụp Xquang, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, cũng như đề xuất phác đồ điều trị cụ thể.

Tiết lộ các mẹo trị rối loạn tiêu hóa đơn giản, hiệu quả

Rối loạn tiêu hóa dù ở mức độ mãn tính hay không đều làm cho người bệnh mệt mỏi và thậm chí gầy còm, xanh xao. Bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để sớm loại trừ rối loạn tiêu hóa. Mục lục1. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp2. Một số bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóaBài 1Bài 2Bài 3Bài 43. Thực phẩm tốt cho người rối loạn tiêu hóa4. Những lưu ý cần thiết cho người bị rối loạn tiêu hóa5. Những trường hợp cần đến bác sĩ 1. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp Các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như: Đau bụng, muốn đi đại tiện, đại tiện lỏng, đi nhiều lần trong ngày, phân nhão, màu vàng, có bọt hoặc toàn nước, có buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, người mệt mỏi. Nguyên nhân gây bệnh có thể do bị nhiễm lạnh, nơi ở ẩm thấp, ăn phải thức ăn không bảo đảm vệ sinh hoặc nội tạng có bộ phận bị suy kém. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Đau bụng tùy vào từng mức độ, từ đau nhẹ cho tới đau quằn quại. Người bệnh có thể đau nhẹ và liên tục hoặc thành từng cơn. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái, đôi khi cũng có thể đau ở các vị trí khác. Một số trường hợp hiếm có thể đau lan ra sau lưng. Đầy hơi, sình bụng. Bụng căng to, thường xuyên ợ hơi. Một số triệu chứng khác có thể có như ợ chua, đắng, hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa… 2. Một số bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa Bài 1 Công dụng: trị đau bụng lâm râm, kéo dài, sôi bụng, đầy bụng, phân loãng, ăn kém và chậm tiêu. Đây được gọi là đau bụng do tì vị hư. Riềng (sấy khô, tán bột) 40 phần Phòng đẳng 30 phần Củ mài 20 phần Gừng khô 10 phần Tất cả sao giòn, tán bột, rây mịn, dùng nước đường làm viên, bột củ mài bao ngoài, sấy khô. Mỗi lần uống 4-6 gam. Ngày uống 3 lần vào lúc đau bụng hoặc sau bữa ăn. Bài 2 Công dụng: chữa đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa. Tỏi 2 củ Bồ kết 3 quả Xà phòng bằng hạt ngô. Tỏi nướng giã nát đắp vào rốn, bồ kết đốt tồn tính, trộn với xà phòng, nhét vào hậu môn, ngày làm 1-2 lần. Bài 3 Công dụng: chữa đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa. Lá khổ sâm tươi 20 ngọn Muối ăn 10 hạt Nhai lá khổ sâm với muối thật kỹ, rồi nuốt cả nước lẫn lá, sau 30 phút thấy dễ chịu. Bài 4 Công dụng: chữa lỏng lỵ do rối loạn tiêu hóa. Bột lá khổ sâm 5 gam Bột nụ sim 2 gam Bột búp ổi 1 gam Các loại lá sao vàng, tán bột, trộn đều, uống ngày 2 lần, (mỗi lần 10 gam với nước sắc gạo nếp rang 20gam và củ sắn dây 20gam). 3. Thực phẩm tốt cho người rối loạn tiêu hóa Ngoài việc điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà, bạn cũng cần quan tâm hơn tới chế độ ăn uống để giúp cho đường ruột nhanh chóng ổn định. Sau đây làm một số loại thực phẩm có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa khá hiệu quả, các bạn có thể tham khảo và áp dụng: Chuối Chuối là lựa chọn tốt giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa chuối giúp làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết ổn những bệnh lý về đường tiêu hóa. Táo Trong quả táo có chứa khá nhiều chất xơ không hoà tan, lượng pectin phong phú và các enzyme khách trong quả táo kích thích tiêu hoá đồng thời có thể hỗ trợ cơ thể thải những chất khó tiêu ra khỏi cơ thể. Quả bơ Bơ chứa hàm lượng kali, chất xơ…dồi dào giúp làm giảm cơn đau bụng hiệu quả. Mận khô Mận khô chứa nhiều chất xơ có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa thức ăn, táo bón cũng được ngăn ngừa. Mận chứa nhiều chất oxy hóa, giúp bạn trẻ trung hơn. Sữa chua Các enzyme có trong sữa chua và những vi khuẩn sống giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Một lượng các vi khuẩn tốt có trong sữa chua ở dạ dày, có tác dụng  ngăn ngừa được bệnh dạ dày. Bạc hà Tác dụng của bạc hà làm giảm đáng kể sự khó chịu của dạ dày,làm mát gan và dạ dày. Nếu dùng một vài lá sẽ làm sạch cơ quan tiêu hóa, giảm nỗi lo về đau dạ dày. Yến mạch Do chứa nhiều chất xơ, vitamin A,  folate,  kẽm, yến mạch giúp quá trình tiêu hóa một cách dễ dàng hơn. Trà thảo dược Trong những lúc bị đau bụng do rối loạn tiêu hoá, bạn có thể uống 1 cốc trà hoa cúc để giảm triệu chứng này. Vì tác dụng của trà hoa cúc là giảm viêm. Quế Điều trị rối loạn tiêu hoá bằng dạ dày rất hiệu quả. Khi bạn có những hiện tượng như đầy hơi chẳng hạn, ăn một chút quế có thể làm giảm hiện tượng nhanh chóng. Gừng Gừng có chứa các axit làm cho cơ thể sẽ  không ứ đọng chất nhầy chống viêm. Ngoài ra còn chứa vitamin B3 có thể ngăn ngừa chứng bệnh rối loạn tiêu hóa. Bánh quy giòn Đây là loại thực phẩm bạn có thể sử dụng mỗi khi hệ tiêu hoá không hoạt động một cách trơn tru. Thành phần chứa trong bánh quy giòn chứa nhiều chất dễ tiêu hoá. Súp gà Khi bụng dạ yếu, bạn nên ăn 1 chén súp gà hoặc có thể là một chén canh, cháo để tạo một lớp bao phủ để bảo vệ dạ dày. 4. Những lưu ý cần thiết cho người bị rối loạn tiêu hóa Khi phát hiện bị rối loạn tiêu hóa, bạn đừng vội lo lắng, hãy bình tĩnh xem xét chế độ ăn uống của bản thân trong thời gian gần đây liệu có bất thường hay không. Bạn có thể mua thuốc điều trị tại nhà trong trường hợp phân không có máu và không bị sốt. Có dùng thuốc có chứa loperamit được bày bán tại các cửa hàng tân dược. Ngoài ra, bạn có thể nhờ dược sĩ tư vấn, họ có thể cho bạn những lời khuyên hiệu quả. Cần tuân thủ nghiêm túc việc uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ. Tránh uống thuốc quá liều, nó có thể cản trở sự đào thải các mầm mống gây bệnh ra bên ngoài. Bạn nên nhớ, với bất kỳ cách điều trị tiêu chảy nào thì người bệnh luôn cần được uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng. Những người bị tiêu chảy mãn tính không nên ăn những thức ăn quá mỡ, quá ngọt, quá cay hoặc quá nhiều chất đạm. Không nên ăn những hoa quả không được gọt vỏ và rau sống. Loại bỏ khỏi khẩu phần ăn các loại ngũ cốc còn nguyên hạt và các loại quả cứng, chúng có không tốt cho đường ruột của những người bị tiêu chảy mãn tính. Các chuyên gia nhắc nhở, trong trường hợp bình thường, nếu đi ngoài 3 lần/ngày, phân loãng, thậm chí có lẫn mủ, máu hoặc chất nhầy thì đó là bệnh tiêu chảy. Tình trạng tiêu chảy nặng có thể khiến cơ thể mất nhiều nước và chất điện giải, thậm chí nhiễm toan và gây sốc. Vì vậy, người bệnh nên uống nhiều nước hoặc uống các loại muối bù nước trong thời gian mắc bệnh. Trọng tâm của việc phòng ngừa rối loạn tiêu hóa là ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào miệng. Chỉ cần mọi người chú ý những vấn đề sau trong cuộc sống hàng ngày thì khả năng bị rối loạn tiêu hóa sẽ giảm đi. Thức ăn không nên để quá lâu trong tủ lạnh. Thức ăn đã nấu chín để vào tủ lạnh nên hâm nóng trước khi ăn. Khi ra ngoài ăn, tránh ăn các món lạnh kém vệ sinh. Đối với trẻ bú mẹ và trẻ nhỏ cần giữ núm vú giả sạch sẽ. Cố gắng ăn ít thức ăn dễ sinh vi khuẩn gây bệnh như ốc, sò, cua, ghẹ và các sản phẩm thủy sản khác và nấu chín kỹ khi ăn. Không nên ăn sống, nửa sống, ngâm rượu, ngâm giấm hoặc ăn trực tiếp sau khi ướp muối. Thêm một ít giấm và tỏi vào các món ăn nguội. Chú ý đến vệ sinh nước uống. Uống nước sạch đã đun sôi Vệ sinh tay. Rửa tay trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh. Môi trường sạch sẽ. Diệt ruồi và gián. Giảm lượng tiếp xúc với bệnh nhân tiêu chảy. Không dùng chung đồ vật, dụng cụ ăn uống với người bị tiêu chảy. 5. Những trường hợp cần đến bác sĩ Những trường hợp như đi ngoài ra máu, đi ngoài kèm sốt cao, hôn mê, hồi hộp, uống thuốc điều trị tiêu chảy trong vòng 24 tiếng không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh… cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được các bác sĩ khám bệnh và cho phương pháp điều trị hiệu quả. Năm 2010, ImmuneGamma® đã được chuyển giao và sản xuất thành công trong sản phẩm Tràng Phục Linh . Đối với những bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng cấp tính, Tràng Phục Linh cho kết quả rất tốt ngay những hộp đầu tiên. Nhiều bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính sau khi kiên trì sử dụng Tràng Phục Linh đã không còn tái phát sau rất nhiều năm sống chung khổ sở với bệnh, điển hình như anh Phạm Văn Đô (192 Lạc Trung), bác Dương Đình Thiết (22 Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội), chị Lê Thị Yến (36C Phùng Hưng, Sơn Tây), anh Chiến (Phú Nhuận, TPHCM)… Tràng Phục Linh – Giải pháp cho nỗi lo ăn uống Được biết, mới đây Tràng Phục Linh còn được chọn để sử dụng cho các tuyển thủ Bóng chuyền nữ Việt Nam trong tất cả các giải đấu quốc tế để chống lại nguy cơ dị ứng đồ ăn lạ, ngộ độc thức ăn khi thi đấu ở nước ngoài. – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY

Thực phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá

Hệ tiêu hoá của chúng ta thường xuyên quá tải do chế độ ăn uống hoặc trong quá trình ăn uống sử dụng thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến rối loạn tiêu hoá. Ngoài việc điều trị theo chỉ định còn có một số thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho người bệnh khi bị mắc chứng bệnh này. Táo Táo là loại trái cây rất hữu ích đối với hệ tiêu hoá của chúng ta vì trong quả táo chứa một lượng lớn nước và các chất xơ. Mà hàm lượng chất xơ hoà tan pectin sẽ có tác dụng giảm đáng kể triệu chứng tiêu chảy. Bạn nên ăn 1 quả táo khi đói và tốt nhất là vào buổi sáng làm cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, để trợ giúp quá trình tiêu hoá tốt hơn bạn nên ăn trực tiếp hơn là dùng nước ép táo. Chuối Hiện tượng tiêu chảy xảy ra làm mất cân bằng chất điện phân. Khi đó chuối trở thành loại trái cây giải cứu bạn vì chúng chứa nhiều kali cung cấp chất điện phân cho cơ thể. Hơn thế nữa, chuối còn có tác dụng hấp thụ các chất lỏng dư thừa trong bao tử khi tiêu chảy đồng thời khôi phục lại một số vi khuẩn có ích cho dạ dày. Chuối còn chứa một số chất làm giảm căng thẳng và mệt mỏi. Vì vậy mỗi khi bị rối loạn tiêu hoá hay tiêu chảy chuối trở thành sự lựa chọn hàng đầu. Trái thơm Trái thơm (dứa) có chứa nhiều chất xơ có tác dụng rất tốt trong với tiêu hoá, thúc đẩy sự hấp thụ protein của cơ thể. Khi bạn có hiện tượng đầy hơi chướng bụng, cảm giác khó tiêu bạn có thể ăn vài miếng trái thơm hoặc nước ép của nó. Sữa chua Sữa có thể làm chứng tiêu chảy của bạn trở nên trầm trọng hơn, nhưng sữa chua hoàn toàn ngược lại. Những lợi khuẩn trong sữa chua có tác dụng khắc phục những triệu chứng khó chịu ở dạ dày và ngăn ngừa các bệnh dạ dày. Mận khô Trong mận khô có chứa chất oxy hoá và chất xơ giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động một cách bình thường, giảm nguy cơ ung thư ruột kết, giảm cholesterol và lượng đường trong máu. Bạc hà Dùng vài lá bạc hà có thể làm giản đi các triệu chứng đau dạ dày, giảm triệu chứng ở dạ dày đồng thời có tác dụng mát gan. Yến mạch Các thành phần có trong yến mạch như vitamin A, chất xơ, folate,…giúp hoạt động tiêu hóa của cơ thể dễ dàng hơn, hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru. Gừng Gừng chứa vitamin B3 ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa, các axit làm cơ thể không ứ đọng chất nhầy chống viêm. Gừng có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do các khuẩn gây ra theo một nghiên cứu gần đây. Trong thực đơn hàng ngày, nếu biết kết hợp một cách khoa học giữa các thực phẩm với nhau bạn sẽ có được một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và tránh xa các bệnh tật. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Rối loạn tiêu hoá có phải bị viêm đại tràng?

Hỏi: Tôi là Nguyễn Thị Mai, 45 tuổi. Tôi thường xuyên bị đau bụng, rối loạn tiêu hoá kéo dài. Bụng có lúc đau âm ỉ, có lúc đau dữ dội. Tôi nghe nói đây là triệu chứng của viêm đại tràng. Vậy cho hỏi tôi bị như vậy có phải bị viêm đại tràng không ạ? Những triệu chứng của viêm đại tràng là gì ạ? Mong bác sĩ trả lời thắc mắc giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn. ( Nguyenmai_namdinh@gmai.com ). Trả lời: Bạn Mai thân mến! Thực ra viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm. Cụ thể đại tràng là phần cuối của ống tiêu hoá trong cơ thể, còn được gọi là đại tràng. Nhiệm vụ của đại tràng là tiếp nhận thức ăn đã được tiêu hoá và hấp thụ từ ruột non. Khi bị viêm đại tràng người bệnh thường có một số triệu chứng như sau: Số lần đại tiện tăng lên trong ngày, kèm theo hiện tượng rối loạn tiêu hoá kéo dài Hiện tượng táo lỏng xen kẽ, phân nát và không thành khuôn Chướng bụng, đầy hơi, bụng căng tức, khó chịu dọc khung đại tràng Đau tăng lên khi ăn và trước khi đi đại tiện Dị ứng đồ ăn, dễ bị đau bụng, khi ăn nhiều món ăn chứa dầu mỡ thường bị đi ngoài Theo những gì bạn miêu tả thì triệu chứng của bạn giống với người bệnh viêm đại tràng, nhưng để chính xác bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám cụ thể, đồng thời có phương pháp để điều trị triệt để. Chúc bạn luôn khoẻ mạnh!

Tìm hiểu về chứng rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hoá là chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Chúng gây ra do sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hoá, dẫn đến tình trạng đau bụng và thay đổi đại tiện. Vì vậy, hiện tượng gây ra làm cho cuộc sống của người bệnh bất tiện và khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Định nghĩa về rối loạn tiêu hoá Rối loạn tiêu hoá là hội chứng gây ra bởi hiện tượng co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hoá. Những triệu chứng gây nên là đau bụng và thay đổi đại tiện. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm người bệnh cảm thấy khó chịu. Triệu chứng của rối loạn tiêu hoá Hội chứng này thường xuất hiện một số biểu hiện như sau: Thói quen đại tiện thay đổi: Hiện tượng này tiến triển và nặng dần theo thời gian, người bệnh bị đau bụng từng cơn, táo bón và tiêu chảy xen kẽ, đi đại tiện không đều đặn. Đau bụng: Nhiều mức độ từ đau âm ỉ cho đến dữ dội, đau vùng bụng bên trái hoặc có thể đau nhiều chỗ khác, trong một vài trường hợp đau có thể lan ra sau lưng. Đầy hơi: Bụng căng trướng, ợ hơi liên tục, trung tiện nhiều. Một số triệu chứng khác: Ợ hơi, đắng, hôi miệng, buồn nôn, nôn… Nguyên nhân Chế độ ăn không hợp vệ sinh Ăn uống không đảm bảo hoặc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc gây nên đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột. Ăn những món kị nhau Khi nấu chung một số thực phẩm hoặc cho vào cơ thể cùng lúc có thể gây nên tình trạng nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn lâu dài. Tác dụng phụ của thuốc Một số loại thuốc đặc biệt là kháng sinh rất dễ gây tiêu chảy và hiện tượng rối loạn tiêu hoá. Trường hợp dùng kháng sinh kéo dài có thể làm cho tiêu chảy trở nên nặng hơn. Do đó khi sử dụng thuốc cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Điều trị bệnh không đúng cách Khi xuất hiện một số vấn đề ở bụng thường điều trị theo người xung quanh mách bảo hoặc đọc sách báo.. Chính việc điều trị không đúng cách làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chẩn đoán Rối loạn tiêu hoá có triệu chứng với nhiều bệnh khác như viêm đại tràng, loét tiêu hoá, bệnh tuyến giáp, ung thư ( nhất là ung thư đường ruột)… nên người bệnh cần đi khám và làm xét nghiệm để chẩn đoán chính xác được bệnh. Tuỳ theo tình trạng bệnh, tuổi tác, sức khoẻ hiện tại mà bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm khác nhau. Điều trị rối loạn tiêu hoá Chế độ ăn uống Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh hiện tượng rối loạn tiêu hoá: Thức ăn đảm bảo vệ sinh và có nguồn gốc rõ ràng Tránh một số thực phẩm gây hiện tượng đầy hơi chướng bụng như hành tỏi, đậu, cần tây, chuối, nho khô, húng quế… Tránh những món ăn có chứa nhiều sorbitol (một loại đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật o­ng và một số trái cây). Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước Tăng cường luyện tập thể dục giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn. Điều trị bằng thuốc Tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc hợp lý nhưng thuốc chỉ đóng vai trò phụ trong việc điều trị, chỉ nên dùng khi thật cần thiết và càng ít càng tốt. Phòng chống rối loạn tiêu hoá Để phòng chống hiệu quả rối loạn tiêu hoá đặc biệt là hiện tượng rối loạn tiêu hoá sau khi dùng thuốc kháng sinh cần thực hiện tốt một số điều sau đây: Tránh sử dụng thức ăn ôi thiu và nhiễm hoá chất độc hại, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn Ăn đủ bữa, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn thịt Không nên để quá đói Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khoẻ

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...