Rối loạn tiêu hóa

Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Những biểu hiện thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, nôn trớ… Cần có biện pháp điều trị cũng như chăm sóc trẻ đúng cách để sức khỏe của bé mau hồi phục và phát triển toàn diện. Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ Do hệ vi sinh sinh lý bị mất cân bằng Có thể do chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý hoặc do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh,… dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Khi đó thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn gây loạn khuẩn đường tiêu hóa, tạo cơ hội cho một số vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm phát triển. Nếu sự cân bằng này kéo dài có thể gây ra tình trạng viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa và dẫn tới tình trạng suy dinh  dưỡng, suy giảm miễn dịch ở trẻ. Do thay đổi từ bú sữa sang ăn dặm Khi trẻ chuyển sang chế độ ăn dặm chứ không chỉ bú sữa nữa, do hệ vi sinh của trẻ chưa hoàn thiện nên dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa và thức ăn không tiêu hóa hoàn toàn được khiến vi khuẩn gây bệnh phát triển. Qua thời gian ngắn, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, cơ thể yếu thì vi khuẩn có hại làm bệnh càng trầm trọng hơn. Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Vi khuẩn có hại lợi dụng điểm đó xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột (còn gọi là “loạn khuẩn ruột” ), dẫn đến rối loạn tiêu hoá. Chế độ ăn uống không khoa học Khi chế độ ăn hàng ngày của bé không hợp lý như giàu đạm, đường, chất béo… nhưng lại ít chất xơ, vitamin, chất khoáng… Trẻ biếng ăn, không hấp thu được các chất dinh dưỡng dễ gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể. Giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ Khi trẻ có dấu hiện rối loạn tiêu hóa cần giữ vệ sinh cho trẻ trong ăn uống. tấy giun cho trẻ đúng lịch đồng thời có một chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ. Đồng thời, cha mẹ cần bổ sung sớm men vi sinh có ích cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ. 3 tác động để giải quyết tận gốc chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ như sau: Loại trừ chứng rối loạn tiêu hóa : Bằng cách bổ sung ngay cho trẻ hàng triệu men vi sinh có ích để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Khôi phục vị giác của trẻ : Kẽm và acid folic, là khoáng chất cần thiết mà cơ thể không tự sản xuất được, sẽ kích thích vị giác của trẻ, có được cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Gia tăng khả năng hấp thu : Cung cấp các vitamin và acid amin thiết yếu, tạo nên môi trường đường ruột thuận lợi, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất. Chăm sóc trẻ phòng tránh các bệnh tiêu hóa: Nên cho trẻ ăn uống khoa học, giờ giấc và tránh để trẻ bú quá no, đảm bảo bú đúng như sau: Đặt đầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng, mặt đối diện với bầu vú, mũi đối diện với núm vú, mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, để áp sát người mình. Để con ngậm bắt vú tốt, mẹ nên chạm vú vào môi trẻ; chờ đến khi miệng bé mở rộng thì nhanh chóng cho vú vào, hướng cho môi dưới nằm dưới núm vú. Các bậc cha mẹ cần lưu ý, khi gặp các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị kịp thời. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị kịp thời. Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ Trong giai đoạn sơ sinh (30 ngày đầu), thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Cho bé bú ngay sau khi sinh để tận hưởng nguồn sữa non chứa nhiều kháng sinh và kháng thể tự nhiên. Với trẻ nhũ nhi (2 – 12 tháng), khi hệ tiêu hóa đang hoàn thiện dần, 4 tháng có thể có khả năng tiêu hóa tinh bột và các thực phẩm khác ngoài sữa nên tập cho trẻ ăn dặm đúng, nên cho trẻ ăn dặm khi tới tháng thứ 6 bắt đầu từ bột loãng cho đến đặc, từ ít cho đến nhiều, từ ngọt tới mặn. Lưu ý: Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa nên ăn dặm quá sớm hoặc muộn. Nếu trẻ mọc răng từ tháng 7, 8, 9 và có phản xạ tập nhai, cho trẻ ăn cháo nhừ, tăng dần độ đặc và chú ý hệ tiêu hoá của trẻ. Chế độ ăn phải cân bằng và hợp lý, cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất: Bột – đường, đạm, béo, vitamin và khoáng, giúp bé làm quen với các vị thịt, cá, rau củ thêm một chút dầu (như dầu olive, dầu mè, dầu nhà). Không nên ép trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng chán ăn, kém hấp thu. Bữa phụ (dưới 6 tháng tuyệt đối không dùng), như trái cây tươi, sữa chua, bánh flan… sau những bữa ăn chính để tránh “no ngang” và gây rối loạn tiêu hoá. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bất thường về chức năng dạ dày, nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng như do chế độ ăn, do dùng thuốc, … Hiện tượng này xuất hiện ở trẻ em khá phổ biến và nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Cùng tìm hiểu những triệu chứng của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời. Những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản Đây là tình trạng trào ngược những chất có chứa trong dạ dày vào thực quản. Vì cấu trúc giải phẫu dạ dày  – thực quản của trẻ nhỏ không giống với người lớn, thực quản thì ngắn trong khi phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ. Nếu trẻ có hiện tượng nôn ít như vài ba ngày mới bị một lần, vẫn bú bình thường và lên cân tốt thì không sao và tình trạng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn. Dù có điều trị hay không thì đến năm 2 tuổi, khoảng 6 0% trẻ sẽ tự hết, 40% còn lại có thể kéo dài đến 4 tuổi. Tình trạng táo bón Táo bón là triệu chứng của một bệnh lý hoặc chỉ là một rối loạn cơ năng. Tình trạng này làm giảm số lần đi tiêu của bé, phân to, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi xuất hiện máu. Những biến chứng nguy hiểm của táo bón: Viêm ruột, thủng ruột… Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp. Hiện tượng táo bón gặp ở trẻ có thể do thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có thể do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ. Các cơ bụng và thành ruột cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón. Một số trẻ bị còi xương hoặc sinh thiếu tháng rất dễ bị táo bón. Những trẻ lớn hơn bị táo bón do ăn nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn. Việc cho trẻ ăn nhiều rau trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn. Các loại nước ận ép hoặc nước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón. Đề phòng táo bón tốt nhất cho trẻ là tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định. Nếu có ý định sử dụng thuốc nhuận tràng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tình trạng tiêu chảy Hiện tượng tiêu chảy khi trẻ đi phân lỏng như nước trên 3 lần/ngày. Hiện tượng tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn tới mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời. Điều quan trọng khi này là cần bù nước và chất điện giải cho trẻ, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Nếu bệnh có diễn biến nặng hơn thì tốt nhất nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị. Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn. Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn dạng loãng để trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu để trẻ có sức khỏe chống đỡ bệnh tật và nhanh chóng hồi phục lại. Làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Khi trẻ có các biểu hiện về rối loạn tiêu hóa, cha mẹ luôn luôn lo lắng về tình trạng sức khỏe của con cái mình. Vì đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ lứa tuổi ăn dặm nên hầu như trẻ nào cũng gặp phải, đặc biệt là khoảng thời gian sữa mẹ hoặc sữa bình không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ nữa. Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như: Trướng bụng, đầy hơi, táo bón, trẻ không chịu ăn, ăn vào là ói ra, tiêu chảy , ăn không tiêu… và nhất thiết phải có biện pháp khắc phục tình trạng này một cách sớm nhất có thể để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau. Loại trừ chứng rối loạn tiêu hóa: Bằng cách bổ sung ngay cho trẻ hàng triệu men vi sinh có ích để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Khôi phục vị giác của trẻ: Cung cấp kẽm và acid folic, là khoáng chất cần thiết mà cơ thể không tự sản xuất được, sẽ kích thích vị giác của trẻ, có được cảm giác thèm ăn và ăn uống ngon miệng hơn. Tăng cường khả năng hấp thu cho trẻ: Cung cấp các loại vitamin và acid amin thiết yếu, tạo nên môi trường đường ruột thuận lợi, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất. Với 3 tác động cùng lúc như thế, chắc chắn sẽ giúp bé yêu giải quyết tận gốc chứng rối loạn tiêu hóa vì giúp trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, hấp thu tối đa giúp trẻ có thể nhanh chóng bình phục sức khỏe và phát triển tốt. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Rối loạn tiêu hoá - Tìm hiểu tận gốc nguyên nhân

Rối loạn tiêu hoá là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân sâu xa chính là do sự thiếu hụt các enzym tiêu hoá. Bạn có thể phòng ngừa và chữa khỏi chứng bệnh này bằng cách giữ cân bằng các enzym tiêu hoá trong cơ thể. Thế nào là enzyme tiêu hóa? Enzyme tiêu hóa là các enzym phân hủy các đại phân tử polyme thành dạng nhũ tương để nhung mao ruột có thể dễ dàng hấp thu vào máu, nuôi dưỡng cơ thể. Những loại này rất đa dạng và tìm thấy trong nước bọt, trong dạ dày (do các tế bào trong dạ dày tiết ra), trong dịch tụy (do các tế bào tuyến tụy tiết ra) và trong đường ruột ( ruột già và ruột non)… Tuyến nước bọt tiết enzyme maltase, amylase… giúp tiêu hóa tinh bột. Dạ dày tiết dịch vị và men pepsin giúp tiêu hóa chất đạm. Dịch gan, mật giúp tiêu hóa chất béo. Tuyến tụy tiết dịch tụy để hoàn chỉnh việc tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Nói đơn giản sự hấp thụ dinh dưỡng qua đường ruột không tốt dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hoá. Các enzyme tiêu hóa có nhiệm vụ giúp phân huỷ thức ăn để thực hiện quá trình tiêu hóa tốt nhất. Thiếu hụt các enzym tiêu hóa do đâu? Những yếu tố nguy cơ làm thiếu hụt loại enzym này bao gồm: 1. Hút thuốc lá và rượu: Cồn và nicotin trong rượu, thuốc lá sẽ cản trở quá trình sản suất enzyme để tiêu hoá thực phẩm, dẫn đến tình trạng thực phẩm không được tiêu hoá đúng cách, cơ thể không hấp thụ tốt dưỡng chất và cuối cùng gây suy dinh dưỡng. 2. Stress và lão hóa sớm: Khi tâm trạng căng thẳng hoặc do tuổi tác thì sự cân bằng axít – kiềm trong cơ thể cũng trở nên khó khăn, vì vậy mà lượng enzyme được sản xuất cũng suy giảm đáng kể. 3. Một số loại thuốc như thuốc ức chế axit và NSAID (thuốc chống viêm không steroid): Các loại thuốc này cũng làm mất cân bằng axít – kiềm trong cơ thể nên làm suy giảm lượng enzyme tiêu hóa. 4. Các bệnh như thiếu máu ác tính, bệnh loét dạ dày, viêm tụy, xơ gan… Hậu quả của thiếu hụt enzyme tiêu hóa Sự thiếu hụt này làm giảm vô hiệu hoá sự phân giải thực phẩm thành các loại đường đơn, các axit amino và các axít béo – những dưỡng chất vốn có nhiệm vụ tạo năng lượng cho cơ thể. Chính vì vậy, khi thiếu các dưỡng chất này, nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể giảm khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống. Sự thiếu hụt enzyme còn dẫn đến những hệ lụy khác cho sức khỏe, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, nhức đầu, các rối loạn về ruột, xơ vữa động mạch, cholesterol cao, yếu cơ và nguy hiểm nhất là sự suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Mẹo tăng các enzym tiêu hóa Theo Tiến sĩ Dinesh Kumar Singal, chuyên gia về tiêu hóa tại Viện Nghiên cứu Pushpawati Singhania (Bệnh viện PSRI) thì có nhiều loại thực phẩm tự nhiên có thể làm tăng các enzyme tiêu hóa trong cơ thể, việc quan trọng là bạn cần ăn uống lành mạnh ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe và cải thiện hệ thống tiêu hóa. Đối với những người không dung nạp lactose thì nên chọn sữa chua để giúp tiêu hóa lactose tốt hơn, tránh các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi… Chế độ ăn giàu chất xơ như các loại ngũ cốc nguyên hạt và chuối Các loại thực phẩm như gừng, bạc hà, hạt cây thì là… cũng có tác dụng giúp cải thiện tiêu hóa rất tốt. Nên tránh các loại thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao hoặc thực phẩm chế biến qua lò vi sóng vì cách chế biến này làm hao hụt đáng kể lượng enzyme tiêu hóa có sẵn trong thực phẩm. Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa ăn gì kiêng gì?

Trị chứng rối loạn tiêu hoá ngày Tết

Vào ngày Tết, cơ thể chúng ta dung nạp quá nhiều đồ ăn nhiều dinh dưỡng hoặc những đồ ăn chế biến sẵn, đây chính là nguyên nhân dễ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hoá. Hiện tượng này làm chúng ta cảm thấy khó chịu đặc biệt là vào ngày tết sum họp gia đình. Dưới đây là bài thuốc nam từ các loại lá thông dụng như lá mơ, gừng, đọt ổi… sẽ giúp bạn “xoá tan” triệu chứng này nhanh chóng. Nếu sau khi ăn uống mà có các hiện tượng như sủi bụng, đầy hơi sau đó bị đi ngoài tức là bạn đã bị rối loạn tiêu hoá – Theo thầy thuốc nhân dân, BS Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội đông y Việt Nam. Khi đó mọi người có thể áp dụng bài thuốc sau. Bài thuốc 1: Lá mơ tam thể (10 lá) Đọt ổi non 7-9 đọt 1-2 lát gừng Lá hương nhu 5 lá hoặc có thể thay bằng lá hoa khương Tiếp đó, bạn rửa sạch các loại lá này rồi cho vào nồi đun kỹ để lấy nước uống, chỉ sau 1 – 2 ngày là khỏi. Bài thuốc này rất hiệu quả đối với chứng rối loạn tiêu hoá trong ngày tết. Các vị lá kể trên rất dễ kiếm lại có tính lành, dễ uống với cả người lớn và trẻ nhỏ. Sau đó rửa sạch các loại lá này, rửa sạch các lá này, rồi cho vào nồi đun kỹ lấy nước uống, chỉ khoảng 1-2 hôm là khỏi. Đây là bài thuốc rất hiệu quả với chứng rối loạn tiêu hóa ngày Tết. Các vị lá này đều dễ kiếm, lại rất lành, dễ uống với cả người lớn và trẻ em. Bài thuốc 2 Ngoài ra bạn có thể sử dụng bài thuốc thứ hai, đó là dùgn mộc hương cũng cho hiệu quả nhanh và tốt.Mộc hương có vị đắng, the, tính ôn, rất có tác dụng với bệnh rối loạn tiêu hóa do ăn uống, tiêu chảy, kiết lị. Đơn giản nhất là dùng mộc hương mài ra, thêm một ít nước sôi để uống. Tùy tường độ tuổi mà uống theo tỉ lệ, như với trẻ em một tuổi, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần uống một thìa cà phê (tương đương với 5ml), uống sau bữa ăn. Bạn có thể mua mộc hương ở các hàng thuốc bắc và bảo quản khá dễ dàng vì chúng đã được phơi khô. Bạn nên mua tích trữ ở nàh phòng khi bị rối loạn tiêu hoá có thể lấy dùng ngay. Nhưng trước khi dùng nên quan sát kỹ xem chúng đã bị mốc hay chưa, nếu chưa bị mốc hãy dùng. Tết này bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sum vầy cùng gia đình mà không lo lắng tới vấn đề rối loạn tiêu hoá viếng thăm. Xem thêm: Nhận biết triệu chứng của rối loạn tiêu hóa Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Mẹo nhỏ xoá tan chứng khó tiêu

Hầu như mỗi chúng ta đều trải qua cảm giác đầy bụng khó tiêu sau khi ăn uống. Thật khó chịu khi bụng có cảm giác căng chướng khó chịu cộng với tình trạng đau âm ỉ, râm ran. Khi gặp phải tình trạng này bạn nên áp dụng những mẹo nhỏ mà chúng tôi giới thiệu dưới đây. 1. Dấm rượu táo Dấm rượu táo được coi là cách đơn giản giúp bạn khắc phục chứng đầy bụng và khó tiêu. Cách dùng: Dùng 2 – 3 thìa dấm rượu táo hoà với 1 cốc nước ấm, khuấy đều và uống. 2. Gừng Khi gặp tình trạng bụng khó tiêu và ậm ạch bạn có thể nhai một miếng gừng tươi nhỏ với một vài hạt muối trong từ 5 – 10 phút trước bữa ăn. Đây là mẹo nhỏ giúp bạn xoá tan tình trạng khó tiêu, đầy hơi 3. Đồ gia vị Công thức từ những đồ gia vị như trộn lẫn soda với nước theo tỷ lệ bằng nhau và dùng để uống mỗi khi bạn có biểu hiện đầy bụng, khó tiêu. 4. Nước ép cà rốt Vào thời điểm bị đau bụng bạn nên uống một cốc nước ép cà rốt, khi đó bạn sẽ có cảm giác dễ chịu hơn 5. Trà gừng Ngoài việc sử dụng gừng tươi bạn có thể uống 1 cốc trà gừng ấm nóng, nó không những có tác dụng hâm nóng cơ thể mà còn giúp bạn phòng ngừa một cách hiệu quả chứng đầy bụng, khó tiêu. 6. Chia nhiều bữa nhỏ Không nên ăn các bữa lớn vì việc ăn thành những bữa lớn, ăn quá no sẽ làm cho tình trạng đầy bụng, khó tiêu ngày một trở nên tồi tệ hơn. Vì thế chúng tôi khuyên bạn không nên ăn thành những bữa lớn mà tốt nhất nên chia thành nhiều bữa nhỏ để hạn chế nguy cơ gặp phải các rắc rối này. Khi ăn nên ăn chậm nhai kĩ để giảm tải hoạt động cho dạ dày. Ngoài ra, sau khi ăn uống bạn nên giành thời gian để nghỉ ngơi tránh những vận động mạnh hoặc làm việc ngay sẽ khiến cho bạn càng bị khó tiêu và đầy bụng. 7. Loại bỏ tác nhân Cà phê là tác nhận gây tình trạng đầy hơi khó tiêu Một số tác nhân như stress, uống rượu bia quá nhiều… là thủ phạm làm cho tình trạng đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá trở nên ngày một trầm trọng hơn gây cho bạn cảm giác cực kì khó chịu. Vì vậy bạn nên nhớ khi bị đầy bụng và khó tiêu bạn không nên uống rượu bia và sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích. Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh xa những lo âu phiền muộn. 8. Lựa chọn thực phẩm Để nhanh chóng xua tan đi cảm giác khi ăn uống không tiêu, việc lựa chọn thực phẩm tương đối quan trọng. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì khi bị đầy bụng, khó tiêu bạn nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, ít đạm, ít calo, ít chất béo thay vì những thực phẩm nhiều dầu, mỡ… 9. Tắm thư giãn Tắm thư giãn là biện pháp làm cho cơ thể thư giãn hiệu quả, tắm nước ấm làm cho nhiệt độ trong cơ thể tăng, máu lưu thông một cách dễ dàng và kích thích bộ máy tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy tại sao bạn lại không áp dụng biện pháp này khi tình trạng khó tiêu viếng thăm. Việc tắm và dành thời gian thư giãn làm cho cơ quan tiêu hoá thực hiện tốt chức năng của nó. 10. Không ăn trước khi ngủ Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên ăn nhẹ trong bữa tối, đơn giản vì một bữa ăn no trước khi đi ngủ sẽ làm bộ máy tiêu hoá trong cơ thể làm việc hết công suất, không những ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn là nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu. Nếu không muốn trở thành nạn nhân cho những rắc rối này thì tốt nhất bạn nên ăn nhẹ trong bữa tối. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Nhận biết chứng rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hoá làm bạn cảm thấy khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Có nhiều người gặp rối loạn tiêu hoá nhưng không hề hay biết. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết một cách dễ dàng hơn. Rối loạn tiêu hoá thường gây ra các biểu hiện như đau bụng, đầy hơi, ợ chua hoặc buồn nôn… Dưới đây là một số triệu chứng chính: 1. Thay đổi thói quen đại tiện Tuy tiến triển có vẻ chậm nhưng triệu chứng sẽ nặng dần, người bệnh cảm thấy đau bụng thành từng cơn một, có ngày bị táo bón, có ngày bị tiêu chảy. Đi đại tiện không đều đặn như trước kia. Có người bị táo bón nhiều hơn hoặc bị tiêu chảy nhiều hơn và ngược lại. 2. Đau bụng Đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái nhưng cũng có thể thay đổi ở nhiều chỗ khác nhau. Một vài trường hợp ghi nhận đau lan ra sau lưng. 3. Đầy hơi Đây là triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hoá. Khi đó bụng thường căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều 4. Các triệu chứng khác Một số triệu chứng khác xuất hiện như ợ chua, hôi miệng, buồn nôn hoặc nôn…

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...