Rối loạn tiêu hóa

Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá thường gặp ở chúng ta với các triệu chứng điển hình như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, ợ hơi… Một số bài thuốc có thể điều trị chứng bệnh này khá hiệu quả, cùng tham khảo dưới đây. Triệu chứng thường gặp rối loạn tiêu hóa Thay đổi thói quen đi đại tiện, đi vệ sinh không đều đăn. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Đau bụng tùy vào từng mức độ, từ đau nhẹ cho tới đau quằn quại. Người bệnh có thể đau nhẹ và liên tục hoặc thành từng cơn. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái, đôi khi cũng có thể đau ở các vị trí khác. Một số trường hợp hiếm có thể đau lan ra sau lưng. Đầy hơi, sình bụng. Bụng căng to, thường xuyên ợ hơi. Một số triệu chứng khác có thể có như ợ chua, đắng, hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa… Một số bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa Các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như: Đau bụng, muốn đi đại tiện, đại tiện lỏng, đi nhiều lần trong ngày, phân nhão, màu vàng, có bọt hoặc toàn nước, có buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, người mệt mỏi. Nguyên nhân gây bệnh có thể do bị nhiễm lạnh, nơi ở ẩm thấp, ăn phải thức ăn không bảo đảm vệ sinh hoặc nội tạng có bộ phận bị suy kém. Bài 1: Có tác dụng trị đau bụng lân râm, kéo dài, sôi bụng, đầy bụng, phân loãng, ăn kém và chậm tiêu. Đây được gọi là đau bụng do tì vị hư. Riềng (sấy khô, tán bột) 40 phần Phòng đẳng 30 phần Củ mài 20 phần Gừng khô 10 phần Tất cả sao giòn, tán bột, rây mịn, dùng nước đường làm viên, bột củ mài bao ngoài, sấy khô. Mỗi lần uống 4-6 gam. Ngày uống 3 lần vào lúc đau bụng hoặc sau bữa ăn. Bài 2: Có công dụng chữa đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa: Tỏi 2 củ Bồ kết 3 quả Xà phòng bằng hạt ngô. Tỏi nướng giã nát đắp vào rốn, bồ kết đốt tồn tính, trộn với xà phòng, nhét vào hậu môn, ngày làm 1-2 lần. Bài 3: Lá khổ sâm tươi 20 ngọn Muối ăn 10 hạt Nhai lá khổ sâm với muối thật kỹ, rồi nuốt cả nước lẫn lá, sau 30 phút thấy dễ chịu.Chữa đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa. Bài 4: Bột lá khổ sâm 5 gam Bột nụ sim 2 gam Bột búp ổi 1 gam Các loại lá sao vàng, tán bột, trộn đều, uống ngày 2 lần, (mỗi lần 10 gam với nước sắc gạo nếp rang 20gam và củ sắn dây 20gam). Chữa lỏng lỵ do rối loạn tiêu hóa Thực phẩm tốt cho người rối loạn tiêu hóa Một số loại thực phẩm có tác dụng trong việc hỗ trợ tiêu hóa khá hiệu quả, các bạn có thể tham khảo và áp dụng: Chuối Đây là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, vì trong chuối có chứa nhiều vitamin A và kali, mực nước có trong cơ thể có thể tự điều chỉnh khi ăn nhiều chuối. Trong chuối có chứa các chất hóa học có tác dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi cho bộ não. Ăn chuối còn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa khi bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa. Táo Táo chứa một lượng lớn nước và các chất xơ. Khi dạ dày trống, ta nên ăn một quả táo, điều này sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là vào các buổi sang. Mận khô Vì có chứa nhiều chất xơ có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa thức ăn, táo bón cũng được ngăn ngừa. Mận chứa nhiều chất oxy hóa, giúp bạn trẻ trung hơn. Sữa chua Các enzyme có trong sữa chua và những vi khuẩn sống giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Một lượng các vi khuẩn tốt có trong sữa chua ở dạ dày, có tác dụng  ngăn ngừa được bệnh dạ dày. Bạc hà Tác dụng của bạc hà làm giảm đáng kể sự khó chịu của dạ dày,làm mát gan và dạ dày. Nếu dùng một vài lá sẽ làm sạch cơ quan tiêu hóa, giảm nỗi lo về đau dạ dày. Yến mạch Do chứa nhiều chất xơ, vitamin A,  folate,  kẽm, yến mạch giúp quá trình tiêu hóa một cách dễ dàng hơn. Gừng Gừng có chứa các axit làm cho cơ thể sẽ  không ứ đọng chất nhầy chống viêm. Ngoài ra còn chứa vitamin B3 có thể ngăn ngừa chứng bệnh rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn biết khéo léo kết hợp các thực phẩm trên trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ làm cho hệ thống các cơ quan tiêu khỏe mạnh hơn., sức khỏe ổn định hơn. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Món ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa bà bầu

Chế độ ăn uống quan trọng đối với bà bầu, do đó nếu không lựa chọn thực phẩm và các món ăn hàng ngày các bà bầu dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Một số món ăn dưới đây dễ gây nên tình trạng đó, các bà bầu tham khảo để tránh nhé. Món ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa Bánh chưng, bánh tét Bánh chưng, bánh tét được làm bằng nguyên liệu là bột gạo nếp và thịt mỡ nên ăn nhiều dễ dẫn tới chứng đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, để tránh hiện tượng này bà bầu nên ăn dè chừng với món này. Tuyệt đối không ăn món bánh chưng đã để quá 2 ngày mà không được bảo quản trong tủ lạnh. Dưa hành Nếu bạn gặp phải tình trạng loét dạ dày hoặc mắc phải chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang bầu thì không nên thử món dưa hành hoặc một số loại dưa muối khác. Bản chất của dưa hành là chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn. Nhưng với những bà bầu khỏe mạnh thì chúng lại giúp kích thích tiêu hóa tốt, thậm chí có một số mẹ bầu còn nghén chua trong đó có các món dưa muối… Dù vậy, dưa hành muối là loại thực phẩm chứa muối nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, mẹ bầu nên cẩn thận. Xem thêm: Mẹ bầu ăn lá mơ được không? 5 tác dụng bất ngờ Bánh kẹo và mứt Bánh kẹo và mứt hầu như đều chứa nhiều đường nên không tốt cho sức khỏe bà bầu đặc biệt là không tốt cho đường tiêu hóa của bà bầu. Vì thế bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này. Tuy nhiên, trong các loại mứt thì mứt me có vị chua, tính mát, giúp tiêu hóa thức ăn và chống nôn hiệu quả. Nếu phụ nữ mang thai gặp chứng ốm nghén có thể sử dụng mứt me để giải quyết những khó chịu do những cơn buồn nôn mang lại. Tuy vậy bạn cũng không nên lạm dụng mứt me và chỉ nên sử dụng các loại mứt còn hạn sử dụng và có nhãn mác sản xuất rõ ràng. Những loại mứt đóng gói bày bán sẵn thường ẩn chứa nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm do đó bạn không nên ăn. Món lẩu Bà bầu lưu ý hạn chế món lẩu vì có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm kí sinh trùng. Các nghiên cứu y học chứng minh rằng, ăn lẩu có nhiều cái hại, nhất là với phụ nữ đang mang thai. Món lẩu chưa chín kỹ có thể dẫn tới chứng giun sán. Việc ăn lẩu cũng có thể gây hại cho dạ dày và đường ruột. Bạn cũng nên đặc biệt tránh món lẩu cay vì vị cay dễ làm tổn thương dạ dày. Khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa như thế nào? Trong chế độ ăn hàng ngày nên tăng cường các chất xơ có trong rau quả, trái cây, ngũ cốc như họ đậu để kích thích hệ vi khuẩn đường ruột. Uống đủ nước mỗi ngày, không nên uống quá nhiều hoặc quá ít nước. Tránh các đồ uống có tính kích thích như bia rượu, trà , cà phê vì  chúng gây mất nước Thể thao hàng ngày hoặc đi bộ nhẹ nhàng cũng là một phương pháp hợp lý để nhanh chóng khắc phục tình trạng táo bón khi mang thai. Nếu mắc tình trạng tiêu chảy cần kiểm soát chất điện giải. Ngoài ra, ăn uống điều độ và kiểm soát thành phần thức ăn cũng là việc nên làm cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ổn định. Ăn chậm, nhai kỹ, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (6-8 bữa ăn/1 ngày), đồng thời hạn chế tối đa những đồ ăn nhiều dầu, mỡ để tránh hiện tượng đầy bụng, ợ hơi Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, do trẻ dùng thuốc kháng sinh lâu dài… gây ra các triệu chứng như ỉa chảy, nôn trớ, đầy bụng… Tình trạng này kéo dài làm cha mẹ cảm thấy rất lo lắng, sợ con của mình bị thiếu chất, suy dinh dưỡng và chậm lớn. Vậy khi gặp tình trạng này cha mẹ cần phải làm gì? Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do đâu? Do hệ vi sinh bị mất cân bằng, hệ vi sinh có vai trò đặc biệt trong tiêu hóa của trẻ. Đối với trẻ em, hệ vi sinh chưa phát triển hoàn thiện hoạt động khoong được bình thường nên dễ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy, táo bón hay nôn trớ…Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm giảm hệ miễn dịch của trẻ, dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Chuyển từ chế độ bú sữa sang ăn dăm: Khi hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, chức năng của hệ tiêu hóa chưa đầy đủ chuyển sang chế độ ăn dặm cho trẻ, lượng thức ăn khi đó chưa được tiêu hóa hoàn toàn làm tăng nguy cơ các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh. Do đó cần từ từ cho trẻ ăn từng chút một để trẻ có thể quen dần với chế độ ăn dặm. Dùng kháng sinh trong thời gian dài: Khi vào cơ thể kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và có hại. Lợi dụng thời điểm đó, vi khuẩn có hại xâm nhập và phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh, gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Chế độ ăn uống không hợp lý, khoa học như ít chất xơ, nhưng lại giàu đạm , đường và chất béo hoặc đơn giản là không đảm bảo vệ sinh sẽ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trẻ sẽ lười ăn, không hấp thu được chất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của trẻ. Môi trường và vệ sinh cá nhân của bé: Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trẻ tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ hoặc chưa có ý thức vệ sinh cá nhân làm vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây mất cân bằng sinh thái làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nôn trớ Hiện tượng trẻ ăn no quá hoặc bú no quá dẫn tới hiện tượng trào ngược những chất trong dạ dày vào thực quản làm trẻ bị nôn chớ vì vậy các bà mẹ hãy cho con ăn đủ no, không nên ép hay trẻ chưa biết dừng tại thời điểm no thì nên để ý đến lượng thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Thường hiện tượng nôn trở xảy ra khi trẻ được 2 năm tuổi, nếu sau 2 năm tuổi trẻ vẫn có hiện tượng nôn trớ thì cần đi khám tại các cơ sở có uy tín để tìm ra nguyên nhân. Tiêu chảy Là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, nếu bị tiêu chảy kéo dài cơ thể sẽ dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời. Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy cần bù nước và chất điện giải cho trẻ tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Nếu tình trạng bệnh không có tiến triển thì phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở ý tế để điều trị. Đồng thời cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn loãng và dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe và giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Táo bón Táo bón là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có rối loạn tiêu hóa. Táo bón ở trẻ là trường hợp trẻ đi tiêu ít hơn bình thường, phân cứng, to, trẻ hay đau rát nhiều khi còn ra cả máu. Hiện tượng táo bón khá nguy hiểm với trẻ nhỏ, nếu táo bòn lâu ngày trẻ rất dễ bị viêm ruột, thủng ruột… Do đó các bà mẽ cần quan tâm theo dõi đến trẻ, nếu thấy tình trạng trẻ bị táo bón nhiều ngày cần đưa đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách chữa trị. Chế độ ăn uống rất quan trọng, cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả, luyện tập thể dục bằng các bài phù hợp vơi trẻ để vừa nâng cao sức đề kháng cơ thể vừa cái thiện cơ bụng và thành ruột. Đau bụng, đầy hơi Khi đó trẻ bị đau bụng, đầy hơi và khó tiêu, thường hay quấy khóc. Cơn đau xuất hiện đột ngột, cũng có thể kéo dài nhiều giờ là triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa. Có thể trẻ chỉ cần  đi tiêu là hết đau. Có thể do trẻ ăn quá no hoặc quá đói hoặc do một số bệnh lý như lồng ruột, thoát vị bẹn… Để phòng ngừa triệu chứng này thì bà mẹ không được để cho trẻ bị đói, hay ăn quá nhiều nên phân chia thời gian cho các bữa ăn, tùy từng độ tuổi của trẻ mà có các chế độ thích hợp. Nếu trẻ bị đau bụng kéo dài có thể do viêm ruột thừa vì vậy các bà mẹ nên khẩn trường đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị. Chán ăn, chậm tăng cân Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường chán ăn, mệt mỏi nên dẫn tới tình trạng thiếu chất dinh dưỡng làm cân nặng tăng chậm thậm chí còn không tăng, giảm. Vì vậy, các bà mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ, kiên trì dỗ dành trẻ ăn uống, có thể thay thế các thực phẩm bằng các chất dinh dưỡng khác như hoa quả, sữa để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Cần làm gì khi trẻ mắc rối loạn tiêu hóa? Khi chưa hiểu rõ nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ thì không nên vội vàng mua thuốc về điều trị. Nếu nguyên nhân không phải do chế độ ăn uống, thực phẩm và vệ sinh thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và tìm ra nguyên nhân từ đó điều trị triệt để. Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể, vì khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường bị mất nước Chế độ ăn thay đổi, tăng cường các loại rau củ quả tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ví dụ như: rau khoai lang, rau sam, rau má, đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quýt, chuối… Trong thực đơn nên hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đường và chất béo. Chế độ ăn và khẩu phần ăn phải phù hợp với từng độ tuổi. Giữ vệ sinh môi trường cũng như vệ sinh cá nhân cho trẻ, đảm bảo trẻ sống trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không cho trẻ chơi ở các khu có rác bẩn. Việc ăn uống của trẻ cần được quan tâm đặc biệt, nên chọn nguồn thực phẩm an toàn cho, chế biến, bảo quản và cho trẻ ăn hợp vệ sinh.  Không ăn thức ăn đường phố, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Trị rối loạn tiêu hóa bằng sữa chua đậu nành

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến ở người lớn và trẻ em.. Các triệu chứng thường gặp như thay đổi về vấn đề đại tiện, đau bụng, đầy hơi… Bên cạnh việc điều trị, chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng để đẩy lùi triệu chứng này. Cùng tìm hiểu về tác dụng của sữa chua đậu nành trong việc xóa bay triệu chứng khó chịu này nhé. Triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa gây ra do sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa dẫn tới đau bụng và thay đổi về vấn đề đại tiện. Tuy không quá nguy hiểm nhưng dẫn tới một số khó chịu hàng ngày. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của chứng rối loạn tiêu hóa: Vấn đề đại tiện thay đổi Có sự thay đổi về vấn đề đại tiện như táo bón hoặc tiêu chảy. Tùy theo từng khuynh hướng của bệnh mà tình trạng táo bón hay tiêu chảy sẽ nặng hơn. Đau bụng Đau bụng có thể đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như “dao cắt”. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn. Người bệnh thường đau bụng dưới bên trái nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lan ra sau lưng. Đầy hơi Bụng to căng như cái trống, người bệnh ợ hơi liên tục hoặc “đánh rắm” liên miên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, nhưng rồi sau đó bụng “phì lớn” nhanh như người có bầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa, v.v… Nếu tâm lý người bệnh không tốt như buồn phiền, lo lắng, chán nản và u sầu có thể làm triệu chứng của bệnh nặng hơn. Tác dụng của sữa chua đậu nành trong điều trị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa có thể là triệu chứng của bệnh lý như viêm đại tràng,…Ở trẻ em thường gặp ở các bé suy dinh dưỡng do thiếu protein – calo, và đặc biệt là do tình trạng loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh đang trở thành một nguy cơ phổ biến. Hoặc do uống kháng sinh dẫn tới tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và có ích. Điều trị chứng tiêu chảy do loạn khuẩn và tái lập lại vi khuẩn bình thường ở đường ruột, khôi phục lại quá trình tiêu hóa và hấp thu tương đối phức tạp, nhưng dùng sữa chua đậu nành lại có tác dụng rất tốt đối với những trường hợp này. Trong các thức ăn được chế biến từ đậu nành thì sữa chua là sản phẩm lên men của đậu nành được hấp thu dễ dàng và thích hợp với trẻ em, người già, những người rối loạn tiêu hóa và giữ được thế cân bằng của các vi khuẩn ở đường ruột. Sữa chua có thể được chế biến từ hạt đậu nành hoặc từ bột đậu nành sống. Dùng sữa chua này bổ sung vào khẩu phần ăn của bệnh nhân rối loạn tiêu hóa và loạn khuẩn đường ruột rất có hiệu quả. Liều lượng cụ thể Người lớn: Ngày uống 500 ml sữa chua, chia làm 2 bữa, uống vào lúc 8 giờ sáng và 15 giờ. Trẻ em từ 13 đến 20 tháng tuổi, ngày uống 150ml như trên Ngoài sữa chua, các bữa ăn khác của các cháu (như bột dinh dưỡng, cháo thịt, cháo đậu xanh…) vẫn đảm bảo bình thường. Kết quả có trên 90% tổng số bệnh nhân hết tình trạng loạn khuẩn đường ruột cả về dấu hiệu lâm sàng và vi khuẩn chí. Bệnh nhân hết đau bụng, đầy hơi, phân thành khuôn, đại tiện ngày một lần. Dùng sữa chua đậu nành trị rối loạn tiêu hóa và đặc biệt là chữa tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột là cách chữa bệnh không dùng thuốc hiệu quả mà rất tốt cho sức khỏe. Cách làm sữa chua từ đậu nành 1. Làm từ hạt đậu nành: Ðậu hạt 100-150g Đường 50-70 Men (lactobacillus) 20g Nước vừa đủ 1 lít Làm sạch đậu, ngâm nước ấm 20-30C trong 6-8 giờ, đãi sạch vỏ, xay đậu nước (có thể xay qua máy xay vitamin, máy xay thịt quay tay, hoặc xay qua cối đá), lọc bỏ bã qua vải phin mỏng, cho đường vào theo tỷ lệ trên. Ðun dịch sữa 100C rồi để nguội 30-40C đánh men nhuyễn cho vào dịch sữa. Đổ sữa vào cốc sạch và ủ ấm ở nhiệt độ từ 40-50C trong 2 giờ . Trường hợp không có tủ ấm có thể ngâm cốc sữa vào nước ấm hoặc ủ ấm 40C. Khi mặt sữa đông mịn đều là được. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 1-2 ngày. 2- Làm từ bột đậu nành sống Bột đậu nành sống 60-65g Đường 50-70g Men (lacctobacillus) 20g Nước vừa đủ 1 lít Hòa tan bột đậu nành sống trong nước ấm 30-35C rồi lọc qua vải phin mỏng. Sau đó tiếp tục làm như các bước ở trên. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Làm sao để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ?

Rối loạn tiêu hoá thường xảy ra ở trẻ, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Nếu để lâu ngày, trẻ sẽ biếng ăn, chậm phát triển và có thể mắc phải một số bệnh khác. Vậy làm sao để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây. Mục lụcNguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻDo sức đề kháng kémDo chế độ ăn thay đổi đột ngộtDo tác dụng phụ của thuốcChế độ ăn uống hàng ngày không hợp lýDo các bệnh lý khácLời khuyên khi điều trị rối loạn tiêu hóa cho bé tại nhàNguyên tắc phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ1: Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh2: Rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ3. Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ Rối loạn tiêu hóa gây nên các triệu chứng như: Táo bón, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ, phân sống, lười ăn và trẻ kém hấp thu. Tình trạng này nếu tiếp diễn lâu dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Dưới đây là những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, mẹ cần biết: Do sức đề kháng kém Trẻ sơ sinh có cơ thể yếu ớt, các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện nên đây là lý do các bé dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài, dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Hệ vi sinh vật bên trong đường ruột cũng rất dễ bị rối loạn nếu như có mầm bệnh bên ngoài tấn công, thông qua ăn uống, hô hấp và nhiều con đường khác. Do chế độ ăn thay đổi đột ngột Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi thường bú mẹ hoàn toàn, bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, bé bắt đầu làm quen với chế độ ăn dặm, với các loại thức ăn mềm, có bổ sung rau củ, đạm, béo…Lúc này, đường ruột của bé chưa quen với lượng thức ăn mới nên có thể dẫn tới tiêu chảy do thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Một số trẻ uống thêm sữa bột, sữa công thức cũng có thể bị tiêu chảy. Thậm chí, với những bé dưới 6 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn, bé cũng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do những thức ăn mà người mẹ nạp vào cơ thể làm biến đổi tính chất của sữa. Do tác dụng phụ của thuốc Dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài cũng dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Lợi dụng thời điểm đó, các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột (còn gọi là ” loạn khuẩn ruột” ), dẫn đến rối loạn tiêu hoá. Chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý Khi ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế, cha mẹ cần hết sức chú tâm trong việc lựa chọn thực phẩm sạch và chế biến đúng cách để vừa đảm bảo dinh dưỡng lại giúp bé tiêu hóa tốt. Trẻ nhỏ thường chưa ý thức được trong vấn đề vệ sinh cơ thể, các bé hay có thói quen mút tay, nghịch đồ chơi sau đó chạm vào đồ ăn,…vì thế các bé cũng dễ gặp phải những vấn đề rắc rối về đường ruột do nhiễm khuẩn. Với trẻ nhỏ, nếu bố mẹ cho con ăn uống quá no, ăn uống dồn dập, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa bởi thức ăn không được hấp thu hết. Trong khi với những trẻ lớn hơn, nếu như ăn nhiều thức ăn nhanh, nhiều đường, đồ uống có gas,..những thực phẩm này cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Do các bệnh lý khác Nếu như trẻ vốn có bệnh lý về đường ruột thì cũng có thể phải đối mặt với chứng rối loạn tiêu hóa thường xuyên, chẳng hạn như: kiết lỵ, tả, hội chứng ruột kích thích, tắc ruột, lồng ruột. Lời khuyên khi điều trị rối loạn tiêu hóa cho bé tại nhà Khi con bị rối loạn tiêu hóa, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao, không nên vội vàng mua thuốc cho trẻ uống. Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý đúng cách. Trong thời gian điều trị tại nhà, đừng quên cho con uống nước đầy đủ, để phòng ngừa mất nước và rối loạn điện giải. Trẻ bị mất nước có thể dẫn tới nhiều tình huống nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không can thiệp kịp thời. Mẹ có thể cho bé uống thêm men vi sinh để củng cố hệ vi khuẩn đường ruột. Tố nhất là nên chọn các loại men vi sinh là chế phẩm tổng hợp để bổ sung và can bằng men vi sinh đường ruột cho trẻ để ngăn chặn các vi khuẩn độc hại xâm nhập tiết ra độc tố gây hại cho bé. Chế độ ăn thay đổi, tăng cường các loại rau củ quả tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Ví dụ như: rau khoai lang, rau sam, rau má, đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quýt, chuối… Trong thực đơn nên hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đường và chất béo. Chế độ ăn và khẩu phần ăn phải phù hợp với từng độ tuổi. Khi mắc chứng rối loạn tiêu hóa, bên cạnh việc giữ vệ sinh sạch sẽ thân thể và trong ăn uống, cha mẹ nên tẩy giun thường xuyên cho bé theo định kỳ. Nên xây dựng một chế độ ăn uống, sắp xếp khẩu phần ăn cân đối giữa các dưỡng chất. Nguyên tắc phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ Hệ tiêu hoá của trẻ có tới hàng tỷ vi khuẩn khác nhau. Do đó khi ó những bất lợi cho việc tiêu hoá của trẻ có thể dẫn đến tình trạng táo bón, tiêu chảy, làm cho cơ thể mất nước dẫn đến còi cọc, kém phát triển. Khi đó cần có biện pháp giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này. Dưới đây là một số gợi ý nhỏ cho các phụ huynh khi trong gia đình có trẻ bị mắc rối loạn tiêu hoá: 1: Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh Với những trẻ còn đang bú sữa mẹ thì cần cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và kéo dài sẽ giúp bé tránh các vấn đề về tiêu hóa do được tăng cường hệ thống miễn dịch của mình thông qua các dưỡng chất có trong sữa mẹ. Thực phẩm bổ sung không được sớm hơn khi con chưa được 6 tháng tuổi, vì sau thời thời gian này cơ thể của con mới bắt tiếp nhận được sản phẩm mới. Nếu trẻ còn quá nhỏ cần cố gắng cho trẻ bú trong suốt thời gian đó và đừng vội cho con ăn thực phẩm bổ sung vì đó có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nhiều cha mẹ luôn có suy nghĩ phải bồi bổ cho trẻ nhiều nhất có thể để trẻ mau lớn, vì vậy họ cho con ăn uống dồn dập, ăn liên tục trong ngày khiến hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn do làm việc quá tải. Trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài phân sống do dinh dưỡng không kịp hấp thu. Chính vì thế, cha mẹ nên cân đối các bữa ăn của con một cách hợp lý, thay vì ăn khẩu phần lớn, hãy chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày với lượng thức ăn nhỏ hơn để cơ thể bé hấp thu tốt, đường ruột làm việc nhẹ nhàng hơn. Chọn thực phẩm hữu ích và giàu vitamin để chế biến cho con mình nhằm mang lại cảm giác ngon miệng, tránh lựa chọn thực phẩm trẻ cần nhiều thời gian để ăn bởi hầu hết trẻ nhỏ đều rất ngại phải nhai nhiều. Ngoài ra, bạn không nên cho con ăn uống tùy tiện bất cứ loại thức ăn nào, bởi có những loại thức ăn ít dinh dưỡng nhưng lại có hại nhiều cho cơ thể như là đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga. Thay vào đó, trong chế độ ăn nên cân đối đủ các nhóm dinh dưỡng chính, tăng cường chất xơ để giúp đường ruột hoạt động tốt hơn, phân dễ đào thải ra ngoài. Bên cạnh đó, việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm cho con hay cả gia đình nói chung là điều rất quan trọng. Thực phẩm bẩn có thể ẩn chứa nhiều nguồn vi sinh vật gây hại. Cho nên, các bà mẹ cần biết chọn mua thức ăn tại những địa chỉ uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khâu chế biến bữa ăn cho gia đình hằng ngày cũng cần chú tâm tới từng chi tiết nhỏ nhất, chẳng hạn như việc dùng dao thớt chế biến thức ăn sống và chín cần tách biệt, rửa tay kỹ trước khi sơ chế thức ăn, úp đậy thức ăn cẩn thận, không ăn đồ tái, gỏi, chưa được nấu chín. 2: Rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ Khi trẻ vui chơi, tay bé có thể tiếp xúc với nhiều vật thể và môi trường xung quanh, nên sẽ dễ dính phải mầm bệnh. Do đó, cha mẹ cần rèn cho con thói quen không được mút tay, ngậm đồ chơi trong miệng. Trước khi ăn và sau khi vệ sinh phải cho bé rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Trong bữa ăn, không được dùng tay bốc thức ăn trực tiếp. Nên tẩy giun định kỳ cho bé nhằm giảm những tác hại do giun sán gây ra dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá. Theo dõi đặc điểm phân của trẻ, vì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể phát hiện ra nhờ đặc điểm của phân. Khi con bị rối loạn tiêu hóa, hãy mang mẫu phân của con tới gặp các bác sĩ nhi khoa để xác định mức độ rối loạn tiêu hóa của con bạn. 3. Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ Trẻ em mà hiếu động thì thường bị táo bón và tiêu chảy cấp, khi đó nên bổ sung men tiêu hoá cho bé để giúp hệ tiêu hoá hấp thu được tốt hơn. Đặc biệt đối với những bé điều trị kháng sinh thì điều này càng cần thiết hơn vì kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh của đường ruột. Trên đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ để cha mẹ tham khảo để bé yêu của mình không gặp phải chứng rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống và các món ăn hàng ngày gây ra.Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa do bia rượu

Đối với những người uống nhiều rượu bia đặc biệt là những người uống lâu năm, sau mỗi lần nhậu lại gặp những triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa… Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này? Biện pháp khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu những thông tin về hiện tượng rối loạn tiêu hóa do uống bia rượu. Triệu chứng thường gặp Những người dung nạp quá nhiều bia rượu và trong thời gian dài thường gặp các triệu chứng khó chịu như sau: Đau bụng Đầy hơi trướng bụng Rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy.. Những dấu hiệu này có thể kéo dài vài ngày, có thể tự khỏi mà không cần tới điều trị. Nhưng nếu vẫn tiếp tục uống rượu thì tình trạng này vẫn tiếp tục, nếu kéo dài có thể làm cho bệnh lý trở lên trầm trọng hơn và gây ra những tổn thương ở thực thể ở các cơ quan tiêu hóa nếu không được chữa trị kịp thời. Tình trạng này được gọi là rối loạn tiêu hóa do bia rượu, hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích (IBS). Nguyên nhân Nguyên nhân chính gây nên đó chính là do thói quen uống bia lâu ngày, cơ thể mất đi một lượng lớn men tiêu hóa, lâu dần dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Và gây ra khá nhiều phiền toái về sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Một số nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng này ví dụ như bệnh lý về đường ruột, stress…, nhiễm hóa chất, vi khuẩn từ thực phẩm, thức uống… Biện pháp phòng và điều trị Để điều trị hiệu quả hiện tượng này, đầu tiên chúng ta nênđiều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng. Một số lời khuyên hữu ích cho bạn như sau: Không lạm dụng bia, nước đá. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong bữa ăn và trong cả khâu chế biến Hạn chế những thức ăn khó tiêu, gây đầy hơi, thức ăn để lâu hoặc bảo quản không tốt. Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn; vận động thường xuyên. Khi bị bệnh, cần chia nhỏ bữa ăn để giảm tỷ lệ đau bụng do co thắt ruột và tiêu chảy. Bữa ăn bao gồm chất béo và carbohydrate cao như gạo, mì ống, và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do bia rượu (hội chứng ruột kích thích.) Cần uống nhiều nước, tránh nước soda vì trong soda thường có ga và có thể gây ra khí và khó chịu vùng bụng. Một phương pháp điều trị phổ biến cho những người bị rối loạn tiêu hóa do uống bia là bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống. Tác dụng của chất xơ làm cho ruột tránh bị co thắt gây đau bụng mà lại vừa thúc đẩy việc đi tiêu thường xuyên và giúp giảm táo bón. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế bia rượu ở mức tối đa bởi dung nạp quá nhiều nó không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn làm giảm chức năng gan, men gan cao và một số bệnh lý tim mạch. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...