Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân và giải pháp

Trong cuộc sống hiện đại, hệ tiêu hóa của chúng ta thường quá tải do chế độ sinh hoạt hàng ngày, lúc thì quá no, lúc lại quá đói. Thêm vào đó, các loại thực phẩm, đồ ăn, nước uống còn ẩn chứa nhiều hiểm nguy như: thuốc trừ sâu, thức ăn ôi thiu, lạm dụng hóa chất bảo quản, đặc biệt việc sử dụng hóa chất độc hại và bị cấm sử dụng như fomanđehit, hàn the, sudan, các hóa chất tạo màu, mùi và vị. Ngoài ra, dân ta có thói quen khi bị ốm đau không thăm khám bác sĩ, theo lời mách của người này người kia mà tự đi mua thuốc điều trị. Khi điều trị, mọi người không tuân thủ quy định, sẽ dẫn tới lạm dụng thuốc kháng sinh. Tất cả các nguyên nhân trên khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, đặc biệt là rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vậy để phòng chống rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa sau khi dùng thuốc kháng sinh, chúng ta phải thực hiện tốt các việc sau: Tránh ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm và nghi nhiễm hóa chất độc hại. Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn ngoài đường phố. Nên mua các thực phẩm còn tươi mới, có màu sắc tự nhiên, không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc quá khác biệt như rau quá xanh, thịt quá thẫm màu,… và mua ở các cơ sở cung cấp có uy tín. Nên ăn uống điều độ, sáng và trưa nên ăn nhiều, tối nên ăn nhẹ nhàng hơn. Ăn nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế ăn thịt. Nên dành 1 ngày ít nhất 30 phút để tập thể dục thể thao, phù hợp với từng lứa tuổi. Không nên để quá no hoặc quá đói. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Các chủng vi khuẩn có ích giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh Khi bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh dài ngày hoặc ăn thức ăn ôi thiu, sẽ dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh của đường ruột. Lúc đó chúng ta nên bổ sung một lượng men tiêu hóa sống có ích để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại men tiêu hóa sống, song 1 loại men tiêu hóa sống tốt phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Phải là chủng vi sinh vật được định tên rõ ràng, có hoạt lực mạnh nhất như Lactobacilus acidophilus La-5, Bifidobacterium Bb-12 và Streptococcus thermophilus TH-4. Hàm lượng của các chủng vi sinh vật này phải từ 107 Cfu trở lên. Các chủng vi sinh vật này phải đảm bảo sống sót khi bảo quản tại các nhà thuốc. Điều này chỉ có thể được đảm bảo nếu men tiêu hóa sống được sản xuất bởi công nghệ bao vi nang, đặc biệt là công nghệ Polysaccharide Matrix. Các chủng vi sinh vật này cộng sinh và phát huy tác dụng tại ruột non là nơi có độ PH ≈ 6.5. Do vậy các chủng vi sinh vật này phải sống sót khi đi qua dạ dày là nơi có độ PH ≈ 1.5. Điều này chỉ có thể được đảm bảo nếu men tiêu hóa sống được sản xuất bởi công nghệ bao vi nang, đặc biệt là công nghệ Polysaccharide Matrix. Năm 2010, ImmuneGamma® đã được chuyển giao và sản xuất thành công trong sản phẩm Tràng Phục Linh. Đối với những bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng cấp tính, Tràng Phục Linh cho kết quả rất tốt ngay những hộp đầu tiên. Nhiều bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính sau khi kiên trì sử dụng Tràng Phục Linh đã không còn tái phát sau rất nhiều năm sống chung khổ sở với bệnh, điển hình như anh Phạm Văn Đô (192 Lạc Trung), bác Dương Đình Thiết (22 Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội), chị Lê Thị Yến (36C Phùng Hưng, Sơn Tây), anh Chiến (Phú Nhuận, TPHCM)… Tràng Phục Linh – Giải pháp cho nỗi lo ăn uống Được biết, mới đây Tràng Phục Linh còn được chọn để sử dụng cho các tuyển thủ Bóng chuyền nữ Việt Nam trong tất cả các giải đấu quốc tế để chống lại nguy cơ dị ứng đồ ăn lạ, ngộ độc thức ăn khi thi đấu ở nước ngoài. Dược sĩ Thu Trang Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa… * Tràng Phục Linh có bán tại các Nhà thuốc lớn trên toàn quốc và hệ thống Lohha (79 Núi Trúc, 92B Hai Bà Trưng, Hà Nội) Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đau bụng đi ngoài khi hành kinh có sao không?

Nhiều phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa khi đến chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể hơn là chứng đau bụng đi ngoài. Liệu đây có phải là dấu hiệu của một loại bệnh lý nguy hiểm? Tại sao phụ nữ bị đau bụng đi ngoài khi hành kinh? Tình trạng đau bụng đi ngoài khi hành kinh thường làm cho không ít phụ nữ khổ sở. Thậm chí, nó có thể kéo dài trong suốt cả chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một vài giả thuyết cho rằng vào thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ hormone nội tiết tăng cao giải phóng chất prostaglandine  khiến cho cổ tử cung bị chiết hẹp, dẫn đến các cơn co thắt và hiện tượng đau bụng đi ngoài. Đồng thời, hormone progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt cũng gây ra chướng bụng, tiêu chảy và/hoặc táo bón. Thêm vào đó, một nghiên cứu đã chứng minh rằng những phụ nữ có tiền sử bị viêm ruột thì dễ có xu hướng bị đau bụng đi ngoài khi hành kinh nhiều hơn so với những phụ nữ khỏe mạnh bình thường Đau bụng đi ngoài vào “ngày ấy” thì nên làm gì? Mặc dù triệu chứng đau bụng đi ngoài vào chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra đôi chút mệt mỏi và bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, chúng ta không cần quá lo lắng về vấn đề này, bởi nó chỉ là tình trạng tạm thời. Để giảm bớt khó chịu, hãy chọn một chế độ ăn uống nhẹ nhàng, tránh xa các chất kích thích, bia rượu hay  những đồ ăn khó tiêu để dạ dày không phải hoạt động nhiều. Trong đó, trái cây, rau xanh, đậu phụ và những thực phẩm nhiều chất xơ được khuyên nên dùng. Những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ gia vị, những món không đảm bảo vệ sinh thực phẩm( tiết canh, nem chua, rau sống) dễ gây tiêu chảy thì không nên ăn. >>> Tham khảo: 5 nhóm thực phẩm nên ăn khi bị đau bụng đi ngoài Ngoài ra để giảm đau, chúng ta có thể tự chườm ấm bụng tại nhà hoặc massage nhẹ nhàng trong vài phút để cảm thấy dễ chịu hơn. Không nên làm việc hay vận động quá nhiều, hạn chế căng thẳng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nếu xuất hiện cơn đau bụng trước khi hành kinh kéo dài khiến chị em mệt mỏi, da dẻ tái nhợt, tụt huyết áp thì đây có thể là một dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt hoặc các bệnh lý tiềm ẩn liên quan tới hệ thống sinh dục. Khi tình trạng đau có vẻ nghiêm trọng, không chịu đựng nổi thì tốt nhất là nên tới các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau chống viêm trong trường hợp cần thiết và thực hiện một vài biện pháp điều trị khác để giúp bạn mau chóng thoát khỏi tình trạng này. Tràng Phục Linh PLUS  với các thành phần từ thảo dược tự nhiên với các tác dụng nổi bật –  Giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần, trướng bụng sôi bụng, đi ngoài phân sống… – Giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Tìm mua điểm bán gần nhất, hãy click  VÀO ĐÂY Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh

Xác định nguyên nhân đau bụng qua vị trí

Đau bụng là triệu chứng thường gặp, chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với nhiều dấu hiệu khác. Bạn có thể chẩn đoán bệnh thông qua vị trí đau ở đâu. Bài viết dưới đây giới thiệu mẹo nhỏ xác định nguyên nhân gây ra chứng này.   Vị trí đau bụng xác định nguyên nhân 1. Đau bụng vùng rốn Hiện tượng đau bụng gần rốn có thể liên quan đến sự rối loạn ở ruột non hoặc viêm ruột thừa. Nếu không chữa trị kịp thời thì ruột thừa bị viêm có thể vỡ và gây viêm phúc mạc. Kèm theo triệu chứng khác của viêm ruột thừa bao gồm: Buồn nôn và nôn Chán ăn Sốt nhẹ Muốn trung hoặc đại tiện Trên rốn: Nếu ở vùng trên rốn, ở vùng trên giữa của bụng là vùng thượng vị. Cơn đau này có thể liên quan tới axit dạ dày. Cơn đau kéo dài ở vùng này có thể báo hiệu các rối loạn tá tràng, tụy hoặc túi mật. Dưới rốn: Đau dưới rốn và lan sang bên có thể là biểu hiện của rối loạn đại tràng. Với đối tượng là phụ nữ, nguyên nhân hay gặp là viêm đường tiết niệu và viêm tiểu khung. 2. Đau Bụng trên bên trái Đau bụng bên trái ngang rốn hoặc trên rốn thường hiếm khi xảy ra, nhưng nếu đau có thể là do rối loạn đại tràng, dạ dày hoặc tụy 3. Đau Bụng trên bên phải Những cơn đau dữ dội bên phải kéo đến thường liên quan đến viêm túi mật. Đau có thể lan ra giữa bụng, xuyên ra sau lưng. Đôi khi, viêm tụy hoặc tá tràng có thể gây đau ở khu vực này. 4. Đau Bụng dưới bên trái Nếu gặp trường hợp đau ở đây, có thể liên quan tới rối loạn đại tràng xuống, nơi để thải phân. Những rối loạn thường gặp là: Viêm túi thừa Viêm đại tràng Bệnh Crohn Viêm loét tá tràng 5. Đau Bụng dưới bên phải Đau bụng dưới bên phải có thể là d pấu hiệu của viêm đại tràng. Nguyên nhân khác có thể nặng hơn là viêm ruột thừa. 6. Các cơn đau bụng bên trên hoặc dưới rốn, bên trái hoặc phải rốn nhưng thường đau, khó chịu ở phần trên rốn, lệch về bên trái, đau kéo dài Triệu chứng đau bụng kết hợp với việc đi ngoài phân không thành khuôn (thường có dấu hiệu đầu rắn đuôi nát), cảm giác đi ngoài chưa hết phân, trướng bụng nhiều, đồng thời có thể sờ thấy những u cục nổi quanh vùng bụng và mỗi khi lo lắng, căng thẳng, mất ngủ sẽ khiên các triệu chứng tăng nặng… thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh đại tràng co thắt (hay còn gọi là Hội chứng ruột kích thích). Khi đó bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện lớn để thăm khám và chẩn đoán xác định. Một số mẹo giúp giảm đau bụng nhanh chóng Gừng tươi, trà gừng Bạn có thể nhấm nháp một ly trà gừng là cách đơn giản giúp giảm nhanh cơn đau bụng. Gừng có thuộc tính chống viêm, giúp trung hòa axit trong dạ dày và làm giảm sự khó chịu một cách nhanh chóng Cách thực hiện như sau: Lấy 1 củ gừng tưoi rửa sạch, giã nát rồi hòa cùng 1 chén nước ấm chắt lấy nước uống Hoặc gừng xắt lát mỏng chườm vào phần bụng khoảng từ 5 – 7 phút giúp bụng ấm dần lên, cơn đau dịu dần đi Trường hợp đau bụng do đầy hơi, khí tiêu thì cắt vài lát gừng tươi chấm muối ăn mang lại hiệu quả tốt Vỏ quýt giảm đau bụng nhanh Tận dụng vỏ quýt giúp giảm đau bụng một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách: Lấy 10g vỏ quýt khô/tươi 10g gừng tươi 30g gạo 300ml nước Sắc làm nước uống giúp xua tan cơn đau bụng khó chịu của bạn Chườm nóng Khi cơn đau bụng hành hạ, để giảm đau bạn có thể dùng nước ấm cho vào chai hoặc túi chườm rồi chườm lên bụng. Nước ấm làm dịu cơn đau bụng của bạn ngay tức thì. Lưu ý: Những cơn đau bụng khiến bạn không thể chịu nổi kèm các dấu hiệu khác như nôn, ngất xỉu, tụt huyết áp…nên tới trung tâm y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời. Dấu hiệu cần gặp bác sĩ Đa số các trường hợp gây đau bụng không trầm trọng, nhưng có một số triệu chứng có thể báo hiệu những bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, không nên chẩn đoán nguyên nhân đau bụng dựa trên các triệu chứng hoặc vị trí đau. Khi có các triệu chứng dưới đây cần đến ngay bệnh viện: Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài Đau với cường độ ngày một nặng hơn Đau kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao Giải quyết bệnh Đại tràng co thắt tại nhà Hiện nay, thuốc tây chưa tìm được giải pháp dứt điểm cho bệnh đại tràng co thắt. Cách duy nhất được áp dụng là điều trị triệu chứng, ăn kiêng kết hợp điều trị tâm lý. Giải pháp này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và không triệt để. Vì vậy, người bệnh nên tìm đến các phương pháp dân gian bằng thảo dược giúp giảm hiệu quả kích thích co thắt đại tràng. Hoàng bá – Bạch thược cây thuốc quý cho bệnh đại tràng co thắt Gần đây, sản phẩm  Tràng Phục Linh PLUS chứa cây thuốc quý như Bạch Thược, Hoàng Bá của Việt Nam mới được thư viện Y khoa uy tín nhất Hoa Kỳ – Pubmed đăng tải nghiên cứu công nhận tốt cho bệnh đại tràng co thắt. Sản phẩm đã được hàng nghìn bệnh nhân trên khắp Việt Nam tin dùng cho kết quả rất khả quan. Nghiên cứu tại Pubmed này cũng đã tìm ra hướng đi mới cho hàng nghìn bệnh nhân đại tràng co thắt tại nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. BS. Võ Hoài Nam

Điều trị rối loạn tiêu hóa ở người già

Rối loạn tiêu hóa là chứng bệnh khá thường gặp đối với người cao tuổi. Không những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà chứng bệnh này còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy điều trị như thế chứng bệnh này như thế nào? Vì sao người cao tuổi bị rối loạn tiêu hóa? Người cao tuổi thường gặp phải vấn đề kém hấp thu dẫn tới các triệu chứng như ăn không ngon miệng, đầy bụng chướng hơi, tiếp tục là rối loạn về nhai nuốt, nuốt sặc, nghẹn, nuốt đau. Người già cũng hay mắc các bệnh viêm teo, viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng, táo bón, tiêu chảy cấp… Lý giải về vấn đề này các chuyên gia cho rằng người cao tuổi do sức đề kháng đã yếu cùng với chế độ ăn uống hàng ngày không điều độ và khoa học nên dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Các nguyên nhân cụ thể như sau: Người già thường cảm thấy chán ăn, mệt mỏi nên dễ bỏ bữa, nguyên nhân do sự suy thoái của hệ tiêu hóa bởi tuổi tác và sự giảm bài tiết của dịch vị Các cơ quan, bộ phận tiêu hóa ở người cao tuổi dần dần bị xơ teo nên họ rất hay bị nghẹn, điều này khiến cho sự co bóp của đường tiêu hóa cũng sẽ bị giảm, nhất là các cơ ở thực quản (có thể là do u chèn ép). Hệ thống cơ của hệ tiêu hóa và các men tiêu hóa bị suy giảm một cách đáng kể nên rất dễ dẫn đến hiện tượng sôi bụng, đầy hơi và đi ngoài phân không thành khuôn đặc biệt là ăn thức ăn chứa dầu mỡ, đạm… Mắc một số bệnh mạn tính như các bệnh về viêm loét dạ dày – tá tràng , viêm đại tràng mạn tính (còn gọi là viêm đại tràng xích ma) và hội chứng ruột kích thích. Phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa ở người già thế nào? Nếu bị tiêu chảy thông thường, không do nguyên nhân nhiễm khuẩn cần bổ sung nước và chất điện giải bằng cách uống nhiều nước hoặc sử dụng dung dịch (ORS). Nếu tiêu chảy cấp , cần cho người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và xác định bệnh. Một số người cao tuổi chán ăn, không thèm ăn cần được động viên và nếu cần có thể bón giúp trong bữa ăn đặc biệt là khi người già sức yếu, trí tuệ sa sút để họ không bỏ bữa. Chế biến các loại rau hợp khẩu vị để người cao tuổi ăn nhiều rau và các loại hoa quả chứa nhiều chất xơ. Người bị táo bón nên ăn thêm khoai lang luộc, ăn canh rau mồng tơi, rau đay và cần uống đủ lượng nước hàng ngày (khoảng 2 lít trong một ngày đêm). Nếu bị bệnh về dạ dày thì nên đi khám bệnh định kỳ để được điều trị và tư vấn của bác sĩ làm sao cho bệnh chóng khỏi. Việc phòng bệnh cũng rất quan trọng vì một số bệnh gây rối loạn tiêu hóa nhiều khi không cần dùng thuốc mà bệnh vẫn giảm. Điều quan trọng nhất là phòng bệnh rối loạn tiêu hóa cho người cao tuổi có chế độ ăn hợp lý kết hợp với vận động cơ thể và có đời sống tinh thần thoải mái. Vận động cơ thể nhẹ nhàng là điều khá cần thiết, ví dụ như xoa bóp bung bụng, xoa bóp các cơ bắp kèm với đi bộ nếu có thể. Nếu sức khỏe yếu có thể đi bộ trong nhà, trong sân nhưng nếu sức khỏe tốt có thể đi bộ xa hơn hoặc chơi một số môn thể thao. Thời gian vận động cơ thể trong ngày cũng chỉ nên khoảng 60 phút là vừa và chia thành từ 2 – 3 lần tập. Ngoài vật chất và vận động cơ thể cũng nên có hoạt động về tinh thần như: đọc báo, xem vô tuyến, nghe đài… Nếu có câu lạc bộ cho người cao tuổi thì nên tham gia, nếu không có thể sinh hoạt theo nhóm. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Tìm hiểu về rối loạn tiêu hóa mạn tính

Tình trạng rối loạn tiêu hóa làm nhiều người cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Triệu chứng táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn và nôn… khiến chúng  ta không còn cảm thấy vui vẻ mỗi khi đi chơi, khi ăn thậm chí là khi làm việc. Ở nhiều người tình trạng này khuynh hướng lặp lại. Làm sao để ngăn ngừa ? Và giải pháp nào cho tình trạng này. Vì sao dẫn tới tiêu chảy mãn tính? Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy mạn tính khá đa dạng. Có thể do căng thẳng, stress lâu ngày, do nhiễm từ thực phẩm bị ô nhiễm, do ký sinh trùng, do lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc có chế độ ăn uống bừa bãi. Có những thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa nhưng cũng có những thực phẩm có thể gây ra các chứng khó tiêu, gây dị ứng… Nằm trong các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa còn kể tới tính không dung nạp của cơ thể mỗi cá nhân đối với một vài loại thực phẩm. Chữa trị rối loạn tiêu hóa mạn như thế nào? Kiểm soát ăn uống là nguyên tắc vàng trong giải quyết điều trị nhằm cải thiện và ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa mạn tính: Tiêu chảy có kèm theo đau dạ dày và đau bụng hoặc là táo bón mãn tính, kèm theo đau bụng và chướng hơi. Nên phân biệt tiêu chảy cấp tính xảy ra từng cơn, dưới 3 ngày và tiêu chảy mãn tính có thể kéo dài từ 2-3 tuần. Khi bị tiêu chảy kéo dài người bệnh nên quan tâm đến vấn đề ăn uống của mình. Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày và giảm số lượng thực phẩm ở mỗi nữa ăn, tránh ăn một lần quá nhiều, với những lưu ý: Không ăn thực phẩm quá béo, ngọt, cay hay thịnh soạn Nên ăn loãng, nhiều nước Loại bỏ cả những loại rau có chất xơ, là chất giúp chuyển hóa ruột nhanh Tránh ăn trái cây không gọt vỏ hoặc rau cải ăn sống Tránh ngũ cốc lức và các hạt có dầu (hạt óc chó, hạt dẻ) Một số thực phẩm như cà rốt nấu chín, thịt nạc, ít hay không đường, trà đen, coca, khoai tây nguyên vỏ, chuối, dứa, quýt, bưởi, dưa gang… là những thứ đặc biệt có thể cải thiện được tiêu chảy. Lời khuyên sau cùng là tiêu chảy là “sự mất nước trầm trọng có thể dẫn đến khô nước và thiếu hụt muối khoáng thiết yếu “. Cho nên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ thì nên đi khám bệnh để có biện pháp điều trị triệt để. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa do lạnh

Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tiêu hóa, từ chế độ ăn uống không hợp vệ sinh, do nhiễm khuẩn, do dùng thuốc kháng sinh… gây nên các tình trạng như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng… Đông y có một số bài thuốc chữa chứng rối loạn tiêu hóa do lạnh, mời bạn đọc tham khảo. Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa do lạnh Theo đông y, nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa đến từ chế độ ăn không hợp vệ sinh, do lạnh, do hiện tượng nhiễm khuẩn Biểu hiện của người bệnh là đau bụng liên liên, sôi bụng, sợ lạnh, sợ gió, đau đầu, mình lạnh, không khát, đi đại tiện phân lỏng, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù hoãn hay nhu hoãn. Cách điều trị: giải biểu, tán hàn (ôn hàn táo thấp hay ôn trung táo thấp). Dùng một trong các bài thuốc: Bài 1 Nụ sim hay búp ổi sao 100g Vỏ rụt thái mỏng sao 50g Củ riềng 50g Các vị sao giòn, tán nhỏ, rây, cho vào lọ đậy kín. Người lớn 6 – 8g/lần; trẻ em tùy theo tuổi: 2 – 5g. Hòa trong nước sôi để nguội. Bài 2 Hoắc hương 15g Tô diệp 10g Thương truật 8g Cam thảo 3g Trần bì 5g Đại táo 4 quả Hậu phác 3g Phục linh 6g Cách làm như sau: Sấy, sao giòn, tán nhỏ, đóng gói 8 – 10g/gói. Liều dùng: Người lớn uống 2 – 5 gói/ngày. Trẻ em: 2 – 3 tuổi uống 1/4 gói/ lần; 4 – 7 tuổi uống 1/3 gói/lần; 8 – 10 tuổi uống 1/2 gói/lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng. Bài 3 Hoắc hương khô 200g Vỏ rụt 400g Thảo quả 160g Hậu phác 400g Hạt cau rừng 160g Trần bì 160g Ngâm vỏ rụt với nước gạo, cạo bỏ vỏ ngoài; hậu phác tẩm nước gừng sao; thảo quả bỏ vỏ. Sau đó phơi khô hay sấy khô, tán bột mịn, luyện với hồ thành viên to bằng hạt đậu đen, sấy khô, đóng lọ. Liều dùng: Trẻ 2 – 5 tuổi uống 3 – 5 viên/lần; 6 – 10 tuổi uống 6 – 10 viên/lần; 10 – 15 tuổi uống 15 viên. Người lớn uống 20 – 30 viên. Ngày uống 3 lần, uống với nước sôi để nguội. Kiêng thức ăn có mỡ, tanh, khó tiêu; khi điều trị nên ăn cháo loãng. Bài 4 Hoắc hương khô 200g Cam thảo 100g Vỏ vối 160g Đại hồi 200g Trần bì lâu năm 80g Vỏ rụt khô 160g Sa nhân 200g Riềng già khô 160g Các dược liệu dùng dạng khô, sao lại cho khô; tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Luyện với hồ làm thành viên bằng hạt đậu đen. Phơi hay sấy khô và đóng lọ kín. Có tác dụng chữa nhiễm khí lạnh hoặc khi ăn các thứ nguội lạnh, đầy bụng, tiêu lỏng, nhiều lần, đầy hơi, nôn mửa. Liều dùng: Trẻ 5 – 10 tuổi dùng 10 viên/lần; 10 – 15 tuổi dùng 20 viên/lần Người lớn dùng 30 viên/lần. Ngày dùng 2 lần, uống với nước nóng hay nước chè nóng. Nên ăn cháo loãng. Kiêng ăn thức ăn sống lạnh. Bài 5 Củ sả 30g Vỏ quýt 20g Hương phụ 10g Búp ổi 40g Sao giòn, tán bột mịn, đóng lọ kín. Chữa đau bụng, tiêu chảy thể hàn. Người lớn 1 – 2 thìa cà phê/lần; Trẻ em 1/2 thìa cà phê/lần. Uống với nước nóng. Bài 6 Gừng già nướng cháy 40g Quế chi 8g Hoắc hương 20g Đại hồi 12g Sắc các vị thuốc, uống khi thuốc còn ấm. Phụ nữ có thai không dùng. Kết hợp châm cứu hoặc xoa bóp các huyệt: thiên khu, trung quản, khí hải, túc tam lý, hợp cốc, đại trường du Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa được không? Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ổn định, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Nên có chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Nên tránh một số thực phẩm như hành, tỏi, bắp cải, rau húng, cần tây, nho khô, mận… Nếu đang gặp phải vấn đề  về tiêu hóa nên tránh sản phẩm từ sữa trừ sữa chua vì nó có thành phần gây khó tiêu nếu hệ tiêu hóa không được khỏe mạnh. Đồng thời tránh xa đồ chiên rán. Hạn chế đồ uống có gasm cà phê và các loại bánh kẹo nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn… Ăn uống đúng bữa, tập nhai kỹ trước khi nuốt để đỡ gánh nặng cho dạ dày. Đồng thời chế độ ăn bổ sung nhiều rau xanh, giảm bớt thịt và các chất đạm. Luyện tập thể dục thể thao điều độ để giúp có một cơ thể khỏe mạnh. Luyện tập không chỉ tốt cho tim mạch, cơ bắp mà còn giúp cân bằng bài tiết cũng như cân bằng nhu động ruột. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, luôn giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa tau trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.. Nguồn: SKDS Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...