Rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh - Xử lý thế nào?

Tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh dài ngày khá thường gặp. Các triệu chứng gặp phải như bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống…ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy khi gặp vấn đề này, cha mẹ thường phân vân không biết xử lý thế nào? Cùng tham khảo cách xử lý khi gặp phải tình huống này. Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa – Nhận biết thế nào? Biểu hiện rõ ràng nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá khi dùng kháng sinh là tiêu chảy. Hiện tượng tiêu chảy do dùng kháng sinh thường có dấu hiệu khá giống với chứng tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Bé có các triệu chứng như sau: Đau bụng Phân sống, phân lỏng lẫn nhầy mũi Đi ngoài nhiều lần trong ngày Phân không hôi thối Cha mẹ có thể nhận ra tình trạng này sau khi dùng thuốc từ 2 -5 ngày. Điều đó càng thêm chắc chắn khi bé dùng kháng sinh có tác dụng phụ gây nên hiện tượng tiêu chảy. Ở đường ruột của mỗi người có một số lượng lớn các vi khuẩn tồn tại và đóng vai trò như một hệ thống bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, tăng sức đề kháng của đường ruột và cơ thể. Khi bé phải uống nhiều kháng sinh, các thành phần trong thuốc không những tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn có thể tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi. Khi đó, những vi khuẩn gây hại bình thường có rất ít hoặc không có trong đường ruột sẽ sinh sôi, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột và gây ra bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy có thể chưa chấm dứt nếu như bạn ngừng thuốc, bé vẫn cần có thời gian hồi phục lại sức khỏe. Khi bị tiêu chảy khiến các bé bị hăm đỏ hậu môn, đau nếu kéo dài sẽ bị mất nước, chất điện giải, gây giảm cân và gầy sút. Vì vậy, khi có triệu chứng của bệnh cần có biện pháp khắc phục tránh để ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của các bé. Tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh không chấm dứt ngay sau khi ngừng thuốc, bé vẫn cần thời gian hồi phục. Tình trạng tiêu chảy thường khiến bé bị hăm đỏ hậu môn, gây đau; nếu kéo dài, bé sẽ bị mất nước, rối loạn điện giải và gầy sút. Cách xử lý khi bé bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh Cha mẹ có thể giảm thiểu các tác hại của triệu chứng rối loạn tiêu hóa do tình trạng dùng thuốc kháng sinh. Khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hoá, cha mẹ cần: Cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước cho cơ thể Chế biến thức ăn dạng mềm và dễ tiêu hóa Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn một bữa lớn Lựa chọn thực phẩm kỹ càng, nên tránh các thực phẩm có tính kích thích và nhiều gia vị. Bổ sung thực phẩm có lợi bằng các thực phẩm như sữa chua, các thực phẩm có nhiều chất xơ, … Để ngăn ngừa chứng tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh, tốt nhất cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ đồng thời phối hợp thêm men vi sinh khi dùng kháng sinh để giúp hạn chế các tác dụng phụ của kháng sinh như tiêu chảy, đầy hơi, biếng ăn… Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Rối loạn tiêu hóa ăn gì kiêng gì?

Rối loạn tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu, đau bụng và sốt về chiều. Không những thế cơ thể còn biếng ăn, bụng đầy hơi làm cho cuộc sống hàng ngày gặp nhiều phiền toái. Chế độ ăn có ảnh hưởng lớn tới việc điều trị chứng bệnh này. Dinh dưỡng phù hợp sẽ làm chứng bệnh ngày một thuyên giảm, ngược lại bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh. Ổi tốt cho người bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa Chế độ ăn uống có vai trò như thế nào? Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và ngược lại. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển khiến nhhiều người sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa, dễ dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa. Vậy chế độ ăn hợp lý là như thế nào? Một chế độ ăn uống hợp lý không phải bổ sung tất cả các chất trong bữa ăn mà ta ăn những gì cơ thể thiếu và hạn chế những chất không cần thiết đối với cơ thể, ăn vừa đủ. Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ chất xơ trong rau củ quả và những vitamin cần thiết cho cơ thể giúp tiêu hóa tốt hơn. Với người đang bị rối loạn tiêu hóa, chế độ ăn càng đóng vai trò quan trọng giúp điều trị một cách hiệu quả. Nếu mọi người duy trì chế độ ăn uống không hợp lý dễ gây rối loạn tiêu hóa lâu dần bệnh nghiêm trọng hơn và có thể chuyển sang mạn tính. Vậy rối loạn tiêu hoá nên ăn gì và cần kiêng ăn gì? Rối loạn tiêu hoá có thể ăn gì? Những lưu ý về chế độ ăn Dưới đây là một số lưu ý cho người bị rối loạn tiêu hóa về chế độ ăn: Cung cấp nước và chất điện giải chủ yếu là kalium, vì khi bị tiêu chảy khoáng tố này dễ dàng bị thất thoát Bổ sung thêm chất đạm để vừa tái tạo niêm mạc đường ruột vừa tổng hợp kháng thể Hoạt chất sinh học có tác dụng kháng viêm của thuốc đặc hiệu để giảm liều lượng thuốc hóa chất, đồng thời bảo vệ niêm mạc khung ruột nhằm tránh tình trạng co thắt thái quá khiến bệnh nhân mệt mỏi, đứng ngồi không yên. Do đó khi người bệnh bị rối loạn tiêu hóa cần được bổ sung: Uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia 6-8 lần trong ngày, nên uống vào buổi sáng sớm lúc đói bụng. Cũng có thể thay thế bằng nước khoáng có nhiều kali và magie thì càng tốt. Ưu tiên các loại thịt trắng như thịt gia cầm vừa dồi dào đạm vừa là nguồn cung cấp ứng chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận. Nên ăn trứng luộc hoặc cá biển 3 lần/tuần để cung cấp sinh tố D, chất có tác dụng kháng viêm trong bệnh đường ruột theo kết quả nghiên cứu thời gian gần đây. Uống sữa tươi dễ gây tiêu chảy nên thay bằng sữa chua, chuối già và khoai lang cũng là món ăn bổ sung kalium và vitamin B6. Ăn vặt nhiều lần trong ngày trái cây để cơ thể được cung cấp thêm vitamin C, vì khi thiếu loại vitamin này các vết loét li ti trên niêm mạc ruột khó lành. Ổi vừa có vitamin C vừa là nguồn cung cấp chất chát làm êm dịu đường ruột. Xem thêm: Thực phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá Thực phẩm tốt cho người rối loạn tiêu hóa Nên ăn các loại thịt trắng Sữa chua cung cấp vi khuẩn lành mạnh, bổ sung men tiêu hóa và dinh dưỡng cho cơ thể. Kim chi là món ăn của Hàn Quốc thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn lành mạnh trong ruột kết đồng thời cung cấp chất xơ để tránh táo bón. Thịt nạc và cá là các loại thịt trắng cung cấp đạm cho cơ thể thay thế cho thịt đỏ giàu chất béo hơn khiến cho khó tiêu hoá. Ngũ cốc nguyên hạt như bánh mỳ, yến mạch, gạo lứt cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn Chuối giúp hồi phục chức năng tiêu hóa và khôi phục chất điện giảu và kali bị mất khi tiêu chảy Gừng được sử dụng từ rất lâu giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn mửa, say tàu xe, đầy hơi, đau bụng, ăn không ngon Rối loạn tiêu hóa kiêng gì? Tùy từng tình trạng rối loạn tiêu hóa mà sẽ có cách kiêng khem khác nhau: Trào ngược dạ dày, thực quản Người bệnh bị đau ngực, khó nuốt, ho, thở khò khè, trào ngược khi ăn các thức ăn chua. Khi đó cần tránh: Tránh sử dụng thuốc lá, rượu, cà phê, sô-cô-la, Tránh các loại thực phẩm béo, bạc hà, ớt, thịt xông khói, thịt chiên, xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt, bơ, đậu phộng và các loại tráng miệng khác có hàm lượng chất béo cao Đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn một cách bình tĩnh, thoải mái để giảm bớt triệu chứng của bệnh. Không dung nạp lactose Không dung nạp lactose là do không có khả năng sản xuất đủ lactase (enzyme cần thiết để phá vỡ lactose, một loại đường có trong sữa). Người bệnh sẽ bị tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào số lượng lactose tiêu hóa và tăng theo tuổi. Lưu ý: Không nên sử dụng các sản phẩm từ sữa Đối với trẻ không dung nạp lactose, sữa đậu nành tăng cường là một thay thế tốt, nó cung cấp lactose tự nhiên, có vị tương tự như sữa. Bệnh loét dạ dày Khi bị loét dạ dày, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn của ruột non bị phá hủy. Điều này dẫn đến thiếu sắt, vitamin và thiếu khoáng sản, và kém hấp thu. Biểu hiện như đau bụng và có mùi phân hôi chảy nước chủ yếu là khi tiêu thụ các sản phẩm lúa mì. Do đó người bệnh không nên sử dụng: Hạn chế ăn bánh mì, mì ống, bánh quy và các sản phẩm ngũ cốc khác. Chế độ ăn nhạt bao gồm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nhẹ, ít chất xơ và axit, và mềm. Loại bỏ các loại thực phẩm chiên, đồ uống có chứa rượu và Xanthine Rối loạn tiêu hóa ăn mì tôm được không? Rối loạn tiêu hóa có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau và mỗi trường hợp có thể đáp ứng khác nhau với các loại thực phẩm. Mì tôm chứa nhiều thành phần như mì, gia vị, và bột ngọt, có thể gây kích thích hệ tiêu hóa đối với một số người và làm gia tăng triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Một số thành phần trong mì tôm có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích thích quá mức hệ tiêu hóa ở một số người, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Các chất bảo quản và chất tạo màu có thể là nguyên nhân tiềm năng gây kích ứng cho một số người. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc các rối loạn tiêu hóa như dạ dày nhạy cảm, hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào khác thì nên tránh tiêu thụ mì tôm hoặc các thực phẩm có thành phần tương tự. Rối loạn tiêu hóa ăn bánh mì được không? Trong trường hợp rối loạn tiêu hóa, việc ăn bánh mì có thể ảnh hưởng khác nhau đối với mỗi người. Bánh mì có thành phần chủ yếu là bột mì, nước, men và các chất tạo độ mềm. Đối với một số người, bánh mì có thể không gây ra vấn đề gì và là một phần của chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, đối với những người có rối loạn tiêu hóa, bánh mì có thể gây khó chịu hoặc tăng triệu chứng. Rối loạn tiêu hóa ăn bánh mì được không? Nếu bạn thấy rằng bánh mì gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, hoặc tiêu chảy, bạn có thể xem xét điều chỉnh lại lượng bánh mì khi ăn hoặc thử các loại bánh mì khác nhau để xem liệu có thay đổi tình trạng của mình hay không. Nói chung, rối loạn tiêu hóa có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng. Bạn cần hiểu rõ nguyên nhân rối loạn tiêu hóa của mình do đâu để điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Nắm được rối loạn tiêu hoá ăn gì và cần kiêng ăn gì là cách tốt nhất để giảm triệu chứng đau thắt bụng, đi ngoài, đầy hơi do rối loạn tiêu hoá gây ra. Tham khảo sử dụng sản phẩm: Tràng Phục Linh PLUS – hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá an toàn, hiệu quả.

Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến ở trẻ mà cha mẹ không còn xa lạ. Nhưng phòng ngừa, điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách khi gặp tình trạng này không phải ai cũng biết. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ hợp lý khi gặp phải hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Xử trí rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ Tình trạng nôn trớ Là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra khỏi miệng. Hiện tượng này xảy ra khi bé ăn quá no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Bình thường nôn trớ ở trẻ nhỏ thường hết sau một tuổi gọi là nôn trớ sinh lý. Một số nhỏ khác là do những tổn thương thực thể. Cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau: Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, không nên cho trẻ bú quá no và nếu chuyển chế độ ăn cần từ từ Cho trẻ bú đúng tư thế vì nếu bú không đúng tư thế, ngậm bắt vú không sát hoặc lơ lửng có thể làm trẻ vừa bú mẹ vừa bú hơi nên dễ dẫn tình trạng nôn trớ. Nếu dùng thuốc để điều chỉnh thì cần có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ Nếu trẻ nôn trớ kèm theo các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, co giật hoặc ngủ li bì cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để kiểm tra kịp thời. Tiêu chảy cấp Trẻ tiêu chảy thường kèm theo hiện tượng mất nước và nguy cơ suy dinh dưỡng, thậm chí nặng có thể tử vong. Các biểu hiện thường gặp như: Kém ăn Mệt mỏi Đột ngột nôn trớ Tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày Một số có thể sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhày, có máu. Cần lưu ý: Bù nước và chất điện giải cho bé đồng thời đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Tùy vào mức độ mất nước mà cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, oresol hoặc dung dịch tự chế. Xem thêm: 13 cách dân gian chữa tiêu chảy cho trẻ hiệu quả Chứng táo bón Là một trong những biểu hiện khi rối loạn tiêu hóa. Khi đó trẻ đi ngoài không thường xuyên, phân khô rắn, cứng như sỏi, bụng cứng và đau, mót đi cầu nhưng không đi được. Và hậu quả là làm trẻ biếng ăn, đau bụng hay nôn trớ và quấy khóc. Cần phân biệt với trẻ ăn ít, 3-4 ngày mới đi cầu nhưng phân mềm. Khi đó cha mẹ cần lưu ý, làm một số việc như sau: Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và quả chín, các loại hoa quả có tính nhuận tràng ví dụ như: Rau, củ khoai lang; mồng tơi; đu đủ; chuối tiêu; cam; bưởi. Lựa chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền. Trẻ lớn không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như: ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê… Nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú thì cần phải có biện pháp điều trị kịp thời, cách tốt nhất là nên điều chỉnh chế độ ăn của mẹ. Khi trẻ bị táo bón kéo dài trên 1 tuần thì việc thay đổi chế độ ăn không có tác dụng, táo bón ngay sau khi sinh; kém ăn, gầy sút cân… thì cần cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời. Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa Giữ vệ sinh cho trẻ Trẻ nhỏ thường có các thói quen như ngậm tay, đưa các đồ chơi vào miệng…đây là con đường dễ nhất để vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể vì thế cha mẹ cần nhắc nhở, hạn chế thói quen này của bé đồng thời thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn. Nên vệ sinh đồ chơi cho trẻ, tốt nhất là 2 lần/tuần. Với những món đồ bằng nhựa thì rửa sạch bằng nước và xà phòng rồi phơi phóng cho khô. Những món bằng gỗ hoặc giấy thì nên lau bụi sạch sẽ trước khi cho trẻ cầm, nắm. Chế độ dinh dưỡng Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, các mẹ cũng không nên ép trẻ ăn vượt quá khẩu phần. Chú ý chọn thực phẩm tươi sống, chế biến đúng cách và tránh gây nhiễm bẩn thức ăn.Với bé bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chú ý hạn chế chất đạm, béo gây khó tiêu cho bé. Trẻ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý Một sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đó chính là không cho bé ăn các món như thịt, cá , cua , tôm… vì nghĩ rằng sẽ làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Nhưng đây là quan điểm không đúng, các mẹ vẫn nên giữ chế độ ăn uống bình thường, tránh kiêng cữ cơ thể bé sẽ càng suy nhược vì thiếu chất. Xem thêm: Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa trẻ em Món ăn tốt cho bé Cháo hạt sen : Hạt sen 100g Củ mài 50g Quả hồng xiêm non 15g Đường phèn 20g Cách làm: Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng, ăn liền trong từ 2 – 3 ngày. Cháo rau sam : Rau sam 90g Búp ổi non 20g Quả hồng xiêm non 10g Gạo 30g Bột gia vị vừa đủ Cho tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Bệnh nhân ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Ăn liền 2-3 ngày. Cháo cà rốt, ô mai: Cà rốt 50g Ô mai mơ 5 quả Gạo 50g Cách làm như sau: Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Sau đó, cho tất cả vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày. Cháo gừng : Gạo trắng 50g Gừng tươi 50g Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày. Cháo gạo, sơn dược : Gạo 50g Sơn dược 10g Thịt quả vải khô 50g Hạt sen 10g Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín ăn trong ngày. Cháo khiếm thực, phục linh: Bột khiếm thực 60g Bột phục linh 20g Gạo lức 100g Gạo lức nấu thành cháo, cho hai thứ bột trên vào đun sôi lên là ăn được. Ăn trong ngày. Cháo khương, tra, củ cải: Gừng tươi 20g Sơn tra 20g Củ cải 15g Đường đỏ 15g Gạo lức 250g Cho tất cả những thứ trên vào nồi, đổ nước vừa đủ đun trong 40 phút, bỏ bã, lấy nước nấu với gạo vo sạch thành cháo rồi cho đường. Ngày ăn 3 lần liền 5 ngày. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Tìm hiểu về chứng rối loạn tiêu hóa sau sinh

Sức đề kháng của phụ nữ sau sinh giảm sút đáng kể, nên chế độ ăn uống không phù hợp có thể gặp phải chứng rối loạn tiêu hóa “ghé thăm”. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này ở phụ nữ sau sinh và một số mẹo khắc phục hiệu quả. Tìm hiểu về chứng rối loạn tiêu hóa sau sinh Biểu hiện rối loạn tiêu hóa sau sinh Hiện tượng rối loạn tiêu hóa xảy ra ở phụ nữ sau sinh chủ yếu là do ăn uống quá nhiều và chế độ ăn uống không đảm bảo. Đồng thời, khi ăn quá no, ăn quá nhiều dầu mỡ và các loại thực phẩm khó tiêu có thể dẫn tới hiện tượng này. Phụ nữ sau sinh ăn thức ăn có hàm lượng dinh đưỡng cao để bù lại năng lượng mất đi trong quá trình mang thai và sinh nở, bổ sung năng lượng để đủ sữa cho bé bú. Do ăn quá nhiều thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng cao cộng với việc ăn nhiều, ăn no, thức ăn khó tiêu là dạ dày hoạt động quá tải. Hơn nữa lại ăn ít rau xanh và trái cây, trong mấy ngày đầu mới sinh chị em thường phải nằm nhiều, ít vận động, từ đó dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa. Một số biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp như: Đau bụng, căng tức bụng Đầy hơi, khó tiêu Thay đổi về vấn đề đại tiện như tiêu chảy hoặc táo bón, kiết lỵ Nôn mửa… Các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá ở phụ nữ sau sinh mở có thể xuất hiện không thường xuyên nhưng cũng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây là tình trạng khiến các mẹ bỉm sữa cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tinh thần, thể chất và chất lượng cuộc sống khi chăm con nhỏ. Nguyên nhân nào khiến mẹ bỉm sữa bị rối loạn tiêu hoá? Như đã đề cập ở trên, sau sinh, các mẹ thường có xu hướng bồi bổ dinh dưỡng khá cao để bù đắp lại sức khoẻ sau cơn vượt cạn vất vả, đồng thời cũng để đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào để nuôi con nhỏ. Việc ăn uống trong giai đoạn này nếu không khoa học và đảm bảo vệ sinh sẽ rất dễ gây ra vấn đề về tiêu hoá cho chị em. Cụ thể, nguyên nhân thường gặp bao gồm: Bổ sung nguồn dinh dưỡng quá nhiều Hệ tiêu hoá sau sinh nở cũng không nằm ngoài quy luật, chúng cũng trở nên yếu ớt hơn so với trạng thái cơ thể không bầu bí, không sinh đẻ. Cho nên, tẩm bổ quá nhiều dẫn đến tình trạng thừa dưỡng chất, gây rối loạn tiêu hoá. Hệ tiêu hoá lúc này vốn đã yếu còn phải làm việc “mệt mỏi” sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, đầu hơi, đau âm ỉ, rối loạn đại tiện… Ngoài ra, thừa chấ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây tình trạng béo phì sau sinh và nhiều bệnh lý khác. Cơ thể suy yếu sau sinh nở Vượt cạn là một quá trình gian nan. Sau sinh, thể trạng phụ nữ được người xưa nhắc đến “yếu như cua lột” và còn có thể phải trải qua những đêm thiếu ngủ chăm con nhỏ nên các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hoá rất yếu. Chỉ cần chị em bỉm sữa ăn uống những thực phẩm “lạ miệng” hoặc không đảm bảo vệ sinh là sẽ có nguy cơ rất cao bị rối loạn tiêu hoá. Phụ nữ sau sinh cơ thể suy yếu Tình trạng rối loạn tiêu hoá ở mẹ đang nuôi con nhỏ lúc này thường có những triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, thậm chí buồn nôn. Lúc này, chất lượng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng, cần cân nhắc trong việc cho trẻ bú mẹ. Sử dụng thực phẩm không an toàn Đồ ăn nhanh, nước ngọt – hàng loạt những thực phẩm không an toàn đang được bán tràn lan trên thị trường. Thậm chí nguồn gốc của những thực phẩm này không được kiểm chứng một cách rõ ràng. Đây là vấn đề nguy hại đến sức khoẻ của tất cả mọi người, đặc biệt, đối tượng nhạy cảm là các mẹ sau sinh rất dễ bị rối loạn tiêu hoá nếu như sử dụng những đồ ăn này. Mẹo trị rối loạn tiêu hóa sau sinh Chế độ ăn Để điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, trước tiên chị em cần phải thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày như sau: Tránh thức ăn cay, nhiều dầu mỡ và các sản phẩm từ sữa (đặc biệt nếu bạn không dung nạp lactose). Cắt giảm đồ uống có chứa caffein. Loại bỏ các sản phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo (như nước ngọt ăn kiêng hoặc kẹo cao su không đường). Ăn thực phẩm giàu chất xơ (đối với táo bón). Vật lý trị liệu để lấy lại khả năng kiểm soát cơ. Chia nhỏ bữa ăn. Ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng. Chế độ sinh hoạt Dành thời gian để ngủ, nghỉ ngơi để nhanh phục hồi sức khoẻ Vận động nhẹ nhàng thường xuyên, có thể tập thể dục hoặc tập yoga Tạo thói quen ăn chín, uống sôi, ăn uống thực phẩm có nguồn gốc an toàn Ăn vừa đủ, không ăn quá no và cũng không được bỏ bữa. Giữ tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ tiêu cực, stress Giữ tâm trạng thoải mái là cách tốt nhất để sức khoẻ mẹ bỉm sữa nhanh phục hồi Mẹo nhỏ hạn chế rối loạn tiêu hóa Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp chị em hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa: Lấy một chút đậu xanh, vỏ quýt tươi trộn đều đun lên uống. Củ cải rửa sạch hầm với thịt lợn nạc. Củ cải có tác dụng giúp tiêu hóa tốt, thông khí nhuận tràng, chủ trị chướng bụng, đầy hơi, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn Vận động nhẹ nhàng, vừa phải và đều đặn cũng giúp tăng cường sức khỏe và giúp chị em có một hệ tiêu hóa được tốt hơn. Tham khảo sử dụng Thực phẩm Chức năng Tràng Phục Linh – hỗ trợ giảm tình trạng bệnh lý tiêu hoá an toàn, hiệu quả Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Khi bị tiêu chảy cần tránh những thực phẩm nào?

Nguyên nhân gây tiêu chảy rất đa dạng, do vi rút, do vi khuẩn, chế độ ăn uống, do thuốc men… Tiêu chảy không khó chữa, nhưng nếu chữa không đúng cách hoặc để bệnh kéo dài có thể gây mất nước và điện giải trầm trọng. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao, nhất là đối tượng trẻ em. Tiêu chảy được chữa trị chủ yếu bằng biện pháp bổ sung điện giải kết hợp với chế độ ăn uống. Không phải loại thực phẩm nào cũng dành cho người bị tiêu chảy. Vì thế, mọi người cần nhận biết được những dạng thực phẩm đó để tránh khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy Thực phẩm từ bơ, sữa Hiện tượng tiêu chảy gây ra sự suy giảm về số lượng của enzim lactase trong cơ thể. Enzim lactase là thành phần rất cần tiết để tiêu hóa hàm lượng lactose – một loại đường được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa. Đường sữa không thể tiêu hóa được gây ra các triệu chứng như: Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy . Vì vậy, khi bị tiêu chảy thì tốt nhất bạn không nên uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa (bơ, kem, phô mai…) Có một thắc mắc khá phổi biến đó là tiêu chảy ăn sữa chua được không? bạn vẫn hoàn toàn có thể ăn sữa chua vì các chế phẩm sinh học có trong sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa cân bằng nguồn vi sinh vật, tránh gây loạn khuẩn và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu. Đồ ăn chứa nhiều chất béo Thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao làm tăng những cơn co thắt ruột và làm cho triệu chứng của tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, chúng ta nên tránh các loại đồ ăn như đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ nếu tiêu chảy đang “ghé thăm”. Thực phẩm gây đầy hơi Đậu, bắp cải, súp lơ xanh và hành tây là những loại thực phẩm dễ gây tích trữ khí thừa trong đường ruột, nó khiến bạn cảm thấy đầy hơi, khó chịu. Vì vậy, khi bị tiêu chảy cũng cần “gạch bỏ” những loại thực phẩm này khỏi bữa ăn của bạn nhé. Bên cạnh đó, một số loại trái cây như: đào, lê, mận, các loại trái cây sấy khô (mơ, nho khô, mận khô) cũng nên tránh vì chúng có nguy cơ gây đầy hơi tương tự như những loại rau họ cải và làm nặng hơn bệnh tiêu chảy. Thức ăn không đường Một số đồ ăn không đường có thể có tác dụng nhuận tràng, nhưng nó sẽ khiến bạn cảm thấy đầy hơi và khó chịu. Kẹo không đường và kẹo cao su không đường thường có chứa sorbitol không tốt cho tiêu hóa và có thể khiến tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn không nên ăn kẹo cao su không đường hay những chai nước ngọt có gas vào thời điểm này. Rượu bia, cà phê và nước giải khát có ga Đối với những người khỏe mạnh thì những đồ uống trên không gây ra chứng tiêu chảy. Nhưng khi bị tiêu chảy nên tránh uống rượu, cà phê, và các loại nước giải khát có ga. Thức uống được khuyên dùng chủ yếu trong thời gian bị tiêu chảy là nước lọc và các loại nước ép hoa quả tự nhiên không thêm đường. Bị tiêu chảy ăn mì tôm được không? Trường hợp đã bị tiêu chảy mà ăn mì tôm thì những vấn đề mà nó gây ra sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Trong mì tôm, ngoài thành phần chính là Carbonhydrate thì còn khá nhiều hương liệu, chất phụ gia, chất béo gây ra các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá. tiêu chảy ăn mì gói được không? Vậy, câu trả lời ở đây là Không nên ăn mì gói khi đang bị tiêu chảy, ngoài ra, mì tôm (mì gói) cũng không nên ăn thường xuyên vì nó còn có thể gây nhiều tác hại đến sức khoẻ như: béo phì, tim mạch, tiểu đường, loãng xương, ung thư, biếng ăn ở trẻ. Bị tiêu chảy ăn bún được không Theo các khuyến cáo của các chuyên gia y tế, bún là một loại thực phẩm tương đối an toàn cho người bị tiêu chảy. Bún là một loại thực phẩm giàu tinh bột, dễ tiêu hóa, không chứa chất xơ, không gây kích thích đường ruột. Ngoài ra, bún cũng có thể cung cấp một lượng calo và chất dinh dưỡng nhất định cho cơ thể, giúp người bệnh tiêu chảy tránh bị suy nhược. Tuy nhiên, khi ăn bún khi bị tiêu chảy, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau: Nên ăn bún trắng, không ăn bún trộn hoặc bún được chế biến cùng nhiều thực phẩm khác Tránh ăn bún quá nhiều, chỉ nên ăn một lượng vừa đủ để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Nên ăn bún luộc hoặc bún nước, không ăn bún xào hoặc bún khô. Nên ăn bún kèm với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa khác như thịt gà, thịt lợn nạc, trứng, chuối, táo,... Bị tiêu chảy nên ăn gì, uống gì? Bên cạnh những thực phẩm làm cho chứng tiêu chảy của bạn trở nên trầm trọng hơn thì cũng có một số thực phẩm có ích trong việc chữa trị tiêu chảy. Dưới đây là danh sách các thực phẩm được đánh giá là tốt cho người bệnh bị tiêu chảy. Chuối Chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn về căn bệnh đường tiêu hóa. Lượng kali trong những trái chuối sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần. Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Hơn nữa, Inulin (là một loại prebiotic fiber) cũng có trong chuối với số lượng lớn có khả năng khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử. Thực phẩm giàu tinh bột Những thực phẩm này sẽ làm giảm và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy ngay lập tức vì có chứa hàm lượng chất xơ và dễ tiêu hóa. Khoai tây và cơm chính là những lựa chọn tốt để làm ngưng tình trạng tiêu chảy, giúp cơ thể phục hồi nhanh. Nước gạo nâu cũng rất tốt cho những người bị tiêu chảy và có thể dùng thường xuyên khi cần thiết. Táo đã được nấu chín Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những quả táo sống còn cung cấp nhiều loại chất xơ khác nên sẽ khiến bao tử phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa hết lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này. Vì vậy, táo đã nấu chín không chỉ dễ tiêu hơn mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích từ pectin, các dưỡng chất và lượng đường tự nhiên có trong táo. Thịt gà Khi tiêu chảy cơ thể sẽ mất đi lượng protein, chất dinh dưỡng và nước do phải đi vệ sinh thường xuyên. Gà chính là một lựa chọn tuyệt vời để đẩy lùi bệnh tiêu chảy, đồng thời giúp bổ sung dinh dưỡng để cơ thể hồi phục nhanh chóng. Bột mì đã được chế biến Bột mì được chế biến sẵn là thực phẩm không tốt cho sức khỏe bằng các loại lương thực khô nhưng với tình trạng tiêu chảy nó lại bị đảo ngược. Bột mì chế biến sẵn nằm trong danh sách những thực phẩm ưu tiên hàng đầu dành cho người bị tiêu chảy. Vì các sản phẩm làm từ lương thực thô khi được chế biến sẽ bị lột bỏ lớp vỏ bên ngoài nên chúng sẽ dễ tiêu hóa hơn, làm dịu bao tử và hạn chế được những triệu chứng của bệnh. Sữa chua Tuy là sản phẩm chế biến từ sữa nhưng sữa chua lại có tác dụng chữa tiêu chảy hiệu quả. Những lợi khuẩn probiotic hiện diện trong sữa chua có thể khắc phục được những triệu chứng khó chịu ở bao tử một cách hiệu quả, bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn xấu và phát tán nguồn lợi khuẩn có sẵn trong sữa chua để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trà thảo mộc Các loại trà thảo mộc có tác dụng làm dịu cơ thể và tinh thần. Để làm giảm và loại trừ bệnh tiêu chảy, hãy chú ý đến tác dụng làm dịu và giảm đau của bạc hà và hoa cúc. Bạc hà là một phương thuốc trị co thắt đồng thời còn giúp làm thư giãn, xoa dịu các cơ bên trong ruột. Hoa cúc có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và các cơn co thắt trong thành ruột. Việt quất Nhờ vào đặc tính làm se, dùng một vài quả việt quất sẽ làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn. Tiêu chảy ăn xôi được không Gạo nếp hay các món xôi thường được dùng để chữa các triệu chứng tiêu chảy, hư lao, thiểu năng tuần hoàn não nhất là ở phụ nữ có thai. Bởi trong Y học cổ truyền, gạo nếp có tính ấm, vị ngọt.Tuy nhiên, người bệnh tiêu chảy nên ăn một lượng xôi nếp vừa phải vì xôi có tính dẻo nên gây cảm giác khó tiêu, đầu bụng, nóng trong người. Tiêu chảy ăn xôi được không? Thực đơn cho người bị tiêu chảy Cháo rau sam Rau sam 90g Búp ổi non 20g Quả hồng xiêm non 10g Gạo 30g Bột gia vị vừa đủ Tất cả cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước, bỏ bã. Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho bột gia vị. Ăn khi cháo còn nóng, ăn liền 2 – 3 ngày. Cháo cà rốt, ô mai Cà rốt 50g Ô mai mơ 5 quả Gạo 50g Mài cà rốt thành bột, ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ, gạo rang vàng xay thành bột. Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 2-3 ngày. Cháo hạt sen Hạt sen 100g Củ mài 50g Quả hồng xiêm non 15g Đường phèn 20g Cách làm như sau: Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã. Hạt sen, củ mài, sấy khô, tán thành bột, cho vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ, cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được. Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng, ăn liền trong 2 – 3 ngày. Cháo gừng Gạo trắng 50g Gừng tươi 50g Gạo nấu cháo chín cho gừng vào. Ăn nóng trong ngày. Cháo gạo, sơn dược Gạo 50g Sơn dược 10g Thịt quả vải khô 50g Hạt sen 10g Tất cả cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu chín ăn trong ngày. Cháo khiếm thực, phục linh Bột khiếm thực 60g Bột phục linh 20g Gạo lức 100g Gạo lức nấu thành cháo, cho hai thứ bột trên vào đun sôi lên là ăn được. Ăn trong ngày. Cháo khương, tra, củ cải Gừng tươi 20g Sơn tra 20g Củ cải 15g Đường đỏ 15g Gạo lức 250g Cho tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun trong 40 phút, bỏ bã, lấy nước nấu với gạo vo sạch thành cháo rồi cho đường. Ngày ăn 3 lần, liền 5 ngày. Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả Để phòng ngừa hiệu quả bệnh tiêu chảy và không làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn thì nên ăn các loại thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, rửa thật sạch để đảm bảo sức khỏe. Rửa tay thật sạch trước khi chế biến hoặc ăn bất kỳ loại thực phẩm nào. Không ăn các loại thực phẩm đã ôi thiu, ẩm mốc, quá hạn sử dụng Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước, trong và sau khi ăn. Sử dụng thực phẩm chức năng giúp phục hồi và tái tạo niêm mạc đại tràng. Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc điều trị tiêu chảy Lời khuyên dành cho bạn Nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài do viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích thì bạn nên đi khám và điều trị từ sớm, để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Cùng với việc uống thuốc theo phác đồ của bác sĩ, bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh để tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Thành phần “chủ chốt” của Tràng Phục Linh chính là ImmuneGamma với 3 công dụng: Phục hồi và tái tạo niêm mạc Cân bằng vi sinh đường ruột Tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. ImmuneGamma® là chế phẩm điều biến miễn dịch tự nhiên, phát minh mới của công nghệ sinh học Hoa Kỳ. ImmuneGamma® được chiết tách từ thành vách vi khuẩn Lactobacillus fermentum, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nhiều công dụng quý khác cho cơ thể con người. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính. Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Xem thêm:  Đau Bụng Đi Ngoài Nên Ăn Gì Uống Gì Là Tốt Nhất Rối loạn tiêu hoá kiêng ăn gì? ăn mì tôm được không? Trị tiêu chảy không nên kiêng khem Chướng bụng đầy hơi nên ăn gì? Kiêng gì?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy - nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho biết, hàng năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy, 4 triệu trẻ chết vì bệnh này, trong đó 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tại Việt Nam, con số này lên tới 301.570 trường hợp, theo thống kê năm 2014. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất khó nhận biết. Bởi dưới 1 tuổi, trẻ chủ yếu bú mẹ nên phân thường mềm, chứa nhiều chất lỏng. Bởi vậy, nếu cha mẹ chủ quan bỏ qua những dấu hiệu quan trọng thì có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khi không được xử lý kịp thời. Mục lục1. Nguyên nhân do đâu?2. Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ sơ sinh2.1. Dấu hiệu đi ngoài bình thường ở trẻ sơ sinh2.2. Dấu hiệu chứng tỏ tiêu chảy ở trẻ sơ sinh2.3. Các cấp độ mất nước của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy3. Chăm sóc và điều trị cho trẻ bị tiêu chảy4. Những sai lầm trong việc cầm tiêu chảy ở trẻ.5. Thực phẩm chống tiêu chảy cho con5.1. Chuối5.2. Táo5.3. Sữa chua Nguyên nhân do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhưng chủ yếu do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng. Tác nhân gây ra tình trạng này phải kể đến virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc dị ứng thức ăn, bất dung nạp thức ăn, chế độ ăn không phù hợp hay sử dụng kháng sinh kéo dài… Dù là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh nhưng không vì thế mà tiêu chảy bớt nguy hiểm. Mất nước do tiêu chảy có thể làm rối loạn điện giải trong cơ thể, dẫn tới suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng huyết. Việc chăm sóc con không đúng cách có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như cái chết thương tâm của 2 bé ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh vào tháng 7/ 2014. Có thể bạn muốn biết: Trẻ bị tiêu chảy kéo dài là bị bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ sơ sinh Thói quen đại tiện ở trẻ sơ sinh không giống với người lớn, vì thế trước tiên cha mẹ cần nhận biết được khi nào con đi ngoài bình thường và khi nào là dấu hiệu của tiêu chảy. Dấu hiệu đi ngoài bình thường ở trẻ sơ sinh – Trẻ dưới 3 tháng tuổi: số lần đi ngoài 2 – 5 lần/ ngày là hoàn toàn bình thường. – Trẻ trên 6 tháng tuổi: số lần đi ngoài 1 – 2 lần/ngày. – Đặc điểm của phân: Với trẻ bú sữa mẹ: Phân mềm, lỏng, màu vàng hoặc vàng cam, không nặng mùi. Với những trẻ uống sữa công thức: Phân nặng mùi hơn trẻ bú mẹ, phân có xu hướng đặc hơn. Màu sắc có thể thay đổi từ xanh xám, vàng, hoặc nâu, phụ thuộc vào loại sữa công thức mà trẻ sử dụng. Dấu hiệu chứng tỏ tiêu chảy ở trẻ sơ sinh – Số lần đi ngoài nhiều hơn so với những ngày trước. – Đặc điểm của phân: Phân lỏng nhiều nước, màu sắc phân thay đổi, phân có mùi tanh hôi hơn hẳn. Nếu trẻ bị tiêu chảy do nhiễm trùng thì phân có thể nhầy máu. – Các biểu hiện khác: Trẻ hay quấy khóc, bỏ bú, có thể kèm theo nôn mửa hoặc sốt. Những biểu hiện này kéo dài từ 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy. Các cấp độ mất nước của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy Hiện tượng mất nước nhẹ Trẻ khát nước và đòi uống nước. Với trẻ sơ sinh, vì chưa biết nói nên biểu hiện chủ yếu là quấy khóc, chỉ khi người lớn cho uống nước mới hết khóc. Mất nước vừa Ngoài hiện tượng khát nước, trẻ còn có các biểu hiện như khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Trẻ nhỏ có thể thóp bị lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi… Mất nước nặng Ngoài những dấu hiệu đã kể trên trẻ còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu về thần kinh như: Lừ đừ, có khi vật vã hoặc li bì hôn mê hoặc có những cơn co giật. ** Bé có thể bị mất nước rất nhanh trong 1 – 2 ngày từ khi bị tiêu chảy. Vì thế, trong thời điểm này, điều quan trọng mẹ cần để ý sát sao các triệu chứng để phát hiện dấu hiệu mất nước và mất muối ở bé, để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm cho con. Chăm sóc và điều trị cho trẻ bị tiêu chảy Những trẻ bị mất nước nhẹ có thể điều trị tại nhà. Còn với các bé mất nước mức độ vừa thì tùy theo tình trạng chung của con có thể chữa tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhập viện điều trị. Khi tình trạng mất nước nặng xảy ra, trẻ cần phải nhập viện điều trị. Chú ý, trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải truyền dịch để bù nước và điện giải. Đối với trẻ dưới 6 tháng: Nếu có mất nước và điện giải cần phải đi bệnh viện, đồng thời: Cho trẻ tiếp tục bú mẹ, tránh để mẹ kiêng khem quá mức. Nếu trẻ đang uống sữa động vật thì cần thay thế bằng loại sữa không có đường lactose, đường lactose đã lên men hoặc các sản phẩm không có sữa. Đối với trẻ lớn hơn: Hướng dẫn cho trẻ ăn trong 5 ngày: Cho bé tiếp tục bú sữa mẹ, uống nhiều lần hơn để bù vào lượng nước đã mất. Hòa loãng sữa động vật bằng một lượng nước cháo vừa phải nhằm mục đích làm giảm 50% nồng độ đường lactose trong sữa hoặc cho trẻ ăn sữa đã lên men trở thành acid lactic. Bữa ăn hằng ngày cho bé cần sử dụng nguồn thực phẩm và cách chế biến phù hợp với thói quen ăn uống của trẻ. Tránh các loại thức ăn có nồng độ thẩm thấu cao như cho quá nhiều đường, các loại nước giải khát công nghiệp làm tăng tiêu chảy. Chia nhỏ bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, ít nhất là 6 bữa một ngày. Uống thêm khoảng 50-100ml nước Oresol sau mỗi lần đi ngoài. Sau 5 ngày nếu tiêu chảy đã cầm: Tiếp tục cho thức ăn trên 1 tuần nữa, sau đó cho trẻ ăn lại từ từ sữa động vật trong nhiều ngày và trở về ăn sữa động vật bình thường theo lứa tuổi của trẻ. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, tiếp tục cho ăn thêm tới khi cân nặng, chiều cao trẻ trở lại bình thường. Nếu tiêu chảy chưa cầm được thì cần gửi trẻ đi bệnh viện để điều trị bằng các biện pháp khác. Lưu ý: Khi trẻ vẫn còn đang bú mẹ ngoài các bữa cháo, súp cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, mẹ không cần phải kiêng khem trong ăn uống, chỉ kiêng các thức ăn có nhiều đường nếu trẻ bị tiêu chảy phân bọt, nhầy và có mùi chua. Nếu sữa bò khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn thì chỉ ăn sữa chua hoặc sữa đậu nành hoặc dùng sữa không có lactose. Các loại súp đều phải xay nát hoặc nghiền nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu. Những sai lầm trong việc cầm tiêu chảy ở trẻ. Tự ý dùng kháng sinh là sai lầm nghiêm trọng mà người lớn hay mắc phải khi trị tiêu chảy cho con. Sử dụng kháng sinh điều trị trong trường hợp bé bị tiêu chảy do virut rota sẽ không mang lại tác dụng mà thậm chí còn khiến con bạn mệt mỏi, bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không những vậy, kháng sinh còn gây ra loạn khuẩn ruột, có thể khiến cho bé tiêu chảy kéo dài do diệt đi một vài loại vi khuẩn tiêu hóa thức ăn cần thiết. Phương pháp được cho là “an toàn” nhất hiện nay đó là bổ sung các loại men vi sinh có chứa vi khuẩn sống cho trẻ. Phương pháp này vốn được sử dụng để khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột, khi mà cơ thể thiếu đi một vài chủng vi khuẩn cần thiết nào đó dẫn đến việc không tiêu hóa được thức ăn và gây kích ứng đường ruột, khiến trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hữu hiệu khi bổ sung đúng loại cơ thể đang thiếu (trong cơ thể có khoảng 500 chủng vi khuẩn lành tính khác nhau), còn nếu do các nguyên nhân khác như tiêu chảy do mọc răng, rota virus, … thì lại không có hiệu quả. Lạm dụng dung dịch bù nước oresol hoặc bù nước không đúng cách cũng làm một trong những sai lầm thường thấy. Tiêu chảy khiến trẻ mất nhiều nước nhưng không phải bù lại bằng cách ép uống oresol càng nhiều càng tốt, đặc biệt là pha không đúng cách. Cho bé uống nước lọc hoặc nước đường không những không bù được điện giải mà còn làm trẻ biếng ăn và phản tác dụng. Thực phẩm chống tiêu chảy cho con Với những bé sơ sinh đã bước vào giai đoạn ăn dặm, cha mẹ có thể cho con ăn thêm một số loại thực phẩm sau đây dưới dạng nghiền nhỏ hoặc nước uống đẻ hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Ngoài ra, mẹ đang cho con bú cũng nên bổ sung những thực phẩm này để tăng cường sức khoẻ đường ruột cho con. Chuối Đây là thực phẩm hữu hiệu để ngừng chứng tiêu chảy ở bé. Chuối có vị thơm, mềm và không gây kích thích hệ tiêu hóa được trẻ rất yêu thích. Nếu bé nhà bạn bị tiêu chảy thì không nên bỏ qua loại thực phẩm tốt này. Táo Táo là loại quả được ưa thích hàng ngày, nó rất dễ tiêu hóa với trẻ. Trong táo có chứa nhiều chất xơ, cung cấp lượng nước vừa đủ để bù đắp lượng nước đã mất đi do tiêu chảy ở bé. Vì thế với các bé sơ sinh đã tập ăn, mẹ có thể ép nước táo cho bé uống để bổ sung thêm điện giải và lượng nước đã hao hụt do tiêu chảy. Sữa chua Nếu bị tiêu chảy do mất cân bằng vi khuẩn thì những vi khuẩn trong sữa chua có thể giúp khôi phục sự cân bằng thích hợp cho các bé và giảm tình trạng tiêu chảy ở con của bạn. *** Các thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy bao gồm: Sản phẩm từ sữa, cà phê, thực phẩm gia vị, thức ăn chiên, dầu hoặc bất cứ những thực phẩm có đường nào khác. Duy trì cho trẻ một chế độ ăn nhạt cho tới khi tình trạng của trẻ khá hơn. Tràng Phục Linh PLUS – Sản Phẩm Hỗ Trợ Hội Chứng Ruột Kích Thích, Viêm Đại Tràng Cấp Và Mãn Tính

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...