Tin tức

Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không?

Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình, mà tỏi còn là dược liệu được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, rất nhiều câu hỏi được đặt ra rằng: “trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không?”. Để trả lời thắc mắc này, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.  Bị trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không? Tỏi là nguyên liệu vô cùng quen thuộc, được sử dụng thường xuyên trong thực đơn hàng ngày giúp tăng thêm hương vị của món ăn. Trong Đông y, tỏi có tính ấm, vị hơi cay, mùi hăng, thường được sử dụng trong việc xoa dịu các cơn đau do viêm đại tràng và các bệnh về xương khớp gây ra. Ngoài ra, tỏi còn có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây bệnh.  Tỏi là dược liệu hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả Vậy trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Tỏi được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, đau dạ dày hay loét dạ dày. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ khắc phục các triệu chứng như: đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, chướng bụng,...Đặc biệt, còn giúp ngăn ngừa một số căn bệnh ung thư do trào ngược dạ dày gây ra như ung thư ruột, ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn tỏi với lượng vừa đủ và đúng cách mỗi ngày để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất.  Một số cách chữa trào ngược dạ dày từ tỏi Như vậy, trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi bởi tỏi mang lại những công dụng tuyệt vời đối với căn bệnh này. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi đơn giản, hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà như sau: Tỏi và mật ong  Mật ong có khả năng làm dịu dạ dày và thực quản, vị ngọt thanh, tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chữa lành tổn thương và khắc phục chứng khó chịu do viêm tá tràng, viêm loét dạ dày gây ra. Bên cạnh đó còn hạn chế các bệnh về tiêu hoá như chán ăn, khó tiêu, ợ nóng, đầy bụng,... Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 15g tỏi và mật ong nguyên chất. Tỏi lột vỏ, rửa sạch với nước, sau đó đập dập. Cho tỏi vào hũ, thêm mật ong vào cho đến khi ngập hết tỏi rồi đậy kín nắp. Để nơi khô ráo trong khoảng 3 tuần là có thể sử dụng. Mỗi bữa ăn dùng 1 tép tỏi, ngày 2-3 lần và dùng liên tục trong 2 tháng.  Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi và mật ong Ăn không tiêu là bệnh gì? Triệu chứng, cách chữa hiệu quả Rượu tỏi Rượu và tỏi đều là những nguyên liệu phổ biến và rất dễ tìm kiếm. Chính bởi vậy mà đây là phương pháp được rất nhiều người áp dụng tại nhà. Bạn có thể thực hiện như sau: Chuẩn bị 50g tỏi và 100ml rượu trắng 45 độ. Tỏi lột vỏ, rửa sạch sau đó đập dập hoặc cắt nhỏ, sau đó cho vào bình thuỷ tinh. Đổ rượu trắng vào, đậy kín nắp bình. Để nơi khô ráo trong khoảng 10 ngày là có thể sử dụng. Mỗi lần uống 1 muỗng cà phê rượu tỏi, dùng 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ăn và buổi tối trước khi ngủ. Thực hiện liên tục trong 3 tuần để cảm nhận tác dụng. Bài thuốc dân gian giảm trào ngược dạ dày từ rượu tỏi rất hiệu quả Gừng và tỏi Theo Đông y, gừng là một trong những loại dược liệu giúp điều trị trào ngược dạ dày rất hiệu quả. Trong gừng có những hoạt chất như Tecpen và Oleoresin với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả.  Ngoài ra, gừng còn có tính ấm và các dưỡng chất giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hoá, cải thiện sức khỏe tinh thần và nâng cao hệ miễn dịch.  Cách làm như sau: Chuẩn bị 1 củ gừng, 2 tép tỏi, 15ml mật ong nguyên chất và 1 lít nước. Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng. Tỏi cũng lột vỏ, đập dập. Đổ nước vào nồi đun sôi, cho thêm tỏi và gừng vào, đậy kín nắp, tắt lửa và hãm trong khoảng 20 phút. Chắt lấy phần nước, cho thêm mật ong vào khuấy đều lên và uống khi còn ấm. Thực hiện 1 lần/ngày và liên tục trong 2 tuần để cảm nhận hiệu quả. Gừng chứa các hoạt chất rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày Lưu ý khi ăn tỏi chữa trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi nhưng khi bạn quyết định ăn tỏi như một biện pháp tự nhiên để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, hãy tuân theo một số lưu ý sau đây: Không nên ăn tỏi một lượng lớn ngay từ đầu, hãy bắt đầu bằng một lượng nhỏ và tăng dần nếu bạn cảm thấy thoải mái. Kiểm tra phản ứng của cơ thể sau khi ăn tỏi. Nếu cảm thấy triệu chứng trào ngược dạ dày gia tăng hoặc thoải mái, hãy dừng sử dụng ngay lập tức. Ăn tỏi trực tiếp có thể gây kích thích dạ dày, hãy thêm tỏi vào các món ăn như sốt, súp, salad hoặc các món ăn khác để giảm thiểu tác động trực tiếp lên dạ dày. Tránh ăn tỏi trước khi đi ngủ vì điều này có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày trong giấc ngủ. Không nên sử dụng các bài thuốc từ tỏi khi bụng đói vì sẽ làm nóng dạ dày và tăng cảm giác đau. Người bị trào ngược dạ dày kèm viêm loét không nên ăn trực tiếp tỏi sống để tránh khiến tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn. Những người có tiền sử hoặc đang bị bệnh về mắt, thị lực yếu, không nên dùng tỏi chữa trào ngược dạ dày. Các thành phần trong tỏi có thể làm loãng máu, không nên sử dụng tỏi đồng thời với các chất loãng máu khác. Lưu ý khi ăn tỏi cho người bị trào ngược dạ dày Bên cạnh việc sử dụng tỏi để chữa trào ngược dạ dày, hãy kết hợp vận động thể dục thể thao thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất. Cùng với đó, hạn chế tối đa dùng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá hay thực phẩm cay nóng. Ngoài ra nên nhớ, cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi chỉ có khả năng cải thiện và khắc phục đối với các triệu chứng khó chịu như chướng bụng, chán ăn, đau bụng,...và các trường hợp mới phát bệnh, chứ không có tác dụng với người mắc bệnh ở giai đoạn nặng. Chúng không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh đã được bác sĩ kê đơn. Bạn không nên lạm dụng các phương pháp dân gian nếu chưa được sự chỉ định của chuyên gia. Tóm lại, trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi, nhưng chỉ là phương pháp cải thiện chứ không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm. Để an toàn và hiệu quả, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời, từ đó có liệu pháp điều trị sao cho phù hợp.

Mách bạn 7+ cách để đi ngoài ngay lập tức hiệu quả

Táo bón khiến bạn khó khăn hoặc không thể đi đại tiện được, gây ra cảm giác khó chịu và chỉ muốn tìm cách để đi ngoài ngay lập tức. Vậy trong trường hợp này, bạn phải làm như thế nào? Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài mẹo hữu ích giúp đi ngoài nhanh qua bài viết dưới đây nhé! 7 cách để đi ngoài ngay lập tức đơn giản  Táo bón khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bực bội, thậm chí là đau đớn khi không thể đi ngoài được. Trong đó, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng táo bón. Đơn giản nhất có thể kể đến là việc thiếu chất xơ hoặc dấu hiệu mất nước trong cơ thể. Để giải quyết vấn đề này, người bệnh có thể tham khảo một số cách để đi ngoài ngay lập tức sau đây: Uống gì để dễ đi đại tiện? Một trong những cách để đi ngoài ngay lập tức đơn giản, hiệu quả và an toàn mà bạn cần nghĩ đến đầu tiên đó chính là uống nước ấm. Uống nước ấm giúp khởi động quá trình nhu động của cơ thể, thúc đẩy sự hoạt động nhanh chóng của các cơ ruột về phía trực tràng. Hãy uống nước ấm trước khi đi vệ sinh khoảng 30 phút để kích thích hệ tiêu hoá. Ngoài ra, nên kết hợp nước ấm cùng bữa sáng giàu chất xơ để tạo điều kiện cho quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn và chống táo bón. Bên cạnh đó, uống nhiều nước mỗi ngày là điều cần thiết cho nhu động ruột bình thường. Chúng giúp làm loãng phân và hỗ trợ đẩy phân ra khỏi cơ thể nhanh chóng, giảm cảm giác đau đớn khi đi đại tiện. Uống nước ấm là một trong những cách đi ngoài ngay lập tức Thay đổi vị trí ngồi Theo như nghiên cứu cho thấy, ở tư thế ngồi thông thường, chỉ một phần cơ vùng hậu môn được thả lỏng. Việc thay đổi tư thế ngồi khi đại tiện tạo điều kiện cho phân dễ dàng ra ngoài hơn mà không phải căng mình rặn.  Bạn có thể thử nghiệm với nhiều tư thế ngồi, như nghiêng về phía trước hoặc nghiêng về phía sau để tìm tư thế thoải mái nhất. Tuy nhiên, tư thế ngồi xổm vẫn sẽ mang lại hiệu quả tối đa nhất. Khi ấy, toàn bộ cơ vòng hậu môn sẽ được thư giãn, cho phép chất thải ra ngoài nhanh chóng.  Nhưng trên thực tế, đa số các nhà vệ sinh hiện đại hiện nay đều không được thiết kế ngồi xổm. Để thực hiện cách này, bạn hãy đặt một chiếc ghế nhỏ cao khoảng 20cm cạnh bồn cầu rồi gác chân lên, kê cao đầu gối đến một vị trí thích hợp. Dùng thuốc bơm hậu môn Thuốc bơm hậu môn cũng là một cách để đi ngoài ngay lập tức hiệu quả. Nó giúp giảm táo bón bằng cách loại trực tiếp phân còn sót lại ra khỏi trực tràng. Cơ chế này hoạt động thông qua việc làm mềm và bôi trơn, từ đó phân dễ dàng đi ra ngoài hơn. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bơm hậu môn chứa glycerin hoặc docusate sodium. Theo hướng dẫn của bác sĩ, hãy sử dụng thuốc bơm hậu môn, sau đó chờ một thời gian ngắn trước khi cố gắng đi ngoài. Lưu ý, phương pháp này chỉ nên áp dụng khi các giải pháp khác đã không còn hiệu quả. Tránh phụ thuộc quá nhiều vào máy bơm hậu môn để duy trì khả năng đại tiện tự nhiên của cơ thể, vì có thể gây những di chứng nguy hiểm. Cách đi ngoài ngay lập tức bằng bơm hậu môn tuy hiệu quả nhưng không nên lạm dụng Massage  Xoa bóp là cách để đi ngoài ngay lập tức đơn giản, dễ thực hiện và an toàn như uống nước ấm. Đây là một kỹ thuật hữu ích giúp kích thích ruột kết và thúc đẩy nhu động ruột hoạt động trơn tru hơn. Bạn có thể thực hiện nó bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu , hay đơn giản là trở thành thói quen để giúp giảm táo bón.  Dùng lực vừa phải xoa nhẹ theo hình xoắn ốc xung quanh vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ. Bắt đầu từ bên phải, dần dần di chuyển lên khung xương sườn và dạ dày, sau đó chuyển sang vùng bụng dưới bên phải. Cách xoa bụng để dễ đi vệ sinh: Massage vùng đáy chậu: Đáy chậu là vùng nằm giữa hậu môn và cơ quan sinh dục. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật massage vùng đáy chậu để làm cho việc đi vệ sinh không còn khó khăn nữa. Các nhà khoa học tin rằng, việc tạo áp lực lên vùng đáy chậu sẽ thư giãn những bộ phận tại đây, từ đó giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn. Cách “tự xoa bấm huyệt” như trên được ghi nhận là có tác dụng phá vỡ khối phân cứng, nới lỏng cơ và kích thích các dây thần kinh chịu trách nhiệm về hoạt động của ruột, từ đó giúp giảm bớt chứng táo bón. Massage bụng giúp giảm táo bón: Bạn có thể dùng tay thử xoa nhẹ bụng, di chuyển theo chiều kim đồng hồ từ hố chậu phải hướng lên trên sang trái rồi xuống dưới như cấu trúc của đại tràng, giúp kích thích ruột tránh táo bón. Uống gì để dễ đi đại tiện? Thuốc nhuận tràng có thể giúp giảm đau ngay lập tức bằng cách bôi trơn thành ruột, từ đó tạo điều kiện cho phân ra ngoài dễ dàng hơn. Uống thuốc nhuận tràng 2 giờ sau bữa ăn, người bệnh có thể đi ngoài trong 6 đến 8 giờ tiếp theo.  Các loại thuốc nhuận tràng phổ biến bao gồm: Thuốc nhuận tràng kích thích:  Correctol, Dulcolax hoặc Senokot. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Polyethylene, Magie Hydroxit,, Lactulose. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng có thể không phù hợp với một số đối tượng. Ngoài ra, còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nên không được coi là giải pháp lâu dài. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo phù hợp với nhu cầu cụ thể của bản thân. Sử dụng thuốc nhuận tràng để đi ngoài ngay lập tức Uống thuốc xổ Sử dụng thuốc xổ là cách để đi ngoài ngay lập tức với hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích sử dụng, chỉ nên dùng khi các cách khác không mang lại hiệu quả điều trị.  Lý do vì thuốc xổ có thể làm mất nước và khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt một số trường hợp nghiêm trọng, thuốc xổ có thể làm chảy máu trực tràng, tắc nghẽn phổi và dẫn đến tử vong. Hiện nay, các loại thuốc xổ được chỉ định để điều trị táo bón thường chứa natri photphat, dầu khoáng hoặc các hoạt chất khiến người bệnh tiêu thụ nhiều nước. Dùng chất làm mềm phân Cách để đi ngoài ngay lập tức cuối cùng được nhắc đến trong bài viết này là sử dụng chất làm mềm phân. Các chất làm mềm phân được dùng phổ biến hiện nay như Colace, Surfak. Tuy nhiên, các chất làm mềm phân thường rút nước trực tiếp từ ruột người bệnh để làm mềm phân, nên để tránh tình trạng mất nước, người bệnh cần lưu ý bổ sung nhiều nước và chất lỏng cho cơ thể.  Sử dụng chất làm mềm phân dễ bị mất nước  Những điều cần thay đổi để đi ngoài dễ hơn Các cách để đi ngoài ngay lập tức chỉ được áp dụng trong trường hợp tạm thời, tình trạng táo bón cần thời gian dài để điều trị. Để đi ngoài dễ hơn, bạn có thể thay đổi một số thói quen và yếu tố trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số điều cần thay đổi: Tăng cường bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn uống. Thức ăn giàu chất xơ bao gồm rau xanh, trái cây, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì sự mềm mại của phân và giảm nguy cơ táo bón. Chia khẩu phần ăn lớn thành các bữa nhỏ giúp cơ tràng hoạt động tốt hơn. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo và thức ăn nhanh chóng, vì chúng có thể làm trì hoãn quá trình tiêu hóa. Tăng cường hoạt động thể dục hàng ngày giúp cơ tràng hoạt động tốt hơn và kích thích tiêu hóa, duy trì lưu thông máu. Cố gắng đi vệ sinh khi cảm thấy buồn, không nên trì hoãn. Đi ngoài định kỳ có thể giúp cải thiện lịch trình tiêu hóa của bạn. Nếu bạn phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, hãy thay đổi vị trí thường xuyên để kích thích cơ tràng. Cân nhắc sử dụng chất làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung đầy đủ chất xơ để đi ngoài dễ dàng hơn Nếu bạn vẫn gặp vấn đề về tiêu hóa sau khi thay đổi các thói quen này, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe. Bệnh táo bón giai đoạn đầu không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng về lâu dài sẽ dẫn tới viêm đại tràng cấp và mãn tính, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn có thể áp dụng các cách để đi ngoài ngay lập tức như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, từ đó thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa và điều trị táo bón hiệu quả.

TRÀNG PHỤC LINH PLUS TỰ HÀO ĐẠT DANH HIỆU SẢN PHẨM - DỊCH VỤ TỐT NHẤT VÌ NGƯỜI TIÊU DÙNG NĂM 2023

Vừa qua, tại TP.HCM, nhãn hàng Tràng Phục Linh PLUS của Công ty CP Dược phẩm Thái Minh đã vinh dự đạt danh hiệu Sản phẩm - Dịch vụ tốt nhất vì người tiêu dùng 2023 trong khuôn khổ lễ trao giải “Thương hiệu số 1 Việt Nam 2023” - VietNam NO.1 Brand Awards 2023.

Sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không? Cách điều trị hiệu quả

Sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không là thắc mắc lo lắng của nhiều người bệnh khi không may mắc phải tình trạng này. Sốt xuất huyết kèm tiêu chảy là triệu chứng nguy hiểm cho thấy bệnh đã biến chuyển nghiêm trọng. Bệnh nhân cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không? Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy, nhưng không phải người bệnh sốt xuất huyết nào cũng bị tiêu chảy. Triệu chứng chính của sốt xuất huyết bao gồm sốt cao, đau xương, đau đầu, mệt mỏi và có thể xuất hiện hạch bạch huyết (chảy máu dưới da) và triệu chứng nội tiết nặng hơn trong các trường hợp nghiêm trọng. Sốt xuất huyết bị tiêu chảy là khi bệnh đã diễn biến nặng Vậy sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không? Nếu bị sốt xuất huyết kèm theo tiêu chảy tức là bệnh tình đã trở nên nghiêm trọng hơn. Khi ấy, bệnh nhân sẽ đi ngoài ra phân lỏng hoắc toé nước, chảy nhớt, màu sắc bất thường liên tục nhiều lần trong ngày, ít nhất trên 3 lần. Cùng với đó là các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, bụng đau quằn quại, buồn nôn, chán ăn. Sốt xuất huyết bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Sốt xuất huyết bị tiêu chảy kèm theo các triệu chứng như đau bụng dữ dội là rất nguy hiểm, cảnh báo bệnh đang chuyển biến nặng. Không những vậy, tình trạng này không chỉ xuất hiện một mình như vậy mà còn kéo theo các hệ lụy nguy hiểm khác, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng như: Hạ tiểu cầu: Cả sốt xuất huyết và tiêu chảy có thể gây mất nước và chất bạch huyết, làm giảm tiểu cầu trong máu. Điều này có thể dẫn đến xuất hiện chảy máu và chảy chất bạch huyết, nguy hiểm tới tính mạng. Cô đặc máu: Sự cô đặc này có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng và tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, biểu hiện đau, mệt, buồn nôn, lơ mơ, li bì kéo dài 24-48 tiếng. Sốc mất máu: Khi mất máu từ tiêu chảy kết hợp với sốt xuất huyết nặng, có thể xảy ra sốc do mất máu nhanh chóng, đòi hỏi điều trị ngay lập tức để duy trì áp lực máu ổn định. Bệnh nhân có thể bị chảy máu ở các vị trí như chân răng, chảy máu cam, chảy máu qua vết thương hở,... Sốt xuất huyết kèm tiêu chảy gây ra các biến chứng nguy hiểm Tràn dịch màng phổi : Sốt xuất huyết có thể gây sự tích tụ chất lỏng trong màng phổi, gây khó thở và làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Suy đa tạng: Cả sốt xuất huyết và tiêu chảy nặng có thể dẫn đến suy đa tạng, ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng như tim, gan, thận, và phổi. Suy giảm thị lực: Sốt xuất huyết có thể gây ra các vấn đề về mắt như viêm mắt và suy giảm thị lực, xuất huyết võng mạc gây mù loà. Hôn mê và tụt huyết áp: Trong trường hợp sốt xuất huyết nghiêm trọng, có thể trải qua tụt huyết áp và có nguy cơ mất ý thức. Nguyên nhân sốt xuất huyết bị tiêu chảy do đâu? Để hiểu rõ hơn “sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không” thì bạn cần hiểu rõ được nguyên nhân của vấn đề này. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, không trực tiếp dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Đây là hai bệnh riêng biệt với các nguyên nhân và cơ chế gây bệnh khác nhau.  Tuy nhiên, sốt xuất huyết tác động đến hệ thống cảm thụ và huyết khối trong cơ thể. Chúng tấn công hệ miễn dịch, trong đó có cơ quan nội tạng, đặc biệt là hệ tiêu hoá, gây ra phản ứng viêm nhiễm khiến hệ tiêu hoá bị nhiễm khuẩn gây ra tình trạng tiêu chảy, phân lỏng. Virus Dengue tấn công và làm tổn thương niêm mạc hệ tiêu hóa là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sốt xuất huyết bị tiêu chảy Đặc biệt lưu ý, sốt xuất huyết kèm theo tiêu chảy là lúc mà tình trạng bệnh đã trở nên nguy hiểm đáng báo động.  Virus Dengue tấn công tủy xương, ức chế sản xuất tiểu cầu khiến cho chỉ số tiểu cầu tụt giảm nhanh chóng, gây ra tình trạng xuất huyết, hay gọi khác là sốt xuất huyết giảm tiểu cầu. Khi ấy, không chỉ dừng lại ở tình trạng tiêu chảy, mà còn xuất hiện hiện tượng phân sẫm màu, đại tiện ra máu.  Sốt xuất huyết bị tiêu chảy phải làm sao? Sốt xuất huyết tiêu chảy buồn nôn là lúc người bệnh cần được chăm sóc nhất vì đây là lúc tình trạng bệnh đã diễn biến nặng. Chính vì vậy, nếu triệu chứng trở nặng hoặc có biểu hiện nghiêm trọng như chảy máu, đau bụng dữ dội, nôn mửa,.. hãy đến bác sĩ ngay lập tức.   Nguyên nhân của sốt xuất huyết bị tiêu chảy là do virus Dengen tấn công hệ tiêu hoá. Vì vậy, để giải quyết được bệnh thì cần phải loại bỏ virus này ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết và loại virus này, nên việc có thể làm chỉ là chăm sóc người bệnh thật tốt, cải thiện hệ miễn dịch để chống lại sự tấn công của virus gây bệnh. Uống nước, uống điện giải và bổ sung vitamin C giúp điều trị sốt xuất huyết bị tiêu chảy Bạn có thể thực hiện một số biện pháp sao cho người bệnh, ví dụ như: Bù dịch và chất điện giải: Mất nước và điện giải là một phần quan trọng của triệu chứng sốt xuất huyết và tiêu chảy. Sốt xuất huyết có thể gây mất nước và dẫn đến sự thiếu hụt các chất điện giải quan trọng trong cơ thể. Việc uống nước và dung dịch chất điện giải có thể giúp cân bằng lại tình trạng này và cải thiện sức khỏe. Bạn có thể bù lại bằng cách uống nước lọc, nước ép trái cây, dung dịch Oresol,... Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm tình trạng viêm nhiễm. Bổ sung vitamin C qua thức ăn hoặc dưới dạng viên nang có thể hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể. Ngoài ra, có thể ăn các loại trái cây khác như cam, xoài, ổi,.... Bổ sung Rutoside: Rutoside là một loại flavonoid có thể có lợi trong việc tăng cường sức kháng của mạch máu và giảm nguy cơ chảy máu. Từ đó ngăn ngừa tình trạng xuất huyết và nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm của bệnh nhân sốt xuất huyết. Cách giảm đau bụng sốt xuất huyết Đau bụng thường xuất hiện ở vùng bụng dưới, có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau bụng có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ,... Dưới đây là một số cách giảm đau bụng sốt xuất huyết: Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là cách tốt nhất để giúp cơ thể phục hồi và giảm đau bụng. Người bệnh nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, tránh vận động mạnh. Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp bù nước và điện giải, giúp giảm đau bụng và các triệu chứng khác của sốt xuất huyết. Chườm mát bụng: Chườm mát bụng giúp giảm đau và khó chịu. Người bệnh có thể chườm đá hoặc khăn lạnh lên vùng bụng bị đau. Uống thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau như paracetamol có thể giúp giảm đau bụng và các triệu chứng khác của sốt xuất huyết. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Nếu đau bụng dữ dội, kèm theo các triệu chứng như sốt cao, đau đầu dữ dội, chảy máu cam, chảy máu chân răng,... thì người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Phòng ngừa biến chứng nặng của sốt xuất huyết Như vậy, Sốt xuất huyết đi ngoài lỏng là lúc tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Phòng ngừa biến chứng nặng của sốt xuất huyết rất quan trọng, và dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng: Lắng nghe ý kiến của bác sĩ: Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy, bổ sung lợi khuẩn mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Tăng cường sức kháng: Duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh, bao gồm nhiều rau quả để tăng cường hệ miễn dịch. Ưu tiên ăn các thực phẩm dễ tiêu hoá như súp, cháo và chia thành nhiều bữa để dễ hấp thụ. Không ăn thực phẩm cay nóng, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và chất kích thích. Tránh sử dụng thuốc chống viêm nhiễm: Tránh sử dụng aspirin và ibuprofen khi bạn nghi ngờ mình bị sốt xuất huyết nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Chăm sóc y tế thường xuyên: Điều quan trọng là thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ và thăm bác sĩ khi cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của việc biến chuyển nặng, hãy đến ngay cơ thể y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Khi bệnh biến chuyển nặng, đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Hãy tắm hàng ngày và giữ cơ thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế tối đa lây chéo. Hạn chế tắm: Sốt xuất huyết thường gây mệt mỏi và suy giảm sức kháng. Tránh tắm trong nước lạnh vì nó có thể làm cơ mạch máu co lại và làm tăng nguy cơ chảy máu. Chỉ nên lau nhẹ bằng khăn ấm để làm mát cơ thể. Không vận động quá sức: Tránh vận động quá mức khi bạn bị sốt xuất huyết, vì nó có thể làm gia tăng nguy cơ biến chứng và làm yếu thêm cơ mạch máu. Nghỉ ngơi là quan trọng để cho cơ thể thời gian hồi phục. Tóm lại, sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không thì sốt xuất huyết nếu đã kèm theo tiêu chảy tức là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã vào giai đoạn nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và hệ tiêu hoá. Do đó, nếu nhận thấy những biểu hiện của việc bệnh trở nặng, hãy đến ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

Bệnh nhân ung thư có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là loại thức uống phổ biến, được nhiều người yêu thích sử dụng hàng ngày như một món giải khát khoái khẩu. Tuy nhiên, xung quanh đó cũng có thắc mắc rằng, bệnh nhân ung thư có nên uống nước dừa không? Để trả lời được câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Bệnh nhân ung thư có nên uống nước dừa không? Nước dừa chứa ít đường nhưng lại có hàm lượng kali, canxi và chloride cao, giúp bổ sung và nâng cao mức năng lượng của cơ thể. Bên cạnh đó, uống nước dừa còn có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, điều hoà dịch nội bộ.  Nước dừa thường được sử dụng trong việc điều trị chứng mất nước do các bệnh như tả, lỵ, cúm và tiêu chảy. Uống một ly nước dừa mỗi ngày khiến đường tiêu hoá hoạt động trơn tru, giảm nguy cơ bất thường, chấm dứt nhiệt miệng và phục hồi thể trạng sau khi mất nước.  Bệnh nhân ung thư có nên uống nước dừa  Vậy bệnh nhân ung thư có nên uống nước dừa không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Người bị ung thư thường phải trải qua những đợt hoá trị, gây nên các tác dụng phụ như nóng sốt và mất nước. Khi ấy, việc bổ sung đủ nước bị mất do đổ mồ hôi và tăng chuyển hoá là rất cần thiết. Nước dừa chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho người mắc ung thư giúp bù nước và chất điện giải.  Tuy uống nước dừa tốt cho bệnh ung thư nhưng hiện nay chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào chứng minh điều này.  Việc uống nước dừa cần được thảo luận và điều chỉnh dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chuyên về ung thư. Người bệnh chỉ nên xem nước dừa như một biện pháp bù nước và cân bằng điện giải chứ không phải thuốc điều trị. Các công dụng của nước dừa với sức khỏe Để hiểu rõ hơn việc “bệnh nhân ung thư có nên uống nước dừa không”, hãy cùng khám phá một số tác dụng tuyệt vời mà nước dừa có thể mang lại cho sức khoẻ như: Có lợi cho hệ tiêu hoá Nước dừa chứa một lượng nhất định chất xơ, đặc biệt là inulin. Chất xơ này có thể cải thiện sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp duy trì sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Điều này giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón. Thành phần acid lauric và acid citric trong nước dừa sẽ chuyển hóa thành monolaurin khi vào cơ thể, có khả năng giảm viêm nhiễm trong hệ tiêu hoá. Nó còn giúp làm dịu dạ dày và giảm triệu chứng viêm loét. Chính vì vậy, những người bị tiêu chảy, táo bón nên uống 1 ly nước dừa trong ngày và chia thành 2 lần uống.  Uống nước dừa tốt cho hệ tiêu hoá Tăng cường năng lượng Dầu dừa trong nước dừa chứa các loại acid béo đơn bão hòa, chúng dễ dàng hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng. Điều này giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng, đặc biệt là trong trường hợp mệt mỏi khi hoạt động thể thao. Đây cũng là câu trả lời cho nhiều bệnh nhân thắc mắc : Truyền hóa chất có uống được nước dừa không. Vì khi điều trị bằng hóa chất, người bệnh sẽ thấy rất mệt mỏi, luôn có cảm giác háo nước. Lúc này, bổ sung nước dừa là cách xoa dịu cơ thể người bệnh một cách hiệu quả nhất  Tăng cường hệ miễn dịch Nước dừa chứa ít natri và đường hơn hẳn các loại nước uống thể thao khác trong khi hàm lượng kali lại rất dồi dào, một khoáng chất quan trọng cho sự hoạt động của cơ và thần kinh. Kali tham gia vào nhiều quá trình sinh học trong cơ thể, bao gồm hỗ trợ hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, nước dừa chứa một lượng nhất định vitamin C giúp bảo vệ tế bào khỏi hư hại của các gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch. Các axit béo trong nước dừa có khả năng kháng vi khuẩn tự nhiên, giúp ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn có hại. Nước dừa giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể Giảm các vấn đề về tiết niệu Người bình thường và cả người ung thư thường xuyên sử dụng nước dừa sẽ giảm nguy cơ gặp các vấn đề về đường tiết niệu. Nước dừa có tính kháng viêm và có thể giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu, giảm nguy cơ viêm nhiễm tiết niệu. Những ai không nên uống nước dừa Theo các chuyên gia y tế, những người sau đây không nên uống nước dừa: Người bị dị ứng với dừa: Nước dừa có thể gây ra dị ứng ở một số người. Các triệu chứng dị ứng dừa có thể bao gồm ngứa, phát ban, sưng, khó thở, thậm chí sốc phản vệ. Người bị bệnh thận: Nước dừa có chứa hàm lượng kali cao. Những người bị bệnh thận có thể gặp khó khăn trong việc đào thải kali ra khỏi cơ thể. Nếu uống quá nhiều nước dừa, có thể dẫn đến tích tụ kali trong máu, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Người bị bệnh tim: Nước dừa có chứa hàm lượng kali cao. Kali có thể làm giảm huyết áp. Những người bị bệnh tim có thể bị hạ huyết áp, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu. Người bị bệnh tiểu đường: Nước dừa có chứa hàm lượng carbohydrate cao. Những người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế uống nước dừa để tránh làm tăng lượng đường trong máu. Người bị bệnh trĩ: Nước dừa có tính nhuận tràng, có thể khiến tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Người đang dùng thuốc: Nước dừa có thể tương tác với một số loại thuốc, gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bạn đang dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa. Viêm ruột uống nước dừa được không? Theo các chuyên gia y tế, viêm ruột uống nước dừa được. Nước dừa là một loại đồ uống giàu chất dinh dưỡng, bao gồm carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nước dừa có thể giúp bù nước và điện giải cho cơ thể, giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy và mất nước do viêm ruột. Lợi ích của nước dừa đối với người bị viêm ruột: Bù nước và điện giải: Nước dừa có chứa hàm lượng kali cao, giúp bù nước và điện giải cho cơ thể. Kali là một khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp, nhịp tim và chức năng cơ. Chống viêm: Nước dừa có chứa các chất chống oxy hóa, giúp chống viêm và bảo vệ niêm mạc ruột. Tăng cường sức đề kháng: Nước dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bệnh nhân ung thư cần lưu ý gì khi uống nước dừa Sau khi đã nắm bắt được “bệnh nhân ung thư có nên uống nước dừa không” thì trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe: Nước dừa chứa một số lượng calo và dầu béo, vì vậy bệnh nhân ung thư cần uống một lượng vừa phải để tránh thừa cân hoặc tăng cân không cần thiết, uống không quá 1-2 trái/ngày. Uống nước dừa sau khi hái càng sớm càng tốt, nên uống cả quả thay vì đổ ra cốc vì sẽ mất đi hương vị thơm ngon. Không nên uống nước dừa ngay sau khi vừa đi ngoài trời nắng nóng về, để tránh đầy bụng, ớn lạnh,... Một số người có thể trải qua vấn đề về tiêu hoá sau khi uống nước dừa, như tiêu chảy hoặc rát họng. Nếu có bất kỳ tác động phụ nào, nên ngừng uống ngay lập tức. Tránh nước dừa được xử lý hoặc có chứa hương liệu và đường thêm vào. Nước dừa tươi nguyên chất là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe. Nước dừa có thể tương tác với một số loại thuốc, do đó, bệnh nhân ung thư nên thảo luận với bác sĩ về bất kỳ tác động tương tác nào có thể xảy ra. Người sắp phẫu thuật khoảng 2 tuần không nên uống nước dừa. Người bị cao huyết áp nên thường xuyên uống nước dừa vì khả năng giảm huyết áp tuyệt vời của nó. Lưu ý chỉ nên uống tối đa 2 quả dừa mỗi ngày Ngoài ra theo Đông y, những người thể trạng thuộc tính âm như da tái xanh, chân tay lạnh, ăn uống chậm tiêu, dễ tiêu chảy, phân mềm, ít khát nước,...thì không nên uống nhiều nước dừa. Ăn gì để diệt tế bào ung thư? Không có một loại thực phẩm nào có thể diệt tế bào ung thư một cách thần kỳ. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư và hỗ trợ quá trình điều trị ung thư. Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể giúp diệt tế bào ung thư: Rau họ cải: Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, cải Brussels chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm sulforaphane, indole-3-carbinol và quercetin. Các chất này có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Quả mọng: Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi, quả lý chua đen chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm anthocyanins, ellagic acid và vitamin C. Các chất này có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Cà chua: Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Cá béo: Cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu chứa nhiều axit béo omega-3, có thể giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Các loại hạt: Các loại hạt như hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm chất xơ, chất chống oxy hóa và axit béo omega-3. Các chất này có thể giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm catechin và EGCG. Các chất này có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

5+ nguy cơ tiềm ẩn khi dùng thuốc làm mềm phân - Bạn đã biết?

Thuốc làm mềm phân là loại thuốc giúp phân trơn, mềm và dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. Chúng thường được sử dụng để điều trị táo bón, chuẩn bị phẫu thuật,… Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc nhuận tràng cần được thực hiện dưới sự giám sát hoặc hướng dẫn tận tình của bác sĩ, do tiềm ẩn nhiều nguy cơ “phản ứng ngược” như mất cân bằng điện giải, môn mửa, khó tiêu,… Thuốc làm mềm phân được nhiều người tin dùng Lợi ích của thuốc làm mềm phân Trước khi khám phá về những tác hại tiềm ẩn của việc dùng thuốc làm mềm phân, chúng tôi cần khẳng định rằng loại thuốc này vẫn mang nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nếu được hướng dẫn và sử dụng đúng cách. Thuốc làm mềm phân (thuốc chữa táo bón, thuốc xổ, thuốc nhuận tràng) là nhóm thuốc có khả năng làm lỏng phân và tăng nhu động ruột. Phần lớn chúng thường chứa muối canxi hoặc natri của docusat – những chất diện hoạt giúp làm giảm sức căng bề mặt và khiến cho nước dễ thấm vào khối phân; từ đó làm mềm phân và dễ dàng đi đại tiện.  Không chỉ thế, những loại thuốc nhuận tràng, làm mềm phân còn đem lại những lợi ích thiết thực và khoa học như: Giảm táo bón nhẹ: Đây là lợi ích dễ thấy nhất của thuốc nhuận tràng. Bằng cách làm mềm và thúc đẩy sự dịch chuyển của phân qua đường tiêu hóa, tình trạng táo bón hoặc cảm giác khó chịu khi đi tiêu sẽ nhanh chóng được loại bỏ khi sử dụng thuốc mềm phân cấp tốc. Giảm căng thẳng: Các nhóm thuốc nhuận tràng đều  có khả năng làm cho phân mềm mượt, giảm căng cứng và đau đớn khi đi tiêu. Điều này đặc biệt quan trọng cho những người đang gặp vấn đề về tim mạch, trĩ hoặc hậu phẫu. Hỗ trợ quá trình điều trị hoặc hậu phẫu: Trong hoặc sau giai đoạn điều trị y tế, nhất là sau sinh, thuốc mềm phân có thể giúp người dùng thoải mái hơn trong quá trình tiêu hóa. Tăng chất lượng sống: Nhờ công dụng giảm táo bón nhẹ và cảm giác khó chịu khi đi tiêu, thuốc làm mềm phân giúp cải thiện chất lượng sống, đồng thời tạo sự thoải mái, vui vẻ mỗi ngày. Thuốc nhuận tràng mang lại nhiều lợi ích thiết thực Các loại thuốc nhuận tràng thường được coi là an toàn và hiệu quả trong việc giảm táo bón, cải thiện sự thoải mái hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, tương tự bất kỳ loại thuốc nào, chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe dài hạn nếu không được sử dụng sai cách. Dưới đây là một số tác hại mà thuốc mềm phân có thể gây ra. Tác hại của thuốc làm mềm phân cấp tốc “Uống thuốc nhuận tràng có tác hại gì?” – Trên thực tế, thuốc làm mềm phân hay nhuận tràng đều có thể gây ra các tác dụng phụ như: đau bụng, tiêu chảy, nôn và buồn nôn. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây mất cân bằng điện giải, thậm chí là co giật. Cụ thể: Tác hại của thuốc nhuận tràng Giải thích chi tiết Tiêu chảy Tiêu chảy có thể xảy ra khi sử dụng thuốc nhuận tràng do khối phân quá mềm, quá dễ dàng di chuyển qua đường tiêu hóa. Buồn bực dạ dày Một số người có thể trải qua cảm giác buồn bực, khó chịu ở dạ dày sau khi sử dụng thuốc xổ, thuốc mềm phân. Điều này thường do tác động của thuốc lên các dạng tử cung trong quá trình tiêu hóa. Khó thở, dị ứng Các loại thuốc mềm phân, thuốc nhuận tràng có thể gây ra khó thở, phát ban, sưng hoặc các phản ứng dị ứng đối với những người dị ứng với thành phần trong thuốc. Suy nhược cơ thể Mặc dù các loại thuốc nhuận tràng thường không gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược khi phải đi đại tiện quá nhiều. Phụ thuộc Sử dụng quá nhiều thuốc mềm phân có thể khiến cơ thể trở nên phụ thuộc – phải dùng thuốc với có thể đi vệ sinh được. Mất cân bằng điện giải Trường hợp này thường xảy ra đối với thuốc làm mềm phân cho trẻ em, bởi lượng ion trong cơ thể thay đổi dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong cơ thể. Những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng thuốc để làm mềm phân cấp tốc Do đó, khi sử dụng thuốc làm mềm phân cho người lớn, trẻ em hay phụ nữ sau sinh, người dùng cần được thăm khám, hướng dẫn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa; nhằm đảm bảo liều lượng và cách sử dụng phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản thân. 10 Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc làm mềm phân Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc làm mềm phân, dưới đây là một vài lưu ý mà bạn cần tuân thủ: Không sử dụng khi có các triệu chứng bất thường về đường ruột: Nếu đang nghi ngờ hoặc xuất hiện các triệu chứng của viêm ruột thừa, viêm đại tràng (như đầy bụng, đau bên hông, ê buốt, buồn nôn,…), bạn không nên tùy ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà cần thăm khám tại các cơ sở y khoa uy tín càng sớm càng tốt. Không dùng quá 1 tuần: Các loại thuốc có công dụng làm mềm phân trên thị trường thường được khuyến cáo không nên sử dụng liên tục trên 1 tuần  (trừ khi được bác sĩ chỉ định). Thậm chí, nếu bạn không cảm nhận rõ ràng hiệu quả khi sử dụng thuốc, bạn cũng không nên sử dụng quá 1 tuần. Không dùng trong vòng 2 giờ sau khi đã sử dụng thuốc khác: Các loại thuốc có thể sinh ra phản ứng ngược, giảm tác dụng khi gặp nhau, vì thế hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không sử dụng thuốc mềm phân sau 2 giờ kể từ khi sử dụng thuốc khác. Không sử dụng nếu không cần thiết: Nếu không cần thiết, người dùng tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc! Lắng nghe cơ thể: Nếu bạn nhận thấy tần suất đi tiểu hay chức năng ruột thay đổi đột ngột hơn 2 tuần, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc mềm phân nhằm xác định nguyên nhân, khắc phục kịp thời trước khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Chỉ sử dụng đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định Xây dựng lối sống lành mạnh: Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện đáng kể đường tiêu hóa. Do đó, khi sử dụng các loại thuốc có công dụng làm mềm phân, bạn cần có chế độ ăn đa dạng, ưu tiên thực phẩm từ trái cây, hạn chế đường, muối và cholesterol; tập thể dục thường xuyên; ngủ đủ giấc; kiêng hút hoặc ngửi khói thuốc; quản lý căng thẳng. Chọn đúng sản phẩm: Có nhiều dạng nhuận tràng trên thị trường, bao gồm: viên uống, bột, dung dịch, viên đặt hoặc thụt tháo. Dù cùng chung mục tiêu hỗ trợ quá trình đại tiện của người dùng, song mỗi dạng lại phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Trong đó, viên uống, bột và dung dịch thường dùng khi bị táo bón, hội chứng ruột kích thích hoặc xét nghiệm y tế chuyên sâu. Còn dạng thụt tháo hoặc viên đặt chủ yếu hướng đến những ai đang có vấn đề về nhuận tràng cục bộ. Thận trọng khi sử dụng thuốc làm mềm phân cho trẻ dưới 6 tuổi, người nằm liệt giường, người bệnh viêm ruột và phụ nữ có thai! Áp dụng nhiều phương pháp bổ trợ: Để gia tăng tác dụng của thuốc nhuận tràng, bạn nên sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Ví dụ: thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục, dùng các sản phẩm tăng cường tiêu hóa lành tính,… Theo đó, nếu đang gặp các vấn đề táo bón hoặc khó đi vệ sinh, bạn nên xem xét sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS.  Tuyệt đối không dùng thuốc nhuận tràng nếu không thật sự cần thiết Tràng Phục Linh PLUS nổi tiếng là giải pháp cho các vấn đề liên quan đến đại tràng như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được thiết kế với vai trò cải thiện sức khỏe đường ruột, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và nâng cao chất lượng đời sống từ nhiều thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, để đảm bảo sản phẩm phù hợp với tình trạng của bạn, tốt nhất bạn nên liên hệ đến 1800.1506 để được các dược sĩ tư vấn chi tiết. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào liên quan đến hệ tiêu hóa! Tràng Phục Linh PLUS – Sản phẩm lành tính giúp bảo vệ sức khỏe, tăng cường hệ tiêu hóa Top 3 thuốc làm mềm phân cấp tốc tại nhà Khó đi ngoài là một trong những yếu tố gây nên tình trạng táo bón, nếu không phát hiện hoặc điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần của người bệnh. Dưới đây là 3 loại thuốc làm mềm phân cấp tốc, được nhiều chuyên gia khuyên dùng – theo Ths Bs Nguyễn Anh Duy Tùng – Trợ lý Giám đốc Y khoa của Nutrihome. Thuốc làm mềm phân Duphalac Thuốc làm mềm phân Duphalac là một biệt dược chuyên điều trị táo bón mạn tính, có tác dụng thẩm thấu nhanh chóng tại đại tràng do chứa hàm lượng lớn lactulose – dạng disaccharide tổng hợp. Do đó, chỉ sau 48 giờ sử dụng Duphalac, phân sẽ trở nên mềm hơn và quá trình đại tiện cũng diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn. Liều dùng: Trẻ em <1 tuổi: 5ml/ngày. Trẻ em 1 – 6 tuổi: ~5 – 10ml/ngày. Trẻ em 7 – 14 tuổi: Ban đầu uống 15ml/ngày, sau đó tùy vào tình trạng đáp ứng của cơ thể mà gia giảm liều lượng. Người lớn: Liều khởi đầu từ 15 – 45ml/ngày, sau đó điều chỉnh từ 15 – 30ml/ngày. Thuốc làm mềm phân cấp tốc Duphalac ⚠️Lưu ý: Thuốc làm mềm phân Duphalac có thể gây tiêu chảy, nôn, đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi, mất cân bằng điện giải. Do đó, hãy tham khảo ý kiến và sử dụng thuốc đúng theo liều chỉ định của bác sĩ! Ngoài ra, hãy thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người bệnh mắc đái tháo đường! Thuốc giảm táo bón PEGinpol Macrogol PEGinpol Macrogol là thuốc dành riêng cho trẻ từ 6 tháng trở nên bị khó đi ngoài do táo bón. Thuốc có dạng bột, mùi cam rất dễ uống, được chứng mình có hiệu quả và an toàn cho bé. Liều dùng:  Người lớn: 1 gói PEGinpol Macrogol hòa tan trong 125ml nước, uống trong 30 phút hoặc 1 giờ sau khi pha. Trẻ em: Liều dùng cho trẻ nhỏ thường được các bác sĩ quyết định dựa trên độ tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe cụ thể. ⚠️Chú ý: Để biết chính xác về liều dùng của bản thân hoặc trẻ nhỏ, bạn cần tham khảo y kiến và sử dụng thuốc đúng theo liều được chỉ định. Không dùng thuốc PEGinpol Macrogol cho những người bị thủng ruột, tắc ruột, viêm đại tràng, bệnh Crohn,… Thuốc nhuận tràng Forlax Thành phần chính macrogol trong thuốc nhuận tràng hay thuốc làm mềm phân người lớn Forlax có công dụng cải thiện chứng táo bón nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh đường ruột. Chỉ sử dụng Forlax cho trẻ em và phụ nữ sau sinh khi được bác sĩ kê đơn. Liều dùng: Khuyến nghị uống 1 – 2 gói mỗi ngày, sau đó tùy theo nhu cầu và phản ứng cơ thể mà có thể điều chỉnh trong khoảng từ 5 – 20g/ngày. Thuốc nhuận tràng Forlax giúp làm mềm phân hiệu quả ngay tại nhà ⚠️Lưu ý: Thuốc làm mềm phân cấp tốc Forlax chống chỉ định của bệnh nhân bị viêm ruột nặng, phình đại tràng do nhiễm độc, thủng ruột, tắc ruột. Ngoài ra, một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ như tiêu chảy, chướng bụng, phát ban, nổi mày đay khi sử dụng Forlax. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các biểu hiện trên, người dùng cần đến các cơ sở thăm khám y khoa gần nhất để được kiểm tra và khắc phục kịp thời. Cách làm mềm phân tức thì bằng thực phẩm “Ăn gì mềm phân?” là thắc mắc chung của nhiều người khi gặp tình trạng khó đi tiêu. Trên thực tế, có nhiều thực phẩm làm mềm phân tự nhiên, bao gồm: Nước: Nước là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự di chuyển và độ ẩm của phân trong ruột. Do đó, hãy đảm cung cấp đủ 1.8 – 2.5 lít nước/ngày (tùy trường hợp) để giúp quá trình tiêu hóa trở nên trơn tru, dễ dàng. Thực phẩm chứa chất xơ: Rau xanh, trái cây tươi, hạt lanh, ngũ cốc nguyên hạt khi được tiêu thụ sẽ tạo thêm thể tích cho phân, kích thích sự di chuyển của chúng trong ruột. Trái cây mềm: Các loại trái cây chứa chất pektin như lê, táo, nho, kiwi có khả năng làm mềm phân. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tiêu thụ chúng với lượng vừa đủ, tránh gây tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần. Dầu Oliu: Không chỉ có lợi cho sức khỏe tim mạch, dầu oliu còn có khả năng bôi trơn đường ruột, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Nấm: Một số loại nấm như nấm mỡ, nấm hương có thể tăng cường sự trượt của phân trong đường ruột, từ đó giúp người bệnh không cần dùng nhiều sức khi đi vệ sinh. Sữa chua: Các loại sữa chua có chứa probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sự di chuyển của phân. Các loại thực phẩm làm mềm phân tự nhiên, an toàn và hiệu quả Hãy nhớ rằng, việc duy trì lối sống, ăn uống lành mạnh có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ làm mềm phân tự nhiên. Song, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng chúng, tránh phản tác dụng.  Ngoài ra, nếu tình trạng đại tiện vẫn không được cải thiện hoặc trở nên trầm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn cách làm mềm phân nhanh nhất, phù hợp nhất. Tóm lại, tình trạng phân cứng, khó đi vệ sinh không chỉ khiến người bệnh khó chịu tinh thần lẫn thể chất, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.  Do đó, hãy hành động ngay hôm nay bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh và kết hợp bổ sung các loại thuốc làm mềm phân để cải thiện tiêu hóa, đẩy lùi nguy cơ táo bón và các bệnh lý nguy hiểm. Để cập nhật thêm nhiều thông tin mới mẻ về sức khỏe cũng như các giải pháp cải thiện hệ tiêu hóa an toàn, nhanh tay liên hệ đến 1800.1506 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất. Nguồn tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/23274-stool-softener#:~:text=Stool%20softeners%20are%20medications%20that,dry%2C%20hard%20masses%20from%20forming. https://www.webmd.com/drugs/2/drug-9514/stool-softener-oral/details https://www.healthline.com/health/constipation/stool-softeners-laxatives https://suckhoedoisong.vn/thuoc-lam-mem-phan-la-gi-va-khi-nao-can-su-dung-169230409232705148.htm https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/laxative-oral-route/precautions/drg-20070683 https://www.webmd.com/digestive-disorders/laxatives-for-constipation-using-them-safely https://nutrihome.vn/thuoc-tri-tao-bon/ 

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...