Viêm đại tràng

Vì sao dễ chẩn đoán nhầm viêm loét đại trực tràng chảy máu?

Viêm loét đại trực tràng chảy máulà bệnh về đường tiêu hóa, hiện nay vẫn chưa xác định nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy trong quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Việc chẩn đoán bệnh xảy ra trường hợp nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác  do nhiễm khuẩn và ký sinh trùng… để lại những biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện mỗi thể của bệnh khác nhau Triệu chứng nổi bật nhất của viêm loét đại trực tràng chảy máu là đau bụng, tiêu chảy, phân có máu, kèm theo sốt và sút cân. Mỗi giai đoạn của bệnh lại có những biểu hiện khác nhau. Thông thường bệnh chia làm 3 thể: 1. Thể nhẹ Triệu chứng đại tiện nhầy máu, kéo dài dưới 4 ngày, thể trạng không thay đổi, chưa có hiện tượng thiếu máu và  giảm protein máu. Bệnh thường khu trú ở trực tràng hoặc đại tràng sigma, ít khi có tổn thương ở phần cao hơn. Các biểu hiện ngoài ruột là rất hiếm. Thể này cũng có thể diễn tiến thành thể nặng hơn. 2. Thể trung bình Bệnh nhân bị bệnh ở thể này thường chiếm 25 % trường hợp. Triệu chứng là những đợt tiêu chảy khởi đầu bằng đau quặn bụng, đại tiện phân có máu, có thể xảy ra vào ban đêm. Sốt, giảm protein trong máu đi kèm cùng những triệu chứng này, làm cơ thể người bệnh luôn mệt mỏi. 3. Thể nặng hoặc thể sét đánh Chiếm khoảng 15% trường hợp. Đại tiện phân máu hơn 6 lần/ngày và thường xảy ra về ban đêm. Người bệnh có cảm giác đau rát, buốt hậu môn và mót rặn. Tổng trạng suy sụp với nhịp tim nhanh, huyết áp hạ, sốt cao, bụng trướng. Nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh có thể trầm trọng hơn dẫn đến tử vong do xuất huyết trầm trọng hoặc giãn đại tràng nhiễm độc. Để chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các biểu hiện đặc trưng khi nội soi đại trực tràng kết hợp với sinh thiết. Lưu ý trong khi soi đại trực tràng không nên bơm hơi nhiều, có thể sẽ dẫn đến thủng ruột. Những biến chứng của bệnh có thể xảy ra 1. Biến chứng nhẹ của ruột Là giả polýp, chỉ xảy ra trong 20% trường hợp, các biến chứng ít gặp hơn là nứt hậu môn, rò và áp-xe hậu môn. 2. Biến chứng nặng của ruột Là chảy máu trầm trọng, hẹp đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc, thủng và có thể đưa đến ung thư. Biến chứng khác như viêm đường mật, viêm khớp, hồng ban nút, viêm da mủ hoại thư, viêm xơ đường mật tiên phát, viêm thận bể thận và sỏi, trong đợt cấp nặng của viêm loét đại trực tràng chảy máu lan rộng có thể có biến chứng đông máu rải rác nội mạch. Điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu Quá trình điều trị bệnh cần kết hợp dùng thuốc và có chế độ sinh hoạt hợp lý. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh, tổng trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cụ thể. Ngoài việc sử dụng thuốc cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân, động viên bệnh nhân bằng các liệu pháp tâm lý. Trong trường hợp thiếu hụt men lactase thì không cho bệnh nhân dùng sữa, trong đợt tiến triển khẩu phần ăn cần hạn chế chất xơ. Đặc biệt không dùng các chế phẩm của thuốc phiện, thuốc chống tiêu chảy và thuốc kháng cholin vì có thể gây ra phình đại tràng, đặc biệt trong trường hợp có biến chứng phình đại tràng nhiễm độc, bệnh nhân phải được theo dõi và điều trị trong trung tâm hồi sức tích cực. Viêm loét đại trực tràng chảy máu cần được theo dõi thường xuyên 6 tháng 1 lần bằng soi đại tràng và sinh thiết đại tràng và đại tràng sigma để kịp thời phát hiện giai đoạn loạn sản nặng hoặc là giai đoạn đầu của tiến triển ung thư. Xem thêm >> Dấu hiệu viêm loét đại trực tràng xuất huyết

Viêm loét đại trực tràng chảy máu: Nguyên nhân, triệu chứng & phương pháp điều trị

Viêm loét đại – trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính gây ra tình trạng loét, chảy máu tại khu vực đại trực tràng gây tổn thương lan tỏa ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.  Tổng quan về bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu là gì? Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh lý khá nguy hiểm và đang có xu hướng gia tăng tại các quốc gia phát triển. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ với tỷ lệ tương đương nhau với nhóm tuổi khởi phát bệnh từ 15 – 40 tuổi.  Viêm loét đại tràng chảy máu Đại tràng hay còn gọi là ruột già là ống cơ dài từ 1.5 0 1.8m nằm ở cuối cùng của hệ tiêu hóa, dẫn thức ăn từ ruột non đến hậu môn để bài tiết ra bên ngoài. Bộ phận này có nhiệm vụ hấp thụ lại nước và chất điện giải, đồng thời biến những gì còn lại của thức ăn thành phân.  Viêm loét đại tràng chảy máu sẽ gây ra sự viêm nhiễm, tổn thương ở niêm mạc đại tràng, các mạch máu có thể phá vỡ và gây ra chảy máu trong phân. Triệu chứng thường gặp khi viêm loét đại tràng chảy máu gồm tiêu chảy, đau bụng, chảy máu trực tràng và mệt mỏi.  Hình ảnh viêm loét đại trực tràng chảy máu Viêm loét trực tràng chảy máu Trực tràng là phần ống cơ kết nối ruột già dẫn tới hậu môn và chất thải của cơ thể sẽ đi qua trực tràng để ra ngoài. Viêm loét trực tràng chảy máu là tình trạng viêm loét ở trực tràng và gây ra chảy máu trong phân.  Nguyên nhân dẫn đến viêm loét trực tràng chảy máu Viêm loét trực tràng chảy máu có thể là căn bệnh ngày càng phổ biến, với tỷ lệ nam nữ đều có thể mắc bệnh như nhau. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do:  Gen di truyền Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng 20% người bị viêm loét đại trực tràng chảy máu có người thân trong gia đình mắc bệnh này. Nghiên cứu ở Nhật nhận thấy, người có gen HLA-DRB1*1502 (DR2) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có gen DR4. Gen di truyền Do yếu tố miễn dịch Theo nghiên cứu, tự kháng thể ASCA (anti – Sacharomyces cerevisiae antibodies) và pANCA (perinuclear antineutrophil cytoplasmic antibodies) dương tính ở 80% bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu. Đặc biệt, tỷ lệ dương tính này còn cao hơn với những bệnh nhân có kết hợp viêm xơ chít hẹp đường mật tiên phát.  Do nhiễm khuẩn Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường ruột là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm loét đại trực tràng chảy máu. Yếu tố nhiễm khuẩn có thể gây khởi phát bệnh hoặc những đợt tái phát. Trường hợp tái phát bệnh thường liên quan tới vấn đề vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột như Shigella, E.Coli, Shigella, Campylobacter… Do chế độ ăn uống, sinh hoạt Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán và sử dụng chất kích thích, đồ có cồn là nguyên nhân gây bệnh và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ dùng thuốc tránh thai thường xuyên còn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2.5 lần so với người khác. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể gây viêm loét trực tràng Do căng thẳng, stress Căng thẳng, stress kéo dài là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu. Những trường hợp đã mắc bệnh, nếu thường xuyên căng thẳng cũng có thể khiến bệnh ngày càng trở nên nặng hơn.  Triệu chứng viêm đại trực tràng chảy máu Viêm loét đại trực tràng chảy máu ở giai đoạn nhẹ và thường có biểu hiện không quá rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa khác. Nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây thì bạn cần đi khám ngay bởi nguy cơ mắc bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu là rất cao.   Triệu chứng viêm đại tràng chảy máu Đau bụng; Đi nhiều lần trong ngày, đại tiện phân lỏng, rối loạn phân, có nhầy máu, phân có màu đỏ; Triệu chứng ngoài tiêu hóa: viêm màng bồ đào, đau khớp, viêm xơ đường mật; Sốt hiếm khi xảy ra, thường ở thể tiến triển nặng hoặc có thể biến chứng; Toàn thân: Thiếu máu, gầy sút cân, đôi khi phù do suy dinh dưỡng;  Viêm đại trực tràng chảy máu có nguy hiểm không? Gây ra biến chứng gì? Viêm đại trực tràng chảy máu là căn bệnh khá nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm. Do vậy, khi phát hiện mắc bệnh thì bệnh nhân cần được điều trị ngay. Bởi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Phát hiện sớm để bệnh được điều trị kịp thời ✅Biến chứng Biểu hiện chi tiết ✅Phình giãn đại tràng Đại tràng giãn to chủ yếu là giãn đại tràng ngang với đường kính >6cm. Thường gặp ở thể viêm loét nặng, viêm toàn bộ đại tràng. Trường hợp này có thể gây nguy cơ thủng đại tràng.  ✅Xuất huyết tiêu hóa Là các triệu chứng của bệnh nhưng trong đợt tiến triển sẽ thấy dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa nặng hơn. Nếu dấu hiệu phân có máu đỏ tươi, số lượng nhiều kèm tình trạng mất máu cần có sự chỉ định ngoại khoa. ✅Ung thư hóa Người mắc viêm đại trực tràng chảy máu có tỷ lệ ung thư hóa cao, chiếm tới 10 – 15% sau 10 năm bị bệnh. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng chảy máu Để xác định bệnh và tình trạng bệnh nhằm đưa ra phương pháp chữa trị chính xác, kịp thời. Cụ thể: Chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng chảy máu Chẩn đoán lâm sàng Thông qua những biểu hiện của bệnh như đau bụng, rối loạn phân hoặc bị sút cân không rõ nguyên nhân, thiếu máu, suy dinh dưỡng.  Chẩn đoán cận lâm sàng Do những triệu chứng của bệnh khá giống với các bệnh tiêu hóa khác, nên việc chẩn đoán bệnh đôi khi không được chính xác mà cần dựa trên kết quả của việc chẩn đoán cận lâm sàng.  Người bệnh sẽ thực hiện nội soi đại trực tràng để xác định bệnh cùng các giai đoạn của bệnh dựa trên hình ảnh nội soi. Việc phân loại bệnh dựa theo Baron: ✅Giai đoạn Biểu hiện ✅Giai đoạn 0 Là giai đoạn đầu của bệnh với các biểu hiện như niêm mạc nhạt màu, mạch máu dưới niêm mạc thưa thớt, mỏng. Nếu mới chớm bệnh thì hình ảnh nội soi sẽ không có gì bất thường.  ✅Giai đoạn 1  Bệnh bắt đầu phát triển mạnh hơn với lớp niêm mạc lần sần, chỉ còn nhìn thấy 1 phần các mạch máu.  ✅Giai đoạn 2  Nếp nhăn niêm mạc biến mất và xuất hiện nhiều ổ loét, không nhìn thấy mạch máu dưới niêm mạc. Đèn nội soi chạm phải sẽ rất dễ chảy máu. ✅Giai đoạn 3 Giai đoạn bệnh tiến triển nặng, lớp niêm mạc sưng phù, có ổ loét lớn và niêm mạc chảy máu tự phát. Ngoài hình ảnh nội soi, thì việc chẩn đoán cận lâm sàng còn bao gồm chụp khung đại tràng, mô bệnh học, CT scan ổ bụng thành đại tràng và xét nghiệm.  Phương pháp điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu như thế nào? Khi đã chẩn đoán được viêm loét đại trực tràng chảy máu và nguyên nhân gây ra bệnh thì bệnh nhân cần được điều trị ngay. Cụ thể:  Phương pháp điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng  Nguyên tắc điều trị Nguyên tắc điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu lần đầu khởi phát là việc sử dụng thuốc. Sau đó, đánh giá sự đáp ứng dựa trên triệu chứng lâm sàng sau 10 – 15 ngày điều trị.  Trường hợp đã hoặc đang điều trị mà bệnh nặng hơn thì cần bắt đầu bằng loại thuốc đang điều trị cùng một số loại thuốc khác. Trường hợp đã điều trị, nhưng vì một lý do nào đó là ngưng điều trị trong thời gian dài thì tiến hành như trường hợp chưa từng điều trị. Tuy nhiên, sẽ sử dụng thuốc điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu khác với thuốc đã từng sử dụng. Với trường hợp đã tổn thương tối thiểu ở trực tràng đại tràng sigma thì người bệnh nên kết hợp điều trị tại chỗ bằng việc dùng thuốc thụt hoặc viên đặt ở hậu môn. Trong quá trình điều trị, nên kết hợp điều trị tấn công với điều trị duy trì. Điều trị nội khoa Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị tiện lợi và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi thực hiện điều trị việc viêm đại trực tràng chảy máu bằng nội khoa cần lưu ý một số điều sau:  Dùng thuốc điều trị viêm loét trực tràng chảy máu Dùng thuốc theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trực tràng chảy máu nặng, nên truyền máu cho bệnh nhân ngay để tránh tình trạng tụt huyết áp, thiếu máu.  Khi uống thuốc, cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, cung cấp đủ dinh dưỡng và chọn thức ăn mềm, dễ tiêu. Đồng thời, cần tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng và các loại đồ uống có cồn. Điều trị ngoại khoa Người bệnh sẽ được chỉ định cắt đoạn đại tràng hoặc cắt toàn bộ trong những trường hợp:  Trường hợp bệnh nặng có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa Chảy máu ồ ạt khó cầm máu Thủng đại tràng Phình giãn đại tràng nhiễm độc Dị sản hoặc ung thư hóa ở mức độ nặng. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu Viêm loét đại trực tràng chảy máu khá nguy hiểm và thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, thay vì cố gắng chữa trị thì chúng ta hãy áp dụng những biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu để bệnh không ghé thăm. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn hãy:  Biện pháp phòng ngừa viêm loét đại trực tràng chảy máu Ăn uống khoa học: Bữa ăn hàng ngày nên có nhiều thực phẩm dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, nhiều chất xơ và ít dầu mỡ. Tránh xa chất kích thích, đồ cay nóng và đồ uống có cồn. Sinh hoạt điều độ: Hãy cân bằng sức lực và thời gian, nên dành cho bản thân khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi. Tránh làm việc quá sức, căng thẳng và stress kéo dài. Luôn giữ tinh thần thoải mái, khỏe khoắn và sảng khoái nhất. Vận động thường xuyên: Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để có được cơ thể khỏe mạnh giúp phòng tránh bệnh hiệu quả bệnh viêm loét đại tràng chảy máu.  Khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình. Khám sức khỏe giúp phát hiện sớm những bất thường để đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả.  Ngoài những biện pháp trên thì người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ cho người mắc bệnh về đại tràng như Tràng Phục Linh, Tràng Phục Linh Plus – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng, giảm các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích, hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa.  Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh lý khá nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, người bệnh nên chủ động phòng ngừa và đi khám nếu có dấu hiệu bất thường.

11 cách chữa đầy hơi chướng bụng dân gian hiệu quả

Đầy bụng khó tiêu khiến bạn cảm thấy khó chịu đặc biệt sau mỗi khi ăn uống. Ngoài việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống, thói quen ăn uống hàng ngày chúng ta có thể áp dụng một số cách chữa đầy bụng bằng phương pháp dân gian đơn giản, dễ làm giúp giảm cảm giác khó chịu trên đồng thời mang lại cảm giác ăn uống ngon miệng hơn. Mục lục1. Mẹo chữa đầy hơi khó thở bằng cách dân gian1.1. Cách trị đầy hơi bằng gừng1.2. Cách chữa chướng bụng bằng lá bạc hà1.3. Cách chữa đầy bụng bằng tỏi1.4. Mẹo chữa đầy hơn chướng bụng bằng trà hoa cúc1.5. Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu bằng chỉ thực – chỉ xác1.6. Cách trị chướng bụng bằng trần bì1.7. Cách chữa bụng đầy hơi bằng chườm nóng1.8. Trị chướng bụng đầy hơi bằng quế1.9. Cách chữa đầy hơi chướng bụng bằng tiêu1.10. Cách trị đầy hơi khó tiêu tại nhà bằng lá ổi1.11. Cách trị đầy hơi chướng bụng bằng massage bụng2. Tìm hiểu Nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng3. Đầy hơi chướng bụng Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?4. Cách ngăn ngừa tình trạng chướng bụng đầy hơi Mẹo chữa đầy hơi khó thở bằng cách dân gian Có nhiều biện pháp giúp cải thiện đầy hơi chướng bụng, một số cách chữa đầy bụng bằng phương pháp dân gian dưới đây thường được áp dụng tại nhà giúp cải thiện khá hiệu quả: Cách trị đầy hơi bằng gừng Gừng được dùng làm gia vị trong các món ăn khá phổ biến. Bên cạnh đó, gừng được dùng làm thuốc chữa nôn mửa, đầy hơi trướng bụng, kích thích tiêu hóa, giải độc. Cách dùng gừng giảm đầy hơi trướng bụng như sau: Nhai vài lát gừng tươi, ngậm nuốt dần, ngày làm vài lần đến khi hết cảm giác đầy chướng bụng. Hoặc giã nát gừng, pha với nước nóng hoặc với mật ong rồi uống từ từ. Hoặc dùng 10g gừng khô, hãm với 100ml nước sôi rồi uống dần trong ngày Cách chữa chướng bụng bằng lá bạc hà Lá bạc hà là vị thuốc có công dụng rất tốt trong điều trị các triệu chứng của dạ dày trong đó có hiện tượng đầy hơi. Trong lá bạc hà có chứa menthol có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, làm tan các khí hơi – nguyên nhân gây chướng bụng. Cách thực hiện như sau: Cách 1: Lá bạc hà rửa sạch, nhai sống kết hợp với uống 1 ly nhỏ rượu táo mèo trong bữa ăn có tác dụng giảm hiện tượng đẩy hơi, chướng bụng, kích thích tiêu hóa. Cách 2: Nhâm nhi tách trà bạc hà mỗi ngày, sử dụng 1 muỗng lá bạc hà hãm với 150ml nước sôi để 15 phút rồi uống. Cách 3: Cho lá bạc hà khô (50g), tinh dầu bạc hà (50g) vào rượu nặng 90 độ (100ml). Mỗi ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 5-10 giọt cho vào nước nóng để uống. Cách 4: Thêm lá bạc hà vào trong các món nước ép trái cây hoặc sinh tố Lưu ý: Các trường hợp bị ợ nóng, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị trào ngược axit dạ dày không nên áp dụng biện pháp chữa đầy bụng chướng hơi từ lá bạc hà. Không nên nhai kẹo cao su chứa bạc hà vì có thể khiến bạn nuốt nhiều khí hơn. Cách chữa đầy bụng bằng tỏi Không chỉ dùng làm gia vị trong các món ăn hàng ngày tỏi còn có tác dụng tốt chữa đầy bụng khó tiêu. Cách dùng tỏi chữa đầy hơi chướng bụng như sau: Tỏi ta bóc vỏ 30g Đường phèn (đường kính) 5g Tỏi bóc vỏ trộn với đường, hòa với 60ml nước sôi còn ấm (tầm 40 – 50 độ), chia làm 2 lần uống trong ngày. Để khử mùi tỏi bạn có thể dùng nước chè đặc, bã chè hoặc nhai búp chè khô. Mẹo chữa đầy hơn chướng bụng bằng trà hoa cúc Hoa cúc có đặc tính chống viêm, làm dịu niêm mạc dạ dày, ruột và giảm khí hỗ trợ thức ăn di chuyển trong ruột nhanh hơn. Để cải thiện chướng bụng đầy hơi hãy nhâm nhi một tách trà được pha chế từ hoa cúc bằng cách lấy 1 ít hoa cúc tươi hoặc khô cho vào ấm pha trà sau đó chế nước sôi vào, đậy nắp kín để 15 phút là có một ly trà thơm ngon. Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu bằng chỉ thực – chỉ xác Chỉ xác Là quả phơi khô của các cây thuộc họ cam quýt, chỉ thực là quả hái vào lúc còn non, nhỏ. Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín, chỉ xác thường to hơn chỉ thực và được bổ đôi để phơi cho nhanh khô. Đây là 2 vị thuốc thông dụng dùng trong đông y, có vị đắng, tính chua, hơi hàn, có tác dụng tiêu hóa, trừ đờm, chữa chướng bụng, lợi tiểu, chứng ra mồ hôi. Cách dùng như sau: Chỉ thực 18g Mộc hương 18g Bạch truật 18g Tất cả các vị tán bột uống ngày 2 lần với nước gừng, mỗi lần uống 5g. Hoặc Chỉ xác 10g Đu đủ xanh khô 30g Gừng khô 6g Sắc kĩ, uống ngày 1 – 2 lần Cách trị chướng bụng bằng trần bì Là vỏ phơi khô của quả quýt chín họ cam. Theo đông y, trần bì có vị cay, đắng, tính ấm có tác dụng hành khí, hòa vị, cầm nôn mửa dùng trị ăn uống không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy, tiêu đờm, giảm ho. Cách dùng như sau: Vài miếng trần bì rửa qua nước ấm cho sạch, sau đó bỏ vào cốc nước sôi hãm 15 – 20 phút có thể dùng được. Chú ý, uống khi còn đang nóng và bỏ bã. Cách chữa bụng đầy hơi bằng chườm nóng Chườm nóng là phương pháp giúp loại bỏ tình trạng đầy hơi khó chịu một cách nhanh chóng. Nhiệt độ ấm có tác dụng kích thích tuần hoàn máu lưu thông trong ruột từ đó cải thiện đầy hơi. Cách thực hiện như sau: Nhúng một chiếc khăn sạch vào nước nóng, vắt cho ráo nước và đặt lên bụng. Khi khăn nguội có thể nhúng vào nước nóng và chườm tiếp. Thực hiện 20 phút sẽ thấy có hiệu quả tốt. Hoặc bạn có thể dùng chai nước nóng hay túi chườm ấm thay thế khăn sạch. Trị chướng bụng đầy hơi bằng quế Từ xưa tới nay quế là hương vị đặc biệt được sử dụng phổ biến gian bếp. Không chỉ vậy đây còn là vị thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng tiêu hóa kém hoặc đầy hơi. Trong bột quế có các chất giúp kích thích vị giác, thúc đẩy tiêu hóa mà còn giúp đào thải lượng khí ga tồn đọng trong đường ruột mang lại cảm giác dễ chịu. Cách thực hiện: Cách 1: Đun sôi 250ml nước, thêm ½ thìa cà phê bột quế vào hòa tan trong nước. Gạn lấy nước uống sau khi ăn. Cách 2: Pha hỗn hợp mật ong và bột quế theo tỉ lệ 1:1:1 vào sữa ấm và uống ngay khi triệu chứng đầy hơi đang hành hạ bạn. Cách chữa đầy hơi chướng bụng bằng tiêu Không chỉ là gia vị để tạo hương vị cho món ăn tiêu còn góp mặt trong danh sách những bài thuốc điều trị chứng đầy bụng hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Pha hỗn hợp 1/2 bột tiêu khô và đường sau đó cho sữa chua vào và khuấy đều hỗn hợp, uống ngay sau đó sẽ có hiệu quả tốt. Cách trị đầy hơi khó tiêu tại nhà bằng lá ổi Lá ổi có công dụng làm giảm nhanh lượng dịch nhầy trong dạ dày, vị chát của lá ổi giúp chống lại các vi khuẩn có hại gây chướng khí nên hỗ trợ điều trị đầy hơi hiệu quả. Cách thực hiện: Lấy 7 – 10 lá ổi non, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Xay nhuyễn lá ổi với 1 ly nước, lọc lấy nước cốt chia uống 2 lần/ngày. Nước lá ổi có vị chát nên bạn có thể pha thêm 1 thìa mật ong vào cho dễ uống. Cách trị đầy hơi chướng bụng bằng massage bụng Để trị đầy hơi chướng bụng bạn thực hiện massage vùng bụng, thực hiện như sau: Khép sát các ngón tay lại, đặt bàn tay ngang ngay sát dưới rốn. Sau đó ấn nhẹ và xoa tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ liên tục trong 3 phút. Sau đó đổi chiều xoa và lặp lại động tác tương tự. Massage có tác dụng tích cực trong việc thư giãn dạ dày, giảm tích tụ khó và chất lỏng trong bụng, kích thích nhu động ruột co bóp và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Phương pháp dân gian chữa đầy hơi chướng bụng hiệu quả nhanh chậm phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Ngoài ra, bạn cần thay đổi lối sống tích cực, chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện tình trạng. Trong trường hợp chướng bụng đầy hơi gắn với bệnh lý nào đó cần được thăm khám, tư vấn và điều trị phù hợp. Đọc thêm: Cách giảm chướng bụng trên rốn hiệu quả Tìm hiểu Nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng Một số nguyên nhân thường gặp khiến chúng ta dễ bị đầy hơi chướng bụng: Do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa làm dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn, thức ăn tiêu hóa chậm Trào ngược dạ dày thực quản gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng, nóng rát phía sau xương ức, ợ hơi, ợ nóng, ợ ra cả nước trong Ăn quá nhiều tinh bột, cơ thể không đủ men để chuyển hóa hết Ăn quá nhanh, nhai không kĩ, nuốt vội vàng Ăn nhiều chất béo, gia vị, chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá Bệnh lý đường tiêu hóa như bệnh dạ dày (viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày,…), bệnh viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,.. Bệnh thuộc về hệ thống tâm thần, thần kinh: Những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress dễ gây đầy hơi chướng bụng. Do dùng thuốc gây ảnh hưởng tới chức năng sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa như dùng thuốc trong bệnh suy tuyến giáp, bệnh tăng huyết áp hoặc dùng thuốc chữa trầm cảm. Đầy hơi chướng bụng Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ? Trong một số trường hợp chướng bụng đầy hơi là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng hơn so với bạn nghĩ. Cần gặp bác sĩ khi tình trạng này kèm theo một số triệu chứng đặc biệt dưới đây đặc biệt là khi nó diễn ra liên tục, cường độ đau và khó chịu ngày càng tăng lên. Chướng bụng đầy hơi kéo dài trên 10 ngày mà áp dụng cách chữa bằng thuốc tây và dân gian không có hiệu quả Buồn nôn, chán ăn, ăn không tiêu Ợ hơi, ợ chua Cơ thể mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân Đau bụng Rối loạn đại tiện, phân lỏng hoặc táo bón kéo dài Cách ngăn ngừa tình trạng chướng bụng đầy hơi Để hạn chế chướng bụng đầy hơi mọi người cần lưu ý trong chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày, bằng cách: Uống đủ nước mỗi ngày, giúp tống các độc tốt gây tiêu hóa kém ra khỏi cơ thể Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp lượng chất xơ lớn cho cơ thể, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Các loại rau như xà lách, rau dền, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc. Ưu tiên tỏi và một số loại hoa quả như cam, bưởi, táo, dứa, lê sau những bữa ăn nhiều đạm. Ăn chậm, nhai kĩ, ăn từng miếng nhỏ để tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào trong dạ dày Hạn chế thức ăn chua cay, kẹo, bánh ngọt,… Người có bệnh dạ dày cần chia nhỏ các bữa trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày Hạn chế nói chuyện khi ăn, bỏ thói quen nhai kẹo cao su khiến bụng tích nhiều khí làm nặng thêm triệu chứng đầy hơi Tránh xa thuốc lá và đồ uống có cồn Dùng tay xoa bóp bụng nhẹ nhàng để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày Có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế đầy hơi chướng bụng Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn cũng như cách chữa đầy bụng phù hợp và an toàn nhất.

Bệnh Crohn là gì? Triệu chứng và điều trị

Bệnh Crohn là một bệnh viêm mãn tính của ruột. Bệnh gây ra các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, co thắt ruột, máu trong phân, giảm cân… Nếu để lâu dài bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm vì vậy cần phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời. Đau bụng là triệu chứng của bệnh Crohn (Ảnh minh họa) Crohn là bệnh gì? Bệnh Crohn là dạng bệnh về viêm ruột, nó chủ yếu gây loét thành trong của ruột non và ruột già, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào ở hệ tiêu hóa. Bệnh còn có tên gọi khác là u hạt viêm ruột, viêm khu vực đại tràng, viêm ruột khu vực hoặc viêm manh tràng. Bệnh Crohn liên quan chặt chẽ tới một số bệnh mãn tính về đại tràng được gọi là viêm loét đại tràng. 2 bệnh này thường được gọi là bệnh viêm ruột (IBD). Bệnh không có thuốc chữa đặc hiệu, một khi bệnh bắt đầu, họ có xu hướng chuyển bệnh từ dạng thuyên giảm sang tái phát và ngược lại. Bệnh có xu hướng bị mắc ở người thân. Nếu có người thân bị mắc bệnh Crohn thì nguy cơ mắc của bạn có tỷ lệ cao hơn những người thường. Bệnh cũng phổ biến ở người thân của bệnh nhân viêm loét đại tràng. Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng thường gặp của bệnh Crohn Hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh Crohn. Một số nhà khoa học cho rằng những yếu tố có thể gây bệnh bao gồm: Môi trường Chế độ ăn uống Yếu tố di truyền Nhiều bằng chứng y học cho thấy hút thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bênh Crohn. Tại Mỹ, có trên 1 triệu người mắc bệnh viêm ruột, thường ở những người từ 15-30, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng lên cả trẻ em và người lớn. Tỷ lệ mắc bệnh ở các nứơc châu Âu và Bắc Mỹ cao hơn các nước khác. Triệu chứng bệnh crohn Bệnh Crohn biểu hiện ở 2 thể: Cấp và mạn Thể cấp tính Bệnh có biểu hiện và diễn biến giống viêm ruột thừa cấp, sốt cao 39-40 o C, đau bụng vùng hố chậu phải, đau sau khi ăn, đại tiện xong thì giảm đau. Người bệnh buồn nôn và nôn, có trường hợp đi ngoài lỏng, phân có lẫn máu. Bụng chướng, ấn đau, đôi khi sờ thấy một khối dài ở hố chậu phải. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng. Crohn thể cấp tính có biểu hiện khá giống với viêm ruột thừa Thể mạn tính Bệnh tiến triển từ từ, kéo dài 2-4 năm, có khi hơn. Người bệnh thường đến khám với các triệu chứng như ở thể cấp tính, kèm theo thiếu máu và các biến chứng như thủng ruột, hẹp lòng ruột, rò từ hồi tràng vào đại tràng, bàng quang và các cơ quan lân cận khác. Chụp X-quang đại tràng thấy rõ hình ảnh quai ruột hồi tràng giãn hay hẹp, các tổn thương viêm, loét, hoặc các đường rò. Đây là căn bệnh rất khó chẩn đoán vì đoạn hồi tràng bị tổn thương nằm ở vùng hố chậu phải, triệu chứng gần giống với viêm ruột thừa cấp, lao manh tràng, lao ruột, u nang buồng trứng xoắn, viêm buồng trứng, vòi trứng, vỡ chửa ngoài dạ con… Do đó người bệnh cần đến viện khám ngay và có hướng điều trị đúng đắn. Dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm của bệnh Crohn Bệnh Crohn có thể gây ra các biến chứng như: Suy dinh dưỡng nặng, mất nước, tiểu tiện không tự chủ và loét dạ dày. Nếu bạn có những biểu hiện trên nên đến các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời. Vì khi mắc bệnh Crohn, cơ thể không hấp thụ được một số chất dinh dưỡng và mất đi một lượng đáng kể các chất cần thiết. Nếu có hiện tượng nôn mửa và đau bụng dữ dội, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt cho chụp X-quang hoặc siêu âm nếu bạn đã từng bị tắc ruột một phần hoặc toàn bộ. Trong trường hợp nặng, dị vật gây tắc đường ruột cần phải phẫu thuật để lấy ra. Trẻ em và người cao tuổi cần được theo dõi thường xuyên.. Thông thường, bệnh Crohn là nguy hiểm nhất cho trẻ em và người già, bởi vì hệ miễn dịch yếu trong khi dinh dưỡng đối với cơ thể là rất cần thiết. Xem thêm: Phương pháp chẩn đoán bệnh Crohn chính xác nhất hiện nay Những yếu tố nguy cơ Dưới đây là một số những yếu tố rủi ro của bệnh Crohn: ✅ Tuổi Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng có khả năng phát triển khi độ tuổi còn trẻ. Hầu hết các trường hợp chẩn đoán bị mắc bệnh trong độ tuổi từ 20 -30. ✅ Dân tộc Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ dân tộc nào. Nếu thuộc gốc người Do Thái nguy cơ của bạn thậm chí còn cao hơn. ✅ Lịch sử gia đình Trong gia đình có người thân như cha me, anh chị em ruột hoặc con mắc bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn cao hơn người bình thường. 1 ttrong 5 người bị bệnh Crohn có một thành viên trong gia đình bị mắc căn bệnh này. ✅ Hút thuốc lá Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn. Hút thuốc còn làm cho bệnh trở nên nặng hơn và có nguy cơ phải phẫu thuật. Vì vậy bạn nên bỏ thuốc và thảo luận với bác sĩ để được giúp đỡ. ✅ Nơi sinh sống Sống ở khu vực thành thị hoặc những nước công nghiệp thì có nhiều khả năng phát triển bệnh Crohn. Vì bệnh Crohn xảy ra nhiều hơn ở những thành phố và quốc gia công nghiệp, do môi trường, chế độ ăn  giàu chất béo. Ngoài ra, những người sống ở khu vực phía Bắc cũng có nguy cơ lớn hơn. ✅ Sử dụng Isotretinoin Isotretinoin (Accutane) là một thuốc tác dụng mạnh, đôi khi được dùng để điều trị sẹo mụn trứng cá nang hoặc mụn mà không đáp ứng với điều trị khác. Mặc dù nguyên nhân và có hiệu lực chưa được chứng minh, các nghiên cứu đã báo cáo sự phát triển của bệnh viêm ruột với việc sử dụng isotretinoin. ✅ Kháng viêm không steroid thuốc (NSAIDs) Mặc dù các thuốc này – ibuprofen, naproxen, diclofenac, piroxicam và những thuốc khác đã không được hiển thị để gây ra bệnh Crohn, nó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự. Ngoài ra, thuốc có thể làm cho bệnh Crohn hiện tại tồi tệ hơn. Biến chứng nguy hiểm của bệnh Crohn Crohn lâu ngày gây tình trạng tắc nghẽn ruột cực kỳ nguy hiểm Bệnh có thể gây ra một số biến chứng dưới đây: Tắc nghẽn đường ruột: Bệnh Crohn ảnh hưởng đến toàn bộ chiều dày của thành đường ruột. Theo thời gian, các bộ phận của ruột có thể dày lên và hẹp, có thể chặn dòng chảy của tiêu hóa thông qua một phần bị ảnh hưởng của đường ruột. Có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ các phần của bệnh đường ruột. Loét đường ruột: Viêm lâu dài có thể gây ra các vết loét ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu hóa, bao gồm cả miệng, hậu môn và vùng sinh dục… Đường dò (fistulas): Khi bị loét mở rộng có thể tạo thành một lỗ rò. Đó là một kết nối bất thường giữa các phần khác nhau của đường ruột, giữa ruột và da, hoặc giữa ruột và cơ quan khác, như bàng quang hay âm đạo. Khi fistulas nội bộ phát triển, thực phẩm có thể qua các khu vực của ruột. Một lỗ rò bên ngoài có thể gây ra hệ thống thoát nước liên tục đến làn da, và trong một số trường hợp, một lỗ rò có thể trở nên bị viêm nhiễm và tạo thành áp xe, nếu không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Khe nứt hậu môn: Là vết hoặc hở trong hậu môn hoặc trong da xung quanh hậu môn, có thể xảy ra hiện tượng nhiễm trùng. Đi kèm với nó là bị tiêu chảy rất đau đớn. Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy, đau bụng và co thắt có thể gây khó khăn để ăn hoặc cho ruột hấp thụ chất dinh dưỡng đủ để giữ cho nuôi dưỡng. Người bệnh Crohn còn thường bị thiếu máu. IBD và ung thư ruột kết: Bệnh Crohn tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Mặc dù nguy cơ này tăng lên, nhưng hơn 90 % những người bị bệnh viêm ruột không bao giờ phát triển ung thư. Nguy cơ lớn nhất là nếu đã bị bệnh viêm ruột ít nhất tám năm và nếu nó đã lây lan thông qua toàn bộ đại tràng. Đã có các bệnh và các khu vực bị ảnh hưởng lớn hơn, nguy cơ càng lớn của bệnh ung thư ruột kết. Thuốc men và nguy cơ ung thư: Thuốc ức chế hệ miễn dịch cũng được liên kết với một số nguy cơ phát triển ung thư. Chúng bao gồm azathioprine, mercaptopurine, methotrexate, infliximab và những loại khác. Nguy cơ có thể là do sự đàn áp hệ miễn dịch của các loại thuốc này gây ra. Trong khi các loại thuốc này làm tăng rủi ro, nó có thể cần thiết cho những người bị bệnh Crohn để cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh phẫu thuật hoặc nhập viện. Làm việc với bác sĩ để xác định xem thuốc nào được quyền cho. Vấn đề về sức khỏe khác: Bệnh Crohn còn có thể gây ra các vấn đề ở các bộ phận khác của cơ thể như viêm khớp, viêm mắt hoặc da, hình trùy của móng tay, sỏi thận, sỏi mật và đôi khi viêm ống dẫn mật. Người bị bệnh Crohn lâu cũng có thể phát triển bệnh loãng xương. Bệnh Crohn có chữa được không? Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh Crohn không còn là vấn đề phức tạp. Tuỳ từng trường hợp bệnh, triệu chứng và tiền sử bệnh của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Một số những phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay gồm: Điều trị bảo tồn nội khoa Đây là phương pháp điều trị chủ yếu. Người bệnh cần phải chú ý đảm bảo tốt 3 khâu: Nghỉ ngơi; Ăn uống; Thuốc men. Nên nghỉ ngơi tại giường cho khi hết các triệu chứng. Nên ăn các thức ăn nhiều năng lượng, nhiều đạm và sinh tố, nên uống các loại kháng sinh, sinh tố, corticoid, các thuốc giảm miễn dịch và thuốc điều trị triệu chứng (theo hướng dẫn của bác sĩ) Điều trị phẫu thuật Chỉ định mổ tuyệt đối cho các trường hợp bệnh Crohn gây thủng ruột, chảy máu không cầm được, các trường hợp biến chứng nhiễm khuẩn, trường hợp có lỗ rò giữa ruột với các cơp quan khác. Những sai lầm người bệnh Crohn mắc phải Dưới đây là những sai làm mà nhiều người bệnh Crohn thường mắc phải, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của họ: Không lựa chọn đúng bác sĩ Bệnh Crohn là bệnh khá phức tạp, phương pháp điều trị luôn luôn thay đổi. Để điều trị tốt nhất các bạn nên tìm tới các chuyên gia về tiêu hóa có kinh nghiệm điều trị bệnh Crohn. Bởi vì việc điều trị bệnh lý này rất dễ thất bại. Không tuân theo kế hoạch điều trị Điều trị bệnh Crohn cần một chiến lược lâu dài, không được ngừng sử dụng thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ ngay cả khi triệu chứng thuyên giảm hoặc không còn. Có nhiều người bệnh khi sử dụng thuốc thấy các triệu chứng thuyên giảm thì dừng sử dụng, việc làm như vậy dễ dẫn tới các biến chứng của bệnh Crohn. Do đó, người bệnh hãy tuân thủ phác đồ điều trị dài ngày của bác sĩ nếu không muốn thất bại trong quá trình điều trị. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý Một chế độ ăn phù hợp với người bệnh có tác động tới tình trạng của bệnh nhân. Chúng ta cần thử để biết thực phẩm đó có tác động lên tình trạng bệnh như thế nào. Tác động xấu thì sẽ loại bỏ và xây dựng chế độ cho mình phù hợp. Đối với các người bệnh Crohn việc hấp thu chất dinh dưỡng như vitamin khá kém nên cần bổ sung vitamin, khoáng chất từ thuốc. Hút thuốc Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn, tăng nguy cơ bùng phát bệnh. Tốt nhất người bệnh nên từ bỏ thói quen để bảo vệ sức khỏe của mình Thói quen sinh hoạt cải thiện bệnh Crohn Thăm khám thường xuyên để khám và điều trị bệnh sớm Để hỗ trợ kiểm soát tốt bệnh Crohn người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý, bằng cách: Có chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh mỗi ngày, ăn rau xanh và trái cây để tăng cường chất xơ cho cơ thể giúp tiêu hóa dễ dàng. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, bia rượu, không hút thuốc lá Tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng thần kinh, giảm stress bằng các hoạt động lành mạnh như đọc sách, xem báo, du lịch… Cần vận động mỗi ngày, tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe như chơi cầu lông, bơi lội, đi xe đạp, đi bộ… Sử dụng thuốc điều trị và tái khám theo chỉ định của bác sĩ Thăm khám sức khoẻ định kỳ, có biểu hiện bất thường cần tới gặp bác sĩ sớm nhanh chóng. Bệnh Crohn sống được bao nhiêu năm? Bệnh Crohn sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng kiểm soát triệu chứng và phản ứng của cơ thể đối với liệu pháp điều trị. Bệnh Crohn có thể có các giai đoạn lâm sàng khác nhau và có thể gây ra các biến chứng và vấn đề sức khỏe. Một số người có thể có triệu chứng nhẹ và có thể kiểm soát tốt bằng cách sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Trong khi đó, một số người khác có thể trải qua các cuộc phẫu thuật hoặc cần dùng các phương pháp điều trị tiên tiến hơn. Hiện không có phương pháp chữa trị hoàn toàn cho bệnh Crohn, nhưng điều quan trọng là quản lý bệnh và triệu chứng để duy trì chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể. Bằng cách tuân thủ chế độ ăn hợp lý, uống đủ nước, tập thể dục, giảm căng thẳng và tuân thủ chính xác các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định, người bị bệnh Crohn có thể sống lâu và duy trì sức khỏe tốt. Chế độ ăn uống cho người bệnh Crohn như thế nào? Những thực phẩm cần hạn chế Sữa: Giống như những bệnh nhân mắc các bệnh lý về viêm ruột, người bệnh Crohn có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng đầy hơi. Do đó, trong thực đơn hàng ngày nên loại bỏ sữa. Cơ thể không thể tiêu hóa đường sữa trong thực phẩm từ sữa. Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Đối với người bệnh Crohn không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ chất béo bình thường. Thay vào đó, khi chất béo đi qua ruột có thể khiến tiêu chảy trở nên nặng hơn. Thực phẩm chứa nhiều chất béo như bơ, bơ thực vật, nước sốt kem, các thực phẩm chiên rán… Chất xơ: Phần lớn đối với mọi người chất xơ có ý nghĩa rất quan trọng cho một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Nhưng với bệnh nhân Crohn, chất xơ có thể khiến tiêu chảy và khí nặng hơn. Với trái cây và rau quả còn nguyên nên chế biến dưới dạng hấp, hầm chúng. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ ăn nhiều chất xơ. Người bệnh cần lưu ý, nên loại bỏ những thực phẩm khác khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Nói chung người bệnh thường gặp vấn đề với các thực phẩm trong họ cải bắp như súp lơ, đậu quả, bắp cải, trái cây họ cam quýt, thức ăn cay, bỏng ngô, rượu bia, thức uống có ga, caffein… Chế độ ăn uống cho người bệnh Người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện các triệu chứng của bệnh bằng cách: Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm tải gánh nặng cho đường ruột thay vì ăn 2 – 3 bữa/ngày Bổ sung nhiều nước mỗi ngày vì nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể Đảm bảo bù nước, chất điện giải, bổ sung thức ăn, vitamin và các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm,…giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, tránh tình trạng suy kiệt. Xem thêm: Bác sĩ tư vấn: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Crohn Tóm lại, bệnh Crohn là một loại bệnh viêm nhiễm mãn tính trong hệ tiêu hóa. Tuy không có phương pháp chữa trị hoàn toàn, nhưng việc quản lý triệu chứng và duy trì chất lượng cuộc sống là rất quan trọng. Bằng cách tuân thủ chế độ ăn hợp lý, uống đủ nước, tập thể dục và tuân thủ chính xác các phương pháp điều trị, người bị bệnh Crohn có thể sống lâu và duy trì sức khỏe tốt. Thái Hòa_Trangphuclinh.vn

Đau bụng đi ngoài nhiều lần - Do đâu?

Đau bụng đi ngoài là triệu chứng khá phổ biến ở nhiều người, nhưng tình trạng này diễn ra nhiều lần khiến người bệnh cảm thấy lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình. Đau bụng đi ngoài nhiều lần do đâu gây nên. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này. Nhiều nguyên nhân dẫn tới đau bụng đi ngoài nhiều lần Mục lụcThủ phạm gây đau bụng đi ngoài nhiều lầnViêm đại tràng mãn tínhHội chứng ruột kích thíchThực hiện chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát triệu chứngKinh nghiệm dân gian chữa đau bụng đi ngoài nhiều lầnTiêu chảy do nhiễm phải gió lạnhTiêu chảy do hàn thấpĐiều trị tiêu chảy do thấp nhiệtTiêu chảy do tỳ vị hư hàn Thủ phạm gây đau bụng đi ngoài nhiều lần Người bình thường có thể đi đại tiện 1 – 2 ngày 1 lần, phân thành khuôn, nhuận, không lỏng nát hoặc cứng rắn. Nhưng khi có những dấu hiệu về số lần đại tiện, tính chất phân kèm theo đó là các dấu hiệu khác như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn… là các dấu hiệu của bệnh lý về đường tiêu hóa. Nếu tình trạng rối loạn đại tiện kèm theo các dấu hiệu như sốt, nôn, đi ngoài ra máu…là biểu hiện của các bệnh như: Tiêu chảy cấp Bệnh lỵ Bệnh trĩ Xuất huyết dạ dày Polyp đại tràng Ung thư đại tràng Trong trường hợp này người bệnh cần tới các trung tâm y tế uy tín để theo dõi và điều trị thích hợp. Còn đối với các rối loạn đại tiện thường gặp ở một số bệnh thông thường của đường tiêu hóa người bệnh cần được theo dõi các dấu hiệu để hướng tới một số bệnh cụ thể như: Viêm đại tràng mãn tính Viêm đại tràng mạn tính là tình trạng viêm nhiễm gây ra những tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Bệnh ở thể nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng gây ra các vết loét, xung huyết và xuất huyết thậm chí có thể có những áp xe nhỏ. Viêm đại tràng mạn tính được chia làm 2 nhóm: Có nguyên nhân Không rõ nguyên nhân Viêm đại tràng mạn tính có nguyên nhân xuất hiện sau viêm đại tràng cấp do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc không được điều trị dứt điểm. Viêm đại tràng mạn tính không rõ nguyên nhân bao gồm: Viêm đại tràng mạn không đặc hiệu và bệnh Crohn ( thường ít gặp ở nước ta). Các dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng mãn tính: Đi ngoài >1 lần/ngày, thường đi vào sáng sớm hoặc sau khi ăn các đồ sống lạnh, sau khi dùng các chất kích thích. Tính chất của phân thay đổi, phân lỏng, sền sệt, không thành khuôn thậm chí có thể táo, hoặc lúc đầu táo sau phân nát, phân sống. Các dấu hiệu đi kèm như đau bụng, chướng hơi, đi ngoài không hết và muốn đi tiếp… Tự ý điều trị viêm đại tràng mạn rất nguy hiểm vì bệnh không được điều trị triệt để, dễ tái đi tái lại nhiều lần và có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc. Bên cạnh đó, uống các loại thuốc khác nhau như thuốc nam, thuốc bắc, thuốc gia truyền,… không rõ nguồn gốc khiến các vi khuẩn có lợi trong đường ruột bị tiêu diệt dẫn tới rối loạn tiêu hóa triền miên. Hơn nữa, các thuốc sử dụng điều trị viêm đại tràng nhất là kháng sinh tiêu diệt đáng kể các vi khuẩn gây hại để chữa lành các ổ viêm loét nhưng đồng thời cũng tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn. Khi những lợi khuẩn chết khiến lớp lông nhung cũng trơ trụi, thành đại tràng không còn lớp lá chắn kép bảo vệ đặc biệt là những ổ viêm loét mới được chữa lành lên da non không có lông nhung và dịch nhầy che chắn dễ bị các chất độc hại tấn công gây viêm loét trở lại khiến bệnh viêm đại tràng tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, việc điều trị viêm đại tràng mạn gặp rất nhiều khó khăn. Hỗ trợ viêm đại tràng cấp và mạn tính, Tràng Phục Linh là sản phẩm có chứa Immunegamma giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc bị tổn thương. Có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc, cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột đồng thời có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,… Tràng Phục Linh hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp và mạn tính Hội chứng ruột kích thích Tên gọi khác như bệnh đại tràng chức năng, không có dấu hiệu tổn thương tại ruột, thường bị do thay đổi thói quen ăn uống, sau ăn đồ lạ, sau dùng một số thuốc bệnh nhân đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát hoặc sền sệt hoặc bị táo bón. Hội chứng ruột kích thích khó điều trị khỏi, chủ yếu dùng thuốc để làm giảm triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng,… Để khắc phục tốt nhất người bệnh cần cải thiện lối sống, chế độ ăn uống của mình sao cho khoa học và lành mạnh nhất. Thay vì cố gắng chống chọi bạn nên duy trì sống chung hòa bệnh với nó. Người bệnh cần lưu ý hạn chế thức ăn làm tăng triệu chứng như cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, ăn uống nhiều chất béo, làm việc căng thẳng,… Trong nhiều trường hợp chú ý vệ sinh và chế độ ăn uống thôi thì chưa đủ, cần phải điều trị bằng thuốc, tùy thuộc vào triệu chứng nổi trội và nên phối hợp các thuốc. Để phòng tránh hội chứng ruột kích thích, mọi người nên đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh sớm. Khi có dấu hiệu của bệnh cần đi khám ở chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân và tránh tình trạng bệnh trở thành mạn tính. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể dùng Tràng Phục Linh PLUS. Đây là sản phẩm dành riêng cho người mắc hội chứng ruột kích thích và đại tràng co thắt. Với các thành phần thảo dược có tác dụng hiệu quả: Giảm nhanh các triệu chứng: Đau bụng, đi ngoài nhiều lần, trướng bụng, sôi bụng, đi ngoài phân sống… Giảm gây kích thích co thắt đại tràng Sản phẩm dành riêng cho người mắc hội chứng ruột kích thích – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY Thực hiện chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát triệu chứng Thực tế, có một số thực phẩm khiến tình trạng đau bụng đi ngoài trầm trọng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm cần hạn chế: Hạn chế các sản phẩm từ sữa hoặc sử dụng một enzym tiêu hóa để phân hủy lactose  nếu không dung nạp được lactose. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, các thực phẩm có hàm lượng chất cao gây khó phân hủy và có thể gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của bạn. Hạn chế thực phẩm giàu chất xơ vì chúng có thể gây khó tiêu hóa, nên nấu chín chúng để tiêu hóa dễ dàng hơn. Hạn chế rượu, cà phê và gia vị, các thức uống và gia vị sẽ làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Một số đề nghị ăn kiêng khác bao gồm ăn các bữa ăn nhỏ, giữ độ ẩm thức ăn, bổ sung các loại vitamin tổng hợp và trao đổi thêm với một chuyên gia dinh dưỡng. Kinh nghiệm dân gian chữa đau bụng đi ngoài nhiều lần Theo kinh nghiệm dân gian có một số cách chữa đau bụng đi ngoài nhiều lần, bạn đọc cùng tham khảo để biết thêm một số thông tin hữu ích: Tiêu chảy do nhiễm phải gió lạnh Các dấu hiệu: Đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu. Nếu tiêu chảy không quá trầm trọng, người bệnh không có dấu hiệu bị mất nước, không bội nhiễm một số bệnh khác cùng lúc có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản theo kinh nghiệm cổ truyền. Có thể trị đau bụng tiêu chảy theo kinh nghiệm dân gian khi nhiễm phải gió lạnh như sau: Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng. Nụ sim (thu hái khi còn chưa nở), liều lượng khoảng nửa chén sắc uống Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã Dùng vỏ măng cụt sắc với nước đặc uống Trường hợp người bệnh bị đau bụng, sôi bụng, bị đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, phân lỏng kèm theo nhức đầu có thể dùng cách sau: 5 lát gừng 6g tía tô củ sả (sao vàng), vỏ quýt (sao thơm) mỗi vị 20g Đổ 2 bát nước (bát ăn cơm) sao còn 1 bát, uống lúc còn nóng. Tiêu chảy do hàn thấp Các dấu hiệu người bệnh gặp phải: Đau bụng lâm râm, đi ngoài loãng kèm nước trong, mệt mỏi không muốn ăn uống, rêu lưỡi nhạt trắng. Dùng cách sau: 40g củ riềng tươi thái lát mỏng 80g vỏ bóc từ thân cây ổi Đem sao cả hai vị trên, uống nhiều lần trong ngày thay nước chè rất tốt Điều trị tiêu chảy do thấp nhiệt Người bệnh bị đau bụng là phải đi ngoài ngay, phân có màu vàng, mùi hôi thối, đi tiểu ít và nước tiểu màu đỏ, khát nước nhiều, rêu lưỡi vàng (bệnh gặp nhiều vào mùa hè, thu). Cách trị như sau: 20g lá và bông mã đề 40g nõn dứa (khóm, thơm) Lấy đoạn trắng ở lá non của cây dứa ăn quả. Tất cả rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho thêm ít muối. Đổ 1 bát nước sôi vào hỗn hợp thuốc, để độ nửa giờ xong gạn lấy nước uống. Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn Tinh thần người bệnh mệt mỏi, kém ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn. Cách chữa như sau: 16g vỏ quýt 16g gừng khô 100g gạo cũ Rang cháy sắc đặc chia uống dần. Lưu ý: Khi có dấu hiệu đau bụng đi ngoài nhiều lần người bệnh cần đến các trung tâm y tế thăm khám tìm ra nguyên nhân từ đó có biện pháp điều trị tích cực. Không nên tự ý điều trị khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh, sẽ khiến tình trạng của người bệnh càng trở nên tồi tệ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Bệnh đại tràng co thắt nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Xin chào Bác Sĩ!. Năm nay tôi 27 tuổi, thường bị rối loạn đại tiện và hay đau bụng về sáng, đặc biệt cứ ăn sáng xong là tôi lại có cảm giác đau bụng và muốn đi ngoài ngay, thỉnh thoảng khi đau bụng tôi lại thấy những cục cứng nổi cuộn lên. Qua tìm hiểu thì có thể tôi đã mắc bệnh đại tràng co thắt . Tôi cũng không biết rõ thế nào là bệnh đại tràng co thắt? Xin Bác Sĩ cho tôi được biết bệnh đại tràng co thắt có triệu chứng như thế nào, nguyên nhân của bệnh ra sao và làm thế nào để trị hết được bệnh? Tôi xin cảm ơn (Trương Minh Đức) Trả lời Chào bạn Minh Đức. Có rất nhiều khả  năng là bạn mắc hội chứng đại tràng co thắt, đây là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh này với những tên gọi khác nhau ngoài tên gọi như trên như: hội chứng ruột kích thích , rối loạn chức năng đại tràng. Dưới đây là một số thông tin về bệnh đại tràng co thắt mà bạn cần hiểu: Bệnh đau đại tràng co thắt là gì? Bệnh đau đại tràng co thắt hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đại tràng cơ năng, đây là một bệnh lý đặc biệt của đại tràng. Bệnh biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng đại tràng mà không có tổn thương thực thể ở đại tràng như rối loạn tính chất của phân, tăng co bóp đại tràng,… Bệnh đại tràng co thắt thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân nhưng vì do yếu tố tâm lý khi bệnh nhân lo lắng dẫn đến rối loạn nặng nề về chức năng của đại tràng. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Quản lý và điều trị tốt bệnh đại tràng co thắt giúp bệnh nhân cải thiện hiệu quả chất lượng cuộc sống. Đại tràng co thắt được chia thành 3 loại cơ bản dựa trên triệu chứng gặp phải: Loại 1: Có triệu chứng đau bụng và tiêu chảy Loại 2: Có triệu chứng đau bụng và táo bón Loại 3: Có triệu chứng đau bụng, kèm tiêu chảy hoặc táo bón Một số đối tượng dễ mắc đau đại tràng co thắt: Bệnh đại tràng co thắt dễ gặp ở những người từ 30 trở đi, một số có thể phát bệnh ở tuổi 50 hoặc 60. Những người có chế độ ăn không lành mạnh: ăn nhiều thực phẩm chứa chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, thực phẩm tanh, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia,… sẽ có nguy cơ cao mắc cao hơn Người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh cũng thuộc nhóm đối tượng hàng đầu mắc bệnh đại tràng co thắt. GS.TS Nguyễn Khánh Trạch cho biết, việc lạm dụng thuốc kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể tiêu diệt hết lợi khuẩn, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra bệnh đại tràng. Những người mắc bệnh đường ruột cũng dễ mắc cao hơn những người khác. Nguyên nhân của bệnh đại tràng co thắt Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân của bệnh đại tràng co thắt, vẫn còn nhiều tranh cãi và giả thiết đưa ra. Tuy nhiên, có một số yếu tố và nguy cơ thường tác động tới sự xuất hiện của bệnh. Tình trạng tăng mẫn cảm ruột do rối loạn về cảm giác của hệ thống thần kinh giữa ruột và não. Bất thường về các thụ thể cảm nhận của đại tràng. Các yếu tố khách quan bên ngoài như trạng thái lo lắng, rối loạn cảm xúc, stress trong công việc, người khó khăn khi hòa nhập với cộng đồng,… Chế độ ăn uống không điều độ, nhiều thực phẩm khó tiêu hay nhiều dầu mỡ, thức ăn kém vệ sinh, sử dụng nhiều rượu bia và chất kích thích cũng là những yếu tố nguy cơ xuất hiện bệnh. Để xác định chính xác bệnh , bạn cần đến gặp các sĩ chuyên khoa để xác định xem thực sự nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh, khi đó bác sĩ sẽ tìm ra hướng giải quyết bệnh của bạn được tốt nhất. Triệu chứng bệnh đại tràng co thắt Rối loạn đại tiện : Thay đổi số lần đại tiện, phân lỏng, táo bón xen kẽ với phân bình thường, hay tái đi tái lại nhiều lần, phân thường có dấu hiệu đầu rắn đuôi nát, đi ngoài phân thường nhỏ dẹt như phân mèo và thường có cảm giác đi ngoài không hết phân. Đi ngoài xong vẫn có cảm giác muốn đi ngoài tiếp, ăn xong có cảm giác muốn đi ngoài ngay. Đi ngoài không bao giờ lẫn máu. Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng, bớt đi khi trung tiện, tăng lên khi bị táo bón Bụng căng trướng hơi, mềm và không có dấu hiệu gì đặc biệt khi thăm khám Cảm giác đau khó chịu ở bụng giảm đi sau đi đại tiện, đau âm ỉ không ở vị trí nào rõ rệt, có lúc đau dữ dội rồi trở về bình thường. Thỉnh thoảng có thể sờ thấy những u cục nổi lên dọc khung đại Một số xét nghiệm để xác định rõ bệnh Để xác định rõ ràng hơn về tình trạng của bạn, bạn nên tới bệnh viện sớm để xét nghiệm lâm sàng và xác định rõ ràng bệnh hơn. Các xét nghiệm lâm sàng thường được sử dụng như là: Xét nghiệm máu: kết quả xét nghiệm bình thường, không có biểu hiện thiếu máu Xét nghiệm phân: Kết quả xét nghiệm không có vi khuẩn trong phân, phân không có lẫn máu Chụp X-quang: Không có hình ảnh tổn thương hoặc cấu trúc bất thường ở đại tràng. Chỉ có hình ảnh rối loạn nhu động co bóp của đại tràng( Hình chồng đĩa, hình thẳng đuột) Nội soi: Soi trực tràng sigma hoặc đại tràng niêm mạc hồng có thể có xung huyết nhẹ, tăng tiết nhầy, tăng co bóp hoặc giảm nhu động Sinh thiết: Khi sinh thiết mô bệnh học thấy niêm mạc bình thường. Bệnh đại tràng co thắt có nguy hiểm không? Ảnh hưởng tới sinh hoạt Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không kiểm soát được, đặc biệt người mắc bệnh thường phải kiêng khem khổ sở do thức ăn là một yếu tố làm tái phát các triệu chứng bệnh, cũng chính điều này làm người bệnh ngại đi chơi xa, ngại tụ tập ăn uống cùng bạn bè….làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ảnh hưởng tới sức khỏe Bệnh đại tràng co thắt kéo dài sẽ khiến cho người bệnh thiếu hụt dinh dưỡng, ăn không hấp thụ được, nên thể trạng gầy yếu, suy nhược. Nếu điều trị không kịp thời, hay điều trị không đúng cách, sử dụng kháng sinh kéo dài… bệnh sẽ tái phát thường xuyên, các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng. Nguy hiểm hơn, nếu để lâu ngày bệnh sẽ biến chứng thành trĩ, viêm đại tràng, ung thư trực tràng… Cách giải quyết bệnh đại tràng co thắt Sinh hoạt Thay đổi lối sống Giảm căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng và giảm tác động của nó với sức khoẻ tinh thần và thể chất của bạn khi nó xảy ra. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các cơn co thắt đại tràng trong tương lai. Vận động nhiều hơn: Tăng hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên hơn. Có thể giúp giữ cho đường tiêu hoá của bạn được hoạt động tốt hơn. Tập đi ngoài đều đặn 1 lần/ ngày, massage bụng, luyện tập thư giãn, khí công… Sử dụng thuốc điều trị Thuốc chống tiêu chảy: Có thể giúp bạn giảm bớt một số triệu chứng co thắt và ngừng tiêu chảy. Thuốc chống co thắt: Những loại thuốc này có thể làm dịu và giảm các cơn co thắt nghiêm trọng từ co thắt đại tràng. Lưu ý: Không nên tuỳ tiện dùng thuốc tây y khi có triệu chứng. Thuốc cần được kê toa và có chỉ định từ bác sĩ. Tránh tình trạng nhờn thuốc cũng như có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn, ảnh hưởng đến dạ dày, gan thận. Chế độ ăn uống Ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn uống là quan trong nhất, đặc biệt trong đợt đang có triệu chứng đau bụng. Chất xơ có thể giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, làm giảm triệu chứng tiêu chảy. Chất xơ được tìm thấy trong các loại trái cây, rau, ngũ cốc, đậu và các loại đậu. Cắt giảm chất béo cũng là cách làm giảm kích ứng trong ruột kết. Những thay đổi này có thể giúp bạn giảm các cơn co thắt đại tràng. Và ngăn ngừa chúng xuất hiện trong tương lai. Kiêng ăn: Kiêng ăn những thức ăn không thích hợp với chính mình (bệnh nhân tự tìm và đánh gía để lựa chọn hay không lựa chọn thức ăn đó). Những thức ăn không thích hợp như: sữa, tôm, cua, cá… Tránh những thức ăn sinh hơi nhiều như khoai tây, sắn; những chất kích thích hư rượu caphê, gia vị, các đồ uống có ga; thức ăn để lâu, bảo quản không tốt; ăn gỏi hoặc đồ ăn sống; những hoa quả khó tiêu, có nhiều đường như xoài, mít, cam, quýt, hoặc ăn hợp lý những thức ăn có nhiều sợi xơ, không ăn quá nhiều… Kiêng rượu bia, thuốc lá: Loại bỏ hoàn toàn các chất kích thích này đều có thể giúp bạn ngăn chặn sự co thắt. ☛  Xem đầy đủ: Chế độ ăn uống cho bệnh đại tràng co thắt Sử dụng Tràng Phục Linh PLUS Các phương pháp  hiện nay chỉ dừng lại ở việc giải quyết các triệu chứng gây bệnh như thuốc Giảm đau, giảm co thắt, chống sinh hơi, chống tiêu chảy, chống táo bón, an thần, gây ngủ… mà không loại trừ triệt để. Điều này khiến bệnh nhân phải dùng nhiều lần, dễ chán nản với các thuốc này bởi bệnh thường xuyên tái phát. Thậm chí, với những bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc quá sẽ dễ bị “ phản tác dụng” với nhau. Lời khuyên dành cho người bệnh là nên dành những sản phẩm dành riêng cho bệnh như Tràng Phục Linh PLUS để giảm kích thích lên đại tràng, từ đó giúp giảm các cảm giác stress kích thích gây co thắt đại tràng.   Tràng Phục Linh PLUS chứa các thảo dược như Bạch Thược, Hoàng Bá, Bạch Truật… giúp: Giảm nhanh đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hoá: Cảm giác tức bụng, cứng bụng, trướng và đầy hơi trong bụng có thể giảm đi rõ rệt từ những lần đầu sử dụng. Giảm nhanh đau bụng, đi ngoài hoặc táo bón : Trong trường hợp bạn bị tiêu chảy, Bạch Phục Linh, Bạch truật có trong Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng cầm tiêu chảy, giảm đau quặn, giải quyết các triệu chứng điển hình như đi ngoài hoặc táo bón của hội chứng ruột kích thích. Giảm co thắt đại tràng: Lo lắng căng thẳng kéo dài là tác nhân gây rối loạn hoạt động ruột làm tăng nặng các triệu chứng đau, đầy trướng, rối loạn đại tiện. 5-HTP có trong Tràng Phục Linh PLUS khi vào cơ thể được tạo thành serotonin nên có tác dụng giảm đau, giảm trướng bụng, cải thiện tinh thần cho bệnh nhân. Chỉ với liều dưới 50mg/ngày, 5-HTP có tác dụng vừa đủ mà lại hầu như không gây ra tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài và hiệu quả cho bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...