Viêm đại tràng

Vui Tết Nhâm Dần - Nhận quà tình thân từ Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS

Từ nay tới 15/01/2022, Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh PLUS khuyến mại hấp dẫn nhân dịp Tết Nhâm Dần cận kề. Cách thức tham gia rất đơn giản, chỉ cần cào và tích điểm theo hướng dẫn trên tem của mỗi hộp sản phẩm Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh PLUS. Ngoài phần quà theo chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp sản phẩm, Quý khách sẽ được tặng thêm 1 hộp Trà Đông Trùng Hạ Thảo Thái Minh cho mỗi 12 điểm tích thành công. Trước hết, Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh PLUS xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và đồng hành của Quý khách trong suốt một năm vừa qua. Xin kính chúc tất cả Quý khách luôn mạnh khỏe, bình an và hạnh phúc. Tết Nhâm Dần đang cận kề mà tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước vẫn còn đang diễn biến rất phức tạp. Những lúc như thế này mới thấy sức khỏe đáng trân quý nhường nào. Chính vì vậy, nhân dịp này, Tràng Phục Linh & Tràng Phục Linh PLUS xin được trân trọng gửi tặng món quà sức khỏe là 01 hộp Trà Đông trùng hạ thảo Thái Minh cho những khách hàng tích từ đủ 12 điểm trở lên từ nay đến hết ngày 15/01/2022. Trà này là sự kết hợp giữa quả thể nấm Đông trùng hạ thảo với nụ hoa Tam Thất và Đảng sâm Việt Nam, đã được Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia kiểm chứng hàm lượng. Nhấp ngụm trà sẽ thấy vị dễ chịu, quyện với mùi thơm đặc trưng của nụ hoa Tam thất dịu tan trong miệng, cảm giác thoải mái, an yên, giúp giảm mệt mỏi, ổn định huyết áp và ngủ ngon giấc hơn. Quý khách có thể dùng trà hàng ngày, chỉ cần pha một gói trà với khoảng 250ml nước sôi, ủ khoảng 10-15 phút là có thể sử dụng rồi. Chi tiết chương trình ưu đãi “Vui Tết Nhâm Dần – Nhận quà tình thân” từ Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh PLUS: Với mỗi hộp Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS loại 20 viên, Quý khách tích được 01 điểm. Mỗi hộp loại 80 viên, Quý khách tích được 4 điểm. Cứ 12 điểm tích thành công thì ngoài phần quà của chương trình mua 6 tặng 1 là 2 hộp Tràng Phục Linh hoặc Tràng Phục Linh PLUS 20 viên, Quý khách sẽ được nhận thêm 1 hộp Trà Đông trùng hạ thảo Thái Minh. Không giới hạn số quà tặng, tích càng nhiều thì sẽ nhận được càng nhiều phần quà. Có 2 hình thức tham gia tích điểm như sau: Nhắn tin theo cú pháp: TMP<dấu cách><mã tem tích điểm> gửi 8079 Truy cập: https://quatang.tmp.vn/ để tích điểm theo hướng dẫn Quà tặng sẽ được gửi miễn phí về tận tay cho Quý khách mà không mất thêm bất kỳ chi phí nào khác. Để hiểu rõ hơn về chương trình, quý khách hàng vui lòng gọi về tổng đài 1800 1506 (miễn phí cước gọi) để được phổ biến và hướng dẫn tham gia >> Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS, vui lòng xem TẠI ĐÂY >> Để đặt mua Tràng Phục Linh PLUS giao hàng và thanh toán tại nhà, vui lòng xem TẠI ĐÂY

Tại sao viêm đại tràng gây đi ngoài nhiều lần? Làm gì để khắc phục?

Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa không còn xa lạ với nhiều người. Các dấu hiệu điển hình của bệnh như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát, không thành khuôn… Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Nhiều người bệnh thắc mắc rằng, tại sao viêm đại tràng lại khiến họ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày? Để giải đáp thắc mắc này, mời độc giả tham khảo bài viết sau đây. Mục lục Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng Viêm đại tràng gây đi ngoài nhiều lần – Vì sao? Làm gì khi bị đi ngoài nhiều lần do viêm đại tràng? Mẹo dân gian Kiểm tra sức khỏe Sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng Viêm đại tràng (viêm ruột già) là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương lớp niêm mạc bên trong đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Tình trạng nhẹ người bệnh chỉ phải chịu những cơn đau đớn. Tuy nhiên, nếu viêm đại tràng kéo dài dai dẳng có thể dẫn tới biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng như nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, sức đề kháng niêm mạc giảm, dây thần kinh trung ương bị tổn thương hoặc do nguyên nhân miễn dịch… Trong các vị trí của đại tràng, đại tràng sigma là dễ bị viêm nhất. Bởi đây là nơi chứa phân cũng như các chất thải cặn bã nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Khi mắc bệnh, người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như: Đau bụng: Đây là dấu hiệu điển hình ở người bệnh viêm đại tràng. Có nhiều người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, đối với viêm đại tràng, bạn sẽ cảm thấy cơn đau quặn thắt bụng dưới hoặc đau dọc khung đại tràng. Đôi khi bị cứng bụng, đầy hơi… Tiêu chảy: Có khá nhiều người bệnh viêm đại tràng cấp gặp phải tình trạng này. Tiêu chảy nhiều lần trong ngày kèm phân lỏng, nát, có thể có lẫn máu…Hiện tượng này kéo dài có thể khiến người bệnh mất nước, cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng tới học tập, công việc… Táo bón: Một số người bệnh có thể gặp phải táo bón. Phân khô, cứng khiến mỗi lần đi vệ sinh họ cảm thấy khó khăn. Triệu chứng này phổ biến hơn ở phụ nữ và người lớn tuổi. Bụng đầy hơi: Bụng chướng hơi, ậm ạch ngay cả khi không ăn no khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân do các hại khuẩn trong đại tràng trong quá trình tăng sinh tiết ra ồ ạt khí CO2 gây chướng bụng. Đại tiện bất thường: Người bệnh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày 4 – 5 lần. Phân có mùi hôi tanh, sau khi đi ngoài xong cũng không có cảm giác thoải mái, vẫn mót đi tiếp. Chán ăn: Một số người bệnh có cảm giác chán ăn, do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả khiến người bệnh không muốn ăn uống, cơ thể suy nhược, trí nhớ bị giảm sút. Sốt nhẹ: Tuy triệu chứng này không phổ biến nhưng cũng có thể gặp ở một số người bệnh viêm đại tràng. Bởi vậy người bệnh không nên bỏ qua. Đau bụng đi ngoài nhiều lần là dấu hiệu điển hình của viêm đại tràng. Các dấu hiệu của viêm đại tràng không quá rõ rệt. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt. Nếu tình trạng viêm loét để lâu khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, các ổ loét không tự lành được có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Triệu chứng viêm đại tràng thường gặp Viêm đại tràng gây đi ngoài nhiều lần – Vì sao? Hầu hết người bệnh viêm đại tràng đều than phiền rằng, các triệu chứng đau bụng, đi ngoài nhiều lần…do bệnh gây ra làm đảo lộn sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Với những người bệnh thể nặng, mỗi lần bệnh tái phát có thể bị đi ngoài từ 6 – 7 lần/ngày và kéo dài liên tục tới cả tháng. Vì sao lại xảy ra điều này? Theo các chuyên gia về tiêu hóa, một trong những nguyên nhân khiến người bệnh viêm đại tràng bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đối với người khỏe mạnh, hệ vi sinh vật đạt tỷ lệ vàng là 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn. Tuy nhiên, ở người bệnh viêm đại tràng, việc sử dụng kháng sinh điều trị bệnh kéo dài khiến hại khuẩn gia tăng, số lượng lợi khuẩn sụt giảm nhanh chóng. Các hại khuẩn phát triển, tiết ra độc tố làm tổn thương tế bào niêm mạc đại tràng dẫn tới vết viêm loét, thậm chí là các ổ áp xe. Lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương dẫn tới khả năng hấp thụ nước và khoáng chất của đại tràng bị rối loạn. Khi đó, nước không được hấp thụ sẽ đào thải ra ngoài cùng phân. Hơn nữa, các ổ viêm loét còn gây kích thích nhu động ruột góp phần tạo ra cơ chế tiêu chảy khiến phân bị lỏng nát, không thành khuôn. Đặc biệt, với người bệnh mắc viêm đại tràng nặng, những vùng bị tổn thương còn bài tiết ra chất nhầy, máu hoặc mủ khiến người bệnh bị đau bụng, đi ngoài phân có kèm máu. Khi bị đi ngoài nhiều lần, người bệnh thường có thói quen sử dụng thuốc cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, nhiều người bệnh sử dụng không đúng hướng dẫn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là sử dụng kéo dài. Bên cạnh đó, dùng thuốc này có thể gây loạn khuẩn hoặc bùng phát nhiễm khuẩn ruột. Nguyên nhân do thuốc cầm tiêu chảy làm giảm nhu động ruột, tăng giữ phân lâu ngày tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ở một số trường hợp, vi khuẩn tiết ra độc tố, lưu lại ruột và gây hại cho đường ruột. Người bệnh sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cần cẩn trọng, bởi nếu không dùng đúng cách có thể khiến đi ngoài trầm trọng hơn. Lạm dụng thuốc cầm tiêu chảy là một trong nguyên nhân khiến người bệnh bị đi ngoài nhiều hơn. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, trong 48 giờ sử dụng thuốc cầm tiêu chảy mà không có tác dụng thì nên ngừng lại. Do một số thuốc cầm đi ngoài liều cao và dùng kéo dài có thể gây tác dụng phụ như táo bón, đau bụng, buồn nôn, tắc, liệt ruột… ☛ Tham khảo thêm: Viêm đại tràng có nguy hiểm không? Làm gì khi bị đi ngoài nhiều lần do viêm đại tràng? Hiện tượng đi ngoài nhiều lần thường xuyên ghé thăm khiến bạn không khỏi khó chịu. Dùng thuốc cầm tiêu chảy không chỉ kém an toàn, nguy cơ gây tác dụng phụ mà. Không chỉ vậy, thuốc chỉ chữa phần ngọn của bệnh mà không giải quyết phần gốc rễ khiến bệnh thường xuyên tái phát. Người bệnh cần được phục hồi và tái tạo niêm mạc đại tràng vốn đang bị tổn thương. Để cải thiện đi ngoài nhiều lần do viêm đại tràng, người bệnh thực hiện một số điều sau đây. Mẹo dân gian Áp dụng một số mẹo dân gian giúp người bệnh khắc phục tạm thời tình trạng đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng gây ra. Một số mẹo dân gian được nhiều người áp dụng như: Lá ổi xanh: Trong lá ổi có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Chất tanin có trong lá ổi có tác dụng làm săn niêm mạc ruột, từ đó làm giảm hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Do đó, từ lâu dân gian đã sử dụng bài thuốc lá ổi non để cải thiện tiêu chảy hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Lấy 5 – 6 búp ổi non, rửa sạch. Nhai búp ổi với muối, nuốt lấy nước. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày giúp cải thiện triệu chứng. Lá mơ lông: Lá mơ lông có chứa các chất như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu…có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa, giảm đầy bụng, đau bụng, co thắt đại tràng hiệu quả. Cách thực hiện: Chuẩn bị 30 – 50g lá mơ lông, 2 quả trứng gà. Lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ và trộn đều với lòng đỏ trứng gà. Lấy một miếng lá chuối rửa sạch, cho vào chảo rồi đổ hỗn hợp lên để nướng, để lửa nhỏ. Dùng ăn ngày 3 lần. Vừng đen: Hàm lượng chất xơ cao cùng với lượng axit béo chưa bão hòa có trong hạt vừng đen rất đối với sức khỏe. Dầu tìm thấy trong loại hạt này còn có tác dụng bôi trơn ruột, kích thích hình thành dịch mật tiêu hóa thức ăn, chất xơ giúp chuyển động ruột. Hạt vừng còn có tác dụng làm sạch sâu đường tiêu hóa, cải thiện quá trình tiêu hóa hiệu quả. Các thực hiện như sau: Vừng đen 40g đem nướng trong nồi cho nóng cho tới khi có mùi thơm. Trộn 1 muỗng canh tầm 15g vừng đen với 5ml mật ong, ngày uống 2 lần. Kiểm tra sức khỏe Để khắc phục bệnh viêm đại tràng gây đau bụng đi ngoài hiệu quả lâu dài, người bệnh cần đi thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín. Điều này giúp người bệnh nắm được tổn thương tại đại tràng như thế nào và có biện pháp điều trị đúng cách. Sử dụng sản phẩm Tràng Phục Linh Người bệnh viêm đại tràng nên kết hợp sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó, có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng Trên đây là toàn bộ nội dung về viêm đại tràng gây đi ngoài nhiều lần. Hi vọng nhưng thông tin trên giúp ích cho bạn.

Viêm đại tràng không xác định là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng không xác định là thuật ngữ được dùng để chỉ các trường hợp mắc bệnh viêm ruột (IBD) khó phân biệt được là viêm đại tràng hay bệnh Crohn. Với các triệu chứng khó chịu trên đường tiêu hóa, bệnh lý này không chỉ gây phiền toái cho người bệnh mà còn có nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Có thể căn bệnh này còn mới lạ với nhiều người, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm thông tin nhé. Mục lụcViêm đại tràng không xác định là gì?Dấu hiệu mắc bệnhNguyên nhân gây bệnhViêm đại tràng không xác định có nguy hiểm không?Chẩn đoán bằng cách nào?Điều trịSử dụng thuốcPhẫu thuậtChế độ ăn uống và lối sống hợp lý cho người bệnh Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uốngNên ăn gì, kiêng gì?Lối sống lành mạnh Viêm đại tràng không xác định là gì? Viêm ruột (Inflammatory Bowel Disease – IBD) là nhóm bệnh lý viêm mãn tính ở ruột, được phân thành 2 loại chính là viêm đại tràng và bệnh Crohn. Hai bệnh này được phân biệt dựa trên sự kết hợp của kết quả lâm sàng, mô học, nội soi và X quang. Tuy nhiên, 10-15% trường hợp viêm ruột có đặc điểm trùng lặp của hai bệnh lý này nên khó phân loại, được xếp vào nhóm viêm đại tràng không xác định. Chẩn đoán viêm đại tràng không xác định có thể là chẩn đoán tạm thời, các bệnh nhân sẽ được chẩn đoán phân biệt khi theo dõi thêm. Dấu hiệu mắc bệnh Các triệu chứng chung cho bệnh viêm ruột, bao gồm viêm đại tràng không xác định bao gồm: Tiêu chảy. Mệt mỏi. Đau quặn bụng. Phân có lẫn máu. Giảm cảm giác thèm ăn. Sụt cân. Hãy đi gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu nêu trên hoặc có sự thay đổi liên tục trong thói quen đại tiện. Mặc dù bệnh thường không quá nguy hiểm, nhưng một số trường hợp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nguyên nhân gây bệnh Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm đại tràng không xác định. Nguyên nhân được các nhà khoa học phỏng đoán là do vấn đề ở hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch của bạn cố gắng chống lại vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập, phản ứng miễn dịch bất thường cũng khiến hệ thống miễn dịch tự tấn công các tế bào trong đường tiêu hóa. Chế độ ăn uống không lành mạnh và tình trạng căng thẳng, stress cũng là yếu tố làm tăng nặng tình trạng bệnh. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng không xác định bao gồm: Tuổi tác: Phần lớn những người mắc viêm đại tràng không xác định phát bệnh sớm, được chẩn đoán khi còn trẻ, thường là trước 30 tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số người phát bệnh ở tầm 50 đến 60 tuổi. Chủng tộc: Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất so với các chủng tộc khác. Tiền sử gia đình: Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu bạn có người thân (chẳng hạn như cha mẹ, anh chị em hoặc con cái) mắc bệnh. Hút thuốc lá: thuốc lá có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thuốc kháng viêm không steroid: các thuốc như ibuprofen, naproxen, diclofenac… có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hoặc làm bệnh trầm trọng hơn ở những người bị viêm đại tràng không xác định. Viêm đại tràng không xác định có nguy hiểm không? Viêm đại tràng không xác định có thể dẫn tới ung thư đại tràng Một số nghiên cứu cho thấy người bệnh viêm đại tràng không xác định có tuổi khởi phát bệnh trẻ hơn, bệnh lan rộng hơn và tiến triển nặng hơn so với người bệnh viêm loét đại tràng. Bệnh kéo dài nếu không được điều trị phù hợp, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: Ung thư đại tràng: Viêm đại tràng không xác định có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Vì vậy, bạn nên hỏi bác sĩ về việc tầm soát ung thư để phát hiện ở giai đoạn sớm. Viêm da, mắt và khớp: Khi bạn bị khởi phát cơn viêm cấp tính, một số rối loạn bao gồm viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp), tổn thương da (vảy nến, viêm khớp vảy nến) và viêm mắt (viêm màng bồ đào). Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát: Đây là bệnh mạn tính, trong đó tất cả đường mật trong và ngoài gan bị viêm và xơ, dẫn đến hẹp đường mật. Điều này gây tích tụ mật trong gan và gây tổn thương tế bào gan. Xuất hiện các cục máu đông: Người bệnh có nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch. Các ảnh hưởng khác: Việc dùng thuốc kéo dài để điều trị viêm đại tràng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chẳng hạn như thuốc corticosteroid có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, huyết áp cao… Chẩn đoán bằng cách nào? Việc chẩn đoán bệnh lý này gặp nhiều khó khăn, thường sử dụng phương pháp gián tiếp là loại trừ các nguyên nhân khác. Viêm đại tràng không xác định được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng và kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng gồm: Nội soi đường ruột/nội soi đại tràng. Chụp X quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Sinh thiết, phân tích mẫu bằng kính hiển vi. Xét nghiệm phân. Xét nghiệm máu. Nội soi đại tràng giúp đánh giá tình trạng viêm hoặc tắc nghẽn đại tràng Tuy nhiên, chẩn đoán viêm đại tràng không xác định có thể là chẩn đoán tạm thời. Khi theo dõi thêm, các bác sĩ có thể chẩn đoán phân biệt, xác định bệnh nhân mắc viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn. Điều trị Việc chẩn đoán chính xác bệnh lý cụ thể có ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn điều trị của bác sĩ. Nhìn chung, đối với người bệnh viêm đại tràng không xác định, các phương pháp điều trị được đưa ra là sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Sử dụng thuốc Sulfasalazine là một thuốc kiểm soát viêm hiệu quả. Thuốc Aminosalicylate (5-ASA): Đây là nhóm thuốc hiệu quả trong kiểm soát viêm. Các thuốc thường dùng trong nhóm này là: Sulphasalazine, Mesalazine, Olsalazine, Balsalazine. Thuốc Corticosteroids: Đây là nhóm thuốc kháng viêm có tác dụng toàn thân, được sử dụng để điều trị viêm đại tràng mức độ trung bình hay nặng. Các thuốc thường dùng là prednisolon, budesonide… Thuốc điều hòa miễn dịch: Vì viêm đại tràng không xác định là bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch, các thuốc điều hòa miễn dịch như azathioprine, 6-mercaptopurine, methotrexate… có hiệu quả điều trị đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Kháng sinh: Các loại kháng sinh được sử dụng cho người bệnh viêm đại tràng không xác định là metronidazole, ciprofloxacin. Thuốc sinh học: Các kháng thể chống lại yếu tố hoại tử khối u (TNF) như infliximab, certolizumab, adalimumab và golimumab rất hữu ích, đặc biệt trong việc ngăn ngừa hoặc làm chậm tái phát sau phẫu thuật. Infliximab rất hữu ích trong việc ngăn ngừa hoặc làm chậm tái phát bệnh sau phẫu thuật. Lưu ý: Người bệnh không được tự ý dùng thuốc, cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Phẫu thuật Trong trường hợp chế độ ăn uống – lối sống cùng với việc sử dụng thuốc không còn hiệu quả, người bệnh viêm đại tràng không xác định có thể được chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ phần ruột bị tổn thương nếu các biến chứng nghiêm trọng xảy ra như nghẽn ruột, áp xe hoặc xuất huyết. Chế độ ăn uống và lối sống hợp lý cho người bệnh Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống Người bị viêm đường ruột thường được các chuyên gia tiêu hóa khuyến khích thực hiện chế độ “ăn ít chất tồn dư”. Cụ thể, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, khó tiêu hóa, gây đầy hơi, khó tiêu. Mục tiêu của chế độ ăn uống này là giảm số lần đi ngoài với lượng phân ít hơn. Điều này giúp cho tình trạng đầy hơi, chướng khí, tiêu chảy, co thắt dạ dày được cải thiện. Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung thêm các vitamin cần thiết cho cơ thể, ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải người viêm đường ruột nào cũng phù hợp với nguyên tắc ăn uống này. Tùy theo từng tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống phù hợp nhất. Nên ăn gì, kiêng gì? Sau đây là một số thực phẩm tốt cho người bệnh viêm đại tràng không xác định được các chuyên gia đề xuất: Uống nhiều nước: Người bệnh cần tích cực bổ sung nước mỗi ngày (1.5 – 2 lít/ngày) để bù lại lượng nước đã mất đi do tình trạng đi ngoài nhiều lần. Probiotics: Các loại thực phẩm chứa probiotics (lợi khuẩn) như sữa chua, men vi sinh… đặc biệt là sản phẩm chứa bào tử Bacillus giúp hình thành lớp màng sinh học bảo vệ lớp viêm loét khỏi các tác nhân gây hại, hỗ trợ phục hồi các vết tổn thương trên niêm mạc đại tràng, từ đó giảm triệu chứng. Hoa quả, rau xanh: Đây là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu trong quá trình phục hồi niêm mạc ruột. Không những thế, chúng còn có hàm lượng chất xơ dồi dào giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Các loại cá: Cá cung cấp acid amin và chất béo bão hòa tốt cho đường ruột, là một thực phẩm rất cần có trong thực đơn của người mắc bệnh viêm đại tràng không xác định. Các loại thịt trắng: Các loại thịt trắng bao gồm thịt gà, thịt ngan, thịt ngỗng, cá… Khác với các loại thịt đỏ, thịt trắng dễ tiêu hóa hơn và cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho việc phục hồi đường tiêu hóa ở người bệnh. Ngược lại, người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm nhất định để tránh làm tăng nặng các triệu chứng và bệnh tiến triển xấu hơn: Rượu bia, thuốc lá, cà phê: kích thích niêm mạc đại tràng, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Thức ăn chế biến sẵn: các đồ ăn chế biến sẵn thường có một lượng lớn các chất phụ gia có hại, làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến đường ruột. Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng: dù ngon miệng nhưng các món ăn này rất khó tiêu, khiến đường ruột hoạt động quá tải. Sữa và các sản phẩm từ sữa: dễ gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi… Lối sống lành mạnh Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, một lối sống tích cực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng viêm đại tràng không xác định. Trước tiên, người bệnh nên hạn chế căng thẳng, tránh các công việc gây nhiều áp lực thần kinh. Khi stress, bạn có thể thư giãn bằng cách tập thiền, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, việc tham vấn bác sĩ tâm lý có thể hữu ích. Tập thể dục thường xuyên có khả năng hỗ trợ người bệnh kiểm soát các triệu chứng của viêm đại tràng, đồng thời nâng cao sức khỏe tinh thần. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh tham gia các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, yoga… Trong đó, yoga cho thấy hiệu quả đáng kể vì nó giúp cơ thể thư giãn, cung cấp oxy và tăng lưu thông máu đến hệ tiêu hóa. Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích về căn bệnh viêm đại tràng không xác định. Với việc thăm khám sớm, tuân thủ điều trị cùng chế độ ăn uống và lối sống hợp lý, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát căn bệnh này. Tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1770507/ https://academic.oup.com/ibdjournal/article/9/5/324/4718319#108400603 https://www.merckmanuals.com/professional/gastrointestinal-disorders/inflammatory-bowel-disease-ibd/drugs-for-inflammatory-bowel-disease https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/symptoms-causes/syc-20353315

Phụ nữ mang thai bị viêm đại tràng uống thuốc gì?

Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng. Ở phụ nữ mang thai, bệnh có thể gây ra nhiều phiền toái và khó chịu. Tuy nhiên nếu được điều trị phù hợp, mẹ bầu hoàn toàn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về các thuốc điều trị viêm đại tràng an toàn cho phụ nữ có thai.   Mục lục Triệu chứng viêm đại tràng khi mang thai Viêm đại tràng ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi như thế nào? Giảm hấp thu dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân Tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai Điều trị bằng thuốc Tây y Thuốc kháng sinh Thuốc Aminosalicylate (5-ASA) Thuốc Corticosteroid Thuốc ức chế miễn dịch Kháng thể đơn dòng Điều trị bằng các bài thuốc dân gian Bài thuốc từ tinh bột nghệ vàng và mật ong Bài thuốc từ mật ong và mè đen Bài thuốc từ gạo tẻ Lưu ý về chế độ ăn uống và lối sống Cải thiện chế độ ăn uống Thường xuyên rèn luyện cơ thể Triệu chứng viêm đại tràng khi mang thai Phần lớn bà bầu đều phải trải qua giai đoạn ốm nghén với sự xáo trộn trong chế độ ăn uống, thường xuyên chán ăn, buồn nôn, hay thèm các món chua cay dễ gây kích thích dạ dày. Đây là yếu tố thuận lợi cho các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa có khả năng bùng phát. Hơn nữa do ảnh hưởng của hormone, yếu tố tâm lý thay đổi, stress và lo lắng trong thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm đại tràng. Thống kê cho thấy khoảng 33% phụ nữ bị tái phát viêm loét đại tràng khi mang thai, thường là trong 3 tháng đầu. Dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng ở phụ nữ mang thai khá tương đồng với triệu chứng ở các đối tượng khác: Đau bụng: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái, cơn đau lan dọc theo khung đại tràng. Đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi đại tiện trên 2 lần/ngày, khi đi xong cảm giác bớt đau hơn nhưng luôn có cảm giác mót rặn. Đầy bụng, trướng hơi: Bụng thường xuyên có biểu hiện căng tức, ăn khó tiêu, đầy hơi Khuôn phân thay đổi: Phân ít thành khuôn, bề mặt phân không mịn, khi táo bón khi lỏng. Nếu bị viêm nặng sẽ có lẫn máu hoặc dịch nhầy. Nhiều trường hợp đặc biệt, bệnh nhân bị rối loạn đại tiện kèm theo triệu chứng sốt, nôn, đi ngoài ra máu. Chán ăn, mệt mỏi và sụt cân nhanh. Thông tin xem thêm: Hay đầy bụng có phải viêm đại tràng? Viêm đại tràng ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi như thế nào? Nhìn chung, sức khỏe của mẹ và bé phụ thuộc vào phân loại, mức độ bệnh cũng như các phương pháp điều trị được sử dụng trong thai kỳ. Phụ nữ mắc viêm đại tràng nặng có nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân cao hơn. Vì vậy, các bà bầu có dấu hiệu của viêm đại tràng phải báo với bác sĩ, thăm khám theo lịch và thường xuyên tự theo dõi các biểu hiện bất thường để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Giảm hấp thu dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân Ruột già có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và tổng hợp một số vitamin cần thiết cho cơ thể. Trong khi đó, phụ nữ mang thai lại là đối tượng cần bổ sung một lượng lớn chất dinh dưỡng cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Viêm đại tràng có thể làm giảm hấp thu thức ăn, từ đó tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. Tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai Thai phụ mắc bệnh đại tràng đối mặt với nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn so với người bình thường. Trong một số nghiên cứu, số trẻ sinh non và trẻ sơ sinh cân nặng nhẹ hơn 2,5 kg ở mẹ bị bệnh Crohn nhiều hơn đáng kể so với nhóm chứng. Điều trị bằng thuốc Tây y Bác sĩ sẽ cân nhắc các liệu pháp điều trị viêm đại tràng trên đối tượng đặc biệt này. Điều trị phẫu thuật (bao gồm cắt bỏ ruột kết) có thể được thực hiện trong thời kỳ mang thai nhưng sẽ làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai. Hầu hết những phụ nữ đã phẫu thuật viêm loét đại tràng trước khi mang thai đều có thể mang thai và sinh nở bình thường, kể cả sinh thường qua đường âm đạo. Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, phụ nữ mang thai có thể cần sử dụng thuốc để giảm triệu chứng và ngăn ngừa các cơn viêm đại tràng cấp tính. Một số thuốc an toàn khi sử dụng đối với sức khỏe mẹ và bé, trong khi một số thuốc khác chống chỉ định hoặc hạn chế sử dụng trên đối tượng này. Dựa trên mức độ an toàn trên phụ nữ mang thai, FDA (Hoa Kỳ) đưa ra hệ thống phân loại thuốc thành các nhóm: A, B, C, D, X. Trong đó, A là thuốc thuộc loại an toàn cho phụ nữ có thai với đầy đủ bằng chứng. X là thuốc có hại, tuyệt đối không được sử dụng cho thai phụ. Giữa A và X có 3 loại B, C, D là các thuốc có thể chỉ định cho phụ nữ có thai trong trường hợp cần thiết và phải cân nhắc giữa lợi ích điều trị và nguy cơ gây hại. Lưu ý: Bác sĩ sẽ tư vấn về lợi ích – nguy cơ khi sử dụng thuốc, bạn cần trao đổi và tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý uống thuốc theo thói quen hay tư vấn của người không có chuyên môn. Thuốc kháng sinh Metronidazole là một kháng sinh phổ biến trong điều trị các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có viêm đại tràng. Thuốc thuộc nhóm B, theo đó các liệu trình ngắn có thể được chỉ định cho phụ nữ mang thai, kể cả trong 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, Amoxicillin-acid clavulanic cũng là kháng sinh có thể được sử dụng trên đối tượng đặc biệt này với độ an toàn cao. Thuốc Aminosalicylate (5-ASA) Aminosalicylate (5-ASA) là nhóm thuốc hiệu quả trong kiểm soát viêm. Các thuốc thường dùng trong nhóm này là: Sulphasalazine, Mesalazine, Olsalazine, Balsalazine. Các nghiên cứu cho rằng các thuốc thuộc nhóm Aminosalicylate không làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thai kỳ hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ, an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, riêng Sulfasalazine ức chế sự hấp thu và chuyển hóa của acid folic, có thể dẫn tới thiếu hụt acid folic – một vitamin thiết yếu cho thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ có thai chỉ nên sử dụng Sulfasalazine khi thật cần thiết, nếu dùng thì cần bổ sung thêm acid folic hàng ngày. Thuốc Corticosteroid Corticosteroid là nhóm thuốc kháng viêm có tác dụng toàn thân, được sử dụng để điều trị viêm đại tràng mức độ trung bình hay nặng. Các thuốc thường dùng là prednisolon, budesonide….   Thuốc có thể đi qua nhau thai nhưng chúng nhanh chóng chuyển đổi thành các hóa chất kém hoạt tính hơn nên có thể được sử dụng cho phụ nữ mang thai khi cần thiết. Hiện nay chưa có đủ bằng chứng chứng minh thuốc tác động có hại đến mẹ và bé. Một vài nghiên cứu cho rằng đối với những người uống thuốc steroid trong 13 tuần đầu của thai kỳ, nguy cơ sứt môi hay hở hàm ếch tăng lên rất nhỏ trên trẻ sơ sinh. Tương tự đối với nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân. Bên cạnh đó, phụ nữ dùng steroid trong thời kỳ mang thai có thể dễ bị tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao hơn, vì vậy cần thăm khám định kỳ để có thể phát hiện sớm các tình trạng bất thường. Thuốc ức chế miễn dịch Azathioprine và 6-mercaptopurine là các thuốc ức chế miễn dịch, giúp giảm viêm, kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ bùng phát viêm đại tràng. Bạn có thể tiếp tục sử dụng các thuốc này khi mang bầu và cho con bú. Nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân viêm đại tràng không cho thấy sự gia tăng dị tật bẩm sinh khi sử dụng các loại thuốc này. Tuy nhiên, nếu azathioprine đang được sử dụng kết hợp với liệu pháp sinh học khác (ví dụ: infliximab), bác sĩ có thể chỉ định ngưng azathioprine để giảm nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi. Kháng thể đơn dòng Các kháng thể đơn dòng gồm infliximab, adalimumab… có hiệu quả giảm triệu chứng, làm lành tổn thương niêm mạc ruột trên bệnh nhân viêm đại tràng. Cho tới nay không có báo cáo nào về sự gia tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh khi sử dụng các thuốc này, vì vậy bạn có thể an tâm sử dụng thuốc trong suốt thai kỳ. Thuốc cũng chỉ đi qua sữa mẹ với một lượng rất nhỏ nên có thể chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú. Lưu ý: infliximab và adalimumab có thể đi qua nhau thai và tồn tại ở trẻ đến 9 tháng sau khi sinh. Nếu bạn đang sử dụng một trong những loại thuốc này, em bé không nên tiêm vắc xin sống (ví dụ: vắc xin ngừa rotavirus) trong 6 tháng đầu đời. Điều trị bằng các bài thuốc dân gian Bên cạnh thuốc Tây thì các mẹ cũng có thể lựa chọn những bài thuốc chữa dân gian được ông cha ta truyền lại từ nhiều đời trước. Những bài thuốc chia sẻ dưới đây đều từ có thành phần là dược liệu thiên nhiên nên mẹ bầu có thể yên tâm về sự an toàn, lành tính. Bài thuốc từ tinh bột nghệ vàng và mật ong Tinh bột nghệ là chế phẩm của nghệ sau khi lọc dầu và tạp chất không tốt cho đường tiêu hóa, chứa nhiều curcumin – hoạt chất có tác dụng trung hòa acid, cải thiện chức năng của đại tràng. Ngoài ra, tinh bột nghệ còn chứa enzyme, có công dụng kích thích tiêu hóa rất tốt. Trong khi đó, mật ong lại chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì vậy mà mật ong và nghệ được kết hợp để tạo nên bài thuốc dành cho bà bầu bị viêm đại tràng, giúp giảm triệu chứng đau bụng, khó tiêu, rối loạn đại tiện… Chuẩn bị: 200g tinh bột nghệ, 100ml mật ong (tỷ lệ 2:1). Cách thực hiện: Trộn đều hỗn hợp trên cho đến khi hai nguyên liệu quyện đều vào nhau, rồi nặn chúng thành viên hoàn và phơi tại nơi khô ráo, sạch sẽ. Sau đó để bảo quản trong lọ, dùng dần. Cách dùng: Mỗi lần dùng khoảng 10 – 15g (5 viên nhỏ) uống cùng với nước đun sôi để nguội. Bài thuốc từ mật ong và mè đen Mè đen vốn có tác dụng nhuận táo, bổ ngũ tạng và tăng cường dinh dưỡng khá hiệu quả, nên phù hợp với người bệnh viêm đại tràng. Chính vì vậy, bà bầu cũng có thể sử dụng bài thuốc này để chữa bệnh viêm đại tràng, công thức như sau: Chuẩn bị: Mè đen và mật ong theo tỷ lệ 2:1 (tương tự như bài thuốc số 1). Cách thực hiện: Chọn mè đen hạt mẩy để rang chín đều rồi đem giã nhuyễn thành dạng bột mịn. Sau đó cho vào lọ để dùng dần, nên bảo quản ở nơi khô ráo và sạch sẽ. Cách dùng: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng thì trộn 1 thìa mè đen với ½ thìa mật ong, rồi ăn trực tiếp và cố gắng nhai từ từ, thật kĩ và nuốt từ từ. Như vậy dưỡng chất sẽ dễ dàng hấp thu hơn. Bài thuốc từ gạo tẻ Gạo tẻ có vị ngọt, tính mát và chứa nhiều tinh bột gạo, vitamin B1 – C, protein, canxi, sắt… không chỉ giúp trị chứng tiêu chảy mà còn bổ sung thêm nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bài thuốc này được nhiều mẹ bầu áp dụng không chỉ để chữa bệnh mà còn dùng để uống hằng ngày để thanh lọc cơ thể, giải nhiệt. Công thức 1 Chuẩn bị: Gạo tẻ 100g. Cách thực hiện: Sao vàng gạo tẻ rồi tán nhỏ thành bột mịn và để lọ để bảo quản ở nơi sạch sẽ, khô ráo. Cách dùng: Khi dùng thì pha với nước ấm, khoảng từ 8 – 10g/ lần, ngày uống 2-3 lần. Công thức 2 Chuẩn bị: Chè khô và gạo rang mỗi loại 15g, 3 lát gừng tươi. Cách thực hiện: Đem sắc chúng với nhau cùng 500ml nước sạch. Cách dùng: Chia lượng nước thu được thành 2 phần để uống 2 lần/ ngày và nên uống khi nước còn ấm là tốt nhất. Lưu ý về chế độ ăn uống và lối sống Cải thiện chế độ ăn uống Ăn đủ bữa, đúng giờ. Nếu bị ốm nghén, nôn ói nhiều thì cũng cố gắng chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên nhịn ăn. Giảm chất béo, bổ sung chất đạm cho cơ thể từ các loại thức ăn dễ tiêu hóa như đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, các loại thịt nạc, cá nạc. Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường chất xơ cho cơ thể, giúp ngăn ngừa và khắc phục triệu chứng táo bón, cải thiện chức năng tiêu hóa của đường ruột. Uống đủ nước mỗi ngày, tránh tình trạng mất nước và hạn chế táo bón. Nếu bà mẹ mang thai hay bị đầy bụng tiêu chảy sau khi uống sữa bầu, thì nên thay thế bằng các loại sữa tách béo, sữa không lactose hoặc sữa chua. Không nên ăn rau sống, thức ăn tanh, lạnh, uống nước chưa đun sôi hoặc ăn thức ăn chưa được nấu chín kỹ bởi chúng dễ gây tiêu chảy. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, dưa muối hay các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas,… Thức ăn nên được chế biến dưới dạng hấp luộc giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Thường xuyên rèn luyện cơ thể Phụ nữ mang thai nên tập luyện nhẹ nhàng để tăng cường nhu động ruột với các môn thể thao như đi bộ, bơi, yoga, pilates… Khi tập luyện, hệ tiêu hóa được vận động nên sẽ tăng cường nhu động ruột, đồng thời tậm trạng vui vẻ, thoải mái hơn, có tác động rất tích cực đến bệnh lý viêm đại tràng. Trên đây là nội dung về triệu chứng và cách điều trị viêm đại tràng ở phụ nữ mang thai. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích để căn bệnh viêm đại tràng không còn là nỗi lo thường trực ở các mẹ bầu. Mang thai là thời kỳ hết sức quan trọng và nhạy cảm. Ngay khi gặp những dấu hiệu bất thường và nghi ngờ mắc viêm đại tràng chị em cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời. Tham khảo: https://www.uptodate.com/contents/inflammatory-bowel-disease-and-pregnancy-beyond-the-basics https://www.crohnsandcolitis.org.uk/about-crohns-and-colitis/publications/pregnancy-ibd https://www.tapchidongy.org/thuoc-viem-dai-trang-cho-ba-bau.html

Tìm hiểu cách chữa tiêu chảy an toàn ở bà bầu

Trong thời gian mang thai, bà bầu dễ bị các bệnh như cảm cúm, đau lưng, tiêu chảy… Hiện tượng tiêu chảy xảy ra tạo tâm lý khá lo lắng vì không biết có ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé hay không. Cùng tham khảo cách chữa trị chứng bệnh này ở bà bầu nhé. Mục lụcNguyên nhân gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thaiẢnh hưởng tới thai nhi không?Điều trị và biện pháp khắc phụcMẹo chữa tiêu chảy cho bà bầuNụ simBúp ổiLá mơ với trứng gàNước gạo rangVỏ măng cụtLá củ cảiLá lựuĐường đỏTrà gừngChế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai khi bị tiêu chảy Nguyên nhân gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai Nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cho bà bầu là do các vi khuẩn ở đường tiêu hóa thâm nhập vào cơ thể thông qua  thức ăn, đồ uống. Những nguyên nhân cụ thể như sau: Nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai. Các virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus có thể gây ra tiêu chảy. Các ký sinh trùng có thể nhập vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm và nước uống. Một số ký sinh trùng gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai bao gồm Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica. Một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai. Hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy. Hiện tượng tiêu chảy gây ra do sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước. Các nguyên nhân khác bao gồm không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm. Đọc thêm: Tiêu chảy kéo dài là dấu hiệu bệnh gì? Ảnh hưởng tới thai nhi không? Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa. Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, số lần đi tiểu và nôn mửa rất nhiều làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ. Điều trị và biện pháp khắc phục Khi gặp hiện tượng trên người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng để nhanh khỏi bệnh. Không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do mách bảo của người khác vì nhiều loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Ngoài ra người bệnh nên uống nhiều nước vì tiêu chảy sẽ làm người bệnh mất nước. Tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bạn. Có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn vì tiêu chảy gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu, cơ thể luôn mệt mỏi. Nếu cơn đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều giờ đồng hồ, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy nếu không có chỉ định của bác sĩ. Các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi. Tuy nhiên nếu tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước thì là cả một vấn đề, cần đi khám ngay. Trường hợp cần gặp bác sĩ ngay khi: Tiêu chảy kéo dài trong 2 ngày hoặc lâu hơn Phụ nữ mang thai bị sốt và nôn Phân có chứa máu Bị đau bụng dữ dội Không có nước tiểu trong hơn 5 tiếng Đọc thêm: Bà bầu bị tiêu chảy uống thuốc gì an toàn? Mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu Có một số “cây nhà lá vườn” khá dễ kiếm nhưng lại có hiệu quả tốt điều trị tiêu chảy cho bà bầu khá hiệu quả. Cùng tham khảo một số cách chữa dân gian đơn giản dưới đây: Nụ sim Nụ sim thu hái khi còn chưa nở, khoảng nửa chén sắc uống. Một ngày uống khoảng 2 lần. Búp ổi Cách 1: Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã. Cách 2: Búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường, nhất là tiêu chảy do lạnh. Lá mơ với trứng gà Lá mơ lông được coi là vị thuốc chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Lá mơ lông có vị đắng, tính chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Mẹ bầu hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước. Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều. Lấy 2 miếng lá chuối tươi bắc chảo lên bếp. Lót 1 miếng lá chuối xuống đáy chảo, đổ hỗng hợp trứng rau mơ vào, lấy miếng lá chuối còn lại đậy lên. Sau đó, trở 2 mặt trứng và rau mơ cho chín đều. Nếu không có lá chuối thì bạn hấp cách thủy cũng được nhưng làm như cách trên thì dễ ăn hơn vì rau mơ trứng gà có mùi thơm rất hấp dẫn (không được chiên với dầu mỡ vì tiêu chảy kiêng chất béo). Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày để đường ruột ổn định. Xem thêm: Mẹ bầu ăn lá mơ được không? 5 tác dụng bất ngờ Nước gạo rang Bài 1: Gạo tẻ đem sao vàng, sau đó hạ thổ rồi tán nhỏ thành bột mịn khoảng 8- 10 gam với một ít nước cơm hòa lẫn vào uống ngày 2-3 lần. Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng. Bài 2: Gạo: 10g sao vàng. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả. Vỏ măng cụt Sắc với nước đặc uống. Lá củ cải Lá củ cải tươi: 120g Trần bì: 30g Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Uống 2 -3 ngày bệnh sẽ khỏi. Lá lựu Lá lựu tươi: 30g Gừng tuơi: 12g Muối ăn: 3g Sắc lấy hai bát con nước rồi chia uống hai lần/ ngày. Đường đỏ Đường đỏ hòa tan trong nước ấm, uống với 4 hạt tiêu. Uống trong 2-3 ngày, mỗi ngày 3 lần bệnh sẽ thuyên giảm. Trà gừng Gừng tươi: 100g (hoặc gừng khô 30 g) Lá chè khô: 5 g Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Sau khi dùng 1- 2 liều sẽ khỏi ngay. Lưu ý: Những biện pháp dân gian trên khá hữu hiệu cho mẹ bầu bị tiêu chảy giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh. Nhưng nếu như có biểu hiện của tiêu chảy cấp mẹ bầu không nên áp dụng những biện pháp trên mà đến ngay cơ sở y tế để điều trị dứt điểm, bảo vệ bản thân và bé yêu nhé. Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai khi bị tiêu chảy Khi bị tiêu chảy, chế độ ăn uống không những góp phần hỗ trợ điều trị bệnh, giúp bệnh mau lành hơn. Dưới đây là một số chú ý về chế độ ăn cho các mẹ bầu bị tiêu chảy: Tránh các thức uống không lành mạnh như nước sô-đa và nước ngọt. Bạn có thể ăn uống các loại thực phẩm như bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, carrot nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch. Sữa chua là thực phẩm khá tốt để giúp loại bỏ tiêu chảy. Sữa chua tốt cho bạn khi bạn bị tiêu chảy, bởi vì nó có chứa một số vi khuẩn tiêu hóa. Không ăn sản phẩm sữa, trừ sữa chua trắng (không thêm hoa quả). Không ăn thực phẩm có dầu hoặc bơ. Không ăn thực phẩm nhiều gia vị, hoa quả khô và nước sốt cho đến khi giảm tiêu chảy Xem chi tiết: Dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy

Cách phân biệt ung thư đại tràng và bệnh trĩ

Chào bác sĩ, Bác sĩ cho tôi hỏi dựa vào đâu biết mình đang mắc bệnh ung thư đại tràng hay bệnh trĩ. Tôi thấy bụng đau từng cơn và đi ngoài ra máu. Tôi đọc thông tin trên mạng thì thấy bảo 2 bệnh này có nhiều triệu chứng giống nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn khi tìm bệnh. Mong bác sĩ chỉ giúp tôi cách phân biệt hai bệnh trên. Tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Văn Phong, 52 tuổi, Nghệ An) Trả lời:  Chào bác Phong, lời đầu thư trangphuclinh.vn xin cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với câu hỏi “Dựa vào đâu để phân biệt ung thư đại tràng và bệnh trĩ? ” của bác Phong, chúng tôi xin được trả lời như sau: Bệnh ung thư đại tràng và bệnh trĩ là gì? Mặc dù đều là căn bệnh xuất phát từ khu vực trực tràng – hậu môn nhưng về bản chất ung thư đại tràng và trĩ là 2 căn bệnh khác biệt hoàn toàn từ vị trí phát bệnh, nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và hậu quả chúng gây ra. Ung thư đại tràng là loại bệnh bắt nguồn từ ruột già (ruột kết). Bệnh có thể điều trị được khi mới chớm bước vào giai đoạn đầu. Tuy nhiên, ung thư đại tràng phát triển “âm thầm” không có triệu chứng rõ ràng nên đa số người bệnh chỉ đi khám và phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Đây cũng là lý do “giúp” ung thư đại tràng “được xếp” vào hàng thứ 4 trong nhóm các bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới (chỉ xếp sau bệnh: ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày). Để hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ung thư đại tràng, mời bác xem bài viết chi tiết dưới đây: ➤ Tổng quan bệnh ung thư đại tràng Hình ảnh bệnh ung thư đại tràng Bệnh trĩ hay còn có tên gọi là bệnh lòi dom là bệnh xảy ra ở vùng trực tràng. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nở quá mức trong thời gian dài làm hình thành các búi trĩ trên đường lược (nằm trong trực tràng). Khi các búi trĩ phát triển với kích thước lớn đủ lớn chúng sa ra bên ngoài hậu môn khi người bệnh đi đại tiện. Từ đó gây nên bệnh trĩ. Bệnh trĩ có thể điều trị được. Nhưng nếu người bệnh coi thường bỏ qua bệnh hoặc để kéo dài không điều trị, bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như: tắc mạch trĩ, sa nghẹt hậu môn, nhiễm khuẩn trĩ và có thể là ung thư đại tràng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mời bác xem chi tiết triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị trĩ dưới đây: Phân biệt ung thư đại tràng và bệnh trĩ Ung thư đại tràng và bệnh trĩ có thể được phân biệt qua các biện pháp như: 1. Dựa vào triệu chứng đi ngoài ra máu Đa số các triệu chứng ung thư đại tràng và bệnh trĩ đều khác nhau. Tuy nhiên cả 2 bệnh này lại có một triệu chứng chung khiến người bệnh dễ bị nhầm lẫn, khó phân biệt đó là triệu chứng: đi ngoài ra máu. Cụ thể: Biểu hiện đi ngoài ra máu của bệnh ung thư đại tràng: Máu có màu đỏ thẫm và lẫn các dịch mủ nhớt. Đa số máu lẫn vào trong phân (khiến người bệnh ung thư đại tràng đi ngoài phân đen). Số lượng máu chảy không đều: có lúc chảy ít, lúc chảy nhiều (nhưng vẫn ít hơn lượng máu chảy ở bệnh trĩ) hoặc có thể không chảy máu (ở giai đoạn đầu của bệnh). Tần suất xuất hiện không đều: người bệnh có lúc bị đi ngoài ra máu ở một thời gian liên tục, nhưng có lúc lại xuất hiện ít hoặc không xuất hiện (khiến người bệnh lầm tưởng bệnh đã tự khỏi và không đi khám). Biểu hiện đi ngoài ra máu của bệnh trĩ Mặc dù có cùng dấu hiệu đi ngoài ra máu tuy nhiên, triệu chứng đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ khác hoàn toàn với bệnh ung thư đại tràng: Máu có màu đỏ tươi (vì đây là dòng máu giàu oxi). Khi người bệnh đi đại tiện, máu thường chảy liền theo phân và không lẫn vào phân. Số lượng máu và tần suất xuất hiện chảy máu thay đổi tăng dần theo từng cấp độ bệnh trĩ: Trĩ cấp độ 1: Máu chảy ít, có khi không xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện. Tần suất xuất hiện ít và không đều. Trĩ cấp độ 2: Máu chảy nhỏ giọt khi người bệnh rặn đại tiện. Số lần xuất hiện đều. Trĩ cấp độ 3: Lượng máu chảy nhiều, chảy như giọt ranh. Tần suất xuất hiện đều và dày. Người bệnh không chỉ bị chảy máu khi đi đại tiện mà còn có thể bị chảy máu ngay cả khi ngồi quá lâu hoặc lao động quá sức. Trĩ cấp độ 4: Số lượng máu chảy rất nhiều, thậm chí có thể phun thành tia khi người bệnh rặn đại tiện. Số lần xuất hiện nhiều như trĩ độ 3. Đi ngoài ra máu là dấu hiệu khiến người bệnh dễ bị nhầm bệnh Không chỉ riêng bệnh trĩ và ung thư đại tràng, đi ngoài ra máu còn là biểu hiện của nhiều bệnh thường gặp khác như: viêm loét đại tràng, polyp đại tràng, polyp hậu môn, kiết lỵ, nứt kẽ hậu môn… và ở mỗi bệnh, đi ngoài ra máu lại biểu hiện theo các dạng khác nhau. Mời bác xem thêm: 2. Phân biệt trĩ và ung thư đại tràng dựa vào các triệu chứng khác Các triệu chứng khác giúp phân biệt ung thư đại tràng và bệnh trĩ: Triệu chứng ung thư đại tràng thường gặp: Số lần đại tiện tăng vọt. Bị đau quặn bụng và đau thành từng cơn, đau tái mặt. Bị rối loạn hệ tiêu hóa. Người bệnh kém ăn, chán ăn, đôi khi có cảm giác sợ ăn. Có cảm giác mót đại tiện thường xuyên nhưng lại không đi được. Bị giảm cân nhanh chóng nhưng không tìm ra lý do. Cơ thể hay bị mệt mỏi, khó thở, chóng mặt. Bệnh thường xảy ra ở người độ tuổi trung niên khoảng 40 – 55 tuổi. Triệu chứng bệnh trĩ thường gặp: Xuất hiện hiện tượng sa búi trĩ: Đây là triệu chứng thứ 2 và là dấu hiệu bệnh trĩ điển hình nhất. Xuất hiện dịch nhầy ở xung quanh rìa hậu môn với số lượng dịch tăng dần theo các cấp độ bệnh trĩ. Có cảm giác đau, ngứa, phù nề ở vùng hậu môn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ nhỏ, cả nam giới và phụ nữ. 3. Dựa vào các kết quả xét nghiệm Đi ngoài ra máu và các triệu chứng đi kèm của từng bệnh là điểm khác nhau cơ bản của hai bệnh ung thư đại tràng và bệnh trĩ. Tuy nhiên trên thực tế, các triệu chứng của hai bệnh (đặc biệt là ung thư đại tràng) diễn ra trong thời gian dài và không thường xuyên. Nên nếu người bệnh có thể tự phát hiện các triệu chứng bất thường thì chứng tỏ bệnh đã phát triển vào giai đoạn nặng, khó chữa trị. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh trĩ và ung thư đại tràng cũng có thể thay đổi ít nhiều tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh và các yếu tố tác động bên ngoài. Bệnh trĩ xảy ra tại vùng trực tràng Vì vậy, muốn phân biệt chính xác hai bệnh lý này người bệnh nên nhờ đến bác sĩ chuyên khoa và các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định đúng bệnh. Nội soi đại tràng và sinh thiết có thể nói là chìa khóa giúp phát hiện sớm ung thư đại tràng. Đây cũng là phương pháp chẩn đoán cuối cùng để kết luận người bệnh mắc ung thư đại tràng hay mắc bệnh trĩ. Nội soi đại tràng: Bác sĩ chuyên khoa dùng ống nội soi dây mềm đưa vào vùng trực tràng, đại tràng, đầu ống nội soi được gắn sẵn camera nhằm quan sát bên trong niêm mạc đại trực tràng, từ đó xác định được các vùng tế bào lành, vùng tế bào bị viêm, vùng tế bào hình dáng lạ (có thể là các búi trĩ), vùng ung thư… Đồng thời khi nội soi, bác sĩ lấy mẫu tế bào hoặc mô ở vùng nghi ngờ bị bệnh (vùng nội soi thấy bị viêm, búi trĩ hoặc đang phát triển ung thư) để tiến hành sinh thiết. Sinh thiết: là một dạng xét nghiệm y khoa các mẫu tế bào hoặc mô nhằm đánh giá sự hiện diện của tế bào gây bệnh hoặc mức độ bệnh. Đối với phát hiện ung thư đại tràng, các mô hoặc mẫu tế bào sau khi lấy ra khỏi đại trực tràng sẽ được đem kiểm tra dưới kính hiển vi, phân tích về mặt hóa học. Từ đó giúp xác định chính xác vùng đại tràng có chứa tế bào ung thư hay không? Như vậy, với trường hợp của bác Phong, bác xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu và đau bụng từng cơn. Tuy nhiên chỉ dựa vào 2 triệu chứng này chưa đủ cơ sở để chúng tôi có thể kết luận bác có bị ung thư đại tràng hay không. Vì thực tế, có nhiều bệnh cũng xuất hiện 2 dấu hiệu này như bệnh viêm loét dạ dày, kiết lị… Bác hãy chủ động đi thăm khám bệnh nhằm tìm ra bệnh sớm cũng như có phương án điều trị kịp thời tránh bệnh nặng, khó điều trị dứt điểm. Với thắc mắc “cách phân biệt bệnh ung thư đại tràng và bệnh trĩ” của bác Phong, chúng tôi xin được giải đáp như trên, mong đưa được thông tin hữu ích đến bác.  Chúc bác cùng gia đình khỏe mạnh và bình an! Theo trangphuclinh.vn

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...