Viêm đại tràng

Viêm đại tràng xung huyết - Triệu chứng và cách điều trị

Viêm đại tràng xung huyết có thể dẫn tới biến chứng chảy máu đại tràng, thủng đại tràng, thậm chí là ung thư nếu như không được phát hiện và điều trị từ sớm. Vậy viêm đại tràng xung huyết thực chất là bệnh gì, biểu hiện như thế nào, mời các bạn cũng theo dõi thông tin về bệnh trong bài viết dưới đây. Mục lụcViêm xung huyết đại tràng là gì?Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng xung huyếtĐau bụngRối loạn tiêu hóaChẩn đoán viêm đại tràng xung huyết thế nào?Điều trị viêm đại tràng xung huyết như thế nào?Điều trị bằng thuốcĐiều trị bằng phẫu thuậtTràng Phục Linh – Giải pháp chuyên biệt cho người viêm đại tràng Viêm xung huyết đại tràng là gì? Đại tràng hay còn có tên gọi khác là ruột già – bộ phận nằm gần cuối của ống tiêu hóa. Chức năng chính của đại tràng là tiếp nhận thức ăn đã được tiêu hóa từ ruột non, sau đó hấp thụ nước, các chất điện giải từ thức ăn. Bên cạnh đó, đại tràng cùng với các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân và giữ phân cho tới khi đủ lượng sẽ co bóp và bài tiết phân qua trực tràng – phần ruột nằm sát với hậu môn. Chính vì đại tràng là nơi tiêu hóa thức ăn cũng như tạo khuôn phân nên rất dễ bị viêm nhiễm. Xung huyết đại tràng là hiện tượng các mạch máu trong niêm mạc đại tràng bị giãn nở quá mức do ứ máu nhiều, từ đó hình thành lên các nốt hồng ban đỏ, nhưng chưa bị chảy máu hay có vết loét. Bệnh thường gặp ở những người bị viêm đại tràng mãn tính. Khi niêm mạc đại tràng bị xung huyết, phân đi qua vị trí viêm nhiễm gây ra cọ xát khiến tổn thương nghiêm trọng hơn, vùng xung huyết dễ bị viêm loét hay xuất huyết, càng trở nên khó lành. Người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa,…. Cần phát hiện sớm các triệu chứng của viêm đại tràng xung huyết và có biện pháp điều trị sớm để điều trị kịp thời. Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa xung huyết và xuất huyết đại tràng, nhưng thực chất 2 hiện tượng này là khác nhau. Xuất huyết đại tràng tức là có chảy máu trên niêm mạc đại tràng, tình trạng này nguy hiểm hơn xung huyết. Ban đầu, biểu hiện chủ yếu đó là đi cầu thấy phân màu đen hoặc phân nhầy máu khi xuất huyết khá nông. Trong trường hợp nguy kịch, bệnh nhân có thể bị chảy máu ồ ạt dẫn tới thiếu máu cấp tính. Nếu bệnh nhân không được đưa tới bệnh viện cứu chữa kịp thời thì có thể tử vong rất cao. Người bị viêm xung huyết đại tràng lâu ngày có thể chuyển thành viêm đại tràng xuất huyết, thậm chí là có các vết loét sâu đến tận trung bì, hạ bì. Các dạng viêm đại tràng xung huyết: Viêm đại tràng xung huyết được chia làm 2 dạng cụ thể như sau: Dạng thứ 1: Do bị phình đại tràng bẩm sinh (các hạch thần kinh làm đại tràng bị phù). Dạng thứ 2: Do các vi khuẩn xâm nhập vào lòng đại tràng gây phù nề, sưng đỏ. Yếu tố nguy cơ khiến viêm đại tràng chuyển thành mãn tính và xung huyết: Nguyên nhân khiến niêm mạc đại tràng xuất hiện các tổn thương dạng xung huyết chủ yếu xuất phát từ những thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày, phải kể đến như: Lạm dụng kháng sinh chữa bệnh: kháng sinh có thể tiêu diệt hại khuẩn trong đường ruột, nhưng đồng thời cũng sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn. Vì thế, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, lớp lông nhung bị trơ trọi, bề mặt niêm mạc đại tràng mất đi yếu tố bảo vệ sẽ ngày càng bị viêm và xung huyết nặng hơn. Sử dụng nhiều chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá hay các loại đồ uống có cồn khác đều có thể là lý do gây tổn hại niêm mạc đại tràng. Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ: Những loại thức ăn này thường kích thích đường ruột bài tiết dịch mật nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Nhưng một khi lượng dịch mật sản xuất quá nhiều, axit có trong dịch mật này sẽ làm tổn hại đại tràng, có nguy cơ gây xuất huyết đại tràng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng xung huyết Người bệnh viêm đại tràng xung huyết thường phải đối mặt với các triệu chứng như sau: Đau bụng Đau bụng là triệu chứng chính của viêm đại tràng xung huyết. Tính chất của cơn đau lúc âm ỉ, lúc đau quặn từng cơn chạy dọc theo khung đại tràng. Những cơn đau do xung huyết đại tràng thường dễ bị nhầm lẫn với cơn đau thượng vị, nhưng những cơn đau do xung huyết đại tràng có thể dữ dội hoặc âm ỉ hơn. Không chỉ vậy, những cơn đau này có thể kéo dài từ năm này qua năm khác và rất dễ tái phát khi người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng quá độ hoặc khi tới thời tiết giao mùa. Đọc thêm: Đau từng cơn vùng thượng vị là dấu hiệu bệnh gì? Rối loạn tiêu hóa Ngoài triệu chứng đau nói trên, người bị viêm đại tràng xung huyết còn có thể gặp phải những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như là: Bụng chướng hơi Buồn nôn Đi ngoài phân rắt nát thất thường Cơ thể suy nhược, gầy yếu nếu như bệnh kéo dài lâu năm Nếu thấy dấu hiệu đi ngoài phân nhầy máu trên 4 lần/ngày, kèm theo đó là triệu chứng cơ thể mệt mỏi, sốt,…cần nhanh chóng tới trung tâm y tế để thăm khám cụ thể cũng như có biện pháp điều trị. Vì tình trạng xung huyết nghiêm trọng gây chảy máu nhiều sẽ làm nguy hại đến tính mạng. Chẩn đoán viêm đại tràng xung huyết thế nào? Để chẩn đoán viêm đại tràng xung huyết, trước hết các bác sĩ sẽ căn cứ vào những triệu chứng mà bệnh nhân thường gặp phải. Bác sĩ có thể hỏi một số thông tin như là: Thường bị đau ở đâu, đau nhiều hay đau ít? Bị đau khi nào? Ngoài đau bụng ra thì có kèm theo triệu chứng nào khác như khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi,… hay không? Có bị tiêu chảy hay táo bón hay không? Phân có màu gì?…. Trước đây có từng mắc bệnh gì không? Đa và đang sử dụng thuốc gì?…. Sau khi có được thông tin sơ bộ về những triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá ban đầu về bệnh. Sau đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để cho kết luận cuối cùng, cũng như đưa ra hướng điều trị thích hợp. Để chẩn đoán xác định viêm đại tràng xung huyết các bác sĩ chuyên khoa thực hiện cùng với các xét nghiệm y khoa như: Xét nghiệm máu Chụp X-quang khung đại tràng có thuốc cản quang Soi đại tràng bằng ống mềm,… Điều trị viêm đại tràng xung huyết như thế nào? Điều trị bằng thuốc Viêm đại tràng xung huyết hiện nay chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, mục tiêu của việc điều trị bằng thuốc là giúp giảm bớt triệu chứng và ổn định tình hình, ngăn ngừa bệnh tái diễn trầm trọng hơn. Tùy thuộc vào từng dạng xung huyết mà các bác sĩ chuyên khoa sử dụng thuốc khác nhau để áp dụng chữa bệnh. Một số loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh đường ruột như Flagentyl, Biceptol, Flagyl, …và thuốc điều hòa nhu động ruột như Dobridat, Visceralgin, Rekalat… ☛ Tìm hiểu chi tiết: Viêm đại tràng uống thuốc gì? Điều trị bằng phẫu thuật Trong trường hợp điều trị bảo tồn không có tác dụng, viêm đại tràng xảy ra biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ phần đại tràng bị xung huyết. Khi ấy tình trạng xung huyết niêm mạc đại tràng sẽ hết, tuy nhiên chức năng của đại tràng có thể bị suy giảm phần nào do mất đi một đoạn ruột già. Lưu ý: Để điều trị viêm đại tràng xung huyết hiệu quả, người bệnh cần xem xét kĩ tình trạng, giai đoạn của bệnh cũng như cơ địa của từng bệnh nhân để từ đó kiểm soát và ngăn chặn bệnh lan rộng. Nếu các vết loét quá sâu dẫn tới chảy máu nhiều viêm đại tràng xung huyết có thể biến chứng thành ung thư. Do đó, người bệnh cần phải có biện pháp điều trị tích cực ngay khi mới phát hiện bệnh để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Trong trường hợp điều trị bảo tồn không có tác dụng người bệnh cần phải cắt bỏ phần đại tràng bị xung huyết để giải quyết tình trạng này triệt để. Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường như kể trên cần phải nhanh chóng tới cơ sở y tế để được thăm khám. Bên cạnh điều trị người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cần bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu. Bên cạnh đó, tránh chất kích thích niêm mạc đại tràng như dầu mỡ, rau sống,… Không nên uống nhiều rượu bia, ăn những thực phẩm cay nóng, không nên hút thuốc và sinh hoạt lành mạnh. Chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau quả và trái cây để bổ sung chất xơ. Uống nhiều nước mỗi ngày (1,5 – 2 lít nước/ngày) để hỗ trợ tiêu hóa giúp hoạt động trơn tru hơn. Trong trường hợp thiếu hụt men lactase thì không dùng sữa, trong đợt tiến triển khẩu phần ăn cần hạn chế chất xơ, nếu bệnh nhân không ăn được phải truyền dịch. Ngoài ra, bạn nên tăng cường vận động, massage bụng thường xuyên giúp phòng bệnh một cách hiệu quả. ☛ Tìm hiểu thêm: Chữa viêm đại tràng bằng bài thuốc nam Tràng Phục Linh – Giải pháp chuyên biệt cho người viêm đại tràng Viêm đại tràng là bệnh lý có tính chất dai dẳng, dễ tái phát mêm cần điều trị tận gốc bệnh. Bên cạnh điều trị triệu chứng của bệnh, cần tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng mới có thể chữa dứt điểm. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng ImmuneGamma® là chế phẩm điều biến miễn dịch tự nhiên, phát minh mới của công nghệ sinh học Hoa Kỳ. ImmuneGamma® được chiết tách từ thành vách vi khuẩn Lactobacillus fermentum, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nhiều công dụng quý khác cho cơ thể con người. Nhờ đó, Tràng Phục Linh giúp người bệnh giải quyết triệt để các vấn đề: Giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương và cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Giúp khắc phục nhanh những triệu chứng của bệnh như: tiêu chảy, đau bụng đi ngoài nhiều lần, sống phân, rối loạn tiêu hóa… Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mạn tính. Tràng Phục Linh dành cho các đối tượng: Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,… Người mắc bệnh Viêm đại  tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY ☛ Tìm hiểu thêm: Thuốc gì dùng điều trị bệnh viêm đại tràng?

Đau bụng dưới bên phải nguyên nhân do đâu?

Đau bụng dưới bên phải thường gặp ở khá nhiều người bệnh nhưng không được lưu tâm. Trong một số trường hợp những triệu chứng này khá nguy hiểm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Cùng điểm danh 5 loại đau bụng dưới bên phải nguy hiểm cần gặp bác sĩ ngay. Mục lụcPhân khu vùng bụng của cơ thểNguyên nhân gây đau bụng dưới bên phảiViêm ruột thừaChướng bụng đầy hơiThoát vịNhiễm trùng thậnSỏi thậnHội chứng ruột kích thíchViêm đại tràngPhân loại đau bụng dưới bên phải theo giới tínhNguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nam giớiĐau bụng dưới bên phải ở nữ giớiThận trọng với 5 kiểu đau bụng dưới bên phải1. Đau hạ sườn bên phải trên rốn2. Đau dưới mạn sườn bên phải3. Đau quặn thận bên phải4. Đau bụng bên phải dưới rốn5. Đau bụng dưới ở phụ nữXử trí khi bị đau bụng dưới bên phải, đau bụng bên phải Phân khu vùng bụng của cơ thể Hiện tượng đau bụng dưới rất nhiều người gặp phải, nhưng không phải ai cũng biết phân vùng cụ thể để xác định chính xác vị trí đau.  Cách đơn giản nhất là phân thành 4 vùng như sau: Phần tư trên phải Phần tư trên trái Phần tư dưới phải Phần tư dưới trái Ngoài ra, vùng bụng còn được chia thành 9 vùng kèm theo các cơ quan quan trọng như sau: Vùng hạ sườn phải: Vùng này bao gồm các cơ quan như ruột non, thận phải, túi mật, gan Vùng hạ sườn trái: Tuyến tụy, thận trái, đại tràng, lách. Vùng thượng vị: Tuyến thượng thận, lách, tụy, tá tràng, gan, dạ dày Vùng hông phải: Kết tràng phải, gan, túi mật. Vùng hông trái: Thận trái, kết tràng xuống. Vùng rốn: Tá tràng, hồi tràng, hỗng tràng. Vùng hạ vị: Cơ quan sinh sản nữ, đại tràng sigma, bàng quang tiết niệu Vùng hố chậu trái: Đại tràng sigma, kết tràng xuống Vùng hố chậu phải: Ruột thừa, ruột non, manh tràng, buồng trứng phải Khi bị đau bụng dưới bên phải thường do nguyên nhân tập trung vào các khu vực như ruột thừa, ruột non, manh tràng, buồng trứng phải. Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải Dưới đây là những nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải cần biết: Viêm ruột thừa Ruột thừa là một bộ phận của ống tiêu hóa có vị trí ở đáy manh tràng, nơi tiếp nối giữa ruột non và đại tràng phải. Viêm ruột thừa là tình trạng viêm nhiễm tại khu vực này khiến người bệnh có cảm giác đau đớn đặc biệt ở khu vực vùng bụng dưới bên phải. Khi gặp phải tình trạng này cần cho người bệnh tới trung tâm y tế ngay lập tức. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa để ngăn ngừa cơ quan này bị vỡ ra dẫn tới các biến chứng khác. Cần lưu ý, khi bị đau bụng do viêm ruột thừa không nên sử dụng thuốc điều trị táo bón hoặc thuốc nhuận tràng có thể dẫn tới vỡ ruột thừa. Tốt nhất nên đi khám ngay lập tức và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Chướng bụng đầy hơi Khi thức ăn không tiêu hóa hoàn toàn và đến phần ruột già khiến người bệnh bị đầy bụng chướng hơi. Những thực phẩm khó tiêu khiến cơ thể tạo ra nhiều khí hơn, khí tích tụ lâu ngày khiến bụng bị đau tức, chướng và đầy hơi khiến người bệnh rất khó chịu. Các trường hợp đau bụng do đầy hơi thường là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiêu hóa như bệnh tiểu đường hoặc chứng không dung nạp đường sữa. Đọc thêm: Chướng bụng đầy hơi thường xuyên có thể là do bạn đã mắc phải căn bệnh này Thoát vị Thoát vị là những túi phình của nội tạng hoặc mô bị trồi ra và dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu. Túi phình bị đẩy xuyên qua những chỗ hở hoặc chỗ yếu của cơ. Tình trạng thoát vị thường xảy ra xung quanh vùng bụng gây ra đau bụng bên phải xung quanh khu vực túi phionfh, có thể đau hơn khi người bệnh nâng nhấc vật nặng. Nhiễm trùng thận Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn đến từ bàng quang, niệu quản hoặc niệu đạo. Nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến một hoặc hai thận. Hiện tượng đau bụng dưới bên phải là triệu chứng khá phổ biến của bệnh lý này. Ngoài ra, bạn có thể bị đau lưng, hai bên hộng hoặc háng. Nếu không được điều trị có thể dẫn tới những tổn thương vĩnh viễn nên người bệnh cần đi khám ngay khi phát hiện ra. Sỏi thận Sự tích tụ thành một khối cứng của các khoáng chất và muối hình thành bên trong thận tạo thành sỏi thận. Người bệnh không có triệu chứng cho tới khi sỏi thận bắt đầu di chuyển xung quanh hoặc đi vào ống nối thận và bàng quang. Bạn có triệu chứng đau dữ dội ở lưng, bên hông, dưới xương sườn, khắp bụng dưới và háng. Cường độ và vị trí của cơn đau có thể thay đổi khi sỏi thận di chuyển qua đường tiết niệu. Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn mãn tính phổ biến gây ảnh hưởng tới ruột già. Bệnh gây ra tình trạng đau ở vùng bụng kèm theo các triệu chứng khác như táo bón, tiêu chảy, co thắt đại tràng, chướng bụng đầy hơi…gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt cũng như cuộc sống của người bệnh. ☛ Xem thêm: Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích? Viêm đại tràng Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc đại tràng ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh gây ra các triệu chứng như đau bụng, rôi loại đại tiện, chướng bụng đầy hơi…Nếu không được điều trị bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, giãn đại tràng, ung thư đại tràng… ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Các xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng hiện nay Phân loại đau bụng dưới bên phải theo giới tính Do vùng bụng của nam và nữ giới không giống nhau về mặt giải phẫu nên nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải không giống nhau. Dưới đây là nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nam và nữ có những điểm khác nhau: Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải ở nam giới Xoắn tinh hoàn: Đây là tình trạng tinh hoàn tự xoay quanh trục và xoắn dây tinh trùng làm giảm hoặc tắc lượng máu tới tinh hoàn. Người bệnh có các triệu chứng như đau đột ngột, dữ dội, sưng ở bìu và đau bụng dưới. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới hoại tử tinh hoàn và các mô xung quanh. Khi gặp phải tình trạng này người bệnh thường được phẫu thuật khẩn cấp. Thoát vị bẹn: Một phần cơ quan trọng ổ bụng chẳng hạn như ruột, mạc nối chui vào lỗ bẹn tạo thành túi thoát vị. Với nam giới có cấu tạo vùng bẹn cso dây thừng tinh chạy qua nên thành bụng yếu khiến cho tình trạng này xảy ra ở đối tượng nam giới nhiều hơn. Người bệnh có cảm giác đau, khó chịu ở bụng dưới đặc biệt khi ho, nâng vật nặng, tập thể dục… Đau bụng dưới bên phải ở nữ giới Đau bụng dưới bên phải ở nữ giới do một số nguyên nhân nghiêm trọng và cần được thăm khám cụ thể. Dưới đây là các nguyên nhân đau bụng dưới bên phải ở nữ giới: Đau bụng kinh: Là tình trạng mà khá nhiều chị em gặp phải ở trước hoặc trong chu kì kinh nguyệt. Các triệu chứng này xuất hiện ở một hoặc hai bên của bụng dưới nơi tử cung đang co thắt để làm bong lớp niêm mạc tử cung khi hiện tượng thụ thai không xảy ra. Lạc nội mạc tử cung: Một trong những nguyên nhân khiến chị em bị đau bụng dưới bên phải là tình trạng lạc nội mạc tử cung khi các mô phát triển bên ngoài tử cung, máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà tích lại gây ra chảy máu bên trong và nhiễm trùng. Các triệu chứng người bệnh gặp phải như đau đớn mãn tính thâm chí có thể dẫn tới vô sinh. U nang buồng trứng: U nang buồng trứng là túi chứa chất lỏng được tìm thấy trong buồng trứng. Các u nang phần lớn không gây đau đớn hoặc khó chịu, có thể tự biến mất. Nhưng một số trường hợp u nang buồng trứng lớn đặc biệt nếu bị vỡ có thể dẫn tới các triệu chứng nghiêm trọng. Các triệu chứng gặp phải như đau nhói bụng dưới, đầy hơi, chướng bụng… Viêm vùng chậu: Là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục có thể gây ra đau nhói bụng dưới. Các triệu chứng nhẹ và không xảy ra thường xuyên Xoắn buồng trứng: Là tình trạng xảy ra khi buồng trứng hay ống dẫn trứng bị xoắn lại khiến nguồn cung cấp máu của cơ quan bị cắt đứt. Hiện tượng này gây đau bụng dưới nghiêm trọng. Phần lớn các trường hợp cần phẫu thuật để cắt bỏ buồng trứng. Mang thai ngoài tử cung: Tình trạng này xảy ra khi trứng được thụ tinh và nằm bên ngoài tử cung như một trong các ống dẫn trứng. Tình trạng này khiến người bệnh bị đau bụng dưới bên phải và các triệu chứng khó chịu khác. Thận trọng với 5 kiểu đau bụng dưới bên phải Đau bụng dưới bên phải kèm theo các triệu chứng khác xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với các dấu hiệu khác. Bạn có thể tự chẩn đoán được thông qua các biểu hiện dưới đây: 1. Đau hạ sườn bên phải trên rốn Các triệu chứng khác đi kèm như sau: Đau nhức phía trên rốn, xung quanh rốn, dùng tay ấn vào thấy đau Sốt nhẹ Sưng vùng bụng Các dấu hiệu trên là biểu hiện của viêm ruột thừa, người bệnh nên đến trung tâm y tế uy tín để thăm khám và chẩn đoán điều trị. 2. Đau dưới mạn sườn bên phải Các triệu chứng đi kèm: Ăn kém, ăn không ngon Đầy bụng, khó tiêu Các triệu chứng trên là dấu hiệu các bệnh về gan cần được quan tâm và thăm khám cẩn thận. 3. Đau quặn thận bên phải Ngoài đau bụng bên phải, còn xuất hiện các triệu chứng đi kèm: Đau dữ dội, đột ngột có xu hướng lan truyền từ trên sườn phải xuống dưới khi vận động. Chẩn đoán bằng cách chụp X quang. Nếu có các dấu hiệu đi kèm trên cần cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý sỏi niệu quản. 4. Đau bụng bên phải dưới rốn Xuất hiện các triệu chứng đi kèm: Bụng cương cứng  Mót đi cầu Đi phân lỏng nhiều lần, mất nước nhất là khi ăn phải đồ ăn lạ Đây là dấu hiệu của các bệnh lý viêm đại tràng, tắc ruột, bệnh về đường tiêu hóa. 5. Đau bụng dưới ở phụ nữ Các dấu hiệu đi kèm như: Chảy máu, khó thở Rối loạn kinh nguyệt Đau khi giao hợp Sốt Có khí hư Dấu hiệu của các bệnh lý như u nang buồng trứng, chửa ngoài dạ con, viêm ống dẫn trứng Xử trí khi bị đau bụng dưới bên phải, đau bụng bên phải Đau bụng dưới bên phải xảy ra do các vấn đềở hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu hoặc cơ quan sinh sản. Để chẩn đoán chính xác đau bụng dưới bên phải do nguyên nhân nào gây ra, bác sĩ chỉ định một loạt các phương pháp chẩn đoán như: Siêu âm Quét CT Quét MRI Kiểm tra thể chất Nội soi Xét nghiệm máu Dựa vào nguyên nhân gây đau bụng bên phải mà có phác đồ điều trị khác nhau. Thông thường người bệnh được sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn nếu nguyên nhân không nghiêm trọng như do đầy bụng, chướng hơi…Trường hợp nhiễm trùng cần dùng kháng sinh để điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần phải phẫu thuật sớm trong những trường hợp đau dữ dội do viêm ruột thừa, mang thai ngoài tử cung hay u nang buồng trứng.. Khi phát hiện triệu chứng đau bụng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, cần lưu ý những vấn đề sau: Không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào vì như vậy sẽ gây trở ngại cho việc chẩn đoán của bác sĩ, thậm chí làm tình trạng bệnh trở nên nguy kịch hơn Không nên quá chủ quan với triệu chứng đau bụng dưới bên phải, đau bụng bên phải mà không có biện pháp nào khắc phục Nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, tiến hành siêu âm, chụp chiếu. Nếu bị viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, viêm ống dẫn trứng hay chửa ngoài tử cung…có thể được tiến hành gấp. Nếu có triệu chứng đau bụng bên phải kèm với đau thắt lưng thì thường do bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh thoái hóa cột sống lưng gây ra. Lời khuyên dành cho bạn: Để khắc phục tình trạng đau bụng do viêm đại tràng, bạn nên đi khám xem có tổn thương đại tràng không để có biện pháp điều trị phù hợp. Kết hợp với đó, bạn nên sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng. Trong đó: Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng Dành cho các đối tượng: Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,… Người mắc bệnh Viêm đại  tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY Tràng  Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng. Không những thế, Tràng  Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng. Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người  có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại  tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính. Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé. – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn. Xem thêm: Đau bụng trên rốn là bệnh gì? Nguyên nhân đau bụng dưới rốn

Viêm đại tràng mạn tính chữa được không? Thuốc điều trị?

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh rất dễ bị mắc phải do tập quán ăn uống còn chưa được vệ sinh của người Việt Nam. Bệnh viêm đại tràng mãn tính làm cho người bệnh chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược dẫn đến việc điều trị bệnh càng trở nên khó khăn hơn. Mục lụcBệnh viêm đại tràng mãn tính là gì?Nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tínhCác dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng mãn tínhĐau bụngRối loạn đại tiệnNgười mệt mỏi, suy nhượcChướng bụng, đầy hơiViêm đại tràng mãn tính có chữa được không?Chẩn đoán, xét nghiệmThuốc điều trị viêm đại tràng mãn tínhChữa viêm đại tràng mãn tính bằng thuốc Tây YChữa viêm đại tràng mãn tính bằng thảo dượcLá ổiNha đamCây hoàng báMộc hoa trắngLá khổ sâmCây hoàn ngọcGiải pháp chuyên biệt cho người bệnh viêm đại tràng Bệnh viêm đại tràng mãn tính là gì? Đại tràng hay còn được gọi là ruột già là bộ phận trong cơ thể có nhiệm vụ tiếp nhận cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non rồi tống chúng ra ngoài. Trước khi tống ra ngoài đại tràng hấp thụ một phần nước từ các chất cặn bã đó. Một khi chức năng hấp thụ phần nước này kém (do đại tràng hư hàn, tăng co bóp) sẽ xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát, lỏng, tiêu chảy. Nếu hấp thụ nước nhiều (do thực nhiệt, nhu động kém) sẽ dẫn đến phân cứng, táo bón. Với nhiệm vụ của mình nên đại tràng là nơi dễ bị viêm nhiễm gây ra viêm đại tràng cấp tính. Trong trường hợp không điều trị bệnh sớm và đúng cách bệnh tiến triển chuyển sang dạng mãn tính. Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý đường tiêu hóa gặp khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bệnh viêm đại tràng mạn tính là hệ quả của tình trạng cấp tính không được điều trị triệt để. Bệnh rất khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát với các triệu chứng như đau bụng thường xuyên, rối loạn đại tiện…gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Các thuốc sử dụng thường chỉ làm giảm các triệu chứng, sau một thời gian điều trị các triệu chứng sẽ giảm nhưng thực sự các tổn thương vẫn còn tồn tại. Bệnh có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết thậm chí hình thành các ổ áp xe ở đại tràng. Các tế bào dần bị tổn thương lan rộng khắp các tế bào và đến cả lớp niêm mạc của đại tràng. Một khi mắc bệnh viêm đại tràng bệnh nhân phải ăn uống kiêng khem rất khổ sở, chỉ thoải mái ăn uống một chút là có vấn đề đau bụng, đại tiện ngay. Cần phân biệt với viêm đại tràng chức năng: Chỉ là bệnh rối loạn chức năng đại tràng (hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt…), nhưng không có tổn thương thực thể ở đại tràng . Nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính Nguyên nhân viêm đại tràng được chia thành 2 nhóm bệnh theo nguyên nhân: Có nguyên nhân và không có nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng mạn: Viêm đại tràng mạn có nguyên nhân: Do nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng, nhiễm độc, nấm…Nguyên nhân này gây ra viêm đại tràng cấp tính nhưng không được người bệnh điều trị dứt điểm nên bệnh tiến triển thành mãn tính. Viêm đại tràng không rõ nguyên nhân: Những trường hợp này thường không xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, thường gặp là viêm đại tràng mạn tính không đặc hiệu. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ gây bệnh phải kể tới: Vi trùng gây ra bệnh lý đường ruột như Shigella, Salmonella… Nhiễm các loại kí sinh trùng như giun đũa, giun kim, giun tóc… Chế độ ăn uống hàng ngày không điều độ hoặc sử dụng các loại thực phẩm gây kích thích, làm tổn thương niêm mạc ruột Tình trạng táo bón kéo dài Các dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng mãn tính Các dấu hiệu bệnh viêm đại tràng mạn tính tương tự như tình trạng viêm đại tràng cấp tính. Tuy nhiên, bệnh sẽ nặng hơn và mức độ nguy hiểm cao hơn. Người bệnh gặp phải các triệu chứng khó chịu như sau: Đau bụng Đau bụng là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm đại tràng mạn tính. Đau dọc khung đại tràng, thưởng ở nửa dưới khung đại tràng trái và hai hố chậu. Đau quặn từng cơn, đau đi đau lại nhiều lần, sau khi đi tiêu đau giảm. Đau thường khởi phát sau khi ăn, sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích. Triệu chứng đau giảm xuống sau khi người bệnh đại tiện hoặc trung tiện. Rối loạn đại tiện Với nhiều biểu hiện đa dạng phần lớn là đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày. Một số bị táo bón, mót rặn, phân có máu, có nhầy hoặc không kèm nhầy. Nói chung phân không ổn định khiến người bệnh không thoải mái sau khi đi tiêu. Người mệt mỏi, suy nhược Đại tràng bị viêm khiến chức năng của đại tràng bị suy giảm nên việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể bị ảnh hưởng. Toàn thân người bệnh mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng thái quá. Trường hợp nặng có thể gầy sút, hốc hác. Chướng bụng, đầy hơi Bụng trướng hơi khu trú dọc khung đại tràng khiến người bệnh luôn cảm thấy không thoải mái. Viêm đại tràng mãn tính có chữa được không? Viêm đại tràng cấp tính chuyển sang dạng mãn tính, người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn thậm chí gây ảnh hưởng tới tính mạng. Những cơn đau ngày càng dữ dội hơn trước kèm theo đó là tình trạng rối loạn tiêu hóa, các vết loét ăn sâu còn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thủng đại tràng, ung thư đại tràng… Chính vì vậy mà người bệnh viêm đại tràng phải điều trị càng sớm càng tốt. Với người bệnh viêm đại tràng mãn tính có điều trị dứt điểm được không? Tuy khó điều trị triệt để nhưng trên thực tế, viêm đại tràng mãn tính vẫn có thể chữa khỏi. Về bản chất, bệnh dễ tái phát do người bệnh phần lớn có thói quen sử dụng thuốc cho tới khi không còn triệu chứng nữa thì dừng lại. Nhưng khi các dấu hiệu đã giảm nhưng những tổn thương tại đại tràng vẫn chưa hết. Trong thời điểm này, người bệnh ngưng dùng thuốc khiến quá trình tái tạo niêm mạc, làm lành các tổn thương và phục hồi chức năng của đại tràng bị ngưng lại. Do đó, người bệnh sử dụng thuốc cần đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để dứt hẳn bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Đơn giản, nếu chỉ sử dụng thuốc điều trị mà không chú trọng ăn uống, kiêng khem và lối sống lành mạnh thì bệnh không thể dứt được. Người bệnh nên ăn đúng giờ, không bỏ bữa, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên vận động thể chất để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng hơn. Chẩn đoán, xét nghiệm Trước khi đưa ra kết luận chính xác cho bệnh, các Bác Sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm phân để phát hiện độc tố, xét nghiệm máu để phát hiện thiếu máu, nhiễm trùng, kháng thể, soi đại tràng, soi đại tràng sigma bằng ống mềm, chụp X quang cản quang đại tràng , ruột non. Chẩn đoán phân biệt viêm loét đại tràng với viêm đại tràng do nhiễm khuẩn, do lỵ amip, do virut, do thiếu máu đến đại tràng , bệnh Crohn để biết chính xác và có hướng diều trị đúng. Thuốc điều trị viêm đại tràng mãn tính Có nhiều phương pháp điều trị viêm đại tràng mãn tính, có nhiều người áp dụng phối hợp Đông và Tây y. Nhưng điều quan trọng trước khi áp dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những rủi ro không mong muốn. Chữa viêm đại tràng mãn tính bằng thuốc Tây Y Các loại thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng và làm giảm triệu chứng tức thì. Nhưng chúng có một số tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn, sốt…Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng nếu bị dị ứng với bất kể thành phần nào của thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc sử dụng để điều trị viêm đại tràng mãn tính: Thuốc kháng viêm: Balsalazide, Mesalamine, Sulfasalazine, Balsalazide, Corticoid,… Thuốc điều trị táo bón: Forlax, Sorbitol, Duphalac,…. Thuốc điều trị tiêu chảy: Smecta, Actapulgite, Actapulgite,…. Thuốc giảm co thắt, giảm đau: Phloroglucinol, Trimebutin, Mebeverine….Không nên lạm dụng thuốc giảm đau quá nhiều khiến các triệu chứng càng nặng thêm và mức độ đau đại tràng càng nghiêm trọng hơn. Thuốc kháng sinh: Trong lúc phát sốt, người bệnh nên dùng thuốc kháng sinh để giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát nhiễm trùng. Sử dụng phương pháp phẫu thuật: Với những bệnh nhân bệnh nặng, điều trị nội khoa không tác dụng, đại tràng bị phình giãn do nhiễm độc nặng, xuất huyết nặng, nguy cơ thủng thì giải pháp sẽ là phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đại tràng chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng làm ảnh hưởng đến chức năng ruột, bài tiết và tâm lý người bệnh. Khoảng 25-40% bệnh nhân viêm loét đại tràng mãn nếu không được điều trị tốt cuối cùng vẫn sẽ phải phẫu thuật. Hiện nay, nền y học hiện đại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm loét đại tràng mãn tính, điều trị hiện nay chỉ hướng vào làm giảm các triệu chứng (tiêu chảy, táo bón, đau, co thắt…) và kiểm soát viêm với mục đích chấm dứt cơn kịch phát và hạn chế tái phát, chấp nhận sống chung với bệnh. ☛ Tìm hiểu thêm: Viêm đại tràng uống thuốc gì? Chữa viêm đại tràng mãn tính bằng thảo dược Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng vì các bài thuốc sử dụng nguyên liệu lành tính, không tác dụng phụ. Các bài thuốc dùng chữa viêm đại tràng mãn tính phải kể tới: Lá ổi Lá ổi từ xưa được sử dụng để chữa một số bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, dầy hơi…Ngày nay, lá ổi vẫn được nhiều người sử dụng để chữa người bệnh viêm đại tràng thường xuyên bị tiêu chảy. Cách dùng như sau: Lấy 1 nắm lá ổi còn non, rửa sạch và cho vào nồi với 500ml nước. Đun cho tới khi còn khoảng 300ml thì ngưng lửa và chắt lấy nước.Chia nước lá ổi thành những phần nhỏ và sử dụng hết trong ngày. Nước lá ổi có vị chát nhưng không quá khó uống, sử dụng kiên trì cải thiện triệu chứng từ từ. Cần lưu ý, trong trường hợp người bệnh viêm đại tràng bị táo bón không nên sử dụng. Nha đam Hay còn tên gọi khác là lô hội, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan nên được nhiều người biết đến và sử dụng. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nha đam sử dụng chữa bệnh viêm đại tràng thể táo bón như sau: Sử dụng 5 lá nha đam tươi và 500ml mật ong nguyên chất. Lấy nha đam đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và rửa qua nước sôi thật sạch rồi đem xay nhuyễn. Trộn nha đam xay nhuyễn với mật ong nguyên chất để tạo hỗn hợp. Sau đó, bảo quản hỗn hợp nước nha đam trong lọ thủy tinh sạch, mỗi lần dùng lấy 2 thìa hỗn hợp pha với nước và uống 3 lần/ngày. Cây hoàng bá Cây hoàng bá kết hợp cùng cam thảo khô, chi tử đem sắc với 600ml nước cho tới khi nước cạn còn 300ml. Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau, uống sau khi ăn no 30 phút. Mộc hoa trắng Sử dụng 1 năm mộc hoa trắng sắc với 600ml nước đun sôi cho tới khi còn 300ml. Người bệnh uống 1 ngum vào buổi sáng sớm, phần còn lại uống hết trong 1 ngày. Lá khổ sâm Cách 1: Lấy 3g lá và thân khổ sâm khô đun sôi với nửa lít nước trong 15 phút. Sau đó để nguội, lọc lấy phần nước uống hết trong ngày. Cách 2: Vào buổi sáng trước khi ăn, lấy khoảng 5 lá khổ sâm tươi nhai nát, nuốt cả phần bã và nước. Cây hoàn ngọc Cách 1: Lấy 80g lá cây hoàn ngọc khô đem sắc thành 30ml nước và uống trong ngày. Cách 2: Vào  buổi sáng sớm, lấy 6 ngọn lá cây hoàn ngọc non nhai sống nuốt cả phần nước và bã. Giải pháp chuyên biệt cho người bệnh viêm đại tràng Để cải thiện sức khỏe đại tràng cần giải quyết tận gốc vấn đề chính là phục hồi niêm mạc bị tổn thương, bảo vệ hệ vi khuẩn đường ruột và loại bỏ các triệu chứng của bệnh. Hiện nay, Tràng Phục Linh là giải pháp tối ưu nhất giải quyết vấn đề này. Thành phần của Tràng Phục Linh: ImmuneGamma® : Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng Cao Bạch truật : cầm đi ngoài, bổ máu, tăng cường chức năng giải độc, chống viêm loét các cơ quan đường tiêu hóa và thường được dùng để điều trị các chứng đầy hơi, bụng trướng, nôn mửa, ăn chậm tiêu, tiêu chảy, phân sống và viêm ruột mạn tính. Cao Bạch phục linh : Giúp tăng cường miễn dịch,  bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược, chóng mặt, lợi tiểu, bụng đầy chướng, tiêu chảy, tỳ hư. Công dụng : Giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột. Giúp hỗ trợ giảm những triệu chứng: đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng. Giúp tăng cường tiêu hóa. Người bệnh viêm đại tràng có thể uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ  kết hợp với việc sử dụng Tràng Phục Linh từ ít nhất 3 tháng trở lên với liều 6 viên/ngày chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h để có hiệu quả. – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY Trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày bạn nên hạn chế ăn những thức ăn có thể gây khó tiêu, tiêu chảy, các chất kích thích như: dầu mỡ, rau sống, sữa tươi, rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga, đồ ngọt, thực phẩm có nhiều đường lactose, hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, tăng cường thực phẩm nhiều đạm như thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, uống đủ nước, ăn rau xanh có nhiều lá (rau ngót, rau muống, rau cải…). Thêm nữa, bạn nên có kế hoạch để làm việc, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục, dưỡng sinh giữ tinh thần thoải mái…

Đau đại tràng - Triệu chứng, cách điều trị

Đại tràng hay còn gọi là ruột già là phần gần cuối trong ống tiêu hóa có chức hấp thụ nước và khoáng chất từ thức ăn đã được tiêu hóa từ ruột non. Đại tràng chứa tới  khoảng hơn 60 loại vi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa và tạo phân. Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng đau đại tràng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vậy đau đại tràng ở vị trí nào? Các dấu hiệu nhận biết? Woman in toilet Mục lụcĐau đại tràng ở vị trí nào?Biểu hiện của đau đại tràng không thể bỏ quaĐau bụngTiêu chảyTáo bónXuất hiện máu trong phânTính chất phân thay đổi bất thườngXì hơiCơ thể mệt mỏiĐau đại tràng là bệnh gì?Viêm đại tràng cấp tínhViêm đại tràng mãn tínhRối loạn chức năng đại tràngPolyp đại tràngBị bệnh đau đại tràng nên kiêng gì? Đau đại tràng ở vị trí nào? Đau đại tràng là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, tùy thuộc vào vị trí và tính chất của cơn đau người bệnh gặp phải cùng với các triệu chứng đi kèm giúp nhận biết cơ quan nào trong cơ thể đang có vấn đề. Từ dó, giúp ích cho việc thăm khám và điều trị. Dưới đây là một số vị trí đau của bệnh đại tràng thường gặp là: Đau ở vụng hạ vị: Có liên quan tới các bệnh lý về đại tràng xích ma. Đại tràng xích ma là đoạn ngắn của đại tràng thường gặp phải các vấn đề như viêm đại tràng xích ma hoặc ung thư đại tràng xích ma. Đau ở vùng hố chậu phải: Dấu hiệu của các bệnh như viêm hồi manh tràng, bệnh lý về buồng trứng, vòi trứng Đau ở vùng hạ sườn trái: Rối loạn đại tràng hoặc một số bệnh lý về tụy, lá lách Đau vùng rốn: Người bệnh có thể gặp vấn đề về đại tràng ngang hoặc bệnh ruột thừa giai đoạn đầu hoặc các bệnh lý gây rối loạn ruột non. Trên thực tế, có nhiều vị trí đau ở ổ bụng có liên quan tới bệnh lý về đại tràng. Vì đại tràng có độ dài trung bình tầm 1,5m vào bao quanh ruột non, ống ruột già to hơn ruột non nhiều lần. Vị trí đau đại tràng gặp phổ biến nhất là vùng bụng dưới rốn. Nhưng tùy thuộc theo bệnh lý mắc phải mà có thể bị đau một phần hoặc cả đoạn đại tràng. Biểu hiện của đau đại tràng không thể bỏ qua Nhiều người có lối sống ít vận động, tính chất công việc phải ngồi lâu khiến bụng cảm thấy khó chịu, ậm ạch nên dễ nhầm lẫn với tình trạng đau đại tràng. Dưới đây là một số triệu chứng đau đại tràng không nên bỏ qua: Đau bụng Bạn thường xuyên bị đau bụng ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng gan góc, góc lách) sau đó lan dọc khung đại tràng. Đau có thể âm ỉ, râm ran, quặn từng cơn, sôi bụng. Khi đau, bạn có cảm giác muốn đi vệ sinh, đau giảm sau khi đi xong. Cơn đau tăng sau khi ăn xong đặc biệt sau khi ăn đồ lạ, đồ tanh sống như nem chua, hải sản, ốc, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc rượu bia, đồ uống có ga. Nếu bạn thường xuyên bị đau ở bụng dưới, thì có thể bạn đang mắc một số bệnh viêm ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm túi thừa đại tràng, hội chứng ruột kích thích hoặc nguy hiểm hơn là ung thư. Tiêu chảy Người bệnh thường xuyên đi ngoài phân lỏng, đại tràng khi này hoạt động bất thường, không hấp thụ nước và chất khác. Một số bệnh lý về đại tràng liên quan tới tiêu chảy như hội chứng ruột kích thích, viêm túi thừa, bệnh crohn. Trong trường hợp tiêu chảy quá 24 giờ người bệnh cần đi khám hoặc nội soi để loại trừ các bệnh nghiêm trọng hơn chẳng hạn như ung thư. Táo bón Tình trạng táo bón thường xuyên, đau mỗi khi đi đại tiện có thể do viêm túi thừa, các túi viêm nhỏ trong đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích. Táo bón có thể được cải thiện bằng chế độ ăn hợp lý. Trong trường hợp táo bón suốt thời gian dài cần có biện pháp chữa trị kịp thời. Xuất hiện máu trong phân Khi đi vệ sinh có hiện tượng xuất hiện máu trong phân thì rất có thể đại tràng của bạn đang bị viêm. Nếu máu sẫm màu hoặc gần như màu đen trong phân hoặc tiêu chảy ra máu cần khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc ung thư. Tính chất phân thay đổi bất thường Tính chất, hình dạng và màu sắc phân là đặc điểm cho thấy sức khỏe của chúng ta như thế nào. Khi hình dạng phân bất thường như kiểu bút chì  có thể chỉ ra ung thư, phân màu đỏ nâu có thể có máu trong đường tiêu hóa của bạn đặc biệt là màu đỏ đen. Trong trường hợp có màu nhạt hoặc có dầu, nổi có thể do tuyến tụy và đại tràng không hấp thụ chất béo. Khi có quá nhiều chất nhầy trong phân chỉ ra tình trạng đại tràng viêm. Xì hơi Khi có hiện tượng xì hơi tức là trong đại tràng nhiều hơi do không tiêu hóa hoặc hấp thu được gì đó. Nguyên nhân có thể do sự thiếu hụt vi khuẩn có lợi, viêm loét hoặc nhu động ruột bất thường giống hội chứng ruột kích thích. Cần phân biệt đầy hơi do ăn các thực phẩm sinh khí như đậu, bắp cải, ngũ cốc nguyên hạt, phô mai, mận, lê hay do một triệu chứng nào đó của bệnh đại tràng. Cơ thể mệt mỏi Bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức sau những hoạt động thường ngày ở nhà hoặc nơi làm việc do đau đại tràng. Khi đại tràng hoạt động không bình thường khiến chúng ta thiếu dưỡng chất, khoáng chất và các vitamin cần thiết khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, người luôn trong trạng thái mệt mỏi. Đau đại tràng khiến người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên Đau đại tràng là triệu chứng của nhiều bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, chúng ta phải chăm sóc đại tràng bằng cách ăn nhiều chất xơ từ rau, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc, giảm tiêu thụ thịt đỏ, thực phẩm chiên rán, đường, rượu và cà phê. Uống đủ nước mỗi ngày và bỏ thói quen hút thuốc lá. Cần chú ý tới các triệu chứng trên và đừng ngần ngại khi gặp bác sĩ. Đau đại tràng là bệnh gì? Đau đại tràng có thể do nhiều bệnh lý gây ra, ở mỗi bệnh lý có các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là các bệnh lý gây đau đại tràng và triệu chứng thường gặp: Viêm đại tràng cấp tính Viêm đại tràng cấp tính là bệnh lý về đại tràng phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây ra những cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới rốn, rối loạn đại tiện…gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh. Trong trường hợp không kịp thời khám và điều trị bệnh có thể gây ra các biến chứng như suy nhược, chảy máu đại tràng, thủng đại tràng…nguy hiểm tới tính mạng. Một số dấu hiệu nhận biết: Viêm đại tràng do nhiễm lỵ amip: Đau vùng bụng phải hoặc trái hoặc khắp ổ bụng, đau quặn từng cơn, bụng căng tức, khó chịu, rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, đi ngoài phân có thể có nhầy và máu Viêm đại tràng do lỵ trực tràng: Bụng đau quặn đặc biệt trước khi đi đại tiện hoặc sau khi ăn, giảm sau khi đi đại tiện. Đi ngoài phân lỏng có thể kèm máu. Với trường hợp nặng hơn có thể bị sốt cao, mất nước, trụy tim mạch… Viêm đại tràng do Shigella shiga: Rối loạn đại tiện, phân không thành khuôn, đi tiêu nhiều lần, mất nước, mất chất điện giải… Viêm đại tràng mãn tính Viêm đại tràng cấp không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh chuyển sang viêm đại tràng mãn tính. Khi bệnh ở dạng mạn tính rất nguy hiểm và khó điều trị. Các dấu hiệu nhận biết như sau: Đi ngoài lúc táo bón lúc tiêu chảy, phân lẫn máu và chất nhầy Cơ thể suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, tay chân bủn rủn do thiếu máu Đau ở vùng bụng dưới nhiều có thể lan sang hai bên mạn sườn Kiểm tra thấy niêm mạc đại tràng có vết rách, vết sẹo Rối loạn chức năng đại tràng Đau đại tràng cũng có thể là triệu chứng của tình trạng rối loạn chức năng đại tràng. Rối loạn chức năng đại tràng được chia làm 2 nhóm: Thứ phát và nguyên phát, với trường hợp thứ phát nếu bỏ các nguyên nhân gây bệnh đại tràng sẽ hoạt động bình thường nhanh chóng Thường được gọi với những cái tên khác như viêm đại tràng co thắt, hội chứng ruột kích thích. Dấu hiệu nhận biết như sau: Đau quặn bụng hoặc âm ỉ từng cơn Rối loạn đại tiện, lúc táo bón lúc tiêu chảy Vị trí đau thường gặp là vùng quanh rốn và hố chậu Chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, chướng bụng Kiểm tra đại tràng không thấy có vết loét Polyp đại tràng Là tình trạng khối u bất thường ở đại tràng, được chia làm 2 loại: Polyp đại tràng tuyến Polyp đại tràng tăng sản Trong đó, polyp đại tràng tăng sản chỉ chiếm 15%, còn đa phần các trường hợp đều mắc polyp đại tràng tuyến, nếu không điều trị thì khả năng ung thư là rất cao. Các dấu hiệu thường gặp như sau: Rối loạn đại tiện, đi ngoài phân lỏng nên dễ nhầm lẫn với hội chứng ruột kích thích Đau một nửa phần ruột hoặc toàn bộ kèm theo cảm giác buồn nôn, bụng khó chịu Đi ngoài ra máu, máu có thể lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh Chúng ta phải chăm sóc đại tràng bằng cách ăn nhiều chất xơ từ rau, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc, và giảm tiêu thụ thịt đỏ, thực phẩm chiên, đường, rượu và cà phê. Nó cũng tốt để bỏ hút thuốc và bắt đầu uống đủ nước mỗi ngày. Nếu có các dấu hiệu bệnh, tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám để được kịp thời điều trị. Bị bệnh đau đại tràng nên kiêng gì? Đau đại tràng khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, một trong những cách để giảm thiểu các triệu chứng do bệnh lý về đại tràng gây ra là cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh nên kiêng để cải thiện tình trạng bệnh: Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những đồ tanh sống, đồ bảo quản lâu trong tủ lạnh như nem chua, gỏi sống, hải sản…khiến vi khuẩn phát triển mạnh làm giảm số lượng lợi khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh. Ngoài ra, các thực phẩm này còn chứa nhiều vi khuẩn vi sinh dễ gây đau bụng, đi ngoài, nặng hơn có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm.\ Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào hoặc các đồ ăn nhanh như pate, xúc xích, lạp xưởng…khiến người bệnh gặp phải tình trạng đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy…Thay vào đó nên sử dụng thức ăn dạng hấp, luộc… Chất xơ không tan và đồ ăn cứng khiến người bệnh đại tràng dễ bị đầy hơi, chướng bụng. Mặt khác, khi ăn những thực phẩm này gây cọ xát khiến niêm mạc bị tổn thương khiến tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ người bệnh nên kiêng sử dụng như hạt cứng, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hành củ, dứa, hoa quả khô… Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, socola, sữa tươi…vì chúng dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, socola có chứa nhiều đường và cafein là tác nhân dễ gây ra tình trạng co thát đại tràng và làm tăng số lần đi ngoài ở người bệnh viêm loét đại tràng. Các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas…khiến tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn. Đặc biệt, cà phê có tính axit cao dễ gây nên triệu chứng đau bụng và khó chịu ở phần bụng dưới. Đồ uống có ga có thể gây trướng bụng, đầy hơi nên người bệnh cần tránh. Ngoài ra, một số đồ ăn chua, lên men như: giấm, hành muối, cà muối và các gia vị cay nóng như tiêu, ớt có hại cho người mắc các bệnh lý về đại tràng. Chúng gây kích thích mạnh lên thành ruột khiến vết loét càng thêm tổn thương. Đau đại tràng do nguyên nhân nào gây nên cần được điều trị sớm và đúng cách. Với tình trạng đau đại tràng do viêm đại tràng cấp và mạn tính cần được khám và điều trị sớm. Bên cạnh phác đồ điều trị, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý đồng thời sử dụng sản phẩm có công dụng tái tạo niêm mạc và phục hồi chức năng của đại tràng. Đứng đầu trong danh sách là Tràng Phục Linh (nhãn xanh) và Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng Tràng Phục Linh (nhãn xanh) chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng Dành cho các đối tượng: Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,… Người mắc bệnh Viêm đại  tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY Tràng  Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng. Không những thế, Tràng  Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng. Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người  có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại  tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY

Viêm đại tràng sigma: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Sigma nằm ở cuối cùng của đại tràng, đây là khu vực dễ bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung. Viêm đại tràng sigma có triệu chứng như thế nào? Các phương pháp điều trị bệnh? Những thông tin dưới đây giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên. Mục lụcViêm đại tràng sigma là gì?Nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng sigmaDấu hiệu nhận biết viêm đại tràng sigmaRối loạn tiêu hóaĐau bụngĐầy bụng chướng hơiTriệu chứng khácBiến chứng do viêm đại tràng xích-maChẩn đoán phát hiện viêm đại tràng sigmaCách chữa trị viêm đại tràng sigmaNguyên tắc điều trịPhương pháp điều trịPhẫu thuậtChế độ ăn uống cho người viêm đại tràng sigmaThực phẩm nên ănThực phẩm nên kiêngThói quen ăn uống thay đổiLời khuyên của thầy thuốc Viêm đại tràng sigma là gì? Đại tràng sigma có hình dạng chữ sigma, có chiều dài thay đổi treo vào thành bụng sau bằng mạc treo kết tràng sigma. Đại tràng sigma bắt đầu ở bờ xương chậu với mạng mạch máu sigma, sau đó nối tiếp với trực tràng ở ngang đốt sống thiêng thứ 3. Bộ phận này thường nằm trong khung xương chậu, nhưng do có thể di động nên nó có thể nằm lạc chỗ trong ổ bụng. Đại tràng sigma hay còn có tên gọi là đại tràng xích ma có nhiệm vụ lưu trữ chất thải trong phân có tới khi được đẩy ra ngoài. Bề mặt bên trong của đại tràng sigma tương tự như phần còn lại của ruột già Đại tràng sigma có chiều dài khoảng 35 – 40 cm. Nhưng khi co lại chúng có đường kính khoảng 2,5cm. Thông thường kích thước của đại tràng sigma phụ thuộc vào lượng chất thải chứa trong nó. Vị trí của đại tràng sigma trên ổ bụng: Theo phân khu ổ bụng vùng hố chậu trái bao gồm Đại tràng Sigma Ruột non Buồng trứng trái (nữ) Do là nơi lưu trữ chất thải nên đại tràng sigma rất dễ bị viêm nhiễm. Viêm đại tràng sigma là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng sigma. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở người cao tuổi. Bệnh gây ra khá nhiều khó chịu và phiền toái trong cuộc sống mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh. Nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng sigma Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng sigma. Một số nguyên nhân thường gặp nhất: Do di chứng của bệnh viêm nhiễm khuẩn đường ruột bởi vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), đặc biệt là lỵ amíp và các nhiễm trùng khác như vi khuẩn lao, vi khuẩn kỵ khí (Clostridium difficile). Do dị ứng thức ăn, ngộ độc thức ăn do vi sinh vật hoặc hóa chất Bệnh gây nên ở những người bị rối loạn thần kinh thực vật Do sức đề kháng kém, suy giảm miễn dịch, người già bị suy dinh dưỡng do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, không đủ chất Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như suy giảm hệ miễn dịch, chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học, nghỉ ngơi không đúng giờ giấc, lười vận động,… Một số trường hợp không tìm được căn nguyên gây nên người ta gọi đó là viêm đại tràng xícn ma vô căn. Nguyên nhân này gặp khá phổ biến nên việc điều trị nguyên nhân gặp không ít khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng sigma Đại tràng sigma là nơi lưu trữ chất thải cuối cùng trước khi được tống ra bên ngoài, do vậy rất dễ bị nhiễm trùng. Khi phát hiện bệnh gây ra một số triệu chứng như sau: Rối loạn tiêu hóa Đây là triệu chứng phổ biến phần lớn người bệnh đều gặp phải, người bệnh thường bị đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy, một số trường hợp gặp phải tình trạng táo bón, đi ngoài khó khăn và số lần đi cầu ít hơn 2 lần/tuần. Đôi khi người bệnh gặp tình trạng táo bón và tiêu chảy xen kẽ, đi ngoài phân có dính máu, chất nhầy kèm theo đó là hiện tượng mót rặn. Cơn đau giảm sau mỗi lần đi ngoài. Đau bụng Cơn đau xuất hiện ở vùng hố chậu hai bên đặc biệt là hố chậu trái nơi tương ứng với vị trí đại tràng xích ma hoặc đau ở vùng hạ sườn trái hoặc đôi khi lan dọc theo khung đại tràng. Đau quặn bụng hoặc đau âm ỉ kèm theo mót đi ngoài và giảm đau sau khi đi ngoài được. Đầy bụng chướng hơi Người bệnh thường bị đầy bụng chướng hơi, phân lúc lỏng nát hoặc đôi khi rắn gây táo bón. Phân có nhầy thậm chí có máu (nếu do lỵ amíp mạn tính). Nếu bị táo bón, sau khi đi đại tiện có cảm giác đau trong hậu môn. Triệu chứng khác Ngoài các biểu hiện trên, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện khác như: Có thể sốt nhẹ Toàn thân mệt mỏi Người háo nước, khô kiệt (trường hợp bị tiêu chảy) Dễ nóng giận vô cớ, hay cáu gắt Giảm trí nhớ Xem thêm: Hình ảnh tổn thương viêm đại tràng Biến chứng do viêm đại tràng xích-ma Bệnh viêm đại tràng sigma nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể chuyển sang dạng mạn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Những biến chứng của bệnh có thể gặp phải: Viêm loét đại tràng Thủng đại tràng Xuất huyết đại tràng Ung thư đại tràng Trong đó ung thư đại tràng sigma là biến chứng nguy hiểm nhất bởi người bệnh mắc phải có nguy cơ tử vong khá cao. Do đó, để tránh mắc phải nguy cơ trên người bệnh nên tích cực điều trị ngay từ khi bệnh mới khởi phát. Chẩn đoán phát hiện viêm đại tràng sigma Để chẩn đoán viêm đại tràng sigma không chỉ thông qua các dấu hiệu của người bệnh mà các bác sĩ chỉ định thêm một số xét nghiệm khác để biết chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số xét nghiệm dùng để chẩn đoán bao gồm: Xét nghiệm máu: Để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng Xét nghiệm phân: Nhằm xác định vi sinh vật gây bệnh Xét nghiệm hình ảnh: Chụp x-quang hoặc chụp CT giúp quan sát các tổn thương hoặc biến chứng do viêm gây ra. Nội soi đại tràng: Phương pháp nội soi giúp bác sĩ kiểm tra cụ thể bên trong đại tràng. Phương pháp này sử dụng một ống soi mỏng và linh hoạt, có gắn máy ảnh nhỏ và đưa từ hậu môn vào. Hình ảnh do thiết bị truyền về máy tính giúp bác sĩ đánh giá tình trạng đại tràng của bạn. Sinh thiết: Sau khi nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ đưa mẫu mô đến phân tích phòng thí nghiệm. ☛ Thông tin chi tiết: Các xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng Cách chữa trị viêm đại tràng sigma Nguyên tắc điều trị Với người cao tuổi mắc viêm đại tràng xích ma cần được thăm khám đầy đủ càng sớm càng tốt và tốt nhất nên khám chuyên khoa để xác định và điều trị tránh để bệnh thành mạn tính rất khó chữa. Không nên tự chẩn đoán và tự ý mua thuốc điều trị như vậy bệnh không những không khỏi mà đôi khi còn nặng thêm Cần kiên trì điều trị sau khi phát hiện bệnh, tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ và không nên bỏ hoặc quên không dùng thuốc theo lời dặn của bác sĩ. Phương pháp điều trị Người bệnh cần kết hợp giữa dùng thuốc với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để mang lại kết quả tốt nhất: Trị triệu chứng bệnh: Đối với dạng viêm đại tràng sigma thì việc điều trị được bác sĩ sử dụng nhiều nhất hiện nay là dùng thuốc tây y. Trường hợp dùng thuốc ức chế viêm nhiễm tại đại tràng sigma các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ để kết hợp thuốc với nhau triệt tiêu các triệu chứng do bệnh gây ra. Một số nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định bao gồm: Thuốc kháng sinh trị viêm nhiễm Thuốc giảm đau, hạ sốt trong trường hợp xuất hiện triệu chứng này Thuốc làm lành niêm mạc vết loét Thuốc tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch Thay đổi chế độ ăn uống: Tuy chế độ ăn uống không phải nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng sigma nhưng một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể để giảm các triệu chứng và tăng khả năng phục hồi. Đồng thời tránh những chất kích thích như rượu bia, cà phê, thực phẩm từ sữa… Phẫu thuật Với những trường hợp không đáp ứng điều trị với thuốc hoặc xuất hiện các biến chứng. Những trường hợp này, phẫu thuật là biện pháp duy nhất để hạn chế nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ lựa chọn phương pháp phẫu thuật đại tràng. Lựa chọn đầu tiên là loại bỏ toàn bộ đại tràng và trực tràng sau đó tạo ra một hồi tràng hoặc lỗ thông bên ngoài. Lỗ trên bụng để chất thải vào một cái túi. Lựa chọn thứ hai thường được áp dụng gần đầy là cắt bỏ đại tràng sau đó tạo ra một túi từ ruột non và gắn nó với cơ thắt hậu môn để loại bỏ chất thải. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, không nên quá lo lắng và stress khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nâng cao sức đề kháng bằng cách có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Tham khảo: Thông tin các bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi Chế độ ăn uống cho người viêm đại tràng sigma Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn tới việc phòng chống và trị viêm đại tràng.  Một chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa bệnh quay trở lại. Do đó, người bệnh nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý. Thực phẩm nên ăn Bổ sung các loại thực phẩm chứa chất đạm từ cá, sữa đậu nành, sữa không chứa lactose…giúp bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể. Khi chế biến thịt nên xay nhỏ hoặc ninh kỹ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn, giảm tải cho dạ dày và đại tràng phải hoạt động nhiều. Hoa quả như đu đủ chín, cam, xoài, bưởi…các loại rau xanh nên bổ sung nhiều vào thực đơn để cung cấp chất xơ cho cơ thể, hạn chế táo bón. Bạn có thể uống các loại nước ép trái cây giàu vitamin và khoáng chất như ổi, táo, quýt…Uống nước dừa giúp giảm đau, làm mềm phần. Với người bệnh bị viêm đại tràng sigma có triệu chứng tiêu chảy nên ăn thức ăn có chứa nhiều chất cellulose như: khoai lang, khoai mì, đậu đen, rau muống, đậu nành hay sầu riêng… Thực phẩm nên kiêng Để không làm tình trạng bệnh thêm nặng và tránh nguy cơ tái phát người bệnh không sử dụng hoặc hạn chế các thực phẩm dưới đây: Đồ ăn tanh sống: Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, những thực phẩm tanh sống như nem chua, gỏi, rau sống…chứa vi khuẩn có hại khi ăn vào khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn Thực phẩm nhiều dầu mỡ và đồ ăn nhanh như pate, thịt nguội, xúc xích, đồ ăn chiên xào…người bệnh tuyệt đối nên tránh. Những loại thức ăn này dẫn tới tình trạng đầy hơi, chướng bụng, dễ gây tiêu chảy. Thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao như bông cải xanh, nấm, hành củ…hạn chế sử dụng vì dễ dẫn tới khó tiêu Thực phẩm nhiều đường như sữa tươi, mật ong, bánh kẹo ngọt, socola…người bệnh nên hạn chế bởi chúng thường gây đầy bụng, khó tiêu. Đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu bia, cà phê, đồ uống có ga cần hạn chế vì chúng khiến người bệnh khó kiểm soát các triệu chứng của bệnh và làm cho triệu chứng của bệnh nặng hơn. Thói quen ăn uống thay đổi Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp giảm tải gánh nặng cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn Hạn chế ăn đồ ăn lạ để không làm tăng nhiễm khuẩn đường ruột. Ăn đúng giờ, đủ bữa, không nên bỏ bữa Không nên vừa ăn vừa nói chuyện hoặc xem ti vi khiến nuốt nhiều không khí vào dạ dày gây chướng bụng, đầy hơi. Lời khuyên của thầy thuốc Với những người thường bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa cần được khám bệnh càng sớm càng tốt để xác định và điều trị tránh trường hợp bệnh chuyển sang dạng mạn tính, rất khó chữa và tránh những biến chứng có thể xảy ra do không được điều trị đúng. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh, không tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh không khỏi mà còn nặng hơn Khi đã được xác định viêm đại tràng, người bệnh cần kiên trì điều trị, tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ, cần uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng phục hồi chức năng đại tràng đang được nhiều người áp dụng. Sản phẩm được nhiều người tin tưởng và sử dụng hiện nay là Tràng Phục Linh. Với thành phần bao gồm: ImmuneGamma®, cao Bạch truật và cao bạch phục linh, Tràng Phục Linh có tác dụng giúp: Tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương Giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi… Cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột Người bệnh viêm đại tràng nên sử dụng Tràng Phục Linh với liệu trình ít nhất 3 tháng để thấy được hiệu quả. – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY – Để mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh) giao hàng tại nhà, xem: TẠI ĐÂY  

Khám viêm đại tràng ở đâu uy tín, tốt nhất?

Đại tràng (ruột già) là phần áp cuối trong hệ tiêu hóa có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Đại tràng hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân. Khi gặp phải các vấn đề về đại tràng, đại tràng không thực hiện tốt chức năng của mình gây ra những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy khám đại tràng ở bệnh viện nào tốt? Khi nào cần khám đại tràng? Nội dung chính trong bàiDấu hiệu viêm đại tràng cần khámChẩn đoán viêm đại tràng bằng những phương pháp nào?Khám viêm đại tràng ở bệnh viện nào tốt và uy tín?Tại Hà NộiTại TP. Hồ Chí MinhBệnh viện Đại học Y dược TP.HCMBệnh viện Nhân dân 115Bệnh viện Gia Định Dấu hiệu viêm đại tràng cần khám Theo lời khuyên của các bác sĩ, khi có các dấu hiệu dưới đây người bệnh nên đi khám viêm đại tràng ngay để  có biện pháp cải thiện đúng cách. Đau bụng: Đau âm ỉ ở dưới rốn, đau có thể dọc khung đại tràng. Người bệnh thường xuyên bị đau bụng sau khi ăn, có thể đi ngoài xong đau giảm. Đi ngoài nhiều lần: Một số người bệnh viêm loét đại tràng liên tục có cảm giác sôi sục trong ruột và muốn đi ngoài ngay lập tức. Tình trạng rối loạn đại tiện thường xuyên xảy ra như đi tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, phân có nhày máu, mót rặn sau khi đi ngoài, đau hậu môn. Đầy hơi khó tiêu: Người bệnh thường bị đầy hơi, cảm giác căng tức rất khó chịu, ăn uống khó tiêu Sụt cân: Viêm loét gây cản trở hấp thụ dinh dưỡng và calo của cơ thể khiến người bệnh thường bị thiếu hụt dinh dưỡng và gặp khó khăn trong việc duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Cảm thấy khó chịu ở bụng: Người bệnh có cảm giác nặng bụng, thậm chí có cảm giác có khối đá đè trong bụng. Khi đi đại tiện, trung tiện thì cảm giác này có thể giảm xuống. Còn khi người bệnh bị táo bón thì cảm giác này càng tăng lên. Viêm đại tràng có biểu hiện khá giống với một số bệnh lý đường tiêu hóa khác. Vì vậy, khi có triệu chứng của bệnh người bệnh nên tới trung tâm y tế tin cậy để thăm khám cũng như có biện pháp điều trị hợp lý. ☛ Chi tiết: Hình ảnh viêm đại tràng Chẩn đoán viêm đại tràng bằng những phương pháp nào? Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm đại tràng, người bệnh cần được thăm khám cụ thể, tiến hành làm các xét nghiệm, thăm dò chức năng của đại tràng. Trong đó, nội soi đại tràng là kỹ thuật quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác viêm đại tràng. Hiện nay, nội soi đại tràng có các phương pháp cơ bản như sau: Nội soi không gây mê: Phương pháp này người bệnh tỉnh táo trong quá trình bác sĩ tiến hành nội soi, do đó người bệnh sẽ có cảm giác đau và khó chịu trong quá trình nội soi. Nội soi gây mê: Phương pháp này bác sĩ gây mê để người bệnh không có cảm giác khó chịu. Nhưng để sử dụng phương pháp nội soi gây mê, người bệnh cần phải làm một số xét nghiệm nước tiểu để giúp nội soi an toàn như xét nghiệm máu, điện tim, X-quang tim phổi. Vì thế bạn cần xác định được khám viêm đại tràng ở đâu tốt để đảm bảo an toàn, phòng xử lí các sự cố có thể xảy ra. Các xét nghiệm, kiểm tra cận lâm sàng khác được sử dụng như: Xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá sự tình trạng toàn thể của bệnh nhân và tìm kiếm các vấn đề tiềm ẩn liên quan với viêm đại tràng. Công thức máu (CBC) sẽ đánh giá số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu. Số lượng hồng cầu sẽ giúp xác định lượng mất máu qua phân,số lượng tế bào bạch cầu đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể. Điện giải đồ: xét nghiệm về các chất vi lượng trong cơ thể: Natri, Kali, Clorua, thường các chất điện giải sẽ giảm nếu xảy ra tiêu chảy. Chức năng thận có thể được đánh giá bằng cách đo nồng độ ure và creatinine trong máu. Mẫu phân có thể được thu thập để cấy khuẩn tìm kiếm bằng chứng về sự nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra viêm đại tràng. Cấy khuẩn sẽ tìm ra vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm đại tràng. ☛ Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm đại tràng Khám viêm đại tràng ở bệnh viện nào tốt và uy tín? Dưới đây là một số địa chỉ uy tín khám đại tràng tốt, người bệnh có thể tham khảo: Tại Hà Nội Bệnh viện Việt Đức Địa chỉ: Số 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội Thời gian: Thứ 2 – thứ 7: 7h30 – 16h30 (thứ 7 chỉ khám theo yêu cầu) Bệnh viện Việt Đức là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu đối với những người muốn kiểm tra sức khỏe đại trực tràng. Khi đi khám tại địa chỉ này người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm bởi các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện đều được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong nghề. Không chỉ khám chữa giỏi, bệnh viện Việt Đức còn nổi tiếng về Phẫu thuật Tiêu hóa, gan mật… Đội ngũ y bác sĩ tại đây đã điều trị thành công nhiều ca bệnh khó bằng phương pháp phẫu thuật, đặt nền móng cho Phẫu thuật Tiêu hóa tại Việt Nam. Khoa Tiêu hóa tại bệnh viện Việt Đức được trang bị các thiết bị hiện đại hỗ trợ cho khám và điều trị viêm đại tràng cũng như các bệnh lý về tiêu hóa như: nội soi hiện đại, máy xét nghiệm máu, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính CT-scan, chụp cộng hưởng từ MRI… Một số bác sĩ khám chữa bệnh viêm đại tràng giỏi phải kể đến như: TS.BS Lê Việt Khánh – Phó Trưởng khoa Tiêu hóa TS.BS Dương Trọng Hiền – Phó Trưởng khoa Tiêu hóa PGS.TS Nguyễn Tiến Đức – Phó Giám đốc trung tâm phẫu thuật Nội soi Một số lưu ý khi đi khám tại bệnh viện; Có 3 cách khám bệnh viêm đại tràng tại bệnh viện Việt Đức: Khám theo Khoa khám bệnh (hàng lang phải, tầng 1 nhà C4); Khoa khám theo yêu cầu C4 (hành lang trái, tầng 1 nhà C4) hoặc khoa Điều trị theo yêu cầu 1C. Người bệnh đi khám tại nhà C4 đi vào cổng số 1 (16 – 18 Phủ Doãn). Khám tại khoa Điều trị theo yêu cầu sẽ khám tại cổng số 5 (số 8 Phủ Doãn). Không đi vào cổng số 40 Tràng Thi bởi cổng chỉ dành cho khách tới làm thủ tục hành chính. Khoa khám bệnh có BHYT thường rất đông, người bệnh có thể phải chờ khá lâu. Khoa khám bệnh theo yêu cầu C4 hoặc khoa Điều trị theo yêu cầu 1C đỡ đông hơn và có thể đặt lịch trước, lựa chọn bác sĩ khám tuy nhiên chi phí hơi cao. Bệnh viện đại học Y Hà Nội Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội Thời gian khám bệnh: Thứ 2 – Thứ 6: 7h30 – 16h30. Thứ 7 (7h30 – 12h) Điện thoại liên hệ: 024 3574 7788 Bệnh viện Đại học Y là địa chỉ khám Tiêu hóa uy tín tại Hà Nội nhận được nhiều sự tin tưởng từ người bệnh. Bệnh viện có Trung tâm Nội soi thực hiện các kỹ thuật nội soi với mục đích chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm đại tràng. Đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện có chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh đại tràng nói riêng, bệnh về đường tiêu hóa nói chung. Các kỹ thuật cao được thực hiện tại trung tâm như chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa sớm, cắt tách niêm mạc đường tiêu hóa để điều trị ung thư, mở thông dạ dày, nong hẹp đường tiêu hóa… Ngoài ra, bệnh viện được trang bị hệ thống máy nội soi phóng đại nhuộm màu tiên tiến cho ánh sáng giải tần hẹp giúp phát hiện các tổn thương tại đại tràng, tầm soát ung thư đường tiêu hóa sớm và chính xác. Một số bác sĩ khám chữa viêm đại tràng giỏi tại bệnh viện như: GS.TS Đào Văn Long – Khoa khám theo yêu cầu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội PGS.TS Trần Ngọc Ánh – Trung tâm Y khoa số 1, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội TS.BS Đào Việt Hằng – Khoa khám theo yêu cầu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Lưu ý khi đi khám: – Người bệnh có thể khám theo 3 cách như sau: Tại Khoa khám theo yêu cầu tại tầng 3 nhà A2: Khám các buổi sáng từ thứ 3 – thứ 7. Tại Trung tâm Y khoa số 1 (nhà A5): khám các buổi sáng Thứ 2 – Thứ 7. Tại Khoa khám bệnh: khám cả ngày Thứ 2 – Thứ 7. – Lịch khám của các bác sĩ Tiêu hóa được cập nhật theo tuần trên website của bệnh viện, người bệnh có thể truy cập và và tìm hiểu trước khi đi khám. – Nếu có kế hoạch đi khám tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người bệnh nên chủ động gọi điện cho bệnh viện đặt lịch hẹn trước để được hỗ trợ tốt nhất. – Có một số bác sĩ tại bệnh viện có lịch khám không cố định hoặc có công việc đột xuất gây ảnh hưởng tới lịch khám. Người bệnh cần chủ động liên hệ với bệnh viện nếu muốn khám với bác sĩ cụ thể nhằm tránh mất công tới nơi nhưng không gặp được bác sĩ. – Người bệnh nên mang đủ tiền mặt để phòng trường hợp làm các xét nghiệm, chụp chiếu liên quan tới khám thông thường. Nếu khám theo yêu cầu tại Trung tâm Y khoa số 1, người bệnh có thể thanh toán bằng thẻ ATM. – Bệnh viện có nhiều khu khám bệnh ở góc khuất nên hơi khó tìm, bệnh nhân nên nhờ sự trợ giúp của nhân viên y tế hoặc bảo vệ để tránh mất nhiều thời gian và công sức tìm kiếm. Bệnh viện Bạch Mai Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7. Điện thoại liên hệ: 0462598285 Được biết đến là địa chỉ khám chữa bệnh viêm đại tràng hàng đầu tại Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai trở thành nơi được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn thăm khám hiện nay. Khoa Tiêu hóa của bệnh viện có Trung tâm nội soi tiêu hóa Việt Nam – Nhật Bản. Bệnh viện Bạch Mai được mệnh danh là cái nôi về Nội Tiêu hóa tại Hà Nội. Khoa có các bác sĩ Tiêu hóa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, các chuyên gia Tiêu hóa đầu ngành và nổi tiếng. Bên cạnh đó, khoa Tiêu hóa tại bệnh viện còn được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị trong thăm khám đại tràng như siêu âm, nội soi đại tràng,… Ngoài ra, còn nhiều thiết bị hiện đại khác như chụp cộng hưởng từ MRI ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính CT-scan, hệ thống thiết bị nội soi hiện đại.. Một số bác sĩ khám, chữa viêm đại tràng giỏi đang làm việc tại khoa Tiêu hóa như: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Phó Trưởng khoa Tiêu hóa TS.BS Vũ Trường Khanh – Trưởng khoa Tiêu hóa TS.BS Nguyễn Công Long – Phó Trưởng khoa Tiêu hóa GS.TS Nguyễn Khánh Trạch – Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa GS.TS Đào Văn Long – Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Lưu ý khi đi khám: Nếu khám viêm đại tràng tại đây, người bệnh nên chủ động tới sớm để khám trong ngày bởi bệnh viện rất đông. Khoa thường phát số khám từ 6h30, bệnh nhân đến từ đầu buổi sáng xếp hàng lấy số để được khám sớm và nhận kết quả ngay trong ngày. Bệnh viện có chỗ gửi xe ô tô cho người nhà bệnh nhân tại cổng Phương Mai. Tuy nhiên, do phương tiện nhiều nên thường xuyên hết chỗ. Nếu đi khám bằng phương tiện này, người bệnh có thể gửi tại chân cầu vượt Ngã tư Vọng. Bệnh viện 108 Địa chỉ: số 1, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Thời gian làm việc: 6h30 -17h từ thứ 2 đến thứ 6. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh viêm đại tràng hàng đầu tại nước ta. Khoa Tiêu hóa của bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ có kỹ thuật chuyên môn cao và thiết bị máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, khoa cũng luôn chủ động nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới nên chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao. Lưu ý khi đi khám: – Nơi gửi xe: Nếu đi xe máy bạn có thể gửi tại nhà xe bên tay phải trước cổng chính. Tuy nhiên, nhà xe thường quá tải vào giờ cao điểm, bạn có thể gửi xe tại các nơi nhận trông giữ xe nhỏ lẻ dọc đường Trần Hưng Đạo. Xe ô tô gửi ở phía sau khu khám bệnh đa khoa, có thể hỏi nhân viên bảo vệ để được hướng dẫn chi tiết. – Người bệnh có thể khám theo 3 cách: Khám có bảo hiểm y tế: Nhận số thứ tự đăng kí khám tại quầy phát số trước cửa khoa. Xuất trình CMND, thẻ BHYT đúng tuyến còn hạn và giấy chuyển viện BHYT (nếu có). Khám dịch vụ: Di chuyển đến cửa số 6 để đăng kí khám và được phân về buồng theo từng bệnh. Khám theo yêu cầu: Di chuyển đến quầy tiếp đón bệnh nhân tại tầng 1 để lấy hồ sơ. Sau đó, đi lên tầng 3 để đăng ký khám bệnh. – Nên chú ý mang theo giấy tờ cá nhân đầy đủ, chuẩn bị sẵn tiền mặt để thanh toán trong trường hợp phát sinh xét nghiệm hoặc có yêu cầu nhập viện. – Nếu cần làm các xét nghiệm máu, nội soi đại tràng, dạ dày cần nhịn ăn sáng. Trong trường hợp nội soi gây mê cần có người nhà đi cùng. Tại TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện Chợ Rẫy Địa chỉ: số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh. Thời gian làm việc: 7h -16h (thứ 2 đến thứ 6), 7h-11h (thứ 7). Điện thoại liên hệ: 0839559856 Bệnh viện Chợ Rẫy là địa điểm uy tín, chất lượng được nhiều người bệnh tin tưởng và thăm khám. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao, nhiều năm kinh nghiệm đã góp phần tạo chất lượng khám chữa bệnh, hiệu quả trong điều trị cao. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và trang thiết bị máy móc hiện đại góp phẩn giúp bệnh viện Chợ Rẫy là điểm khám chữa bệnh uy tín hàng đầu. Hiện tại, bệnh viện có khám chữa bệnh viêm đại tràng cũng như các bệnh lý tiêu hóa khác liên quan tới đường ruột, dạ dày… người bệnh có thể cân nhắc khám. Lưu ý khi đi khám: Bệnh viện có lượng bệnh nhân rất đông nên người bệnh nên cân nhắc dành cả ngày để khám tại viện. Trước cổng bệnh viện có rất nhiều cò mồi, người đi khám tuyệt đối không nên nghe theo mà đi thẳng vào bên trong khoa Khám bệnh để đăng ký khám. Xe ô tô đi vào cổng số 1, xe máy đi cổng số 2. Tuy nhiên, nếu không còn chỗ bạn có thể cân nhắc gửi xe bên ngoài hoặc đi taxi, xe ôm cho tiện. Nên tới sớm để được lấy số thứ tự đầu hoặc hẹn lịch trước để chủ động về thời gian. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM – Địa chỉ: Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. HCM Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, quận 5, tp.HCM Cơ sở 3: Số 21B Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, tp.HCM. – Thời gian làm việc: 3 cơ sở của bệnh viện: 6h30 -16h30 (từ thứ 2 đến thứ 6), 6h30 – 12h (thứ 7). Phòng khám: 7h30-16h30 (thứ 2- thứ 6), 7h30 -12h (thứ 7). – Điện thoại liên hệ: 0838554269 Khoa Tiêu hóa tại bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM là một trong những cơ sở đi đầu trong lĩnh vực khám chữa bệnh đại tràng. Khoa nhận khám và chữa trị rất nhiều bệnh lý khác nhau và đào tạo rất nhiều bác sĩ có tay nghề cao. Các trang thiết bị khám chữa bệnh luôn được nhập mới nhằm đảm bảo được nhu cầu thăm khám bệnh. Lưu ý khi đi khám: Do lượng bệnh nhân rất đông nên người bệnh có thể đặt lịch khám trước ở nhà để tiết kiệm thời gian chờ đợi. Nên chủ động tới sớm 30 phút nếu đặt lịch trước và thực hiện các thủ tục cần thiết, tránh bị trôi qua số khám của mình. Bệnh viện có triển khai thanh toán qua thẻ cho người bệnh. Bệnh nhân nạp tiền vào thẻ và sau đó dùng thẻ để thanh toán viện phí. Bệnh nhân đi ô tô thì vào cổng số 1, đi xe máy vào cổng số 2. Cả 2 cổng đều nằm trên đường Hồng Bàng (CS1). Bệnh viện Nhân dân 115 Địa chỉ: 527 đường Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, tp.HCM Thời gian làm việc: 7h -16h từ thứ 2 đến thứ 6; dịch vụ khám theo yêu cầu và phòng khám VIP – doanh nhân làm việc cả thứ 7 và sáng chủ nhật (7h -12h). Điện thoại liên hệ: 02838652368 Bệnh viện Nhân dân 115 là địa chỉ tin cậy mà người bệnh có thể lựa chọn khi có nhu cầu thăm khám và điều trị viêm đại tràng. Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa giàu kinh nghiệm kết hợp với trang thiết bị y tế hiện đại giúp bệnh nhân hoàn toàn yên tâm khi khám và chữa trị tại đây. Lưu ý đi khám: Người khám gửi xe máy ở cổng số 1 (Dương Quang Trung), gửi ô tô ở cổng số 3 (Sư Vạn Hạnh). Không đi cổng số 2 bởi bệnh viện không mở cổng này. Khám BHYT chỉ chấp nhận ở khoa Khám bệnh, bệnh nhân đi khám vào thứ 5,6 sẽ bớt đông hơ các ngày khác. Nếu khám tại khoa Khám và điều trị theo yêu cầu, cầ đi sớm để lấy số thứ tự vì khu khám này rất đông. Để tìm phòng khám hay khu xét nghiệm cụ thể nên hỏi nhân viên bệnh viện hay xem hướng dẫn trên tường để tránh đi lạc. Bệnh viện Gia Định Địa chỉ cụ thể: Số 1 Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 6 (7h – 16h), sáng thứ 7 (7h – 11h) Điện thoại liên hệ: 02838412692 Đây là địa chỉ khám chữa tổng hợp nhiều loại bệnh khác nhau. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm người bệnh viêm đại tràng sẽ được thăm khám và chữa trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Bên cạnh đó, trang thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng hiện đại tại viện đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân. Chất lượng dịch vị và các dịch vụ y tế tại đây rất tốt nên mọi người có thể cân nhắc lựa chọn khi có nhu cầu thăm khám. Lưu ý khi đi khám: – Người bệnh có thể khám theo các cách sau: Khám thường (có hoặc không có BHYT) khám ở tầng 1,2  Khám dịch vụ: Khám ở tầng 3. Khám dịch vụ Vip: Cổng số 1 Nơ Trang Long. Khám ngoài giờ: Từ thứ 2 – Chủ nhật từ 16h – 19h. – Người bệnh mang đầy đủ giấy tờ tùy thân, tiền mặt để phòng trường hợp làm các xét nghiệm, chẩn đoán hoặc nhập viện. – Người ra vào viện rất đông nên khi đi khám người bệnh cần tự bảo quản đồ cá nhân, phòng trộm cắp. ☛ Tham khảo thêm: Danh sách 8 bác sĩ khám chữa bệnh đại tràng giỏi

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...