Tình trạng dùng kháng sinh bừa bãi như hiện nay gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, bên cạnh đó khiến tình trạng người mắc viêm đại tràng giả mạc ngày càng tăng cao. Vậy viêm đại tràng giả mạc là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây. Viêm đại tràng giả mạc là gì? Viêm đại tràng giả mạc hay còn được gọi là viêm đại tràng liên quan tới kháng sinh hoặc viêm đại tràng C.difficile. Tình trạng viêm trong viêm đại tràng giả mạc hầu như luôn luôn kết hợp với sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile, trong một số trường hợp hiếm gặp các sinh vật khác có thể tham gia. Bệnh gây nên chủ yếu do nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiêu chảy sau khi sử dụng kháng sinh. Bệnh gây ra trải nghiệm đau đớn, một số triệu chứng báo động thậm chí đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, việc điều trị cho hầu hết các trường hợp viêm đại tràng giả mạc là thành công. Dấu hiệu thường gặp của viêm đại tràng giả mạc Dấu hiệu thường gặp của viêm đại tràng giả mạc: Tình trạng tiêu chảy có thể chảy nước, đôi khi có máu Chuột rút, đau bụng Sốt Có mủ hoặc chất nhầy trong phân Mất nước Buồn nôn Triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể bắt đầu trong vòng từ 1 – 2 ngày sau khi dùng một loại kháng sinh hoặc có thể không xảy ra cho đến vài tuần sau khi ngưng kháng sinh Những trường hợp cần phải gặp bác sĩ? Với những trường hợp dùng kháng sinh và gây tiêu chảy hãy liên hệ ngay với bác sĩ ngay cả khi bị tiêu chảy nhẹ. Với những trường hợp bị tiêu chảy nặng, sốt, đau bụng dữ dội, có máu hoặc mủ trong phần cần gặp ngay bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Những nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng giả mạc Thông thường, cơ thể giữ vi khuẩn trong đường ruột một cách cân bằng lành mạnh và tự nhiên. Nhưng khi sử dụng kháng sinh và các thuốc khác có thể gây đảo lộn sự cân bằng này. Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý xảy ra khi một số vi khuẩn thường là C. Difficile sinh sôi vượt mức an toàn. Một số độc tố của C. difficile thường chỉ ở mức thấp và không gây nguy hại. Tuy nhiên, khi độc tốcủa C. difficile được tiết ra quá nhiều thì sẽ đủ để làm hỏng đại tràng. Trong những kháng sinh có thể dẫn tới viêm đại tràng giả mạc, một số loại kháng sinh dưới đây có khả năng gây viêm đại tràng giả mạc cao hơn so với những loại khác. Cụ thể: Fluoroquinolones, như ciprofloxacin (Cipro®) và levofloxacin (levaquin®); Penicillin, chẳng hạn như amoxicillin và ampicillin ; Clindamycin (Cleocin®); Cephalosporin, như cefixime (Suprax®). Viêm đại tràng giả mạc còn do một số thuốc ngoài kháng sinh gây ra. Một số biện pháp điều trị như hóa trị liệu giúp điều trị ung thư có thể gây ra sự phá vỡ cân bằng bình thường của vi khuẩn ở đại tràng Bệnh lý gây ảnh hưởng tới ruột như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn cũng có thể gây ảnh hưởng tới viêm đại tràng giả mạc. Lưu ý: Bào tử C. difficile có khả năng kháng nhiều loại thuốc khử trùng thông thường và có thể truyền từ tay của chuyên viên chăm sóc y tế sang cho bệnh nhân. Theo báo cáo ghi nhận ngày càng có nhiều người nhiễm phải bào tử C. difficile , mặc dù họ không có nguy cơ mắc phải, không được chăm sóc y tế hay thậm chí là sử dụng kháng sinh. Viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không? Viêm đại tràng giả mạc là bệnh lý có liên quan tới kháng sinh do sự phát triển quá mức của loại vi khuẩn Clostridium diffcile (C.diffcile). Chúng tạo ra các độc tố mạnh làm kích ứng ruột, gây ra triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc. C.difficile là vi khuẩn bất thường trong đường ruột khỏe mạnh được tìm thấy trong 3-5% người lớn khỏe mạnh; tuy nhiên, 50% trẻ sơ sinh và trẻ em là nơi khu trú cho vi khuẩn và độc tố của nó. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, viêm ruột giả mạc là căn bệnh hiếm đáng ngạc nhiên và thường không có triệu chứng. Thực tế, có nhiều người bệnh nhập viện trong tình trạng bệnh đã nặng, cơ thể suy kiệt và gây nguy hiểm tới tính mạng. Viêm đại tràng giả mạc gây ra những biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể: Mức thấp bất thường của kali trong máu (hạ kali máu), do sự mất kali trong quá trình tiêu chảy quá nhiều Tình trạng mất nước dẫn đến huyết áp thấp bất thường (hạ huyết áp), liên quan đến thiệt hại đáng kể của chất lỏng và chất điện giải, suy thận do tiêu chảy Thủng ruột kết có thể dẫn đến nhiễm khuẩn ổ bụng Nếu phát hiện sớm và cấp cứu đúng thì phần lớn các trường hợp người bệnh đều đáp ứng tốt đối với điều trị. Phần lớn bệnh nhân hồi phục nhưng tái phát khoảng 15 – 30%. Điều trị viêm đại tràng giả mạc như thế nào? Chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc Viêm đại tràng giả mạc được phát hiện nhờ một số kỹ thuật sau: Xét nghiệm mẫu phân: Sử dụng một số mẫu phân khác nhau để phát hiện vi khuẩn C. difficile lây nhiễm trong đại tràng Xét nghiệm máu: Phương pháp này có tác dụng chỉ ra chỉ số cao bất thường của các tế bào bạch cầu từ đó xác định bạn có mắc phải viêm đại tràng giả mạc không Nội soi đại tràng hoặc soi đại tràng sigma: Nội soi giúp phát hiện các dấu hiệu của viêm đại tràng giả mạc hay không, có xuất hiện những mảng màu vàng và vết sưng hay không Xét nghiệm bằng hình ảnh: Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang hoặc quét CT bụng để tìm kiếm các biến chứng như phình đại tràng hoặc vỡ ruột. Các phương pháp điều trị viêm đại tràng giả mạc Để điều trị viêm đại tràng giả mạc có nhiều phương pháp khác nhau, dưới đây là một số phương pháp như: Cần ngưng sử dụng các thuốc kháng sinh hoặc các thuốc gây ra dấu hiệu của viêm đại tràng giả mạc. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể đủ giải quyết tình trạng của bạn ít nhất là giảm bớt các triệu chứng chẳng hạn như tiêu chảy Dùng kháng sinh chống lại C. difficile: Trong trường hợp bạn vẫn gặp các triệu chứng bác sĩ có thể sử dụng một loại kháng sinh khác để điều trị với vi khuẩn C. difficile. Phương pháp này giúp các vi khuẩn bình thường phát triển trở lại, khôi phục sự cân bằng lành mạnh trong ruột già Cấy ghép phân (FMT): Với những tình trạng cực kỳ nghiêm trọng bạn có thể được cấy ghép các phân từ của một người hiến tặng khỏe mạnh giúp cân bằng lại vi khuẩn trong đường ruột. Bên cạnh đó, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt phù hợp để cải thiện tình trạng cũng như giảm khả năng bệnh tái phát. Thực hiện chế độ sinh hoạt theo những lời khuyên dưới đây của bác sĩ. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh Bổ sung nhiều chất lỏng: Cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp bổ sung natri và kali (điện giải). Bên cạnh đó, cần tránh các đồ uống có nhiều chất đường hoặc chứa cồn hoặc caffein như cà phê, trà, coca vì những đồ uống trên khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa chẳng hạn như gạo, chuối, táo,… Nên tránh các thức ăn nhiều chất xơ như đậu, các loại hạt, rau quả. Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng được cải thiện bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ Hạn chế các thực phẩm có tính kích thích, tránh xa các thực phẩm cay, béo hoặc các thực phẩm chiên và các loại thực phẩm nào có thể khiến triệu chứng trở nên nặng hơn Tìm mua sản phẩm cho người bị viêm đại tràng, xem chi tiết: TẠI ĐÂY
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng uống tinh bột nghệ có tốt không?
Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến ở nước ta. Bệnh gây ra những triệu chứng như đau bụng, ăn uống khó tiêu, tiêu chảy,…khiến người bệnh rất mệt mỏi. Có nhiều biện pháp chữa viêm đại tràng trong đó có biện pháp là uống tinh bột nghệ. Cùng tìm hiểu về phương pháp này nhé. Tác dụng của tinh bột nghệ với bệnh viêm đại tràng Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý thường gặp ở nước ta. Kiểm soát và phòng ngừa viêm đại tràng đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Bên cạnh sử dụng các phương pháp tây y người bệnh có thể kết hợp sử dụng phương pháp điều trị như tinh bột nghệ chữa viêm đại tràng. Từ xa xưa, nghẹ được coi là vị thuốc quý có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn giúp chữa lành các vết thương, giảm đau nhức xương khớp, viêm khớp, hỗ trợ điều trị chữa trầm cảm, ung bướu, phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch,… Nghệ còn được coi là thần dược đối với hệ tiêu hóa, có tác dụng trong chữa bệnh viêm đại tràng khá hiệu quả. Vậy viêm đại tràng uống tinh bột nghệ được không? Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy chất Curcumin có trong củ nghệ vàng có khả năng oxy hóa cực kỳ cao nên có thể sát khuẩn và chống lại bệnh đại tràng một cách triệt để. Ngoài ra, chất này còn ức chế một hoạt chất có khả năng gây ra viêm tế bào với tên gọi là NF kappa-B, khiến cho hoạt chất này không có cơ hội phát triển cũng như gây hại nữa. Vì vậy, nhiều người sử dụng tinh bột nghệ để cải thiện bệnh viêm đại tràng. Hướng dẫn cách sử dụng tinh bột nghệ cải thiện viêm đại tràng Tinh bột nghệ và mật ong Tinh bột nghệ vàng nguyên chất 100% Mật ong nguyên chất Cách thực hiện: Lấy 2 thìa tinh bột nghệ trộn với 1 thìa cà phê mật ong rồi trộn đều hỗn hợp trên và sử dụng. Nên kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng sẽ thấy tác dụng rõ của phương pháp này. Kết hợp sắn dây chuối hột, mật ong, tinh bột nghệ Nguyên liệu: Tinh bột nghệ vàng Củ sắn dây Quả chuối hột xanh Mật ong Cách dùng: Sắn dây và chuối hột đem phơi khô rồi tán thành bột mịn, trộn đều với tinh bột nghệ vàng. Mỗi ngày pha 3 thìa cafe hỗn hợp bột, 1 thìa mật ong và 150ml nước sôi để nguội. Hòa đều hỗn hợp thuốc rồi chia ra uống 3 lần sau các bữa ăn trong ngày. Thực hiện đều đặn và liên tục trong 1 – 2 tháng sẽ cho hiệu quả tốt. Đối với người bệnh bị loét dạ dày cũng có thể áp dụng phương pháp này, sử dụng liên tục từ 3 – 4 tháng vết loét sẽ được làm lành. Chú ý: Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần kiêng ăn thịt mỡ, đồ ăn cay nóng, uống bia, rượu, thuốc lá. Dùng nghệ tươi kết hợp với mật lợn, mật ong và ngải cứu. 200g nghệ vàng tươi Một cái mật lợn còn tươi Mật ong Ngải cứu Cách dùng: Nghệ tươi, ngải cứu rửa sạch, xay nhuyễn với nửa lít nước sau đó lọc bỏ bã. Mật lợn cũng lọc lấy nước. Sau đó trộn đều các nguyên liệu với khoảng 30ml mật ong, cho lên bếp đun với lửa nhỏ đến khi cô đặc lại giống như cao. Bảo quản cao trong tủ lạnh, mỗi ngày lấy 1 thìa nhỏ pha với nước ấm và uống sau bữa ăn. Đây là biện pháp chữa viêm đại tràng mang lại hiệu quả khá tốt.
Cơn đau bụng nguy hiểm cần cảnh giác
Đau bụng là hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết mọi người trong cuộc sống. Đôi khi, đau bụng chỉ là dấu hiệu bình thường của rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý cần được khám và điều trị đúng cách. Đối với những cơn đau bụng nguy hiểm cần cảnh giác, người bệnh cần có những biện pháp xứ trí kịp thời. Tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị các cơn đau bụng nguy hiểm cần kiểm soát Mục lụcNguyên nhân gây đau bụng thường gặpHiện tượng đau bụng quanh rốn bất thường1. Đau bụng trên rốn2. Đau bụng dưới rốn3. Đau bụng ngang rốn4. Đau bụng bên phải ngang rốn5. Đau bụng bên trái rốnNhững cơn đau bụng nguy hiểm cần cảnh giácCách xử trí khi gặp phải tình trạng đau bụngTrường hợp đau nhẹTrường hợp đau nặngLưu ý khi điều trị chứng đau bụng Nguyên nhân gây đau bụng thường gặp Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng, tuy nhiên khiến bạn đau bụng ở mực độ nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe thì chủ yếu có 9 nguyên nhân sau: Ăn uống không tiêu sau khi ăn khiến bị đầy bụng, ợ chua Rối loạn tiêu hóa, các virus bất lợi trong dạ dày hoạt động Ngộ độc thức ăn hoặc do các chất độc tố không có lợi cho sức khỏe nói chung và ổ bụng nói riêng Do rượu bia, đồ uống có ga hoặc các chất kích thích Trào ngược, xung huyết dạ dày, đau dạ dày ở người bệnh Biến chứng của các bệnh lý khác như viêm túi mật, viêm tá tràng, sỏi thận,… Do tắc ruột, quá trình hấp thu thức ăn kém, dạ dày co bóp nghiền nát thức ăn không hiệu quả Do viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,… Và một số nguyên nhân khác,…. Hiện tượng đau bụng quanh rốn bất thường Hiện tượng đau bụng quanh rốn cảnh bảo rất nhiều chứng bệnh, ở mỗi vị trí là triệu chứng của các bệnh khác nhau: 1. Đau bụng trên rốn Nếu đang bị đau bụng trên rốn, có thể bạn đang mắc phải một trong các bệnh lý dưới đây: Bệnh về dạ dày: như viêm dạ dày cấp và mãn, viêm loét hành tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản thậm chí ung thư dạ dày Bệnh về gan mật: Sỏi mật, giun chui ống mật, viêm túi mật cấp và mãn, áp xe gan, ung thư gan, viêm gan,… Bệnh về đại tràng: như túi thừa đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mãn, ung thư đại tràng, lồng ruột,… Các bệnh lý khác như tắc mạch lách, lách to, ung thư tụy, viêm tụy cấp,… 2. Đau bụng dưới rốn Khi bị đau bụng dưới rốn, người bệnh cần nghĩ ngay tới các bệnh lý như sau: Các bệnh lý về hệ tiết niệu: Sỏi niệu quản, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, sỏi bàng quang,… Bệnh khác như viêm ruột thừa, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng sigma, đám quánh ruột thừa Các bệnh lý sinh dục nữ: Viêm buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm phần phụ, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, u nang buồng trứng xoắn,… Đau bụng dưới rốn có thể được hình thành từ các vấn đề phụ khoa 3. Đau bụng ngang rốn Cơn đau bụng dưới rốn xuất hiện có thể cảnh báo của cơ thể về những chứng bệnh sau: Đang mắc bệnh tá tràng, dạ dày. Đau bụng do giun sán, nhiễm kí sinh trùng 4. Đau bụng bên phải ngang rốn Sỏi thận cũng có thể khiến bạn bị đau phần tư bụng bên phải; khiến người bệnh khó chịu và đau đớn. 5. Đau bụng bên trái rốn Đau bụng góc phần tư bên trái (ngang rốn) là dấu hiệu cảnh báo của khá nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó điển hình nhất phải kể đến: Bệnh phụ khoa (thường gặp ở nữ giới) Cơ thể bị nhiễm trùng Tình trạng rối loạn tiêu hóa Viêm loét đại tràng, viêm túi thừa, bệnh Crohn,… Những cơn đau bụng nguy hiểm cần cảnh giác Dưới đây là một số cơn đau bụng nguy hiểm cần cảnh giác mà bất kỳ ai cũng nên lưu ý: Đau bụng vùng trên rốn: Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn tá tràng, tụy hoặc túi mật. Cơn đau bụng dưới rốn: Đau bụng dưới rốn và lan sang bên có thể cảnh báo hiện tượng rối loạn đại tràng. Với chị em phụ nữ, nhiều khả năng nếu có cơn đau bụng này là do viêm đường tiết niệu và viêm tiểu khung. Đau bụng bên trái: Ít xuất hiện hơn nhưng nếu có những cơn đau này có thể bạn đang bị rối loạn đại tràng, dạ dày hoặc tụy. Đau bụng bên phải: Đau bụng dữ dội trên bên phải thường liên quan tới viêm túi mật, các cơn đau có thể lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng. Đôi khi viêm tụy hoặc tá tràng cũng có thể đau vùng này. Đau bụng dưới bên trái: Đây thường là triệu chứng do rối loạn đại tràng xuống nơi phân được thải ra. Các rối loạn thường gặp có thể là viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng, bệnh Crohn hoặc viêm loét tá tràng. Đau bụng dưới bên phải: Dấu hiệu cảnh báo viêm đại tràng, một số trường hợp khác có thể nặng hơn là viêm ruột thừa. Cơn đau bụng di chuyển: Cơn đau bụng di chuyển dọc theo đường dẫn truyền thần kinh sâu và đau ở các vị trí xa nơi gây bệnh. Một số trường hợp điển hình cho cơn đau này như đau do viêm túi mật và đau do rối loạn tụy. Một số cơn đau bụng nguy hiểm cần cảnh giác Triệu chứng đau bụng kết hợp với việc đi ngoài phân không thành khuôn (thường đầu rắn, đuôi nát), cảm giác đi ngoài không hết phân, chướng bụng nhiều đồng thời có thể sờ thấy những u cục nổi quanh vùng bụng và mỗi khi người bệnh lo lắng, căng thẳng, mất ngủ sẽ khiến triệu chứng của bệnh nặng hơn là dấu hiệu của viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích). Phần lớn, triệu chứng đau bụng không phải trường hợp nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân. Nếu người bệnh có các triệu chứng xấu đi như cơn đau nặng hơn, tái phát hoặc kéo dài, đau kèm theo thở gấp, xuất huyết, nôn hoặc sốt cần lập tức chuyển tới bệnh viện hoặc các trung tâm y tế gần nhất để phát hiện nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Cách xử trí khi gặp phải tình trạng đau bụng Trường hợp đau nhẹ Nếu bị đau nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi tại nhà, uống một ít nước lọc và tránh ăn các thức ăn đặc. Trong trường hợp đau bụng kèm buồn nôn, người bệnh nên nhịn ăn trong 6 giờ sau đó ăn một ít thức ăn nhẹ. Tránh sử dụng chanh, thức ăn béo, thức ăn chiên xào, các sản phẩm có cà chua, cà phê, rượu và nước ngọt có ga. Nếu tình trạng xấu đi cần khám bệnh sớm Trường hợp đau nặng Với các trường hợp đau nặng, dồn dập, người bệnh cần đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng: Đau đột ngột và dữ dội ở bụng Đau lan đến ngực, cổ và vai Nôn ra máu, có máu trong phân (đặc biệt khi phân có màu nâu đen hoặc đen) Bụng cứng như tấm bảng, ấn đau Không đi tiêu được, đặc biệt khi kèm nôn Đầy hơi kéo dài > 2 ngày Tiêu chảy kéo dài > 5 ngày Khó chịu ở bụng lâu > 5 ngày Đau kèm theo sốt > 38 độ C Tiểu lắt nhắt và cảm giác nóng buốt khi đi tiểu Đau vùng bả vai kèm buồn nôn Đau trong thai kỳ (hoặc nghi ngờ có thai); Biếng ăn kéo dài và sút cân không rõ nguyên nhân. Có thể bạn quan tâm: Đau quặn bụng khi đói là biểu hiện của bệnh gì? Lưu ý khi điều trị chứng đau bụng Nên chia nhỏ các bữa ăn, đảm bảo bữa ăn cân đối giữa các chất, đủ chất xơ, ăn nhiều rau củ quả. Cần giới hạn những thực phẩm sinh hơi nhiều Uống nước mỗi ngày Tập luyện thường xuyên Tránh các triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản cần bỏ thuốc lá, giảm cân nếu cần thiết, ngưng ăn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ, cần duy trì tư thế ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn, nâng cao đầu giường. Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, người bệnh nên tham khảo những sản phẩm bổ trợ như Tràng Phục Linh PLUS – viên uống cải thiện tình trạng đau bụng do hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng co thắt. Sản phẩm đã được kiểm chứng bởi Đại học Y Hà Nội và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng. Tràng Phục Linh PLUS – Cam kết cải thiện chứng đau bụng do Hội chứng ruột kích thích và Viêm đại tràng co thắt chỉ sau 2 tháng Đặc biệt, do thành phần chủ yếu là những thảo dược tự nhiên nên Tràng Phục Linh PLUS hoàn toàn an toàn khi sử dụng lâu dài. Hiện nay, sản phẩm đang được bày bán chính hãng tại nhiều nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Vì thế, để mua và sử dụng viên uống Tràng Phục Linh PLUS chính hãng, quý khách vui lòng truy cập Địa điểm bán Tràng Phục Linh hoặc liên hệ đến số 1800 1506 để mua được viên uống giúp hỗ trợ cải thiện các cơn đau bụng nguy hiểm cần cảnh giác.
Các nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp bạn cần biết
Viêm đại tràng cấp xảy ra chủ yếu do môi trường sống và chế độ ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh. Nhiều người cho rằng viêm đại tràng cấp chỉ phổ biến ở những người trung niên hay người cao tuổi. Nhưng đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Viêm đại tràng cấp hoàn toàn có thể xuất hiện ở những người dưới 30 tuổi, ngay cả là trẻ em. Để tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân gây bệnh và những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm đại tràng cấp tính, bạn đọc vui lòng theo dõi bài viết sau. Viêm đại tràng cấp là gì? Cấu trúc của ống tiêu hóa kéo dài từ miệng, đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn. Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa – chính là ruột già. Đại tràng có 3 lớp, lớp ngoài cùng là thanh mạc, ở giữa là lớp cơ và trong cùng là lớp niêm mạc. Lớp niêm mạc là lớp tiếp xúc và trực tiếp chịu sự tác động của thức ăn, các quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong thức ăn. Bất cứ một nguyên nhân nào tác động vào lớp niêm mạc này thì đều có thể khiến cho niêm mạc đại tràng bị tổn thương. Viêm đại tràng cấp tính đa phần là do mầm bệnh từ bên ngoài (virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng) xâm nhập vào gây bệnh tại chỗ, có thể gây đau bụng kịch phát, tiêu chảy, trường hợp nặng còn có thể nôn mửa, chán ăn, chướng bụng. Tình trạng của một số người là họ không đi tiêu trong vài ngày hoặc bị táo bón nghiêm trọng. Đôi khi họ cũng có các triệu chứng sụt cân hoặc suy nhược. Khi khởi phát, bệnh thường có biểu hiện buồn nôn và nôn trước, sau đó là tiêu chảy, có thể kèm theo đau quặn bụng, sốt, đau mình mẩy, đau bụng thường ở vùng bụng dưới bên trái hoặc vùng bụng dưới. Để xem chi tiết về các triệu chứng của viêm đại tràng cấp, bạn có thể đọc bài viết sau: Dấu hiệu nhận biết đầy đủ viêm đại tràng cấp tính. Các triệu chứng của viêm đại tràng cấp tính có đặc điểm bùng phát đột ngột trong thời gian ngắn, các triệu chứng đến rầm rộ và nghiêm trọng. Đây là căn cứ để phân biệt với viêm đại tràng mãn tính, mà nhiều người thường hay nhầm lẫn. Nhiều người bị viêm đại tràng cấp thường chủ quan với sức khỏe của mình. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, họ chỉ đơn giản cho rằng đó là rối loạn tiêu hóa bình thường nên không chữa trị hoặc tự ý uống thuốc kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh dai dẳng với nhiều đợt bùng phát khác nhau, viêm cấp không được loại bỏ triệt để thì lâu ngày sẽ chuyển sang dạng mãn tính, khó điều trị hơn hẳn. Những nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng cấp tính Có rất nhiều tác nhân khác nhau có thể gây tổn thương và viêm niêm mạc đại tràng, gây ra tình trạng viêm cấp tính. Cụ thể là: Do vi khuẩn: Escherichia, Coli, Vibrio cholerne, Saminella, Shigella, Yersinia,… Do virus: Rota virus. Do ký sinh trùng: Amip. Do vi nấm Do độc chất: Asen, thủy ngân, chì, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Do tình trạng dị ứng thức ăn Do rối loạn nội tiết (bệnh Basedow, Addison,…) Do thiếu dinh dưỡng (vitamin A, B, PP…) Lạm dụng thuốc kháng sinh, nhuận tràng gây rối loạn hệ vi sinh trong đường ruột dẫn tới viêm cấp tính Những ai dễ mắc bệnh viêm đại tràng cấp? Nhắc đến bệnh viêm đại tràng chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ, có thể bạn hoặc bạn bè của bạn đã từng mắc phải căn bệnh này. Nhưng điều khiến ai cũng thắc mắc là tại sao một số người lại dễ mắc bệnh hơn, trong khi đó, một số người dù ăn uống tùy tiện cũng không dễ mắc bệnh? Đó là vì mỗi bệnh đều có những đặc điểm riêng, và tương ứng sẽ có những nhóm bệnh dễ mắc phải. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những người mắc bệnh viêm đại tràng trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng cao hơn những người bình thường, do đó gen di truyền cũng liên quan đến việc khởi phát bệnh viêm đại tràng, những người như vậy cần đặc biệt lưu ý để phòng tránh bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng cấp có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Từ trước đến giờ, những người lớn tuổi mắc bệnh viêm đại tràng nhiều, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến sự suy giảm sức đề kháng khi tuổi tác cao, các cơ quan trong cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, nên khả năng chống lại mầm bệnh suy giảm. Trong khi, những người trẻ mắc bệnh viêm đại tràng chủ yếu liên quan tới thói quen sinh hoạt. Nếu như thường xuyên ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, cơm hàng cháo chợ, thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm nấm mốc, nhiễm khuẩn thì chúng ta rất dễ mắc bệnh. Những người trẻ thường bị bị căng thẳng thường xuyên, mệt mỏi quá độ do bận rộn với công việc hằng ngày, họ ít chú ý đến vấn đề ăn uống nên có thể bị suy dinh dưỡng, dẫn tới viêm đại tràng cấp tính. Những người bị bệnh lao hay các bệnh lý đường ruột như là Crohn, thiếu máu cục bộ đại tràng, cũng có nguy cơ bị viêm đại tràng cấp tính cao hơn những người khác. Lạm dụng thuốc tây trong bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cũng đều có thể làm ảnh hưởng tới chức năng đại tràng, khiến đại tràng bị viêm thậm chí là loét. Những người sống trong môi trường có nhiều độc tính dễ bị viêm đại tràng cấp. Viêm đại tràng cấp tính có chữa khỏi được không? Viêm đại tràng hoàn toàn có thể được chữa khỏi dứt điểm, điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn điều trị của bác sĩ. Thông thường, viêm đại tràng được điều trị bằng một đợt kháng sinh kéo dài từ 7 – 10 ngày, để giảm bớt các triệu chứng, loại bỏ tác nhân gây bệnh. Các loại thuốc thường là: thuốc giảm đau, giảm co thắt đại tràng, thuốc chống nôn, giảm táo bón, tiêu chảy, thuốc giảm chướng bụng đầy hơi, thuốc diệt khuẩn ruột. Người bệnh cần lưu ý, sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian bác sĩ hướng dẫn. Không nên thấy bệnh đã thuyên giảm mà ngừng thuốc đột ngột. Bởi khi đó vi khuẩn mới chỉ yếu đi, chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, chúng có thể kháng lại thuốc dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, bệnh nặng hơn và phải dùng tới kháng sinh mạnh hơn so với giai đoạn điều trị trước. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống điều độ và sinh hoạt lành mạnh để bệnh không tái phát. Viêm đại tràng được coi là đã chữa khỏi nếu như: Thứ nhất, bệnh nhân hết triệu chứng, có thể sinh hoạt như người bình thường, không cảm thấy khó chịu. Thứ hai, khi nội soi nội soi đại tràng thấy niêm mạc trở lại bình thường, trơn láng, không có vấn đề gì, không viêm đỏ, sưng hay có vết trợt, vết loét. Xem thêm: Các loại thuốc điều trị bệnh nhân viêm đại tràng Những chú ý quan trọng trong chế độ ăn uống của bệnh nhân bị viêm đại tràng cấp tính Bệnh nhân bị viêm đại tràng cấp tính cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống. Dựa trên nguyên tắc mềm, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, bổ sung nhiều loại vitamin, không ăn đồ sống, lạnh, thuốc lá, rượu bia, đồ cay nóng. Vậy cụ thể những thực phẩm nào không phù hợp với bệnh nhân đang bị viêm đại tràng: Không ăn các đồ ăn chưa được nấu chín như rau sống, nem, gỏi… Thực phẩm sống, không đảm bảo vệ sinh: Không nên ăn những đồ tanh sống, nấu tái, thức ăn ôi thiu… để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Thức ăn có chất xơ thô: Một lượng lớn thức ăn có chất xơ thô sẽ kích thích đường ruột và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh nhân vốn đã bị suy dinh dưỡng do viêm đại tràng. Những thực phẩm như vậy bao gồm tỏi tây, cần tây, khoai lang, củ cải, ngũ cốc thô, đậu khô, v.v. Hải sản và các sản phẩm từ sữa: Chất đạm trong hải sản khác với chất đạm trong thức ăn chúng ta thường ăn, một số chất đạm lạ dễ gây dị ứng và làm nặng thêm tình trạng viêm, vì vậy bệnh nhân viêm loét đại tràng phải ăn hải sản cẩn thận. Không nên uống sữa và các sản phẩm từ sữa. Đồ ăn cay nóng: đồ ăn cay nóng có thể gây kích ứng cho đường tiêu hóa, vì vậy bệnh nhân viêm loét đại tràng nên tránh những đồ ăn cay nóng, nhất là các loại gia vị gây kích thích như hạt tiêu, mù tạt, rượu, ăn ít tỏi, gừng. Đồ ăn dầu mỡ: Viêm loét đại tràng tiêu chảy thường kèm theo tình trạng kém hấp thu chất béo, trường hợp nặng còn kèm theo chứng tăng tiết mỡ. Do đó, nên hạn chế lượng chất béo trong khẩu phần ăn, không nên ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên rán khi bị tiêu chảy, thường dùng các phương pháp chế biến thức ăn như như hấp, luộc, om, luộc, hầm, chưng cách thủy. Các biện pháp phòng ngừa viêm đại tràng cấp tính Để phòng bệnh hiệu quả, mọi người cần lưu ý các điểm dưới đây: Cần vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt. Không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, thực phẩm sống như tiết canh, nem chua, nem chạo, rau sống, gỏi… Không uống nước chưa đun sôi, nước đá không đảm bảo vệ sinh. Trường hợp gia đình có người mắc bệnh do kiết lỵ, lỵ trực khuẩn, thương hàn, tả…cần tiệt trùng các dụng cụ dùng trong ăn uống bằng cách luộc với nước sôi. Xử lý tốt phân của người bệnh, cho vào nơi quy định và có chất sát khuẩn mạnh đặc biệt là ở nông thôn, miền núi. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, củ quả, các đồ ăn chứa nhiều chất đạm và các nguyên tố như sắt, kẽm… Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên dầu mỡ, các gia vị cay nóng. Không sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật. Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng một lần. Tràng Phục Linh giải pháp bảo vệ sức khỏe đại tràng toàn diện Y học ngày nay đã kết hợp ImmuneGamma® với Bạch Truật, Bạch Phục Linh- hai dược liệu đầu bảng trong y học cổ truyền có tác dụng trị các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đầy trướng, chậm tiêu… Viên nang Tràng Phục Linh là sự kết hợp của tinh hoa y học cổ truyền và công nghệ y học hiện đại nên vừa giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh, vừa giúp đem lại một hệ miễn dịch mạnh mẽ để chống lại các tác nhân gây bệnh, vừa giúp hồi phục lớp niêm mạc đại tràng và ngăn không cho bệnh tái phát trở lại. Người bệnh cũng nên ăn uống hợp lý để bệnh nhanh ổn định. Kiêng các chất kích thích như: rượu, thuốc lá, cà phê…; Hạn chế đồ tanh, sống; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là biện pháp quan trọng phòng tránh bị viêm đị tràng. – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xem: TẠI ĐÂY – Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ), xem TẠI ĐÂY Nguyễn Quang Thái
Đau hạ sườn phải có phải bị viêm đại tràng?
Hỏi: Chào bác sĩ! Tôi là Nguyễn Thị Loan hiện đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai. Thời gian gần đây tôi thường có các triệu chứng đau vùng dưới sườn phải đến vùng chậu. Thỉnh thoảng đau ở giữa cũng có lúc xuống vùng chậu. Tôi chưa đi khám nhưng nghe nhiều người nói đây là dấu hiệu của viêm đại tràng. Xin bác sĩ tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn. (Nguyễn Thị Loan – Đồng Nai) Trả lời: Chào chị Loan! Với những thắc mắc của chị chúng tôi xin giải đáp như sau: Viêm đại tràng là một bệnh lý về tiêu hóa thường gặp hiện nay, bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp do nhiễm vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Người bệnh mắc viêm đại tràng luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu, đau bụng là triệu chứng hay gặp. Đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Các triệu chứng giảm sau khi trung tiện hoặc đại tiện. Viêm đại tràng sau nhiều lần tái phát chuyển sang dạng mạn tính, khi đó việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Viêm đại tràng mạn tính có các dấu hiệu đặc trưng như sau: Rối loạn tiêu hóa Chướng bụng đầy hơi Đau bụng Phân rối loạn, khi lỏng khi nát, khi táo, có cảm giác không thoải mái sau khi đại tiện, có cảm giác muốn đi nữa… Việc điều trị viêm đại tràng mạn tính hiện nay gặp rất nhiều khó khăn không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới do tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, việc điều trị bằng thuốc tân dược chủ yếu để khắc phục triệu chứng. Đối với những người mắc viêm đại tràng, bên cạnh việc điều trị cần có một chế độ ăn uống phù hợp, những thực phẩm khiến triệu chứng nặng hơn cần hạn chế. Thay đổi lối sống khoa học là biện pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh như làm việc và nghỉ ngơi đúng giờ, thư giãn, hạn chế stress. Tập thể dục là một giải pháp ưu tiên hàng đầu của một sức khỏe tổng thể tốt, tăng cường sức khỏe, cải thiện các triệu chứng của bệnh. Quay lại với các triệu chứng mà chị Loan mô tả, đau hạ sườn phải đến vùng chậu. Với các triệu chứng này chưa đủ để đưa ra chẩn đoán bệnh cụ thể. Để có kết luận chính xác và có phác đồ điều trị hợp lý cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm chức năng gan, mật, đường tiết niệu để có kết luận chính xác về bệnh của mình. Chúc chị và gia đình sức khỏe! Để tìm nơi mua sản phẩm cho bệnh viêm đại tràng TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Hoa Đà tái thế chỉ bài thuốc tuyệt hay giúp thoát bệnh đại tràng
Từ tiếng khóc của cô gái trong đêm, Hoa Đà tình cờ phát hiện ra một cây thuốc quý. Hàng ngàn năm sau, cây thuốc này vẫn được dùng rộng rãi trong các bài thuốc về đại tràng, đặc biệt là đại tràng co thắt. Tiếng khóc kì lạ – giai thoại về Cây Hoa Đà Cây bạch thược Chuyện kể rằng, trong một đêm thu, Hoa Đà đang ngồi đọc sách bỗng nghe thấy ngoài cửa sổ có tiếng một người con gái khóc thút thít. Ra ngoài hiên, chỗ cô gái đứng ông chỉ thấy duy nhất một chậu hoa thược dược. Tâm sự với vợ, ông mới biết đó là hồn cây Thược dược, vì bị ông nghĩ rằng vô dụng quá lâu nên hiện lên khóc lóc mong được bày tỏ oan ức. Thế nhưng Hoa Đà chỉ tự nhủ: “Mình đã từng thử hoa, cành, lá của cây chẳng thấy tác dụng, vậy nó còn oan ức nỗi gì?” Vài hôm sau, vợ Hoa Đà bỗng nhiên bị đau bụng, băng huyết rất nhiều, uống đủ thứ thuốc không đỡ. Bà liền lén ra vườn đào rễ cây bạch thược đem sắc uống. Chỉ nửa ngày sau, bụng đã hết đau, máu cũng không còn chảy nữa. Sau sự kiện đó, ông thử nghiệm và nhận thấy, mấu chốt của Bạch Thược không ở hoa, lá, cành mà lại nằm ở bộ rễ. Ngoài tác dụng giảm đau, cầm máu, rễ bạch thược còn có tác dụng dưỡng huyết và chữa được nhiều bệnh phụ khoa… Cùng với thời gian, dựa trên nền tảng của Hoa Đà, Đông y và cả lâm sàng y học hiện đại phát hiện thêm nhiều công dụng nữa của cây bạch thược. Không chỉ tác dụng chữa tử cung xuất huyết, viêm thận mạn tính, tăng huyết áp, tiểu đường… mà còn có tác dụng lớn trong việc chữa trị các bệnh đại tràng, đặc biệt là đại tràng co thắt hay còn gọi là Hội chứng ruột kích thích. Những bài thuốc hay của hoa đà với Hội chứng ruột kích thích Theo khoa học hiện đại, cơ chế gây bệnh của Hội chứng ruột kích thích ở đây là do đường ruột quá nhạy cảm với kích thích, không chỉ đến từ đồ ăn lạ mà còn do thần kinh trung ương. Nên có người, cứ lo lắng, căng thẳng là muốn đi ngoài, mà tỷ lệ này lại không hề nhỏ. Chính nhờ khả năng ức chế các kích thích này, rễ Bạch thược đang được ứng dụng hiệu quả cho bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích. Rễ bạch thược là một vị thuốc quý cho bệnh đại tràng co thắt Bạch thược giúp giảm kích thích thần kinh trung ương Theo các tài liệu nghiên cứu, Bạch Thược có chứa nhiều thành phần hóa học, trong đó đáng chú ý nhất là paeoniflorin, chiếm tỷ lệ khá lớn (3,1%) có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, giảm đau nội tạng. Vậy nên người bệnh sau khi sử dụng một thời gian sẽ cảm thấy giảm hẳn đau bụng và số lần đi ngoài mỗi khi ăn đồ lạ, đồ lạnh hoặc stress, căng thẳng đầu óc. Giảm co thắt đại tràng Ngoài ra, ở thí nghiệm cụ thể cũng cho thấy, nước sắc của bạch thược với nồng độ thấp có tác dụng ức chế nhu động, với nồng độ cao lúc đầu kích thích, về sau ức chế nhu động ruột. Tác dụng ức chế thần kinh này thực sự có ý nghĩa bởi mỗi khi đại tràng co bóp quá mức gây đau bụng, đầy hơi, nổi u cục cứng… thì một lượng chiết bạch thược hợp lý sẽ giúp ức chế co bóp, giảm tống đẩy phân ở đại tràng từ đó giảm hẳn đau bụng và số lần đi ngoài ở bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích. Ứng dụng Bạch thược – Hướng đi mới cho Hội chứng ruột kích thích Chính vì những đặc điểm sinh học vốn có, Bạch thược đã thôi thúc các nhà khoa học mày mò, nghiên cứu một sản phẩm vừa có công dụng ngăn ngừa nguy cơ kích thích thần kinh dẫn đến khởi phát đau, vừa có thể hỗ trợ điều trị triệu chứng Hội chứng ruột kích thích như đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, táo bón bằng việc kết hợp các vị thuốc khác. Từ đây, nghiên cứu Tràng Phục Linh Plus tại Đại học Y Hà Nội về tác dụng của kết hợp giữa Bạch Thược, Bạch Phục Linh, 5-HTP… và Immunne Gamma® – công nghệ từ Hoa Kỳ cho kết quả rất khả quan: Tác dụng giảm nhanh co thắt đại tràng, giúp điều hòa nhu động ruột và giảm số lần đi ngoài ở bệnh nhân IBS. Giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng và giảm yếu tố căng thẳng thần kinh. Không gây độc và gây tác dụng phụ. Không chỉ dừng lại trên bản nghiên cứu mà Tràng Phục Linh Plus còn được ứng dụng thực tiễn bởi hàng trăm bệnh nhân đại tràng co thắt. Theo nhiều bệnh nhân chia sẻ thì Tràng Phục Linh Plus có tác dụng tốt, giúp giảm nhanh các triệu chứng đầy hơi, đau bụng… Có khi chỉ sau từ 1-2 ngày. Khi dùng theo liệu trình từ 3-6 tháng thì bệnh ổn định rõ rệt, người bệnh ăn ngon, ngủ tốt. Có người còn ăn được rau sống, thịt cá tanh và có thể uống được rượu bia mà không sợ đau bụng, đi ngoài nhiều lần.
Bài viết liên quan
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)