Tiêu chảy là hiện tượng gặp khá nhiều ở trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vậy khi trẻ em bị tiêu chảy nên dùng cách gì để chữa? Dưới đây mà một số bài thuốc dân gian giúp chữa tiêu chảy cho các bé khá hiệu quả. Mục lụcBài thuốc dân gian chữa tiêu chảy trẻ em1. Gạo lứt rang2. Nụ sim và lá mơ3. Trứng đúc lá mơ4. Lá cây quả nhót5. Hồng xiêm xanh6. Lá lựu tươi7. Cỏ sữa8. Rau sam9. Cà rốt10. Chuối tiêu xanh11. Lá củ cải tươi12. Lá lộc vừng13. Nước lá ổi nonCách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ Bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy trẻ em 1. Gạo lứt rang Gạo lứt mua về, không đem vo mà rang cho vàng. Sau khi thấy thơm thì tắt lửa, để vào lọ dùng dần. Mỗi lần sử dụng, các mẹ lấy khoảng 100g gạo rang nấu với 2 lít nước và chút muối. Nấu cho tới khi gạo chín mềm là được. Sau đó lấy nước này cho bé uống từ 3 – 5 ngày là khỏi. 2. Nụ sim và lá mơ Đối với hiện tượng tiêu chảy có biểu hiện như: Đi ngoài liên tục, mất nước, khát nước nhiều, sốt nhẹ, nước tiểu vàng, bụng quặn đau và đầy hơi, hậu môn nóng rát thì các mẹ dùng nụ sim và lá mơ để chữa cho các bé. Cách làm như sau: 16g lá mơ 8g nụ sim Sắc hai thứ trên cùng với 500ml nước. Đến khi nước cạn còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Khi bé hết tiêu chảy, vẫn nên tiếp tục cho uống khoảng 2 ngày để ổn định tỳ vị, đồng thời chế độ ăn nên cắt giảm chất béo để tránh cho bệnh tái diễn. 3. Trứng đúc lá mơ Ngoài cách trị tiêu chảy cho bé bằng nụ sim với lá mơ, thì mẹ có thể dùng lá mơ chế biến thành món ăn để giúp con nhanh khỏi tiêu chảy. Món ăn dân dã mà lại tốt cho những người bị tiêu chảy đó chính là trứng đúc lá mơ (trứng rán lá mơ). Thế nên, mẹ có thể lấy 100g lá mơ rửa sạch rồi thái nhỏ, trộn đều với 4 – 5 quả trứng gà tươi, rồi rán trên chảo. Cho các bé ăn 2 – 3 ngày, tiêu chảy sẽ thuyên giảm dần. 4. Lá cây quả nhót Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy. 5. Hồng xiêm xanh Hồng xiêm xanh có vị chát, tính bình là phương thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ khá hữu hiệu. Cách làm như sau: Cắt thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý: là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá. 6. Lá lựu tươi Cách làm như sau: Lá lựu tươi: 30g Gừng tươi: 12g Muối ăn: 3g Sắc lấy hai bát con nước rồi chia uống hai lần/ ngày. 7. Cỏ sữa Cách làm như sau: Cây cỏ sữa 2 nắm Nấm mèo: 5 tai Đậu đen xanh lòng 50gram (loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ tách vỏ ra thì thấy ruột bên trong màu xanh). Cỏ sữa rửa sạch; đồng thời ngâm nấm mèo trong nước ấm cho nở ra, rồi rửa lại với nước, thái nấm mèo thành từng sợi nhỏ, dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa. Cho cả 3 thứ sau khi sao vào chiếc nồi vừa phải, đổ thêm 3 bát nước, sắc kỹ cho đến khi nước trong nồi cạn bớt chỉ còn khoảng 0,5 bát. Chắt nước cốt rồi cho bé uống trong 1 ngày, cha mẹ lưu ý không nên để dùng tới ngày hôm sau. 8. Rau sam Rau sam có đặc điểm là vị chua, tính hàn, tác dụng trị kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Mẹ có thể dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày cho bé có tác dụng phòng bệnh. Khi có triệu chứng tiêu chảy lấy khoảng 1 nắm rau sam tươi (khoảng 50-100g), rửa sạch, giã nát, thêm muối vào rồi vắt lấy nước uống. Uống liên tục trong 3-5 ngày. 9. Cà rốt Để chữa tiêu chảy cho bé, các mẹ làm như sau: Lấy một củ cà rốt cắt miếng rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ thành nước, đun sôi nước cốt đó lên và cho trẻ uống hoặc có thể dùng nước đó nấu cháo. Ngoài ra, nếu uống mỗi ngày một củ quả cà rốt cũng sẽ giúp bé bạn đề kháng tốt hơn với bệnh tiêu chảy. 10. Chuối tiêu xanh Gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày. 11. Lá củ cải tươi Lá củ cải tươi: 120g Trần bì: 30g Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng thuốc, bệnh sẽ khỏi. 12. Lá lộc vừng Khi trẻ có hiện tượng tiêu chảy, mẹ cạo lớp vỏ bên ngoài thân cây sau đó rửa sạch, thái phiến, phơi khô hoặc sấy khô. Sau đó, lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, cho bé uống làm hai lần trong ngày. 13. Nước lá ổi non Trong lá ổi có chứa hoạt chất tanin giúp làm se niêm mạc ruột, làm giảm dịch nhầy trong dạ dày. Vị chát trong lá ổi giúp chống lại các vi khuẩn gây tiêu chảy, vì thế uống nước lá ổi là bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị tiêu chảy rất hữu hiệu Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 20g củ gừng tươi, 20g búp ổi non, 10g vỏ quyets khô Đen sắc chung các vị này với 2 lít nước, cho tới khi nước cạn còn 500ml thì tắt bếp Chắt lấy nước cốt và cho bé uống 2 lần/ngày. Chú ý: Dù áp dụng bài thuốc dân gian hay thuốc Tây mẹ cũng nên giữ vệ sinh cho bé trong những ngày tiêu chảy để bệnh không thể lây lan và tình trạng bệnh nhanh thuyên giảm. Những mẹo trị tiêu chảy cho bé như trên chỉ phù hợp khi con bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ. Nếu bé bị tiêu chảy kéo dài, có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng thì cần phải đưa tới bệnh viện ngay lập tức đề được điều trị kịp thời. Mẹ có thể xem chi tiết những dấu hiệu mất nước ở trẻ, trong bài viết này. Cách phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ Trẻ bị tiêu chảy do ăn thức ăn mới, phòng ngừa bằng cách: Với những loại thức ăn mới, vẫn tiếp tục cho bé ăn mỗi ngày, nhưng cần tăng lượng thức ăn từ từ để hệ tiêu hóa của trẻ làm quen dần. Với những thức ăn lạ nhưng chưa đảm bảo vệ sinh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển thì cần ngưng cho bé ăn ngay lập tức. Thay vào đó, cần nấu những món chín, hợp vệ sinh, tốt nhất là cho con ăn thức ăn mới nấu. Tiêu chảy do kháng sinh, phòng ngừa bằng cách: Với việc sử dụng thuốc: Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con uống để tránh xảy ra hiện tượng tiêu chảy. Nếu tiêu chảy xảy ra, cần báo cho bác sĩ biết để thay đổi loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng phù hợp. Những biện pháp phòng ngừa khác: 1/ Chất lượng bữa ăn nên cung cấp đạm và giàu năng lượng cho trẻ. Ăn nhiều sẽ làm trẻ đi tiêu nhiều hơn, đồng thời mau hồi phục và giúp tăng cường sức đề kháng. 2/ Bổ sung cho trẻ thực phẩm giàu probiotics (sữa chua): Ruột và dạ dày của bé luôn tồn tại đồng thời vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi giúp củng cố hệ miễn dịch, giúp cân bằng giữa hai loại vi khuẩn tốt – xấu vì sự mất cân bằng nó sẽ gây ra tiêu chảy. 3/ Tránh vi khuẩn và vật ký sinh vì tiêu chảy do vi khuẩn và vật ký sinh trong thức ăn và nước uống gây ra. Tiêu chảy do vật ký sinh thường xuất hiện ở việc ăn uống không hợp vệ sinh. Do đó, đảm bảo ăn chín uống sôi để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập qua đường ăn uống. 4/ Nên cho trẻ bú sữa mẹ vì chúng vô trùng và không bao giờ gây tiêu chảy nhiễm trùng. Hơn nữa, sữa mẹ còn chứa kháng thể, giúp trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy. Nếu trẻ bú bình cần rửa sạch bình sữa, núm vú, rồi sau đó luộc bình trong nước sôi khoảng 15 phút. 5/ Giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ. Không nên phóng uế bừa bãi vì làm ô nhiễm môi trường, nhất là làm bẩn nguồn nước, lây lan bệnh tạo thành dịch. 6/ Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 7/ Khi chế biến hay dọn bàn ăn, cần che đậy cẩn thận, tránh ruồi nhặng (tác nhân gây bệnh và truyền bệnh). Đồng thời không nên cho trẻ ăn những thức ăn nguội lạnh. 8/ Thường xuyên vệ sinh thân thể cho bé và dạy trẻ cách giữ vệ sinh cho trẻ. 9/ Khi trẻ bị tiêu chảy nên cho trẻ uống nhiều nước và sử dụng bù chất điện giải, bù mất nước cho trẻ. Nếu trẻ bị nặng như: mắt trũng sâu, môi khô, sức khoẻ yếu thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời và phục hồi sức khoẻ cho trẻ. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về chứng tiêu chảy ở trẻ nhỏ và người lớn. Ngoài ra, nếu bạn đang lo lắng với các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích, thì hãy liên hệ với chúng tôi để giải đáp những thắc mắc của mình sớm nhất.
Viêm đại tràng
Bật mí cách chữa tiêu chảy hiệu quả từ cây ổi
Cây ổi có khá nhiều công dụng đặc biệt là trong việc chữa trị một số bệnh lý. Theo kết quả của một số nghiên cứu, dịch chiết ra từ các bộ phận của cây ổi có khả năng kháng khuẩn và làm se niêm mạc và cầm đi tiêu lỏng. Mục lụcKhông thể xem thường tiêu chảy lâu ngàyDùng thuốc tây nhiều – lợi bất cập hạiĐặc điểm cây ổiCông dụng chữa tiêu chảy từ cây ổiCách chữa tiêu chảy bằng cây ổiBài 1Bài 2Bài 3Bài 4Một số tác dụng khác của ổi Không thể xem thường tiêu chảy lâu ngày Tiêu chảy làm cho nước và các chất điện giải đi ra khỏi cơ thể trước khi nó có thể được hấp thụ bởi ruột. Do đó, khi bị tiêu chảy lâu ngày dễ làm rối loạn nước và chất điện giải, dẫn đến mất nước, kali thấp, natri thấp và canxi thấp. Khi tiêu chảy nặng, nếu không kịp thời bổ sung nước, khiến dung lượng máu trong cơ thể giảm thấp dẫn đến choáng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Hầu hết các ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ em và người già có sức khỏe yếu là do tình trạng mất nước nghiêm trọng này. Với trẻ em, tiêu chảy kéo dài còn ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng khiến trẻ gầy gò, da nhăn nheo, không còn độ nẩy, sức đề kháng giảm, dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của trẻ. Dùng thuốc tây nhiều – lợi bất cập hại Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm của Tân dược giúp điều trị tức thời tiêu chảy. Các sản phẩm này đáp ứng được nhu cầu cấp tốc cho người dùng bởi tác dụng kích thích nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài các sản phẩm Tân dược lại không an toàn vì nhiều tác dụng phụ như: gây táo bón, buồn nôn, khô miệng, chướng bụng, tắc liệt ruột (do giảm nhu động ruột, tăng trương lực cơ vòng co thắt hậu môn quá mức); gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi (do tác động lên hệ thần kinh). Nhiều trường hợp còn có triệu chứng nặng hơn do cơ chế giữ phân lại lâu trong ruột của thuốc… Ngoài ra, thuốc tân dược còn hạn chế người dùng: Không dùng cho phụ nữ có thai, người nhu động ruột giảm sút, chướng bụng; trẻ em dưới 6 tuổi; thận trọng khi dùng cho người viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan. Bởi vậy, việc điều trị tiêu chảy dài ngày bằng các bài thuốc quý tự nhiên là sự lựa chọn an toàn và hàng đầu đối với các bệnh nhân. Đặc điểm cây ổi Tên gọi khác: Ủi, thu quả, phiên thạch lựu, phiên đào thụ, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt, phan quỷ tử… tên khoa học là Psidium guyjava L., thuộc họ Sim (Myrtaceae). Thành phần hóa học: Quả và lá đều chứa sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và avicularin; lá còn có volatile oil, eugenol. Quả chín chứa nhiều vitamin C và các polysaccharide như: fructose, xylose, glucose, rhamnose, galactose…; Rễ có chứa arjunolic acid; vỏ rễ chứa tanin và organic acid. Theo các nhà khoa học, nếu thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp (nhất là loại ổi da sần và ruột màu đỏ). Quả ổi xanh có chứa hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ngoài ra, ổi xanh còn có tác dụng giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy. Dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đọc trước: Tiêu chảy nhiều lần trong ngày là do đâu? Công dụng chữa tiêu chảy từ cây ổi Trong dân gian, lá ổi là loại thảo dược rất công hiệu trong việc trị tiêu chảy cho cả người lớn và trẻ em. Nếu dùng tươi thì chọn lá ổi non (búp ổi, chồi ổi) còn lông tơ, nam thì dùng 7 lá, nữ 9 lá, nhai với ít muối rồi nuốt, sau 15 phút sẽ ngưng tiêu chảy. Nếu sắc thuốc uống thì chọn lá ổi già, sao vàng rồi sắc với nước, sắc đến khi nước ổi đặc lại thì nhắc xuống, để nguội và uống như trà. Lá ổi có tác dụng đặc biệt như vậy là do dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm se niêm mạc và cầm đi lỏng. Chất flavonoid loại quercetin trong lá ổi có hoạt tính trên sự bài tiết acetylcholin trong ruột, kích thích cơ trơn ruột giúp giảm những cơn đau bụng do cơ trơn của ruột co thắt. Hơn nữa, lá ổi còn tác động vào sự tái hấp thu nước trong ruột. Các lectin trong lá ổi có thể gắn vào E. coli (vi khuẩn thường gây ra tiêu chảy ), ngăn chặn vi khuẩn hấp thu vào vách trong của ruột và do đó ngăn ngừa được sự nhiễm trùng ruột… Cách chữa tiêu chảy bằng cây ổi Hiện tượng tiêu chảy do ăn phải một số thức ăn bị ôi thiu, thức ăn sống lạnh,… Các biểu hiện thường gặp như: Bụng căng đầy hơi Đau bụng cuộn lên từng cơn Sau đó tiêu chảy nhiều lần, cơ thể mất nước, rối loạn điện giải Mạch nhỏ nhanh, huyết áp tụt. Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh khá tốt. Dùng một trong các phương thuốc từ ổi: Bài 1 Lá ổi 20g Lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g Lá khổ sâm 20g Củ riềng 12g Sinh khương 10g Lá lốt 12g Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày. Bài 2 Búp ổi 20g sao qua Vỏ quýt khô 10g Gừng nướng chín 10g Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc Búp ổi 20g Củ sả 16g Củ riềng 8g Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống. Bài 3 Lấy lá ổi 20g phối hợp với vỏ quả bòng 20g, phơi khô Lá chè tươi 10g Gừng tươi 2 lát Sắc uống. Uống nước lá ổi có bị táo bón không? Bài 4 Dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng Lá chè tươi 15g sao vàng Nụ sim 10g Trần bì 10g Củ sắn dây 10g sao vàng Tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn. Bài 5: Dùng khi tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu Dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g Ngải cứu khô 40g Sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi. Một số tác dụng khác của ổi Để giảm đau nhức răng do sâu răng: Dùng vỏ rễ cây ổi sắc với một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày. Trị mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày. Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da): Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày. Trị rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi. Chữa ho, sốt, viêm họng: lá ổi non 20 – 40g phơi khô, sắc uống. Chữa vết thương do chấn thương hoặc trùng, thú cắn: búp ổi non nhai nát, đấp vào vết thương. Lưu ý: Bạn không dùng cho những người đang bị táo bón, vì sẽ làm tình trạng táo bón trở nên nặng hơn. Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy nên kiêng mỡ và chất tanh, không ăn đồ sống lạnh.
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì để mau khỏi bệnh?
Chế độ dinh dưỡng ở trẻ bị tiêu chảy là một trong những chủ đề được các bà mẹ quan tâm hàng đầu. Nếu như cho con ăn những loại thực phẩm không phù hợp, tình trạng tiêu chảy có thể trở nên trầm trọng hơn. Do đó, biết được chính xác trẻ nên ăn gì – kiêng gì trong giai đoạn bị tiêu chảy là điều rất cần thiết. Mục lụcNguyên nhân gây tiêu chảy ở béDo nhiễm trùngDị ứng hoặc ngộ độc thức ănChế độ dinh dưỡng không hợp líDùng thuốc kháng sinhDo bệnh lýDấu hiệu tiêu chảy ở trẻTrẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì, uống gì?Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹTrẻ từ 6 tháng tuổi trở lênNhững thực phẩm nên tránh khi trẻ bị tiêu chảySố lượng thức ăn, bữa ăn trong ngày cho trẻ bị tiêu chảyPhòng bệnh tiêu chảy cho bé Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bé Do nhiễm trùng Có nhiều loại nhiễm trùng gây ra tình trạng tiêu chảy ở bé, chẳng hạn như: Nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng do thực vật kí sinh…Đa phần, nhiễm trùng xảy ra là do bé ăn phải những thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh hoặc tiếp xúc với phân của người bệnh. Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm trùng thường có các biểu hiện như: Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, buồn nôn, cảm lạnh. Dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn Đây là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở bé. Khi cơ thể phản ứng lại với những protein vô hại trong thức ăn sẽ dẫn đến hiện tượng dị ứng. Các bé thường có phản ứng với protein có trong sữa, đậu nành, đậu phộng, cá và các động vật có vỏ như tôm, cua…hoặc không dung nạp các loại đường như lactoser, fructoser, glucose-galactose trong các loại sữa hoặc trái cây. Vì vậy, khi chế biến thức ăn cho con nhỏ, bạn cần chế biến kỹ lưỡng hơn để đảm bảo an toàn cho bé. Chế độ dinh dưỡng không hợp lí Dinh dưỡng không hợp lí là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra hiện tượng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không phải cứ cho con ăn thật nhiều là tốt. Việc cung cấp dưỡng chất dồn dập sẽ làm cho chức năng đường ruột bị rối loạn, ảnh hưởng tới sự co thắt của nhu động, khiến trẻ đi ngoài nhiều lần. Dùng thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh vào đường ruột có thể tiêu diệt ngẫu nhiên cả những vi khuẩn có lợi và hại trong đường ruột. Vì thế, nó gây ra loạn khuẩn đường ruột. Cho nên, cha mẹ không được cho con dùng thuốc tùy ý mà cần phải lắng nghe chỉ định và lời khuyên của bác sĩ. Do bệnh lý Ở trẻ em, tiêu chảy thường diễn biến trong những đợt cấp tính, thường là dưới 1 tuần. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài diễn ra thường xuyên thì mẹ nên nghi ngờ rằng rất có thể bé đang mắc phải một trong những bệnh lý như là: viêm tắc ruột, bệnh Celiac, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, nhiễm khuẩn đường hô hấp… Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ Khi bé bị tiêu chảy thường có những dấu hiệu sớm như ăn kém, bỏ ăn, đầy bụng, nôn…Những biểu hiện này kéo dài từ 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy (bé bị tiêu chảy dạng phân lỏng, hoặc phân nước có máu). Thời điểm này, điều quan trọng nhất là mẹ cần để ý sát sao các triệu chứng để phát hiện các dấu hiệu mất nước và mất muối ở bé. Mẹ nên chú ý các biểu hiện sau ở bé: Khi bé chưa bị mất nước thì bé vẫn thấy tỉnh táo, không khát nước và da dẻ vẫn mịn màng. Giai đoạn mất nước bé thường hay quấy khóc, khát nước, thóp lõm, mắt trũng và da nhăn. Khi bị mất nước nặng sẽ dẫn đến hôn mê, không uống được nước, chân tay lạnh, thóp lõm, da nhăn. Khi bé bị tiêu chảy, quá trình hấp thụ thức ăn giảm hơn bình thường nhưng vẫn hấp thu qua đường ruột 60%. Bé trở nên biếng ăn, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe làm trẻ bị sụt cân, suy dinh dưỡng. Nếu bệnh diễn tiến nặng, không được điều trị kịp thời có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm như là suy thận cấp, sốc phản vệ, nhiễm trùng huyết, thậm chí là tử vong. Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì, uống gì? Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ Nhiều bà mẹ cho rằng sữa sẽ làm bụng của trẻ cảm thấy khó chịu hơn nên không dám cho trẻ bú. Đây hoàn toàn là quan điểm không chính xác, ảnh hưởng đến việc tiết sữa của người mẹ. Vì thực chất bú mẹ sẽ làm trẻ giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy. Sữa mẹ vẫn được dung nạp tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ, tiêu chảy ít hơn và nhanh khỏi bệnh hơn. Vì trong sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy. Do đó, mẹ cần tiếp tục cho trẻ bú như bình thường và tăng số lần bú nhiều hơn. Nếu không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn. Lưu ý, cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu trẻ phải bú bình thì cần pha loãng hơn, cho ăn ít nhất 3 giờ một lần. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên Trẻ trên 6 tháng tuổi bắt đầu tập ăn dặm. Những bé lớn hơn > 2 tuổi có chế độ ăn tương tự như người lớn. Vì vậy, trong khẩu phần ăn hằng ngày, mẹ nên chú ý bổ sung thêm những nhóm thực phẩm sau đây: Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa Bao gồm: khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm…Những thực phẩm này sẽ giúp cho nhu động ruột co bóp dễ dàng hơn, dạ dày không cần phải làm việc nhiều để tiêu hóa thức ăn. Nên chế biến thành các món mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát… Thức ăn cần được nấu kỹ, đảm bảo vệ sinh để giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn thức ăn đã nấu sẵn thì trước đó phải đun lại. Uống nhiều nước hoặc ăn hoa quả Cha mẹ nên bù nước cho trẻ, cứ sau mỗi lần đi tiêu nên bù nước ngay. Loại nước thích hợp cho bé là nước dừa hoặc cháo loãng. Ngoài ra, cần pha hỗn hợp Oresol với đúng 1 lít nước, cho uống dần dần. Nếu không mua được Oresol, có thể thay thế bằng cách pha một thìa cà phê (loại 5 cc) muối và 8 thìa cà phê đường cát trong 1 lít nước. Nếu trẻ dùng sữa bò bị tiêu chảy nặng thêm thì thay thế bằng sữa không có lactoza như (Isomil, olac). Mẹ có thể bổ sung thêm vitamin và nước cho con bằng cách cho bé ăn trái cây chín hoặc uống nước ép hoa quả nguyên chất, không pha thêm đường. Ăn sữa chua Sữa chua là loại thực phẩm hàng đầu giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Tiêu chảy xảy ra là do các vi khuẩn gây hại trong đường ruột phát triển quá mức. Do đó, probiotics trong sữa chua sẽ làm nhiệm vụ cân bằng lại hệ khuẩn đường ruột, bằng cách giải phóng hàng tỉ những vi khuẩn có lợi, để bù đắp lượng vi khuẩn đã mất đi. Từ đó giúp trẻ giảm bớt tình trạng rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng tốt hơn. Sữa chua làm giảm độ nặng của tiêu chảy do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn. Vì vậy, nên dùng sữa chua khi bé bị tiêu chảy Những thực phẩm nên tránh khi trẻ bị tiêu chảy Những thực phẩm dễ nhiễm khuẩn, nhiễm độc Không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và không uống nước lã. Vì những nguồn thực phẩm này thường là môi trường của hàng ngàn loại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, giun sán gây hại. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc bị nhiễm độc. Những chất này dù ít hay nhiều cũng có thể đi theo đường sữa mẹ và vào cơ thể non nớt của bé. Đồ ăn chứa nhiều chất béo Thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao làm tăng những cơn co thắt ruột và khiến các triệu chứng của tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, nên tránh các loại đồ ăn như đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ nếu tiêu chảy đang “ghé thăm”. Những thực phẩm khó tiêu hóa, dễ đầy bụng Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa. Các thực phẩm dễ gây tình trạng đầy hơi như: Đậu, bắp cải, súp lơ xanh và hành tây. Vì vậy khi bị tiêu chảy nên tránh các thực phẩm này Ngoài ra, một số loại trái cây như: đào, lê, mận, các loại trái cây sấy khô (mơ, nho khô, mận khô) bạn cũng nên tránh vì chúng sẽ làm bạn bị đầy hơi và làm nặng hơn bệnh tiêu chảy. Sorbitol và chất làm ngọt nhân tạo Những thực phẩm có chứa sorbitol – chất làm ngọt nhân tạo có thể khiến cho tình trạng tiêu chảy của trẻ nặng hơn. Vì vậy nên tránh các loại kẹo có thành phần này, nhất là kẹo cao su. Số lượng thức ăn, bữa ăn trong ngày cho trẻ bị tiêu chảy Khi trẻ bị tiêu chảy vẫn nên cho trẻ ăn như bình thường để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền. Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn. Thay đổi món liên tục bởi đây là thời điểm trẻ nhanh chán. Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy thì quay dần về chế độ ăn bình thường. Khi trẻ hết tiêu chảy nên cho trẻ ăn như bình thường trở lại, khẩu phần ăn vẫn đủ 4 loại dinh dưỡng: (bột, đường, chất béo, đạm), vitamin và muối khoáng. Hãy để cho trẻ lựa chọn món ăn theo sở thích nhưng phải đảm bảo an toàn, như vậy trẻ có thể ăn nhiều hơn, thậm chí là ngoài mong muốn của bạn. Trẻ bị tiêu chảy nặng hơn: Nếu bị tiêu chảy quá 2 ngày ngoài việc cho ăn như bình thường cần tăng thêm số bữa ăn và chất lượng để giúp mỗi bữa ăn để giúp trẻ mau lại sức. Tỷ trọng giữa các chất đạm-béo-bột đường là 1/1/4-5. Nếu trẻ bị đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày thường dưới 7 ngày gọi là tiêu chảy cấp. Khi tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài cho ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài trong 1 tháng. Khi trẻ không chịu ăn uống kèm theo sốt cao, bà mẹ nên cho con đi khám ngay từ khi trẻ bị tiêu chảy để biết tình trạng của bệnh và tư vấn về chế độ ăn. Phòng bệnh tiêu chảy cho bé Thực hiện một số lời khuyên dưới đây để phòng tránh tiêu chảy cho trẻ và giúp trẻ có một sức khỏe tốt, hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nuôi con bằng sữa mẹ. Cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi, không bị nhiễm khuẩn và hóa chất bảo vệ thực vật. Rửa tay bằng xà phòng: Sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ. Nhà vệ sinh sạch sẽ, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy. Tiêm phòng sởi: trẻ mắc các bệnh sởi hoặc sau khi khỏi do mắc tiêu chảy, lỵ nặng dẫn tới tử vong. Tiêm vắc-xin sởi có thể phòng ngừa được 25% số ca tử vong liên quan tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Tiêu chảy ở người già và cách phòng trị hiệu quả
Người già có hệ miễn dịch và tiêu hóa hoạt động kém hơn, vì vậy họ rất dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến đường ruột. Đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng, các mầm bệnh sinh sôi, phát triển, tạo điều kiện cho tiêu chảy hoành hành. Để người cao tuổi có một cuộc sống khỏe mạnh, cần có biện pháp khắc phục và điều trị chứng bệnh này kịp thời. Mục lục1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở người già1.1. Do chức năng đường ruột suy giảm1.2. Do vi khuẩn, ký sinh trùng1.3. Do virus1.4. Các nguyên nhân khác2. Điều trị bệnh tiêu chảy ở người cao tuổi3. Phòng ngừa chứng tiêu chảy ở người cao tuổi Nguyên nhân gây tiêu chảy ở người già Do chức năng đường ruột suy giảm Khi tuổi cao, chức năng hệ tiêu hóa ngày một suy giảm, người già thường cảm thấy khó nhai, nuốt hơn, ăn uống kém ngon miệng. Dịch tiêu hóa trong đường ruột tiết ra chậm hơn và lượng ít hơn so với người trẻ. Đường ruột kém hấp thu hơn hẳn, thức ăn vận chuyển qua đường ruột chậm lại, bởi vậy người già thường dễ bị đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn, thậm chí là tiêu chảy. Do vi khuẩn, ký sinh trùng Vi khuẩn và ký sinh trùng – Thực phẩm hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây ra bệnh tiêu chảy truyền nhiễm. Nguyên nhân này rất hay xảy ra với những người đi du lịch đến các nước khác, ăn đồ lạ, mất vệ sinh hoặc uống nguồn nước không sạch. Do bệnh lỵ ❎ Lỵ trực khuẩn do vi khuẩn Shigella gây ra với các triệu chứng như: Đau bụng quặn Mót rặn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, phân có lẫn máu hoặc chất nhầy Lên cơn sốt Triệu chứng này thường xuất hiện từ 1 – 3 ngày sau khi người bệnh bị nhiễm trùng. ❎ Lỵ do amip gây ra các triệu chứng như sau: Đau bụng và đau khi đi đại tiện Buồn ói Ớn lạnh, sốt Tiêu chảy (có thể kèm theo máu, mủ hoặc chất nhầy) Nếu amip xuyên qua thành ruột, chúng có thể lan vào máu và lây nhiễm các cơ quan khác. Các amip có thể tiếp tục sống trong vật chủ của người sau khi các triệu chứng đã biến mất. Sau đó, các triệu chứng có thể tái phát khi hệ thống miễn dịch của người đó bị yếu. ❎ Lỵ do vi khuẩn Yesinia Enterocolica Nguồn gây bệnh thường từ nước, thức ăn bị ô nhiễm như sữa, rau, thịt gây viêm dạ dày, ruột hoặc viêm hạch mạc treo. Khi bị nhiễm khuẩn, người bệnh có các biểu hiện như: Đau bụng dữ dội Tiêu chảy và phân có máu. Có sốt ❎ Do vi khuẩn Salmonella (nhiễm độc thức ăn) Khi thức ăn bị nhiễm khuẩn, người già thường dễ bị tiêu chảy. Một số loại thức ăn chứa vi khuẩn có khả năng đột nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh như Salmonella là bệnh thường gặp nhất. Trong vòng từ 12 – 36 giờ sau khi ăn, người bệnh thấy có dấu hiệu: Sốt đột ngột Đau bụng thượng vị hoặc quanh rốn Không mót rặn, tiêu chảy nhiều lần, phân thối, nhiều nước. Phân đôi khi có nhầy, máu, gần giống với phân do hội chứng lỵ Trường hợp nặng có rối loạn điện giải do mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước) Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do truỵ mạch. Ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã hình thành sẵn trong thức ăn và chính độc tố này gây bệnh… Các biểu hiện tiêu chảy nhiều lần trong ngày, đau bụng, không sốt, buồn nôn và nôn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và tử vong. ❎ Chứng tiêu chảy do tả Vi khuẩn Vibrio cholerae là nguyên nhân gây ra chứng tiêu chảy do tả. Đây là một loại vi khuẩn hình cong dấu phẩy, không sinh nha bào, chuyển động nhanh nhờ có lông, vi khuẩn này không bắt màu gram. Nó có thể tồn tại lâu trong thực phẩm, đất ẩm hay nước. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp như: Đầy bụng Sôi bụng Tiêu chảy liên tục (phân lỏng, sau toàn nước) Phân đục như nước vo gạo Có thể rơi vào tình trạng mất 5 – 10 lít nước/ngày. Nôn mửa ra thức ăn, sau là nước vàng, nước xanh rất đắng. Người mệt lả Chuột rút Không đau bụng Không sốt Do những biểu hiện này nên người già hay chủ quan và để bệnh trở nên nặng hơn. Có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hơn nữa, bệnh có thể gây dịch, đối tượng cảm nhiễm là tất cả mọi người, trong đó trẻ em và người già dễ mắc nhất. ❎ Tiêu chảy do E. Coli Tiêu chảy ở người già còn do các chủng của Escherichia Coli (E. Coli), có 3 chủng có thể gây tiêu chảy xâm nhập với hội chứng lỵ đau quặn, mót rặn và phân lỏng máu mũi, gồm E.Coli gây bệnh lý ruột; E.Coli độc tố xâm nhập ruột; E.Coli độc tố gây chảy máu ruột. ➤ Nói chung, mặc dù các tác nhân gây bệnh là khác nhau, nhưng triệu chứng tiêu chảy lại khá giống nhau. Vì vậy, muốn biết chính xác thì phải xét nghiệm mẫu phân của người bệnh mới tìm ra được. ➤ Người già bị tiêu chảy được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu nhưng cần chú ý đến hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Do virus Các loại virus gây tiêu chảy bao gồm rotavirus, norovirus và adenovirus. Norovirus rất dễ lây lan là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh dịch tiêu chảy, chẳng hạn như những bệnh xảy ra trên tàu du lịch, và tại các viện dưỡng lão, trường học và các cơ sở chăm sóc ban ngày. Các nguyên nhân khác Không dung nạp Lactose – Một số người cao tuổi gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác, có thể bị tiêu chảy sau khi tiêu thụ chúng. Không dung nạp Lactose có thể trở nên tồi tệ hơn theo tuổi tác do nồng độ enzyme giúp tiêu hóa đường sữa thấp hơn. Rối loạn tiêu hóa – Hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và bệnh celiac là một trong những bệnh liên quan đến tiêu chảy mãn tính ở người già. Thuốc – Một số loại thuốc có thể làm đảo lộn đường ruột và gây tiêu chảy, phổ biến nhất là thuốc kháng sinh, làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn đường ruột. Các loại thuốc khác có thể dẫn đến tiêu chảy là thuốc ung thư và thuốc kháng axit có magiê. Điều trị bệnh tiêu chảy ở người cao tuổi Nếu không được điều trị, tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, có thể đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là ở người cao niên có hệ miễn dịch yếu. Nếu người thân yêu của bạn bị tiêu chảy, hãy cẩn thận với các dấu hiệu mất nước như: Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy ở người cao tuổi được điều trị tại nhà bằng cách bù đắp lượng nước và điện giải bị thiếu hụt. Bằng cách: Nếu mất nước nhẹ, bồi phụ nước bằng đường uống khi còn uống được, thường dùng Oresol hoặc có thể dùng nước cháo, nước sôi để nguội pha ít muối và đường vừa đủ. Nếu mất nước nặng, khi lượng nước mất lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể hoặc khi uống không có kết quả thì phải bù nước bằng truyền tĩnh mạch. Tổng số dịch truyền trong 24 giờ sẽ bao gồm trọng lượng cơ thể bị hao hụt và nhu cầu nước bình thường mỗi ngày. Dịch truyền chủ yếu là dung dịch mặn, ngọt đẳng trương. Nếu hạ kali máu phải bù kali. Kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu tiêu chảy xâm nhiễm (có bạch cầu trong phân) hoặc những bệnh nhân có tổn thương đáp ứng miễn dịch. Đối với lỵ trực khuẩn, Salmonella, E.coli, sử dụng các kháng sinh. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng thuốc trị tiêu chảy theo chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Trong quá trình chăm sóc người bệnh tiêu chảy tại nhà, nên tránh các loại thực phẩm dễ gây đầy hơi (như các loại rau bắp cải, súp lơ), những thực phẩm có tính kích thích (đồ cay, nóng, rượu, bia…) hay thực phẩm tanh sống. Phòng ngừa chứng tiêu chảy ở người cao tuổi Phòng ngừa tiêu chảy ở người già là vấn đề cần được lưu tâm, để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sau đây là những lưu ý quan trọng để phòng bệnh: Thức ăn cần được nấu chín kỹ. Rửa tay thường xuyên sau khi đi vệ sinh, hắt hơi, ho, xì mũi, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, và sau khi xử lý thịt chưa nấu chín. Nên dùng xà bông diệt khuẩn để rửa tay, chà hai bàn tay với nhau trong ít nhất 20 giây để bọt xà phòng có thể tiêu diệt vi khuẩn bám trên da tay. Không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích khác Sử dụng dầu ăn khi chế biến, thay cho mỡ động vật Không ăn gia vị cay nóng, đồ ăn quá ngọt Không ăn thức ăn ở vỉa hè, quán bán hàng rong. Không ăn đồ tanh sống dạng gỏi, tái Tránh ăn nhiều các loại thịt đỏ khó tiêu như thịt trâu, thịt bò. Thay vào đó, cung cấp một số chất đạm dễ tiêu cho cơ thể như tôm, cá, thịt lợn… hi ăn nên tránh vừa ăn vừa nói chuyện hoặc vừa xem ti vi sẽ dễ gây sặc, nghẹn..,. Trái cây trước khi ăn phải được rửa sạch, ngâm nước muối và gọt vỏ. Ăn nhiều chất xơ, rau xanh, ngũ cốc, đu đủ, chuối, cam Một số món cháo tốt cho người bị tiêu chảy Nếu bạn đi du lịch xa, cần đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh và cẩn trọng trong vấn đề ăn uống với các món ăn địa phương. Không nên dùng thuốc tùy tiện khi có dấu hiệu tiêu chảy, khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Người cao tuổi cần giữ trạng thái tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, cáu giận, ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột. Bên cạnh đó, rèn luyện thế chất đều đặn là thói quen tốt giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy bà bầu tỏ ra khá lo lắng và tìm phương pháp chữa hữu hiệu nhất mà không ảnh hưởng tới thai nhi. Bên cạnh biện pháp điều trị, chế độ ăn uống góp phần giúp bệnh mau lành hơn. Cùng tìm hiểu chế độ ăn cho bà bầu bị tiêu chảy qua những thông tin dưới đây. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu Một số nguyên nhân dưới đây dẫn tới tình trạng tiêu chảy ở phụ nữ mang thai: Do nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai Một số loại virus như: Virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus có thể gây ra tiêu chảy. Ký sinh trùng: Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các thực phẩm và đồ uống hàng ngày. Một số loại ký sinh trùng gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai bao gồm Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica. Một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai. Hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy. Tiêu chảy ở bà bầu còn xảy ra do sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước. Nguyên nhân khác bao gồm: Không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm. Đọc thêm: Tiêu chảy kèm máu là do đâu? Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Phần lớn bà bầu bị tiêu chảy sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày và việc này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Nhưng đối với trường hợp tiêu chảy kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Khi tiêu chảy bà bầu đi đại tiện và nôn mửa nhiều khiến cơ thể kiệt nước và suy sụy nhanh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong Vì vậy, chị em khi bầu bí bị tiêu chảy không nên chủ quan mà cần đi khám càng sớm càng tốt bác sĩ sẽ chỉ định đúng thuốc, đúng liều lượng và thời gian để sớm khỏi bệnh. Những biểu hiện sau chị em cần tới bệnh viện ngay lập tức: Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày Tình trạng đau bụng dữ dội trong nhiều giờ kèm nôn, sốt Đau bụng hoặc đi ngoài ra máu Điều trị tiêu chảy trong thời gian mang thai Đối với các trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi. Nhưng nếu tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước thì tình hình khá nghiêm trọng. Bà bầu có thể bị mất nước trong thời gian ngắn. Khi đó nên sử dụng dung dịch bù nước, lưu ý hỏi kỹ bác sĩ trước khi sử dụng. Trường hợp cần đi khám ngay: Tiêu chảy kéo dài trong 2 ngày hoặc lâu hơn. Phụ nữ mang thai bị sốt và nôn. Phân có chứa máu. Bị đau bụng dữ dội. Không có nước tiểu trong hơn 5 tiếng. Đọc thêm: Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy uống thuốc gì? Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy Dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảy cần phù hợp với tình trạng bệnh nên bà bầu cần lưu ý trong ăn uống: Uống dung dịch bù nước theo hướng dẫn của bác sĩ Thức uống để thoát khỏi tiêu chảy là một hỗn hợp muối và đường pha với nước lọc. Tránh các thức uống không lành mạnh như nước soda và nước ngọt. Có thể ăn một số thực phẩm như: Bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, carrot nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch. Sử dụng sữa chua hàng ngày vì chúng có thể loại bỏ tiêu chảy. Sữa chua tốt cho bạn khi bạn bị tiêu chảy, bởi vì nó có chứa một số vi khuẩn tiêu hóa. Không ăn sản phẩm sữa, trừ sữa chua trắng (không thêm hoa quả). Không ăn thực phẩm có dầu hoặc bơ. Không ăn thực phẩm nhiều gia vị, hoa quả khô và nước sốt cho đến khi giảm tiêu chảy Một số thực phẩm, món ăn dễ bị tiêu chảy, ngộ độc: Sắn: Trong sắn có chứa nhiều axit cyanydric khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày gây nên tình trạng đau bụng, nặng hơn nữa là ngộ độc. Chất này có nhiều ở 2 đầu củ sắn, vì vậy nên lưu ý khi ăn sắn, luộc kỹ trước khi ăn. Nấm: Nấm là thực phẩm sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng có một số loại nấm độc nếu ăn bạn có thể bị đau bụng, nôn mửa, hôn mê thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. Thịt cóc: Tuy là món ăn tốt cho sức khỏe nhưng nếu không biết sơ chế có thể gây ngộ độc. Vì trong gfan, mật cóc có chứa độc tố, nếu không làm cẩn thận ăn vào có thể gây ngộ độc. Củ dền: Củ dền được rất nhiều người cho rằng rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống củ dền pha với sữa sẽ gây ngộ độc natri dẫn đến đau bụng… Phòng ngừa tiêu chảy cho bà bầu Để phòng bệnh tiêu chảy cho phụ nữ mang thai, cần thực hiện một số điểm sau đây: Giữ vệ sinh ăn uống, thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn rau sống chưa rửa sạch, không ăn tiết canh hay gỏi sống tái… Không nên ăn uống ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm chế biến xong nên ăn ngay không nên để sang ngày khác, phải đảm báo kỹ thuật an toàn khi chế biến thực phẩm sống và chín. Một số loại thực phẩm có độ an toàn với hệ tiêu hóa cao hơn những loại khác. Đó là ngũ cốc, sữa chua, khoai tây…Bạn cũng nên cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Chất sắt được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai. Chỉ ăn những loại thức ăn đã được nấu chín kỹ Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc… nếu bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này.. Tránh ăn những loại thực phẩm có độ nhiễm khuẩn cao như: tiết canh, lòng lợn, gỏi, rau sống… Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu… Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Trẻ bị tiêu chảy - Cách xử trí và phòng ngừa
Tiêu chảy là chứng bệnh khá phổ biến ở trẻ em và đa phần được các bậc cha mẹ điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu không biết xử lý đúng cách có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, đồng thời ảnh hưởng tới sức khỏe, cũng như sự phát triển của trẻ. Cùng tham khảo những thông tin về chứng tiêu chảy ở trẻ em để biết cách phòng trị cho các bé yêu nhé. Mục lục1. Nguyên nhân – Biểu hiện tiêu chảy ở trẻ em1.1. Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ1.2. Biểu hiện tiêu chảy ở trẻ1.3. Nhận biết dấu hiệu mất nước do tiêu chảy ở trẻ nhỏ2. Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ3. Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy4. Phòng ngừa tiêu chảy cho bé hiệu quả5. Mẹo dân gian chữa tiêu chảy ở trẻ5.1. Nước lá ổi5.2. Lá cây nhót5.3. Hồng xiêm xanh5.4. Rau sam5.5. Gạo rang5.6. Lá củ cải tươi5.7. Lá lựu tươi5.8. Gừng tươi5.9. Lá mơ5.10. Lá lộc vừng5.11. Chuối tiêu xanh5.12. Cỏ sữa Nguyên nhân – Biểu hiện tiêu chảy ở trẻ em Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ Do virus: Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chiếm 80%. ít nhất 1/3 số trẻ dưới 2 tuổi ít nhất bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus. Các virus khác: Adenovirus, Norwalk virus cũng gây tiêu chảy. Do vi khuẩn: E.coli: Gây 25% tiêu chảy cấp Trực trùng lị Shigella là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ Salmonella không gây thương hàn Campylobacter jejuni Vi khuẩn tả Vibrio cholerae 01 Do ký sinh trùng: Thường gặp là Entamoeba hítolytica Giardia lambia Cryptosporidium Những tác nhân này xâm nhập vào cơ thể của bé chủ yếu qua con đường ăn uống, đặc biệt là ăn những thực phẩm bẩn, vệ sinh chưa sạch. Ngoài ra, nếu trẻ tiếp xúc với phân của người bệnh cũng có nguy cơ bị tiêu chảy. Biểu hiện tiêu chảy ở trẻ Trẻ em thường bị đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần trong ngày (trên 3 lần mỗi ngày) được coi là tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Bệnh thường xảy ra khi ăn phải thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn hoặc có tiếp xúc với phân người mắc bệnh, ăn uống thiếu khoa học hoặc do dùng thuốc. Cha mẹ cần có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả để các bé có một sức khỏe tốt. Nhận biết dấu hiệu mất nước do tiêu chảy ở trẻ nhỏ Để nhận biết trẻ em bị mất nước do tiêu chảy, các bậc cha mẹ cần chú ý đến sức khỏe cũng như biểu hiện hiện tại nhà của bé như sau: Mất nước nhẹ: Trẻ có biểu hiện khát nước và đòi uống, nếu trẻ chưa biết nói thì chỉ quấy khóc, khi cho uống nước mới hết khóc. Mất nước vừa: Ngoài khát nước, trẻ còn có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Một số biểu hiện khác như thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi… Mất nước nặng: Ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã hoặc li bì hôn mê hoặc lên cơn co giật. Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ Hiện tượng tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ thường bắt nguồn từ những đợt tiêu chảy cấp. Hậu quả của tình trạng tiêu chảy là trẻ thường bị suy dinh dưỡng, nặng có thể dẫn tới tử vong. Các bé còn nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn so với những trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba. Mối nguy hiểm lớn đe dọa tới sức khỏe với trẻ là tình trạng tiêu chảy bị mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy cần bù nước và chất điện giải cho bé, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật trong đường ruột. Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần bù nước cho trẻ, tốt nhất là uống oresol, pha theo hướng dẫn trên bao bì. Cho các bé uống tư từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết dung dịch đã pha thì đổ đi, pha đợt khác. Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ: Men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích như nhanh chóng thiết lập sự cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa và tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa. Nếu bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như: Trẻ bị tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm. Trong phân có lẫn máu, máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi. Bụng đau khi sờ ấn. Hiện tượng nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được. Có cách dấu hiệu mất nước năng như: Da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông… Trẻ tiêu chảy kèm theo sốt cao. Vì vậy, để hạn chế hiện tượng tiêu chảy cho bé, cha mẹ cần lưu ý giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và tránh để con tiếp xúc với người bệnh. Xem thêm: Thuốc chữa tiêu chảy cho bé dùng thế nào cho đúng? Phòng ngừa tiêu chảy cho bé hiệu quả Tiêu chảy ở trẻ có thể phòng ngừa hiệu quả nếu thực hiện theo những lời khuyên dưới đây: Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Dùng nước sạch hàng ngày, khi tắm cho trẻ nên bảo trẻ không mở miệng không nước tắm sẽ vào bên trong cơ thể. Ăn thức ăn nấu chín và không để quá lâu. Cần hâm kỹ thức ăn nấu chín và không để quá lâu. Chỉ cho bé ăn trái cây khi chính tay bạn bóc vỏ và ăn ngay.(Đọc thêm: Bé bị tiêu chảy nên ăn gì – kiêng gì?) Rửa tay với xà phòng và nước sạch, nên rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, sau khi thay tã, làm vệ sinh cho trẻ, sau khi đi vệ sinh. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và bú mẹ càng lâu càng tốt. Uống vitamin A định kỳ theo hẹn của nhân viên y tế, chủng ngừa sởi, uống văcxin ngừa rotavirus. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi Mẹo dân gian chữa tiêu chảy ở trẻ Hiện tượng bé bị tiêu chảy làm cho cha mẹ rất lo lắng và tìm cách điều trị ngay lập tức. Ngoài việc dùng thuốc, có một số cách dân gian chữa chứng tiêu chảy ở trẻ khá hiệu quả khi phát hiện sớm. Nước lá ổi Lá ổi có thể coi là một giải pháp an toàn, tin cậy để trị tiêu chảy tại nhà. Trong lá ổi có đến 7% tanin pyrogalic, là một loại hợp chất cao phân tử, không bị hấp thu vào máu. Tanin có tác dụng làm săn se niêm mạc, giảm bớt tình trạng kích thích của ruột, đồng thời lại có tác dụng kháng khuẩn một cách tự nhiên. Nguyên liệu bao gồm: Lá ổi non 15 lá; nước sạch 1,5 cốc; muối. Cách làm: Mẹ lấy lá ổi rửa sạch ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Tiếp đó, cho lá ổi vào nấu với 1,5 chén nước, đun sôi trong 30 phút nêm một chút muối. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống. Lá cây nhót Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy. Hồng xiêm xanh Hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Sử dụng như sau: Cắt quả hồng xiêm thành nhiều lát mỏng sau đó phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát, sắc với nước uống, dùng lượng nước vừa phải ngập hồng xiêm. Sau đó, đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý: Đối với các trẻ còn nhỏ khi uống nên nếm thử, không nên cho trẻ uống đặc quá. Rau sam Nếu dùng để phòng bệnh: Hàng ngày dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày. Chữa tiêu chảy: Khi có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy dùng 100g rau sam tươi, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng. Gạo rang Nguyên liệu bao gồm: Gạo: 10g sao vàng Lá ngải cứu khô: 15g Đường đỏ: 10g Cách làm: Tất cả cho vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút sau đó nhấc xuống để hơi nguội và uống hết. Mỗi ngày chỉ uống 1 lần, sau 2 ngày sẽ có kết quả tốt. Lá củ cải tươi Nguyên liệu bao gồm: Lá củ cải tươi 120g Trần bì: 30g Cách làm: Bỏ đun chung 2 thứ này, sau đó chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng thuốc, bệnh sẽ khỏi. Lá lựu tươi Nguyên liệu bao gồm: Lá lựu tươi 30g Gừng tuơi: 12g Muối ăn: 3g Cách làm: Sắc lấy hai bát con nước rồi chia uống hai lần/ ngày. Gừng tươi Nguyên liệu bao gồm: 100g (hoặc gừng khô 30 g) Lá chè khô: 5 g Cách làm: Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Lá mơ Một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước. Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ rồi cho vào bát đập với 1 quả trứng gà, thêm chút muối cho dễ ăn sau đó trộn đều. Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn (ngày 2 lần). Lá lộc vừng Nếu bé bị tiêu chảy, cha mẹ cạo lớp bần bên ngoài thân cây, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô sau đó lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, cho bé uống làm hai lần trong ngày. Chuối tiêu xanh Gọt lớn vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong, sau đó xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày. Cỏ sữa Nguyên liệu bao gồm: Cây cỏ sữa 2 nắm Nấm mèo: 5 tai Đậu đen xanh lòng 50gram (loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh). Cách làm: Cỏ sữa rửa sạch, nấm mèo ngâm cho nở ra rồi thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa. Sau đó, cho cả 3 thứ vào sao trong 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)