Hiện tượng ngộ độc thực phẩm không còn xa lạ với chúng ta, nguyên nhân do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc, ôi thiu… Vậy cần phòng tránh hiện tượng này như thế nào? Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh hiệu quả. Biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm Bạn nên áp dụng những biện pháp dưới đây để phòng ngừa hiệu quả và có một cuộc sống an toàn: 1. Khi đi chợ Cần đi chợ sớm và chọn những loại thực phẩm còn tươi sống. Nên mua ở những cửa hàng tin cậy hoặc nên bảo quản hoặc trữ lạnh. Như vậy bữa cơm hàng ngày của bạn mới an toàn ở bước đầu tiên, đó là khâu chọn thực phẩm tốt. 2. Khi bảo quản thực phẩm Để phòng tránh hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra, thì khi bảo quản thực phẩm cần chú ý những điều sau đây: Thực phẩm nếu không sử dụng ngay và cần lưu trữ từ 2 – 3 ngày thì cần chọn những thực phẩm còn tươi sống. Sau đó cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Thực phẩm cần có bao bì hoặc hộp có nắp đậy trước khi cho vào tủ lạnh 3. Khâu chuẩn bị nấu nướng Trước khi chế biến cần phải rửa tay sạch với xà bông và nước sạch và lau khô Các dụng cụ trong nhà bếp phải đảm bảo sạch sẽ, tránh gián và chuột Nấu chín kỹ thức ăn, không nên sử dụng các món ăn sống hoặc tái Không nên sử dụng dầu mỡ nhiều lần khi chiên rán 4. Trong bữa ăn Không dùng bát đĩa để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín Sau khi vừa nấu xong nên dọn ăn ngay Thức ăn còn thừa thì sau 2 giờ sau khi nấu nướng cần cho vào tủ lạnh ngay. Khi muốn sử dụng cần hâm lại kỹ 5. Vệ sinh nhà bếp Phải thường xuyên giữ nhà bếp sạch sẽ, giặt khăn lau tay và lau bếp Sau khi sử dụng xong thì cần rửa sạch kệ bếp và các dụng cụ làm bếp với xà bông Điều trị ngộ độc thực phẩm Khi ngộ độc thực phẩm ở dạng nhẹ thì có thể có các biện pháp như sau: Bù nước, uống nhiều nước sạch và ăn nhẹ. Nếu các triệu chứng nặng hơn thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời. Nhưng điều quan trọng là phòng bệnh hơn chữa bệnh để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Viêm đại tràng
Xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà như thế nào?
Ngộ độc thực phẩm là triệu chứng mà chúng ta rất có thể gặp trong cuộc sống. Nguyên nhân do ăn uống phải những món ăn bị nhiễm độc, ôi thiu hoặc biến chất… Khi gặp trường hợp như vậy bạn xử lý như thế nào? Dưới đây là một số mách nhỏ cho bạn khi gặp phải tình huống này. Ngộ độc thực phẩm thường gây ra các biểu hiện như sau: Tiêu chảy Nôn mửa Chóng mặt Sốt Đau bụng Xem thêm: Nhận diện nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Người bệnh khi đó sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, tình trạng này để lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và có thể dẫn đến tử vong. Khi gặp những trường hợp trên cần có biện pháp xử lý như sau: 1: Dùng lông gà ngoáy vào họng, uống nước muối (tầm 2 thìa muối pha với 1 cốc nước ấm), uống nước mùn thớt hoặc uống thật nhiều nước để gây nôn. Chú ý: Khi gây nôn cho trẻ thì phải thì người lớn phải lưu ý móc họng cho trẻ làm sao cho khéo để tránh xây xát họng cho trẻ. Nên đặt trẻ nằm thấp và nghiêng sang một bên để móc thức ăn trong họng trẻ ra. Lau chùi cho trẻ bằng khăn mềm sạch sẽ. Ngộ độc thức ăn nếu xảy ra sau 6 giờ, chất độc đã hấp thụ phần nào vào cơ thể. Khi đó nên xử lý bằng các cách sau: Cách 1: Dùng chất trung hoà Nếu bị ngộ độc do các chất acid thì có thể dùng các chất kiềm như nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Đặc biệt chú ý không được sử dụng thuốc muối vì có thể dẫn đến tình trạng thủng dạ dày đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Cách 2: Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo… để tránh tình trạng hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc. Cách 3: Dùng chất kết tủa, nếu bị ngộ độc kim loại như chì hoặc thủy ngân, dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10 g natri sunfat. Cách 4: Dùng chất giải độc khi bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể kết hợp với chất độc thành không độc như hỗn hợp than bột, magie oxit. Lưu ý: Khi bị ngộ độc thì tất cả trường hợp ngộ độc đều phải đưa tới cơ sở y tế để được bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. => Cách xử lý ngộ độc thức ăn và phòng ngừa Thu Ngân_Trangphuclinh.vn Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Ngộ độc thực phẩm và nguyên nhân
Hiện tượng ngộ độc thực phẩm không chỉ xảy ra ở các khu tập thể như xí nghiệp, nhà máy, trường học,… mà còn xảy ra ở các gia đình không kể nông thôn. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này qua bài viết dưới đây. Nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm 1. Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật Vi sinh vật luôn hiện diện ở xung quanh chúng ta và có tác động rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta. Một số vi sinh vật làm biến đổi tính chất hoá lý của thực phẩm, gây bệnh nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Khi đó chúng có thể gây ngộ độc mãn tính hay cấp tính cho con người. 2. Nguyên liệu và thực phẩm chứa độc tố Những nguyên liệu chính cho chế biến thực phẩm chủ yếu là thực vật và động vật. Trong một số trường hợp thịt động vật và thực vật không qua chế biến nên trong đó còn giữ lại một số độc tố. Các chất độc có thể bị phá huỷ trong quá trình chế biến, tồn tại sau quá trình chế biến, gây ngộ độc cho người tiêu dùng. 3. Ngộ độc do quá trình chế biến, bảo quản Hiện tượng ngộ độc xảy ra do quá trình chế biến và bảo quản do 3 nguyên nhân cơ bản sau đây: Do sự chuyển hóa của vi sinh vật, Do sự chuyển hóa hóa học xảy ra Do các quá trình vi sinh vật 4. Các chất phụ gia Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng chất phụ gia vào thực phẩm có tác động nhỏ. Rủi ro gián tiếp do tác động của các chất phụ gia lên thực phẩm, rủi ro trực tiếp do tạo thành các độc tố từ phản ứng có nhiều cơ chế khác nhau. 5. Do phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật Sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, có nhiều chất tác động xấu đến môi trường, dư lượng của chúng vẫn còn trong thực phẩm thì khi con người sử dụng sẽ có ảnh hường không tốt tùy vào mức độ mà có thể gây ngộ độc cấp tính hay mãn tính. Thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao Một số món ăn dưới đây có khả năng gây độc cao khi sử dụng: Thịt gỏi hay thịt chưa chín kỹ Cá và các loại hải sản tươi sống hoặc nấu chưa chín kỹ Trứng gà chưa nấu kỹ Một số loại rau sống Nước trái cây chưa được diệt khuẩn Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn. Xem thêm: Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thức ăn Tổng hợp cách chữa ngộ độc thức ăn Nguồn: Tổng hợp Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Chữa bệnh tiêu chảy hiệu quả bằng 10 loại thực phẩm quen thuộc
Khi bị bệnh ỉa chảy, điều đầu tiên người bệnh nghĩ tới là sử dụng lọai thuốc nào để giảm các cơn đau bụng do chúng gây ra. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc trong trường hợp này đôi khi có thể gây kích thích với thành bao tử hoặc làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, mọi người có thể chữa bệnh tiêu chảy hiệu quả bằng những loại thực phẩm quen thuộc ngay tại nhà. Hướng dẫn chữa bệnh tiêu chảy hiệu quả tại nhà Mục lụcNguyên tắc khi chữa bệnh tiêu chảy tại nhàCách điều trị bệnh tiêu chảy tại nhà bằng nguyên liệu sẵn cóChuối – Hỗ trợ chữa bệnh tiêu chảy hiệu quảThực phẩm giàu tinh bộtTáoThịt gàBột mì đã được chế biếnSữa chuaTrà thảo mộcLá mơ lôngViệt quấtUống nước gạoHỗ trợ giảm tiêu chảy bằng TPBVSK Tràng Phục Linh Nguyên tắc khi chữa bệnh tiêu chảy tại nhà Tiêu chảy là vấn đề tiêu hóa phổ biến không chỉ ở trẻ nhỏ mà nó còn gặp ở cả người trưởng thành. Ngoài tình trạng đi ngoài nhiều hơn bình thường thì người mắc tiêu chảy còn xuất hiện nhiều triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, nôn mửa kéo dài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy có thể do vi khuẩn, virus, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc mắc các bệnh về đường ruột. Để điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả tại nhà bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc sau: Bù nước và điện giải cho cơ thể; Điều trị các triệu chứng kèm theo và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn; Bổ sung dinh dưỡng để cơ thể phục hồi tốt sau các đợt điều trị. Bên cạnh đó, người tiêu chảy cần cân đối lại chế độ dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn và phòng bệnh tái phát. Cách điều trị bệnh tiêu chảy tại nhà bằng nguyên liệu sẵn có Đa số người bệnh đều không biết nên ăn gì khi bị mắc bệnh, đôi khi việc chọn sai thực phẩm làm cho triệu chứng bệnh của bạn ngày càng nặng hơn. Khi gặp tình trạng này, thực phẩm dưới đây là “vị cứu tinh” cho bạn. Chuối – Hỗ trợ chữa bệnh tiêu chảy hiệu quả Chữa tiêu chảy bằng chuối Chuối có đặc tính mềm và dễ tiêu hóa làm dịu bao tử ngay lập tức đồng thời giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Khi bạn bị tiêu chảy dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể, chuối chứa lượng lớn kali sẽ cung cấp trở lại các chất điện phân mà bạn đang cần. Đồng thời chất xơ pectin chứa trong chuối là loại chất xơ hòa tan có thể hấp thu được các chất lỏng dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác có tên là inulin giúp khôi phục lại vi khuẩn có ích trong bao tử. Thực phẩm giàu tinh bột Những thực phẩm chứa nhiều tinh bột làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng đi lỏng ngay lập tức. Đơn giản vì chúng chứa hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu hóa. Trong trường hợp này cơm hoặc khoai tây là những lựa chọn hữu hiệu cho bạn. Nước gạo nâu cũng rất tốt cho việc chữa trị bệnh đồng thời cũng có thể dùng thường xuyên khi cần thiết. Táo Táo – Cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệu quả Táo chứa hàm lượng chất xơ hòa tan pectin giúp chữa trị bệnh ỉa chảy. Tuy nhiên nếu ăn táo còn tươi ngoài cung cấp chất xơ trên chúng còn cung cấp một số loại khác làm đau bao tử. Do đó bạn nên sử dụng táo đã nấu chính để dễ tiêu hơn và cung cấp rất nhiều pectin, dưỡng chất và đường tự nhiên có trong táo. Dùng 2 – 3 quả táo chính mỗi ngày để chế biến thành các món ăn sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng hiện tại. Thịt gà Cơ thể sẽ bị mất nước và chất dinh dưỡng khi bị tiêu chảy. Do đó cần bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể để lấy sức chống lại bệnh tật. Món gà hấp có thể giúp bạn bổ sung kịp thời dưỡng chất, lưu ý không nên chế biến thịt gà thành nhiều món rán hoặc nhiều chất béo có thể làm cho bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn. Bột mì đã được chế biến Bình thường bột mì được đánh giá là thực phẩm không hề tốt cho sức khỏe so với các loại lương thực thô. Nhưng trong trường hợp bạn bị tiêu chảy thì nó hoàn toàn ngược lại, Vì các sản phẩm làm từ lương thực thô khi được chế biến sẽ bị lột bỏ lớp vỏ bên ngoài. Nhờ đó, chúng sẽ dễ tiêu hóa hơn, làm dịu bao tử và hạn chế được những triệu chứng của bệnh. Sữa chua Sữa chua có nhiều lợi khuẩn giúp ích cho bệnh tiêu chảy Những lợi khuẩn Probiotics hiện diện trong sữa chua có thể khắc phục được những triệu chứng khó chịu ở bao tử một cách hiệu quả bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn xấu và làm sinh sôi những khuẩn có lợi trong sữa chua.Nên chọn những loại sữa chua được cấy những vi khuẩn sống để phát huy tối đa công dụng của nó. Trà thảo mộc Uống trà thảo mộc có tác dụng làm dịu cơ thể và tinh thần, giúp bạn có được trạng thái thư giãn khi căng thẳng. Đối với bao tử trà thảo mộc có tác dụng làm dịu tượng tự. Để việc chữa trị bệnh tiêu chảy hiệu quả, hãy chú ý đến tác dụng làm dịu và giảm đau của bạc hà và hoa cúc. Bạc hà là một phương thuốc trị co thắt đồng thời còn giúp làm thư giãn, xoa dịu các cơ bên trong ruột. Hoa cúc có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và các cơn co thắt trong thành ruột. Lá mơ lông Trong Đông y, lá mơ lông có vị đắng, hơi chát, có tính mát và có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm. Vì vậy, lá mơ lông rất phù hợp để chữa các bệnh về tiêu chảy, viêm đại tràng. Cách chữa tiêu chảy bằng lá mơ lông rất đơn giản. Bạn hãy lấy khoảng 100g lá mơ lông (tốt nhất là lá mơ tía để đạt hiệu quả cao hơn lá mơ trắng), rửa sạch sau đó đem ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra. Sau đó, để ráo nước và giã nhỏ, trộn cùng 1 quả trứng gà, trộn đều và thêm một chút gia vị. Cuối cùng, áp chảo hỗn hợp vừa làm và ăn mỗi ngày 2 lần. Việt quất Việt quất – chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn Nhờ vào đặc tính làm se, dùng một vài quả việt quất sẽ làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Các chất anthocynide (chất sắt) trong quả việt quất có chức năng chống ô-xy hóa, đồng thời còn loại bỏ những vi khuẩn đang hoạt động trong bao tử. Việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn. => Bị tiêu chảy nên ăn gì Uống nước gạo Đem 1 chén gạo và 2 chén nước đun sôi trong khoảng 10 phút cho tới khi nước đục rồi lọc bỏ cái, chắt lấy phần nước, bảo quản tủ lạnh để uống dần hàng ngày. Cách điều trị này tuy đơn giản nhưng lại có hiệu quả nhanh chóng bất ngờ. Bởi nó vừa cung cấp nước để cơ thể không bị mất nước mà còn giúp cầm tiêu chảy và khiến phân trở nên cứng hơn. Lưu ý: Trong quá trình chữa bệnh ỉa chảy cần chú ý tránh những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc kem. Những sản phẩm từ sữa có chứa đường lacotse có thể gây tích tụ ga và làm cho bao tử bị đầy hơi hoặc gây buồn nôn… Do đó cần tránh những loại thực phẩm này cho đến khi bệnh khỏi hẳn. Xem thêm: Các loại thuốc trị tiêu chảy Hỗ trợ giảm tiêu chảy bằng TPBVSK Tràng Phục Linh Tràng Phục Linh là sản phẩm tốt cho việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính. Ngoài ra tràng phục linh còn cải thiện hệ đường ruột và tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Tràng Phục Linh – Hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng, đi ngoài hiệu quả Tràng Phục Linh có chứa hàm lượng ImmuneGamma và Bạch Phục Linh khá lớn. Đây đều là những thành phần có tác dụng rất tốt trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, đồng thời giảm thiểu tối đa triệu chứng do bệnh tiêu chảy gây ra. Đây dù là bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì nó có thể gây ra những hệ lụy khôn lường. Những cách chữa tiêu chảy trên đây là những gợi ý giúp bạn đẩy lùi được căn bệnh khó chịu này. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Bật mí 12 mẹo nhỏ trị bệnh ỉa chảy ít người biết
Bệnh ỉa chảy khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như phá vỡ nhiều thói quen trong cuộc sống của bạn. Dưới đây là một số mẹo nhỏ trị bệnh ỉa chảy ít người biết, giúp bạn “đánh bay” chứng bệnh này một cách hiệu quả, nhanh chóng. Các cách trị chứng ỉa chảy (tiêu chảy) hiệu quả tại nhà Nguyên nhân gây bệnh ỉa chảy Trước khi tìm hiểu các mẹo nhỏ trị bệnh ỉa chảy tại hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ gây bệnh là gì. Cụ thể, theo nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây bệnh ỉa chảy bao gồm: Căng thẳng Nhiễm khuẩn bởi vi rút hay vi khuẩn Ăn phải thức ăn đã bị ôi thiu Sống với nguồn nước bị nhiễm khuẩn Sử dụng rượu hoặc chất kích thích Ảnh hưởng khi uống quá nhiều thuốc Mẹo nhỏ trị bệnh ỉa chảy 1. Uống nước ép lựu chữa bệnh ỉa chảy: Đầu tiên, người bệnh nên pha nước ép lựu với 1 cốc nước mía, uống thành 4 lần/ngày. Hoặc chỉ đơn giản dùng 1 cốc nước ép lựu chia 3 – 4 lần/ngày. Sử dụng cho đến khi các triệu chứng của bệnh giảm hẳn. Nước ép lựu là một trong những phương pháp giúp cải thiện bệnh ỉa chảy (tiêu chảy) hiệu quả 2. Uống 1/2 cốc nước ép bạc hà, cứ 2 giờ/lần. 3. Loại bỏ hoặc tạm thời tránh xa các nguồn gây stress và lo lắng, vì chúng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy. Thay vào đó, bạn nên tạo cảm giác vui vẻ bằng một vài hoạt động vui chơi, thể dục thể thao để loại bỏ trạng thái này. 4. Ninh nhừ một củ cà rốt, sau đó nghiền nát và ăn mỗi thìa trong vòng 15 phút. 5. Ăn món súp khoai tây để loại bỏ chứng tiêu chảy, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn 3 – 4 bát súp khoai tây mỗi ngày. 6. Bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống thường ngày của bạn sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình hiện tại. Nguyên nhân là bởi, sữa chua chứa hàng triệu vi khuẩn lên men cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Vì thế, bạn nên bổ sung sữa chua vào hệ tiêu hóa của bạn. 7. Nghệ cũng được xem như vị thuốc giúp điều trị chứng tiêu chảy 8. Sử dụng trà hoặc cà phê đặc sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện được tình trạng bệnh 9. Trà gừng giúp giảm những cơn đau khi tiêu chảy hoành hành Trà gừng có tác dụng giảm đau mỗi khi cơn ỉa chảy hoành hành Ngoài ra, bạn có thể nấu cháo với 1/2 chén gạo với 4 cốc nước và 2 thìa bột gừng, có thêm một chút muối. Sau đó thêm 1/2 cốc nước lựu ép khi cháo còn nóng. Món ăn này có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khử nước trong cơ thể và cung cấp năng lượng cho cơ thể. 10. Súp cà rốt không chỉ có tác dụng bổ mắt mà còn giúp bạn chữa trị chứng tiêu chảy. 11. Uống nhiều nước, vì cơ thể mất nhiều nước do tiêu chảy nên cần phải được bồi đắp lại. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ bị khô đi và dẫn đến một số bệnh khác. 12. Tránh những món ăn gây tiêu chảy nặng hơn như các loại đậu, cải bắp, giá… Ngoài ra tránh các loại cám, khoai hoặc ngũ cốc, ngay đến cả lúa gạo cũng không nên ăn nhiều. Xem thêm: Hướng dẫn cách pha nước muối đường trị tiêu chảy hiệu quả Phòng bệnh ỉa chảy Trên thực tế, không khó để phòng chống bệnh ỉa chảy. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách: Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống hoặc các loại gỏi sống Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nguồn nước sạch để nấu ăn Chọn thực phẩm còn tươi sống, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn, sạch sẽ Sử dụng thực phẩm chức năng có chứa các thành phần tốt cho hệ tiêu hóa như: ImmuneGamma, 5-HTP, Cao Hoàng Bá,… để giúp ngăn ngừa và hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa bệnh nhanh chóng. Trong đó, tiêu biểu nhất phải để đến sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp cải thiện các vấn đề về đại tràng từ thảo dược tự nhiên, được sản xuất và phân phối bởi Công ty Thái Minh – một trong những công ty dược phẩm nằm trong top đầu Việt Nam. Chú ý: Sau khi đã sử dụng nhiều cách những bệnh vẫn không được cải thiện hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần chủ động đến khám tại cơ sở y tế để có phương án điều trị kịp thời trước khi quá muộn. Xem thêm: Bị tiêu chảy nên và không nên ăn gì
Tổng hợp những thắc mắc về ngộ độc thức ăn
Xoay quanh hiện tượng ngộ độc thức ăn, còn có rất nhiều bạn đọc thắc mắc về vấn đề này. Dưới đây chúng tôi xin tổng hợp một số những câu hỏi của bạn đọc đồng thời đưa ra những câu trả lời chính xác nhất cho bạn đọc hiểu hơn về tình trạng này. 1. Ngộ độc thức ăn là gì? Ngộ độc thức ăn thường xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc. Những mầm bệnh gây hại thường là vi khuẩn, kí sinh trùng, vi rút gây nên. Đa phần chúng thường thấy trong các thực phẩm như trứng, thịt sống, cá và có thể nhiễm sang những loại thực phẩm khác. Ngoài ra, ngộ độc thức ăn có thể xảy ra khi chúng ta chế biến thức ăn không hợp vệ sinh hoặc tồn trữ thức ăn quá lâu mà chưa sử dụng. Phần lớn các trường hợp ngộ độc chỉ ở dạng nhẹ và trong vài ngày là khỏi. Nhưng một số loại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cần được đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Xem đầy đủ thông tin về ngộ độc thức ăn TẠI ĐÂY 2. Ngộ độc thức ăn gây ra những triệu chứng nào? Triệu chứng của ngộ độc thức ăn đầu tiên là tiêu chảy, ngoài ra bạn còn thấy các hiện tượng khác như đau dạ dày, nôn mửa hoặc co cứng dạ dày. Triệu chứng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và nguồn gây bệnh. Nếu bạn nôn mửa hoặc tiêu chảy nhiều khi đó cơ thể bị mất nước, miệng khô, đầu lâng lâng, nước tiểu ít. Khi đó cần được theo dõi cẩn thận và bù nước cho người bệnh. 3. Các mầm bệnh xâm nhập vào thức ăn như thế nào? Những mầm bệnh xâm nhập vào thức ăn của chúng ta theo con đường sau: Thịt được chế biến: Đối với những vật nuôi để lấy thịt khỏe mạnh bình thường vẫn có vi khuẩn ở trong ruột. Trong một số trường hợp những vi khuẩn này trộn vào thức ăn của các súc vật Thực phẩm được xối nước: Nước sử dụng để tưới các loại trái cây rau quả có chứa mầm bệnh, thường là từ phân súc vật hoặc chất thải của người thì có thể nhiễm sang trái cây và rau. Chế biến thức ăn: Khi tay không vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến, đã chạm vào thực phẩm nhiễm bệnh thì mầm bệnh có thể lây lan sang thức ăn của bạn. 4. Làm thế nào để nhận biết ngộ độc thức ăn Đa số các trường hợp ngộ độc thức ăn thường ở dạng nhẹ và khỏi sau đó vài ngày nên người bệnh thường không đến các cơ sở y tế. Để tránh hiện tượng người khác cũng bị ngộ độc, bạn nên báo cho các cơ sở y tế biết nếu thấy các hiện tượng của ngộ độc. Khi bị ngộ độc, người bệnh có hiện tượng nôn mửa, tiêu chảy. Hiện tượng này kéo dài vài ngày mà không có chiều hướng thuyên giảm thì cần gặp bác sĩ ngay. 5. Chữa trị bệnh như thế nào? Hầu hết trường hợp ngộ độc thức ăn tự khỏi sau 2 – 3 ngày. Khi đó, bạn nên nghỉ ngơi và bù lại lượng nước đã mất. Khi ăn mà không nôn mửa thì bạn hãy ăn những món như thường ngày. Nếu mất nước quá nhiều hoặc sau nhiều ngày tình trạng của bệnh không thuyên giảm cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Xem thêm: Chữa ngộ độc thức ăn như thế nào? 6. Phòng tránh ngộ độc thức ăn như thế nào? Bạn hoàn toàn có thể tránh được hiện tượng này nếu theo các chỉ dẫn dứơi đây: Giữ sạch sẽ: Giữ vệ sinh tay khi chế biến thức ăn, các dụng cụ bếp được rửa sạch sẽ. Rau và trái cây cần được rửa sạch. Không để các mầm bênh lây lan sang các thực phẩm đang sử dụng, thức ăn sống và chín phải được để tách riêng Thức ăn được nấu chín Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh Thức ăn đã ôi thiu không nên sử dụng tiếp Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)