10+ dấu hiệu của bệnh táo bón nặng không thể bỏ qua
Táo bón là tình trạng rất dễ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, gây khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh táo bón nặng mà bạn không thể bỏ qua.
Các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng
Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, bạn cần phải đặc biệt lưu ý để đi khám ngay và điều trị càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu đường tiêu hoá
Bệnh táo bón nặng biểu hiện rõ nét nhất khi đường tiêu hoá trở nên ngày một bất thường. Cụ thể với những tín hiệu sau đây:
Số lần đại tiện ít, đại tiện khó và đau
Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng tiêu biểu nhất. Số lần đi đại tiện trong tuần thường chỉ dưới 3 lần, khi đi rất đau và khó khăn, phải gồng hết sức để rặn nhưng phân vẫn khó ra hoặc không thể ra.
Bên cạnh đó, vì phân tắc nghẽn khó đẩy ra ngoài nên người bị táo bón nặng luôn có cảm giác muốn đi đại tiện. Cảm giác này sẽ còn kéo dài đến khi nào lượng phân tồn dư trong đại tràng được tống hết ra ngoài. Tình trạng cứ thế lặp đi lặp lại trong các lần đại tiện kế tiếp.
Táo bón nặng gây khó đại tiện, đau và khó chịu
Phân khô cứng, có thể lẫn máu
Không chỉ số lần đại tiện ít mà phân còn rất rắn và khô, khó đẩy ra ngoài. Đôi khi có thể tạo thành cục lớn và gây đau khi rặn. Cũng vì thế mà khi phân cọ xát vào hậu môn dễ gây xước, rách và chảy máu.
Táo bón dài hạn có thể gây tổn thương cho niêm mạc ruột, dẫn đến việc phát hiện máu trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện.
Hiện tượng són phân
Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng tiếp theo mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy là đi ngoài phân són. Phân bị tắc nghẽn lâu ngày tại đại tràng sẽ dồn nén thành một khối cứng và rất khó để đào thải hết cùng một lúc ra ngoài.
Khi đó sẽ xảy ra tình trạng són phân, tức là mặc dù bạn rất muốn đi đại tiện nhưng mỗi lần đi thì chỉ được rất ít, phân ra thành các cục nhỏ và lổn nhổn.
Hay bị đau bụng
Chất cặn bã không được đào thải hết ra ngoài, tập trung lâu ngày sẽ gây đau. Người bệnh thường đau âm ỉ vùng bụng hoặc đau quặn từng cơn nếu phải rặn khi đi ngoài. Đau bụng thường tập trung ở phía dưới bên trái hoặc phía dưới bên phải của bụng. Với trẻ nhỏ chưa nói được, chúng thường quấy khóc và dùng tay ôm bụng.
Bụng đau nhiều và đầy chướng là dấu hiệu của bệnh táo bón nặng
Bụng dưới chướng to, cảm giác đầy hơi
Bên cạnh dấu hiệu của bệnh táo bón nặng là đau bụng thì triệu chứng này còn kèm theo các biểu hiện như chướng bụng, đầy hơi. Tình trạng này thường gặp phải ở những người có nhu động ruột kém.
Phân ứ đọng lâu ngày tạo môi trường thích hợp cho các vi khuẩn lên men phát triển và sinh ra các loại chất khí. Các chất khí này lại tích tụ lại trong khoang ruột làm cho ống ruột phình to gây cản trở tuần hoàn máu, từ đó dẫn đến đầy chướng và đau bụng, nhưng ít có nhu cầu muốn đi ngoài.
Nứt kẽ hậu môn
Khi bị táo bón nặng, việc dùng hết sức để rặn nhằm tống khối phân rắn ra ngoài sẽ khiến hậu môn bị tác động mạnh, dẫn đến nứt kẽ và chảy máu. Các triệu chứng có thể bao gồm: đau hậu môn sau đại tiện, thậm chí kéo dài đến vài giờ, ngứa rát hậu môn, chảy máu đỏ tươi.
Các triệu chứng này có thể được cải thiện sau vài tuần nếu bạn giải quyết được vấn đề táo bón. Tuy nhiên, nếu để lâu dài và không có biện pháp xử lý thích hợp, nó rất dễ bị tái phát lại và chuyển thành mãn tính.
Rặn mạnh khi bị táo bón nặng gây rạn, rách, đau rát hậu môn
Trĩ
Táo bón nặng là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trĩ và ngược lại, trĩ cũng được coi là dấu hiệu của bệnh táo bón nặng. Khi bị táo bón nặng, phân khô rắn gây cản trở lưu thông máu dưới niêm mạc của trực tràng, cộng thêm việc dùng sức rặn quá nhiều khiến áp lực lên mạch máu tăng cao tạo thành búi trĩ.
Búi trĩ xuất hiện gây đau đớn, tạo cảm giác sợ đi đại tiện, từ đó dẫn tới tình trạng táo bón ngày càng trở nên trầm trọng hơn, như một vòng lặp luẩn quẩn.
Sa trực tràng
Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng nhất xảy ra là tình trạng sa trực tràng. Sa trực tràng là một phần hoặc toàn bộ trực tràng sa xuống qua hậu môn, thường gặp ở những người bị táo bón mãn tính. Họ thường phải rặn mạnh khi đi vệ sinh, tạo áp lực rất lớn lên ổ bụng và đường ruột.
Cách nhận biết sa trực tràng là đau và khó chịu vùng bụng dưới bên trái, thường xuyên cảm giác đi ngoài không hết phân, như có khối lồi ngoài hậu môn nhưng không đẩy lên được.
Dấu hiệu toàn thân
Ngoài các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng ở đường tiêu hoá thì còn có những dấu hiệu toàn thân như:
Tâm trạng lo âu mệt mỏi
Bệnh táo bón nặng có thể gây ra tâm lý lo âu và mệt mỏi do sự không thoải mái và căng thẳng mỗi lần đi đại tiện. Phân cứng, khuôn to làm tổn thương hậu môn, trực tràng gây mệt mỏi.
Khi bị táo bón nặng, cơ thể thường mệt mỏi, xanh xao
Ngoài ra, việc hấp thụ các chất cặn bã từ phân vào máu cũng khiến cho cơ thể bị nhiễm độc, khiến đầu óc thiếu minh mẫn và có thể thêm chứng lo âu, chán nản.
Nổi mề đay
Táo bón nặng có thể gây sưng, đỏ và ngứa trong khu vực hậu môn, tạo cảm giác nổi mề đay. Chúng tích tụ lâu ngày trong ruột sinh ra các loại khí độc hại làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, gây ra phát ban và dị ứng.
Nguyên nhân của bệnh táo bón nặng
Khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, bạn cần phải tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ví dụ như:
Nhịn đi đại tiện
Đây là một trong những thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải. Đặc biệt những người bị trĩ vì họ thường có cảm giác lo âu căng thẳng khi đi đại tiện, sợ hậu môn chảy máu và đau rát.
Một số người có thể lo sợ hoặc tránh việc đi đại tiện trong môi trường xa nhà hoặc không thoải mái, điều này trong thời gian dài dẫn đến phân bị tích trữ, lâu dần gây ra bệnh táo bón.
Cơ thể thiếu nước
Rất ít người có thói quen uống đủ nước mỗi ngày, chỉ uống khi khát, khiến tình trạng táo bón gia tăng. Nước làm cho phân mềm và dễ di chuyển qua ruột. Khi cơ thể thiếu nước, phân có thể khô và cứng, gây táo bón.
Cơ thể thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây táo bón
Ăn thiếu chất xơ
Chất xơ từ thực phẩm giúp tạo ra phân mềm và dễ dàng di chuyển qua ruột. Ăn thiếu chất xơ có thể dẫn đến phân cứng và tạo điều kiện cho táo bón phát triển. Do đó, nếu cơ thể không được cung cấp đủ chất xơ như hoa quả, rau xanh…thì rất dễ bị táo bón nặng.
Thể chất suy giảm
Khi bạn ít vận động, các cơ quan bên trong sẽ làm việc không hiệu quả, cơ trơn ruột không hoạt động đủ để đẩy phân qua ruột, gây táo bón. Ví dụ những người lớn tuổi thường ít vận động, chân tay trở nên yếu hơn, khớp gối dễ bị đau, khó hoạt động mạnh, dẫn tới gia tăng nguy cơ mắc táo bón.
Tác dụng phụ do thuốc gây ra
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống dị ứng, thuốc chống dạ dày và thuốc chống co bóp cơ trơn ruột, có thể có tác dụng phụ là gây táo bón.
Sử dụng nhiều loại thuốc có thể gây táo bón
Giải pháp ngăn ngừa táo bón nặng
Ngay sau khi tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi dẫn đến các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, bạn cần ngay lập tức xây dựng các giải pháp ngăn ngừa và điều trị bệnh táo bón hiệu quả. Tiêu biểu như:
- Cân nhắc việc sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần gây táo bón, hoặc nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn về liều lượng để hạn chế tình trạng táo bón, nhất là đối với người cao tuổi.
- Bổ sung thực phẩm chứa chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày, như rau xanh, hoa quả, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, và nguồn thực phẩm lúa mạch tự nhiên. Chất xơ giúp tạo ra phân mềm và tăng cường chức năng ruột.
- Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước hàng ngày. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều nước trong một lần, thay vào đó là uống nhiều ngụm, mỗi lần uống không quá 400ml.
- Hãy dành thời gian để đi đại tiện mỗi ngày vào cùng một thời điểm, đặc biệt sau bữa ăn sáng, để kích thích chức năng ruột.
- Tuyệt đối không nhịn đi đại tiện và đảm bảo ngồi đúng tư thế.
- Tập thể dục thường xuyên giúp cơ trơn ruột hoạt động tốt hơn, tạo điều kiện cho phân di chuyển dễ dàng trong ruột.
- Các tác động tâm lý như căng thẳng và lo lắng có thể gây ra táo bón. Học cách quản lý tâm trạng bằng thiền, yoga,....
- Có một số thực phẩm và thực phẩm chức năng, như probiotics hoặc các sản phẩm chứa chất xơ đặc biệt, có thể giúp cải thiện chức năng ruột.
Tăng cường rau xanh vào thực đơn giúp bạn giảm tình trạng táo bón nặng
Tóm lại, ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, bạn cần điều chỉnh và thực hiện nghiêm ngặt những giải pháp nêu trên để đẩy lùi bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ, khiến cơ thể suy nhược, xanh sao, bạn cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc, tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)