5 nguyên nhân hội chứng ruột kích thích cần biết để phòng tránh
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến ruột già (đại tràng). Nó thường gây ra tình trạng chuột rút, đau bụng, đầy hơi, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Tuy chỉ một số người mắc phải hội chứng này có dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng, nhưng nếu để lâu sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Do đó để biết được nguyên nhân hội chứng ruột kích thích cùng cách điều trị hiệu quả, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về nguyên nhân gây IBS
Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân hội chứng ruột kích thích, chúng ta cần hiểu sơ qua về tình trạng này như thế nào cũng như các dấu hiệu nhận biết để tránh trì trệ quá trình điều trị.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay còn được gọi là viêm đại tràng co thắt là một nhóm các triệu chứng xảy ra cùng nhau, bao gồm đau bụng lặp đi lặp lại và rối loạn nhu động ruột, có thể là tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai. Với IBS, tuy người bệnh có những triệu chứng thực thể này nhưng mà khi làm xét nghiệm hay kiểm tra lại không có bất kỳ dấu hiệu tổn thương hoặc bệnh tật nào rõ ràng trong đường tiêu hóa.
Hình ảnh của hội chứng ruột kích thích
IBS là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa (GI). Hiện nay tình trạng này được bác sĩ gọi là rối loạn tương tác giữa ruột và não, có liên quan đến quá trình não và ruột phối hợp với nhau. Do đó có thể khiến cho ruột bị nhảy cảm hơn, người bệnh lúc này sẽ cảm thấy đau bụng và đầy hơn. Đồng thời sự rối loạn này còn làm thay đổi các cơ co bóp trong ruột, dẫn tới tiêu chảy, táo bón hoặc bị cả hai.
Các loại hội chứng ruột kích thích
Dựa vào các kiểu thay đổi trong nhu động ruột, hiện nay có 3 loại IBS chính. Bác sĩ sẽ xem người bệnh đang mắc loại IBS nào để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Một số loại thuốc chỉ có tác dụng đối với một số loại IBS hoặc đôi khi còn làm cho loại khác trở nên nặng hơn.
Phân loại hội chứng ruột kích thích
- IBS bị táo bón (IBS-C): Với IBS-C, người bệnh có ít nhất 1 lần đi tiêu bất thường trong người, phân cứng và vón cục.
- IBS bị tiêu chảy (IBS-D): Thường xuyên đi tiêu lỏng và chảy nước.
- IBS với thói quen đại tiện hỗn hợp (IBS-M): Trong một ngày, người bệnh vừa đi phân cứng vón cục vừa đi phân lỏng.
Ai có nguy cơ bị IBS?
Tình trạng này thường xảy ra ở những người ở độ tuổi thanh thiếu niên đến đầu tuổi 40. Bên cạnh đó, phụ nữ có thể có nguy cơ mắc IBS cao gấp đôi so với nam giới. Ngoài ra nếu có các yếu tố nguy cơ dưới đây thì khả năng mắc sẽ cao hơn:
- Lịch sử gia đình có người từng bị IBS.
- Luôn có trạng thái căng thẳng và lo lắng
- Không dung nạp thực phẩm .
- Lịch sử có lạm dụng thể chất hoặc tình dục.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng.
Triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột kích thích
Triệu chứng phổ biến nhất của IBS là đau bụng hoặc cảm giác khó chịu liên quan đến những thay đổi trong thói quen đại tiện. Bệnh nhân mắc IBS được mô tả là có cảm giác khó chịu ở bụng như đau nhói, chuột rút, đầy hơi, chướng bụng, đầy bụng hoặc thậm chí nóng rát. Cơn đau có thể được tăng lên sau khi ăn và khi bị căng thẳng. Đồng thời tình trạng này thường liên quan đến những thay đổi trong nhu động ruột, có thể là tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai, tùy thuộc vào loại IBS đang mắc phải. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Chất nhầy trong phân.
- Cảm giác đi đại tiện chưa hết
- Đau nửa đầu
- Rối loạn giấc ngủ
- Đau xơ cơ
- Đau vùng chậu mãn tính.
Một số người mắc IBS có thể chịu đựng các triệu chứng của họ rất tốt và tiếp tục sinh hoạt bình thường. Một số khác lại nhận thấy rằng họ không thể trải nghiệm được chất lượng cuộc sống trọn vẹn, thậm chí bao gồm cả việc đi làm hoặc thực hiện các hoạt động quan trọng khác.
Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích
Cho tới nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân hội chứng ruột kích thích là gì? Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng hội chứng này có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ gây nên.
Rối loạn nhu động ống tiêu hóa
Tại các đoạn của ống tiêu hóa, thức ăn được vận chuyển nhờ sự co bóp nhịp nhàng của nhu động ruột. Bất cứ yếu tố nào làm ảnh hưởng đến sự co bóp này đều dẫn đến những vấn đề về tiêu hóa khác như: ợ hơi, ợ chua, nôn, tiêu chảy, táo bón,...
Rối loạn nhu động ống tiêu hóa
- Đối với những người bị bệnh ruột kích thích, nhu động ruột rối loạn, làm cho thực phẩm di chuyển qua hệ tiêu hóa diễn ra quá nhanh hoặc chậm. Trường hợp ăn quá nhanh sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy, còn chậm sẽ dẫn đến khó tiêu, táo bón.
- Khi quá trình co bóp bị thay đổi sẽ khiến thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa bị quá nhanh và làm cho các nhu động ruột tăng cao, thúc đẩy sự co bóp để tống phân ra ngoài liên tục dẫn đến tình trạng phân lỏng nát.
- Nếu tình trạng thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa quá chậm, nhu động đại tràng giảm co bóp để đẩy phân ra ngoài sẽ gây tình trạng táo bón vì quá nhiều nước được hấp thụ, phân sẽ cứng và khô đại tiến sẽ khó.
- Sự nhạy cảm quá mức của hệ thống thần kinh ruột già cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ruột kích thích.
Do thực phẩm
Một số thực phẩm có thể là nguyên nhân gây tình trạng IBS. Tuy nhiên sự nhạy cảm với thực phẩm là khác nhau ở mỗi người. Cụ thể: Rượu, đồ ăn nhanh, cà phê, khoai tây chiên… là những thực phẩm dễ gây viêm đường ruột.
Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, nhiễm khuẩn,… cũng được coi là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Do đó, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp tinh thần sảng khoái, giảm stress góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.
Do tính nhạy cảm của ruột
Sự nhạy cảm quá mức của hệ thống thần kinh ruột già cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ruột kích thích.
Sự nhảy cảm về đường ruột khiến cơ thể thường đau quặn bụng
Các chuyên gia cho rằng, những người bị ruột kích thích có thể nhạy cảm với tín hiệu của hệ thần kinh tiêu hóa. Người bình thường, khi gặp hiện tượng khó tiêu nhẹ, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để chức năng tiêu hóa trở về bình thường. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng ruột kích thích, thì tính nhạy cảm của hệ thống thần kinh luôn ở mức cao, chỉ cần một dấu hiệu bất thường trong ổ bụng, thức ăn lạ, thời tiết,… đều dẫn đến hiện tượng đau quặn bụng, đi ngoài ngay lập tức.
Nhiễm trùng nặng
IBS có thể phát triển sau một cơn tiêu chảy nghiêm trọng do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Hiện tượng này được gọi là viêm dạ dày ruột. IBS cũng có thể liên quan đến tình trạng dư thừa vi khuẩn trong ruột (vi khuẩn phát triển quá mức).
Yếu tố tâm lý
Yếu tố tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hội chứng ruột kích thích. Theo đó, stress chính là yếu tố tiêu cực khiến hội chứng ruột kích thích càng trở nên trầm trọng. Hầu hết người bệnh đều cảm thấy bệnh có dấu hiệu nặng hơn khi bị căng thẳng, áp lực. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, chính trạng thái tâm lý đã khiến gia tăng mức độ nặng của bệnh chứ không phải là nguyên nhân dẫn tới bệnh. Vì vậy, việc giải tỏa tâm lý, sống lạc quan là điều rất cần thiết.
Cách điều trị hiệu quả hội chứng ruột kích thích
Mục tiêu của điều trị IBS là giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Quá trình điều trị chính xác sẽ phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng ở những triệu chứng đang gặp phải. May mắn thay, hiện nay đã có những phương pháp tiếp cận về chế độ ăn, dùng thuốc và thay đổi lối sống có thể cải thiện bệnh hiệu quả.
Thay đổi chế độ ăn uống
Mẹo này có vẻ dễ hiểu, nhưng việc xác định loại thực phẩm nào (hoặc thiếu thực phẩm) gây ra các triệu chứng IBS không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nói chung, nhiều người có thể giảm các triệu chứng bằng cách hạn chế hoặc tránh:
- Caffeine
- Đồ uống có đường và đồ ngọt
- Thực phẩm chiên, béo
- Sản phẩm bơ sữa
- Carbohydrate tinh chế và thực phẩm chế biến
Điều quan trọng nữa là người bệnh cần bổ sung thêm các thực phẩm có lợi cho đường ruột như protein nạc (cá, gà), rau, trái cây, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng
Khi gặp phải các triệu chứng của IBS, người bệnh cần tới bệnh viện ngay để được khám và bác sĩ sẽ cho phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay có một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị IBS như:
- Thuốc giãn cơ trơn: Đây là loại thuốc tốt nhất để làm giảm hoặc ngăn ngừa chứng co thắt ruột.
- Thuốc trị tiêu chảy: Thuốc dành cho người bị tiêu chảy làm chậm quá trình vận chuyển của ruột và giảm tần suất đi tiêu, đồng thời cải thiện độ đặc của phân.
- Thuốc nhuận tràng: Dành cho những bệnh nhân bị táo bón là triệu chứng chủ yếu.
- Thuốc kháng sinh: Nhằm thay đổi thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột, có thể chịu trách nhiệm cho quá trình lên men của carbohydrate khó tiêu hóa.
Luyện tập thể dục đều đặn
Đi bộ hoặc đi xe đạp có vẻ không phù hợp khi đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Nhưng khi tập thể dục với động tác nhẹ nhàng, thời gian ít đi tầm 20 phút mỗi lần thì có thể giúp cải thiện chức năng ruột và khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Giải quyết căng thẳng
Bạn có biết rằng sức khỏe tâm thần kém có thể là một trong những yếu tố nguy cơ của nguyên nhân hội chứng ruột kích thích? Căng thẳng và lo lắng sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, chuột rút và làm trầm trọng thêm các triệu chứng hiện có. Do đó hãy thử một số mẹo dưới đây để tinh thần thoải mái hơn:
- Tham gia lớp học yoga
- Viết nhật ký thường xuyên
- Đi dạo cùng một người bạn
- Ngồi thiền vài phút mỗi ngày
Sử dụng dược phẩm từ thiên nhiên - Tràng Phục Linh PLUS
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thì việc lựa chọn và sử dụng những sản phẩm từ thảo dược tự nhiên để phòng ngừa bệnh từ sớm cũng là một biện pháp tích cực. Tràng Phục Linh PLUS với sự kết hợp khéo léo giữa các dược liệu với các hợp chất quý như 5-HTP, ImmuneGamma – 2 hoạt chất đang được khuyên dùng trong các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Tràng Phục Linh PLUS đem lại nhiều hiệu quả cao
Tràng Phục Linh PLUS đem lại các tác dụng:
- Giúp cân bằng hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột,
- Tăng sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng
- Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Giúp giảm các cảm giác căng thẳng, stress kích thích gây co thắt đại tràng.
- Giảm co thắt đại tràng và những cơn đau quặn do co thắt gây nên, từ đó giảm số lần đi ngoài ở người bệnh
- Phục hồi và bảo vệ niêm mạc đại tràng bị tổn thương
- Giảm nhanh các triệu chứng đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát
Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý lành tính nhưng khó trị dứt điểm, do đó nhiều người chủ quan và trì trệ việc điều trị. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp người đọc biết được những yếu tố nguy cơ, nguyên nhân hội chứng ruột kích thích để phòng tránh. Đồng thời khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, cần tới bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và điều trị chính xác.
Xem thêm:
Các giai đoạn phát triển hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Kiêng gì?
Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích?
Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?
Tư vấn miễn cước gọi
18001506ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng Phục Linh PLUS, ngoài quà tặng thường niên, tích đủ
ừ 24/7 - 31/7/2024, khi tích đủ 12 điểm Tràng
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện đại có tên đầy đủ là 5- hydroxytriptophan được chiết
5 HTP là một hoạt chất của y học hiện
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tràng Phục Linh và Tràng Phục
Dược phẩm Thái Minh cảm ơn quý khách hàng đã
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Bệnh này không chỉ
Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía cạnh quan trọng của tình trạng sức khỏe, thường được
"Mức độ mất nước do tiêu chảy" là một khía
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)