Viêm đại tràng

Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn và cách xử trí

Trẻ em rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là vào những ngày nghỉ lễ kéo dài cha mẹ cho bé được ăn ngủ thoải mái hơn bình thường. Ăn uống không đúng giờ, ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dễ khiến trẻ bị đau bụng do ngộ độc thức ăn. Những biểu hiện thường gặp ở bé như buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần, khô môi, khát nước… Làm thế nào để nhận biết trẻ bị ngộ độc thức ăn và cách xử trí đúng? Mời các bạn theo dõi những thông tin sau đây nhé.   Triệu chứng trẻ bị ngộ độc thức ăn Khi trẻ ăn phải các thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất hoặc các yếu tố gây hại khác dễ gây ngộ độc. Trẻ em có nguy cơ cao mắc hơn, chỉ cần cha mẹ lơ là, thiếu chú ý trong khâu lựa chọn và chế biến thức ăn cho bé. Thói quen vệ sinh kém, không rửa tay thường xuyên ở cả trẻ và người lớn là yếu tố khiến trẻ dễ dàng bị ngộ độc thực phẩm. Các biểu hiện của ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn hay uống thực phẩm bị nhiễm độc, thường là một vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Trẻ có các biểu hiện như: Đau bụng đột ngột. Buồn nôn hay nôn. Đi ngoài nhiều lần. Phân lỏng, có thể lẫn máu. Ngoài các dấu hiệu đường tiêu hóa trên, khi bị ngộ độc thức ăn trẻ nhỏ có thể bị sốt cao, trẻ lớn thường không sốt hoặc sốt nhẹ hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn và đi ngoài ra máu nhiều lần, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, có thể dẫn đến trụy tim mạch. Cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng cần chú ý dấu  hiệu mất nước. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, có thể bị mất nước nghiêm trọng và kiệt sức nhanh. Không những vậy, mất nước, mất điện giải còn rất dễ dẫn tới sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây ra. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu mất nước như sau cần cho trẻ đi khám ngay. Đi tiểu ít. Môi khô, miệng khô. Lừ đừ. Tay chân yếu. Ít nước mắt khi khóc. Ngủ gà, ngủ gật. Mắt trũng. Ít nước mắt khi khóc. Tỏ ra bứt rứt, khó chịu. Bàn tay hoặc chân lạnh. Da nhợt nhạt hoặc nổi bông. Thở nhanh và thường thở dốc. ☛ Tham khảo thêm: Chứng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em – Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn Khi bị trẻ bị ngộ độc thức ăn, cha mẹ cần ngừng ngay không ăn món đó nữa và thực hiện các điều sau đây: Gây nôn Khi xác định trẻ bị ngộ độc thức ăn, người lớn cần nhanh chóng làm cho chất độc cùng thức ăn đào thải ra ngoài càng nhiều càng tốt. Người lớn có thể dùng ngón tay ngoáy vào vòm họng ở gốc lưỡi, kích thích để bé nôn ra thức ăn. Nếu trẻ đang nằm thì cho bé nằm nghiêng đầu qua một bên để tránh hít sặc lúc bé nôn, tránh để nước và thức ăn bị sặc vào phổi. Tuy nhiên, không áp dụng gây nôn trong ngộ độc axit, kiềm, xăng dầu. Cần chú ý lúc trẻ bị nôn và cả lúc trẻ đang ngủ. Bởi có một số bé đang ngủ thiếp đi vì quá mệt cũng bị nôn vọt và nôn trong tư thế nằm rất nguy hiểm, có thể bị sặc lên mũi và xuống phổi. Khi nôn bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và dẫn tới tử vong. Bù nước và điện giải Tiêu chảy và nôn mửa khiến cơ thể trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải trầm trọng. Nếu không bù nước và điện giải kịp thời, trẻ dần mệt lả, suy kiệt, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng. Để tránh tình trạng này, cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc dung dịch oresol. Cần nhớ nguyên tắc, pha oresol theo đúng hướng dẫn, uống từ từ, ít một, không nên uống quá nhiều một lúc, không ép trẻ uống quá nhiều có thể khiến bé nôn vọt ra ngoài. Tuy nhiên, mỗi lần uống bé vẫn bị nôn, rồi tình trạng đi ngoài quá nhiều cần nhanh chóng đưa con tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch. Không dùng thuốc cầm tiêu chảy Cha mẹ tuyệt đối không có bé dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, không quen ăn thức ăn hoặc ăn những món ăn kỵ nhau… không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần nguồn thức ăn này được tống ra ngoài hết là sẽ khỏi bệnh. Nhiều trường hợp sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khiến vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, đau bụng rất khó chịu. Mọi thuốc cầm tiêu chảy cần phải có chỉ định của bác sĩ. Tránh hoạt động mạnh Khi bé bị tiêu chảy và nôn mửa thường xuyên khiến cơ thể rất mệt mỏi. Do đó, cha mẹ nên để cho bé nghỉ ngơi nhiều. Những hoạt động mạnh trong thời điểm này sẽ càng khiến bé thêm mệt mỏi và dễ gặp phải các chấn thương. Ăn thức ăn mềm Để giúp được ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường cần cho trẻ ăn cơm, cháo, súp nghiền… Những bé còn bú mẹ, nên tiếp tục cho trẻ bú và bú nhiều hơn so với trước. Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại rau củ quả chưa được nấu chín kỹ… Bơ, sữa là những thực phẩm cần tránh trong giai đoạn này bởi cơ thể đang duy trì trạng thái chống lại các độc tố trong cơ thể nên rất khó dung nạp được lactose, dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng. Đưa trẻ đi khám Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu có những dấu hiệu nặng như: Nôn nhiều Không thể uống được hoặc bỏ bú. Mệt nhiều. Chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh. Dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, khát nhiều, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày. ☛ Đọc thêm thông tin: Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ngộ độc thức ăn Ngộ độc thức ăn là tình trạng khá thường gặp trong cuộc sống, trẻ em là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này. Bên cạnh cách xử trí kịp thời, chế độ ăn uống trong giai đoạn này rất quan trọng đối với trẻ. Vậy khi bị ngộ độc thức ăn, cha mẹ cần chăm sóc và thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào? Dưới đây là một số món ăn, thực phẩm tốt cho trẻ bị gặp phải tình trạng ngộ độc thức ăn. Thức ăn loãng Trẻ bị ngộ độc thức ăn, khi chế biến bữa ăn hàng ngày cho trẻ cha mẹ cần lưu ý chế biến cho trẻ dạng loãng như cháo, súp, canh…Chế biến dạng này vừa dễ ăn, dễ tiêu vừa giúp bổ sung nước cho cơ thể giúp trẻ nhanh chóng hồi phục Thức ăn ít chất béo và chất xơ Khi chuẩn bị nguyên liệu cho bữa ăn nên lựa chọn những thực phẩm ít chất béo, ít chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ hấp thu hơn. Các thực phẩm như ngũ cốc, lòng trắng trứng, khoai tây, cơm, bánh mì…được ưu tiên trong thực đơn của bé Chất béo và chất xơ là những chất khó tiêu hóa cho đường ruột đặc biệt trong trường hợp đường ruột của trẻ đang có vấn đề. Vì vậy, trong chế độ ăn nên hạn chế lựa chọn những thực phẩm này để tránh làm gia tăng gánh nặng cho đường ruột và giảm bớt những khó chịu ở trẻ. Chuối Trong chuối có chứa thành phần kali dồi dào làm giảm cảm giác buồn nôn ở trẻ. Hơn thế nữa, chuối là thực phẩm dễ tiêu hóa phù hợp với trẻ đang bị ngộ độc thực phẩm bổ sung năng lượng. Mẹ có thể cho trẻ ăn chuối chín hoặc xay sinh tố cho trẻ ăn mỗi ngày. Gừng Đây là loại gia vị rất phổ biến đối với bữa ăn của người Việt, gừng hỗ trợ hiệu quả các bệnh lý về đường tiêu hóa mà trẻ thường mắc phải đặc biệt là tình trạng ngộ độc thức ăn. Khi chế biến thức ăn cho trẻ, cha mẹ có thể cho thêm chút gừng giúp làm dịu dạ dày đồng thời làm giảm các triệu chứng buồn nôn và khó chịu xảy ra ở trẻ. Hoặc có thể cho trẻ uống chút nước gừng pha loãng hoặc nước ép gừng pha mật ong nhiều lần trong ngày mang lại hiệu quả tốt. Táo Một trong những thực phẩm tốt cho trẻ khi bị ngộ độc thức ăn là táo vì đây là trái cây lý tưởng giúp trẻ đối phó với những triệu chứng khó chịu do ngộ độc thức ăn gây ra. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý chia nhỏ bữa ăn cho trẻ mỗi ngày. Tuyệt đối không nên ép trẻ ăn quá nhiều và ăn quá nhanh khiến tình trạng của trẻ càng thêm nặng. ☛ Thông tin xem chi tiết:  Tổng hợp các cách chữa ngộ độc thức ăn Làm gì để phòng ngộ độc thức ăn cho bé? Với tình trạng thực phẩm bẩn, có chứa nhiều hóa chất độc hại hiện nay nên cha mẹ cần hết sức cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thức ăn để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ ngộ độc. Cha mẹ cần: Chọn lựa những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng và có xuất xứ rõ ràng. Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống. Không dùng những thức ăn có chứa độc tố như thịt cá nóc, khoai tây mọc mầm, thực phẩm bị lên nấm mốc, các loại nấm lạ… và các thực phẩm nghi ngờ bị nhiễm chất độc hóa học. Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ quá 2 giờ, đặc biệt là vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng không nên để bên ngoài quá 1 giờ. Dụng cụ chế biến thức ăn phải sạch sẽ, rửa lại bằng xà phòng và nên rửa với nước ấm. Làm chín thức ăn đúng cách và ở nhiệt độ phù hợp. Thức ăn cần được nấu chín, đun sôi trước khi sử dụng. Các loại trái cây cần được rửa sạch trực tiếp dưới vòi nước đang chảy. Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống. Khi ăn bên ngoài cần lựa chọn những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn và ẩm thấp. Nhắc nhở trẻ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi bên ngoài. Nếu bé có thói quen rửa tay vội vàng, bạn cần kiểm tra lại sau khi bé rửa sạch. Cha mẹ cần lựa chọn kỹ thực phẩm an toàn cho bé. Hi vọng những thông tin trên đây giúp cha mẹ nhận biết khi bé bị ngộ độc thức ăn và có biện pháp xử trí đúng cách. Hãy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để các bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhé.

Khi bị sốt đau bụng đi ngoài thì nên làm gì?

Nếu bạn hoặc người thân bị sốt đau bụng đi ngoài mà không biết nên xử lý thế nào, thì bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cách điều trị kịp thời.   1. Sốt đau bụng đi ngoài – nguyên nhân, triệu chứng Sốt đau bụng đi ngoài thường là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp. Nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm khuẩn từ staphylococcus, shigella, salmolenna, theo đường ăn uống, tiếp xúc với phân người bệnh, hoặc bị nhiễm các loại vi rút gây viêm ruột như calisivirus, adenovirus, astrovirus, rotavirus, … Dấu hiệu của chứng tiêu chảy cấp thường là: Đau bụng đi ngoài ra nước nhiều lần ( trên 3 lần mỗi ngày) Tình trạng tiêu chảy kéo dài khoảng vài ngày, song với một số trường hợp nặng hơn có thể là vài tuần. Phân lỏng, có kèm theo chất nhầy và sủi bọt, trường hợp nặng trong phân có thể lẫn máu Có dấu hiệu sốt >37 độ, nhiều lúc ớn lạnh Cơ thể mệt mỏi, khô cổ họng, mất nước Ngoài ra, tình trạng này có thể là biểu hiện của một số bệnh về đường tiêu hóa như: Bệnh viêm đại tràng mãn tính Viêm đại tràng co thắt Trào ngược dạ dày Tồng ruột (bệnh phổ biến ở trẻ em) Tắc ruột (bệnh phổ biến ở trẻ em) Không dung nạp thực phẩm 2. Sốt đau bụng đi ngoài có nguy hiểm không? Nếu người bệnh được chăm sóc tại nhà đúng cách thì tình trạng đau bụng đi ngoài kèm theo sốt sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, những trường hợp tiêu chảy kéo dài, nghiêm trọng mà không được chăm sóc đầy đủ sẽ làm cho cơ thể người bệnh bị mệt mỏi, suy nhược vì thiếu dinh dưỡng. Nếu lên cơn sốt cao có thể gây sốc phản vệ hoặc co giật, mất nước nặng dẫn đến suy thận, hôn mê thậm chí là tử vong. 3. Nên làm gì khi một người bị sốt đau bụng đi ngoài? Sau đây là các giải pháp chăm sóc người bị sốt đau bụng đi ngoài: 3.1 Bù điện giải Khi bị sốt đau bụng đi ngoài, cơ thể bị mất nước nhiều, đồng thời gay ra mất cân bằng điện giải và thiếu hụt ion, khiến người bệnh rơi vào tình trạng tụt huyết áp, suy nhược. Cần cho người bệnh uống oresol pha với 200ml nước lọc/mỗi lần (uống nhiều lần trong ngày) để bổ sung. Với trẻ nhỏ, cần bác sĩ tư vấn trước khi uống điện giải. Trong trường hợp không mua kịp điện giải Oresol thì có thể khắc phục nhanh chóng bằng cách pha nước đường với một chút muối tinh hoặc nấu cháo với ít muối để thay thế.  Ngoài ra, nên cho người bệnh bổ sung thêm nước, vitamin và khoáng chất thông qua các loại nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng. Trong trường hợp nặng hoặc cơ thể không hấp thu đủ Oresol theo đường uống, bệnh nhân cần nhập viện để truyền tĩnh mạch để cung cấp đủ lượng muối khoáng Cl, Na, Ringer Lactate… hỗn hợp. Lưu ý tuyệt đối không được tự ý truyền đường ưu trương khi bị tiêu chảy, mọi chỉ định cần tuân theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. 3.2 Uống thuốc trị tiêu chảy Các loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến phải kết đến như: Loperamid, imodium, berberin…Những loại thuốc này có tác dụng trực tiếp lên cơ vòng, cơ dọc thành ruột giúp giảm sự co bóp của nhu động. Kaolin, Smectic, Attapulgite,… những thuốc này, có tác dụng làm săn, gây táo, làm bất hoạt các độc tố cùng tác nhân gây tiêu chảy. Thuốc bismuth subsalicylate làm giảm lượng phân tiêu chảy Những người bị đi ngoài và sốt do virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng. Mà còn có thể làm cho tình trạng trầm trọng hơn, do hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn, dẫn đến tiêu chảy kéo dài. Vì thế, cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc, không tự ý điều trị khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. 3.3 Hạ sốt tại nhà Lau cơ thể người bệnh bằng khăn chườm nước ấm để hạ sốt, đắp trán bằng khăn ướp lạnh. Không đắp chăn quá dày hay mặc nhiều lớp quần áo, giữ cho cơ thể thoải mái Để phòng thông thoáng nhưng cần tắt quạt, không được để gió lùa Riêng đối với trẻ nhỏ nếu lên cơn sốt từ 38.3°C – 38.5°C trở lên (không có tiền sử co giật do sốt), bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau như Acetaminophen –  10 – 15mg/kg/lần, tối đa 4 lần một ngày. 3.4 Chế độ dinh dưỡng Cần cho người bệnh ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa trong vài ngày, cho tới khi tình trạng ổn dần. Không nên ăn các thực phẩm chưa được nấu chính, không đảm bảo vệ sinh, các món ăn khó tiêu gây chướng bụng như là đồ nếp, hải sản, đồ ăn quá mặt, nước ngọt có ga, rượu bia… Nên ăn uống từ từ để tránh bị nôn mửa, để không làm mất thêm lượng nước trong cơ thể. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ các loại rau cải xanh, hoa quả như chuối, táo, cam hay khoai lang Thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ: cháo thịt, cháo cá chép loảng, canh, súp thịt. Uống trà hoa cúc, sữa chua để giảm những cơn co thắt ruột và làm sạch vi khuẩn trong dạ dày Nếu tình trạng sốt vẫn kéo dài sau thời gian điều trị tại nhà thì cần đưa người bệnh tới các trung tâm y tế sớm nhất để kiểm tra cụ thể, tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị nhanh chóng, hạn chế biến chứng và tổn thương sâu gây nguy hại cho sức khỏe. Toàn bộ thông tin được cung cấp trên đây không thay thế cho lời khuyên của chuyên gia y tế. Vì vậy hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị cho người bệnh tại nhà. Xem thêm: 5 Mẹo dân gian chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả

Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy nhiều lần bệnh gì?

Bạn cảm thấy rất khó chịu mỗi khi bị đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy. Tâm trạng lo lắng là điều khó tránh khỏi khi không biết mình có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không. Thực tế, có rất nhiều người gặp phải triệu chứng này mà không hiểu nguyên nhân do đâu dẫn tới đau bụng quặn từng cơn đi ngoài và cách xử trí đúng. Bài viết sau đây giúp bạn đọc hiểu hơn về những bệnh lý gây đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài và cách khắc phục. Mời bạn đọc tham khảo. Nguyên nhân gây đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài Dấu hiệu của đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài liên quan tới nhiều bệnh lý khác nhau. Mỗi vị trí đau là biểu hiện cho dấu hiệu của một cơ quan trong ổ bụng có vấn đề. Nhiều người chủ quan nghĩ đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy thông thường nên tự ý mua thuốc về điều trị. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là nguyên nhân dẫn tới đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy: 1. Bệnh tiêu chảy Người bệnh bị đau bụng quặn từng cơn đi ngoài, đôi lúc có đau âm ỉ có thể bị bệnh tiêu chảy cấp hoặc mãn tính. Người bệnh có cảm giác đau thắt bụng sau khi ăn xong kèm đi ngoài phân lỏng. Trong một số trường hợp đau bụng đi ngoài còn kèm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi, đau thắt vùng bụng dưới. Đi ngoài phân lỏng có kèm theo dịch nhầy, đau rát hậu môn. Người bệnh có cảm giác rất mệt mỏi, chán ăn, hoặc ăn vào bị đi ngoài ra hết…Dấu hiệu trên có thể kéo dài trong 1 tuần (tiêu chảy cấp) đến 4 tuần (tiêu chảy mãn tính). Có vô vàn nguyên nhân dẫn tiêu chảy như do chế độ ăn uống, dị ứng, nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc…Với chứng tiêu chảy mãn tính, các nguyên nhân gây bệnh có thể được kể đến như hội chứng kém hấp thu, các bệnh viêm (viêm loét đại tràng, bệnh crohn, viêm ruột non do chiếu xạ, ung thư lympho..), tiêu chảy bài tiết do thuốc… Hiện tượng tiêu chảy kéo dài rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong do mất nước trầm trọng. Do đó, người bệnh cần tới những trung tâm y tế tin cậy để được thăm khám và có điều trị phù hợp. 2. Tình trạng rối loạn tiêu hóa Hiện tượng rối loạn tiêu hóa gặp khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày khi người bệnh ăn phải đồ lại hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Đau bụng do rối loạn tiêu hóa thường đau âm ỉ, cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, vùng da dày và bụng dưới. Ban đầu những cơn đau nhẹ, sau lan rộng và nặng hơn, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc bị ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng thường gặp khác như: Đại tiện bất thường: Tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày…Tất cả các dấu hiệu này là do sự rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa. Hiện tượng này kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược. Chướng bụng: Bụng căng chướng, khó chịu đặc biệt sau khi ăn xong. Thức ăn trong đường tiêu hóa không được tiêu hóa hết, ứ đọng lại dẫn tới tình trạng này. Buồn nôn, nôn mửa: Các nguyên nhân gây kích thích đường tiêu hóa khiến người bệnh có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa. Ợ hơi, ợ nóng: Các rối loạn ở dạ dày, tá tràng thường khiến người bệnh bị ợ hơi, ợ nóng. Nếu thường xuyên có triệu chứng này chứng tỏ đường tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa thường chỉ xảy ra ít và ở mức độ nhẹ. Nếu các triệu chứng kéo dài và nặng hơn như phân rắn lỏng xen kẽ, đi ngoài ra máu, sút cân nhanh…hãy liên hệ sớm với bác sĩ để được thăm khám và điều trị. 3. Bệnh polyp đại trực tràng Với triệu chứng đau quặn bụng từng cơn kèm tiêu chảy không thể xác định ngay bạn mắc polyp trực tràng mà cần làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh. Tuy nhiên, không nên bỏ qua nguyên nhân này bởi bệnh lý này cũng có biểu hiện đau quặn bụng từng cơn đi ngoài. Thông thường, polyp thường không gây triệu chứng gì rõ rệt. Khi đã tiến triển trong một khoảng thời gian, polyp phát triển với kích thước lớn hơn người bệnh xuất hiện triệu chứng. Polyp đại trực tràng lớn có thể gây tắc nghẽn một phần lòng ruột khiến người bệnh bị đau thắt ruột. Thói quen đại tiện bị thay đổi, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần. Một số dấu hiệu khác nhận biết bệnh như: Chảy máu trực tràng. Thiếu máu thiếu sắt. Màu sắc của phân thay đổi. 4. Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột Khi đường ruột mất đi sự cân bằng của hệ vi sinh thường gây nên các triệu chứng phổ biến: tiêu chảy, chán ăn, đau bụng, sụt cân, phân sống, lỏng, nát, không thành khuôn, đôi khi kèm theo biểu hiện sốt nhẹ. Người bệnh bị đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt, cơn đau có thể xuất hiện đầu tiên ở khu vực bụng trái, sau đó lan dần ra xung quanh. Người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón. Tuy nhiên, ở trường hợp này phần lớn người bệnh bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Phân lỏng, thậm chí toàn nước, phân sống, nát, không thành khuôn, đôi khi còn xuất hiện chất nhầy. Một số triệu chứng khác như: Đầy bụng, chướng hơi. Buồn nôn, nôn. 5. Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng nhưng không tìm thấy tổn thương tại đại tràng. Dấu hiệu điển hình của bệnh là cơn đau quặn từng cơn hoặc âm ỉ. Đau thường tăng mạnh khi người bệnh ăn thực phẩm lạ, dễ gây kích thích như đồ ăn chua cay, rượu bia…Đôi khi sờ thấy cục cứng nổi lên ở phần bụng bên phải. Bên cạnh đó, người bệnh bị táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng, đôi khi có trường hợp táo bón xen lẫn với tiêu chảy. Một số triệu chứng khác của bệnh như: Bụng có cảm giác khó chịu và chướng bụng Có cảm giác đi tiêu không hết Ăn uống kém Phân mềm, lỏng và thường đi kèm với chất nhầy. Các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích khá dễ nhận biết. Nếu người bệnh căng thẳng, suy nghĩ nhiều, mất ngủ khiến các triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn. Các dấu hiệu của bệnh cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên người bệnh cần thăm khám cụ thể để chẩn đoán chính xác bệnh. 6. Ung thư trực tràng Các triệu chứng của ung thư trực tràng thường mờ nhạt, nghèo nàn nên không được chú ý của người bệnh. Đau quặn bụng từng cơn kèm đi ngoài ra máu là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm này. Bụng đau quặn thắt rất có thể do nhiễm trùng đường tiêu hóa.Đau tức bụng thường xảy ra sau khi ăn. Thói quen đại tiện của người bệnh cũng bị thay đổi, người bệnh bị tiêu chảy xen lẫn với táo bón. Phân có xuất hiện máu và chất nhầy. Một số dấu hiệu khác như: Phân mỏng dẹt. Bụng đầy hơi. Có cảm giác đi ngoài không hết phân, thường xuyên muốn đi ngoài. Cơ thể mệt mỏi. Giảm cân, thiếu máu không rõ lý do. Ngoài các triệu chứng trên, ở giai đoạn muộn người bệnh có thể sờ thấy khối u ở dưới da bụng kèm theo hiện tượng vàng da, bụng ngày càng to…Ung thư trực tràng phát hiện ở giai đoạn muộn có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường người bệnh cần chủ động đi thăm khám cụ thể để nắm rõ tình hình sức khỏe của mình. 7. Viêm đại tràng mãn tính Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý đường tiêu hóa gặp khá phổ biến ở nước ta hiện nay và ngày càng có xu hướng gia tăng. Bệnh viêm đại tràng mãn tính là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ thì niêm mạc kém bền vừng và dễ chảy máu. Những trường hợp nặng xuất hiện các vết loét, sung huyết, xuất huyết thậm chí có những ổ áp xe nhỏ. Bệnh có một số dấu hiệu như sau: Đau bụng dọc theo khung đại tràng, thường ở vị trí nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu, đau quặn từng cơn và tái đi tái lại nhiều lần, có khi đau âm ỉ. Sau khi đi tiêu cảm giác đau giảm bớt. Rối loạn đại tiện với các biểu hiện đa dạng, phần lớn là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Người bệnh hay mót răn, phân có thể có nhầy, có máu, bị táo bón kèm nhầy mũi. Đôi khi táo bón xen lẫn với tiêu chảy. Tình trạng phân không ổn định, người bệnh có cảm giác không thoải mái sau khi đi tiêu, đi rồi lại muốn đi nữa. Cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, thường hay cáu gắt, lo lắng thái quá. Trường hợp nặng, cơ thể gầy sút, hốc hác. Bụng trướng hơi, khu trú dọc khung đại tràng, người bệnh cảm thấy căng tức bụng rất khó chịu. Điều trị viêm đại tràng bên cạnh sử dụng thuốc cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, cần sử dụng sản phẩm có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc đại tràng, phục hồi chức năng của đại tràng. Hiện nay, được nhiều người ưa chuộng và sử dụng là Tràng Phục Linh. ☛ Tìm hiểu thêm: Bị đau quặn bụng dưới là bệnh gì? Cách chữa trị? Xử trí khi bị đau bụng quặn từng cơn đi ngoài Khi gặp phải tình trạng này điều đầu tiên bạn nên nhớ là không được tự ý mua thuốc điều trị khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh. Tốt nhất nên tới các trung tâm y tế uy tín để xét nghiệm, chẩn đoán chính xác bệnh từ đó có biện pháp điều trị tốt nhất. Nếu đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài phân lỏng nhiều lần khiến người bệnh mất nước nên uống nhiều nước đặc biệt là các loại nước có chất điện giải để tránh làm cơ thể mất nước trầm trọng có thể dẫn tới tử vong. Không nên tự ý sử dụng thuốc cầm đi ngoài khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Khi điều trị mỗi người bệnh được chỉ định phác đồ điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, mỗi người bệnh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng bệnh bằng cách: Cần bù nước và điện giải cho cơ thể vì tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Bù nước đầy đủ hàng ngày là cách tốt nhất để cấp nước và thanh lọc đường ruột. Sử dụng các thực phẩm đảm bảo vệ sinh, giàu khoáng chất và lợi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Rau xanh, trái cây tươi, sữa chua…là những thực phẩm được ưu tiên hơn cả. Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm tải gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Ăn thực phẩm dê tiêu như cháo/súp, tránh ăn đồ dầu mỡ, hải sản… Có chế độ vận động và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, sớm chấm dứt tình trạng đau bụng đi ngoài. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện đau bụng quặn từng cơn hiệu quả. ☛ Tìm hiểu thêm: Đau bụng đi ngoài ở trẻ em cần làm gì? Cách dân gian trị đau bụng đi ngoài Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu thường gặp khi hệ tiêu hóa bị tổn thương. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước và suy nhược gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, cần cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số cách dân gian giúp bạn chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả. Lá ổi Lá ổi chữa đau bụng đi ngoài khá hiệu quả Lá ổi là nguyên liệu khá dễ kiếm trong tự nhiên, trong lá ổi có chứa chất tannin có tác dụng làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và kháng khuẩn nên giúp giảm đau bụng đi ngoài hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Chọn lá ổi vừa lá non và già sau đó rửa sạch và sắc nhỏ lửa với 2 bát nước. Đun sôi trong khoảng 15 – 20 phút, để nguội và lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ, ngày uống nhiều lần. Gừng tươi Gừng tươi là gia vị được sử dụng nhiều trong món ăn hàng ngày. Không chỉ vậy, đây là còn là vị thuốc với nhiều công dụng với sức khỏe. Để cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài bạn cần chuẩn bị gừng tươi 20g và vài miếng vỏ quất sau đó sắc với 1 lít nước. Đun sôi trong khoảng 15 phút, thực hiện từ 4 – 5 ngày. Quả sung Được sử dụng để ăn kèm với một số món ăn nhưng không ai biết rằng quả sung còn được sử dụng là vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả. Các thành phần trong quả sung như saccarose, glucose, các acid shikimic acid, malic acid, oxalic acid, quinic acid, citric acid, vitamin B1, C và các khoáng chất như canxi, kali, photpho…được đánh giá có tác dụng điều hòa huyết áp, giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn chặn tế bào ung thư một cách hiệu quả. Để cải thiện đau bụng đi ngoài bằng quả sung thực hiện như sau: Chọn quả sung còn bánh tẻ, xanh tươi sau đó rửa sạch, xắt thành lát mỏng hoặc đập dập. Đem phơi khô, tán thành bột mịn sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản và sử dụng lâu dài. Mỗi lần sử dụng lấy tầm 8 – 10g bột quả sung và pha với nước sôi uống, ngày uống 3 lần để mang lại hiệu quả tốt. Lá mơ lông Lá mơ lông là vị thuốc khá dễ kiếm, chúng thường mọc ở trong vườn nhà hoặc mọc hoang ở những bụi cây. Thông thường, nhiều người sử dụng lá mơ lông để ăn kèm với một số món ăn. Các chất có trong lá mơ lông như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu…có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy bụng, chống co thắt hồi tràng. Cây mơ lông mọc phổ biến trong tự  nhiên Dùng lá mơ lông cải thiện đau bụng đi ngoài như sau: Lá mơ lông từ 30 – 50g Lòng đỏ trứng gà 2 quả Lá mơ lông rửa sạch sau đó thái nhỏ và trộn đều với lòng đỏ trứng gà. Lấy một miếng lá chuối rửa sạch và cho vào chảo. Đổ hỗn hợp lá mơ lông và lòng đỏ trứng vào để nướng. Dùng ngày ăn 3 lần. Hạt vừng đen Vừng đen có chứa hàm lượng chất xơ cao, axit béo chưa bão hòa. Dầu chứa trong loại hạt này còn có tác dụng bôi trơn ruột, kích thích hình thành dịch mật tiêu hóa thức ăn, chất xơ có tác dụng giúp chuyển động ruột. Hạt vừng đen có tác dụng làm sạch sâu đường ruột và cải thiện đường tiêu hóa. Sử dụng vừng đen cải thiện đau bụng đi ngoài như sau: Vừng đen 40g nướng trong nồi nóng cho tới khi có hương vị sau đó trộn 1 muỗng canh tầm 15g vừng đen với 1/3 muỗng canh (5ml)  mật ong. Ngày uống 2 lần Hồng xiêm xanh Sử dụng hồng xiêm xanh thành vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài và kiết kị khá hiệu quả do vị chát đặc trưng của loại quả này. Người bệnh chỉ cần thực hiện như sau: Hồng xiêm thái lát mỏng, phơi khô và sao vàng, cho vào hũ dùng dần. Lấy 10 lát hồng xiêm và đổ ngập nước, sắc lấy nước chia 2 lần uống Đối với đối tượng là trẻ em nên nấu lỏng và uống từng ít một Rau sam Rau sam được sử dụng điều trị đau bụng đi ngoài do có chứa chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn trong đường ruột. Cách thực hiện như sau: Rau sam 100g Cỏ sữa tươi 50g Đi ngoài ra máu thêm: Nhọ nồi 20g Rau má 20g Đem sắc lấy nước đặc uống, dùng liên tục vài ngày có kết quả tốt. Trường hợp sử dụng một số bài thuốc trên không có tác dụng, tình trạng đau bụng đi ngoài vẫn tiếp diễn người bệnh cần đi khám cụ thể để có biện pháp điều trị phù hợp. ☛ Tham khảo thêm: Đau bụng quặn trước khi đi ngoài là bệnh gì? Những thông tin trên đây giúp bạn đọc trả lời thắc mắc “Đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy là bệnh gì?”. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích nhằm xử lý đúng cách khi gặp phải tình trạng này.

Đau bụng quanh rốn là bệnh gì? Dấu hiệu, cách khắc phục

Khá nhiều người gặp phải triệu chứng đau bụng quanh rốn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng, có thể không nghiêm trọng nhưng có trường hợp nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu đau bụng quanh rốn do đâu và cách khắc phục hiệu quả. Các kiểu đau bụng quanh rốn thường gặp Đau ở nửa bụng trên rốn Nếu bạn gặp trường hợp đau bụng ở nửa bụng trên rốn, có thể nghĩ tới một số bệnh lý như sau: Bệnh lý về gan mật như: Viêm gan, ung thư gan, áp xe gan, sỏi mật, viêm túi mật cấp và mạn tính, giun chui ống mật,… Bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày cấp và mãn, viêm loét hành tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày… Bệnh lý đại tràng ngang như viêm đại tràng cấp và mạn, hội chứng ruột kích thích, ung thư đại tràng, túi thừa đại tràng, lồng đại tràng… Các bệnh lý khác như viêm tụy cấp, ung thư tụy, lách to, tắc mạch lách… ☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau bụng trên rốn dấu hiệu bệnh gì? Cách giảm đau Đau ở nửa bụng dưới rốn Nếu xuất hiện đau bụng ở vị trí này người bệnh còn có thể gặp như: Viêm ruột thừa, đám quánh ruột thừa, ung thư đại tràng sigma, ung thư trực tràng.. Một số bệnh về hệ tiết niệu: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu. Một số bệnh về hệ sinh dục nữ như: u nang buồng trứng xoắn, viêm buồng trứng, ung thư buồng trứng, viêm phần phụ, u xơ tử cung, ung thư tử cung… ☛ Tìm hiểu chi tiết: Đau bụng dưới rốn dấu hiệu bệnh gì? Cách khắc phục Đau toàn ổ bụng và không có vị trí xác định Nếu gặp tình trạng đau bụng này cần lưu ý đến một số bệnh toàn thân hoặc tại chỗ như: Lao màng bụng, viêm phúc mạc, di căn ung thư tới màng bụng, lồng ruột, viêm ruột cấp tính… Đau bụng quanh rốn liên quan bệnh gì? Thoát vị rốn Là tình trạng thường xảy ra với trẻ sơ sinh hoặc các bé lớn hơn, khi một phần nội tạng của cơ thể bị lồi ra ngoài do cơ bụng đóng không kín ở rốn. Với trường hợp này cơn đau ở vị trí quanh rốn hoặc tại vị trí thoát vị. Mỗi năm có khoảng 1% trẻ bị thoát vị rốn, 90% những trẻ thường tử vong cho tới khi lên 5 tuổi. Tắc ruột non Hiện tượng này xảy ra ở một phần hoặc toàn bộ ruột non, khi bị tắc thức ăn không tiến sâu được vào đường tiêu hóa gây ra đau bụng quanh rốn kèm các triệu chứng khác như: Đầy hơi ở bụng Ăn uống không ngon miệng Sốt Mất nước Nhịp tim tăng Buồn nôn và nôn Táo bón nặng Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Bệnh lý về dạ dày – tá tràng Các bệnh lý về dạ dày tá tràng có biểu hiện đau bụng quanh rốn. Các biểu hiện của bệnh thường gặp như: Đau bụng quanh rốn kèm theo triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, ậm ạch Đau xuất hiện về đêm đặc biệt khi thời tiết thay đổi khiến người bệnh mất ngủ, giấc ngủ giảm sút, sụt cân, người gầy yếu, xanh xao Bệnh cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu không có thể dẫn tới hẹp môn vị, biến dạng hành tá tràng, sa dạ dày, thủng dạ dày. Viêm ruột thừa Viêm ruột thừa có thể gây ra đau bụng quanh rốn âm ỉ sau đó trở nên dữ dội và quằn quại. Đau thắt mỗi khi ho hoặc vận động mạnh, có thể bị sốt. Khi có dấu hiệu của bệnh người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để tránh biến chứng vỡ ruột thừa. Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Viêm tụy cấp Viêm tụy cấp thường xảy ra do sử dụng chất có cồn, các loại thuốc, tác nhân truyền nhiễm hoặc sỏi mật. Trong một số trường hợp khi bị viêm tụy cấp người bệnh có biểu hiện đau bụng quanh rốn. Ngoài đau bụng, người bệnh có thể bị buồn nôn, nôn mửa, nhịp tim tăng cao. Với những trường hợp bệnh nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau là tình trạng đau sẽ giảm. Nhưng với những trường hợp nặng phải nhập viện để được can thiệp cần thiết. Nhiễm trùng đường tiết niệu Thường gặp ở nữ giới và chủ yếu do vi khuẩn E.coli ở đường ruột xâm nhập tới niệu đạo, hậu môn gây ra nhiễm trùng. Đau bụng quanh rốn là một trong những triệu chứng của bệnh kèm theo nước tiểu đục hoặc ra máu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Phình động mạch chủ Động mạch chủ tăng kích thước hoặc biến dạng thành hình túi, hình thoi khiến thành mạch dễ bị vỡ. Những người có nguy cơ mắc bệnh này là người hay hút thuốc lá, người có tiền sử tiểu đường, tăng huyết áp. Bệnh nguy hiểm vì có thể gây vỡ mạch tại vị trí phình, có thể gây tử vong. Các biểu hiện của bệnh: Đau bụng quanh rốn và đau lưng, các cơn đau đột ngột có thể lan xuống bẹn, mông và chân. Ngoài ra, bụng bị gồng cứng, cảm giác mạch đập mạnh ở vùng bụng. Người lo âu, tim đập nhanh, khó thở, hạ huyết áp… Viêm đường tiêu hóa Do chế độ ăn uống hàng ngày không khoa học đặc biệt là khi sử dụng đồ ăn có chứa nhiều đường gây ra viêm đường tiêu hóa. Ngoài ra, bệnh còn do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh. Người bệnh bị đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau quặn vùng bụng quanh rốn kèm buồn đi vệ sinh. Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ói mửa, sốt, đổ nhiều mồ hôi… Ngộ độc thực phẩm Hay còn có tên gọi khác là trúng thực khi ăn phải những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc chứa chất gây ra ngộ độc. Tình trạng này thường do ăn phải thức ăn ôi thiu bị biến chất. Người bệnh bị đau dữ dội ở vùng quanh rốn kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, người nóng, xuất hiện các triệu chứng như cảm cúm, có thể tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng trên 2 ngày cùng triệu chứng mất nước, chóng mặt, đầu óc quay cuồng… Hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích còn có tên gọi khác như đại tràng co thắt, đây là rối loạn chức năng đại tràng nhưng không gây ra các tổn thương niêm mạc đại tràng. Bệnh có thể xuất phát từ nguyên nhân như vi khuẩn xâm nhập, thói quen ăn uống không khoa học, tác dụng phụ của thuốc. Người bệnh có các biểu hiện : Đau bụng quanh rốn, đau quặn từng cơn, đau thượng vị xuất hiện sau khi ăn no hoặc sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ. Kèm theo đó là tình trạng rối loạn đại tiện, có thể táo bón hoặc tiêu chảy, ợ nóng, ợ hơi sau khi ăn nhất là khi uống rượu bia. Viêm đại tràng Bệnh thường nhầm lẫn với hội chứng ruojt kích thích do cùng gây ra những rối loạn hoạt động của đại tràng. Người bệnh viêm đại tràng bị đau quặn từng cơn có khi âm ỉ, đau bụng kèm cảm giác mót “đi ngoài, đau giảm sau khi đại tiện. Ngoài đau bụng người bệnh còn có các biểu hiện khác như người mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt có thể sốt. Khi nào nên đến bác sĩ? Phần lớn các trường hợp đau bụng quanh rốn không quá nguy hiểm, nhưng người bệnh không nên chủ quan khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Khi gặp phải triệu chứng sau người bệnh nên tới trung tâm y tế: Cơn đau kéo dài hơn 1 ngày nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị Đi ngoài ra máu Sút cân không rõ nguyên nhân Vàng da Sốt cao  Tim đập nhanh Khó thở Buồn nôn và ói mửa Sưng hoặc đau phần bụng dưới Có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng quanh rốn, do đó nếu thấy tình trạng này đi kèm các triệu chứng bất thường nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Chẩn đoán đau bụng quanh rốn bằng cách nào? Để xác định nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn, bác sĩ khám và xem xét tiền sử bệnh án của người bệnh, thực hiện kiểm tra thể Xét nghiệm máu Phân tích nước tiểu Lấy mẫu phân để kiểm tra mầm bệnh Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, CT… Người bệnh cần theo dõi cẩn thận khi bị đau bụng quanh rốn, nếu có vấn đề gì cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Cách xử trí khi bị đau bụng quanh rốn Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng trên rốn mà bác sĩ có phác đồ điều trị khác nhau. Nếu đau bụng quanh rốn xuất hiện kèm theo các triệu chứng bất thường người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để được điều trị kịp thời. Đau bụng quanh rốn xuất hiện với tần suất ít và không có gì bất thường, người bệnh có thể cải thiện bằng cách: Bạc hà Đây là cách khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tốt giúp thuyên giảm cơn đau ngay lập tức. Cách thực hiện như sau: Lấy một ít bạc hà xay cùng một chút gừng, hạt của cây thì là, tỏi, bột hạt tiêu đen Trộn chung với nước ấm, uống 2 lần/ngày Mật ong Mật ong không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp cho phái đẹp nhưng không phải ai cũng biết tới công dụng tuyệt vời của mật ong trong giảm cơn đau bụng buồn nôn. Cách thực hiện rất đơn giản: Chỉ cần pha chừng 1 – 2 thìa mật ong chung với nước ấm và uống trực tiếp giúp cơn đau giảm nhanh chóng. Đây là phương pháp đơn giản không dùng thuốc mà mang lại hiệu quả tốt. Nước giấm/rượu táo Để cải thiện đau bụng quanh rốn bạn trộn 1 muỗng giấm/rượu táo nguyên chất với 1 ly nước ấm, thêm 1 thìa mật ong. Ngày dùng 2 lần cho tới khi cơn đau thuyên giảm. Chườm ấm Để giảm đau bạn có thể chườm ấm để giảm cơn đau bụng bằng cách sử dụng một túi chườm nóng hoặc đổ nước nóng vào chai thủy tinh và cuộn vào khăn để chườm. Bạn có thể massage bụng và nghỉ ngơi thư giãn giúp giảm cơn đau bụng đang hành hạ Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ. Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất caffein… ☛ Tìm hiểu thêm: Đau bụng quặn từng cơn là bệnh gì? Hướng dẫn phòng tránh đau bụng quanh rốn Thực tế, đau bụng quanh rốn có thể bị nhiều lần. Để phòng tránh và hạn chế những biến chứng mà nó gây ra cần thực hiện: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sử dụng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa. Hạn chế rượu bia, cafein, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thuốc lá… Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Đi ngủ đúng giờ, không thức khuya, giữ tinh thần luôn thoải mái, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe bằng những bộ môn như yoga, bơi lội, đạp xe… Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tật hiệu quả Khi xuất hiện những cơn đau quặn bụng từng cơn quanh rốn cần gặp bác sĩ để khám kịp thời, phát hiện bệnh tránh để lâu dẫn tới những biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

9 căn bệnh nguy hiểm gây đau bụng đi ngoài ra máu

Nếu bạn đang có triệu chứng “đau bụng đi ngoài ra máu“, hãy cẩn trọng! Bởi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của những căn bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa như: viêm đại tràng, polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, táo bón, xuất huyết đường tiêu hóa,… Xem chi tiết bài viết sau để hiểu thêm về những căn bệnh gây đau bụng đi ngoài ra máu. Đi vệ sinh ra máu tươi là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm 9 căn bệnh nguy hiểm gây đi ngoài ra máu Viêm đại tràng Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp ở lứa tuổi thanh niên cho tới người cao tuổi. Nguyên nhân gây bệnh đa phần là do nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Ngoài ra, nếu  chế độ ăn uống không hợp lý, không điều độ, căng thẳng, stress cũng có thể dẫn tới căn bệnh này. Viêm đại tràng có biểu hiện là: Đau quặn bụng Đi ngoài ra máu Phân lỏng Chướng bụng, đầy hơi Mót đại tiện Có thể sốt và mất nước Nếu không được chữa trị dứt điểm có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Xem thêm: Đau bụng đi ngoài ra nước – Nguyên nhân và cách khắc phục Polyp đại tràng Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Polyp đại tràng, tuy nhiên phổ biến nhất phải kể đến: Đột biến gen Do di truyền Những người béo phì, chế độ ăn uống không khoa học, uống nhiều bia rượu, ít vận động… Những người có tiền sử viêm đại trực tràng mãn tính. Thông thường, khi mắc Poyp đại tràng, người bệnh sẽ có một số biểu hiện dưới đây: Đi vệ sinh nặng ra máu tươi Phân nát Đau bụng Polyp đại tràng có tính chất nguy hiểm khi trở thành dạng ác tính – ung thư đại tràng. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại polyp đều có nguy cơ phát triển thành dạng ác tính. Do đó, bệnh nhân cần được chẩn đoán polyp đại tràng sớm để có phương pháp điều trị kịp thời. Xem thêm: Cách điều trị với người mắc bệnh Polyp đại trực tràng Ung thư đại  – trực tràng Biểu hiện thường thấy nhất ở người mắc ung thư đại tràng đó là: Đau bụng âm ỉ, dai dẳng Đi cầu ra máu tươi Đại tiện phân đen, hình dạng phân thay đổi Sụt cân không rõ nguyên nhân Ăn không tiêu, không ngon miệng Đối với bệnh nhân mắc ung thư trực tràng, các dấu hiệu phổ biến nhất phải kể đến: Triệu chứng chủ yếu là đi đại tiện ra máu tươi, máu ra từng giọt hay từng tia. Thăm và soi trực tràng thấy khối u. Bệnh tật có thể xảy ra đối với bất kỳ độ tuổi nào, nhưng bệnh ung thư đại trực tràng thì phổ biến hơn hẳn ở tuổi trung niên, khoảng từ trên 50 tuổi Nếu bạn thuộc nhóm tuổi này, lại thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng như nêu trên thì nên khẩn trương đi khám để phát hiện và loại trừ nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng hay không. Ung thư dạ dày Đi cầu ra máu có thể là triệu chứng của ung thư dạ dày Biểu hiện: Đầy bụng, khó tiêu, khó nuốt, nợ nóng Chán ăn, đau bụng , buồn nôn nhiều Đi nặng ra máu Mệt mỏi, sốt kéo dài Bị ứ huyết thanh trong khoang bụng Khi vào giai đoạn muộn, người bệnh có thể cảm nhận thấy khối u ở ổ bụng Ung thư dạ dày là dạng phổ biến nhất trong các căn bệnh ung thư. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh đường ruột khác. Ung thư dạ dày không được điều trị kịp thời sẽ di căn đến các bộ phận khác và có thể dẫn đến tử vong. Người dân sống ở những vùng có chất lượng sống thấp, những người có nhóm máu A hay hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày hơn. Ngoài ra, bệnh còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền hay sự xâm lấn của vi khuẩn Helicobacter pylor. Viêm túi thừa Viêm túi thừa là tình trạng các túi thừa bị viêm sưng đỏ. Viêm túi thừa có thể nhẹ hoặc cũng có thể là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Các biến chứng bao gồm xuất huyết (chảy máu từ ruột già), thủng ruột, tắc nghẽn ruột và áp-xe. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng chủ yếu là những người cao tuổi, người bị béo phì, do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ăn uống theo kiểu phương Tây. Biểu hiện: Cảm giác chướng bụng đầy hơi Táo bón hoặc tiêu chảy Đau bụng thường là vùng phía dưới bên trái Đi vệ sinh nặng ra máu Có thể kèm theo sốt Ói mửa hoặc buồn nôn Đối với bệnh viêm túi thừa ở mức nhẹ, người bệnh có thể chủ động điều trị tại nhà theo đơn kê kháng sinh và giảm đau, thuốc làm mềm phân của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần nghỉ ngơi điều độ, kết hợp với chế độ ăn uống mềm, lỏng, bổ sung nhiều nước và chất xơ để hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng hơn. Đối với những trường hợp nặng, gây ra biến chứng nghiêm trọng, bệnh nhân nên nhanh chóng nhập viện để kiểm tra, truyền nước, kháng sinh vào tĩnh mạch và theo dõi diễn tiến cũng như biến chứng của bệnh. Chuyên gia y tế có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng có túi thừa viêm kết hợp với các  phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh. Kiết lỵ Kiết lị là loại bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn gây ra (cụ thể là vi khuẩn  salmonella và shigella). Bệnh hình thành do thói quen vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, tiêu hóa những thực phẩm mất vệ sinh, lây qua phân,  hay có người trong gia đình bị bệnh,…Kiết lị chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ với độ tuổi mầm non, bệnh thường phổ biến trong mùa hè hơn là mùa đông. Kiết lỵ gây đi vệ sinh ra máu tươi Biểu hiện: Tiêu chảy và có máu và sủi bọt Khó khăn khi đại tiện Đau rát hậu môn Đau quặn bụng ở manh tràng dọc theo khung đại tràng dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa và viêm loét đại tràng. Đi tiểu nhiều lần ( 5 -10 lần/ngày) Sốt, mất nước Đi đại tiện ra máu nhưng không đau rát Bệnh kiết lỵ thường kéo dài thời gian khoảng 1 tuần. Nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng như: xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa, thủng ruột, lồng ruột… Lựa chọn phương pháp điều trị gồm có: kháng sinh diệt lỵ (Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine, Bactrim, Metronnidazole, Dehydro-émétine) chất lỏng và muối thay thế. Người bệnh nên chú ý đến việc vệ sinh cá nhân và an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo nhanh khỏi bệnh, hạn chế tái phát. Chứng táo bón Táo bón là một chứng rối loạn đường tiêu hóa điển hình, hay còn gọi là đại tiện khó (thường được tính khi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần). Nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón khá đa dạng.  Những người phẫu thuật xong thường bị táo bón, những người bị sỏi thận, sỏi mật cũng có thể bị táo bón. Ngoài ra, bị sốt, sử dụng thuốc kháng sinh, chế độ ăn thiếu chất xơ, stress, mang thai,  rối loạn nội tiết hay bị nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn đến táo bón. Tình trạng táo bón lâu ngày có thể dẫn tới bệnh trĩ, đi ngoài ra máu do trĩ thường có những biểu hiện sau Biểu hiện Khó đại tiện, cơ thể mệt mỏi Phân cứng màu đen, vón cục Đi ngoài ra máu tươi ngay sau khi đi ngoài. Máu này như máu gà cắt tiết hoặc phủ lên trên phân. Có máu tươi lẫn trong phân hoặc bị chảy máu sau khi đại tiện xong Đau  quặn bụng Có cảm giác mót đại tiện mặc dù vừa mới đại tiện xong Phương pháp điều trị chứng táo bón thường khá đơn giản. Người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh là sẽ mau chóng thoát khỏi nỗi khổ sở này. Lời khuyên: Chế độ ăn uống nhiều rau quả: rau đay, mồng tơi, đu đủ hoặc chuối để thúc đẩy nhu động ruột giúp nhuận tràng. Uống nhiều nước mỗi ngày, pha nước chanh với nước ấm 2 -3 cốc mỗi ngày giúp làm mềm phân. Hạn chế đồ ăn khô cứng, chỉ ăn khi đói (mỗi bữa cách nhau khoảng 4h) không ăn quá no. Xuất huyết tiêu hóa Xuất huyết tiêu hóa có thể gặp ở những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày, người có bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ) Một vài trường hợp xuất huyết tiêu hóa là do người bệnh uống phải những dung dịch có tính kiềm hoặc axit, những người uống rượu nôn nhiều, tâm lý căng thẳng, cũng có thể làm xuất huyết tiêu hóa.   Xuất huyết tiêu hóa là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi cầu ra máu Biểu hiện: Hoa mắt, chóng mặt Nôn ra nhiều máu tươi lẫn dịch tiêu hóa trong dạ dày ( hàng chục ml hoặc cả lít máu) Đau bụng dữ dội khu vực thượng vị Đi ngoài ra máu Phân màu đen Huyết áp giả Sốc co giật, khó thở Da tái lạnh Xử lý thế nào với người bị xuất huyết tiêu hóa? Bước 1: Sơ cứu cho người bị xuất huyết tiêu hóa bằng cách để bệnh nhân nằm nghỉ, kê cao 2 chân để máu dồn xuống não. Bước 2: Đắp chăn để ủ ấm cho người bệnh, chường đá vùng thượng vị để cầm máu. Bước 3: Cần gọi cấp cứ và đưa người bệnh đi tới cơ sở y tế sớm nhất có thể. Lưu ý, người bệnh có thể được chỉ định can thiệp bằng phương pháp nội soi, truyền dịch tĩnh mạch và truyền máu. Ngoài ra, người bệnh sẽ được sử dụng thêm một số loại thuốc  giúp cầm máu, ổn định dạ dày và nhiêu phương pháp khác. Lồng ruột Lồng ruột là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào khúc ruột bên dưới làm tắc nghẽn sự lưu thông trong đường ruột. Bệnh đa phần gặp ở trẻ em ( >80% là trẻ dưới 1 tuổi), người lớn hiếm khi mắc bệnh này. Bệnh lồng ruột hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Nhiều giả thuyết cho rằng bệnh có liên quan đến các căn bệnh nhiễm khuẩn gây ra rối loạn co bóp ruột, Polyp hay các u bướu bất thường trong lòng ruột. Hình ảnh trẻ đi ngoài ra máu do lồng ruột Biểu hiện: Đột ngột quấy khóc, đau bụng dữ dội Nôn mửa thức ăn hoặc dịch màu xanh/ vàng Trẻ bỏ bú (với trẻ dưới 1 năm tuổi) Bụng căng trướng Da tái, môi khô, mạch đập nhanh Đi ngoài có lẫn máu màu nâu hoặc đỏ trong phân Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức khi phát hiện những triệu chứng bất thường. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành gây mê hoặc không. Sau đó, các chuyên viên y tế sẽ đặt một ống thông vào hậu môn, nối ống thông với máy tháo lồng có van điều khiển áp lực. Hai chân của trẻ sẽ được giữ thẳng và khép kín, bác sĩ sẽ thực hiện bơm hơi qua ống thông vào trong đại tràng. Kỹ thuật viên điện quang sẽ chụp phim khi thấy hình ảnh khối lồng, bác sĩ tiếp tục bơm khí vào đại tràng, khối lồng dần di chuyển đến khi thấy hơi đột ngột trào sang ruột non ào ạt là lúc khối lồng được tháo. Kỹ thuật viên điện quang chụp phim thứ hai ngay sau khi tháo được khối lồng. Lúc này điều dưỡng sẽ tiến hành tháo ống thông ra khỏi máy cho hơi trong lòng ruột thoát ra gần hết rồi rút ống thông ra khỏi hậu môn. Trẻ sau tháo lồng có hiệu quả thường hết đau, ngủ yên, ỉa máu vẫn có thể có nhưng sẽ giảm dần, phân chuyển màu vàng, tính chất phân có thể lỏng do khi lồng ruột nước bị hấp thu vào lòng ruột nhiều. Trẻ được truyền dịch: giải mê (nếu có tiêm tiền mê), bồi phụ nước và điện giải theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, trẻ được theo dõi sát sao từ 12 – 24h sau khi suất viện. ☛ Tham khảo thêm: Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cách điều trị và phòng ngừa Điều trị và phòng tránh đau bụng đi ngoài ra máu Khi gặp phải tình trạng đau bụng, nóng trong người đi ngoài ra máu,… người bệnh không nên chủ quan mà cần tới trung tâm y tế để được thăm khám cụ thể. Sau khi thăm khám tìm ra nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ra máu bác sĩ có phác đồ điều trị cụ thể tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Bác sĩ chỉ định một số thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị giảm đau, hạn chế chảy máu để ngăn chảy máu cấp. Đối với tình trạng chảy máu do có các bướu thịt, bộ phận ruột bị tổn thương do ung thư, viêm túi thừa, búi trĩ hoặc viêm ruột có thể được can thiệp bằng phẫu thuật. Mặt khác, để việc điều trị đạt hiệu quả cao người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, hoa quả và bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Một số biện pháp dự phòng chung phải kể tới như: Chế độ ăn uống cần cân bằng giữa các thành phần dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất xơ từ nguồn rau xanh ( súp lơ xanh, rau dền, rau bina, bí đỏ…), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân. Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn, hạn chế táo bón xảy ra. Khi đi vệ sinh không nên rặn mạnh có thể gây tổn thương hậu môn cũng như đường tiêu hóa, sau đi vệ sinh cần lau nhẹ nhàng vùng hậu môn Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính cần điều trị sớm. Cần tránh đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều chất béo, rượu bia, đồ uống có ga, chất kích thích, thuốc lá… Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: đau bụng, đi ngoài ra máu, đi ngoài nhiều lần,… như Tràng Phục Linh PLUS – sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên, được nghiên cứu và công nhận hiệu quả từ các nhà khoa học thuộc khoa Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Y Keck và Đại học Nam California. Tháng 10 này, nhân dịp Sinh nhật 12 tuổi, Dược phẩm Thái Minh tặng 48 chỉ vàng SJC 4 số chín cho 48 khách hàng đầu tiên cào trúng tổ hợp ký tự TMP trên tem tích điểm của sản phẩm Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh PLUS. Ngoài ra còn hàng ngàn ưu đãi cho các khách hàng khi tích đủ 6 điểm và 12 điểm. Để tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm cũng như tình trạng đi ngoài ra máu, hãy liên hệ ngay đến 1800 1506 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất!

Dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì?

Ngộ độc thực phẩm (ngộ độc thức ăn) là hiện tượng mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải, thậm chí bị nhiều lần. Tình trạng này xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh… Đối với những ca bệnh nhẹ, người bệnh có thể hồi phục sau vài ngày, nhưng nếu nặng hơn cần phải nhập viện điều trị. Chắc hẳn không ít người cảm thấy lúng túng, không biết xử trí thế nào khi gặp phải tình trạng này. Cùng theo dõi những thông tin sau đây để có kiến thức xử trí đúng khi bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì nhé. Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm Ngộ độc thực phẩm (ngộ độc thức ăn, trúng thực) là hiện tượng khá phổ biến, nguyên nhân do ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh hay thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc… Trường hợp có triệu chứng nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với các bệnh nhân ngộ độc nặng với triệu chứng dữ dội cần phải được nhập viện để theo dõi, điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để nhận biết và có cách xử trí: Đau bụng: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ngộ độc thực phẩm, người bệnh có thể chườm ấm giúp giảm đau tạm thời. Nhưng trong trường hợp đau bụng không giảm sau 48 giờ hoặc đau bụng dữ dội thì cần phải tìm trợ giúp y tế ngay. Buồn nôn: Buồn nôn và lợm giọng là triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm, sau đó thường kèm nôn. Tiêu chảy: Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Xuất hiện máu trong phân hoặc chất nôn: Trong trường hợp này người bệnh cần tìm hỗ trợ y tế gấp vì điều này báo hiệu mức độ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng Sốt: Khi cơ thể chống lại chất độc khiến bạn bị sốt nhẹ, trường hợp đo nhiệt độ vượt quá 38 oC, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Tình trạng chán ăn: Người bệnh cảm thấy chán ăn khi bị ngộ độc thực phẩm. Trong trường hợp không ăn được gì quá 12 tiếng kèm theo các triệu chứng khác như mất nước hãy tới cơ sở y tế ngay lập tức Đau đầu: Khi cơ thể mất nước bạn dễ bị đau đầu khi ngộ độc thực phẩm Triệu chứng thần kinh: Các triệu chứng về thần kinh như mắt mờ, yếu cơ và tê bì ở cánh tay có thể là dấu hiệu khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức Thị lực thay đổi: Nếu các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm nhìn mờ hoặc nhìn đôi hoặc khó nuốt, hãy tìm sự chăm sóc y tế – đó có thể là ngộ độc botulinum, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Hoàng đản: hay còn được biết đến là tình trạng vàng da, vàng mắt, có thể do nhiễm viêm gan A từ thực phẩm. Tuy ít gặp nhưng bệnh dễ lây và có thể lây từ người này sang người khác hoặc do ăn phải thức ăn nhiễm bệnh. Đau bụng tiêu chảy là dấu hiệu phổ biến mà người ngộ độc thực phẩm dễ gặp phải. Bạn có thể nhận biết dấu hiệu cụ thể khi bị ngộ độc thực phẩm tùy thuộc vào từng nguyên nhân: Nguyên nhân do vi sinh vật (virus, vi khuẩn) hoặc độc tố từ vi sinh vật (độc tố do vi khuẩn tiết ra): Có các biểu hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn, tiêu chảy. Có thể kèm theo dấu hiệu mất nước (như khát nước, khô môi), nhiễm trùng (thường là sốt, vã mồ hôi). Nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất, không có chất độc tự nhiên: Người bệnh có các dấu hiệu phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hóa mà còn ở các cơ quan khác như hệ thần kinh (gây chóng mặt, đau đầu), tim mạch (nhịp tim nhanh, trụy mạch). Nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: Xuất hiện ngay sau khi ăn các thực phẩm cố định mà trong tự nhiên được biết là có thể chứa độc tố như sắn, cá nóc, cóc,… Với những trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê. Những trường hợp này cần tiến hành sơ cứu ngay. ☛ Tham khảo thêm tại: Bị tiêu chảy kéo dài là bệnh gì? Phải làm sao? Người bị ngộ độc thức ăn nên làm gì? Đối với những trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, bệnh nhân có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ ngộ độc thực phẩm mà bác sĩ đề xuất các trị ngộ độc thực phẩm sao cho phù hợp. Cần bình tĩnh thực hiện tuần tự theo các bước sơ cứu sau đây: Gây nôn Nếu người bệnh không có biểu hiện nôn, cần gây nôn. Khi ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng 6 giờ thì lúc đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày của người bệnh. Nếu người bệnh tỉnh táo, cần kích thích để bệnh nhân nôn càng nhiều càng tốt nhằm tống thức ăn ngộ độc ra ngoài. Kích thích bằng cách ngoáy nhẹ họng hay cho uống nước muối loãng. Cần rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để gây nôn. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá có thể gây sặc cho người bệnh. Không gây nôn khi người bệnh đã hôn mê, có thể gây sặc, ngạt thở. Đối với trẻ em, khi sơ cứu bằng cách gây nôn cho trẻ cần chú ý móc họng trẻ khéo, tránh gây xây xát họng của trẻ. Để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra ngoài. Không nên để trẻ nằm ngửa, có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và dễ dẫn tới tử vong. Trong quá trình gây nôn, cần luôn dùng khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm sạch lau cho trẻ. ☛ Thông tin chi tiết: Sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm Uống nhiều nước và nghỉ ngơi Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài, cơ thể sẽ bị mất nước. Do đó, cần tiến hành bù nước cho người bệnh bằng cách uống nhiều nước lọc, nước oresol, nước gạo rang… để bù nước cho người bệnh. Cho người bệnh uống từng ngụm nước nhỏ, không dùng thức uống có chứa cồn hay caffein. Nghỉ ngơi nhiều hơn do cơ thể mất nước khiến bạn mệt mỏi và yếu đi. Lưu ý, cần ngưng sử dụng thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc. Không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy bởi có thể làm chậm việc đào thải các chất độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ việc dùng thuốc cầm tiêu chảy hay xảy ra hội chứng lồng ruột hay liệt ruột rất nguy hiểm. Gọi cấp cứu hoặc ra cơ sở y tế gần nhất Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhưng người bệnh vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Hãy đưa người bệnh tới trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc y tế. ☛ Đọc thêm thông tin: Điều trị nhanh khi bị ngộ độc thức ăn Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Kiêng gì? Nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm thường có dấu hiệu buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Do đó, cơ thể yếu do mất nước, mất cân bằng điện giải. Nguyên tắc bù nước và điện giải để bù lại chất lỏng đã mất đi rất quan trọng. Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý để cơ thể nhanh hồi phục. Sau đây là những lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh: Nên ăn gì? Uống nhiều nước như oresol, nước gạo rang, nước cháo loãng, nước canh, nước hầm, nước ép trái cây. Bổ sung trái cây: Chọn loại trái cây làm dịu dạ dày và cảm giác buồn nôn như chuối. Do chuối có chứa nhiều kali, carbohydrate và đường tự nhiên. Ngoài ra, ăn táo nhằm giảm cảm giác ợ nóng, trào ngược dạ dày và giảm tiêu chảy. Giấm táo: Làm dịu niêm mạc dạ dày, giúp hồi phục nhanh tình trạng ngộ độc thực phẩm. Thức ăn nhẹ, không gây kích thích cảm giác buồn nôn như cháo trắng, bánh mì… Bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục sau ngộ độc thực phẩm có thể ăn bánh quy mặn, khoai tây nghiền nấu chín hay các loại ngũ cốc nấu chín. Bổ sung lợi khuẩn giúp hồi phục trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa như sữa chua. Nên kiêng gì? Cơ thể sau ngộ độc còn yếu nên người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau để tránh làm nặng thêm các triệu chứng như: Các thực phẩm khó tiêu cần tránh bởi chúng có thể gây buồn nôn. Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, rau củ sống… là những đồ ăn khá khó tiêu. Tránh ăn các thực phẩm từ sữa động vật như bơ, phô mai, sữa… trong khoảng vài ngày. Bởi lúc này cơ thể người bệnh chưa thể dung nạp lactose gây ra chứng chướng bụng, khó tiêu. Đồ uống có ga, có cồn cần tránh vì chúng chứa các hợp chất lợi tiểu. Bên cạnh đó, rượu bia có thể làm nặng hơn tình trạng mất nước. Người bệnh ngộ độc thực phẩm cần tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng trên để cơ thể sau khi ngộ độc sớm hồi phục trở lại. Trên đây là các dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu khi bạn hoặc người thân bị ngộ độc thực phẩm. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để xử trí khi gặp phải tình trạng này. Thường xuyên ghé thăm webiste “Trangphuclinh.vn” để cập nhật thêm nhiều thông tin về sức khỏe nhé.

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...