Viêm đại tràng

Đau bụng đi ngoài nên ăn gì? Kiêng gì?

Đau bụng đi ngoài là triệu chứng khá phổ biến gặp ở nhiều người. Đây là triệu chứng của tình trạng rối loạn tiêu hóa thông thường, nhưng trong nhiều trường hợp là dấu hiệu của những bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài và ngược lại. Vậy đau bụng đi ngoài nên ăn gì? Cùng tìm hiểu về chế độ ăn cho người đang bị đau bụng đi ngoài. Mục lụcĐau bụng đi ngoài nên ăn uống gì – Nguyên tắc cần nắmĐau bụng đi ngoài nên ăn gì?Thực phẩm giàu tinh bộtThực phẩm dễ tiêu hóaThực phẩm giàu đạmThực phẩm giàu chất xơSữa chuaMón ăn thanh đạmThức ăn ít dầu mỡ, loãngĐau bụng đi ngoài nên uống gì?Bổ sung nước lọcCác loại sinh tố hoa quảMột số loại tràNước muốiĐau bụng đi ngoài không nên ăn gì?Sữa và các chế phẩm từ sữaThực phẩm nhiều đườngBia rượu và đồ uống có gaSocola và cafeinCác loại rau sốngĐồ ăn cay nóngĐồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡThực phẩm gây đầy hơiPhòng ngừa tình trạng đau bụng đi ngoài Đau bụng đi ngoài nên ăn uống gì – Nguyên tắc cần nắm Khi bị đau bụng đi ngoài, người bệnh cần bổ sung các loại đồ ăn uống để bù lại những dinh dưỡng đã mất, giảm những loại thức ăn khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn. Thức ăn khi sử dụng là những đồ ăn dễ tiêu, mềm, thức ăn nhẹ, dưỡng ẩm, lợi khí,…Bổ sung nước rất quan trọng, nên uống nhiều nước và chất điện giải để bù lại lượng nước và chất điện giải mất do tiêu chảy gây nên. Với trường hợp đau bụng đi ngoài kéo dài liên tục người bệnh cần tới trung tâm y tế tin cậy để khám cụ thể. Nếu đau bụng đi ngoài là nguyên nhân do các bệnh lý gây nên, bác sĩ sẽ có lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cụ thể với người bệnh. Đau bụng đi ngoài nên ăn gì? Tình trạng đau bụng đi ngoài kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, mất nước nhất là khi tình trạng kéo dài cơ thể bị mất nước, chất điện giải, sút cân và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, khi bị đau bụng đi ngoài nên ăn những thực phẩm sau để cải thiện tình trạng: Thực phẩm giàu tinh bột Nhóm thực phẩm này không chỉ dễ tiêu hóa mà còn chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện và ngăn ngừa đi ngoài rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Các thực phẩm giàu tinh bột phải kể tới như gạo, khoai tây, khoai lang, lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc… Thực phẩm dễ tiêu hóa Nhằm giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa khi người bệnh bị đau bụng đi ngoài, nên ăn các thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp. Người bệnh có theer ăn các loại cháo tốt cho tiêu hóa và dễ hấp thụ như cháo rau sam, cháo hạt sen, hồng xiêm. Thực phẩm giàu đạm Những thực phẩm giàu đạm cung cấp lượng đạm cho cơ thể. Khi bị đau bụng đi ngoài, cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, để hỗ trợ sức khỏe mau hồi phục người bệnh cần bổ sung thực phẩm giàu đạm bằng cách thái nhỏ, hầm thật mềm giúp dễ tiêu hóa. Thực phẩm giàu đạm phải kể tới như thịt gà, thịt bò, trứng, đậu nành…Trong đó, thịt gà là lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh, không chỉ cung cấp protein mà dễ tiêu hóa phù hợp với người dang gặp phải các vấn đề như tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần. Thực phẩm giàu chất xơ Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, trái cây và là những loại giàu dinh dưỡng, vitamin nhưng ít bã giúp dễ tiêu hóa và không gây kích ứng đường ruột. Chế biến bằng cách thái, băm nhỏ hoặc hấp luộc thật mềm giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng hơn. Chuối, ổi, táo, việt quất,…là những loại quả vừa ngon miệng vừa giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn, thanh  mát cho cơ ruột. Khi đau bụng đi ngoài làm mất đi sự cân bằng chất điện phân trong cơ thể, các loại quả này chứa đủ dinh dưỡng giúp bù đắp lại. Sữa chua Trong sữa chua có các lợi khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột, làm dịu dạ dày đồng thời giúp ngăn ngừa các triệu chứng đi ngoài. Tuy ăn sữa chua tốt nhưng các sản phẩm từ sữa khác khiến đau bụng đi ngoài nặng thêm người bệnh cần chú ý. Đọc thêm: Bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua? Món ăn thanh đạm Khi bị đau bụng đi ngoài, nên ăn những món thanh đạm như canh thịt lọc, đậu phụ tránh những thực phẩm giàu lipid và các món nhiều dầu mỡ… Nên chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn giúp hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động và ổn định. Thức ăn ít dầu mỡ, loãng Dầu mỡ khiến người bệnh khó tiêu, cản trở hoạt động của dạ dày khiến đau vùng thượng vị càng nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy ăn ít dầu mỡ, nhiều protein như cá, trứng, rau xanh… Đau bụng đi ngoài nên uống gì? Bên cạnh đồ ăn, người bệnh nên dùng các loại đồ uống sau : Bổ sung nước lọc Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là những người bị đau bụng đi ngoài. Do đó, khi bị mất nước cần bổ sung nước cơ thể càng nhiều càng tốt. Mỗi người nên bổ sung tối thiểu 1,5 lít nước/1 ngày nhưng với người bệnh thì nên bổ sung từ 2 – 4 lít/1 ngày. Các loại sinh tố hoa quả Thành phần của nước ép hoa quả chứa nhiều thành phần vitamin, khoáng chất cần bổ sung cho người bệnh khi bị đau bụng đi ngoài. Các loại sinh tốt tốt cho người bệnh như dưa hấu, thanh long, cà chua,… Một số loại trà Một số loại trà phải kể tới như trà hoa cúc, trà vỏ cam, trà gừng…có tác dụng cải thiện tình trạng đi ngoài. Trong đó, trà gừng chuyên trị đi ngoài, nôn ói do dị ứng, tình trạng ngộ độc thực phẩm. Trà vỏ cam tác dụng tốt hỗ trợ tiêu hóa, trà hoa cúc hỗ trợ điều trị đi ngoài do viêm đường ruột và chống co thắt tốt. Nước muối Không chỉ giúp bổ sung nước cần thiết cho người bệnh nó còn có tác dụng hạn chế tình trạng mất nước. Nước muối được dùng nhiều trong thể thao, vận động, công việc lao động chân tay vì làm việc mất nước do thoát ra ngoài theo lỗ chân lông. Xem thêm: Đau bụng đi ngoài nhiều lần ở trẻ – Nguyên nhân và cách xử lý Đau bụng đi ngoài không nên ăn gì? Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, để cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài cũng như không làm các triệu chứng trở nên nặng hơn người bệnh cần hạn chế sử dụng những thực phẩm dưới đây: Sữa và các chế phẩm từ sữa Tuy là thực phẩm giàu đạm nhưng sữa và các chế phẩm từ sữa (trừ sữa chua) không phù hợp với những người đang bị đau bụng đi ngoài. Trong sữa có chứa thành phần lactose khó tiêu hóa, người đau bụng đi ngoài sẽ không thể hấp thụ được dù sữa là ở dạng lỏng, tình trạng đầy bụng, đi ngoài sẽ tăng thêm. Do đó, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm như sữa, bơ, phomat, kem… Tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng sữa chua vì tốt cho hệ tiêu hóa. Thực phẩm nhiều đường Các thực phẩm, đồ ăn có độ ngọt quá cao khiến lượng Insulin trong máu tăng đột biến. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày nhưng dễ gây lạnh bụng, đi ngoài. Bia rượu và đồ uống có ga Rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, trong đồ uống có ga chứa nhiều chất bảo quản, acid citric gây hại cho dạ dày. Khi sử dụng các loại đồ uống này khiến người bệnh có cảm giác đầy hơi, đau bụng đi ngoài. Do đó, nên loại bỏ loại đồ uống này ra khỏi thực đơn khi gặp phải đau bụng đi ngoài. Socola và cafein Socola có chứa lượng cafein gây ảnh hưởng không tốt tới cơ thể, có thể tràn axit dạ dày, giãn cơ vòng thực quản hoặc xảy ra tình trạng không dung nạp lactose…Điều này khiến cơ thể đặc biệt là vùng bụng có cảm giác khó chịu. Các loại rau sống Không chỉ chứa các loại tạp khuẩn, vi khuẩn gây hại cho cơ thể, rau sống còn giàu xenlulo, chất bã khó tiêu khiến cơ ruột và dạ dày làm việc nặng nhọc hơn. Sau khi ăn thức ăn thô, nhiều bã làm tăng lượng phân, sau khi hấp thụ nước bị trương ra làm ruột co bóp dẫn tới tình trạng bị tiêu chảy nhiều hơn. Do đó, khi hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề tốt nhất nên loại bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn ăn uống. Đồ ăn cay nóng Các món ăn cay nóng khiến dạ dày phải làm việc hiệu quả hơn, kích thích lên niêm mạc ruột khiến tình trạng đau bụng đi ngoài càng lâu cải thiện. Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ Những đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt mỡ, các món hải sản tanh không nên ăn vì chúng gây ra tình trạng khó tiêu và làm tăng thêm gánh nặng cho đường ruột của bạn. Thực phẩm gây đầy hơi Các thực phẩm dễ sinh hơi như đậu, bắp cải, súp lơ xanh và hành tây…khi bị đau bụng đi ngoài người bệnh nên tránh những thực phẩm trên. Một số loại trái cây như đào, lê, mận, các loại trái cây sấy khô (nho khô, mận khô…) nên hạn chế sử dụng vì chúng khiến bạn bị đầy hơi và làm nặng thêm triệu chứng đau bụng đi ngoài. Xem thêm: Đau bụng bên trái nguyên nhân do đâu? Phòng ngừa tình trạng đau bụng đi ngoài Để hạn chế tình trạng đau bụng đi ngoài, những lời khuyên dưới đây giúp mọi người phần nào phòng ngừa những triệu chứng đó: Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, các thực phẩm còn sống như cá, thịt, mắm tôm,… Các thực phẩm chế biến không an toàn không nên sử dụng. Tránh sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các thức ăn dạng thô, nhiều bã khó tiêu hóa. Tránh thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng hoặc xuất hiện nấm mốc Các sản phẩm từ sữa, thức ăn lên men hoặc đồ uống có cồn cần hạn chế sử dụng Dụng cụ sử dụng để chế biến món ăn cần được rửa và bảo quản sạch sẽ Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh tránh vi khuẩn gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài Nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra xem hệ thống tiêu hóa hoạt động có trơn tru không từ đó có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Trên đây là toàn bộ thông tin đau bụng ăn gì, uống gì là tốt nhất, hi vọng giúp ích nhiều cho bạn

Khi bị tiêu chảy cần ăn uống như thế nào?

Mỗi năm, trên thế giới, có trung bình 1,7 – 5 tỷ ca mắc tiêu chảy. Đa phần, những trường hợp này thuộc các nước đang phát triển, mà đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ. Bệnh gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe con người, người bệnh phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, thậm chí là tử vong do mất nước nặng, nhiễm toan hoặc ngừng tim. Bệnh tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài từ ba lần trở lên, phân ở dạng nhão hoặc chứa nhiều nước. Khi bị tiêu chảy, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý để mau lại sức. Nếu bạn chưa biết bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì thì dưới đây là một số gợi ý về những thực phẩm mà người bị tiêu chảy nên ăn và nên kiêng. Đau bụng tiêu chảy nên ăn gì? Mục lụcHiểu nhanh về chứng tiêu chảyNgười bị bệnh tiêu chảy cần ăn uống như thế nào?Tiêu chảy cấp tínhTiêu chảy mạn tínhBị tiêu chảy nên ăn gì, uống gì?Người lớn bị tiêu chảy nên ăn gì – TáoNước canhNước dừaNước điện giải như OresolThực phẩm có nhiệt lượng caoĐau bụng tiêu chảy nên ăn gì – Thịt gàSữa chuaChuốiViệt quấtBột mì (đã được chế biến)Uống nhiều nước lọcNước cháo, nước gạo rangUống trà thảo mộcNước trái câyBị tiêu chảy không nên ăn gì?Những món ăn không đảm bảo vệ sinhThực phẩm từ bơ, sữaĐồ ăn chứa nhiều chất béoChất làm ngọt nhân tạoThực phẩm gây đầy hơiRượu bia, cà phê và nước giải khát có ga cần tránhTiêu chảy ăn gì – Một số món ăn bổ dưỡng, tốt cho người bị tiêu chảyCháo xương heo nấm rơmThịt gà hầm ngải cứuCanh xương hầm củ quảĂn gì khi bị tiêu chảy – Mẫu thực đơn cho người bị tiêu chảyThực đơn giai đoạn đầuThực đơn giai đoạn haiThực đơn giai đoạn baLưu ý khi chăm sóc người bị tiêu chảy Hiểu nhanh về chứng tiêu chảy Trước khi đi tìm hiểu về ăn gì để không bị tiêu chảy thì chúng ta cùng tìm hiểu nhanh về bệnh này. Tiêu chảy (Diarrhea) là hiện tượng đi ngoài phân lỏng, số lần đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tiêu chảy là do nhiễm trùng đường ruột. Các tác nhân gây hại có thể là vi khuẩn (E.coli, Salmonella, Shigella…), virus (Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus), hoặc kí sinh trùng (Entamoeba hítolytica, Giardia lambia, Cryptosporidium…). Các yếu tố gây bệnh này thường xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường ăn uống. Một số bệnh lý tiêu hóa điển hình như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, không dung nạp đường sữa, bệnh celiac…cũng là lý do gây ra chứng tiêu chảy kéo dài. Ngoài ra, tiêu chảy còn là tác dụng phụ do sử dụng một số loại thuốc: thuốc nhuận tràng, thuốc hóa trị ung thư, thuốc kháng axit, thuốc trị trầm cảm… Bệnh tiêu chảy có 2 dạng: Tiêu chảy cấp tính: Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính thường rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thức ăn hoặc kết mạc ruột quá nhạy cảm gây ra hiện tượng này. Tiêu chảy mạn tính:  Do dạng cấp tính phát triển thành hoặc do dịch toan dạ dày bị thiếu, quá ít, do nhiễm vi rút đường ruột, do hấp thu kém bởi các bệnh khác… gây ra các biểu hiện bệnh đại tiện nhiều lần, phân loãng có máu hoặc dịch nhầy, mùi thối có thể kèm theo đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc có táo bón xen kẽ. Tiêu chảy được điều trị chủ yếu dựa vào việc bù nước và điện giải, kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp để bệnh nhanh khỏi. Do đó, việc ăn đúng, uống đúng rất quan trọng. Dưới đây là danh sách gợi ý những dạng thực phẩm mà người bị tiêu chảy nên ăn – nên kiêng. ☛ Đọc thêm: Tiêu chảy ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Người bị bệnh tiêu chảy cần ăn uống như thế nào? Vậy những người bị tiêu chảy cần ăn như thế nào? Đâu tiên là nên có chế độ ăn để bù nước và dinh dưỡng đã mất, các loại thức ăn nhẹ, mềm, dưỡng ẩm và lợi khí, giúp giảm bớt kích thích cơ học và hóa học với đường ruột. Tùy theo dạng tiêu chảy là gì mà có chế độ ăn uống phù hợp: Tiêu chảy cấp tính Người bệnh cần nhịn ăn để đường ruột hoàn toàn được nghỉ ngơi. Khi bệnh thuyên giảm hơn bắt đầu ăn dần các món ăn loãng chẳng hạn như nước cháo hoặc nước chè. Nếu tình trạng đi ngoài giảm bớt thì có thể ăn thêm các món khác dạng mềm, loãng rồi dần đến các món thông thường. Chế độ ăn như vậy giúp hồi phục chức năng của dạ dày và ruột, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Tiêu chảy mạn tính Thức ăn dành cho người bệnh cần có nhiệt lượng cao, giàu protein và vitamin, ít lipit. Đó là những món ít bã, dễ tiêu hóa, không gây kích thích. Do đó, người bệnh nên chọn ăn cháo gạo, mì nước, bánh cuốn, bánh nướng, ăn sữa bò với số lượng ít, thịt nạc, gan, bầu dục,… Nên chế biến ở dạng hầm, luộc, om, nhúng…Các thực phẩm sử dụng cần được băm, thái nhỏ để dạ dày và đường ruột dễ tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh nên chia khẩu phần ăn làm nhiều bữa trong ngày, để tránh cho dạ dày quá tải. Đồng thời, cố gắng điều chỉnh tâm trạng vui vẻ, thoải mái, bớt căng thẳng để tình trạng bệnh thuyên giảm. Khi bị tiêu chảy cần ăn uống như thế nào? Bị tiêu chảy nên ăn gì, uống gì? Bị tiêu chảy ăn gì? – Tiêu chảy được điều trị chủ yếu dựa vào việc bù nước và điện giải, kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp để bệnh nhanh khỏi. Do đó, việc ăn đúng, uống đúng rất quan trọng. Dưới đây là danh sách gợi ý những món ăn cho người bị tiêu chảy nên ăn – nên kiêng. Người lớn bị tiêu chảy nên ăn gì – Táo Nhờ tính dịu nhẹ, dễ tiêu hóa nên táo là một trong những loại thực phẩm có hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh tiêu chảy. Bởi chất xơ trong táo là loại chất xơ hòa tan pectin rất dễ tiêu hóa. Đồng thời, nó còn làm chậm quá trình bài tiết đường ruột, giảm triệu chứng tiêu chảy. Không chỉ vậy, lượng đường tự nhiên có trong táo còn bổ sung đường tự nhiên tức thời bị mất đi khi bị tiêu chảy. Vì vậy, nếu không biết người lớn bị tiêu chảy nên ăn gì thì có thể sử dụng 2 – 3 quả táo mỗi ngày để giảm tình trạng này. Táo – Thực phẩm rất tốt cho người bị tiêu chảy Nước canh Nước canh được hầm từ xương và rau củ là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, dễ ăn. Uống nước canh cũng là cách bổ sung lượng nước đã mất cho người bị tiêu chảy rất tốt. Nước dừa Bị tiêu chảy nên ăn uống gì? – Nước dừa là một trong những bài thuốc lâu đời giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước hiệu quả do tiêu chảy. Bởi nước dừa rất giàu điện giải và khoáng chất, bổ sung chất khoáng mất khỏi cơ thể do tiêu chảy.  Ngoài ra, nước dừa còn chứa axit lauric khi đi vào cơ thể chuyển đổi thành monolaurin giúp kháng khuẩn, virus, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bệnh nhân bị tiêu chảy nên uống nước dừa 2 – 3 giờ/ lần và không uống khi đói bụng. Bởi nó dễ gây ớn lạnh và đau bụng. Tuy nhiên, hàm lượng natri và clorua trong nước dừa tương đối thấp, nên để đảm bảo hơn thì người bệnh nên cho thêm lượng nhỏ muối vào nước dừa để bù đắp sự thiếu hụt này. Trẻ bị tiêu chảy thì bố mẹ có thể cho bé uống nước dừa Nước điện giải như Oresol Một trong những biện pháp phòng ngừa biến chứng ở người bệnh tiêu chảy bị mất nước là uống Oresol. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi, và bất kể loại tiêu chảy. Tuy nhiên, cần pha Oresol với thể tích nước theo đúng hướng dẫn. Bởi nồng độ đậm đặc do pha ít nước có thể làm tình trạng mất nước trở nên nặng hơn (mất nước ưu trương). Liều lượng phù hợp: Đối với trẻ dưới 24 tháng: Thể tích Oresol bổ sung 50 – 100ml sau mỗi lần trẻ nôn hoặc đi ngoài. Cho trẻ uống từng lượng thể tích nhỏ liên tục, trường hợp trẻ bị nôn thì nghỉ 1 – 2 phút sau đó cho trẻ uống tiếp. Đối với trẻ từ 24 tháng trở lên: Thể tích Oresol bổ sung khoảng 100 – 200ml sau mỗi lần đi ngoài hoặc nôn, uống từng ngụm nước nhỏ.  Thực phẩm có nhiệt lượng cao Các món ăn như cháo, khoai tây, khoai lang nghiền, bột ngũ cốc,…là nhóm thực phẩm giàu tinh bột, dễ tiêu hóa, người bệnh nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế tình trạng tiêu chảy. Đau bụng tiêu chảy nên ăn gì – Thịt gà Khi tiêu chảy, cơ thể sẽ mất đi lượng một lượng protein, chất dinh dưỡng và nước do phải đi vệ sinh thường xuyên. Thịt gà là loại thực phẩm giàu đạm và dinh dưỡng. Vì thế, các bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ thịt gà để cải thiện sức khỏe, đẩy lùi triệu chứng khó chịu do tiêu chảy gây ra. Sữa chua Sữa chua tuy là một chế phẩm có nguồn gốc từ sữa nhưng nó lại rất có lợi cho những người bị tiêu chảy. Sữa chua có chứa hàng tỷ lợi khuẩn probiotic. Khi những vi sinh vật có lợi này di chuyển vào đường ruột, chúng sẽ tấn công những loại hại khuẩn, giúp cho hệ vi sinh đường ruột trở lại cân bằng. Từ đó, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sẽ dần biến mất. Chuối Chuối là loại quả được xem là lựa chọn tốt nhất giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa chuối giúp làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết ổn những bệnh lý về đường tiêu hóa. Chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể. Bên cạnh đó, chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần. Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử. Việt quất Anthocynide – đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, phổ biến trong những trái việt quất. Hoạt chất này có khả năng loại trừ những mầm mống vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng viêm của đường ruột. Không những vậy, thành phần này còn có tác dụng kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Vì thế, nếu đang bị tiêu chảy, bạn nên ăn những trái việt quất để cải thiện tình hình. Bột mì (đã được chế biến) Bị tiêu chảy nên ăn sáng gì? – Bột mì được chế biến sẵn là thực phẩm không tốt cho sức khỏe bằng các loại lương thực khô nhưng với tình trạng tiêu chảy nó lại bị đảo ngược. Bột mì chế biến sẵn nằm trong danh sách những thực phẩm ưu tiên hàng đầu dành cho người bị tiêu chảy. Vì các sản phẩm làm từ lương thực thô khi được chế biến sẽ bị lột bỏ lớp vỏ bên ngoài nên chúng sẽ dễ tiêu hóa hơn, làm dịu bao tử và hạn chế được những triệu chứng của bệnh. Lưu ý, với những người mắc chứng không dung nạp glutein (bệnh Celiac) thì tuyệt đối không nên ăn các thực phẩm chế biến từ bột mì, lúa mạch, vì sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn. Uống nhiều nước lọc Nước lọc là yếu tố bổ sung không thể thiếu khi một người bị tiêu chảy. Việc cung cấp nước liên tục sẽ giúp người bệnh tránh khỏi tình trạng suy thận vì mất nước. Nước cháo, nước gạo rang Những loại nước có tinh bột giúp bổ sung năng lượng và nước cho cơ thể mà không làm dạ dày phải co bóp, hoạt động quá nhiều. Một lưu ý là bạn không nên cho quá nhiều đường hoặc muối vì có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn. Uống trà thảo mộc Các loại trà thảo mộc có tác dụng làm dịu cơ thể và tinh thần. Để làm giảm và loại trừ bệnh tiêu chảy, hãy chú ý đến tác dụng làm dịu và giảm đau của bạc hà và hoa cúc. Bạc hà là một phương thuốc trị co thắt đồng thời còn giúp làm thư giãn, xoa dịu các cơ bên trong ruột. Hoa cúc có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và các cơn co thắt trong thành ruột. Nước trái cây Nước trái cây có nhiều vitamin, khoáng chất (natri, canxi, kali) và điện giải giúp người bị tiêu chảy mau chóng hồi phục sức khỏe. Các bạn có thể ép nước cam, nước chanh, nước dưa hấu, nước dừa để uống trong ngày. Lưu ý, không nên thêm đường vào trong các loại nước ép này, để tránh gây phản tác dụng khiến cho tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Bị tiêu chảy không nên ăn gì? Ngoài việc nắm rõ ăn gì khi bị tiêu chảy thì các bạn cũng cần kiêng một số loại thực phẩm sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, đó là: Những món ăn không đảm bảo vệ sinh Không ăn rau sống, tiết canh, lòng lợn, các món gỏi, món tái. Vì những thực phẩm chưa được nấu chín có thể tồn tại nhiều vi khuẩn, gây hại cho dạ dày. Tiết canh – món ăn khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn Thực phẩm từ bơ, sữa Hiện tượng tiêu chảy khiến cho số lượng enzim lactase suy giảm trong cơ thể. Enzim lactase là thành phần rất cần tiết để tiêu hóa hàm lượng lactose – một loại đường được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa. Đường sữa không thể tiêu hóa được gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Vì vậy, khi bị tiêu chảy thì tốt nhất bạn không nên dung nạp loại thực phẩm này, nhất là các loại bơ, kem, phô mai… Nhưng bạn vẫn có thể ăn sữa chua vì các chế phẩm sinh học có trong sữa chua sẽ giúp cơ thể bạn có được sự cân bằng vì sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đồ ăn chứa nhiều chất béo Thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao làm tăng những cơn co thắt ruột và làm cho triệu chứng của tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, nên tránh các loại đồ ăn như đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ nếu tiêu chảy đang “ghé thăm”. Đồ ăn chứa nhiều chất béo gây nên những cơn co thắt ruột Chất làm ngọt nhân tạo Một số loại thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng triệu chứng đầy hơi, khó chịu. Chẳng hạn như nước ngọt có gas, kẹo không đường và kẹo cao su không đường chứa sorbitol. Chúng có thể khiến cho tiêu chảy nặng hơn. Thực phẩm gây đầy hơi Các thực phẩm dễ gây tình trạng đầy hơi như: Đậu, bắp cải, súp lơ xanh và hành tây là những thực phẩm có thể khiến cho nhu động ruột rối loạn, gây tích tụ khí trong đường ruột. Do đó, khi ăn vào sẽ bị sôi bụng, tiêu chảy nhiều. Ngoài ra, một số loại trái cây như: đào, lê, mận, các loại trái cây sấy khô (mơ, nho khô, mận khô) bạn cũng nên tránh vì chúng sẽ làm bạn bị đầy hơi và làm nặng hơn bệnh tiêu chảy. Rượu bia, cà phê và nước giải khát có ga cần tránh Đối với những người khỏe mạnh thì những đồ uống trên không gây ra chứng tiêu chảy. Nhưng khi bị tiêu chảy nên tránh uống rượu, cà phê, và các loại nước giải khát có ga. nên uống nước tinh khiết, nước lọc. Tiêu chảy ăn gì – Một số món ăn bổ dưỡng, tốt cho người bị tiêu chảy Sau khi bị tiêu chảy nên ăn gì? – Sau khi bị tiêu chảy thì người bệnh có thể bổ sung một số món ăn bổ dưỡng dưới đây: Cháo xương heo nấm rơm Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm gạo nếp 3 nắm gạo tẻ 300g xương ống heo 100g thịt nạc heo băm nhuyễn 1 nhánh gừng nhỏ 100g nấm rơm Hành lá, rau mùi và các gia vị khác Hướng dẫn: Bước 1: Cho lẫn 2 loại gạo và vo sạch, sau đó cho lên chảo rang thơm. Bước 2: Sơ chế các loại rau gia vị (hành lá, rau mùi) thật sạch, cắt nhỏ. Hành tím băm nhỏ rồi phi với 1 thìa dầu ăn, rồi để riêng ra bát nhỏ. Nấm rơm rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, sau đó vớt ra xào chín với hành tím phi. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái chỉ mỏng Bước 3: Thịt nạc băm cần ướp với gia vị gồm có: 1 thìa cà phê nhỏ hạt nêm, 1 chút tiêu xay, trong khoảng 15 phút, sau đó cho lên chảo xào chín. Bước 4: Rửa sạch xương ống heo, trụng qua với nước sôi khoảng 2 phút, sau đó vớt xương ra rồi cho vào nồi hầm với nửa lít nước trên lửa vừa phải. Bước 5: Sau khi hầm xương xong bạn lọc nước xương hầm qua rây, dùng nước hầm xương này để nấu cháo. Bước 6: Cho gạo rang và nước hầm xương vào nồi lớn, vặn lửa vừa phải để nấu cháo, khi cháo sôi thì mở vung kịp thời để không bị trào ra ngoài. Tiếp tục hầm cho đến khi cháo nhừ. Khi cháo gần được bạn cho vào phần nấm rơm, gừng, thịt xay đảo đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi chuyển qua chế độ Warm để giữ cháo được nóng. Khi ăn cho thêm hành lá, rau mùi, tiêu xay để thêm phần hấp dẫn. Thịt gà hầm ngải cứu Chuẩn bị nguyên liệu: 1/2 con gà đã làm sạch 1 mớ ngải cứu 1 gói gia vị thuốc bắc 1 củ gừng Các gia vị nấu ăn cần thiết Hướng dẫn: Bước 1: Rửa sạch thịt gà, chặt miếng vừa ăn. Ngải cứu rửa sạch, ngâm qua nước muối. Bước 2: Gừng bóc vỏ, rửa sạch, đập dập, sau đó cho vào cùng với tiêu đen, nước mắm để ướp gà trong khoảng 30 phút để ngấm đều gia vị. Bước 3: Cho thịt gà vào nồi áp suất, đặt lớp lá ngải xuống đáy và xung quanh thịt gà, phần còn lại để lên trên, cho các gia vị thuốc bắc vào nồi. Đổ lượng nước hầm vừa phải, sau đó hầm trong 30 phút, khi thấy thịt chín mềm là có thể lấy ra ăn. Canh xương hầm củ quả Chuẩn bị nguyên liệu: 500g sườn non 1 củ khoai lang 1 củ khoai tây 1 củ cà rốt 100g bí đỏ Hành lá, rau mùi tàu Các gia vị cần thiết Hướng dẫn: Bước 1: Sườn non rửa sạch, chặt miếng nhỏ khoảng 3 – 4cm vừa ăn. Sau đó, đặt xương vào nồi để trần qua với nước sôi cho bớt mùi tanh và tạp chất. Bước 2: Băm nhỏ hành củ, cho vào chảo phi thơm. Sau đó trút sườn vào để xào, cho thêm chút gia vị. Cho sườn vào nồi lớn đổ lượng nước vừa phải để ninh xương. Bước 3: Trong thời gian hầm xương, tiến hành gọt của quả, sơ chế sạch, thái miếng vuông nhỏ vừa ăn. Sau khi xương ninh được khoảng 20 phút thì cho củ quả vào hầm chung, thêm gia vị vừa ăn. Lưu ý, khoai lang và khoai tây lâu chín hơn bí đỏ, cà rốt, nên cho vào trước để nhanh nhừ. Cuối cùng cho thêm hành lá, rau mùi tàu để tăng thêm vị hấp dẫn. Ăn gì khi bị tiêu chảy – Mẫu thực đơn cho người bị tiêu chảy Bị tiêu chảy ở người lớn nên ăn gì? – Thực đơn chuẩn khoa học Thực đơn giai đoạn đầu Từ 24 – 48h đầu, thực đơn ăn uống của người bị tiêu chảy chủ yếu là bù nước và điện giải. Ngoài việc uống oresol thường xuyên và truyền dịch thì cần có chế độ ăn lỏng, nhiều nước và khoáng để chống lại sự mất muối, mất nước. Mẫu thực đơn: ORS uống theo nhu cầu, càng đi nhiều càng phải uống nhiều. 6 giờ 30: cháo đường 300ml (gạo 30g, đường 20g, muối 5g); táo tây nghiền hoặc ổi chín nghiền 100g. 9 giờ 30: súp cà rốt 400ml (cà rốt 200g, đường 20g, muối 5g); sữa chua đậu tương 150ml (đậu tương 15g, đường 10g). 12 giờ: cháo đường 400ml, táo nghiền hoặc ổi nghiền 100g. 15 giờ: súp cà rốt 400ml. 19 giờ: cháo đường 300ml, sữa chua đỗ tương 200ml. Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng = 1.072kcalo. Trong đó: đạm: 16,65g; chất béo: 2,5g; bột đường: 238,8g. Thực đơn giai đoạn hai Ở giai đoạn này, khi bệnh nhân đã đỡ tiêu chảy nhiều lần, thực đơn ăn uống bắt đầu đa dạng hơn. Tổng năng lượng đưa vào: 1.200kcalo trở lên. Trong đó: đạm (protein): 30g (khoảng 0,6g/kg/ngày); bột đường 250g trở lên; chất béo: 10g; muối nêm vừa miệng; nước uống theo nhu cầu, thêm nước quả. Mẫu thực đơn: 6 giờ 30: sữa chua đỗ tương 200ml (đỗ tương 20g, đường 5g), bánh quy 50g. 10 giờ: cháo thịt 400ml (gạo 60g, thịt 30g), sữa chua đỗ tương 200ml. 14 giờ: súp rau nghiền (gạo 30g; khoai 100g, cà rốt 100g, thịt 30g). 18 giờ: cháo thịt 400ml (gạo 60g, thịt 30g), táo tây nghiền hoặc chuối chín 100g. Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng = 1.265kcalo. Đạm: 37,8g; chất béo: 13,2g; bột đường: 223,62g. Thực đơn giai đoạn ba Giai đoạn này, bệnh nhân gần như đã phục hồi hoàn toàn, thế nên chủ yếu ăn theo chế độ bình thường để tăng protein,vitamin và calo. Mẫu thực đơn: 6 giờ 30: cháo đường (gạo 50g, đường 30g), bánh quy 50g. 10 giờ: cơm 100g, thịt hấp 40g, canh rau cải (rau cải 50g). 14 giờ: khoai nghiền trứng 300ml (khoai 200g, trứng gà 50g). 18 giờ: phở thịt (bánh phở 200g, thịt nạc 50g), sữa chua đỗ tương 200ml (đỗ tương 20g, đường 20g). Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: Năng lượng = 1504,6kcalo. Trong đó: đạm: 52,27g calo từ đạm 13,5%; chất béo 11,04g calo từ chất béo 6,5%; bột đường 278,23g. Lưu ý khi chăm sóc người bị tiêu chảy Khi bị tiêu chảy, ngoài việc quan tâm tới việc tiêu chảy ăn gì thì cách chăm sóc người bệnh cũng quan trọng không kém, đặc biệt là trẻ bị tiêu chảy. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị tiêu chảy: Lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị tiêu chảy Cho người bệnh uống nhiều nước; hạn chế các hoạt động thể chất khi bị tiêu chảy, bởi hoạt động mạnh sẽ làm cơ thể tăng nguy cơ mất nước. Dùng một số loại thuốc trị tiêu chảy có chứa thành phần như bismuth subsalicylate (Pepto Bismol) và Ioperamide (Imodium) có thể giảm bớt những trường hợp tiêu chảy thường xuyên. Dù đã lưu ý người bị tiêu chảy nên ăn gì để cải thiện triệu chứng, nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài hơn 2 ngày không cải thiện kèm sốt trên 39 độ thì cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Riêng trẻ em nếu không có dấu hiệu thuyên giảm sau 24h cũng cần đến gặp bác sĩ, đặc biệt khi trẻ có các biểu hiện như tiểu ít, khô miệng, khóc không ra nước mắt hoặc đi phân màu đen, có máu,… Nói chung, không khó để trả lời câu hỏi người bị tiêu chảy nên ăn gì. Tuy nhiên, nếu không lưu ý những thực phẩm mà bạn cho là rất bình thường cũng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và kéo dài. Vì vậy, hãy chia sẻ những lưu ý trong thực phẩm nên và không nên ăn khi điều trị bệnh tiêu chảy cho bạn bè và người thân nhé! Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Chướng bụng đầy hơi ở bà bầu - Cách khắc phục?

Nhiều chị em than phiền trong thời kỳ bầu bí thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi. Chúng làm cho cơ thể mệt mỏi và gây ra tình trạng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Bài viết dưới đây chia sẻ một số kinh nghiệm cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất để mẹ bầu luôn “an tâm” trong thời gian mang thai.   Nguyên nhân bà bầu bị chướng bụng đầy hơi Nhiều chị em cảm thấy rất lo lắng khi đang giai đoạn mang thai mà thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này khi mang thai phải kể tới: Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai cơ thể bà bầu sẽ có sự thay đổi đặc biệt nội tiết tố. Cơ thể sản sinh ra một số hormone khiến các cơ của hệ tiêu hóa mền ra gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, axit dạ dày dư thừa và dễ gây trào ngược lên trên. Chế độ ăn uống: Trong giai đoạn mang thai nhiều chị em thèm đủ thứ, điều này dẫn tới việc ăn uống bất thường hoặc ăn món lạ gây khó tiêu. Đặc biệt khi ăn đồ chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ là nguyên nhân khiến chị em dễ bị đầy hơi khi mang thai. Ngoài ra, một số thói quen xấu khi ăn uống dễ dẫn tới tình trạng này như ăn quá nhiều,  ăn nhanh, nhai không kĩ, vừa ăn xong đã nằm ngay… Kích thước tử cung thay đổi: Khi bắt đầu mang thai tử cung của phụ nữ sẽ lớn dần lên theo kích thước của thai nhi. Điều đó đồng nghĩa với việc dạ dày bị chèn ép, ruột không thể hoạt động như bình thường. Lúc này ruột sẽ sinh ra các khí gas khiến bà bầu bị đầy hơi. Ngoài ra, một số yếu tố khác như sử dụng viên uống bổ sung như sắt hay canxi, thói quen lười vận động gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa. Những nguyên nhân trên tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp khắc phục có thể dẫn tới tình trạng chán ăn khiến thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Đọc thêm: Chướng bụng đầy hơi thường xuyên có thể là dấu hiệu bệnh gì? Các triệu chứng thường gặp bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu Chướng bụng đầy hơi ở bà bầu thường đi kèm các triệu chứng sau đây: Bụng căng tức: Khi chướng bụng đầy hơi khiến bụng trở nên căng tức, khó chịu. Đôi khi một số chị em còn cảm thấy đau bụng lâm râm, ợ chua, ợ khan. Chán ăn, ăn nhanh no: Khi bị chướng bụng đầy hơi dịch tiết đường tiêu hóa ít nên bà bầu không có cảm giác đói, không thèm ăn thậm chí bỏ bữa. Rối loạn tiêu hóa: Đây cũng có thể là hệ quả của chứng chướng bụng đầy hơi ở bà bầu. Bà bầu dễ gặp phải tình trạng táo bón và tiêu chảy, trong đó táo bón thường phổ biến hơn. Kinh nghiệm thực tế từ các mẹ bầu cải thiện đầy hơi Dưới đây là một số những chia sẻ của các mẹ về đẩy lùi chứng chướng bụng đầy hơi. 1. Chị Mai Lan ( Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: ” Khi mang thai bé Bông được 4 tháng tôi thường xuyên bị đầy bụng cảm giác rất khó chịu. May có người bạn mách cách thay đổi tư thế ngủ. Tôi thực hiện và có hiệu quả tốt. Tôi muốn khuyên các mẹ bầu nên kê cao đầu và lưng khi ngủ để giúp axit trong dạ dày không bị trào ngược. Đây cũng là kinh nghiệm tránh gây ra hiện tượng ợ hơi, đầy bụng.” 2. Thu Trang (Thái Thịnh, Ba Đình, Hà Nội): ” Trong thời kỳ mang bầu mình cũng hay bị chướng bụng, ăn không tiêu. Qua tư vấn của bác sĩ mình hay đi bộ sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, giúp tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt khi ăn nên chia làm nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ. Ăn các món dễ tiêu hóa, khi ăn xong không nên nằm ngay mà nên vận động nhẹ nhàng.” 3. Hồng Quế (TP Nam Định): ” Tôi rất hay ăn các món chiên xào nên khi bầu bí thường xuyên bị chướng bụng. Được bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế các món dầu  mỡ vì đây là thủ phạm gây ra tình trạng ăn không tiêu. Từ đó tôi hạn chế ăn món rán xào thay vào đó là các món luộc.” Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp chị em đang mang thai cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu: Thay đổi chế độ ăn uống Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng, điều này không chỉ giúp hạn chế tình trạng chướng bụng, đầy hơi, táo bón, ợ hơi mà giúp nâng cao sức đề kháng cho bà bầu và thai nhi. Thực phẩm cần tránh Thực phẩm hoặc hoa quả quá chua và cay là thủ phạm khiến dạ dày “mệt mỏi”, dẫn đến chướng bụng, ợ hơi. Món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Các mẹ nên hạn chế ăn những món này. Đồ uống có gas như nước ngọt, nước tăng lực… dẫn đến chướng bụng và đầy hơi. Chúng cũng không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai nên bạn cần hạn chế. Các loại cá và thịt hun khói. Các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa bầu, pho mai, bơ, sữa chua…) nhiều người khó hấp thu lactose trong các và hậu quả là dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Nên chia nhỏ và ăn uống thành nhiều lần Một số loại thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, hành muối… sẽ làm tăng axit trong dạ dày, khiến chứng bệnh nên trầm trọng hơn. Không nhai kẹo cao su vì khi ăn loại kẹo vì dễ sinh khí trong dạ dày Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng nên ăn gì Những loại trái cây như đu đủ chín, chuối, táo, lê, nho… có tác dụng cung cấp chất xơ , rất có lợi cho tiêu hóa và nhuận tràng. Bà bầu có thể dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ khô để hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn và hỗ trợ dạ dày khi bị chướng bụng đầy hơi. Tía tô không những có tác dụng an thai, chữa cảm cúm, ho sốt, đờm… mà còn giúp bà bầu giảm được chứng đầy bụng, khó tiêu rất hiệu quả.Một số thói quen sinh hoạt giúp hạn chế đầy bụng, khó tiêu khi mang bầu Ngoài ra, bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp hấp thụ thức ăn tốt hơn không khiến dạ dày phải quá tải.. Ăn chậm nhai kĩ để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Xem chi tiết: Chướng bụng đầy hơi ăn gì kiêng gì? Chế độ luyện tập và sinh hoạt Vận động mỗi ngày bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa và hạn chế đáng kể đầy bụng chướng hơi. Mỗi ngày dành 30 phút để đi bộ vào buổi tối sau ăn khoảng 45 phút kết hợp bổ sung đủ nước cho cơ thể bạn sẽ thấy những thay đổi tích cực. Ngoài ra, cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức. Cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xa stress. Bỏ những thói quen xấu như thức khuya, sử dụng chất kích thích (bia, rượu, cà phê, thuốc lá,..). Mẹ bầu cần mặc quần áo rộng rãi và co giãn tốt, đặc biệt là vùng dưới ngực và bụng, để không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Cách chữa đầy bụng cho bà bầu 3 tháng đầu bằng đu đủ chín Đu đủ chín có lợi cho tiêu hóa (Ảnh minh họa) Đây là thực phẩm vàng giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả.. Ăn đu đủ chín giúp mẹ bầu nhanh chóng xóa tan cảm giác khó chịu khi bị đầy bụng Cách chữa đầy bụng cho bà bầu bằng cà rốt Khi bị đầy bụng một cốc nước ép cà rốt giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn, mẹ bầu cũng có thể chế biến món cháo loãng nấu với cà rốt và ăn nhẹ để chấm dứt tình trạng này. Cà rốt cho tính chất kháng viêm và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn đồng thời kihcs thích hoạt động tiết dịch vị để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa cho người bệnh do đó bà bầu hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Cách giảm căng tức bụng cho bà bầu bằng nước chanh nóng Không chỉ giúp cơ thể giải khát mà còn giúp chữa trị chứng khó tiêu một cách hiệu quả. Bạn có thể dùng một muỗng nước cốt chanh pha loãng với ly nước ấm, có thể cho 1 chút muối và uống trước bữa ăn. Cách này giúp bạn chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả đồng thời hỗ trợ axit cho dạ dày. Bên cạnh đó, nước chanh còn giúp bà bầu chống lại các vi khuẩn có hại trong thực phẩm khi chế biến món ăn. Nghệ tươi Trong nghệ có chứa các thành phần có tác dụng rất tốt khi bị kích ứng dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Uống nước nghệ tươi có tác dụng giúp bà bầu ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày hiệu quả. Massage vùng bụng Đây là biện pháp đơn giản mà hiệu quả cải thiện chướng bụng đầy hơi đi kèm táo bón. Massage vùng bụng là liệu pháp an toàn giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm tình trạng khó chịu ở vùng bụng. Lưu ý, khi masage bụng cần nhẹ nhàng để tránh phát sinh những vấn đề không mong muốn. Chướng bụng đầy hơi ở bà bầu đi kèm với các dấu hiệu khác như đại tiện ra máu, đi đại tiện khó cần tới ngay cơ sở y tế để được kiểm tra cụ thể và có biện pháp điều trị đúng cách, tránh xảy ra những vấn đề nguy hiểm. Để phòng ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu và ợ hơi mẹ bầu cần ăn những thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, hoa quả và rau xanh giúp chữa chứng đầy hơi một cách hiệu quả. Đồng thời uống đủ nước, vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga, đi bộ, bơi lội giúp duy trì sức khỏe tốt cho thai kỳ.

Đi ngoài ra chất nhầy (màu vàng, đỏ, hồng) bệnh gì?

Sau mỗi lần đi đại tiện bạn gặp phải hiện tượng phân có chứa chất nhầy. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý gây nguy hiểm tới sức khỏe. Chất nhầy có thể màu vàng, đỏ, đen, hồng…Vậy đi ngoài ra dịch nhầy là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua những thông tin sau.   Chất nhầy trong phân là gì? Chất nhầy là một phần tự nhiên của cơ thể được thấy ở nhiều bộ phận như mũi, miệng, thực quản, phổi và ruột. Vai trò của chúng là bảo vệ các cơ quan nhạy cảm trên, thông thường chất nhầy được tìm thấy nhiều nhất ở ruột. Tại hệ tiêu hóa, các tế bào niêm mạc ruột được tái tạo mới nên có một lớp dịch mỏng để bôi trơn bề mặt niêm mạc ruột giúp quá trình vận chuyển các chất cặn bã xuống hậu môn để thải ra ngoài. Lớp niêm mạc lót ở mặt trong của ruột, ở lớp này có hàng chục triệu tuyến, trong đó có tuyết tiết chất nhầy. Ở cơ thể bình thường không sản xuất nhiều chất nhầy, chất nhầy màu vàng hoặc trong suốt có thể theo phân ra ngoài nhưng có lượng nhỏ mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, khi có vấn đề về sức khỏe, chế độ ăn uống, yếu tố môi trường…có thể dẫn tới thay đổi trạng thái chất nhầy, khi đi đại tiện thấy chất nhầy kèm phân. Phân nhầy đi kèm những triệu chứng bất thường Nếu gặp phải tình trạng đi ngoài phân có chất nhầy sẽ kèm theo các triệu chứng khác. Mỗi dấu hiệu sẽ phản ánh về sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn và gắn liền với một bệnh lý nhất định. Cụ thể như sau: Phân nhầy lẫn máu Đại tiện phân có nhầy lẫn máu là tình trạng mà không ít người gặp phải. Người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như đau dọc khung đại tràng, đau trước và sau khi đi đại tiện, thời gian đại tiện kéo dài, sụt cân, xanh xao. Khi gặp phải các triệu chứng này có thể cảnh báo bệnh lý ung thư đại tràng hoặc có khối u ở đại tràng. Nếu người bệnh bị đi ngoài phân loãng kèm máu và dịch nhầy cũng có thể do mắc bệnh lỵ. ☛ Tìm hiểu thêm: Đi ngoài ra máu là bệnh gì? Phân nhầy có bọt Nếu người bệnh gặp phải triệu chứng này kèm theo các dấu hiệu khác như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài nhiều lần, táo bón xen lẫn với tiêu chảy…thì rất có thể bạn đang mắc viêm đại tràng. Đi ngoài ra chất nhầy màu xanh Nếu bạn quan sát kỹ thấy phân nhầy có màu xanh lá rất có khả năng bạn đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng. Phân nhầy màu đen Gặp phải tình trạng này cảnh báo niêm mạc đại tràng bị tổn thương gây ra xuất huyết đường tiêu hóa. Phân bị chuyển màu khi di chuyển trong lòng ruột. Ngoài ra, đây còn là triệu chứng cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày. Hoặc nếu nồng độ sắt trong cơ thể cao đi ngoài phân nhầy màu đen. Nếu đi ngoài phân nhầy màu đen và có mùi hôi thối khủng khiếp trong vòng 16 giờ trước đó mà bạn không hề sử dụng rượu tốt nhất nên gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Người lớn đi ngoài ra chất nhầy màu vàng Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề khi tiêu hóa chất béo. Đây có khả năng là hệ quả của cắt túi mật, uống thuốc giảm cân hay di chứng sau phẫu thuật. Nếu đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng, trơn nhờn lẫn mỡ cảnh bảo bệnh viêm tụy mãn tính. Ngoài ra, là dấu hiệu cảnh báo ống dẫn mật tắc nghẽn. Cộng với sự hấp thu chất béo kém do tiêu thụ quá nhiều chất béo và mật không thể chuyển hóa hết được. Phân nhầy có mùi tanh Một số nguyên nhân dẫn tới phân nhầy có mùi tanh do bị nhiễm trùng, bị viêm ruột, kém hấp thụ, viêm tụy mãn tính, bệnh xơ nang, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm,… Lạm dụng kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến đi ngoài phân nhầy có mùi tanh. Sự cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột bị phá vỡ khiến người bệnh bị đại tiện phân lỏng, lúc táo, phân có mùi tanh khó chịu. Chứng rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm cũng gây ra đại tiện phân nhầy có mùi tanh. Kém hấp thu cũng là tác nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng phân có mùi tanh và xì hơi nặng mùi. Phân nhầy màu nâu Nguyên nhân do cơ thể không hấp thụ chất béo đúng cách hoặc mắc các bệnh về tuyến tụy mãn tính. Đi ngoài ra chất nhầy là dấu hiệu của bệnh gì? Nhiều người có tâm lý chủ quan khi đi ngoài ra dịch nhầy và không có biện pháp chữa trị. Trong khi đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đi ngoài ra chất nhầy cảnh báo dấu hiệu của một số bệnh lý dưới đây. Táo bón kéo dài Tình trạng táo bón kéo dài khiến niêm mạc đường ruột bị tổn thương sinh ra chất nhầy đi kèm phân táo. Phân trở nên cứng hơn, cọ xát với thành ruột khi đại tiện, chất nhầy sẽ theo phân ra ngoài thậm chí có lẫn với máu tươi. Những trường hợp này đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ là do phân cứng, vón cục và chà xát mạnh vào thành niêm mạc đường ruột dẫn tới chảy máu. Để cải thiện tình trạng táo bón người bệnh cần bổ sung nhiều nước, thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày khoa học. Thực đơn cần bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi, thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Tránh sử dụng đồ ăn cay nóng, thức ăn đóng hộp, chất kích thích khiến tiêu hóa khó khăn dễ dẫn tới táo bón. Hội chứng ruột kích thích Hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, là bệnh gây rối loạn chức năng của đại tràng mà không tìm thấy tổn thương thực thể nào. Lúc này chất nhầy sản xuất ra nhiều hơn bình thường, chúng sẽ theo đường tiêu hóa và ra ngoài theo phân. Kèm theo đó là triệu chứng đau bụng đi ngoài, chướng bụng đầy hơi, ăn uống khó tiêu, tiêu chảy xen lẫn với táo bón, phân đầu rắn đuôi nát… Áp xe hậu môn Là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở hậu môn khiến các mô mềm ở quanh hậu môn bị sưng tấy. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh đi ngoài ra dịch màu vàng và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Tốt nhất người bệnh nên đi khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng không mong muốn. Viêm ruột cấp tính Viêm ruột cấp tính là bệnh lý gây ra triệu chứng đi ngoài ra dịch nhầy. Khi niêm mạc ruột tiết ra chất nhầy nhiều hơn do sự hoạt động của các yếu tố gây hại như độc tố, vi khuẩn… Bệnh trĩ Bệnh trĩ khá phổ biến hiện nay và gặp ở mọi đối tượng nhưng nguy cơ mắc cao là những người hay làm việc văn phòng phải ngồi lâu. Bệnh xảy ra khi những đám rối tĩnh mạch giãn nở quá mức và tạo thành búi trĩ. Những người bị trĩ thường bị chảy máu khi đi đại tiện, đại tiện thấy nhiều chất nhầy màu trắng. Nếu không có biện pháp điều trị sớm bệnh có thể dẫn tới thiếu máu, nhiễm trùng và áp xe hậu môn. Viêm loét đại tràng Viêm loét đại tràng gây tổn thương niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau, lượng chất nhầy được tiết ra bất thường và theo phân ra ngoài khi đại tiện. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà lượng chất nhầy tiết ra không giống nhau. Khi bệnh tiến triển nặng lượng chất nhầy được tiết ra nhiều hơn và ngược lại. Người bệnh bị viêm loét đại tràng còn bị đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ do lẫn máu. Đọc thêm: Viêm loét đại tràng nên có chế độ ăn uống thế nào? Ung thư hậu môn trực tràng Đây là bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe và có thể mất mạng trong thời gian ngắn. Triệu chứng thường gặp của bệnh thường gặp phân nhầy thường dẹt và có lẫn chất nhầy màu trắng đục. Tuy nhiên, biểu hiện này ngắn và tự mất đi, lúc này các cơ quan vẫn hoạt động một cách bình thường nên người bệnh chủ quan không đi khám. Khi thấy hiện tượng này tốt nhất bạn nên đi khám để sàng lọc ung thư đại trực tràng vì đây có thể là dấu hiệu ung thư trực tràng giai đoạn sớm. Nứt hậu môn Là hiện tượng nứt, rách ở hậu môn trực tràng, vết nứt có đường kính nhỏ dài khoảng vài cm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do tiêu chảy liên tục, táo bón. Nứt hậy môn có thể khiến người bệnh đi ngoài đau và kèm theo nhầy ở trực tràng ra ngoài. Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn, khó chịu nhất là khi táo bón. Tắc ruột Tắc ruột gây đi ngoài ra chất nhầy trắng kèm theo các triệu chứng khác như táo bón, chướng bụng, đầy hơi. Các nguyên nhân gây tắc ruột như tràn dịch, có khối u hoặc có gì lạ ở đường ruột. Ngoài các nguyên nhân trên, đi ngoài phân nhầy còn do ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Một số trường hợp do ăn các loại thực phẩm như lactose, các loại hạt… có thể gây ra hiện tượng đi ngoài ra chất nhầy ở các bệnh nhân có bệnh lý không hấp thu được lactose. Ngay khi thấy hiện tượng đi ngoài phân nhầy kéo dài trong nhiều ngày người bệnh hãy đi khám. Phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Nếu chủ quan không chữa kịp thời có thể dẫn tới hậu quả khôn lường, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn. Điều trị đi ngoài ra chất nhầy như thế nào? Người bệnh nên đi khám cụ thể tại trung tâm y tế uy tín nếu có dấu hiệu đại tiện ra dịch nhầy kéo dài. Tùy thuộc vào bệnh lý, tình trạng sức khỏe mà bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường các trường hợp được cải thiện nhanh chóng khi được điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, thực hiện một số điều sau đây: Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Nên uống 2 lít nước mỗi ngày hoặc bổ sung nước bằng các nguồn trái cây, nước ép trái cây…giúp các hoạt động trong cơ thể diễn ra trơn tru. Đây là biện pháp hỗ trợ điều trị khá đơn giản mà hiệu quả. Tăng cường chất xơ cho cơ thể: Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp cải thiện tình trạng táo bón, giảm các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ  từ rau xanh, ngô, táo, các loại đậu… Bổ sung các thực phẩm có chứa lợi khuẩn và kháng viêm như sữa chua, các loại rau lá xanh đậm (súp lơ xanh, rau bina…), các loại quả mọng. Các loại thực phẩm này không những giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể và tránh được những vấn đề không mong muốn về sức khỏe. Chế độ tập luyện mỗi ngày giúp khí huyết lưu thông, hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, tăng cường sức khỏe tổng thể

Chướng bụng đầy hơi nên ăn gì? Kiêng gì?

Đầy hơi chướng bụng là hiện tượng gặp khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi, khiến người bệnh rất khó chịu, ăn uống kém lâu dần gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, từ việc ăn uống không hợp lý cho tới bệnh lý gây nên. Khi bị đầy bụng nên ăn gì và không nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn khi bạn bị đầy hơi chướng bụng.   Nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu Đầy hơi chướng bụng là hiện tượng bị tụ hơi trong dạ dày xảy ra khi có một lượng hơi lớn trong dạ dày và ruột nhiều. Khi bị nuốt hơi khoảng 2 – 3ml không khí vào trong dạ dày đây chính là nguồn gốc của khí oxy cùng nito tích tụ lại trong ống tiêu hóa. Hiện tượng ợ hơi, đánh hơi nhằm đẩy hơi ra ngoài khí có nhiều khí trong dạ dày và ruột. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đầy hơi chướng bụng, nguyên nhân chính là do rối loạn vận động tiêu hóa khiến dạ dày lúc nào cũng bị ứ đọng thức ăn khiến thức ăn xuống ruột chậm và gây ra hiện tượng tắc nghẽn. Chủ yếu nguyên nhân gây ra điều này do ăn uống không điều độ và hợp lý. Ăn quá nhanh, không nhai kĩ, nuốt vội Ăn quá nhiều tinh bột trong ngày khiến hệ thống men trong dạ dày không thể xử lý kịp Ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị Sử dụng rượu bia, đồ uống có gas gây đầy hơi chướng bụng Người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp stress dễ gây ra tình trạng đầy bụng Một số thực phẩm khi dung nạp sinh hơi khiến bạn đầy bụng chướng hơi Bệnh lý gây nên triệu chứng trướng bụng đầy hơi khó tiêu như bệnh lý về dạ dày, viêm đại tràng… Xem chi tiết: 17 căn bệnh gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi Bị đầy bụng nên ăn gì? Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng đầy hơi chướng bụng. Để cải thiện tình trạng trên, mọi người cần tuân thể một số nguyên tắc trong ăn uống dưới đây: Dung nạp thực phẩm dễ tiêu, hạn chế các món cứng, đồ ăn quá chua cay Ăn chậm, nhai kĩ, không ăn quá no, nuốt vội Hạn chế sử dụng các món ăn từ dầu mỡ động vật, ưu tiên thức ăn giàu đạm từ thịt, trứng, cá Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, hoa quả có chứa độ ngọt cao Các loại đồ uống có gas, nước ngọt, bia rượu cần hạn chế Điểm danh những thực phẩm cải thiện tình trạng đầy hơi chướng bụng: Đu đủ Trong đu đủ có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có khả năng phá vỡ thức ăn và tiêu hóa hết protein, đồng thời giải phóng khí và hơi trong bụng. Vì thế thức ăn được chuyển hóa hết không gây đầy bụng. Trái dứa Nếu bạn chưa biết ăn gì dễ tiêu hoá Là loại quả rất có lợi cho hệ tiêu hóa, vì trong dứa có nhiều bromelin giúp việc hấp thụ cũng như thúc đẩy protein cho cơ thể. Bên cạnh đó, dứa còn có chất cellulo, hemicellulo, với 2 hợp chất này giống như chất xơ chúng có tác dụng giúp đường ruột tiêu hóa tốt hoặc thức ăn thừa dễ dàng bị đẩy ra ngoài mà không bị ứ đọng lại trong cơ thể. Rau xanh Phần lớn các loại rau xanh đều tốt cho người đang bị đầy hơi chướng bụng. Rau xanh là thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ nghiền nát, không có tính lên men nên hạn chế gây ra các hiện tượng ứ hơi, tích hơi ở dạ dày. Bổ sung rau xanh vào trong thực đơn mỗi ngày giúp cân bằng các chất trong cơ thể, tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch đồng thời điều hòa cơ chế nội sinh giúp nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể và duy trì hoạt động sống. Cần lưu ý, các loại rau họ cải như cải xoăn, bông cải và cải bắp lại không tốt cho người bị đầy bụng khó tiêu do có thành phần raffinose – một chất gây cản trở quá trình tiêu hóa. Cháo Đây là món dễ ăn và dễ tiêu hóa do được chế biến dưới dạng xay nhuyễn. Khi bị đầy hơi chướng bụng nên ăn cháo thay cơm giúp người bệnh dễ ăn, dễ tiêu hóa lại giúp giải tỏa sự tích hơi trong dạ dày. Một số món cháo tốt cho người bệnh như cháo đậu xanh, cháo tía tô, cháo chuối,… Cần lưu ý, một số món cháo làm tăng thêm tình trạng đầy hơi chướng bụng như cháo nấm, cháo cà, cháo cá lóc,… Gừng Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng gừng cay nóng không có ích cho hệ tiêu hóa, nhưng uống nước chanh gừng gồm nước ấm pha mật ong, nước cốt chanh và vài lát gừng hoặc ăn vài lát gừng tươi chấm muối giúp cải thiện tình trạng đầy bụng. Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng bạn có thể uống trà nóng pha vài giọt tinh dầu bạc hà; hoặc ăn vài nhánh bạc hà tươi. Xoa nhẹ nhàng vùng bụng, thoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới rồi quay lại. Có thể bôi chút dầu nóng khi thoa. Chuối Chuối là thực phẩm giúp bạn tiêu hóa tốt hơn, bên cạnh đó khi ăn chuối giúp cơ thể tạo ra một lượng natri có thể làm giảm thiểu xu hướng chướng bụng, đầy hơi. Nước chanh nóng Nếu sau bữa ăn bạn cảm thấy đầy bụng rất khó chịu hãy thử uống một cốc nước chanh nóng bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay tức thì. Nếu bạn biết trước mình thường gặp triệu chứng khó tiêu, bạn có thể chuẩn bị đồ uống này trước khi ăn. Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn. Sữa chua Khi bị đầy bụng khó tiêu sữa chua chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Trong sữa chua có chứa nhiều enzyme và lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, sữa chua còn kích thích ăn uống ngon miệng, giảm sự tích tụ thức ăn, dịch lỏng và hơi trong đường tiêu hóa từ đó giảm tình trạng đầy hơi khó tiêu. Tỏi Là gia vị được sử dụng phổ biến trong gian bếp giúp gia tăng hương vị cho món ăn tỏi còn sử dụng vị thuốc tuyệt vời chữa nhiều bệnh.  Tỏi được coi là thần dược chữa đầy bụng khó tiêu. Trong tỏi chứa Allicin là một chất có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, hạn chế các vi khuẩn gây hại, tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển. Dùng tỏi giúp kích thích hệ tiêu hóa, thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, giảm đầy hơi chướng bụng. Trà thảo dược Trà thảo dược có tác dụng thư giãn, chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa. Sử dụng trà thảo dược giúp cải thiện đầy bụng khó tiêu. Một số loại trà thảo dược tốt cho cơ thể như: Trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng, trà chanh.. Xem thêm chi tiết: 11 cách chữa chướng bụng đầy hơi tại nhà Đầy hơi không nên ăn gì? Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, một số thực phẩm khiến dạ dày của chúng ta cảm thấy khó chịu kéo dài gây ra hiện tượng đầy hơi chướng bụng. Cụ thể như: Thực phẩm có hàm lượng fructose cao Một số loại trái cây có chứa hàm lượng ffructose cao mà khi bị đầy bụng chướng hơi bạn cần tránh như: Táo, mận, lê, nho, chà là, anh đào,..Khi tiêu thụ quá mức những thực phẩm này gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa của cơ thể đồng thời gây ra các vấn đề về đường ruột. Các loại đậu Đậu là thực phẩm dễ gây ra tình trạng đầy bụng bỏi chúng có chứa hàm lượng cao vitamin, khoáng chất đặc biệt là protein thực vật cao hơn các loại rau khác. Bên cạnh đó, trong chúng còn chứa chất stachyose và raffinose phức.  Đây là hai loại đường phức tạp mà khi qua ruột già, vi khuẩn bacteria “ăn” những thành phần đường này và tạo ra khí. Sữa và sản phẩm từ sữa Một số người gặp phải vấn đề không dung nạp lactose, là nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng. Tình trạng này gặp khá phổ biến ở trẻ em đặc biệt khi cho trẻ uống sữa bị đi ngoài, đau bụng,… Do đó, tránh dùng sản phẩm có chứa nhiều lactose như hạn chế lượng sữa hoặc sản phẩm từ sữa như kem, sữa chua, bơ, kem chua và pho mát. Hãy dùng các sản phẩm thay thế bổ sung canxi như các loại rau xanh đậm, tôm, cua, súp lơ…. Các loại ngũ cốc nguyên hạt Đây là tác nhân khiến dạ dày bị đầy hơi rất khó chịu bởi ngũ cốc nguyên hạt thường khó tiêu hơn các thành phần khác. Khi chất xơ này đến đại tràng, các vi khuẩn kết hợp với chúng gây lên men giải phóng khí. Việc tiêu thụ các loại thực phẩm như bánh quy giòn, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt nên hạn chế để tránh đầy hơi. Rau quả có đường khó tiêu Các loại rau quả thuộc nhóm này như giá đỗ, cần tây, măng tây, tỏi tây, hành tây, súp lơ, bông cải xanh,…chứa đường khó tiêu với hàm lượng cao. Khi xuống đại tràng khí được thải ra như sản phẩm phụ, do đó nếu đang bị đầy bụng nên hạn chế những thực phẩm trên. Đồ uống có ga và nước soda Các loại đồ uống có ga, nước ngọt dễ sinh khí trong dạ dày, ruột khiến tình trạng đầy hơi chướng bụng càng thêm tồi tệ. Vì thế, hãy thay thế nước ngọt, đồ uống có gas bằng nước, trà, trái cây như lựa chọn tốt cho sức khỏe. Thực phẩm chế biến, thực phẩm nhiều muối Thực phẩm đóng gói, các loại thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh, ngũ cốc hay bánh mì mà thành phần chứa nhiều lactose và fructose. Nếu sử dụng kết hợp các loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn tất sẽ dẫn đến sự gia tăng thải khí. Thực phẩm nhiều natri khiến bạn dễ bị đầy hơi, vì vậy, nếu ăn thêm thức ăn nhiều muối, tình trạng đầy hơi sẽ càng tăng thêm. Thực phẩm chiên xào Những thực phẩm chế biến dạng chiên xào có chứa hàm lượng chất béo cao nên thường khó tiêu, hấp thụ lâu hơn những đồ ăn khác do đó làm tăng sự hình thành khí tăng cảm giác khó chịu ở bụng. Món ăn chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả Có nhiều cách chữa đầy bụng khó tiêu nếu bạn chưa biết đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, thay vì dùng thuốc bạn có thể thực hiện các món ăn bài thuốc như sau: Trứng gà lá mơ Nguyên liệu như sau: 100g lá mơ lông Trứng gà ta 2 quả Cách thực hiện như sau: Lá mơ lông rửa sạch, để ráo nước sau dó xắt nhuyễn hoặc giã nát Trứng gà đập tách lấy lòng đỏ, đánh tan rồi cho lá mơ cùng chút gia vị vào trộn đều hỗn hợp Làm nóng chảo, cho chút dầu vào rồi rán trứng lá mơ, rán chín đều hai mặt Ăn 2 – 3 lần có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu, táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột. Cháo tía tô Nguyên liệu: 1 nắm lá tía tô tươi Gạo 300g Gừng tươi 4g Thịt nạc bằm 100g Cách chế biến: Đem thịt ướp với một ít hạt nêm và hành củ đập dập và xào chín. Lá tía tô xắt nhuyễn, gừng xắt sợi hoặc giã nát. Cháo nấu 40 phút cho nhừ rồi thêm thịt xào, gừng và lá tía tô vào. Nêm chút nước mắm và muối cho vừa miệng, dọn ra ăn khi còn nóng. Món ăn này giúp dễ tiêu hóa, giúp nhẹ bụng, ngăn ngừa virus, vi khuẩn gây bệnh. Chữa chướng bụng đầy hơi do bệnh đại tràng Chướng bụng đầy hơi trong nhiều trường hợp là dấu hiệu của bệnh lý đại tràng như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần kết hợp sử dụng các sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Cách phòng tránh chướng bụng đầy hơi Khi bị chướng bụng đầy hơi người bệnh cảm thấy rất khó chịu khiến cho sinh hoạt hàng ngày bị cản trở. Để phòng tránh tình trạng trên cần thực hiện một số biện pháp sau: Thay đổi chế độ ăn uống Ăn chậm nhai kỹ, không nên nằm sau khio ăn, ngồi thoải mái thư giãn sau khi ăn xong Chế biến thức ăn mềm và dễ tiêu hóa để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa Ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày Tránh sử dụng rượu bia, đồ uống có gas – đồ uống này gây ra nhiều bệnh tật trong cơ thể đặc biệt vấn đề ở dạ dày, đại tràng. Thay đổi chế độ sinh hoạt Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế stresss Cần phân bố thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý

Đau bụng bên trái ngang rốn có nguy hiểm không?

Đau quặn bụng là hiện tượng khá phổ biến. Tất cả mọi người đều có khả năng mắc phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, vị trí đau bụng bên trái ngang rốn có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Vậy chúng là gì? cách chữa đau bụng bên trái ngang rốn? Hãy cùng Tràng Phục Linh tìm hiểu nhé! Đau bụng trái ngang rốn là gì? Bụng là khu vực giải phẫu được giới hạn bởi bờ dưới của xương sườn và cơ hoành ở trên, xương chậu ở dưới và 2 bên sườn. Đau bụng được sử dụng để mô tả những cơn đau bắt nguồn từ các cơ quan trong khoang bụng. Vị trí đau bên trái ngang rốn có những cơ quan khu trú như: Một phần của đại tràng (đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma). Ruột thừa. Niệu quản trái Hồi tràng (ruột non) Trực tràng Đau bụng bên trái ngang rốn do nguyên nhân gì? Hội chứng ruột kích thích (IBS) Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn khá phổ biến ở ruột già. Chưa tìm ra nguyên nhân, một số yếu tố nguy cơ có thể gây nên bệnh IBS như nhiễm trùng nặng, thường xuyên căng thẳng, hệ vi sinh đường ruột thay đổi… Đặc trưng của bệnh là không làm tổn thương các lớp niêm mạc trong đại tràng (1). Tuy nhiên lại gây ra một số tác động tiêu cực đến cơ thể bao gồm: Đại tràng co thắt dẫn đến đau bụng, trong đó có đau bên trái ngang rốn. Đầy hơi, chướng bụng liên quan đến việc đi tiêu. Tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ hoặc thường xuyên hơn. Tăng chất nhầy trong phân. Các triệu chứng khác thường liên quan đến đầy hơi, tăng khí hoặc chất nhầy trong phân. Ở những người với triệu chứng nhẹ có thể kiểm soát bằng thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và quản lý căng thẳng. Các trường hợp nặng hơn, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và nguy cơ dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Viêm đại tràng Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc bên trong đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây nên bệnh có thể do hệ thống miễn dịch bị suy giảm, cơ thể nhiễm vi sinh vật, di truyền… Các triệu chứng thường phát triển theo thời gian thay vì đột ngột, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm và vị trí xảy ra. Các dấu hiệu bao gồm: Những vết viêm, loét bên trong niêm mạc gây nên tình trạng đau bụng. Khi viêm tại vị trí “đại tràng xuống” sẽ gây đau bụng bên trái ngang rốn. Chuột rút. Đi tiêu ra một lượng máu nhỏ kèm trong phân. Giảm cân, mệt mỏi, sốt. Cảm giác muốn đi vệ sinh nhưng không có gì để đi. Hầu hết mọi người có triệu chứng nhẹ và vừa. Quá trình điều trị ở mỗi người là khác nhau. Một số trường hợp cần thời gian dài để trị khỏi hoàn toàn. Chứng khó tiêu Khí thường được giữ lại trong đường tiêu hóa khi một người tiêu thụ thức ăn. Thông thường, lượng khí này sẽ đi qua trực tràng hoặc thực quản, không đáng lo ngại. Tuy nhiên khi nó được lưu giữ trong đường tiêu hóa có thể gây đau bụng và khó chịu. Ngộ độc thức ăn Ngộ độc thức ăn là tình trạng rối loạn tiêu hóa do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, chứa vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng. Các triệu chứng ngộ độc thức ăn có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi ăn với những dấu hiệu sau: Buồn nôn, nôn. Tiêu chảy ra nước hoặc có máu. Đau bụng. Sốt. Tác động nghiêm trọng phổ biến nhất của ngộ độc thức ăn là mất nước và các muối khoáng cần thiết. Người trưởng thành có thể uống đủ nước để thay thế chất lỏng đã mất đi. Tuy nhiên ở người lớn tuổi hoặc trẻ sơ sinh, những người suy giảm miễn dịch hoặc bệnh mãn tính dễ gây mất nước hơn, nặng có thể phải nhập viện và truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Ung thư đại tràng sigma, trực tràng Xem thêm: Đau bụng trên rốn dấu hiệu bệnh gì? Cách giảm đau Ung thư đại tràng bắt đầu từ các tế bào trong trực tràng phát triển đột biến, không kiểm soát được. Các tế bào này tích tụ thành một khối u, theo thời gian phát triển xâm lấn và phá hủy các mô khỏe mạnh gần đó. Nguyên nhân có thể do đột biến gen di truyền. Những dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư trực tràng: Thay đổi thói quen đi tiêu, chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón hoặc đi tiêu thường xuyên hơn. Máu trong phân có màu hạt dẻ sẫm hoặc đỏ tươi. Cảm giác ruột không hoàn toàn trống rỗng. Xuất hiện những cơn đau bụng (thường đau âm ỉ ở vùng bụng bên trái do khối u cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn). Giảm cân không rõ lý do. Suy nhược hoặc mệt mỏi. Trước đây những người mắc ung thư trực tràng tiên lượng thời gian sống dài là không phổ biến, ngay cả khi đã điều trị. Tuy nhiên với những tiến bộ của kỹ thuật ngày nay cùng với khả năng phát hiện ung thư sớm, tỷ lệ sống sót của ung thư trực tràng đã được cải thiện nhiều. Vì vậy, cần phải tiến hành tầm soát ung thư sớm từ 50 tuổi trở lên. Sỏi thận Sỏi thận là những cặn cứng được tạo thành từ các khoáng chất và muối hình thành bên trong thận. Chế độ ăn uống, thừa cân béo phì, sử dụng một số loại thuốc là một trong số những yếu tố gây ra bệnh (2). Sỏi thận có thể ảnh hưởng tới bất kỳ phần nào của đường tiết niệu từ thận đến bàng quang. Nếu sỏi bị mắc kẹt trong niệu quản, nó chặn dòng chảy của nước tiểu khiến thận sưng lên và niệu quản co thắt gây đau quặn có thể ở cả hai bên ngang rốn. Tại thời điểm đó, có thể gặp các triệu chứng khác như: Đau quặn, dữ dội, đau nhói ở hai bên và lưng, dưới xương sườn. Đau lan xuống bụng dưới và háng. Đau và cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu, đục hoặc có mùi hôi. Buồn nôn và nôn. Sốt và ớn lạnh nếu bị nhiễm khuẩn. Xem thêm: Đau bụng bên trái ở nữ giới cảnh báo bệnh gì Khi nào đau quặn bụng bên trái ngang rốn cần đến gặp bác sĩ? Nếu cơn đau không thuyên giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt. Khi kèm những triệu chứng khác, tình trạng này có thể là dấu hiệu của những bệnh lý đường tiêu hóa, để chắc chắn không không có biến chứng nguy hiểm, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ: Đau bụng bên trái ngang rốn từng cơn kéo dài Đau rất nặng, dồn dập. Nôn mửa. Giảm cân nhưng không rõ nguyên nhân. Buồn nôn, choáng váng, ngất xỉu hoặc khó thở. Có máu trong phân. Đi tiêu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường. Chẩn đoán và điều trị Chẩn đoán Bác sĩ có thể thu hẹp phạm vi chẩn đoán đau quặn bụng bên trái ngang rốn của bạn bằng cách nói chuyện và hỏi triệu chứng mắc phải. Đồng thời bạn cũng có thể phải xét nghiệm máu để: Kiểm tra chức năng thận. Xem có mắc các bệnh nhiễm trùng hay không (làm tăng số lượng bạch cầu). Có thiếu máu hay không. Kiểm tra lượng đường trong máu. Trong một số trường hợp có thể dễ dàng chẩn đoán chính xác mà không cần xét nghiệm thêm như bệnh táo bón. Nhưng một số trường hợp cần làm thêm một số phương pháp như: Nội soi đường tiêu hóa. Chụp cắt lớp vi tính. Siêu âm. Chụp X-quang. Điều trị Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân, thường bao gồm: Giảm đau: Cơn đau có thể không biến mất hoàn toàn khi sử dụng thuốc giảm đau nhưng nó sẽ dịu đi, giúp bạn dễ chịu hơn. Bổ sung chất lỏng: Người bệnh cần truyền chất lỏng vào tĩnh mạch để khắc phụ tình trạng mất chất lỏng và giúp đường tiêu hóa được nghỉ ngơi. Sử dụng thuốc khác điều trị triệu chứng. Phẫu thuật. Cách chữa đau bụng bên trái ngang rốn Hầu hết cơn đau bụng nhẹ sẽ biến mất mà không cần điều trị đặc biệt. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp ở nhà để giảm bớt cơn đau như: 1. Uống trà gừng Củ gừng được sử dụng từ lâu như một phương thuốc chữa đau bụng và khó tiêu hiệu quả. Khả năng của loại củ này chưa được xác định chính xác nhưng một số nhà khoa học cho rằng nó chứa ginerols và shogaols giúp tăng tốc độ co bóp. Từ đó giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn, đặc biệt tốt cho người khó tiêu. Ngoài ra các chất khác trong gừng còn giúp giảm buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Cách thực hiện này cũng rất đơn giản, chỉ cần thái lát nhỏ gừng cho vào nước nóng. Để khoảng 10 phút, sau đó uống khi còn ấm. 2. Mật ong Mật ong đã được sử dụng từ lâu với nhiều công dụng khác nhau như giảm đau bụng, kháng khuẩn, kháng virus, giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa. Loại thực phẩm này chứa chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ các gốc tự do gây tổn thương tế bào niêm mạc đường ruột. Chỉ cần pha chừng 1 – 2 thìa mật ong với nước ấm sẽ giúp giảm cơn đau bụng nhanh chóng. 3. Chườm ấm Nhiệt có thể giúp thư giãn, làm giảm chứng căng thẳng và cải thiện tình trạng khó tiêu. Vì vậy, chườm túi ấm vào bụng có thể giảm bớt triệu chứng đau quặn bụng bên trái ngang rốn. Biện pháp này cần thực hiện trong khoảng 20 phút. Một số cách khác giúp giảm đau là tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm. 4. Bạc hà Tinh dầu bạc hà ngoài cải thiện hơi thở còn giúp giảm đau và co thắt trong đường ruột, ngăn ngừa tình trạng nôn, tiêu chảy. Loại thảo dược này là phương pháp điều trị truyền thống cho chứng khó tiêu, xuất hiện khí trong đường ruột. Có rất nhiều cách để cải thiện chứng đau quặn bụng bằng bạc hà như: Ăn sống. Pha trà. Bột hoặc nước ép. Viên kẹo ngậm. 5. Uống nhiều nước Cơ thể cần nước để tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm và đồ uống hiệu quả. Mất nước khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn và khiến nặng thêm cơn đau bụng. Đặc biệt khi bị nôn, tiêu chảy trong ngộ độc thức ăn dẫn đến mất nước rất nhanh. Mỗi người nên uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để cải tình trạng đau quặn bụng bên trái ngang rốn. 6. Quế Nếu nguyên nhân gây đau quặn bụng bên trái ngang rốn do viêm đại tràng thì quế rất tốt trong trường hợp này. Một số chất trong quế như eugenol, cinnamaldehyd, linalol giúp chống oxy hóa, giảm nguy cơ kích ứng và tổn thương niêm mạc. Ngoài ra, một số thành phần khác trong quế còn có công dụng giúp trung hòa acid để cải thiện tình trạng đầy hơi, khí, chuột rút và ợ hơi, chứng ợ nóng, khó tiêu. Người bệnh có thể sử dụng bột quế hoặc một vài thanh quế vào bữa ăn hàng ngày. Một cách sử dụng khác là pha trà, uống 2-3 lần mỗi ngày. 7. Không uống rượu, bia, cà phê, nước uống có ga Rượu, bia không tốt khi uống với lượng lớn và thường xuyên vì có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Cà phê, đồ uống có ga chứa nhiều khí, khi đi vào cơ thể gây tình trạng trướng bụng, khó tiêu, triệu chứng đau càng nặng hơn. Vì vậy, hãy thay thế đồ uống này bằng nước ép hoa quả, nước lọc… Một số thực phẩm dễ kích thích đường tiêu hóa khác như đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ… bạn cũng cần hạn chế sử dụng. 8. Hoạt động thể chất Ít vận động đôi khi gây táo bón dẫn đến đau quặn bụng bên trái ngang rốn. Hãy tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày để hạn chế căng thẳng, tránh gây co thắt đại tràng. 9. Sử dụng thuốc Một số loại thuốc không kê đơn có thể làm dịu cơn đau bụng của bạn như paracetamol. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ có kinh nghiệm. 10. Hạn chế căng thẳng Căng thẳng có thể là nguyên nhân dẫn đến co thắt đường ruột gây đau quặn bụng. Vì vậy cần giữ tinh thần thoải mái, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Đau bụng ngang rốn bên trái có thể do một số bệnh lý khác nhau ở đường tiêu hóa và đường tiết niệu. Để biết chính xác nguyên nhân bạn nên đến thăm khám bác sĩ để tìm phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Mong rằng với kiến thức trong bài viết của Tràng Phục Linh chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt. Tháng 10 này, nhân dịp Sinh nhật 12 tuổi, Dược phẩm Thái Minh tặng ngay 48 chỉ vàng SJC 4 số chín  cho 48 khách hàng đầu tiên cào trúng tổ hợp ký tự TMP trên tem tích điểm của sản phẩm Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh PLUS. Ngoài ra còn hàng ngàn ưu đãi cho các khách hàng khi tích đủ 6 điểm và 12 điểm. Nguồn tham khảo https://www.medicalnewstoday.com/articles/320069#outlook https://patient.info/signs-symptoms/left-lower-quadrant-pain https://www.buoyhealth.com/learn/pain-lower-left-abdomen#user-stories (1) https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/symptoms-causes/syc-20360016 (2) https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/symptoms-causes/syc-20355755

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...