Viêm đại tràng là bệnh liên quan đến tiêu hóa, nên chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân cần được đặc biệt chú ý. Một thực đơn hợp lý, lành mạnh không những giúp người bệnh giảm bớt được những cơn đau, mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả. Vậy người bệnh viêm đại tràng nên và không nên ăn gì? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây. Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa gặp khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính, do nhiễm khuẩn đường ăn uống, nhưng không có biện pháp điều trị hoặc điều trị không triệt để gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, stress, lo lắng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới sự điều tiết hệ thống thần kinh thực vật, từ đó đường ruột tăng cường bài tiết tiết độc tố làm loét niêm mạc ruột. Các dấu hiệu của viêm đại tràng mạn tính phải kể tới như: Tình trạng rối loạn tiêu hóa Chướng bụng, đầy hơi Đau bụng Phân khi táo, khi lỏng, nát Có cảm giác không thoải mái sau khi đi vệ sinh, đi xong lại muốn đi tiếp… Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị viêm đại tràng Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị viêm đại tràng là thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chất đạm (protein): 1g/kg/1ngày Năng lượng: 30 – 35 kcal/kg mỗi ngày tùy theo từng người bệnh Chất béo: không quá 15 g/ngày, không nên sử dụng nhiều Cung cấp đủ nước, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể (1) Người bệnh viêm đại tràng bị táo bón cần lưu ý tăng hàm lượng chất xơ, đặc biệt là các chất xơ dưới dạng hòa tan như pectin, insulin, oligofructose…, giảm lượng chất béo trong ngày. Cần chia làm nhiều bữa nhỏ, hơn 2 tiếng lại ăn một bữa. (2) Nếu bị tiêu chảy nên tránh hẳn các thực phẩm chứa chất xơ dạng không tan như cellulose, để hạn chế sự cọ xát lên thành ruột. Rau sống, các loại trái cây khô, trái cây đóng hộp cần loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày. Nếu ăn trái cây tươi cần bỏ vỏ. (3) Ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm từ cá, sữa đậu nành, sữa không lactose để bổ sung đạm cần thiết cho cơ thể. Thịt nạc nên xay và vo viên giúp cơ thể tiêu hóa dễ hơn khi dùng miếng lớn. (4) Ăn uống điều độ, ăn đúng giờ, có định lượng phù hợp là yếu tố quan trọng để hình thành phản xạ có điều kiện, giúp hỗ trợ bài tiết và hạn chế nguy cơ viêm đại tràng (5) Ăn chậm nhai kỹ giúp giảm bớt gánh nặng cho đại tràng. Khi nhai kỹ, nước bọt tiết ra nhiều hơn giúp tiêu hóa một phần thức ăn, điều này rất có lợi cho dạ dày, đại tràng. (6) Thức ăn chế biến cho người viêm đại tràng thường dưới dạng luộc, hấp, hoặc kho, hạn chế các món xào rán. (7) Bổ sung vitamin C tự nhiên giúp bảo vệ đại tràng. Nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả tươi. (8) Bổ sung nước cho cơ thể đúng cách, người bệnh nên uống vào lúc ngủ dậy sáng sớm và một giờ trước khi ăn rất tốt cho đại tràng. Không nên uống nước sau khi ăn làm loãng dịch đại tràng và gây ra viêm đại tràng. Cũng đừng uống quá nhiều nước canh trong bữa ăn vì nó có thể ảnh hưởng tới hoạt động của đại tràng. Viêm đại tràng nên ăn gì? Do các tác nhân gây bệnh làm tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn tiêu hóa và bài tiết. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng phù hợp, vừa đẩy lùi bệnh tật, vừa cung cấp đủ chất cho cơ thể. Sau đây là những thực phẩm tốt cho sức khỏe đại tràng mà người bệnh nên bổ sung trong thực đơn ăn uống hằng ngày: Rau họ bí Bí ngô, bí đao, bí xanh, bầu, mướp là những loại rau chứa nhiều chất xơ hòa tan. Chúng dễ tiêu hóa và hấp thụ. Hơn nữa, bã thải (phân) từ các loại rau củ có chất xơ hòa tan thường mềm hơn, dễ di chuyển trong đường ruột và đào thải ra bên ngoài. Không chỉ vậy, những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan có thể kích thích sản sinh vi khuẩn có lợi trong đường ruột, chống lại viêm loét đại tràng, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Củ gừng Gừng có tác dụng chống chướng bụng, buồn nôn. Vì thế hãy sử dụng củ gừng như một loại gia vị cần thiết trong các bữa cơm gia đình, để chống lại những triệu chứng khó chịu do viêm đại tràng gây ra. Củ nghệ Nghệ cũng là một loại củ họ nhà gừng, được dùng để làm gia vị nấu ăn hay chữa bệnh. Thành phần Curcumin được tìm thấy trong những củ nghệ là một hoạt chất kháng khuẩn rất tốt. Khi vào trong đường ruột, nó có thể ức chế sự lây lan của hại khuẩn, đồng thời làm lành vết loét tại niêm mạc đại tràng. Chuối, dưa, việt quất, dâu tây, cam và nho Hoa quả là câu trả lời cho câu hỏi: Viêm đại tràng nên ăn gì? Những trái cây như Chuối, dưa, việt quất, dâu tây, cam và nho rất giàu vitamin C giúp chống oxy hóa tốt, đồng thời nó dễ tiêu hóa hơn, không giống như những loại trái cây có nhiều fructose khác. Quả bơ Bơ là một nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho cơ thể. Một nghiên cứu năm 2014 nói rằng, bơ là loại thực phẩm phù hợp để chống lại tình trạng suy dinh dưỡng trên 85% số bệnh nhân viêm đại tràng. Vì thế, những người bị viêm đại tràng mãn tính lâu năm, cơ thể gầy yếu, thì nên ăn nhiều bơ để có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể theo cách lành mạnh nhất. Hạt óc chó, dầu hạt lanh và đậu nành Đây là nguồn cung cấp axit béo omega-3 rất tốt cho cơ thể. Ăn một ít các loại hạt cùng với bánh mì giống như một bữa ăn nhẹ cho buổi sáng là sự lựa chọn tuyệt vời những người có bệnh đại tràng. Chú ý quan trọng: Khi các triệu chứng của viêm loét đại tràng bùng phát thì nên hạn chế ăn ngũ cốc hay các loại hạt khác, vì hàm lượng chất xơ của các loại hạt này có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Thịt trắng Thịt trắng trong các loại gia cầm, hải sản rất giàu protein và chất béo không bão hòa, hơn nữa lượng cholesterol thấp hơn nhiều so với thịt đỏ. Do đó, đây là loại thịt phù hợp cho những người bị viêm đại tràng vì chúng dễ hấp thu và tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ béo phì hay các bệnh về tim mạch. Cá hồi, cá thu, cá trích, cà mòi Các loại cá nước lạnh rất bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe của đại tràng. Các loại cá này có nhiều Omega-3 – một loại axit béo không no, dễ dung nạp. Omega-3 kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào và hormone điều hòa quá trình đông máu, làm giảm viêm trên niêm mạc đại tràng. Ngoài ra, Omega-3 cũng giống như các loại men vi sinh có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Mặc dù những người bị viêm đại tràng được khuyên rằng không nên ăn hải sản tanh lạnh. Nhưng bạn hoàn toàn có thể chế biến nó theo cách phù hợp hơn như là cá hồi hấp, súp cá hồi, thay vì các món sống dạng gỏi hay sushi, để tránh gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Trứng Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nạp đầy đủ chất dinh dưỡng khi bị viêm loét đại tràng chảy máu, thì bạn có thể lựa chọn loại thực phẩm đơn giản nhất và tiện dụng nhất chính là trứng. Trứng là nguồn cung cấp protein rất tốt và cũng được dung nạp khá tốt, kể cả trong trường hợp các vết viêm loét làm bạn khó chịu. Ngoài ra, trứng cũng rất giàu các vitamin nhóm B, là loại vitamin có khả năng chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng nhanh chóng, giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh. Thực phẩm bổ sung men vi sinh Sữa chua, kim chi, dưa cà muối là những thực phẩm dạng lên men có chứa probiotics. Probiotics là những vi khuẩn hoặc nấm men (Lactobacillus, Bifidobacterium…) có lợi trong cho đường ruột. Lượng lợi khuẩn này được bổ sung vào cơ thể sẽ làm tăng sức mạnh của các yếu tố bảo vệ, để chống lại những yếu tố gây hại cho đại tràng. Tuy nhiên, chú ý rằng chỉ nên ăn những loại sữa chua không có hoặc ít đường. Dưa cà muối ăn vừa phải tránh để vị chua cay kích thích vết loét. Viêm đại tràng không nên ăn gì? Những loại thực phẩm khó tiêu hóa, có xu hướng làm cho các triệu chứng của bệnh đại tràng nghiêm trọng hơn thì nên tránh ăn. Rau họ cải Các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ, cải xanh chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nó lại không hề phù hợp với những ai bị viêm đại tràng. Bởi hầu hết rau họ cải đều có chứa chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan khi vào đường ruột sẽ không bị vi khuẩn phá vỡ và chuyển hóa thành dinh dưỡng. Thay vào đó, nó sẽ tích lũy thành những cặn bã dư thừa và gây ra chứng táo bón, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đại tiện. Thịt đỏ, thịt mỡ Mặc dù quan điểm ăn thịt không tốt cho người bị viêm loét đại tràng vẫn đang là vấn đề đáng bàn cãi. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng những người bị viêm loét đại tràng thì không nên ăn thịt đỏ có nhiều mỡ. Nếu ăn các loại thịt này thì nên loại bỏ mỡ và ăn với lượng vừa phải để không gây ra cảm giác ì ạch, nặng bụng, tiêu chảy sau khi ăn. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu cho biết, ăn nhiều thịt đỏ còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, do đó bạn nên hạn chế. Các loại đồ ăn cứng, khó tiêu hóa Nếu bạn đang bị viêm đại tràng, thì nên hạn chế ăn các thực phẩm thô cứng vì chúng dễ gây chướng bụng, đầy hơi. Mặt khác, những thực phẩm này rất khó tiêu hóa, chúng có thể cọ xát và làm tổn thương niêm mạc ruột khiến viêm đại tràng càng trở nên nặng hơn. Các thực phẩm thuộc nhóm này phải kể tới như: Ngũ cốc nguyên hạt Trái cây sấy, hoa quả khô Bắp rang bơ Đồ ăn cay Chất capsaicin trong những đồ ăn cay sẽ làm rối loạn chức năng đại tràng, ảnh hưởng tới hệ vi sinh trong đường ruột. Điều này sẽ kích thích các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và làm cho vết loét lan sâu hơn. Thực phẩm nhiều đường Đồ ăn nhiều đường là thủ phạm gây ra tình trạng co thắt đại tràng, khó tiêu, đi ngoài nhiều lần. Do đó người bị viêm đại tràng nên tránh những loại đồ ăn có nhiều đường bao gồm cả đường tự nhiên và đường nhân tạo như Sorbitol, mannitol, maltitol, và xylitol (có nhiều trong kẹo cao su) Thực phẩm nhiều dầu mỡ Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên xào dễ khiến người bệnh gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Vì vậy, thay vì sử dụng đồ ăn chiên, rán, thì nên chế biến dưới dạng hấp, luộc để giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ, giảm tải cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, khi chiên rán thức ăn thì nên sử dụng các loại dầu, bơ thực vật thay vì dầu mỡ động vật. Thức ăn tanh sống, bảo quản lâu ngày Mọi người cần tuân thủ theo nguyên tắc ăn chín uống sôi, đặc biệt là người bệnh viêm đại tràng. Các thực phẩm tanh sống, bảo quản lâu ngày sẽ tồn tại các vi khuẩn có hại phát triển mạnh, số lượng vi khuẩn có lợi giảm xuống gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Không chỉ vậy, những thực phẩm này còn có chứa nhiều vi khuẩn ký sinh dễ gây đau bụng, đi ngoài, nặng hơn là ngộ độc thực phẩm. Những thực phẩm cần tránh: Nem chua Gỏi sống Tiết canh Rau sống… Lúa mì, yến mạch Lúa mì, yến mạch là hai loại thực phẩm có nhiều protein glutein. Nhưng thật không may, có những người bị dị ứng với loại protein này. Người ta thường gọi đó là chứng không dung nạp glutein. Chứng không dung nạp protein là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh celiac (là một loại bệnh đường ruột do mẫn cảm với thành phần gluten khiến cho đường ruột gặp nhiều khó khăn khi tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng). Chính vì thế, nếu bạn cảm thấy các triệu chứng của bệnh đại tràng rầm rộ hơn sau khi ăn lúa mỳ, lúa mạch, yến mạch thì bạn nên dừng lại. Sữa có lactoser Sữa là một loại đồ uống thiết yêu trong những bữa ăn hằng ngày, tuy nhiên nếu bạn đang bị viêm đại tràng thì cần hạn chế uống sữa, nhất là sữa lactoser có đường và các chế phẩm từ sữa (bơ, phô mai…). Đó là bởi, loại đồ uống này có thể gây ra tình trạng khó tiêu sau khi vào dạ dày do không dụng nạp lactose. Ở những người bị viêm đại tràng, cơ thể thiếu hụt men lastese nên các phân tử lactose không thể phân tách thành dạng dường đơn được, khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, sinh ra các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng tiêu chảy, khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước. Xem thêm: Bị viêm đại tràng uống sữa thế nào là đúng? Các chất kích thích Cà phê, trà, nước tăng lực: đây là những thức uống có nhiều caffeine, có tính axit cao, khi sử dụng dễ gây ra các triệu chứng đau bụng, khó chịu ở bụng dưới. Nó có thể là nguyên nhận khiến bạn phải ghé thăm nhà vệ sinh thường xuyên hơn. Bia rượu: Bia rượu có thể kích thích đường ruột khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng suy yếu gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Uống nhiều bia rượu làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm đại tràng mãn tính. Nước ngọt có gas: có chứa cacbonat và đường có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và gây ra đầy hơi và sình bụng. Gợi ý một số thực đơn phù hợp cho bệnh nhân viêm đại tràng Thực đơn nên áp dụng vào hai bữa trưa và tối cho người bệnh. Cụ thể như sau: Thứ 2 Trưa: Cơm nát Trứng kho thịt nhừ Bí xanh luộc kỹ Nước bí luộc Tối: Cơm nát Đậu phụ sốt cà chua Su su luộc Thứ 3 Trưa: Cháo thịt băm Thịt nạc băm vo viên Sữa chua Tối: Cơm nát Thịt gà băm nhỏ Rau bí đỏ xào dầu đậu nành Thứ 4 Trưa: Cơm nát Cá quả hấp Rau cải xào nấm nhừ Tối: Phở thịt băm Sữa chua Lưu ý: Người bệnh viêm đại tràng khi dùng thịt nên xay nhỏ và vo viên Thứ 5 Trưa: Cơm nát Thịt băm rim mắm Rau muống luộc Tối: Bánh mì ruốc Sữa chua Thứ 6 Trưa: Cơm nát Tôm rim mắm Canh khoai tây cà rốt hầm nhừ Tối: Cơm nát Đậu ván luộc Cá kho tộ Thứ 7 Trưa: Cơm nát Cật heo luộc Củ cải xào Tối: Cháo củ sen và hạt sen Vải khô Lưu ý: Buổi sáng người bệnh nên chọn các món ăn như bún, cháo, phở dễ ăn hơn. Khoảng thời gian giữa các bữa ăn nên ăn thêm hoa quả khác như vải, chuối, nho, long nhãn rất có lợi cho người bị viêm đại tràng. Tràng Phục Linh – bí quyết giúp người bệnh viêm đại tràng sống vui khỏe Viêm đại tràng là bệnh có tổn thương trong hệ tiêu hóa, nên để điều trị tận gốc bệnh thì ngoài việc điều trị triệu chứng thì cần tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng thì bệnh mới có thể hết được. Trong khi đó, phác đồ điều trị viêm đại tràng bằng kháng sinh hiện nay chỉ tập trung vào việc cải thiện triệu chứng, thuốc có nhiều tác dụng phụ. Về lâu dài, sẽ sinh ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, việc điều trị khó khăn hơn, bệnh dễ tái phát. Hiện nay, việc sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược để phục hồi chức năng đại tràng đang trở thành xu hướng. Những sản phẩm này có tính hiệu quả cao mà lại lành tính. Trong số đó, sản phẩm đang được tin cậy hàng đầu chính là Tràng Phục Linh. Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Viêm đại tràng
Bé bị đầy hơi chướng bụng khó tiêu - Nguyên nhân, cách chữa
Trẻ 4 tuổi bị chướng bụng ăn uống kém và thường quấy khóc. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng phần lớn do chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu một số mẹo nhỏ cải thiện chướng bụng đầy hơi ở trẻ giúp trẻ dễ chịu hơn, ăn ngon và phát triển tốt. Mục lục Dấu hiệu bé bị đầy hơi Trẻ 5 tuổi bị đầy bụng khó tiêu do đâu? Do chế độ ăn uống Ngộ độc thức ăn Nhiễm trùng Táo bón Giun sán Bệnh lý về đại tràng Dị ứng thực phẩm Sử dụng kháng sinh Cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ Cách chữa đầy bụng cho trẻ 5 tuổi bằng massage bụng Cách chữa đầy bụng cho trẻ 3 tuổi bằng nước lá tía tô Cách chữa đầy bụng cho trẻ 2 tuổi bằng nước vỏ quýt Tỏi Nước gừng Chườm nóng Vuốt lưng Lá trầu không Biện pháp phòng tránh trẻ bị chướng bụng Dấu hiệu bé bị đầy hơi Trẻ bị chướng bụng đầy hơi thường có một số biểu hiện dưới đây, cha mẹ cần lưu ý để có biện pháp khắc phục sớm: Sau khi ăn 1 – 2 giờ bụng của bé căng tròn Khi cha mẹ vỗ nhẹ vào bụng của bé phát ra âm thanh như gõ trống Sau khi ăn trẻ quấy khóc Lười ăn, lười bú Đi ngoài táo bón hoặc phân lỏng Trẻ không “đánh rắm” như bình thường Trẻ 5 tuổi bị đầy bụng khó tiêu do đâu? Trẻ em dễ bị chướng bụng đầy hơi hơn so với người lớn. Bụng ậm ạch và luôn có cảm giác no khiến bé không muốn ăn hoặc bú sữa thậm chí quấy khóc. Dưới đây là các nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng này: Do chế độ ăn uống Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không cân đối các thành phần dưỡng chất, thừa đạm, tinh bột nhưng thiếu chất xơ. Trong những trường hợp này, bé bị đầy hơi, khó tiêu, đau bụng và táo bón. Ngoài ra, cha mẹ cho trẻ ăn một số loại thức ăn khi trẻ chưa đủ men để tiêu hóa khiến trẻ dễ bị đầy hơi chướng bụng đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi vào cơ thể các loại thức ăn này không được chuyển hóa sẽ ứ đọng ở dạ dày và ruột. Vi khuẩn trong hệ đường ruột lên men và gây sinh khí dẫn tới bụng căng trướng. Bên cạnh đó, một số mẹ cho con ăn quá nhiều một bữa hoặc các bữa gần sát nhau khiến hệ tiêu hóa của bé không đủ thời gian để tiêu hóa hết thức ăn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột khiến trẻ bị đi ngoài phân sống. Trẻ ăn quá nhanh hoặc nuốt phải lượng khí trong đường ruột có thể gây ra chướng bụng đầy hơi. Đặc biệt khi trẻ vừa ăn vừa nói chuyện, vừa ăn vừa xem tivi có thể gây ra tình trạng này. Đọc thêm: Bị chướng bụng, đầy hơi nên ăn uống thế nào? Ngộ độc thức ăn Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh khiến bé bị chướng bụng đầy hơi. Ngoài ra, trẻ bị đầy bụng do ăn thức ăn ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn. Tình trạng ngộ độc thức ăn khiến trẻ bị chướng bụng đầy hơi kèm theo nôn, tiêu chảy, có khi phân lẫn máu. Nhiễm trùng Đầy hơi chướng bụng xuất hiện vài ngày có thể do hệ quả của một số bệnh lý nhiễm trùng như viêm phổi, viêm amidan, sốt rét, viêm gan hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Khi đó, cần giải quyết bệnh lý nhiễm trùng triệu chứng chướng bụng đầy hơi biến mất. Táo bón Đây là tình trạng mà khá nhiêu bé gặp phải. Khi phân bị ứ đọng trong đường ruột khiến vi trùng sinh hơi trong đại tràng nên bụng bé dễ bị đầy hơi dẫn tới chướng bụng Giun sán Một số trẻ bị chướng bụng đầy hơi có thể bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột đặc biệt là giun sán khá cao. Bệnh lý về đại tràng Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý làm hơi chứa lâu ở trong đường ruột khiến bụng của trẻ chướng to vì đầy hơi. Bệnh lý phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ là bệnh lý khiến đại tràng bị giãn ra do thiếu các tế bào thần kinh trong cơ ruột già của trẻ dẫn tới tắc nghẽn ruột già. Phần sau của chỗ tắc nghẽn phình lên, kết quả gây căng trướng bụng và khiến trẻ gặp khó khăn khi đại tiện. ☛ Tìm hiểu chi tiết: Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em – cách kiểm soát Dị ứng thực phẩm Có một số thực phẩm khi trẻ ăn vào dễ bị dị ứng gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn…Cha mẹ cần lưu ý, nếu các bé dị ứng với thực phẩm nào đó cần loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày. Sử dụng kháng sinh Khi bé sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài, hơn 14 ngày khiến vi khuẩn có lợi trong đường ruột bị chết gây mất cân bằng hệ vi sinh. Điều này khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi chướng bụng. Cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên dễ gặp phải tình trạng chướng bụng đầy hơi. Để cải thiện triệu chứng này các mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây mang lại hiệu quả tốt. Cách chữa đầy bụng cho trẻ 5 tuổi bằng massage bụng Khi bé bị đầy hơi khó tiêu cha mẹ có thể áp dụng biện pháp massage vùng bụng cho con giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Biện pháp này giúp giảm lượng hơi thừa trong dạ dày và kích thích bé ăn uống ngon miệng hơn. Phương pháp này có thể áp dụng ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh. Thực hiện như sau: Đặt bé nằm ngửa trên giường Thêm chút tinh dầu để massage giúp mang lại cảm giác thư thái cho bé Xoa tròn các đầu ngón tay theo chiều kim đồng hồ từ trong rốn ra ngoài bụng Làm liên tục từ 8 – 10 lần Lưu ý: Không nên massage khi trẻ mới ăn xong ☛ Tìm hiểu thêm: 8 Cách giảm chướng bụng trên rốn nhanh chóng tại nhà Cách chữa đầy bụng cho trẻ 3 tuổi bằng nước lá tía tô Lá tía tô là thảo dược khá dễ kiếm, hầu như trong vườn nhà đều có thể hái được loại dược liệu này. Lá tía tô có tính ấm, giúp giải độc, giảm chướng bụng đầy hơi hiệu quả. Để cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ chỉ cần lấy lá tía tô tươi sau đó rửa sạch đem giã lấy nước cho bé uống giúp cải thiện triệu chứng rất nhanh. Nếu muốn yên tâm hơn có thể đem chưng cách thủy cho nước tía tô nóng sẽ đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Cách chữa đầy bụng cho trẻ 2 tuổi bằng nước vỏ quýt Vỏ quả quýt thường bị chúng ta bỏ đi nhưng không ai biết rằng chúng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Theo đông y, vỏ quýt khô có tính ấm, vị cay, ngọt giúp giảm tình trạng ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng đầy hơi. Bài thuốc này thích hợp cho bé từ 3 tháng tuổi trở lên. Cách thực hiện rất đơn giản chỉ cần lấy vài miếng vỏ quýt khô đem rửa sạch với nước ấm sau đó thái sợi mỏng và hãm với nước sôi khoảng 15 – 20 phút. Lọc bỏ phần bã, gạn lấy nước trong và cho bé uống khi còn ấm. Lưu ý: Cần đảm bảo nguồn gốc vỏ quýt phơi khô an toàn, bảo quản trong lọ thủy tinh ở nơi khô ráo khi cần là có để sử dụng ngay. Không nên chọn vỏ quýt không rõ nguồn gốc vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Tỏi Không chỉ là nguyên liệu phổ biến sử dụng trong gian bếp, tỏi được sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng chướng bụng đầy hơi ở trẻ. Lượng kháng sinh tự nhiên có trong tỏi giúp cải thiện tiêu hóa, giảm lượng khí được sinh ra do thức ăn nằm lâu trong dạ dày. Thực hiện như sau: Nướng củ tỏi và bọc vào vải chườm lên bụng cho bé cải thiện đáng kể tình trạng chướng hơi đầy bụng. Lưu ý: Da của bé rất mỏng và nhạy cảm nên không đặt trực tiếp tỏi nướng lên bụng dễ gây bỏng. Phương pháp này không áp dụng với trẻ sơ sinh, chỉ nên dùng cho bé trên 3 tháng tuổi. Nước gừng Theo Đông y, gừng có tính ấm có tác dụng giải độc, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Uống nước gừng tạo điều kiện cho khí di chuyển xuống ruột non từ đó giảm triệu chứng chướng bụng đầy hơi. Cách thực hiện: Lấy vài gam gừng khô hãm với nước nóng, lọc lấy nước và cho trẻ uống khi còn ấm giúp cải thiện chướng bụng đầy hơi hiệu quả. Lưu ý: Dùng cho bé trên 3 tháng tuổi, với trẻ nhỏ hơn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Chườm nóng Chườm nóng vùng bụng cho bé giúp cải thiện chướng bụng đầy hơi hiệu quả. Tận dụng hơi nóng và sức nặng của gói chườm giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Các mẹ thực hiện như sau: Lấy 2 chiếc khăn tay làm ấm chúng bằng cách nhúng vào nước nóng và vắt khô. Khi độ nóng phù hợp và đảm bảo không bỏng da bé mẹ đặt khăn đã gấp gọn lên bụng bé cho tới khi hết ấm giúp bé đẩy hơi thừa ra ngoài. Vuốt lưng Để giúp bé ợ tiêu hiệu quả có 3 tư thế chính được sử dụng phổ biến. Hãy chọn tư thế phù hợp nhất đối với bé và mình nhé. Tư thế 1: Bế bé ngồi thẳng dậy Để bé ngồi thẳng trong lòng mẹ Dần cho bé ngả người về phía trước Đặt cả bàn tay ngang ngực của bé và vỗ vỗ hoặc xoa xoa lưng bé Tư thế 2: Bế bé ngả vào vai mẹ Bế bé sao cho ngả vào vai mẹ và duỗi hai tay xuống Một tay vỗ một tay xoa lưng bé, tay còn lại ôm mông bé Tư thế 3: Nằm úp trong lòng mẹ Đặt bé nằm úp trong lòng mẹ, giữ bé thật chặt Vỗ vỗ xoa lưng bé Áp lực nhẹ nhàng từ đùi của mẹ tác động lên bụng của bé giúp bé ợ tiêu hiệu quả. Mặt khác, các tác động xoa, vỗ từ bên này sang bên khác giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt sự khó chịu. Lá trầu không Nhiều người sử dụng lá trầu không để trị nhiều bệnh khác nhau. Trong lá trầu không có chứa hoạt tính kháng sinh cực mạnh có tác dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn chẳng hạn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, lỵ… Để cải thiện tình trạng chướng bụng đầy hơi cho bé mẹ dùng lá trầu không hơ nóng và vuốt bụng cho bé. Vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới. Với trẻ lớn hơn dùng 2 – 4 lá trầu không xanh tươi có thể nhai nuốt nước hoặc hơ nóng 3 – 4 lá trầu không cho tới khi héo mềm và đắp rốn. Sau đó, lấy một chiếc khăn sạch đắp lên băng khoảng 15 – 20 phút, ngày 2 lần chỉ sau 3 ngày sẽ hết chướng bụng đầy hơi. Lưu ý: Cần cẩn trọng về nhiệt độ khi hơ lá trầu không vì da bé rất mỏng mạnh nên chỉ cần quá tay có thể gây bóng cho bé Không sử dụng lá trầu không hơ khi trẻ bị sưng tấy hoặc trầy xước Không cho trẻ uống nước cốt lá trầu không pha mật ong khi trẻ dưới 1 tuổi ☛ Tìm hiểu thêm: Chữa chướng bụng đầy hơi như thế nào? Biện pháp phòng tránh trẻ bị chướng bụng Để phòng tránh tình trạng chướng hơi đầy bụng ở trẻ cần thực hiện một số lưu ý sau: Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp trẻ tăng sức đề kháng, cải thiện tiêu hóa, hạn chế tình trạng chướng hơi đầy bụng. Với trẻ búa bình cần cho bé uống từ từ, canh giảm số lượng sữa vừa đủ Cần cho trẻ có thời gian nghỉ giữa các bữa ăn để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả Hạn chế những thực phẩm dễ sinh hơi, trẻ em nên hạn chế các thực phẩm như xúc xích, bim bim, bánh mì… Không nên cho trẻ ăn quá no, không để trẻ vừa ăn vừa nói chuyện, vừa ăn vừa xem tivi Lựa chọn thực phẩm cho bé tươi sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Khi chế biến thức ăn đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh Với trường hợp trẻ 3 tuổi bị chướng bụng đầy hơi do hội chứng ruột kích thích, bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt nên sử dụng thêm sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ) phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.
Đau bụng trên rốn dấu hiệu bệnh gì? Cách giảm đau
Đau bụng trên rốn hay còn gọi là đau thượng vị, hiện tượng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em cho tới người già nhưng thường gặp hơn ở người có tuổi. Chứng đau bụng trên rốn gây ra khá nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như công việc… Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra cũng như biện pháp xử trí khi gặp phải trường hợp này. Mục lụcĐau bụng trên rốn là bị gì?Bị đau bụng trên rốn từng cơn do bệnh viêm đại tràngĐau bụng trên rốn từng cơn do hội chứng ruột kích thíchĐau quặn bụng trên do đau dạ dàyĐau bụng do giun gây raĐau trên rốn do bệnh về gan mậtBị đau bụng trên rốn sau khi ăn do nguyên nhân khácLàm thế nào để xác định đau bụng trên rốn?Trường hợp đau bụng trên rốn cần gặp bác sĩ?Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà hiệu quảLá bạc hà Cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn bằng lá ổiLá trầu khôngVỏ quýtUống nướcChườm nóngNước giấm/rượu táoGừngNghệLưu ý khi bị đau bụng trên rốn Đau bụng trên rốn là bị gì? Bị đau bụng trên rốn từng cơn do bệnh viêm đại tràng Chứng bệnh viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính có thể gây ra đau bụng trên rốn kèm với một số biểu hiện như: Đầy hơi trướng bụng Đi ngoài nhiều lần Có thể kèm táo bón Có thể đau vùng thượng vị một cách âm ỉ, không rầm rộ Bệnh về tim mạch tuy rất ít nhưng cũng có thể biểu hiện cơn đau bụng trên rốn như bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim, hay nhồi máu cơ tim), suy tim nặng gây gan to, tim to… Đau bụng trên rốn từng cơn do hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích hay còn có tên gọi khác là đại tràng co thắt là một dạng rối loạn chức năng đại tràng. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Những người có cơ địa nhạy cảm nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn. Người bệnh gặp phải các triệu chứng như đau bụng quặn từng cơn, đầy hơi, thói quen đại tiện thay đổi…Một số người bệnh gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng, sống, táo… Hội chứng ruột kích thích gây đau bụng quặn từng cơn, rối loạn đại tiện… Đau quặn bụng trên do đau dạ dày Đau vùng trên rốn hoặc quanh rốn với các biểu hiện đau âm ỉ là triệu chứng điển hình của đau dạ dày. Ngoài các triệu chứng đau, còn kèm theo các triệu chứng khác như: Ợ hơi Ợ chua Kèm theo đó là chứng buồn nôn, nôn nếu tình trạng viêm cấp tính và nặng Đau bụng do giun gây ra Một số trường hợp giun chui ống mật gây đau vùng thượng vị. Nếu đau do giun chui ống mất thường đau rất dữ dội, chổng mông lên, vã mồ hôi rất nhiều…Với trẻ bị nhiễm giun có thể gây ra đau bụng trên rốn hoặc đau bụng quanh rốn. Đau trên rốn do bệnh về gan mật Một số bệnh lý liên quan tới gan mật cũng có triệu chứng đau vùng trên rốn, phải kể tới: viêm gan, áp xe gan, viêm đường dẫn mật, viêm túi mật…Trong trường người bệnh bị suy tim gây ứ máu ở gan cũng có triệu chứng đau vùng thượng vị, sỏi túi mật hoặc đường dẫn mật cũng gây đau. Các triệu chứng người mắc bệnh về gan hoặc tuyến tụy như: Vàng da, vàng mắt Nước tiểu màu đậm Buồn nôn, nôn Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn Triệu chứng của người bệnh về túi mật như đau bụng trên rốn kèm theo các triệu chứng khác như sốt, vàng da…và thường xảy ra sau khi ăn thức ăn nhiều đạm và dầu mỡ. Bị đau bụng trên rốn sau khi ăn do nguyên nhân khác Ngoài các nguyên nhân trên, đau bụng trên rốn còn do một số bệnh khác gây nên: Đau bụng quằn quại sau khi vận động hoặc ngồi trên xe sóc có đau của sỏi thận, niệu quản (lệch sang phải hoặc lệch sang trái hoặc cả hai bên, nếu mắc sỏi thận, niệu quản bị cả 2 bên). Đau thượng vị lệch sang trái có thể là lách sưng trong một số bệnh (sốt rét, hoặc do chấn thương) và bệnh dạ dày. Đau bụng trên rốn còn là dấu hiệu của các trường hợp nguy hiểm như thủng dạ dày, thủng túi mật, thấm mật phúc mạc, ứ nước, ứ ủ thận…Tình trạng thủng dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ người già cho tới trẻ nhỏ. Trường hợp này cần phải cấp cứu kịp thời không dẫn tới viêm phúc mạc, sốc và tử vong. Viêm ruột thừa là bệnh mà nhiều người đều biết rằng triệu chứng đau hố chậu phải nhưng trong một số trường hợp, nhất là trẻ em thì sau khi đau ở thượng vị mới khu trú đau ở vùng hố chậu phải. Làm thế nào để xác định đau bụng trên rốn? Để chẩn đoán đúng đau bụng trên rốn cần siêu âm ổ bụng để biết về tình trạng gan, mật, hệ tiết niệu, tụy, lá lách… Để chẩn đoán bệnh, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám tìm ra nguyên nhân. Khi đó sẽ có biện pháp xử lý cũng như điều trị. Ngoài ra, để phòng ngừa hiện tượng đau bụng trên rốn cần thực hiện một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Thực hiện ăn chín uống sôi, hạn chế ăn uống các thực phẩm có nhiều chất kích thích không tốt cho sức khỏe. Không nên thức quá khuya đồng thời tập thể dục thường xuyên và đều đặn để tăng cường sức khỏe. Trường hợp đau bụng trên rốn cần gặp bác sĩ? Những trường hợp đau bụng trên rốn cần tới gặp bác sĩ ngay để tránh nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh: Những cơn đau bụng trên rốn tăng dần, di chuyển xuống dưới bên phải bụng Nôn ói nhiều lần mà không thể chịu đưng được Cơn đau ngực hoặc cơn đau lên ngực, cằm, cánh tay hoặc ra sau lưng Cảm giác chóng mặt, hoa mắt, khó thở, choáng váng Sốt 38°C hoặc cao hơn Có cảm giác nhìn thấy bụng phình to ra Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà hiệu quả Trong các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể giảm đau bụng trên rốn bằng một số cách đơn giản sau đây: Lá bạc hà Từ xưa tới nay lá bạc hà được coi như bài thuốc dân gian có tác dụng trong chữa trị những cơn đau khá hiệu quả đặc biệt là những cơn đau bụng trên rốn. Để cải thiện đau bụng trên rốn mọi người áp dụng như sau: Lá bạc hà Gừng 1 nhánh Hạt thì là Tỏi Hạt tiêu đen Lá bạc hà đem xay cùng gừng, hạt thì là, tỏi băm cùng ít tiêu đen sau đó cho vào pha nước ấm uống. Ngày uống 2 lần trong khoảng 1- 2 tuần giúp giảm các cơn đau. Cách trị đau bụng quặn từng cơn trên rốn bằng lá ổi Lá ổi được xem là một trong những dược liệu dễ tìm và có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe đặc biệt sử dụng là bài thuốc dân gian chữa đau bụng. Cần lưu ý, nên sử dụng lá ổi sạch nếu không các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Cách dùng lá ổi chữa đau bụng trên rốn như sau: Ngắt búp ổi non rồi nhai luôn với muối hột, con gái thì ăn 7 búp, con trai ăn 9 búp. Hoặc nếu không muốn ăn sống bạn có thể phơi khô rồi sắc với nước để uống cùng gừng và vỏ quýt. ☛ Tham khảo thêm: Đau bụng dưới rốn dấu hiệu bệnh gì? Cách khắc phục Lá trầu không Lá trầu không được dùng phổ biến để chữa các bệnh lý về dạ dày, cơn đau vùng thượng vị do viêm, loét dạ dày gây ra. Để chữa đau bụng trên rốn bằng lá trầu không, bạn làm theo cách sau: Rửa sạch lá trầu không sau đó nhai sống cùng với một ít muối hột. Bạn có thể giã nát lá trầu không rồi chắt lấy nước để uống. Vỏ quýt Trong vỏ quýt có chứa nhiều vitamin C và giàu chất dinh dưỡng đối với cơ thể chúng ta. Bên cạnh đó, chúng có chứa nhiều chất kháng viem giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Cách dùng như sau: Vỏ quýt 10g Gừng tươi 10g Gạo 30g Nước 350ml Trộn đều sau đó chắt lấy nước uống, có tác dụng chữa đau bụng trên rốn khá hiệu quả. Uống nước Trong nhiều trường hợp uống nước giúp cơn đau bụng trên rốn ( do nguyên nhân như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu) giúp thúc đẩy quá trình thải độc tố ra khỏi cơ thể của bạn. Vì vậy, uống nước không chỉ giúp bổ sung đủ nước cho cơ thể đồng thời còn là môi trường lý tưởng để các phản ứng hóa học xảy ra một cách thuận lợi hơn. Mọi người cần lưu ý không nên sử dụng các loại đồ uống không tốt cho sức khỏe như rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích, cà phê, nước uống có gas. Chườm nóng Phương pháp này khá hiệu quả và nhanh chóng giúp giảm nhẹ cơn đau bụng trên rốn hiệu quả, chườm nóng còn có tác dụng giảm viêm Cần chuẩn bị một bình nước nóng hoặc ấm được bọc lại bởi chiếc khăn sau đó đặt lên vùng bị đau từ 5 – 10 phút. Cần lặp lại nếu cảm thấy cần thiết. Khi chườm nóng cần cẩn thận để tránh bình nước nóng gây ra bỏng. Nước giấm/rượu táo Để giảm nhẹ các cơn đau bụng trên rốn, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa đồng thời giúp duy trì nồng độ pH cơ thể. Cách thực hiện như sau: Một muỗng giấm/rượu táo nguyên chất trong một ly nước ấm Thêm một muỗng cà phê mật ong Dùng 2 lần/ngày cho tới khi cơn đau dần thuyên giảm Gừng Gừng được sử dụng rất phổ biến làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày, gừng có tính kháng viêm tự nhiên nên có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh lý dạ dày cũng như các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Cách dùng như sau: Dùng một ít trà gừng ấm giúp bạn giảm đau hiệu quả hoặc có thể cắt những lát gừng mỏng và pha với nước nóng, ngâm trong khoảng 10 phút, lọc lấy nước và thêm chút mật ong nếu muốn. Dùng khi còn ấm, hoặc bạn cũng có thể nhai những lát gừng đã dùng để pha trà nếu muốn. Nghệ Nghệ là gia vị khá phổ biến và dễ kiếm ở nước ta, không chỉ dùng làm gia vị trong các món ăn nghệ còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Nhờ hợp chất có tính kháng viêm là Curcumin nên nghệ có thể làm dịu những cơn đau bụng do dạ dày. Ngoài ra, nghệ còn có khả năng tăng tiết axit để duy trì độ pH trong dạ dày giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Nghệ dùng như cách sử dụng gừng giảm đau bụng trên rốn, bạn có thể pha nước uống hoặc nhai. ☛ Đọc thêm: Đau bụng quặn từng cơn đi ngoài nhiều lần bệnh gì? Lưu ý khi bị đau bụng trên rốn Đối với người bệnh bị đau bụng trên rốn cần lưu ý các điểm sau để cải thiện tình trạng: Cần tới trung tâm y tế để được thăm khám và xác định bệnh khi bị đau bụng trên rốn từ đó có biện pháp điều trị tận gốc. Nội soi là phương pháp giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương trong đường tiêu hóa, mực độ dạ dày bị sung huyết, lở loét. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress Cần có một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều rau quả và trái cây, tránh xa rượu bia, đồ ăn chua cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ…Ăn chậm, nhai kĩ, không nên bỏ bữa. Cần duy trì một lối sống lành mạnh, dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn để sức khỏe nhanh chóng hồi phục Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe. Người bệnh nên tập yoga, thiền, khí công nhẹ nhàng để giảm bớt stress trong công việc và cuộc sống đồng thời có sức khỏe tốt để chống chọi với bệnh tật.
Đi ngoài ra máu cục (đông) do đâu? Cách khắc phục?
Khi gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu xuất hiện cục máu đông khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, lo lắng. Rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa cần được phát hiện và khắc phục sớm. Nếu để lâu có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Vậy đi ngoài ra cục máu đông cảnh báo bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Mục lụcĐi ngoài ra máu cục đông do đâu?Đi cầu ra máu đông do bệnh trĩĐi vệ sinh ra máu đông do nứt kẽ hậu mônĐi cầu ra máu cục do xuất huyết tiêu hóaĐi ngoài ra máu vón cục do viêm loét đại trực tràngĐi đại tiện ra cục máu đông do polyp hậu mônĐi vệ sinh nặng ra máu cục do ung thư trực tràngĐại tiện ra máu đông nguy hiểm không? Khi nào cần khám bác sĩĐi ngoài ra máu đông cần làm gì?Đi ngoài ra máu cục (đông) nên ăn gì cải thiện?Khắc phục đi ngoài ra máu do bệnh đại tràng Đi ngoài ra máu cục đông do đâu? Hiện tượng đi ngoài ra máu cục (đông) là tình trạng trong phân có lẫn máu đông, do nhiều nguyên nhân gây ra. Có người gặp phải tình trạng này do chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý, sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, nóng trong người…Tuy nhiên, nếu đi ngoài ra máu đông kéo dài kèm theo các triệu chứng khác có thể do bệnh lý nào đó. Các dấu hiệu đi kèm thường phụ thuộc vào các bệnh lý liên quan. Dấu hiệu đi ngoài ra máu cục (đông) liên quan tới các bệnh lý sau: Đi cầu ra máu đông do bệnh trĩ Khi đi đại tiện ra máu cục đông bạn nên nghĩ ngay tới bệnh trĩ. Đây là bệnh lý rất phổ biến mà đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Búi trĩ hình thành cả ở bên trong và bên ngoài khiến cho mạch máu bị co giãn và phình to quá mức. Bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu đông thường không kèm với triệu chứng đau bụng, lượng máu chảy nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ của bệnh nặng hay nhẹ. Ở giai đoạn đầu người bệnh bị chảy máu tươi, khi bệnh chuyển nặng xuất hiện những cục máu đông. Nếu không được điều trị sớm có thể gây thiếu máu, hoại tử búi trĩ thậm chí ung thư trực tràng. Đi vệ sinh ra máu đông do nứt kẽ hậu môn Bệnh nứt kẽ hậu môn cũng có thể gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu cục. Nguyên nhân chủ yếu gây nứt kẽ hậu môn do táo bón kéo dài, người bệnh phải rặn quá mạnh khiến tĩnh mạch ở hậu môn bị kéo căng quá mức. Người bệnh bị đau rát hậu môn kèm với tình trạng đi ngoài ra máu tươi hoặc máu đông. Sau khi đại tiện người bệnh có thể thấy ngứa ngáy hậu môn, sưng tấy lên đôi khi có thể bị rò hay lở loét nếu bệnh kéo dài. Đi cầu ra máu cục do xuất huyết tiêu hóa Đi ngoài ra máu đông có thể liên quan tới chứng xuất huyết tiêu hóa trên cùng xuất huyết tiêu hóa dưới. Xuất huyết tiêu hóa thường do các bệnh lý gây ra như viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh Crohn, lỵ trực trùng, ung thư đại tràng… Ngoài dấu hiệu đại tiện ra cục máu đông người bệnh còn gặp các triệu chứng khác đi kèm điển hình như chóng mặt, hoa mắt, nôn ra máu, da tái xanh, nhợt nhạt, vã mồ hôi… Đi ngoài ra máu vón cục do viêm loét đại trực tràng Viêm loét đại trực tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc và dưới niêm mạc của đại trực tràng. Đại tiện ra máu đông là một trong những dấu hiệu của bệnh. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu khác đi kèm như đau quặn bụng, mót rặn khi đại tiện, chướng bụng…. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng, một số biến chứng nghiêm trọng phải kể tới như chảy máu ồ ạt, phình giãn đại tràng, ung thư hóa… Đi đại tiện ra cục máu đông do polyp hậu môn Polyp hậu môn là nguyên nhân hàng đầu gây ra chảy máu đường tiêu hóa dưới. Thực chất polyp hậu môn là những khối u có hình tròn hay elip được hình thành do sự tăng sức quá mức của niêm mạc hậu môn, polyp hậu môn có thể di chuyển được trong đường ruột của người bệnh. Người bệnh gặp phải triệu chứng đi ngoài ra cục máu đông, đau bụng, tiêu chảy, người mệt mỏi, khó chịu…Polyp hậu môn tuy là những khối u lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Đi vệ sinh nặng ra máu cục do ung thư trực tràng Khi gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu đông rất có thể bị ung thư trực tràng. Đây là bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và có tỷ lệ cao gây tử vong. Bệnh ở giai đoạn sớm không có biểu hiện rõ ràng, nhưng khi chuyển nặng xảy ra đi vệ sinh ra cục máu đông kèm các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược… Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh được cho là do các khối u nhỏ hay polyp xuất hiện trong lòng hậu môn trực tràng không được kiểm soát sớm. Ngoài các trường hợp kể trên thì đi đại tiện ra máu đông có thể là bệnh lý về đường tiêu hoá, kiết lỵ, viêm túi thừa, suy giảm chức năng gan… ☛ Xem thêm: Đi ngoài ra máu nhưng không đau bệnh gì? Đại tiện ra máu đông nguy hiểm không? Khi nào cần khám bác sĩ Theo các chuyên gia nhận động, đi đại tiện ra máu vón cục là triệu chứng khá nghiêm trọng ở đường tiêu hóa. Đây là đặc trưng của nhiều bệnh lý, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có nguy cơ gặp phải biến chứng rất cao. Trong tất cả nguyên nhân gây ra thì ung thư trực tràng là bệnh gây nguy hiểm nhất. Theo thống kế, tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư trực tràng – hậu môn đang ở mức báo động. Ngoài ra, các bệnh lý khác gây đại tiện ra cục máu đông cũng rất nguy hiểm. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể bị mất máu gây hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược…gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi gặp phải đi ngoài ra cục máu đông kèm dấu hiệu dưới đây tốt nhất đưa người bệnh nhập viện Đau quặn vùng bụng Cơ thể mệt mỏi, xanh xao Chóng mặt, hoa mắt do thiếu máu gây ra Sút cân không rõ nguyên nhân và khó kiểm soát Nôn ói kéo dài kèm theo máu hoặc có dịch màu nâu Lượng máu đông nhiều và có mùi khó chịu Hậu môn sưng nóng, đau rát Đi ngoài ra máu đông cần làm gì? Khi gặp phải triệu chứng đi ngoài ra máu đông cần hết sức thận trọng, không nên chủ quan. Như đã trình bày ở trên, đại tiện ra máu đông do nhiều nguyên nhân gây ra, để chẩn đoán chính xác nhất hiện tượng đi ngoài ra máu đông người bệnh cần tới các trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Khi thăm khám bác sĩ tiến hành kiểm tra lâm sàng, chỉ định các thủ thuật cận lâm sàng để xác định nguyên nhân và mức độ của bệnh từ đó có thể đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời. Người bệnh cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra, không nên tự ý mua thuốc điều trị có thể khiến tình trạng bệnh càng trở lên trầm trọng. Ngoài ra, thực hiện theo một số biện pháp dự phòng và chăm sóc tại nhà cho người bệnh: Chế độ ăn bổ sung nhiều chất xơ làm giảm tần suất xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu đông. Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ kích thích nhu động ruột, hỗ trợ làm mềm phân. Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng Không uống rượu bia, đồ uống có ga, hạn chế hút thuốc lá Bổ sung đủ nước cho cơ thể để tránh táo bón, giúp làm mềm phân giảm bớt áp lực mỗi lần đi đại tiện. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước trái cây, nước rau củ rất tốt cho sức khỏe. Tránh tình trạng lạm dụng thuốc tây đặc biệt là các loại thuốc kháng viêm không steroid vì chúng rất dễ gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa Không nên nhịn đại tiện, cố gắng tập cho mình thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định ☛ Xem thêm: Nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi và cách khắc phục Đi ngoài ra máu cục (đông) nên ăn gì cải thiện? Chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, ăn uống hợp lý có sức khỏe tốt và hạn chế bệnh tật. Với người bị đi ngoài ra máu đông nên ăn những thực phẩm dưới đây giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Thực phẩm giàu magie: Magie có vai trò quan trọng đối với cơ thể, không chỉ góp mặt trong nhiều chuyển hóa còn giúp hỗ trợ tăng cường nhu động ruột giúp đại tràng thực hiện chức năng của mình trơn tru hơn. Những thực phẩm có lượng magie cao phải kể tứi như rau dền, súp lơ xanh, rau bina, bí đỏ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân…Người bệnh có thể ăn thêm các thực phẩm khác có chứa magie như hải sản, sữa, thịt… Thực phẩm giàu vitamin C như súp lơ, cam, chanh, bưởi, ổi, ớt chuông, táo, kiwi…Vitamin C là chất chống oxy hóa tuyệt vời, không chỉ giúp tăng đề kháng còn giúp cơ thể thanh nhiệt phù hợp với người đang bị rách niêm mạc, chảy máu hậu môn, trực tràng. Thực phẩm giàu rutin: Là một hợp chất flavonoid tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức bền tĩnh mạch rất tốt. Rutin thường được khuyên dùng trong trường hợp bị suy yếu mạch máu, tổn thương niêm mạc…Những thực phẩm giàu rutin phải kể tới như nụ hòe, lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, cam, bưởi, diếp cá, rau má… Khắc phục đi ngoài ra máu do bệnh đại tràng Nguyên nhân đi ngoài ra máu do viêm đại tràng gặp khá phổ biến hiện nay. Để điều trị bệnh, bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống – sinh hoạt hàng ngày người bệnh nên sử dụng sản phẩm chuyên biệt dành cho người bệnh đại tràng.
Đau bụng đi ngoài nhiều lần ở trẻ em - Nguyên nhân, cách trị
Đau bụng đi ngoài nhiều lần là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Đặc biệt là vào thời tiết mùa hè thức ăn dễ bị ôi thiu khiến cho vi khuẩn đường ruột có nhiều cơ hội tấn công hệ tiêu hóa của bé. Cần có biện pháp xử trí và phòng ngừa hiệu quả tình trạng trẻ bị đau bụng đi ngoài để các bé luôn khỏe mạnh. Mục lụcBiểu hiện thường gặpNguyên nhân khiến bé đau bụng đi ngoài nhiều lầnDo nhiễm trùngDo giunDo ngộ độc thức ănKhi nào cần đưa trẻ gặp bác sĩ?Điều trị và chăm sóc trẻ bị đau bụng đi ngoài nhiều lầnTrẻ em đau bụng đi ngoài nên uống gì, ăn gì?Nên ăn gì?Không nên ăn gì?Cách phòng tránh trẻ bị đau bụng tiêu chảy nhiều lần Biểu hiện thường gặp Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải tình trạng đau bụng tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ theo dõi và có biện pháp xử trí khi trẻ gặp phải tình trạng này: Trẻ bị đau bụng quằn quại, tiêu chảy nhiều lần, phân tóe nước Có thể bị nôn trớ và sốt Bị nhẹ không bị mất nước và sốt cao, có thể điều trị tại nhà Chú ý: Cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới tình trạng của trẻ cũng như thời gian bị bệnh. Bên cạnh theo dõi, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để xác định đúng bệnh, nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Nếu các bé có triệu chứng sốt cao trên 39 độ C, đi ngoài 10 – 15 phút/lần, hiện tượng phân lỏng có nhầy, nôn liên tục nên đưa các bé đến cơ sở y tế để được thăm khám vì có thể đây là triệu chứng của tiêu chảy cấp. ☛ Tìm hiểu thêm: Đau bụng bên trái là bệnh gì? Nguyên nhân khiến bé đau bụng đi ngoài nhiều lần Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra: Do nhiễm trùng Khi trẻ bị đau bụng hoặc đầy bụng xuất hiện vài ngày thì có thể nguyên nhân thường gặp nhất là hệ quả của bệnh lý nhiễm trùng như viêm phổi, viêm amidan, sốt rét, viêm gan hoặc bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Khi gặp phải trường hợp này cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị dứt điểm bệnh cơn đau bụng đi ngoài của bé cũng sẽ khỏi. Do giun Trẻ đau bụng đi ngoài nhiều lần do giun có triệu chứng đau không quá quằn quại nhưng dai dẳng và trở đi trở lại nhiều lần trong ngày, trong tuần. Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến bé bị đau bụng đi ngoài. Những cơn đau bụng này thường không khu trú tại một vị trí nhất định nhưng sẽ tập trung ở khu vực quanh rốn. Đau bụng đi ngoài do giun tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng việc đưa trẻ tới viện để thăm khám rất cần thiết để xét nghiệm phân và tẩy giun càng sớm càng tốt. Do ngộ độc thức ăn Một trong những nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ở bé thường do tình trạng ngộ độc thức ăn. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau bụng kèm nôn, tiêu chảy, phân có lẫn máu. Nếu ngộ độc thức ăn do vi khuẩn gây nên còn có thể khiến bé sốt và ớn lạnh. Những trường hợp này cha mẹ cần cho bé uống thật nhiều nước, bổ sung thực phẩm lỏng như cháo, súp để tránh cơ thể bị mất nước. Với đau bụng đi ngoài do bất cứ nguyên nhân nào thì việc xử trí những cơn đau bụng ở trẻ cha mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh. Những thuốc này làm lu mờ triệu chứng của bệnh và gây khó khăn cho việc chẩn đoán. ☛ Tìm hiểu thêm: Đau bụng quặn từng cơn là bệnh gì? Khi nào cần đưa trẻ gặp bác sĩ? Một số trường hợp đau bụng đi ngoài biến mất sau 24 giờ nhưng nếu có những biểu hiện dưới đây cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay: Bé đau bụng dữ dội, không dám cử động, không có biểu hiện của tiêu chảy Bụng bị cứng, hoảng loạn khóc thét…đây có thể là biểu hiện cảu đau bụng cấp cần được điều trị ngay không rất nguy hiểm Nếu tiêu chảy, sốt cao, bỏ ăn và nôn thì cho bé đến bệnh viện vì là triệu chứng của tiêu chảy cấp Xuất hiện triệu chứng mất nước, nôn mửa quá nhiều Đi ngoài phân có máu Trẻ quá yếu thậm chí không thể tự đứng lên được Đối với trẻ sơ sinh không được tự chữa tại nhà mà cần phải gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. Điều trị và chăm sóc trẻ bị đau bụng đi ngoài nhiều lần Dựa vào nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ở trẻ có biện pháp điều trị phù hợp. Trẻ được khám dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm của mỗi trẻ. Điều trị có thể chỉ đơn giản là cho trẻ về nhà và hướng dẫn nghỉ ngơi, bù dịch và chế độ ăn uống phù hợp. Nhưng những nguyên nhân nghiêm trọng việc điều trị bao gồm cả nhập viện và phẫu thuật. Cha mẹ không tự ý mua thuốc điều trị có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Chăm sóc trẻ bị đau bụng đi ngoài bằng cách: Bổ sung cho trẻ nhiều nước hoặc chất điện giải oresol để bù lại lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy Vệ sinh, tắm rửa cho trẻ thật sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Môi trường sống cần đảm bảo sạch sẽ, đồ chơi và vật dụng của trẻ cần phải được khử trùng thường xuyên Sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn, tươi sống, không sử dụng thực phẩm để lâu ngày, thức ăn ôi thiu cho trẻ sử dụng Chế biến món ăn dưới dạng cháo, súp, canh giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu. Cho trẻ ăn nhạt, không ăn gia vị dễ kích ứng dạ dày như ớt, tiêu… Trẻ bị đau bụng đi ngoài liên tục, sốt cao thì nên đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được điều trị Đau bụng đi ngoài nhiều lần nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ do đó cần xử lý ngay và dứt điểm. Trẻ em đau bụng đi ngoài nên uống gì, ăn gì? Nên ăn gì? Một số thực phẩm dưới đây có tác dụng rất tốt giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài ở trẻ như: Bánh mì nướng Ngũ cốc Khoai tây Cơm, mỳ Thực phẩm giàu protein Nguồn thực phẩm trên giúp bổ sung năng lượng cho bé và giúp bé lấy lại sức lực sau khi bị đau bụng tiêu chảy nhiều lần. Các loại trái cây nên bổ sung cho bé như cà rốt (nấu chín), táo, chuối…Các loại trái cây này giúp cơ thể giữ nước, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chuối giúp phân đặc, sệt hơn sau mỗi lần đi ngoài đồng thời bổ sung kali cho cơ thể. 4 loại thực phẩm cải thiện chứng đi ngoài nhiều lần ở bé: Gừng: là gia vị khá dễ tìm và được xem như thần dược hỗ trợ tiêu hóa. Gừng có tác dụng kích thích nhu động ruột, làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng không gây ra co thắt quá mức nên thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, cải thiện đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn. Nước chanh: Giàu vitamin C và axit citric đều có tính kháng khuẩn trong đó vitamin C giúp kích thích và tăng cường hệ miễn dịch. Uống một lượng vừa đủ nước chanh không đường giúp cải thiện chứng tiêu chảy, bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể. Khi bé bị tiêu chảy hãy hòa một ít chanh với nước ấm, một chút muối cho trẻ uống giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. (Lưu ý: Không nên cho trẻ sơ sinh uống nước chanh). Gạo trắng: Đây là thực phẩm dễ tiêu hóa đặc biệt khi bé bị tiêu chảy. Gạo có tác dụng làm se và giúp phân của trẻ cứng hơn. Chúng là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời vì chứa nhiều carbohydrate. Ngoài ra, gạo còn giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn có ích cho nhu động ruột bình thường. Nên cho bé ăn gạo trắng thay vì gạo lứt. Lựu: Nếu con bạn đã đủ lớn và có đủ răng để nhai hãy cho bé ăn lựu hoặc nước ép lựu pha loãng với nước. Cho bé uống mỗi ngày giúp cải thiện chứng tiêu chảy Không nên ăn gì? Để tình trạng đau bụng đi ngoài không tồi tệ thêm cha mẹ cần tránh những thực phẩm sau đây cho bé: Sữa và các chế phẩm từ sữa : Khiến trẻ dễ bị tiêu chảy nặng hơn, còn các protein có trong sữa có thể khiến trẻ khó tiêu hóa. Thay vào đó cho bé uống sữa đậu nành để cơ thể dễ hấp thụ. Tuy nhiên, sữa chua là chế phẩm từ sữa lại rất tốt đối với bé bị tiêu chảy, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Nước trái cây anh đào, mơ, lê, nước ép mận…không cho trẻ sử dụng. Cơ thể của bé chưa có khả năng tiêu thụ các loại đường trong trái cây và những loại đường này gây khó chịu cho bé. Với trẻ sơ sinh không cho sử dụng nước ép trái cây nào cả. Cá, tôm và các loại hải sản cũng không nên ăn. Trong nhóm thực phẩm này có chứa các protein kích ứng, có thể gây dị ứng cho trẻ, gây cho trẻ bị đau bụng và nôn trớ. Các loại đồ uống có ga, cồn, các loại thức ăn khó tiêu không nên cho bé ăn khiến tình trạng đau bụng đi ngoài càng thêm trầm trọng Cách phòng tránh trẻ bị đau bụng tiêu chảy nhiều lần Tiêu chí “phòng bệnh hơn chữa bệnh” được bác sĩ và các chuyên gia khuyến cáo. Để phòng tránh đau bụng đi ngoài cho trẻ cha mẹ cần thực hiện các điều sau: Cần rửa tay bằng xà phòng và nước ấm cho trẻ thường xuyên đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch, chế độ ăn uống hợp vệ sinh Dọn dẹp phòng ốc, đồ chơi, đồ dùng khác cho bé Cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ để pha sữa cho bé Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để tăng cường miễn dịch Tránh cho trẻ uống quá nhiều nước uống công nghiệp, có ga, đồ ăn nhanh… Mọi nghi ngờ về sức khỏe của trẻ các bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để có được những chẩn đoán và cách xử lý kịp thời. ☛ Tìm hiểu thêm: Ăn sáng xong bị đi ngoài – Nguyên nhân, cách chữa
Đau quặn bụng vùng thượng vị và 10 bệnh lý nguy hiểm
Đau quặn vùng thượng vị có thể là dấu hiệu báo trước nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến hệ tiêu hóa, tim mạch. Vậy những bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Tràng Phục Linh tìm hiểu nhé. Đau thượng vị có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, ít ai biết Mục lụcNguyên nhân gây đau quặn bụng vùng thượng vịRối loạn tiêu hóa hay chứng khó tiêuViêm dạ dàyViêm đại tràngMang thaiTrào ngược dạ dày thực quảnĐau từng cơn ở thượng vị do hội chứng ruột kích thíchViêm thực quảnSỏi ống mật chủLoét dạ dày tá tràngNhồi máu cơ tim cấp tínhViêm tụy cấpBị đau quặn từng cơn vùng thượng vị có nguy hiểm không?Nên làm gì khi bị đau thượng vị? Khi nào cần đi khám?Phương pháp chẩn đoán và điều trị đau quặn vùng thượng vịCác biện pháp khắc phục đau quặn từng cơn vùng thượng vị tại nhàThay đổi lối sốngKhi đau quặn từng cơn vùng thượng vị nên ăn gì?Kiêng gì để giảm đau vùng thượng vị? Nguyên nhân gây đau quặn bụng vùng thượng vị Trước khi tìm hiểu nguyên nhân đau thượng vị, chúng ta cần hiểu rõ vùng thượng vị là vùng nào. Trên thực tế, vùng thượng vị là vị trí nằm giữa 2 bên xương sườn, dưới xương ức và trên rốn. Khu vực này tập trung nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể, bao gồm thực quản, dạ dày, gan, một phần của tụy, tá tràng và đại tràng. Do đó, đau vùng thượng vị là đau vùng dưới xương ức bên trái, trên rốn và giữa 2 bên xương sườn. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau; từ việc ăn quá no, tiêu thụ thức ăn chứa nhiều dầu mỡ đến các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp… Rối loạn tiêu hóa hay chứng khó tiêu Chứng khó tiêu thường xảy ra sau khi ăn, có thể gây đau quặn bụng vùng thượng vị hoặc cảm giác khó chịu ở bụng trên. Cơ thể có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng và cảm giác no dù chưa ăn nhiều. Những triệu chứng này có thể tồi tệ hơn khi cúi hoặc nằm. Dấu hiệu cảnh báo chứng khó tiêu/rối loạn tiêu hóa bao gồm: Cảm thấy đầy bụng, đầy hơi. Đau tức vùng thượng vị, nhất là sau khi ăn. Ợ hơi. Buồn nôn. Viêm dạ dày Viêm dạ dày là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau quặn vùng thượng vị dạ dày. Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm do vi khuẩn, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc tổn thương liên tục trong dạ dày. Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) gây những cơn đau quặn khó chịu hoặc xuất hiện từ từ theo thời gian (mạn tính). Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như uống nhiều rượu, sử dụng thuốc chống viêm không steroid,… Các triệu chứng điển hình của viêm dạ dày như: Đau thượng vị từng cơn, có thể giảm hoặc nặng hơn sau khi ăn. Buồn nôn, nôn. Cảm giác đầy bụng trên. Viêm đại tràng Viêm đại tràng gây đau bụng vùng thượng vị Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng. Tùy theo vị trí, mức độ của bệnh mà xuất hiện các triệu chứng khác nhau như đau bụng, khó chịu và mệt mỏi… Những triệu chứng của viêm đại tràng bao gồm: Cơn đau quặn bụng. Đau bụng dưới ức Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Cảm giác giống như bị chuột rút ở vùng bụng. Xem thêm: Hay đầy bụng có phải viêm đại tràng? Mang thai Cảm giác đau tức vùng thượng vị có thể xuất hiện ở nhiều phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân được xác định là bởi hiện tượng trào ngược acid hoặc áp lực mạnh lên thành bụng do thai ngày càng lớn. Tuy nhiên, nếu đau nhiều, đau quặn bụng vùng thượng vị từng cơn liên tục có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Vì vậy cần đi khám bác sĩ tìm được nguyên nhân giúp mẹ bầu yên tâm hơn. Trào ngược dạ dày thực quản Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng chảy ngược dịch acid từ dạ dày lên thực quản. Theo đó, ợ chua là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh, sau đó là đau quặn bụng vùng thượng vị. Ngoài ra, khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện khác có thể kèm theo như: Hôi miệng, khàn giọng, ho mạn tính, viêm thanh quản. Buồn nôn. Khó tiêu. Cảm thấy có một khối u trong cổ họng. Đau dạ dày từng cơn Đau từng cơn ở thượng vị do hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là nguyên nhân dẫn tới triệu chứng đau thượng vị Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt) là các rối loạn chức năng của đại tràng. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống; khiến người bệnh lo lắng, mất ngủ. Triệu chứng thường gặp của hội chứng ruột kích thích bao gồm: Co thắt, đau bụng dưới xương sườn ở giữa Tiêu chảy xen kẽ táo bón. Chướng bụng, đầy hơi. Đau rát vùng thượng vị Viêm thực quản Viêm thực quản xảy ra khi niêm mạc thực quản bị viêm nhiễm. Các nguyên nhân gây bệnh phổ biến bao gồm: trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản, nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch… Nếu không được điều trị sớm, viêm thực quản có thể để lại sẹo trên niêm mạc gây nuốt khó, nuốt đau. Các tác động tiêu cực của viêm thực quản đến người bệnh có thể kể đến như: Đau quặn bụng vùng thượng vị. Ho dai dẳng, khó nuốt, nôn mửa. Nóng rát ở ngực và cổ họng. Sỏi ống mật chủ Sỏi ống mật chủ là sự có mặt của một hoặc nhiều viên sỏi trong đường dẫn mật chính ngoài gan. Triệu chứng bao gồm: Đau vùng thượng vị buồn nôn Vàng da, nước tiểu sậm đầu. Loét dạ dày tá tràng Loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc của dạ dày và ruột non bị tổn thương. Bệnh có thể được gây ra bởi vi khuẩn hoặc người bệnh dùng nhiều thuốc chống viêm không steroid. Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh là khó chịu, đau giữa 2 xương sườn và đau thượng vị về đêm. Những cơn đau có thể giảm sau khi ăn. Nếu do loét tá tràng gây ra hoặc nặng hơn nếu bị loét dạ dày. Một số dấu hiệu khác như buồn nôn, nôn mửa, chảy máu (mệt mỏi, khó thở, xanh xao). Trong một số trường hợp, đau quặn từng cơn vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng như nhồi máu cơ tim cấp tính, viêm tụy cấp. Nhồi máu cơ tim cấp tính Nhồi máu cơ tim cấp tính là tình trạng dòng máu đến cơ tim bị cắt đứt đột ngột, gây tổn thương mô. Thông thường, bệnh sẽ khởi phát do sự tắc nghẽn của một hoặc nhiều động mạch vành. Dấu hiệu cảnh báo điển hình của cơn đau tim là đau vùng thượng vị lan ra sau lưng hoặc khu vực khác kéo dài hơn vài phút, biến mất và sau đó quay trở lại. Một vài biểu hiện khác có thể kể tới khó thở, chóng mặt, tức ngực, đổ mồ hôi. Viêm tụy cấp Viêm tụy cấp là nguyên nhân điển hình gây đau tức bụng vùng thượng vị Đau quặn từng cơn vùng thượng vị có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm tụy cấp. Theo báo cáo, ở Mỹ đã có trường hợp được chẩn đoán mắc cả nhồi máu cơ tim và viêm tụy cấp sau 15 giờ xuất hiện các cơn đau vùng thượng vị (1). Viêm tụy cấp là tình trạng viêm phát triển rất nhanh ở tụy. Triệu chứng chính là đau bụng vùng thượng vị, có thể xuất hiện nhanh chóng trong vài giờ hoặc sau vài ngày bị viêm. Đặc điểm cơn đau này chính là đau quặn từng cơn, đột ngột và dữ dội hoặc có thể bắt đầu từ cơn đau nhẹ. Chúng trầm trọng hơn sau khi ăn và thường có cảm giác lan ra sau lưng. Một số biểu hiện khác có thể xuất hiện như: Nôn mửa, sốt cao. Cảm thấy rất khó chịu. Bụng bị chướng lên. Để hiểu thêm về nguyên nhân gây đau vùng thượng vị, mời bạn tham khảo video dưới đây: Bị đau quặn từng cơn vùng thượng vị có nguy hiểm không? Đau vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu bỏ qua triệu chứng này sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm. Dạ dày từ viêm có thể đưa đến loét, xuất huyết, thủng, từ đó phải phẫu thuật để giải quyết. Với những cơn đau tiền sản giật có thể ảnh hưởng tới thai nhi và cả người mẹ. Nếu cơn đau là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp,… Xem thêm: Đau quặn bụng bên trái ngang rốn có nguy hiểm không? Nên làm gì khi bị đau thượng vị? Khi nào cần đi khám? Điều cần làm đầu tiên khi xuất hiện những cơn đau quặn vùng thượng vị chính là uống một ly nước ấm. Nếu kèm tiêu chảy, đau bụng dưới thì pha thêm một chút gừng, việc này giúp giảm co thắt và làm dịu cơn đau. Sau đó nằm nghỉ, chú ý những triệu chứng xảy ra tiếp theo. Khi các cơn đau xảy ra đột ngột, dữ dội trong nhiều giờ có thể là triệu chứng cảnh báo của bệnh viêm tụy cấp, nhồi máu cơ tim… cần đi khám ngay. Nếu cơn đau không thuyên giảm, ngắt quãng/kéo dài trong vài ngày hoặc kèm theo một số triệu chứng sau, bạn cũng nên đi khám: Đau hoặc tức ngực. Đau thượng vị, sau đó lan sang những bộ phận khác. Nôn ra máu. Khó thở. Máu trong phân hoặc phân có màu đen. Phương pháp chẩn đoán và điều trị đau quặn vùng thượng vị Nếu biết được nguyên nhân kết hợp với phương pháp điều trị thích hợp, bệnh tình hoàn toàn có thể cải thiện. Do đó, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là vô cùng quan trọng. Cụ thể, bác sĩ cần thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán bệnh, bao gồm: Xem xét và cảm nhận tại vị trí đau ở vùng bụng để tìm ra những bất thường như: vết bầm tím, khối u… Nghe bụng để tìm âm thanh của ruột và lưu lượng máu qua động mạch chủ. Thăm hỏi người bệnh (thời gian xảy ra, triệu chứng khác, đang dùng thuốc gì hay chưa…). Tùy thuộc vào loại đau của người bệnh, bác sĩ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm: Kiểm tra thông số của tim để tìm các dấu hiệu tổn thương. Chụp X-quang ngực, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính CT. Nội soi đường ruột kiểm tra thực quản và dạ dày xem có bất thường hoặc chảy máu không. Xét nghiệm sinh hóa: máu, nước tiểu, phân. Nội soi đường ruột nhằm chẩn đoán tình trạng bệnh Điều trị đau quặn từng cơn vùng thượng vị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp có thể bao gồm: Thực hiện những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn hoặc lối sống. Sử dụng thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Nếu đau thượng vị có liên quan đến bệnh nhiễm trùng, có thể cần kháng sinh. Phẫu thuật nếu thực sự nghiêm trọng như trong viêm thực quản, viêm túi mật, loét dạ dày… Các biện pháp khắc phục đau quặn từng cơn vùng thượng vị tại nhà Thay đổi lối sống Đau quặn bụng vùng thượng vị thường là tình trạng phổ biến của chứng khó tiêu và trào ngược acid, do đó có thể cải thiện nếu thực hiện một số nguyên tắc sau: Uống nước đầy đủ mỗi ngày. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không nên ăn quá nhanh. Tránh nằm xuống ngay khi ăn xong. Nằm nghiêng về bên trái giúp ngăn trào ngược và giảm đầy bụng, chướng hơi. Khi nằm nên nâng cao phần thân trên. Ngoài ra, còn có một số thực phẩm nên ăn và không nên ăn để giảm tình trạng đau thượng vị. Khi đau quặn từng cơn vùng thượng vị nên ăn gì? Nghệ, mật ong Nghệ và mật ong có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng đau tức vùng thượng vị Nếu cơn đau thượng vị do đau dạ dày thì nghệ chính là biện pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả cho bạn. Trong nghệ chứa hoạt chất curcumin có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, nhanh chóng làm lành các tổn thương. Đồng thời, curcumin trong nghệ còn có khả năng xây dựng lớp màng, tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid dư thừa. Mỗi ngày nên bổ sung thêm nghệ vào trong bữa ăn của bạn. Hoặc một cách đơn giản khác là sử dụng bột nghệ kết hợp với mật ong, giúp giảm đau hiệu quả. Gừng Nhiều nghiên cứu cho thấy, gừng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa. Do đó, loại củ này được dùng trong nhiều bệnh lý về dạ dày khác nhau gây nên các biểu hiện đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn (2). Vì vậy, mỗi ngày người bệnh nên uống một cốc trà gừng ấm để giảm co thắt, làm dịu các cơn đau vùng thượng vị và các triệu chứng khác của đường tiêu hóa. Ngoài ra, một số loại trà dưới đây cũng có công dụng tương tự, người bệnh có thể sử dụng luân phiên nhau mỗi ngày: Trà xanh chứa EGCG có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa, bảo vệ lớp niêm mạc, xoa dịu các cơn đau vùng thượng vị. Trà hoa cúc với công dụng trung hòa acid dịch vị, cải thiện tình trạng đau rát thượng vị. Trà bạc hà ức chế co thắt, giảm đau. Giấm táo Giấm táo có khả năng ức chế sản xuất acid trong dạ dày, kháng khuẩn và bổ sung thêm vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Đồng thời bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa khỏi những tổn thương, xoa dịu cơn đau quặn vùng thượng vị. Mỗi ngày lên pha 1 thìa giấm táo với 250 – 500 ml nước lọc đun sôi để nguội. Nếu là người hảo ngọt, bạn có thể cho thêm mật ong để giúp giảm đau hiệu quả hơn. Kiêng gì để giảm đau vùng thượng vị? Caffe đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chứng đau thượng vị Một số thực phẩm và đồ uống làm tăng nguy cơ đầy hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị mà người bệnh cần phải tránh như: Đồ uống có ga, cà phê, rượu. Thức ăn cay nóng, nhiều mỡ. Thực phẩm chế biến sẵn, giàu chất béo bão hòa như xúc xích, lạp sườn… Các loại quả chua như chanh, bưởi, xoài… Đồ dưa muối. Ngoài ra, để thúc đẩy quá trình giảm đau thượng vị, người bệnh có thể bổ sung viên uống bảo vệ sức khỏe Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp dành riêng cho người bị hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng co thắt từ nhiều loại thảo dược tự nhiên. Trên đây là tổng hợp về những nguyên nhân chủ yếu gây nên đau quặn bụng vùng thượng vị. Nếu tình trạng đau dữ dội, liên tục trong nhiều giờ, bạn nên đi khám tìm ra nguyên nhân chính xác để có phương pháp điều trị thích hợp. Tài liệu tham khảo https://www.healthgrades.com/right-care/symptoms-and-conditions/epigastric-pain https://www.uptodate.com/contents/zh-Hans/image?imageKey=PC%2F106200~PC%2F106199~PC%2F106201~PC%2F106202~PC%2F106204 (1) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20075580/ (2) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6341159/
Bài viết liên quan
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)