Viêm đại tràng

Phân biệt đau bụng bệnh đại tràng và đau bụng lâm râm nguyên nhân khác

Đau bụng lâm râm là triệu chứng mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Nguyên nhân gây ra đau bụng khá đa dạng, mỗi vị trí có những bệnh lý khác nhau. Đau bụng do bệnh đại tràng có đặc điểm gì khác so với những nguyên nhân khác. Cùng tìm hiểu để phân biệt được các dạng đau bụng này và có biện pháp xử trí đúng cách.   Phân biệt đau dạ dày, đại tràng và rối loạn tiêu hóa Đau đại tràng Vị trí đau dưới rốn Đau âm ỉ kèm theo cảm giác muốn đi cầu (đi tiêu hoặc đại tiện) Sau đi cầu cảm giác bớt đau hơn nhưng lại muốn đi cầu nữa đặc biệt là sau khi ăn, uống cafe, sữa,…, có thể kèm tiêu chảy hoặc có đàm nhớt hoặc táo bón Hai triệu chứng này có thể xen kẽ nhau trong nhiều ngày. Đau bụng trong viêm đại tràng co thắt thường rất đa dạng, có thể đau sau ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh… Rối loạn tiêu hóa Những cơn đau bụng thường có tính chất theo từng cá nhân nhưng có cảm giác đau lâm râm, nặng bụng, sình bụng hay ran rát Vị trí đau thường là vùng bụng dưới bên tay trái hoặc râm ran sang những khu vực khác cùng lúc Kèm theo là dấu hiệu đầy hơi, ợ hơi, xì hơi thường xuyên Gặp vấn đề đại tiện như đi vệ sinh không đều như trước, đau bụng từng cơn, ngày càng bị táo bón hoặc tiêu chảy Đau dạ dày Những cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị, vùng trên dạ dày ngay dưới ức Với mỗi người sẽ có mức độ đau khác nhau, thông thường có cảm giác đau âm ỉ, nóng rát có thể lan lên ngực hoặc sau lưng Đau thượng vị thường có chu kì và liên quan đến bữa ăn, người bệnh đau thượng vị khi quá đói hoặc quá no, đau sau bữa ăn, đau tăng mỗi khi ăn uống thức ăn chua, cay, bia rượu… hay khi bị căng thẳng thần kinh. Có thêm hiện tượng ợ chua, ợ hơi hoặc ợ thức ăn lên nửa chừng, hoặc có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, kèm theo nôn ói. Nguyên nhân đau bụng qua các vị trí Phân khu ổ bụng Ổ bụng được giới hạn phía trên cơ hoành, dưới là hai cánh chậu, phía sau là cột sống và cơ lưng, hai bênh là cơ và cân thành bụng. Tùy vào vị trí đau bụng mà ta có thể biết được các cơ quan bị bệnh tương ứng theo phân khu ổ bụng Ổ bụng được phân khu thành nhiều khu vực khác nhau Ổ bụng được giới hạn bởi phía trên là cơ hoành, phía dưới là hai cánh chậu, phía sau là cột sống và cơ lưng, hai bên là cơ và cân thành bụng. Phân khu ổ bụng bao gồm: Vùng thượng vị Vùng hạ sườn phải Vùng hạ sườn trái Vùng rốn Vùng mạn sườn phải Vùng mạn sườn trái Vùng hạ vị Vùng hố chậu phải, hố chậu trái Trước hết, cần xác định và loại trừ triệu chứng đau bụng là biểu hiện của một số bệnh lý ngoại cấp điển hình như: Viêm ruột thừa: đau có thể xuất hiện ban đầu ở vùng quanh rốn sau đó khu trú vùng bụng dưới bên phải, cường độ đau tăng lên theo thời gian, ấn vào vùng bụng dưới bên phải đau nhói, thường kèm theo sốt. Thủng tạng rỗng (dạ dày): Cơn đau đột ngột dữ dội, liên tục kiểu ngoại tạng (parietal), ấn vào ổ bụng thấy đau, phản ứng thành bụng trước co cứng như tấm gỗ. Viêm tụy cấp: đau vùng thượng vị, thường kèm theo nôn nhiều và bụng chướng, hay gặp ở bệnh nhân nghiện rượu. Tắc mật: Tắc mật (sỏi túi mật, sỏi OMC…) thường đau bụng mạng sườn phải, sốt, vàng da. Tắc ruột: đau bụng, nôn, bí trung đại tiện, chướng bụng, có thể có dấu hiệu rắn bò vùng bụng. Chửa ngoài tử cung vỡ:  Biểu hiện bao gồm đau bụng đột ngột, rầm rộ, có thể có triệu chứng da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, chân tay lạnh… Triệu chứng đau bụng lâm râm khá phổ biến và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là các bệnh lý theo từng vị trí đau bụng: Vùng rốn: Đau gần rốn nghĩ tới các bệnh rối loạn ruột non, bệnh về đại tràng ngang, viêm hạch mạc treo ruột, giai đoạn đầu của bệnh ruột thừa. Vùng thượng vị: Đau dạ dày ( đau vùng thượng vị, có thể có cảm giác nóng bỏng rát sau kèm thêm các triệu chứng mũi ức, kèm ợ hơi, ợ chua đau thay đổi khi đói khi no, tăng lên khi thức khuya nhiều ,…) có thể nghĩ tới bệnh lý như Hội chứng dạ dày – tá tràng, Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, viêm tụy cấp hoặc mạn, bệnh túi mật, bệnh của đại tràng ngang. Vùng hạ vị: Bệnh về bàng quang, với nam có thể là triệu chứng bệnh tiền liệt tuyến, với nữ có thể là bệnh lý của tử cung, viêm đường tiết niệu, viêm tiểu khung, các bệnh lý vòi trứng, buồng trứng, đại tràng xích ma. Vùng hạ sườn trái: Có thể do rối loạn đại tràng, bệnh lý tụy, bệnh lý lách. Vùng hạ sườn phải: Thường nghĩ tới các bệnh về gan, mật, túi mật, trường hợp đau bụng dữ dội thường liên quan đến viêm túi mật, đau có thể lan ra giữa bụng hoặc xuyên ra sau lưng. Đôi khi viêm tụy hoặc tá tràng cũng có thể đau vùng này. Vùng mạn sườn trái: Rối loạn đại tràng xuống, các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng, sỏi thận trái, sỏi niệu quản trái. Vùng mạn sườn phải: Các rối loạn đại tràng lên, sỏi thận phải, sỏi niệu quản phải. Vùng hố chậu trái: Rối loạn đại tràng xuống, viêm đại tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng trái. Vùng hố chậu phải:  Viêm hồi manh tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng phải. Tìm hiểu thêm: Đau quặn bụng khi đói là do đâu? Cẩn trọng những cơn đau bụng lâm râm nguy hiểm Có một số trường hợp đau bụng lâm râm không rõ nguyên nhân là dấu hiệu của những bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu cơ thể bạn xuất hiện những triệu chứng sau cần đến trung tâm y tế sớm để phát hiện bệnh cũng như có biện pháp xử lý kịp thời: Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài. Đau liên tục ngày càng nặng hơn. Đau nhói ở phần bụng dưới phải có thể bị viêm ruột thừa cấp, trong vòng 24 giờ người bệnh phải được chuyển đến trung tâm y tế kịp thời Đau bụng lâm râm kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao. Đối với trẻ nhỏ chưa biết nói nên rất khó chuẩn đoán đau bụng. Hãy quan sát kỹ nếu thấy trẻ quấy khóc liên tục thì cần đưa đến bệnh viện sớm Cải thiện tình trạng đau bụng do viêm đại tràng? Viêm đại tràng cấp thường không có nhiều biểu hiện, biểu hiện thường gặp là đau bụng lâm râm dưới rốn. Nếu vào buổi tối thường gây mất ngủ, có thể đau hơi quặn ở những vùng nhỏ, có khi đau tất cả đoạn đại tràng, bụng chướng hơi. Những biến chứng có thể gặp khi bị viêm đại tràng cấp tính đó là suy kiệt cơ thể, viêm chảy máu đại tràng hay thủng đại tràng. Viêm loét đại tràng cấp nếu không được điều trị chuyển sang dạng mạn tính với các biểu hiện: Thay đổi thói quen đại tiện, người bệnh không điều chỉnh thói quen đi ngoài, khi táo bón khi tiêu chảy, có khi phân lẫn cả máu và chất nhầy. Dấu hiệu khác là đau thắt ở vùng bụng dưới, vị trí đau thường lệch xuống dưới rốn sau đó lan sang 2 bên mạn sườn. Nếu đại tràng có tình trạng xuất huyết thì bệnh nhân có thể bị thiếu máu gây nên chóng mặt, tay chân bủn rủn. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh người bệnh cần thăm khám cụ thể và có biện pháp điều trị tích cực. Điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh diễn biến trầm trọng hơn. Thông thường khi có biểu hiện đau đại tràng người bệnh được chỉ định một số thuốc giúp làm dịu và chữa lành các vết viêm loét làm giảm cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, những loại thuốc sử dụng điều trị này khi tới đường ruột tiêu diệt các vi khuẩn có hại cư trú ở  các ổ viêm loét đồng thời tiêu diệt luôn cả các vi khuẩn có lợi (hay còn gọi là lợi khuẩn). Đường ruột không còn nhiều lợi khuẩn khiến thành ruột không còn lớp màng bảo vệ nữa. Vì các lợi khuẩn cư trú trên lớp lông nhung có tác dụng tiết dịch bao phủ lên thành ruột và tạo thành lớp lá chắn bảo vệ ngăn không cho các tác nhân xâm nhập tấn công đại tràng khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương, chức năng đại tràng dần suy giảm. Người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Bên cạnh điều trị, người bệnh cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để cải thiện, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Những ngày bị táo bón: Giảm chất béo, tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ giảm tải cho hệ tiêu hóa và giúp hấp thụ tốt hơn Những ngày bị tiêu chảy: Hạn chế chất xơ khó tiêu để thành ruột không bị tổn thương, không nên ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhừ. Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích như trà, sô cô la, trà… Sữa và các chế phẩm từ sữa (trừ sữa chua)  vì trong thực phẩm này có chứa đường rất khó tiêu. Đạm của sữa có thể gây dị ứng, nên thay thế bằng sữa đậu nành. Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thức ăn chế biến sẵn hạn chế sử dụng vì tạo gánh nặng cho đại tràng, khiến triệu chứng của bệnh càng trở nên nặng hơn Bổ sung thêm sữa chua vì chúng có chứa các vi sinh vật sống có lợi cho đường ruột, kích thích hệ tiêu hoá. Đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại trong dạ dày. Ăn chậm, nhai kĩ, ăn đủ bữa và đúng giờ Cần có chế độ tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe, tinh thần thoải mái, hạn chế stress từ đó giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh hơn. >>> Tham khảo: Thực phẩm chức năng Tràng Phục Linh PLUS

Đi đại tiện đau rát hậu môn do đâu? Cách điều trị

Đi đại tiện đau rát hậu môn là tình trạng mà nhiều người gặp phải, gây ra nhiều khó chịu và phiền toái. Nguyên nhân gây nên khá đa dạng, có thể do chế độ ăn uống, thói quen lười đi vệ sinh thậm chí do bệnh lý gây ra. Khi triệu chứng này “ghé thăm” bạn thường xuyên tốt nhất nên thăm khám cụ thể để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Đi đại tiện đau rát hậu môn do đâu? Hầu như ai cũng đã từng trải qua tình trạng đi ngoài xong bị đau rát hậu môn. Đây là triệu chứng rất khó chịu thậm chí là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến đi ngoài xong bị đau rát hậu môn: Nguyên nhân không phải là bệnh lý Không phải cứ bị đau rát hậu môn sau đi ngoài là triệu chứng của bệnh lý. Có một số nguyên nhân sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt khiến hậu môn tổn thương và gây ra triệu chứng này. Ăn nhiều đồ cay nóng Khi chế độ ăn hàng ngày của bạn có nhiều món ăn cay nóng gây ra những rắc rối ở đường tiêu hóa và hậu môn. Những thực phẩm cay nóng không phân hủy hoàn toàn trong quá trình tiêu hóa mà nó còn tồn tại khi đào thải ra ngoài hậu môn. Trong khi đó, hậu môn là bộ phận nhạy cảm nên không chịu được kích thích mạnh và phản ứng lại gây ra cảm giác khó chịu. Thói quen nhịn đi vệ sinh Một số bạn có thói quen lười đi vệ sinh khiến phân lưu lại lâu trong trực tràng dẫn tới táo bón. Mỗi lần đi đại tiện gặp nhiều khó khăn, đi xong có cảm giác đau rát hậu môn. Ngoài ra, nếu không giữ gìn sạch sẽ vùng hậu môn có thể khiến khu vực này ngứa ngáy, khó chịu. Hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú, tấn công khiến việc đi ngoài gặp nhiều khó khăn. Quan hệ bằng đường hậu môn Quan hệ không an toàn đặc biệt qua đường hậu môn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nứt hậu môn. Không những vậy còn làm khu vực này bị tổn thương, nguy hiểm hơn là các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục. Với những tác hại không mong muốn có thể xảy ra, tốt nhất nên hạn chế thói quen này. Đi đại tiện đau rát hậu môn do bệnh lý Đau rát hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện có thể do một số bệnh lý gây nên. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến: Bệnh trĩ Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến hiện nay, theo thống kê có tới 50% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ khiến vùng tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng và căng giãn quá mức. Trĩ được chia làm 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội không gây đau đớn nhưng có thể tạo ra hiện tượng chảy máu bên trong. Ngược lại, trĩ ngoại khiến người bệnh có cảm giác đau rát hậu môn và ngứa ngáy mỗi lần đi đại tiện. Bệnh trĩ thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh, người có chế độ ăn ít chất xơ hoặc người ngồi lâu một tư thế. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh này bạn nên duy trì cân nặng ổn định, bổ sung nhiều chất xơ vào bữa ăn hàng ngày. Tuy bệnh trĩ không gây nguy hiểm nhưng gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh nên cần rèn cho mình một lối sống sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh. Táo bón Táo bón là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn đi ngoài xong bị đau rát hậu môn. Khi bị táo bón, khuôn phân to, thô cứng khiến bạn phải cố rặn thật mạnh khi đi ngoài làm lớp niêm mạc hậu môn bị tổn thương gây đau rát sau khi đi đại tiện. Các triệu chứng khác kèm theo như đi đại tiện ít, có máu trong phân, phân vón cục, đầy bụng… Nguyên nhân gây táo bón chủ yếu do chế độ ăn uống ít chất xơ, uống ít nước, lười vận động…Giải pháp tốt nhất cho bạn nên chủ động bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp làm mềm phân khi đi đại tiện. Xem thêm: Táo bón đi ngoài ra máu sau sinh cần làm gì? Nứt kẽ hậu môn Hậu môn xuất hiện vết nứt có thể do táo bón kéo dài, chấn thương, quan hệ tình dục đường hậu môn, sinh con qua âm đạo…Lúc này, người bệnh bị đau rát, khó chịu sau mỗi lần đi đại tiện thậm chí có máu đỏ tươi kèm phân hoặc trên giấy vệ sinh. Phần lớn các trường hợp nứt kẽ hậu môn tự hết sau 2 – 3 tuần nhưng nếu tái phát thời gian đau lâu hơn và cần điều trị. Bệnh lây qua đường tình dục Một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đặc biệt là bệnh Herpes sinh dục, nấm Chlamydia do virus gây nên sẽ khiến người bệnh đi ngoài bị hậu môn bị nóng rát, đau nhức nhất là khi đi đại tiện. Viêm đại trực tràng Viêm đại trực tràng là bệnh lý dường tiêu hóa gây tổn thương niêm mạc đại trực tràng, nếu không được điều trị gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn có thể dẫn tới các biến chứng như thủng đại tràng, hẹp đại tràng, ung thư đại tràng…Người bệnh đi ngoài bị đau hậu môn dữ dội, đại tiện nhiều lần trong ngày… Polyp đại trực tràng Polyp xảy ra do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trự tràng tạo nên những khối u nhỏ, lồi . Polyp đại trực tràng hầu như không gây ra triệu chứng đặc biệt gì. Nhưng cũng có một số trường hợp  có triệu chứng đi ngoài đau rát hậu môn, đại tiện ra máu. Rò hậu môn Bệnh còn có tên gọi khác là mạch lươn, nguyên nhân gây nên do áp xe hậu môn bị vỡ khiến cấu trúc đường rò bên trong niêm mạc xuất hiện. Rò hậu môn là bệnh lý phức tạp, điều trị khó khăn nên cần được thăm khám và điều trị sớm. Các triệu chứng thường gặp là đau rát hậu môn, sưng nóng, chảy dịch ở hậu môn có mùi khó chịu Tiêu chảy kéo dài Tiêu chảy kéo dài cũng là bệnh lý khiến mỗi lần đi đại tiện người bệnh cảm thấy đau rát. Số lần đi đại tiện trong ngày nhiều lần hơn so với bình thường, mỗi ngày có thể đi đại tiện từ 5 – 10 lần. Khi bị đi đại tiện nhiều lần trong ngày khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương gây ra đau rát hậu môn mỗi lần đi đại tiện. Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ cay nóng…  Ung thư đại tràng, hậu môn Đây là bệnh lý rất nguy hiểm có thể khiến người bệnh mất mạng. Bệnh gây ra các triệu chứng như đi đại tiện ra máu, đau rát hậu môn, sụt cân đột ngột, người mệt mỏi, cơ thể không hấp thụ thức ăn…Cần phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời tránh để xảy ra các biến chứng gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể. Xem thêm thông tin: Đi ngoài ra máu sau uống rượu bia do đâu? Khắc phục đi đại tiện đau rát hậu môn Đi đại tiện bị đau rát hậu môn khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, mệt mỏi thậm chí sợ đi đại tiện. Các triệu chứng này có thể thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài và tái phát thường xuyên nên người bệnh cần thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo vặt sau để cải thiện triệu chứng. Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều hoa quả, trái cây, rau xanh Hạn chế thực phẩm cay nóng như hạt tiêu, mù tạt, ớt… Không uống bia rượu, cà phê, trà đặc, đồ uống có ga Thay đổi thói quen sinh hoạt Hạn chế ngồi lâu một chỗ, chế độ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe Không nên nhịn đi vệ sinh, cần đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu Tránh quan hệ tình dục qua đường hậu môn Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày, sau khi đi đại tiện cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ Ngâm hậu môn bằng nước muối ấm Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn, thư giãn và làm giảm triệu chứng đau rát hậu môn sau khi đi đại tiện. Lưu ý, không nên pha quá nhiều muối có thể gây xót, khiến vùng hậu môn bị tổn thương. Nên pha với tỷ lệ vừa phải, ngâm hậu môn từ 10 – 15 phút hoặc cho tới khi nước nguội. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 3 lần để cải thiện triệu chứng bệnh. Chườm đá lạnh Đá lạnh có tác dụng giảm triệu chứng đau hậu môn khá an toàn và hiệu quả. Để thực hiện bạn lấy một miếng gạc lạnh hoặc một túi đá để chườm lên vùng hậu môn chừng 10 phút. Một ngày có thể thực hiện nhiều lần làm giảm các triệu chứng đau nhức hậu môn mà không mất nhiều công sức. Rau diếp cá Rau diếp cá không chỉ là loại rau gia vị mà còn được sử dụng điều trị nhiều bệnh lý. Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt giúp giải độc, lợi tiểu, sát trùng và làm giảm triệu chứng đau hậu môn sau khi đi đại tiện. Cách dùng rau diếp cá cải thiện tình trạng đau rát hậu môn sau khi đi đại tiện: Cách 1: Bạn có thể dùng rau diếp cá rửa sạch, ngâm với muối hạt rồi đem giã nát và đắp lên hậu môn. Trước khi đắp cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, không nên đắp trong thời gian quá lâu. Cách 2: Dùng nắm lá diếp cá tươi rồi đem ngâm với nước muối loãng, đun sôi khoảng 10 phút, lấy phần nước đem rửa hậu môn, phần bã để đắp hậu môn. Tắm nước ấm trong bồn Phương pháp này có tác dụng giúp lưu thông máu tốt hơn ở khu vực hậu môn. Biện pháp này phù hợp với những người mắc bệnh trĩ khi các tĩnh mạch vùng hậu môn bị sưng phồng. Xả tối thiểu 30cm và ngâm cơ thể trong bồn khoảng 30 phút với nước ấm cho tới khi nước nguội. Dùng thuốc bôi Hiện nay, có nhiều loại thuốc bôi giúp giảm triệu chứng đi ngoài xong bị đau hậu môn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc cần được thăm khám và được sự chỉ định của bác sĩ để được tư vấn về liều dùng và cách dùng. Thoa dầu dừa Đây là biện pháp giúp giảm đau ở hậu môn thường áp dụng cho những trường hợp hậu môn bị đau rát do nứt nẻ. Thoa dầu dừa 2 lần mỗi ngày để cấp ẩm cho vùng da này, chất béo trong dầu dừa còn có tác dụng hỗ trợ và phục hồi các vết nứt ở hậu môn và ngăn ngừa viêm nhiễm.

10 cách giảm đau trĩ tại nhà hiệu quả, không dùng thuốc

Biết những mẹo nhỏ đơn giản cách giảm đau trĩ này, bạn không còn bị cơn đau trĩ “hành hạ” nữa. Tuy nhiên, các phương pháp dưới đây chỉ là những gợi ý khi bệnh trĩ đang còn ở mức độ nhẹ, nếu bạn biết cách thực hiện và kiên trì đều đặn mỗi ngày. Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị trùng giãn và sưng phồng làm hình thành các búi trĩ. Theo thời gian các búi trĩ này phát triển to dần và gây ra các dấu hiệu bệnh trĩ như: như ngứa, rát và chảy máu khi đi tiêu, sa búi trĩ (hay còn gọi là chứng lòi dom). Thông thường, có hai loại trĩ nội và trĩ ngoại. Để điều trị bệnh trĩ, bên cạnh việc dùng các loại thuốc chữa bệnh, thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày và các chế độ tập luyện thể dục thể thao cũng là một trong những yếu tố giúp hỗ trợ điều trị làm giảm các cơn đau do trĩ hiệu quả. 1. Ăn thật nhiều chất xơ Bạn có thể bắt đầu chữa bệnh từ trong ra ngoài, bằng chế độ ăn giàu chất xơ, nó có thể làm giảm chảy máu và đau do bệnh trĩ. Thực phẩm giàu chất xơ, nhuận tràng tự nhiên gồm có: Các loại rau quả: cà rốt, mướp đắng súp lơ, khoai lang Các loại ngũ cốc: đậu phụ, ngũ cốc xay, gạo lứt, yến mạch nguyên cám Các loại rau nhuận tràng: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, rau cải các loại, bầu bí mướp, măng, xà lách, củ cải đỏ. Củ cải đỏ là loài chống táo bón và trĩ cực tốt. Lượng chất xơ giàu có trong củ cải giúp cho các chất thải tống ra khỏi ruột dễ dàng hơn. Các loại quả: cam, quýt, bưởi, mận, dâu tay, dưa hấu tránh ăn các loại quả có tính nóng như mít, nhãn, xoài… có giá trị nhuận tràng, chống táo bón tốt. Uống nhiều nước cũng có thể ngăn ngừa táo bón. 2. Chườm ấm bằng túi trà Một cơn đau trĩ có thể được làm dịu bằng cách chườm một túi trà ấm, ướt trực tiếp vào búi trĩ. Các tannin trong trà sẽ giúp giảm sưng, giảm đau và thúc đẩy quá trình đông máu để cầm máu. 3. Tránh ngồi lâu Nếu công việc của bạn đặc thù là phải ngồi lâu, hãy đi bộ khoảng năm phút ít nhất một lần một giờ, để giảm áp lực trực tràng lên búi trĩ. Tại phòng tập thể dục, tránh các hoạt động như đạp xe và nâng tạ, vì chúng gia tăng áp lực lên búi trĩ. Thay vào đó, hãy thử đi bộ nhanh trong 20 đến 30 phút để khuyến khích chức năng ruột hoạt động được thuận lợi và trơn tru hơn, giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn. 4. Ngâm hậu môn với nước ấm Nước ấm được các bác sĩ khuyên dùng để điều trị bệnh trĩ. Cách thực hiện như sau: ☛ Chuẩn bị một chậu nông, sạch để có thể ngâm ngập toàn bộ phần hậu môn trong nước ấm. ☛ Đổ vào chậu nước vừa đủ ấm, nhưng không quá nóng để gây bỏng hoặc khó chịu. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách đặt một hoặc hai giọt nước trên cổ tay. Khi nhiệt độ đã phù hợp, hãy thêm bất kỳ chất nào mà bác sĩ khuyên dùng vào bồn tắm. ☛ Ngâm hậu môn từ 15 đến 20 phút. ☛ Nhẹ nhàng lau khô hậu môn bằng khăn sạch, không được chà xát mạnh để tránh tổn thương búi trĩ. ☛ Sau đó bạn cần vệ sinh bồn tắm thật kỹ và cất nơi khô ráo để dùng cho lần sau. 5. Chườm lạnh Các mạch máu trĩ sưng phồng lên và gây cảm giác đau đớn. Chườm đá giúp thu nhỏ các mạch máu và giúp giảm đau. Đặt túi nước đá trong tủ đá cho đến khi nó đông cứng hoàn toàn. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên búi trĩ. Thay vào đó, bọc túi đá trong một chiếc khăn hoặc vải sạch trước khi ấn nhẹ vào búi trĩ. Chườm đá tốt nhất trong vài phút, 3-4 lần mỗi ngày, không để trong thời gian dài vì nó sẽ làm hỏng vùng da của bạn. Tốt nhất là chườm đá trong vài phút, sau đó bỏ ra cho đến khi da ấm lại bặng nhiệt độ của phòng, lặp lại tiếp tục bằng túi đá chườm. Lau khô bằng khăn mềm, hoặc dùng máy sấy tóc để sấy sau khi chườm lạnh. 6. Giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ Không sử dụng xà phòng hoặc khăn lau có cồn hoặc nước hoa khi vệ sinh vùng hậu môn. Vì nó có thể làm cho bệnh trĩ tồi tệ hơn. Ngâm hậu môn trong nước ấm vẫn đủ giúp bạn sạch sẽ mà không cần dùng các sản phẩm xà phòng tẩy rửa mạnh. Khi bạn vệ sinh xong, hãy sử dụng máy sấy tóc, hoặc khăn mềm để làm khô một cách nhẹ nhàng. 7. Nằm xuống nghỉ ngơi khi thấy đau Một cách đơn giản để làm giảm đau một búi trĩ là chỉ cần giảm áp lực khỏi vùng hậu môn đang đau nhức của bạn, bằng cách nằm duỗi người trên một chiếc ghế dài với hai chân co lên trong khoảng nửa giờ. Bạn cũng sẽ cải thiện lưu thông máu đến lưng của bạn, và tất nhiên, cải thiện cơn đau từ bệnh trĩ. 8. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, không mùi Giấy vệ sinh có mùi và màu thường có chứa thêm hóa chất, có thể gây kích ứng cho các khu vực nhạy cảm. Hãy dùng giấy vệ sinh mềm, không mùi, rồi làm ướt chúng và vệ sinh bình thường. 9. Sử dụng kem thoa trĩ Nên tìm sử dụng loại kem thoa trĩ có chứa: Yomogin (hoạt chất được tìm thấy trong ngải cứu) giúp co mạch từ đó làm giảm chảy máu, giúp săn se búi trĩ Ficus glomerata (chiết xuất từ lá sung) làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Quercetin (chiết xuất từ Cúc tần) giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm Bạn cần kết hợp với các hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn khác để giảm sưng đau khi búi trĩ chảy máu, như lá lốt và tinh chất nghệ. 10. Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu Việc nín nhịn đại tiện trong thời gian dài có thể dẫn đến táo bón, có nghĩa là bạn cần phải rặn mạnh hơn khi bạn đi. Điều đó có thể gây ra áp lực ở vùng bụng của bạn và làm nặng hơn tình trạng bệnh trĩ. Thay vì tập trung vào nhiều cách điều trị bệnh trĩ khác nhau, hãy bắt đầu bằng cách đơn giản là tìm một phòng vệ sinh ngay khi bạn có nhu cầu đi đại tiện. Trên đây là các phương pháp giúp bạn giảm đau hiệu quả khi phải “đương đầu” với bệnh trĩ. Nếu bạn cần tìm các biện pháp chữa bệnh trĩ triệt để và hiệu quả hơn tại nhà, mời bạn tham khảo bài viết Cách chữa bệnh trĩ tại nhà được bác sĩ khuyến khích.

Mẹo chữa đau bụng đi ngoài đi ngoài hiệu quả ngay tại nhà

Đau bụng đi ngoài là hiện tượng gặp khá phổ biến, hầu như ai cũng đã từng mắc phải. Đau bụng đi ngoài thông thường do rối loạn tiêu hóa, nhưng có những trường hợp là do bệnh lý gây nên. Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau bụng đi ngoài đang hành hạ bạn? Cùng tham khảo một số mẹo chữa đau bụng đi ngoài dân gian đơn giản mà hiệu quả dưới đây.   Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng đi ngoài Đau bụng đi ngoài ra nước là tình trạng đau bụng do tác động nào đó từ bên ngoài như do thức ăn, đồ uống dẫn tới tình trạng bị đi ngoài. Bên cạnh đó, đau bụng đi ngoài còn do nguyên nhân bệnh lý gây nên. Đau bụng đi ngoài được chia làm 2 dạng chính như sau: Đau bụng đi ngoài cấp tính Người bệnh có các triệu chứng đau bụng đột ngột dữ dội kèm theo đó là tình trạng tiêu chảy dẫn tới mất nước và chất điện giải. Nguyên nhân do nhiễm khuẩn hoặc virus, ngộ độc thực phẩm chúng giải phóng chất độc ra khiến người bệnh đau bụng và tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm là tình trạng mà nhiều người gặp phải nhất, người bệnh thường có các biểu hiện như đau bụng đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong kèm theo nôn mửa, sốt cao…Có người còn dễ dẫn tới co giật và tử vong nếu không được điều trị kịp thời Đau bụng đi ngoài mãn tính Đau bụng đi ngoài là triệu chứng của bệnh lý liên quan tới đại tràng như viêm đại tràng, đại tràng co thắt, polyp đại tràng, túi thừa đại tràng. Đại tràng có chức năng di chuyển chất cặn bã sau khi được tiêu hóa ở ruột nôn đồng thời hấp thu nước để hình thành khuôn phân, đau bụng kèm với tình trạng rối loạn đi ngoài chủ yếu do bệnh lý đại tràng gây ra. Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt): Đây là bệnh lý rối lọa chức năng đại tràng, các triệu chứng gặp phải các cơn co thắt ở đường ruột mạnh, kéo dài hơn so với người bình thường khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn gây đau bụng đi ngoài. Viêm đại tràng: Bệnh lý gây tổn thương niêm mạc đại tràng ở nhiều mức độ kahcs nhau. Nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm hoặc ngộ độc hóa chất gây ra. Người bệnh bị đau bụng, rối loạn đại tiện, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng đầy hơi… Chữa đau bụng đi ngoài theo Tây Y Để cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau: Bù nước cho cơ thể Khi bị tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và chất điện giải. Để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt nước, bổ sung các chất điện giải và khoáng chất như kali, natri,…Thay vì uống nước lọc bạn có thể uống các loại trà, nước trái cây, orezol để đạt hiệu quả tốt hơn. Thuốc cầm tiêu chảy Đây là biện pháp nhanh nhất giúp ngăn chặn tình trạng đau bụng đi ngoài khó chịu. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên tự ý mua thuốc mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, men tiêu hóa,..có tác dụng giúp ổn định lượng axit trong dạ dày, tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa từ đó giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài. Lưu ý: Sử dụng thuốc tây có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, gây hại tới gan, thận, dạ dày…Do đó, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng đặc biệt là người già hoặc trẻ nhỏ. Mẹo chữa đau bụng đi ngoài bằng phương pháp dân gian Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại cây thông dụng có tác dụng tốt trong điều trị đau bụng đi ngoài mà không phải ai cũng biết. Nhưng phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh tìm cho mình cách điều trị đúng để chấm dứt hẳn tình trạng. Lá ổi Trong lá ổi có chứa tannin, chất này có tác dụng làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động, kháng khuẩn nên giúp giảm đau bụng đi ngoài khá hiệu nghiệm. Cách sử dụng như sau: Lá ổi chọn vừa lá non và già, rửa sạch sau đó sắc nhỏ lửa với 2 bát nước. Đun sôi liên tục trong khoảng thời gian từ 15 – 30 phút, để nguội và lấy nước uống. Mỗi lần một chén nhỏ, ngày uống nhiều lần. Quả sung Quả sung sử dụng để ăn kèm với một số món ăn, nhưng không phải ai cũng biết quả sung có tác dụng chữa đau bụng đi ngoài. Trong quả sung có chứa các thành phần saccarose, glucose, các acid shikimic acid, malic acid, oxalic acid, quinic acid, citric acid, vitamin B1, C và các khoáng chất như canxi, kali, photpho…Những chất này được đánh giá là có tác dụng điều hòa huyết áp, tốt cho tiêu hóa và ngăn chặn các tế bào ung thư hiệu quả. Cách dùng quả sung chữa đau bụng đi ngoài như sau: Chọn quả sung bánh tẻ, còn xanh tươi sau đó đem rửa sạch, xắt thành lát mỏng hoặc đập dập Đem sung phơi khô và tán thành bột mịn sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản và sử dụng lâu dài Mỗi lần uống lấy 8-10g bột quả sung pha với nước sôi uống, ngày uống 3 lần để có tác dụng hiệu quả. Lá mơ lông Lá mơ lông được trồng khá phổ biến ở trong vườn nhà hoặc mọc hoang ở những bụi cây. Lá mơ lông có chứa các chất như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu…có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy bụng, chống co thắt hồi tràng. Cách dùng như sau: Lá mơ lông 30 – 50g Lòng đỏ trứng gà 2 quả Lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ đem trộn đều với lòng đỏ trứng gà. Lấy một miếng lá chuối rửa sạch, cho vào chảo rồi đổ hỗn hợp vừa nãy vào để nướng, để lửa nhỏ. Dùng để ăn ngày 3 lần. Hạt vừng đen Vừng đen là thực phẩm được sử dụng trong các món ăn hàng ngày, trong vừng đen có hàm lượng chất xơ cao, hàm lượng axit béo chưa bão hòa. Dầu tìm trong hạt có chất bôi trơn ruột, kích thích hình thành dịch mật tiêu hóa thức ăn trong khi chất xơ có tác dụng giúp chuyển động ruột. Những hạt này có tác dụng làm sạch sâu trong đường ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa. Cách dùng như sau: Vừng đen 40g nướng trong nồi nóng cho tới khi có hương vị sau đó trộn 1 muỗng canh tầm 15g vừng đen với 1/3 muỗng canh (5ml)  mật ong. Ngày uống 2 lần  Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng vừng đen Hồng xiêm xanh Đây là vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài và kiết lị khá hiệu quả do vị chát đặc trưng của loại quả này. Áp dụng như sau: Hồng xiêm thái lát lỏng, phơi khô và sao vàng và cho vào hũ dùng dần Khi sử dụng lấy 10 lát hồng xiêm đổ ngập nước vào sắc lấy nước chia 2 lần uống Trẻ em sử dụng nên nấu lỏng và uống với số lượng ít một Rau sam Rau sam có chứa chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chống nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn trong đường ruột. Vì vậy, rau sam được sử dụng để điều trị đau bụng đi ngoài từ lâu. Cách dùng như sau: Rau sam 100g Cỏ sữa tươi 50g Đi ngoài ra máu thêm: Nhọ nồi 20g Rau má 20g Đem sắc lấy nước đặc uống, dùng liên tục vài ngày có kết quả tốt. Các loại trà Trà hoa cúc: Trong hoa cúc có chứa chất tanin có tác dụng hỗ trợ cân bằng axit trong dạ dày nên giúp ngăn ngừa đau bụng đi ngoài hiệu quả. Trà hoa cúc giúp thư giãn các cơ và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Người bệnh đau bụng đi ngoài có thể uống trà hoa cúc hàng ngày liên tục vài tuần giúp cải thiện triệu chứng. Trà gừng: Gừng có khả năng chữa nhiều bệnh khác nhau, do có tính cay nóng, vị ấm nên dùng chữa bệnh viêm như ho, cảm cúm, đau lưng. Trà gừng có tác dụng tốt trong điều trị đau bụng đi ngoài. Trong gừng có hợp chất Shogaols và Gingerols có thể giúp thư giãn các lót đường ruột. Trà bạc hà:  Uống trà bạc hà có tác dụng giảm triệu chứng đau bụng đồng thời cải thiện vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, bạn nhai một ít lá bạc hà tươi cũng có thể giảm cơn đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Trà gạo rang: Sử dụng gạo lứt rang riêng hoặc rang cùng với cà rốt rồi nấu cùng 2 lít nước uống mỗi ngày giúp bổ sung nước cho cơ thể, giảm đau bụng đi ngoài và tăng cường chất xơ cho cơ thể. Trà vỏ quýt: Vỏ quýt có chứa rất nhiều chất xơ cùng vitamin rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Để cải thiện chứng đau bụng đi ngoài dùng vỏ quýt rang khô (có thể kèm theo gừng khô, gạo rang) sắc lên uống sẽ bổ sung sắc khí, giảm tình trạng mệt mỏi khi bị đi ngoài. Trong trường hợp dùng bài thuốc trên không có tác dụng, tình trạng đau bụng đi ngoài vẫn tiếp diễn người bệnh cần đi thăm khám cụ thể để có phương án điều trị. 5 bài thuốc chữa đau bụng đi ngoài tại nhà Bài thuốc 1 5 lát gừng Tía tô 6g Củ sả 20g Vỏ quýt 20g Cách làm: Tía tô rửa sạch, củ sả sao vàng, vỏ quýt sao thơm sau đó cho tất cả vào nồi đổ thêm 2 bát nước rồi đem đun kĩ cho tới khi còn 1 bát là được. Dùng thuốc lúc còn nóng giúp chữa đau bụng đi ngoài nhanh do nhiễm lạnh với các dấu hiệu cụ thể như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, sôi bụng, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu, phân lỏng. Bài thuốc 2 Lá vối 3 cái Vỏ ổi rộp g Núm quả chuối tiêu 10g Cách làm: Đem thái nhỏ phơi khô tất cả, cho vào nồi thêm 400ml nước sắc còn 100ml. Chia nước thuốc uống 2 lần/ngày dùng liền từ 2 – 3 ngày. Bài thuốc 3 Bài thuốc trên sử dụng cho người bị đau bụng đi ngoài do hàn thấp với các biểu hiện: Đau bụng lâm râm Đi ngoài loãng kèm nước trong Cơ thể mệt mỏi Chán ăn Rêu lưỡi nhạt trắng Dùng bài thuốc: Củ riềng tươi thái lát mỏng 40g Vỏ bọc thân cây ổi 80g Củ riềng tươi thái lát mỏng, vỏ bóc từ thân cây ổi đem sao sau đó cho vào nồi thêm nước sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Bài thuốc 4 Vỏ quýt 16g Gừng khô 16g Gạo cũ rang cháy 100g Cách dùng: Cho tất cả vào ấm thêm nước lượng vừa đủ đem sắc đặc chia uống nhiều lần trong ngày. Bài thuốc này hiệu quả cho người bị tiêu chảy do thể tỳ vị hư hàn với các dấu hiệu như chán ăn, mệt mỏi, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn. Bài thuốc 5 Áp dụng chữa tiêu chảy do thể thấp nhiệt với các triệu chứng cụ thể: Đau bụng đi ngoài ngay Phân có sắc vàng, mùi thối Tiểu ít Nước tiểu màu đỏ Khát nước nhiều Rêu lưỡi vàng Bài thuốc như sau: Lá và bông mã đề 20g Nõn dứa 40g Cho tất cả đem rửa sạch và cho vào nồi với 1 ít muối và thêm 1 bát nước đem đun sôi khoảng 30 phút, chắt lấy nước uống và bỏ bã. Bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài Bên cạnh các phương pháp chữa đau bụng đi ngoài trên, bấm huyệt là phương pháp mang lại hiệu quả. Bấm huyệt có tác dụng điều chỉnh hữu hiệu các rối loạn trong tiêu hóa. Với người đau bụng đi ngoài thực hiện bấm huyệt ngày 2 – 3 lần các triệu chứng thuyên giảm. Cách thực hiện như sau: Dùng ngón tay cái ấn day nhiều lần, lặp đi lặp lại các huyệt vùng tỳ đại tràng, vùng tiểu tràng bên tay trái, mỗi vùng 5-10 lần. Sau đó, dùng 2 ngón cái, ngón trỏ phối hợp đồng thời ấn day huyệt ngoại lao cung 100 lần. Vị trí các huyệt vị như sau Thủ huyệt khu đại tràng: Vị trí nằm ở tuyến chính giữa mặt ngón tay từ bụng ngón trỏ đến vằn ngang khớp ngón tay. Thủ huyệt khu tiểu tràng: Nằm ở tuyến chính giữa mặt ngang bàn tay từ bụng ngón nhẫn đến vằn ngang khớp ngón bàn tay. Huyệt ngoại lao cung: Nằm ở mu bàn tay, giữa khe khớp xương bàn tay 4–5 Ngoài ra, người bệnh có thể nằm ngửa, dùng mặt 2 bàn tay hoặc ngón trỏ ấn day bụng 200 – 300 lần giúp giảm đau bụng đi ngoài Sau khi thực hiện bấm huyện xong thì người bệnh nên nằm duỗi thẳng tay và chân. Các bàn tay nắm và kéo nhẹ cánh tay và hít một hơi sâu. Sau một lúc, thả lỏng cánh tay, các bàn tay và từ từ thở ra bằng miệng có thể hoàn toàn thư giãn. Lưu ý: Thực hiện bấm huyệt bởi các thầy thuốc có chuyên môn nhằm đảm bảo an toàn cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, phương pháp này chỉ làm giảm triệu chứng tức thời  nên trường hợp nặng tình trạng có thể tái phát. Nên cần tìm phương pháp điều trị từ căn nguyên của bệnh để đạt hiệu quả lâu dài. Khi nào cần gặp bác sĩ? Với tình trạng đau bụng đi ngoài do nguyên nhân không nguy hiểm có thể khắc phục tại nhà. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong 3 ngày cần lập tức tới viện. Nếu cơn đau nghiêm trọng hơn hoặc kèm theo tới các triệu chứng cần liên hệ với bác sĩ: Buồn nôn hoặc nôn. Sốt trên 38 độ. Phân chứa máu hoặc trông giống như bã cà phê ướt Khát nước hoặc khô miệng Gặp khó khăn khi nói hoặc rối loạn ngôn ngữ Vàng da, vàng mắt Co giật Đau hoặc sưng bộ phận sinh dục Chảy máu hậu môn Chế độ ăn cho người đau bụng đi ngoài Chế độ ăn có vai trò quan trọng với người bị đau bụng đi ngoài. Do đó, người bệnh cần lưu ý khi bổ sung thực phẩm hàng ngày. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị đau bụng đi ngoài: Không nên ăn? Tránh sử dụng những thực phẩm khó tiêu như ngũ cốc nguyên hạt (ngô, các loại đậu…) Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ tanh khiến tình trạng đau bụng đi ngoài nặng hơn. Thay vì chế biến chiên xào bạn hãy chế biến bằng cách hấp, luộc để không làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, thức ăn nhanh như xúc xích, dăm bộng…khuyến cáo không nên sử dụng khi bị đau bụng đi ngoài, buồn nôn Đồ ăn tái sống như gỏi cá, tiết canh, nem chua, nem chạo….vì chúng chứa nhiều vi khuẩn, kí sinh trùng dễ gây đau bụng Thực phẩm dễ sinh hơi cần loại bỏ khỏi thực đơn như đậu hà lan, đậu tương, hành sống, tỏi sống, bông cải xanh… Các loại sữa và chế phẩm từ sữa (trừ sữa chua) không nên sử dụng vì có thể khiến đi ngoài nặng hơn. Các thực phẩm chứa nhiều đường cũng hạn chế. Rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, nước ngọt đóng chai khiến đi ngoài kéo dài và đau bụng nên cần tránh Nên ăn? Tuy phải kiêng khem một số thực phẩm nhưng không đồng nghĩa với việc người bệnh ăn ít và không đủ chất dinh dưỡng. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm sau vào thực đơn: Protein, vitamin cho cơ thể bằng thịt gà nạc, thịt lợn nạc, khoai tây, cà rốtvà một số loại trái cây (xoài, đu đủ, hồng xiêm, táo, chuối) Bổ sung nước cho cơ thể: Khi bị đi ngoài nhiều lần khiến cơ thể bị mất nước. Điều quan trọng nhất là phòng mất nước. Người bệnh nên bổ sung nhiều nước hơn bình thường. Tốt nhất là uống nước lọc, nước gạo rang, nước cơm, oresol… Trẻ nhỏ đang bú mẹ tiếp tục cho bú mẹ và tăng số lần bú. Ngoài ra, bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, thịt, chia nhỏ ra ăn nhiều bữa và từng ít một. Ăn ngay sau khi chế biến đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm ☛ Tìm hiểu thêm: Đau bụng đi ngoài quặn từng cơn là bệnh gì?

Đau bụng đi ngoài ra nước - Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau bụng đi ngoài ra nước là dấu hiệu của chứng tiêu chảy, nếu tình trạng này kéo dài đe dọa tính mạng của người bệnh. Tình trạng mất nước và rối loạn điện giải gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới đau bụng đi ngoài ra nước và cách điều trị hiệu quả. Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ra nước Để điều trị hiệu quả đau bụng đi ngoài ra nước cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp ở người bệnh: ⭐Nguyên nhân đau bụng đi ngoài ra nước ✅Cụ thể ⭐Nhiễm nguyên sinh động vật ✅Amip, Lamblia ⭐Nhiễm khuẩn ✅Các loại vi khuẩn gây bệnh như hội chứng lỵ như shigella, salmonella,… ⭐Nhiễm ký sinh trùng ✅Các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột. ⭐Ngộ độc thực phẩm ✅Tình trạng ngộ độc thực phẩm do ăn phải các thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh ⭐Rối loạn tiêu hóa chức năng ✅Rối loạn tiêu hóa chức năng, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS) ⭐Bệnh viêm ruột ✅Các bệnh viêm ruột như viêm ruột non (enteritis) hoặc viêm ruột già (colitis) ⭐Bệnh lý dạ dày ✅Một số bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày hoặc bệnh lý dạ dày dạng nhiễm khuẩn (như nhiễm khuẩn Helicobacter pylori) Làm gì khi bị đau bụng đi ngoài ra nước? Khi mắc tình trạng này điều đầu tiên cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để việc điều trị mang lại hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Nếu người bệnh mắc tiêu chảy cần phải thực hiện những điều dưới đây để việc phòng và trị bệnh mang lại hiệu quả: Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý Phần lớn nguyên nhân gây đi ngoài ra nước đau bụng là do nhiễm khuẩn mà yếu tố khiến vi khuẩn, virus, kí sinh trùng phát triển là do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Do đó, cần thực hiện thói quen ăn uống khoa học và hợp lý bằng cách: Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp Thực phẩm chọn loại tươi sống, đảm bảo an toàn thực phẩm Tránh sử dụng thức ăn sống, tái, chưa chín hoặc chưa rửa sạch Nên uống nước đun sôi, hạn chế rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ quả được nấu chín, hoặc rửa sạch Chọn thực phẩm tươi sạch cho bữa ăn hàng ngày Môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ Môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ là điều kiện tốt để vi khuẩn không sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Vì vậy, mọi người cần dọn dẹp, lau chùi các dụng cụ gia đình, tiệt trùng các dụng cụ đựng thức ăn, dọn dẹp nơi ở sạch sẽ là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh. Bổ sung nhiều nước Khi đau bụng đi ngoài ra nước khiến cơ thể bị mất nước, bù nước trong thời gian này là điều thiết yếu. Bạn có thể bù nước bằng đường uống ngăn chặn tình trạng mất nước khi tiêu chảy. Có thể bù dịch qua các thức uống tự pha tại nhà như nước muối pha loãng, món súp, nước gạo rang, ngũ cốc,… Mẹo dân gian chữa đau bụng đi ngoài ra nước Để khắc phục tình trạng đi nặng ra nước, trong dân gian có một số cách chữa khá đơn giản tại nhà: Ngọn lá ổi Cần một nắm ngọn ổi, rửa sạch nhai sống với một ít muối hạt. Sau đó nuốt lấy một phần nước hoặc có thể nuốt cả bã ổi Hoặc sắc nước lá ổi với nguyên liệu như sau: Lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Hồng xiêm xanh Quả hồng xiêm có vị chát, tính bình nên có khả năng khắc phục chứng đi ngoài khá hiệu quả. Hồng xiêm xanh thái lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần dùng khoảng 10 lát sắc uống với nước, nước cần ngập hồng xiêm. Sau đó, đổ lấy nước uống ngày 2 lần. Quả hồng xiêm xanh có tác dụng cầm tiêu chảy khá tốt Lá mơ lông Lá mơ lông có tác dụng điều trị tiêu chảy và kiết lỵ khá hiệu quả. Cách làm như sau: Hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ trộn với 1 quả trứng gà ta nướng trên chảo, nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy (không được chiên với dầu mỡ vì kiết lỵ kỵ với chất béo). Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3 đến 4 ngày sẽ khỏi. Rau sam Ram sam là loại rau khá hữu ích trong điều trị chứng đi ngoài ra nước kèm đau bụng. Rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng. Xem đầy đủ: 12 cách chữa đau bụng đi ngoài bằng mẹo dân gian Chế độ ăn uống khi bị đau bụng đi ngoài ra nước Khi bị đi cầu ra nước đau bụng, người bệnh nên chọn thức ăn có nhiệt lượng cao, giàu protein, vitamin và ít lipit như cháo gạo, mì nước, bánh cuốn, bánh nướng, ăn sữa bò với số lượng ít, thịt nạc, gan, bầu dục, thịt gà, cá, đậu phụ, canh thịt lọc hết mỡ, ruốc thịt, táo nghiền, khoai tây nghiền, lá rau non. Ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa, có thể ăn trứng hấp, thịt băm, cá, mì, rau băm nhuyễn, táo, chuối. Những thức ăn để qua đêm cần đun sôi tiệt trùng. Không ăn các loại rau sống, rau chân vịt, rau cần, rau hẹ, giá đậu và những món nhiều xenluylô, nhiều bã. Vì xenluylô khó tiêu, kích thích cơ học đối với dạ dày, ruột. Ăn thức ăn thô, nhiều bã làm tăng lượng phân, sau khi hấp thụ nước bị trương ra, làm ruột co bóp gây tiêu chảy nhiều hơn. Không ăn thịt mỡ, thức ăn nhiều dầu mỡ, các món hải sản tanh gây khó tiêu và làm tăng gánh nặng cho đường ruột. Ngoài ra, Thực phẩm như củ cải, hành, đậu tương, bí đỏ, củ từ, hành sống, tỏi sống sinh hơi và có tính kích thích không nên ăn. Bị tiêu chảy người bệnh nên bù nước, các dung dịch làm ở nhà như nước cơm pha muối, nước ya-ua pha muối, súp gà và rau củ với muối cũng có thể được cho bệnh nhân dùng. Với mỗi lít nước dung dịch gạo rang hoặc ngũ cốc nấu nước cho vào từ ½ đến một thìa cà phê muối.  Tham khảo: Hướng dẫn cách pha nước muối đường trị tiêu chảy hiệu quả Lời khuyên dành cho bạn: Nếu bạn bị đau bụng đi ngoài do viêm đại tràng, bạn nên đi khám xem có tổn thương đại tràng không để có biện pháp điều trị phù hợp. Kết hợp với đó, bạn nên sử dụng sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng. Trong đó có những chế phẩm từ nguyên liệu ImmuneGamma với 3 công dụng: phục hồi và tái tạo niêm mạc, cân bằng vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng hệ tiêu hóa. Kiên trì sử dụng theo lộ trình từ 3-6 tháng sẽ giúp bạn có được 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý đại tràng cấp và mãn tính. Về chế độ ăn: bạn nên sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và tập ăn dần những thức ăn mà mình không quen ăn. Luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, duy trì việc tập luyện thể dục, thể thao, giảm bớt áp lực cuộc sống bạn nhé. Để được tư vấn và tìm mua sản phẩm Tràng Phục Linh gần nhất, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn cũng như hỗ trợ những thông tin cần thiết.

Viêm đại tràng thể táo bón - Nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm đại tràng thể táo bón là dạng rối loạn chức năng của đại tràng, bệnh để lâu mà không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng hoặc bệnh trĩ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và cách khắc phục viêm đại tràng thể táo bón hiệu quả? Cùng theo dõi những thông tin dưới đây.   Thủ phạm gây ra viêm đại tràng thể táo bón Tình trạng táo bón là hiện tượng người bệnh đi ngoài không thường xuyên, phân bị tích trữ nhiều ngày mà khó đẩy ra ngoài được. Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần thì được gọi là táo bón. Viêm đại tràng là tình trạng các tác nhân gây viêm nhiễm tấn công khiến đại tràng bị co thắt và kích thích. Khi đại tràng bị viêm, các chức năng của đại tràng bị rối loạn, nó không thể đảm nhận tốt vai trò hấp thu nước và chất dinh dưỡng cuối cùng của thức ăn, từ đó gây ra hàng loạt các triệu chứng như là: Thể táo bón Thể tiêu chảy Táo bón xen kẽ với tiêu chảy Trong đó, viêm đại tràng thể táo bón là thường gặp nhất. Hệ thống đại tràng hấp thu nước quá nhiều khiến cho phân trở nên thô cứng, gây khó khăn cho việc đào thải ra ngoài, từ đó phân thải tồn đọng trong trực tràng lâu hơn,  người bệnh phải cố sức hắng dặn để đẩy phân ra ngoài. Những bệnh nhân viêm đại tràng dễ bị táo bón hơn nếu như có những thói quen sau: Thường xuyên ăn những thực phẩm khó tiêu hóa như đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn có nhiều dầu mỡ ít chất xơ, thịt đỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa… Ít uống nước trong ngày Lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, uống quá nhiều viên bổ sung canxi hoặc sắt. Căng thẳng, stress Ngồi nhiều, lười vận động Hay nín nhịn đi đại tiện Dấu hiệu điển hình của viêm đại tràng thể táo bón Để nhận biết viêm đại tràng thể táo bón, có thể xem xét những triệu chứng thường gặp như sau: Người bệnh đi đại tiện ít hơn so với bình thường, ít hơn 3 lần mỗi tuần, số lượng phân tiêu ngày càng ít đi. Phân khô cứng, không thành khuôn, đóng thành từng cục nhỏ trông như phân dê. Luôn có cảm giác muốn đi đại tiện, mỗi lần đi tiêu mất nhiều sức, dễ gây đau rát, sau khi đi đại tiện xong vẫn muốn đi tiếp. Một số triệu chứng khác như đau bụng âm ỉ, bụng chướng hơi, đau vùng xương chậu,… Viêm đại tràng thể táo bón có ảnh hưởng gì không? Trước hết, những triệu chứng khó chịu của viêm đại tràng thể táo bón diễn ra hằng ngày sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Từ đó khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi, thường xuyên bị đau rát, ăn không ngon, ngủ không yên, thay đổi tâm lý và có nguy cơ dẫn tới trầm cảm. Xa hơn, nếu như không tìm ra cách điều trị, bệnh dai dẳng dễ chuyển thành viêm đại tràng mãn tính và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như là bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, thủng đại tràng. Thuốc chữa viêm đại tràng thể táo bón Người bệnh viêm đại tràng thể táo bón có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu bằng sự giúp đỡ của những loại thuốc trị táo bón, giúp nhuận tràng. Sau đây là một số loại thuốc trị táo bón thường được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm đại tràng: (1) Thuốc nhuận tràng tạo khối: Bisacodyl, Cascara, Cellulose (methylcellulose), Agar-agar, Hemicellulose, Gomme sterculia. Các loại thuốc này thường được sử dụng dự phòng và điều trị táo bón mãn tính. Thuốc nhuận tràng tạo khối có tác dụng tăng hấp thu nước trong phân giúp làm mềm phân để dễ đào thải ra ngoài hơn. Thuốc sẽ có tác dụng từ 1 -3 ngày kể từ khi sử dụng. (2) Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Forlax, Sorbitol, Lactitol…Những loại thuốc này có tác dụng giữ nước trong ruột và kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài giúp dễ đi đại tiện hơn. (3) Thuốc nhuận tràng bôi trơn: Norgalax, Microlax… Thuốc có thành phần từ dầu khoáng và được bơm trực tiếp thông qua hậu môn để làm mềm phân. (4) Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: Docusat giúp nước thấm vào khối phân, làm mềm phân và dễ di chuyển hơn. (5) Thuốc nhuận tràng kích thích: Dulcolax, Senoko, bisacodyl, nhóm anthraquinon…Giúp cho các cơ thành đại tràng co thắt nhịp nhàng hơn để loại bỏ phân.Lưu ý:  Mặc dù các loại thuốc trên đây có thể cải thiện nhanh triệu chứng táo bón ở những người bị viêm đại tràng, nhưng nó không thể loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. Nếu sử dụng dài ngày có thể gây lệ thuộc vào thuốc, tình trạng táo bón sẽ quay trở lại thậm chí là nặng thêm nếu ngưng sử dụng thuốc. Hơn nữa, lạm dụng thuốc nhuận tràng còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như là tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, mất nước, nước tiểu mất màu…, ảnh hưởng nhiều tới chức năng đường ruột và gan, thận, dạ dày. Chính vì thế, việc dùng loại thuốc nào phù hợp với tình trạng của bản thân thì phải có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng tiêu cực. ☛ Xem chi tiết: Viêm đại tràng uống thuốc gì? Mẹo hay để cải thiện tình trạng táo bón Ăn khoai lang luộc Khoai lang luộc là món ăn dân dã vô cùng quen thuộc. Nhiều người hay ăn khoai lang luộc vào bữa sáng hoặc thêm vào thực đơn ăn kiêng để giảm cân. Nhưng bạn có biết rằng, khoai lang còn có thể giúp chúng ta cải thiện chứng táo bón rất hiệu quả. Đó là bởi khoai lang có hàm lượng chất xơ hòa tan rất cao – dạng chất xơ này dễ dàng hấp thụ nước trong đường ruột để làm mềm phân. Vì vậy, nếu bạn đang bị chứng táo bón hành hạ, thì có thể ăn một củ khoai luộc mỗi ngày hoặc chế biến món rau khoai lang luộc dùng trong bữa cơm để giảm bớt tình trạng táo bón do viêm đại tràng gây ra. Trị táo bón bằng rau diếp cá Các nghiên cứu chỉ ra rằng, rau diếp cá có chứa lượng lớn Quercetin, Isoquerrcetin có khả năng làm bền chắc mao mạch, tĩnh mạch, giúp giảm viêm, tiêu sưng và diệt khuẩn rất tốt. Chính vì thế mà nó thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh da liễu, bệnh đường tiêu hóa, bệnh trĩ… Người bị viêm đại tràng thể táo bón có thể sử dụng lá diếp cá phơi khô rồi hãm như pha trà, uống thay nước trong ngày để trị táo bón. Nếu thấy khó uống, bạn có thể bỏ thêm chút đường, mùi vị sẽ dễ chịu hơn. Ăn rau mồng tơi Rau mồng tơi chứa nhiều chất nhầy có công dụng hoạt tràng giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn, từ đó kích thích đường ruột bài tiết phân ra ngoài dễ dàng. Để giảm táo bón, bạn có thể lấy một nắm lá rau mồng tơi tươi rửa thật sạch, rồi đem xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt và cho thêm một chút nước đun sôi đã nguội để uống. Ngoài ra, bạn có thể nấu canh rau mồng tơi trong bữa cơm để cải thiện sức khỏe đường ruột. Giải pháp khác khắc phục viêm đại tràng thể táo bón Viêm đại tràng thể táo bón có thể khắc phục bằng một số biện pháp như thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh và luôn giữ tinh thần lạc quan. Cụ thể: Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống Chất xơ là một trong những thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Đối với người bị viêm đại tràng thể táo bón chất xơ lại là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết. Vì chất xơ quyết định với việc hình thành khối phân, kích thích tiêu hóa, giải độc nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa, tạo khối phân khiến phân dễ dàng tống ra ngoài, hạn chế tình trạng táo bón. Tuy nhiên, không phải chất xơ dạng nào cũng phù hợp với người bị viêm đại tràng. Bạn nên ăn nhiều những loại rau củ có chứa chất xơ hòa tan để đường ruột hoạt động dễ dàng. Tránh ăn những thực phẩm có chất xơ không hòa tan (chất xơ không hòa tan có nhiều trong những loại rau họ cải), sẽ gây đầy bụng, khó tiêu hóa, phân tồn đọng và chuyển thành thể táo bón. Do đó, trong thực đơn hàng ngày bạn nên bổ sung những nguồn chất xơ như là: Rau họ bầu, bí: bí đỏ, bí xanh, bầu, mướp Các loại hạt: Gạo, lúa mỳ, đậu hà lan, các loại đâu,… Các loại quả: Táo, nho, xoài, chuối, mãng cầu, hồng xiêm,… Các loại củ: Cà rốt, củ cải, củ đậu, khoai lang,… ☛ Xem chi tiết: Thực phẩm vàng dành cho người viêm đại tràng Chia nhỏ bữa ăn trong ngày Nhằm giảm tải cho dạ dày và đại tràng, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Bình thường bạn chia  3 bữa trong ngày thì bây giờ chia 5-6 bữa/ngày để giúp đại tràng có thời gian hồi phục. Chế độ tập luyện Người bệnh nên thường xuyên vận động kể cả khi bị đau, vì khi chuyển động làm máu trong cơ thể được lưu thông để vận chuyển đến đại tràng nhanh hơn và làm lành vết loét. Bên cạnh đó, việc làm này còn kích thích nhu động ruột hoạt động và làm giảm hiện tượng táo bón. Do đó, mỗi ngày nên dành thời gian để vận động với những bài tập nhẹ nhàng hoặc đơn giản là đi bộ để cải thiện chức năng đại tràng. Nếu bạn làm việc trong môi trường văn phòng, ít khi vận động thì cứ sau 1h đồng hồ nên đứng dậy và đi dạo 5 phút giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Uống nhiều nước Táo bón xảy ra khi tình trạng phân khô khó di chuyển qua đại tràng, khó thải phân ra ngoài. Nếu uống nhiều nước giúp phân mềm ra, dễ đẩy ra ngoài hơn. Hàng ngày bạn nên bổ sung ít nhất 2 lít nước để cơ thể hấp thụ đủ nước và các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Thói quen sinh hoạt đúng cách, điều độ Thay đổi lối sống gây ra bệnh táo bón là cách cải thiện bệnh khá tốt. Do đó, người bệnh bị viêm đại tràng thể táo bón cần ghi nhớ một số điều sau để cải thiện tình trạng của mình: Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Hãy dành 1 khoảng thời gian đi đại tiện, thói quen này giúp hình thành nên thói quen tốt giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn tránh các bệnh lý đường tiêu hóa. Thể dục mỗi ngày giúp kích thích nhu động ruột hoạt động tống phân ra bên ngoài dễ hơn, kích thích lưu thông máu giúp phục hồi các tổn thương do viêm đại tràng gây nên cải thiện sức khỏe của người bệnh. Chia nhỏ bữa ăn để giảm tải cho đại tràng và hệ tiêu hóa, đại tràng có thời gian để hồi phục và giúp giảm tình trạng táo bón cho người bị viêm đại tràng cấp Hi vọng các cách trên đây đã giúp bạn đối phó với viêm đại trạng thể táo bón

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...