Viêm đại tràng

Cha mẹ cần lưu ý với bệnh Polyp đại tràng ở trẻ em

Polyp đại tràng ở trẻ em hiện nay là căn bệnh khá phổ biến với tỷ lệ mắc khoảng 6% và tăng lên 12% đối với những trẻ bị chảy máu đường ruột. Hầu hết các polyp đại tràng đều vô hại, nhưng một số có thể phát triển thành ung thư . Chính vì vậy cha mẹ cần nắm được những khiến thức tổng quát về bệnh nhằm phòng tránh hoặc nhận diện sớm để đưa con đi khám và điều trị kịp thời. Hình ảnh minh họa khối Polyp trong thành ruột đại tràng Nhận biết dấu hiệu và nguyên nhân polyp đại tràng ở trẻ em Triệu chứng Trẻ bị đau bụng: những khối polyp lớn có thể gây tắc nghẽn một phần ruột gây ra đau đớn cho trẻ nhất là lúc đi đại tiện. Phân có lẫn máu  và chất nhầy : tình trạng thường gặp nhất là phân có lẫn máu tươi nhỏ thành từng giọt ở cuối bãi, ngoài ra một số ít trường hợp máu có thể biểu hiện thành các sợi sọc đỏ bao bọc bên ngoài phân như một lớp màng. Nếu những khối polyp nằm sát trực tràng và hậu môn thì khi đi ngoài phân có thể kèm theo chất nhầy. Các dấu hiệu bệnh polyp đại tràng ở trẻ em thường diễn ra với tần suất liên tục và kéo dài rất lâu. Chính vì thế mà đôi khi bệnh polyp ở trẻ nhỏ thường bị chẩn đoán nhầm với bệnh kiết lỵ hoặc đi ngoài ra máu không rõ nguyên nhân. Trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài: đi đại tiện ra phân rắn hoặc lỏng trong kéo dài hơn 1 tuần. Mất máu cấp tính: ở một vài trẻ có thể xảy ra hiện tượng mất máu cấp tính khiến trẻ bị khó thở, chóng mặt, da tái xanh và ngất xỉu, gây nguy hiểm cho tính mạng. Đau rát hậu môn: khi khối polyp phát triển lớn hơn, có thể sa hẳn xuống trực tràng khiến bé bị đau rát, khó chịu giống như bị bệnh trĩ. Nguyên nhân Nguyên nhân của bệnh Polyp đại tràng hiện nay chưa được xác định chính xác, song người ta cho rằng một vài yếu tố rủi ro sau có thể liên quan đến việc hình thành các khối polyp ở trẻ em: Những trẻ thường xuyên ăn thực phẩm nhiều chất béo, ít chất xơ, bị béo phì Yếu tố di truyền Biến chứng Polyp đại tràng ở trẻ em đa phần là loại lành tính và tồn tại ở đại tràng sigma (87.6%) với kích thước các khối polyp nhỏ từ 0.5 – 1cm. Tuy vậy, cũng không hiếm các trường hợp nguy hiểm, trẻ có khối polyp đo từ 2 -3cm trong thành ruột đại tràng. Các loại polyp khác nhau mang các yếu tố nguy cơ khác nhau. Hơn nữa, kích thước của polyp có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một đánh giá vào năm 2014 đã kết luận rằng với những khối polyp nhỏ hơn 0.5cm thì  ít có nguy cơ bị ung thư trong khi những trẻó nhiều khối polyp với kích thước từ 1,5 – 3,5 cm (cm) thì có khả năng chuyển sang ung thư với tỷ lệ từ  19% – 43%. Cách điều trị polyp đại tràng an toàn ở trẻ nhỏ Để loại bỏ polyp đại tràng ở trẻ em, phẫu thuật nội soi đốt điện là phương pháp chủ yếu được khuyến nghị. Phụ huynh cũng không nên quá lo lắng vì cách điều trị này khá an toàn và hạn chế được tối đa tổn thương cho thành đại tràng, bé có thể được xuất viện ngay trong ngày. Đầu tiên để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ chụp xquang, CTsccan hoặc MRI để nhận biết vị trí của các khối polyp và mức độ nghiêm trọng hiện tại. Ngoài ra, họ có thể lấy mẫu phân để kiểm tra những dấu hiệu bất thường. Phương pháp nội soi: các bác sĩ sẽ đặt ống nội soi gắn camera (có chiều dài khoảng 120 – 180cm) và đèn chiếu sáng theo đường hậu môn vào đại tràng để kiểm tra dấu hiệu bất thường. Sau đó,  nếu phát hiện khối polyp họ sẽ loại bỏ chúng bằng dây  thòng lọng kim loại gắn ở đầu ống thắt quanh cuống pô-líp và sử dụng đốt điện để cắt pô-líp (đốt điện còn có công dụng cầm máu khi loại bỏ polyp). Polyp được sắt ra sẽ mang đi làm sinh thiết. Đối với các polyp nhỏ hơn, các bác sĩ có thể tiêm một chất lỏng bên dưới polyp để nâng và cách ly nó khỏi khu vực xung quanh để loại bỏ dễ dàng hơn. Mỗi lần cắt như vậy sẽ loại bỏ được từ 50 – 60 polyp tùy vào thể trạng mỗi đứa trẻ. Khi mổ nội soi: Đối với các khối polyp quá lớn, chuyên gia y tế sẽ áp dụng phương pháp mổ nội soi bằng cách rạch một đường nhỏ vào bụng hoặc xương chậu và chèn dụng cụ nội soi vào ruột để lấy Polyp ra ngoài an toàn. Cắt bỏ đại tràng: Thủ tục này, được gọi là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ, chỉ cần thiết khi một người bị bệnh nặng hoặc ung thư (thường là người trưởng thành). Các bác sĩ khuyến nghị lựa chọn này cho những người có điều kiện di truyền hiếm gặp, chẳng hạn như polyp tuyến thượng thận gia đình (FAP). FAP là một tình trạng di truyền gây ung thư ruột kết và đại – trực tràng. Ở những người đã bị polyp hoặc ung thư ruột kết, bác sĩ có thể kê đơn thuốc aspirin và coxib (chất ức chế COX-2) để ngăn chặn polyp mới hình thành. Làm gì để phòng ngừa? Đối với những trẻ bị mắc Polyp đại tràng có nguyên nhân từ yếu tố gia đình hoặc cơ địa thì khó kiểm soát và phòng tránh. Nhưng vì sức khỏe của con trẻ, các bậc phụ huynh vẫn có thể phòng ngừa cho con bằng những biện pháp thiết thực nhất. Chuẩn bị bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho con mỗi ngày, hạn chế những thực phẩm quá béo, bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh và trái cây, không cho trẻ ăn những món quá cay nóng, với những trẻ tuổi mầm non nên cho các bé ăn những món loảng, mềm dễ tiêu hóa, chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày. Để cơ thể bé được thanh lọc tốt hơn, cha mẹ cần cho con uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra cũng có thể uống thêm các loại sinh tố, nước ép hoa quả để thay đổi khẩu vị cho con. Tuy nhiên tránh cho quá nhiều đường vào nước ép và sinh tố, dễ gây béo phì và có hại cho tim mạch. Cần duy trì cân nặng và thể trạng của bé theo vóc dáng bình thường, tránh để cơ thể chuyển sang béo phì. Do đó, ngoài việc học tập cho bé có thời gian tham gia các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng. Nhìn chung thì polyp đại tràng ở trẻ nhỏ không phải căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên các phụ huynh vẫn cần đưa con đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh diễn biến thành ác tính dẫn tới ung thư đại tràng khi trưởng thành.

Đau bụng đi ngoài mãi không khỏi phải làm sao?

Đau bụng đi ngoài mãi không khỏi khiến không ít người khổ sở. Đây là chứng rối loạn đường tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Vậy, nếu bạn bị đau bụng đi ngoài mãi không khỏi thì phải làm gì? Điều trị căn nguyên gây bệnh Để thoát khỏi những cơn đau bụng đi ngoài mãi không khỏi thì trước tiên bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Triệu chứng thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: người bị viêm đại tràng, mắc hội chứng ruột kích thích, dị ứng thực phẩm, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc lâu ngày… Nếu nguyên nhân là do dị ứng với một vài loại thực ăn ( ví dụ gluten trong bột mì, hay dị ứng lactose trong sữa… ) thì cần loại bỏ các thực phẩm này trong các bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, chúng ta cần hạn chế đồ uống có chứa caffeine, chất tạo ngọt nhân tạo,bỏ hoàn toàn bia rượu. Việc áp dụng liệu pháp miễn dịch hoặc giải mẫn cảm có thể được sử dụng để điều trị nguyên nhân dị ứng. Nếu nguyên nhân là do ảnh hưởng từ một vài loại thuốc ( ví dụ thuốc có chứa magiê, NSAID (như aspirin và ibuprofen, thuốc nhuận tràng kháng axit). Bạn cần mang thuốc tới trung tâm y tế để bác sĩ kiểm tra, chỉ định ngưng thuốc hoặc thay thế loại khác cho phù hợp. Nếu do viêm đại tràng thì bệnh nhân cần thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, sử dụng corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch phù hợp. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh bừa bãi mà cần phải dùng theo kê toa của bác sĩ. Trường hợp đi ngoài nhiều lần do hội chứng ruột kích thích: có thể điều trị bằng kháng sinh cholinergic và chống co thắt, kháng sinh bổ sung chất xơ,  và chống tiêu chảy. Một vài bệnh lý khác như cường giáp, đái tháo đường cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị đi ngoài nhiều lần không khỏi. Vì vậy, cần có kế hoạch điều trị các bệnh lý này để thoát khỏi tình trạng đi ngoài dứt điểm. >>> Có thể bạn chưa biết: Lo lắng và căng thẳng cũng có thể gây ra bệnh tiêu chảy Những điều nên làm Tăng cường bù nước và chất điện giải: Đau bụng đi ngoài nhiều lần thường gây mất nước, tình trạng này có thể khiến người bệnh mệt mỏi, đau hong, nhức đầu thậm chí là lên cơn sốt. Chính vì thế việc bù đắp lại một lượng điện giải và nước là rất cần thiết. Nếu mất nước ở mức độ nhẹ, bạn có thể bù nước tại nhà bằng cách uống nước lọc, canh, cháo, nước gạo rang hoặc các dung dịch điện giải có như oresol. Riêng với trẻ nhỏ cần lượng dịch bù như sau: 50 ml sau mỗi lần đi ngoài đối với trẻ dưới 2 tuổi, 100-200ml với trẻ 2-10 tuổi. Trẻ lớn uống theo nhu cầu. Trong trường hợp, người bệnh có biểu hiện mất nước ở mức độ nguy kịch thì cần đưa tới bệnh viện theo dõi ngay. Khi đó bệnh nhân sẽ được bù dịch bằng truyền qua đường tĩnh mạch dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Chế độ ăn uống khoa học: Người bị đi ngoài nhiều lần nhịn ăn, để đường ruột hoàn toàn nghỉ ngơi. Đến khi bệnh bắt đầu đỡ, ăn tăng dần các món ăn loãng. Có thể chọn uống nước cháo, nước chè. Khi số lần đi ngoài đã giảm, có thể ăn các món loãng hoặc nhão nát như canh trứng, cháo gạo, mì nước, nước rau, nước quả, bánh nướng, bánh bao mềm, rồi ăn dần các món thông thường khác. Tránh ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường hoặc đồ ăn chưa chín vi nó có thể tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn hay kí sinh trùng gây bệnh đường ruột và các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Áp dụng một vài bài thuốc dân gian: Áp dụng một số kinh nghiệm dân gian có thể giúp người bệnh cải thiện được tình trạng đi ngoài nhiều lần, chẳng hạn như: uống trà hoa cúc, chữa tiêu chảy bằng quả nhót, sắc nước lá rau sam…Tuy nhiên nếu bệnh cảnh nặng và kéo dài, cần tới bệnh viện khám để phát hiện nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Xem chi tiết: 11 Cách trị đau bụng đi ngoài bằng mẹo dân gian  

Cắt polyp đại tràng phải nằm viện bao lâu?

Khi phát hiện có polyp đại tràng thì phần lớn người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cắt các khối polyp để ngăn ngừa nguy cơ tái phát về sau. Một trong những vấn đề mà không ít người lo lắng đó là nếu cắt polyp đại tràng phải năm viện bao lâu và chi phí thực hiện như thế nào?  Polyp đại tràng là gì? Đại tràng hay còn gọi là ruột già là ống rỗng dài ở phần cuối của đường tiêu hóa. Đại tràng hấp thụ nước từ phân và thay đổi nó từ một dạng lỏng thành dạng rắn (phân), phân sau đó đi qua trực tràng và hậu môn. Polyp đại tràng là một khối giống với u nhưng không phải khối u, chúng phát triển bất thường trên bề mặt của đại tràng, trong lòng ruột, thành ruột hoặc ở bề mặt bên ngoài – ngoài thanh mạc. Có khi một người có thể có nhiều hơn 1 polyp đại tràng, chúng có thể lồi vào trong lòng đại tràng hoặc phẳng. Đại trực tràng có polyp nếu không được chữa trị sớm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Người bệnh không những cảm thấy đau khi ăn uống, tiêu hóa mà còn luôn cảm thấy khó chịu, ăn uống không ngon, người mệt mỏi, gầy gò, sức khỏe ngày càng đi xuống. Trường hợp polyp đại trực tràng ở dạng ác tính có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe như: Xuất huyết tiêu hóa Tắc ruột Phát triển thành ung thư Đọc thêm: Xác định triệu chứng và các nguyên nhân hình thành polyp đại tràng Khi nào cần cắt polyp đại tràng? Polyp đại tràng thường không có biểu hiện rõ ràng, vì thế người bệnh cần kiểm tra đại trực tràng định kỳ để phát hiện và loại bỏ polyp. Trường hợp phát hiện có nhiều khối polyp đại tràng, khối polyp có kích thước lớn đặc biệt gây ra chảy máu, buồn nôn thì người bệnh cần được hội chẩn để chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nhằm tránh biến nguy cơ chứng thành ung thư. Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau, với những khối u có kích thước nhỏ hoàn toàn có thể cắt qua nội soi đại tràng. Trường hợp khối u có kích thước lớn bác sĩ có thể hội chẩn để có phương pháp xử lý các polyp thích hợp nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh. Thông thường những polyp đại tràng có kích thước trên 0,5cm bác sĩ sẽ loại bỏ trong quá trình nội soi đồng thời làm sinh thiết xem có chứa tế bào ung thư hay không. Với polyp có kích thước nhỏ hơn và không gây ra triệu chứng nào có thể chưa cần cắt bỏ tuy nhiên người bệnh cần theo dõi bằng nội soi định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ để xem chúng có phát triển hay không. Mổ polyp đại tràng sau bao lâu thì khỏi? Do quá trình thực hiện mổ polyp đại tràng có gây mê nên người bệnh cần một thời gian ngắn để tỉnh lại. Sau đó, người bệnh được ăn uống nhẹ sau khi nội soi và được nghỉ ngơi sau đó được về trong ngày. Để đảm bảo an toàn người bệnh cần lưu ý không nên tự điều khiển các phương tiện giao thông sau khi nội soi hoặc mổ. Việc cắt polyp là thủ thuật khá đơn giản nên sau 2 tuần người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn. Quy trình cắt Polyp đại tràng Dưới đây là các bước quy trình cắt polyp đại tràng: Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc hoặc một vài thủ thuật để giản để thụt tháo làm sạch đường ruột Cần gây mê cho người bệnh để giảm đau đớn cho quá trình phẫu thuật Bác sĩ đưa dụng cụ y tế vào ống soi để cắt bỏ polyp và đốt điện ở chân polyp cho tới khi cổ polyp đứt ra. Đối với trường hợp polyp có kích thước lớn bác sĩ sẽ tiến hành kỹ thuật cắt rời chúng thành nhiều mảnh và đưa ra bên ngoài. Nếu trường hợp đa polyp đại tràng người bệnh sẽ phải tiến hành cắt bỏ nhiều lần để loại bỏ chúng Sau khi hoàn thành cắt bỏ polyp, các bác sĩ sẽ đem sinh thiết khối u để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Nếu không có dấu hiệu ác tính trong polyp người bệnh chỉ cần tái khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Cắt polyp đại tràng có đau không? Với kỹ thuật hiện đại như ngày nay, việc cắt polyp đại tràng thường áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi. Phương pháp này có ưu điểm can thiệp ít xâm lấn vì vậy bác sĩ chỉ cắt đi một phần của đại tràng qua đường mổ nhỏ 1,5cm Đèn chiếu sáng được gắn với camera truyền hình ảnh phóng đại trên màn hình, các dụng cụ sẽ được đưa vào qua những lỗ khác để thực hiện phẫu thuật. Quá trình thực hiện người bệnh được gây mê nên không có cảm giác đau đớn, phương pháp cắt đại tràng nội soi triệu chứng đau sẽ nhanh chóng hết thời gian hồi phục nhanh chóng. Cắt polyp đại tràng bao nhiêu tiền? Bạn có thể thực hiện cắt polyp đại tràng tại các bệnh viện đa khoa tuyến Tỉnh và Trung Ương. Mức giá mô polyp đại tràng tại mỗi nơi sẽ có chênh lệch ít nhiều. Sau đây là mức chi phí tham khảo tại một vài bệnh viên uy tín trên cả nước: Tại Bệnh viện Bạch Mai Chi phí nội soi đại tràng: 900.000đ Chi phí nội soi đại tràng có sử dụng thuốc gây mê: 1.500.000Đ Tại bệnh viên Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: Chi phí cắt polyp đại tràng: 1.200.000Đ/cái, với cái thứ 2 trở đi sẽ tính thêm 100.000Đ/cái. Bệnh viên Chợ Rẫy – TPHCM Chi phí mổ nội soi Polyp đại tràng thường dao động ở mức từ 2 – 5 triệu đồng (đã bao gồm các xét nghiệm, phẫu thuật và hậu phẫu). Lưu ý: người bệnh nên sử dụng thẻ BHYT để được hỗ trợ chi phí giúp giảm bớt gánh nặng.

Sinh thiết polyp đại tràng thực hiện như thế nào?

Nguy cơ mắc polyp đại tràng ngày càng nhiều đặc biệt là khi tuổi tác ngày càng cao. Polyp đại tràng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm thậm chí ung thư đại tràng. Nội soi cắt polyp đại tràng là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến ngày nay. Sau đó, người bệnh được sinh thiết polyp đại tràng nhằm chẩn đoán polyp là lành tính hay ác tính. Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân và triệu chứng Polyp xuất hiện ở nhiều vị trí trong đường tiêu hóa nhưng phổ biến nhất là ở đại tràng. Đối tượng nào cũng có thể mác polyp đại tràng, chúng giống như u nhỏ phát triển từ lớp niêm mạc của ruột và nhô ra trong lòng ruột, đôi khi mọc trên “cuống” trông như cây nấm. Một số khối polyp cũng có thể phẳng. Bản chất của polyp không phải là khối u mà là tổn thương có hình dạng giống khối u, có cuống hoặc không cuống. Tổn thương này do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Đa số các polyp là lành tính nhưng có một số có khả năng trở thành ác tính (ung thư). Nguyên nhân gây polyp đại tràng tuy chưa được xác định một cách chắc chắn nhưng có một số yếu tố nguy cơ gây nên: Do đột biến gen làm phát triển tế bào không bình thường tạo thành polyp, thậm chí dẫn tới ung thư. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không hợp lý, chế độ ăn nhiều chất béo, thịt đỏ, ăn ít rau, chất xơ, lười vận động tăng nguy cơ gây bệnh Người béo phì, nghiện thuốc lá hoặc do các bệnh lý viêm đại trực tràng mạn tính… có thể được xem như một trong những yếu tố nguy cơ gây polyp đại tràng. Yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ mắ polyp đại tràng, những người cùng huyết thống (ông bà, bố mẹ, anh, chị em ruột thịt) bị polyp đại tràng dẫn đến polyp mang tính chất gia đình. Bệnh polyp đại tràng thường có diễn biến âm thầm đặc biệt là những polyp nhỏ, do đó người bệnh chỉ tình cờ phát hiện khi chụp đại tràng, nội soi đại tràng vì lý do khác. Phần lớn người bệnh có polyp nhỏ không có biểu hiện khác thường. Một số người bệnh gặp phải các triệu chứng như: Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng khá thường gặp, có thể thấy máu tươi thành vệt hay loang ra trên khuôn phân hoặc thấy máu ở giấy vệ sinh. Có trường hợp phân lẫn nhày với máu màu nâu đen hoặc nhờ nhờ như máu cá. Phân mềm hoặc nát nhưng có máu kèm theo. Phần lớn người bệnh bị chảy máu ở mức độ nhẹ và vừa, trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nghiêm trọng ít xảy ra hơn. Đau bụng: Với những người bệnh polyp với kích thước lớn có thể gây đau, những trường hợp này thường dễ nhầm lẫn với bệnh kiết lỵ. Một số trường hợp đau bụng kèm theo buồn nôn, nôn, bí trung tiện hoặc bí đại tiện rất dễ nhầm với tắc ruột hoặc bán tắc. Tại sao phải sinh thiết polyp đại tràng? Chẩn đoán polyp dựa vào các phương pháp như chụp đại tràng, tốt nhất là nội soi đại tràng. Nội soi đại tràng là phương pháp tốt nhất giúp kiểm tra đại tràng vì giúp quan sát được toàn bộ niêm mạc của đại tràng đồng thời có thể sinh thiết để xét ngheiẹm tế bào, phát hiện các tế bào ác tính. Qua nội soi đại tràng bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ bên trong đại tràng, giúp phát hiện những tổn thương, một hay nhiều polyp đại tràng, vị trí và kích thước cụ thể của polyp. Sau đó, sinh thiết polyp giúp người bệnh chẩn đoán polyp là lành hay ác tính. Phương pháp sinh thiết polyp đại tràng có thể được thực hiện qua nội soi đại tràng. Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô bệnh phẩm qua quá trình nội soi và đem sinh thiết dưới kính hiển vi. Nếu kết quả sinh thiết là lành tính thì người bệnh có thể hoặc không cần cắt polyp đại tràng. Trong trường hợp kết quả sinh thiết ác tính người bệnh cần thiết phải cắt polyp đại tràng, theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu có dấu hiệu bất thường hoặc xuất hiện khối u đại tràng cần được phẫu thuật lại cắt bỏ một một hoặc toàn bộ đại tràng, điều này phụ thuộc vào cả sức khỏe của người bệnh và mức độ bệnh. Thực hiện sinh thiết đại tràng như thế nào? Sinh thiết đại tràng chủ yếu được thực hiện qua nội soi đại tràng. Trước khi nội soi đại tràng người bệnh được làm sạch đại tràng bằng thuốc. Tiếp đó, một ống nội soi mềm đầu có gắn camera được đưa từ hậu môn lên để quan sát toàn bộ bên trong đại tràng, giúp phát hiện những tổn thương tại khu vực này cùng với các polyp. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định phương pháp cắt và số lần cắt. Nếu người bệnh có nhiều khối polyp có thể tiến hành cắt 2 – 3 lần đến khi khối u được loại bỏ hoàn toàn. Trường hợp polyp có kích thước lớn không thể cắt qua nội soi thì áp dụng phương pháp phẫu thuật: Polyp không cuống, kích thước nhỏ: Được cắt bằng kìm sinh thiết nhiệt, bác sĩ sẽ đưa kìm sinh thiết vào đại tràng, quan sát trên màn hình khi đầu kìm sinh thiết đến gần polyp kìm sinh thiết sẽ được mở, bác sĩ đẩy kìm sinh thiết vào đúng vị trí polyp và đóng kìm sinh thiết và tiến hành bấm cắt khối polyp đó. Các polyp có cuống và kích thước tương đối chủ yếu được cắt kiểu blend để hạn chế tình trạng chảy máu. Sau khi tiến hành cắt xong polyp, mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để xác định tính chất lành tính hay ác tính. Với khối polyp lành tính, người bệnh chỉ cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng nếu khối polyp là ác tính bác sĩ chỉ định thêm các chẩn đoán như: chụp X quang, cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính… để xác định mức độ lan rộng của các tế bào ung thư, xác định giai đoạn bệnh. Polyp đại tràng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư, do đó với những người bệnh đã cắt bỏ polyp vẫn được khuyên nên chú ý đến khám sức khỏe và tầm soát ung thưu đại trực tràng định kỳ.

Polyp đại tràng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Polyp đại tràng là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng đặc biệt nên dễ bị bỏ qua. Polyp đại tràng nếu không được phát hiện và điều trị có nguy cơ phát sinh ung thư. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị polyp đại tràng. Polyp đại tràng là gì? Triệu chứng và cách điều trị Mục lụcĐặc điểm của polyp đại tràngNguyên nhân gây polyp đại tràngBiểu hiện của polyp đại tràngĐi ngoài ra máuĐau bụngĐại tiện phân lỏng hoặc táo bón kéo dàiDấu hiệu khácQuá trình phát triển ung thư từ polyp đại trực tràngNguyên tắc điều trị polyp đại tràngLời khuyên của thầy thuốc Đặc điểm của polyp đại tràng Polyp có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trong đường tiêu hóa, phổ biến ở đại tràng. Cả đối tượng nam giới và nữ giới đều có thể bị polyp, chúng giống như mụn thịt nhỏ phát triển từ lớp niêm mạc của ruột và nhô ra trong lòng ruột. Đôi khi mọc trên “cuống” trông như cây nấm. Tuy nhiên có một số khối polyp cũng có thể phẳng. Một số có vài khối polyp nằm rải rác ở các phần khác nhau của đại tràng. Cần hiểu rằng, bản chất của polyp đại tràng không phải là u mà là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u có cuống hoặc không, tổn thương này do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Các polyp có thể lồi vào lòng đại tràng hoặc phẳng. Một người có thể bị nhiều polyp đại tràng với kích thước khác nhau, có thể nhỏ bằng hạt đậu nhưng có thể to hơn rất nhiều. Phần lớn polyp đại tràng là lành tính, nhưng một số có khả năng trở thành ác tính (ung thư). Do đó, người có nhiều polyp đại tràng hoặc có một vài polyp nhưng kích thước lớn càng phải lưu tâm và cảnh giác không nên chủ quan bởi chúng có thể trở thành ung thư bất cứ lúc nào. Nguyên nhân gây polyp đại tràng Polyp đại tràng là hậu quả của quá trình tăng sinh bất thường của lớp niêm mạc đại tràng. Cho tới nay nguyên nhân gây polyp đại tràng hiện chưa được xác định chắc chắn. Tuy nhiên người ta cho rằng polyp đại trực tràng là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, tác động của môi trường sống và lối sinh hoạt cá thể. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới polyp đại tràng do đột biến gen làm phát triển tế bào không bình thường tạo thành polyp thậm chí ung thư. Bình thường quá trình tăng sinh tế bào chịu sự kiểm soát của 2 nhóm gen, đó là nhóm gen gây ung thư và nhóm gen ức chế khối u. Trong trường hợp có sự đột biến ở bất kỳ gen nào trong số hai gen còn lại đều có thể làm tế bào tăng sinh quá mức tạo thành u hoặc dạng u (polyp). Ở đại tràng sự tăng sinh này sẽ tạo thành những khối dạng u, điều lo ngại nhất một số dạng u đó có thể trở thành ung thư. Nguyên nhân Polyp đại tràng Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này: Chế độ ăn nhiều chất béo, thịt màu đỏ (thịt trâu, thịt bò,…) Ăn ít rau, quả, chất xơ Lười vận động,… Nghiện thuốc lá Béo phì Viêm trực tràng mạn tính,… Là những yếu tố nguy cơ gây polyp đại tràng. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng được đề cập tới ở những trường hợp cùng huyết thống (ông bà, bố mẹ, anh, chị em ruột thịt) bị polyp đại tràng dẫn đến polyp mang tính chất gia đình. Biểu hiện của polyp đại tràng Bình thường các triệu chứng của polyp đại tràng khá nghèo nàn vì người bị polyp thường có diễn biến âm thầm nhất là các polyp nhỏ. Người bệnh chỉ phát hiện khi tình cờ chụp đại tràng, nội soi đại tràng vì các lý do khác. Do đó, hầu hết người bệnh có polyp nhỏ không có biểu hiện khác thường. Một số người có thể gặp các triệu chứng như: Đi ngoài ra máu Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở người có polyp đại tràng. Có thể thấy máu tươi thành vệt hoặc loang ra trên khuôn phân hoặc thấy máu ở giấy vệ sinh khi đi ngoài. Có trường hợp phân lẫn nhày với máu màu nâu, đen hoặc nhờ nhờ như máu cá (giống với phan của người bị lỵ trực khuẩn). Triệu chứng phân mềm hoặc nhãu có màu kèm theo là dấu hiệu rất có giá trị của bệnh. Phần lớn các trường hợp người bệnh bị chảy máu nhẹ và vừa, trường hợp chảy máu nặng gây ra tình trạng mất máu nghiêm trọng ít xảy ra hơn. Đau bụng Người bệnh bị đau quặn bụng do polyp có kích thước lớn, kích thích làm tăng nhu động ruột và gây đau. Những trường hợp này thường bị nhầm lẫn với bệnh kiết lỵ. Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón kéo dài Người bệnh thường bị đại tiện phân lỏng hoặc táo bón kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Với phần polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn, nhất là khi polyp to hoặc polyp bị loét có thể gây ra những triệu chứng ruột bị kích thích như đi ngoài nhiều lần, đau quặn, mót rặn nên có thể chẩn đoán nhầm với hội chứng lỵ. Dấu hiệu khác Một số trường hợp bị đau bụng kèm theo buồn nôn, nôn, bí trung tiện hoặc bí đại tiện dễ nhầm với tắc ruột hoặc bán tắc. Quá trình phát triển ung thư từ polyp đại trực tràng Quá trình phát triển ung thư từ polyp đại trực tràng Thời gian phát sinh ung thư kể từ khi hình thành polyp kéo dài trung bình khoảng 10 năm. Do đó, 10 năm là khoảng thời gian được khuyến cáo cho sàng lọc polyp đại trực tràng bằng nội soi. Nhưng thời gian này có thể ngắn hơn nếu người bệnh có tiền sử gia đình mắc bênh ung thư đại tràng di truyền (hereditary non polyposis colorectal cancer) hay bệnh polyp đại tràng gia đình (familial adenomatous polyposis). Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh polyp hoặc ung thư đại tràng thì nguy cơ cao hơn nhiều so với những người không có tiền sử. Vì vậy, những người này được khuyên nên đi kiểm tra thường xuyên hơn (2-3 năm/lần) ngay cả khi ở độ tuổi còn trẻ. Nguyên tắc điều trị polyp đại tràng Trường hợp người bệnh có nhiều polyp , polyp có kích thước lớn hoặc gây biến chứng như đau bụng, chảy máu, buồn nôn, nôn,…cần được chẩn đoán sớm, chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đề ngăn ngừa xuất hiện ung thư gây nguy hiểm cho sức khỏe. Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ đại tràng, trường hợp khối u kích thước nhỏ có thể được cắt qua nội soi đại tràng. Trường hợp khối u có kích thước lớn có thể mổ nội soi hoặc mổ mở ổ bụng. Sau khi đã loại bỏ polyp có thể sử dụng một số thuốc nhằm hạn chế polyp tái phát. Khối u có kích thước nhỏ có thể cắt thông qua nội soi đại tràng Các phương pháp phẫu thuật polyp đại tràng được liệt kê dưới đây: Polyp có cuống được cắt bằng kỹ thuật Snare Polyp không có cuống với kích thước nhỏ sẽ được cắt bằng kìm sinh thiết nhiệt Nếu bệnh nhân có Polyp cuống to thì các bác sĩ có thể dùng dòng điện cắt kiểu Blend Cut hoặc Coagulation với cường độ thấp để hạn chế chảy máu. Nếu Polyp nằm ở những vị trí khó, ở vị trí khuất thì sẽ được cắt sau khi đầu máy soi đã được gắn ống nhựa trong. Lời khuyên của thầy thuốc Để phòng bệnh hiệu quả, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý bằng cách: Cần hạn chế ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, các loại thịt đỏ Tăng cường ăn rau, củ, quả và chất xơ Hạn chế đến mức tối đa uống rượu, bia Bên cạnh đó, cần vận động cơ thể đều đặn, thường xuyên, đúng bài bản là điều rất bổ ích, nhằm làm cho khí huyết lưu thông, mọi cơ quan đều hoạt động đều đặn, trong đó có bộ máy tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm thực phẩm chức năng Tràng Phục Linh Plus – hỗ trợ giảm triệu chứng về bệnh đại tràng, kích thích. Tràng Phục Linh Plus Tràng phục linh Plus – Hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Từ đó giúp giảm thiểu triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng như đi ngoài nhiều lần, đau bụng, phân nát, phân sống. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa. Sản phẩm được khuyến khích sử dụng cho người rối loạn chức năng đại tràng, viêm đại tràng và bị các rối loạn tiêu hóa do đại tràng kích thích. Liều dùng Tràng phục linh Plus: Người lớn: Uống 4 viên/ngày; chia làm 2 lần, khi có kết quả tốt có thể sử dụng 2 viên/ngày. – Uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Như vậy là chúng tôi đã chia sẻ các thông tin về Polyp đại tràng là gì và có biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc nào cần tư vấn, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để mọi người hỗ trợ giải đáp giúp bạn nhé!

Polyp đại tràng có nguy hiểm không?

Polyp đại tràng là một dạng tổn thương ở niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh hình thành lên các cục giống như khối u nhưng không phải khối u.Polyp đại tràng nếu để lâu mà không điều trị đúng cách tăng nguy cơ ưng thư hoặc tiền ung thư rất cao. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị có ý nghĩa rất quan trọng. Polyp đại tràng có nguy hiểm không? Mục lụcNguyên nhân gây polyp đại tràngDấu hiệu của polyp đại tràng như thế nào?Polyp đại tràng có nguy hiểm không?Quá trình phát triển ung thư từ polyp đại trực tràngLàm thế nào để phát hiện sớm polyp đại tràng?Điều trị polyp đại tràng bằng phương pháp nào?Biện pháp phòng ngừa Polyp đại tràng Nguyên nhân gây polyp đại tràng Nguyên nhân gây polyp đại tràng có thể do đột biến gen khiến tế bào phát triển không bình thường tạo thành polyp hoặc do di truyền, viêm nhiễm niêm mạc đại trực tràng bởi vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Theo số liệu thống kê có tới 90% số ca bị polyp trực tràng gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên. Những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc polyp đại trực tràng như: Tuổi càng cao tỷ lệ mắc polyp đại tràng căng tăng Tỷ lệ nam giới gặp nhiều hơn nữ giới Những người có thói quen hút thuốc, nghiện bia rượu, thói quen ăn uống không hợp lý (ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, ăn nhiều thịt màu đỏ) Người bị béo phì, lười vận động Mắc các bệnh lý viêm đại trực tràng mạn tính Một số trường hợp đã từng bị ung thư buồng trứng (nữ giới) hoặc đã từng cắt bỏ polyp, có thể có khả năng bị bệnh polyp trực tàng hoặc tái phát polyp trực tràng. Một người có thể chỉ bị 1 polyp đơn độc hoặc nhiều polyp, nguy cơ thoái ở trở thành ác tính của chúng tùy thuộc vào kích thước. Với những polyp có đường kính không quá 5mm ít nguy cơ phát triển thành ung thư, nhưng khi có đường kính lên trên 20mm kéo dài khoảng 10 năm nguy cơ trở thành ung thư là khá cao (chiếm tới 50%) Dấu hiệu của polyp đại tràng như thế nào? Polyp đại tràng là bệnh diễn biến âm thầm, các biểu hiện khá nghèo nàn, thậm chí có người bệnh không có triệu chứng nào cho tới khi tình cờ đi nội soi hoặc thăm khám sức khỏe. Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu dưới đây người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt: Dấu hiệu Polyp đại tràng Đi ngoài phân có kèm máu tươi là dấu hiệu khá thường gặp. Máu phủ ngoài mặt phân, không trộn lẫn với phân. Trong trường hợp polyp đại trực tràng có cuống tương đối dài có thể bị sa ra ngoài hậu môn khi đi ngoài. Polyp nhở ở thấp gần hậu môn có thể tự lên hoặc dùng tay đẩy lên, tuy nhiên đôi khi có thể bị tắc nghẽn ở hậu môn. Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón kéo dài: Tình trạng có thể kéo dài trên 1 tuần mà không rõ nguyên nhân, các polyp nằm ở đoạn trực tràng thấp gần hậu môn đặc biệt khi polyp to hoặc polyp bị loét dài ngày có thể dẫn tới các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, đau thắt ruột, mót rặn, ruột kích thích nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đau bụng: Là biểu hiện của bệnh Polyp đại tràng vì chúng có thể gây nên tắc ruột. Polyp đại tràng có nguy hiểm không? Theo thống kê, có tới 90% ca ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp. Đây là dạng ung thư phổ biến nhất, đứng sau ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Đối với nữ giới chỉ đứng sau ung thư vú. Với những polyp đơn độc có thể là những khối u hoàn toàn lành tính và tồn tại nhiều năm mà không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Có nhiều người bệnh không hề biết mình mắc bệnh. Nhưng vẫn có tiềm ẩn nguy cơ thành ung thư đại trực tràng khi nó lớn dần lên. Đặc điểm cần lưu ý, đối với những polyp có chân rộng, không có cuống, càng có nhiều polyp khả năng hóa ác tính càng cao hơn so với những polyp có chân nhỏ hay cuống dài. Do mối liên quan giữa polyp với sự phát sinh ung thư đại tràng vì vậy phát hiện sớm và điều trị polyp có ý nghĩa rất quan trọng giúp phòng ngừa phát sinh ung thư. Vì thế, ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường ở cơ thể, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời. Quá trình phát triển ung thư từ polyp đại trực tràng Thời gian phát sinh từ ung thư kể từ khi hình thành polyp kéo dài trong thời gian trung bình khaongr 10 năm. Do đó, khoảng thời gian 10 năm được khuyến cao sàng lọc polyp đại trực tràng bằng nội soi: Quá trình phát triển ung thư từ polyp đại trực tràng Nhưng thời gian có thể ngắn hơn nếu người bệnh: Có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng di truyền Polyp đại tràng gia đình ( familial adenomatous polyposis ) Người bệnh thuộc đối tượng trên có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn so với người không có tiền sử. Do đó, đối với những người này được khuyên kiểm tra thường xuyên hơn (2-3 năm/lần) ngay cả khi ở độ tuổi còn trẻ. Làm thế nào để phát hiện sớm polyp đại tràng? Ở giai đoạn đầu bệnh không có triệu chứng rõ rệt, phần lớn người bệnh được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng. Phương pháp phát hiện polyp hiện nay hiệu quả nhất là nội soi đại tràng giúp phát hiện chính xác polyp đại tràng. Đây là một kỹ thuật khó đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, tuy vậy đây là thủ thuật khá an toàn Nội soi đại tràng cũng cho phép bác sĩ thực hiện sinh thiết tìm tế bào ung thư (lấy một mẫu mô để quan sát dưới kinh hiển vi) nếu nghi ngờ người bệnh bị ung thư đại trực tràng. Điều trị polyp đại tràng bằng phương pháp nào? Cách điều trị Polyp đại tràng Phát hiện sớm và điều trị kịp thời là nguyên tắc điều trị polyp đại tràng đặc biệt là trong trường hợp nhiều polyp hoặc những polyp có kích thước lớn trên 5mm cần loại bỏ càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ ung trở thành ung thư. Khi polyp có kích thước lớn hoặc nhiều polyp đặc biệt đối với polyp có chân rộng, không có cuống cần được loại bỏ càng sớm càng tốt bằng kĩ thuật mổ nội soi. Một số nhà chuyên môn có khuyến cáo rằng, nếu polyp tuyến, thường hay có tỉ lệ tái phát cao. Vì vậy, sau cắt polyp trực tràng khoảng 3 – 5 năm nên nội soi để kiểm tra lại. Trong trường hợp polyp phát triển thành ung thư, điều trị phụ thuộc vào khả năng lan rộng của ung thư. Trường hợp nguy cơ ung thư thấp thì không cần điều trị thêm. Khi ung thư đã xâm lấn vào cuống polyp, các đoạn của ruột già bị ảnh hưởng thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ chúng. Biện pháp phòng ngừa Polyp đại tràng Để giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải chứng Polyp đại tràng khi biết: Chế độ ăn uống: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường nhiều rau củ, chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, nên hạn chế đồ ăn có quá nhiều chất béo, thức ăn nhanh, mỡ động vật và các loại thịt đỏ. Tập thể thao: Vận động tích cực với những bộ môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ để khí huyết lưu thông và cơ quan tiêu hóa hoạt động đều đặn. Thói quen lành mạnh: Hạn chế uống bia rượu, bỏ hút thuốc lá, thường xuyên tập thể dục nâng cao sức đề kháng và duy trì cân nặng cho cơ thể. Thăm khám sức khỏe: Thăm khám sức khỏe thường xuyên, nếu có dấu hiệu bất thường nên thực hiện nội soi đại tràng để tầm soát bệnh là cách tốt nhát để phòng ngừa bệnh polyp đại tràng hiệu quả. Polyp đại tràng có thể không gây nguy hiểm trên khối u lành tính. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thường khuyến cáo bệnh nhân nên tiến hành điều trị sớm, tránh bệnh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...