Viêm đại tràng

Nguy hiểm khôn lường khi tự chữa bệnh sa trực tràng tại nhà

Sa trực tràng là một căn bệnh trực tràng – hậu môn có thể gặp ở mọi đối tượng. Có nhiều cách chữa trị bệnh nhưng chữa trị sa trực tràng tại nhà bằng các mẹo dân gian thì tuyệt nhiên không có. Trên thực tế đã có rất nhiều người bệnh tự “nhận biết” các triệu chứng bệnh sa trực tràng và “phán” rằng đó là bệnh trĩ, để rồi tự áp dụng các cách chữa bệnh trĩ đối với bệnh sa trực tràng. Từ đó làm gây ra những hậu quả đau đớn nặng nề. Mục lục1. Câu chuyện xót xa của cô Bùi Thị H. bị sa trực tràng nhưng lại lầm tưởng mắc trĩ và tự điều trị tại nhà2. Vì sao người bệnh hay bị nhầm lẫn bệnh trĩ với sa trực tràng?2.1. Do sự chủ quan của người bệnh2.2. Do biểu hiện chứng sa búi trĩ ở bệnh trĩ rất giống với sa trực tràng2.3. Do không để ý các dấu hiệu khác đi kèm ở từng bệnh3. Phương pháp điều trị sa trực tràng Câu chuyện xót xa của cô Bùi Thị H. bị sa trực tràng nhưng lại lầm tưởng mắc trĩ và tự điều trị tại nhà Có mặt tại khoa tiêu hóa của Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi có cuộc trò chuyện ngắn với cô Bùi Thị H. 45 tuổi, quê ở Nam Định hiện đang chờ xếp hàng để điều trị sa trực tràng. Đây có thể coi là một trong rất nhiều trường hợp đáng tiếc do việc tự ý đoán bệnh và chữa bệnh khi chưa đủ hiểu biết về bệnh, từ đó gây hiểu nhầm giữa 2 loại bệnh sa trực tràng sang bệnh trĩ, gây hậu quả nghiêm trọng. Theo lời kể của cô, cách đây hơn 3 tháng cô phát hiện mình bị “cái cục chỉ lòi ra nhỏ nhỏ thôi rồi lại tự co vào” khi đi đại tiện. Được nhiều người “mách bệnh” là: “chắc bác bị bệnh trĩ rồi. Trĩ cũng có cái cục lòi ra như thế, bệnh này tự chữa ở nhà được đó bác à”. Cô H nghe và làm theo các mẹo dân gian tìm ăn lá rau diếp cá, dùng lá trầu không, lá vông, lá bỏng… đắp búi trĩ nhằm chữa trị trĩ tại nhà. Không chỉ vậy, cô H còn được bà thông gia mang tặng cho lọ thuốc thoa làm rụng trĩ nghe nói “hiệu quả lắm”. Sau khi dùng thuốc thoa, cô H thấy vết thương bị đau nhiều, ớn lạnh, sốt và không ngủ được. Nhưng nghe theo lời dặn của bà thông gia phải kiên trì thoa thêm sáu ngày nữa thuốc mới có tác dụng, cái “cục hồng” kia mới đen cứng và rụng đi được nên cô H vẫn kiên trì thực hiện mặc dù rất đau đớn. Cùng là bệnh hậu môn khiến cô H bị nhầm bệnh trĩ với sa trực tràng Kết quả thu được sau 7 ngày điều trị là: khối thịt sa ra ngoài ban đầu vẫn có thể co vào được nếu dùng tay nhét vào nhưng sau này thì không thể nữa. Cục thịt màu hồng mềm mềm giờ trở thành một khối đen cứng. Cô chỉ có thể nằm nghiêng, nằm sấp và ngồi một bên mông. Cảm giác đau đớn kéo dài không dứt. Sau 2 tuần “chờ đợi mãi” nhưng bệnh không nhẹ đi, các triệu chứng nặng dần, bị mất ngủ và sự bất tiện trong sinh hoạt cô H quyết định đi ra bệnh viện Bạch Mai khám. Sau khi được các bác sĩ khám lâm sàng,  khám nội soi và các chẩn đoán hình ảnh, cô có kết quả chẩn đoán bị bệnh sa trực tràng. Hiện tại, cô H đang tiến hành kiểm tra nốt các xét nghiệm để chuẩn bị tiến hành phẫu thuật mổ sa trực tràng. Vì sao người bệnh hay bị nhầm lẫn bệnh trĩ với sa trực tràng? Do sự chủ quan của người bệnh Sự nhầm lẫn bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng đầu tiên là do sự chủ quan của người bệnh. Mặc dù không nắm chắc được các triệu chứng bệnh nhưng nhiều người bệnh vẫn “chẩn đoán bệnh” và “thử chữa trị ở nhà trước”. Đây là trường hợp không hiếm gặp và nguyên chủ yếu do người bệnh có tâm lý ngại đi khám bệnh ở vùng nhạy cảm. Do biểu hiện chứng sa búi trĩ ở bệnh trĩ rất giống với sa trực tràng Hai triệu chứng này có thể nói có sự phát triển tương đối giống nhau. Cụ thể: Hai triệu chứng sa trực tràng và sa búi trĩ dễ gây nhầm lẫn Sa búi trĩ ở bệnh trĩ: Triệu chứng sa búi trĩ ở bệnh trĩ hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn nhưng giai đoạn đầu búi trĩ khu trú tại đường lược – là nơi “giao cắt” giữa trực tràng và hậu môn với kích thước còn nhỏ nên không xảy ra hiện tượng sa búi trĩ, người bệnh không thể phát hiện bệnh trĩ bằng mắt thường ở giai đoạn đầu. Bắt đầu từ giai đoạn 2, các búi trĩ có kích thước to dần và lòi ra bên ngoài gây ra chứng sa búi trĩ – triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Ở các giai đoạn sau, quá trình phát triển sa búi trĩ ở bệnh trĩ cũng tương đối giống với sa trực tràng khiến người bệnh rất dễ bị nhầm lẫn. Để tìm hiểu chi tiết các dấu hiệu bệnh trĩ cũng như chứng sa búi trĩ thay đổi qua 4 giai đoạn bệnh khác nhau như thế nào so với sa trực tràng, mời bạn xem: Sa trực tràng: hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng là sa trực tràng không hoàn toàn, sa trực tràng hoàn toàn và sa nặng. Các mức độ sa trực tràng được biểu hiện từ nhẹ đến nặng thông qua khối sa trực tràng ban đầu sa ít và có thể tự co vào, sau đó là sa nhiều hơn và không thể co lại trong hậu môn, người bệnh phải tác động mới khiến khối sa co vào trong. Giai đoạn nặng nhất là các khối sa trực tràng bị sa toàn bộ ra bên ngoài hậu môn. Do không để ý các dấu hiệu khác đi kèm ở từng bệnh Các dấu hiệu khác đi kèm cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp người bệnh cũng như bác sĩ chuyên khoa phát hiện đó là bệnh trĩ hay là sa trực tràng. Một số dấu hiệu đi kèm có thể kể đến như: Sa trực tràng kèm theo các biểu hiện rối loạn đại tiện, có cảm giác không đại tiện hết, bị chảy máu trực tràng, có dịch nhầy ở hậu môn do khối sa tiết ra. Nhưng điều khác biệt so với bệnh trĩ là người bệnh sa trực tràng không bị cảm giác đau rát, sưng phồng khó chịu ở vùng hậu môn. Sa trực tràng không gây cảm giác đau đớn cho người bệnh Bệnh trĩ bên cạnh triệu chứng sa búi trĩ cũng có những biểu hiện đi kèm khác như: chảy máu khi đi đại tiện, xuất hiện dịch nhầy ở hậu môn, có cảm giác đau rát hậu môn, thậm chí là sưng phồng khó chịu (ở cấp độ trĩ nặng). Ban đầu các dấu hiệu bệnh trĩ biểu hiện ít với mức độ bệnh nhẹ. Tuy nhiên các triệu chứng bệnh trĩ sẽ nặng dần lên với tần suất dày hơn khi giai đoạn bệnh trĩ phát triển nặng dần. Phương pháp điều trị sa trực tràng Không giống như bệnh trĩ, các phương pháp dân gian với các loại cây cỏ thường không có tác dụng điều trị dứt điểm sa trực tràng, thậm trí trong một số trường hợp chúng còn gây tác dụng ngược khiến bệnh trầm trọng hơn. Để điều trị sa trực tràng hiện nay ngành Y khoa thường áp dụng một số phương pháp mổ sa trực tràng như: 2 phương pháp chính là mổ sa trực tràng qua đường bụng treo trực tràng và ụ nhô, mổ qua đường tầng sinh môn Mổ qua đường bụng treo trực tràng và ụ nhô Phương pháp này thực hiện bằng cách: Treo trực tràng vào ụ nhô nhờ 2 dải dọc nhỏ (làm từ chất dẻo tổng hợp có chiều dài 8cm – 10cm và rộng 1 cm). Khâu 2 dải này vào mặt trước của trực tràng với khoảng cách thật thấp với 6 – 8 mũi khâu bằng chỉ không tiêu vào lớp cơ nhằm kéo căng trực tràng. Phía đầu trên của 2 dải dọc khâu vào dây chằng chung trước cột sống ở ụ nhô (Promontoire). Cố định đại tràng vào bờ trên chậu hông nhỏ chỗ bóc tách ổ bụng (phúc mạc) ra để giải phóng phần sa trực tràng ra ngoài ổ bụng. Tiến hành phẫu thuật sa trực tràng qua đường bụng treo trực tràng và ụ nhô Mổ qua đường tầng sinh môn Phương pháp này được thược hiện qua hậu môn và không cần mở ổ bụng. Nó được áp dụng nhiều trong trường hợp phẫu thuật cắt đại tràng sigma trực tràng qua tầng sinh môn (phẫu thuật Altemeier). Phần trực tràng sa ra ngoài được can thiệp từ hậu môn với đường cắt mở. Phần trên trực tràng và đại tràng được kéo xuống và tách rời bằng một đường cắt trọn các lớp của đại trực tràng. Phần đại tràng còn lại kéo xuống và tiến hành khâu đính vào ống hậu môn. Phương pháp này không có đường mổ ở bụng, ít đau, thời gian nằm viện ngắn nên phù hợp với người bệnh cao tuổi, người sa trực tràng nhỏ hoặc bệnh nhân với khối sa bị nghẹt trực tràng, trực tràng hoại tử…

Khi nào cần nội soi đại tràng? Ai không được phép nội soi đại tràng?

Để phát hiện những bất thường trên bề mặt niêm mạc đại trực tràng thì nội soi đại tràng là phương pháp phổ biến đang được sử dụng hiện nay. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn khi nào bạn cần nội soi đại tràng, nội soi đại tràng giúp phát hiện ra những bệnh nào, cách thức thực hiện nội soi ra sao, cần chuẩn bị nội soi như thế nào… Mục lục1. Khi nào cần nội soi đại tràng?Khi có các triệu chứng gợi ý bệnh lý về đường tiêu hóaKhi nội soi điều trị được chỉ định khi có các vấn đề cần can thiệp2. Khi nào cần tầm soát ung thư đại tràng?3. Trường hợp nào không được phép nội soi đại tràng?4. Nội soi đại tràng sẽ phát hiện được bệnh gì?5. Trước khi nội soi đại tràng cần chuẩn bị gì?6. Chuẩn bị đại tràng trước khi nội soi như thế nào?7. Nội soi đại tràng diễn ra như thế nào?8. Những trường hợp nào vừa nội soi vừa can thiệp luôn?9. Sau nội soi đại tràng nên ăn uống như thế nào?10. Tai biến của nội soi đại tràng 1. Khi nào cần nội soi đại tràng? Xuất huyết, viêm, loét, u đường tiêu hóa dưới… là những dấu hiệu cảnh báo cần nội soi đại tràng Phương pháp này được sử dụng trong những trường hợp như dưới đây: Khi có các triệu chứng gợi ý bệnh lý về đường tiêu hóa ➤ Xuất huyết tiêu hóa dưới. ➤ Bệnh lý viêm, loét, u đường tiêu hóa dưới, với mục đích xác định chẩn đoán độ lan rộng, mức độ viêm, bản chất u, rà soát biến chứng của bệnh như hóa ác. ➤ Các triệu chứng bệnh lý tiêu hóa dưới không lý giải được: tiêu chảy kéo dài không lý giải được, đau bụng không rõ nguyên nhân. ➤ Rà soát ung thư giai đoạn sớm các đối tượng nguy cơ cao: đa polyp đại tràng, đại tràng gia đình, theo đõi sau cắt polyp đại tràng hóa ác qua nội soi, sau cắt đoạn ruột điều trị đại tràng, viêm loét trực đại tràng… ➤ Xác định bản chất các tổn thương hẹp đại tràng. ➤ Khi có các bất thường trên X quang khung đại tràng cản quang nhưng chưa xác định được… Khi nội soi điều trị được chỉ định khi có các vấn đề cần can thiệp ☛ Cắt Polyp đại tràng qua nội soi. ☛ Nong các tổn thương hẹp đại tràng, đặt ống thông hay còn gọi stent (do ác tính, do tia xạ, do viêm mạn…). ☛ Cầm máu một số tổn thương như loạn sản mạch máu, chảy máu từ cuống polyp sau cắt polyp…+ Lấy dị vật đường tiêu hóa dưới ☛ Trong trường hợp chẩn đoán đã rõ ràng như viêm, loét hay u người bệnh vẫn được chỉ định để nội soi đại tràng để lấy mẫu xét nghiệm tìm vi trùng hoặc ung thư. 2. Khi nào cần tầm soát ung thư đại tràng? Nếu gia đình bạn có người bị đa polyp đại tràng thì nên nội soi đại tràng hàng năm, từ 12-14 tuổi Dựa vào các nhóm nguy cơ để chỉ định tầm soát ung thư đại tràng: ★ Nhóm nguy cơ trung bình: những người trên 40-50 tuổi không có triệu chứng, hoặc tiền sử có người bị ung thư không thuộc huyết thống bậc 1 (cha mẹ, anh chị em ruột) nên xét nghiệm máu ẩn trong phân hằng năm, nội soi đại tràng mỗi 10 năm/lần. ★ Nhóm nguy cơ cao: có một người thân huyết thống bậc 1 bị ung thư đại tràng, hoặc từ 2 người thân huyết thống bị ung thư nên nội soi đại tràng mỗi 3 năm/lần, bắt đầu thực hiện 10 năm trước tuổi người thân trẻ tuối nhất bị ung thư (ví dụ: người thân trẻ tuổi nhất mắc bệnh ung thư ở độ tuổi 40, những người trong gia đình nên tầm soát từ 30 tuổi), hoặc từ 40 tuổi trở đi. ★ Nhóm nguy cơ rất cao: tiền sử gia đình có người bị đa polyp đại tràng thì nên nội soi đại tràng, xét nghiệm và tư vấn di truyền hàng năm, bắt đầu từ 12-14 tuổi. Có tiền sử bị polyp đại trực tràng: nội soi một năm sau cắt polyp Có tiền sử bị ung thư đại trực tràng: nội soi một năm sau phẫu thuật Có tiền sử bị ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung: nội soi một năm sau phẫu thuật. Có tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng, không đa polyp: nội soi đại tràng, xét nghiệm và tư vấn di truyền bắt đầu thực hiện 10 năm trước tuổi người thân trẻ tuổi nhất bị ung thư, định kỳ mỗi 2 năm/lần. Người bệnh bị viêm loét đại tràng vô căn:  nên nội soi mỗi 2 năm, bắt đầu thực hiện 15 năm sau khi chẩn đoán. 3. Trường hợp nào không được phép nội soi đại tràng? Người mới qua phẫu thuật đường ruột trong thời kỳ gần đây không được phép nội soi đại tràng ➤ Người có bệnh tim, phổi hoặc chức năng tim phổi không bình thường. ➤ Người cao huyết áp, người thiếu máu não, có bệnh động mạch vành. ➤ Người bị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng => Xem thêm: Bệnh trĩ vẫn có thể nội soi đại tràng ➤ Người có bệnh viêm màng bụng, viêm đường tiêu hóa do trúng độc cấp tính (kiết lỵ), viêm loét kết tràng do trúng độc. ➤ Xuất huyêt cấp tính phía dưới đường tiêu hóa, tụ huyết quá nhiều ở đường ruột gây trở ngại cho việc quan sát. ➤ Người mới qua phẫu thuật đường ruột trong thời kỳ gần đây hoặc người mới sử dụng phóng xạ vùng ổ bụng và vùng khoang chậu trong thời gian gần đây. ➤ Người đã phẫu thuật hoặc bị viêm do phẫu thuật và chứng viêm làm dính niêm mạc hoặc ruột có chỗ bị cứng thì không nên nội soi. ➤ Trong ruột có chỗ bị co thắt thì không nên cố luồn ống nội soi qua đoạn co thắt để quan sát. Người bị hẹp hậu môn và xung quanh hậu môn bị viêm cấp tính cũng không nên nội soi một cách miễn cưỡng. ➤ Người có bệnh thần kinh không đồng ý nội soi. 4. Nội soi đại tràng sẽ phát hiện được bệnh gì? Nội soi giúp phát hiện Polyp đại tràng Những bệnh lý thường được phát hiện khi nội soi đại tràng: Polyp đại tràng Viêm loét đại trực tràng Ung thư đại trực tràng Túi thừa đại tràng Bệnh trĩ Dị vật Ký sinh trùng 5. Trước khi nội soi đại tràng cần chuẩn bị gì? Buổi chiều ngày trước nội soi nên ăn cháo hoặc súp Báo cho bác sĩ nội soi biết nếu đang có thai hay cho con bú, tiền căn tắc hay bán tắc ruột, các bệnh lý nội khoa mạn tính (suy tim, tăng huyết áp, suy thận, bệnh gan mạn tính…), tiền căn dị ứng thuốc cũng như các loại thuốc đang sử dụng (thuốc tim mạch, thần kinh, kháng đông, kháng kết tập tiểu cầu, tiểu đường, thuốc sắt…). Nếu bạn hút thuốc lá thì phải ngưng thuốc lá ít nhất 5 ngày trước nội soi. Trước ngày nội soi đại tràng, bạn nên ăn nhẹ, tránh thức ăn có nhiều chất xơ, thức ăn nhiều chất béo, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây có nhiều hạt như: dưa hấu, thanh long, ổi… Buổi chiều ngày trước nội soi nên ăn nhẹ: cháo hoặc súp, không ăn gì sau 20h. Vào ngày nội soi, bạn nên nhịn ăn hoàn toàn, chỉ uống thuốc, nước theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Nước uống được là nước trong, không có màu như: nước dừa, nước đường, nước hầm xương…Tránh nước uống có màu. Riêng với thủ thuật nội soi gây mê người bệnh cần ngưng uống nước hai giờ trước khi tiến hành nội soi. 6. Chuẩn bị đại tràng trước khi nội soi như thế nào? Uống thuốc làm sạch đại tràng để chuẩn bị nội soi Có hai cách chuẩn bị nội soi đại tràng trước soi: uống thuốc chia 2 liều/ngày trước soi và ngày làm nội soi; và chỉ uống 1 lần. Phương pháp uống 1 lần vào ngày làm nội soi được ưa chuộng hơn vì bệnh nhân không bị mất ngủ, mệt do phải đi cầu nhiều lần trong đêm. Một số vấn đề khi uống thuốc làm sạch đại tràng: đi cầu phân lỏng nhiều lần, nếu có bệnh trĩ sẵn thì triệu chứng của bệnh trĩ có thể sẽ gây khó chịu. Bạn cũng có thể bị ói hoặc chóng mặt khi uống thuốc. Chuẩn bị đại tràng sạch là khi bạn đi tiêu ra nước trong. 7. Nội soi đại tràng diễn ra như thế nào? Video ghi lại toàn bộ quá trình nội soi đại tràng Bạn nằm nghiêng trái hoặc nằm ngửa. Bác sĩ nội soi sẽ đưa ống soi đại tràng qua hậu môn, vào trực tràng rồi từ từ đến manh tràng (vị trí ruột non tiếp giáp với đại tràng). Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ toàn bộ niêm mạc đại tràng trong quá trình lui ống soi ra ngoài. Quá trình nội soi diễn ra khoảng 15 – 30 phút tùy thuộc đại tràng khó hay dễ, có thực hiện thủ thuật (sinh thiết, cắt polyp…) hay không? Bạn thường cảm thấy căng tức bụng hay đau bụng nhất là khi ống nội soi đi qua những chỗ đại tràng gập góc. Bạn có thể đau nhiều khi quá trình nội soi khó khăn và kéo dài, nhất là những trường hợp có tiền căn phẫu thuật vùng chậu trước đó gây dính ruột. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể chọn nội soi gây mê cho bạn. Nội soi gây mê an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như trí nhớ của bạn. 8. Những trường hợp nào vừa nội soi vừa can thiệp luôn? Cắt polyp qua nội soi đại tràng ☛ Khi phát hiện những tổn thương bất thường trên niêm mạc đại tràng như viêm, khối u… bác sĩ nội soi sẽ tiến hành sinh thiết để xác định chắc chắn bản chất của tổn thương. ☛ Trường hợp búi trĩ đang chảy máu: thắt bằng vòng cao su. ☛ Trường hợp dị vật: lấy dị vật qua nội soi bằng dụng cụ chuyên biệt. ☛ Trường hợp xuất huyết do loét: cầm máu bằng đốt điện hay kẹp cầm máu bằng clip. ☛ Trường hợp polyp đại tràng, đã có xét nghiệm đông máu: cắt polyp qua nội soi. 9. Sau nội soi đại tràng nên ăn uống như thế nào? Nên ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước, không để bị táo bón. Nếu nội soi đại tràng gây mê, bạn sẽ được theo dõi đến khi tỉnh Bạn có thể có cảm giác chướng bụng hay đau quặn bụng tạm thời do bác sĩ bơm hơi vào trong lòng ruột để thấy rõ được tổn thương. Chỉ cần xì hơi vài lần là cảm giác này nhanh chóng hết.. Bạn có thể ăn uống bình thường sau khi nội soi. Nên bắt đầu bằng thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước, không để bị táo bón. Nếu có cắt polyp thì bác sĩ nội soi sẽ hướng dẫn chế độ ăn cụ thể cho bạn. 10. Tai biến của nội soi đại tràng Tai biến có thể xảy ra là chảy máu và thủng đại tràng Tỷ lệ tai biến của nội soi và cắt polyp khoảng 0,1 – 0,5%. Những tai biến có thể xảy ra trong quá trình nội soi bao gồm: chảy máu (tại vị trí sinh thiết hay cắt polyp) và thủng đại tràng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị dị ứng với thuốc mê hay gặp phải tai biến về tim mạch và hô hấp khi nội soi gây mê. Chảy máu sau khi nội soi thường nhẹ và có thể tự cầm mà không cần can thiệp gì thêm. Nếu chảy máu tiếp tục diễn tiến thì cần nội soi lại để cầm máu. Những lỗ thủng nhỏ và đại tràng sạch thì có thể đóng lại lỗ thủng hoàn toàn qua nội soi bằng các dụng cụ chuyên dụng. Thủng đại tràng trong trường hợp tai biến nặng thì thường phải phẫu thuật để khâu lỗ thủng. Mặc dù tai biến của nội soi đại tràng rất thấp nhưng điều quan trọng là cần nhận ra sớm những dấu hiệu của tai biến để xử trí kịp thời và an toàn. Bạn cần báo cho bác sĩ ngay khi có các triệu chứng như đau bụng nhiều, sốt, lạnh run hay đi tiêu ra máu. Tai biến chảy máu có thể xảy ra muộn sau khi nội soi 7 – 14 ngày. Theo trangphuclinh.vn

Bệnh trĩ vẫn có thể nội soi đại tràng

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến trong dân số nước ta, cứ 10 người thì có đến 9 người bệnh trĩ. Vì vậy, khi có nhu cầu nội soi đại tràng, thắc mắc được rất nhiều người cùng quan tâm là mắc bệnh trĩ có thể nội soi đại tràng được không? Các bác sĩ khẳng định bệnh trĩ vẫn có thể thực hiện được nội soi đại tràng nếu bạn đang ở giai đoạn nhẹ. Trước khi nội soi, có thể tự phân biệt được bệnh trĩ hay ung thư trực tràng không? Bệnh trĩ và ung thư trực tràng đều có cùng dấu hiệu là đi cầu ra máu. Những điểm khác nhau giữa hai căn bệnh này là: ✔ Bệnh trĩ: đi cầu ra máu đỏ tươi, nhỏ giọt như cắt tiết gà, có thể có kèm búi trĩ sa ra ngoài, thường xuất hiện khi bị táo bón… ✔ Ung thư trực tràng: đi cầu ra máu có tính chất nhầy máu cá, có cảm giác mót rặn, đi cầu không hết phân… => Xem thêm: Cách phát hiện sớm Ung thư đại trực tràng Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nhân ung thư trực tràng đi cầu ra máu đỏ. Vì vậy dựa vào các triệu chứng lâm sàng cũng không hoàn toàn chính xác. Muốn xác định chẩn đoán vẫn cần phải nội soi. Bị trĩ có nội soi đại tràng được không? Nội soi đại tràng có thể gây tổn thương cho những búi trĩ ở hậu môn Nội soi đại tràng là thủ thuật bác sĩ dùng một ống mềm dài 1.7 m, đường kính khoảng 1.3 cm có đèn và camera, được đưa vào hậu môn để đến được đại tràng. Qua camera, bác sĩ sẽ biết được và chẩn đoán bệnh đại tràng một cách chính xác những tổn thương bên trong đường ruột. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh trĩ, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ quyết định là có nội soi đại tràng được hay không. Nếu bệnh trĩ nhẹ thì có thể thực hiện được nội soi đại tràng, nhưng nếu bệnh trĩ nặng thì nội soi đại tràng là điều không nên. Nguyên nhân là do bệnh trĩ khiến cho vùng hậu môn rất dễ chảy máu. Bệnh trĩ hình thành là khi các búi tĩnh mạch trĩ bị sa giãn, căng phồng quá mức làm máu bị ứ đọng tại đây. Nếu có lực tác động mạnh vào thành tĩnh mạch này sẽ bị vỡ gây chảy máu. Vì thế, việc luồn ống soi từ hậu môn vào đường ruột để nội soi đại tràng là điều phải cân nhắc, tùy vào mức độ bệnh trĩ, vì những búi trĩ ở hậu môn sẽ bị tổn thương gây ra những rủi ro nguy hiểm. Hơn nữa, trước khi nội soi đại tràng, bệnh nhân sẽ phải dùng dung dịch súc ruột để loại bỏ hết phân trong khoang ruột ra ngoài. Điều này khiến bệnh nhân sẽ phải đi đại tiện và khiến hậu môn chảy máu và đau đớn hơn. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh trĩ của bạn để đưa ra quyết định có nên nội soi đại tràng hay không. Vì thế, nếu đang mắc bệnh trĩ nhẹ, bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà để giúp giảm bớt các triệu chứng đến mức thấp nhất khi nội soi. Nếu bị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, không nội soi được đại tràng thì ở bệnh viện vẫn còn rất nhiều phương pháp để bạn có thể biết được mình có bị bệnh đại tràng hay không, đó là những phương pháp như xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm, xét nghiệm phân… Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng nếu như không nội soi được đại tràng vì bệnh trĩ. Nội soi đại tràng khi bị trĩ có đau không? Video ghi lại toàn bộ quá trình nội soi đại tràng Bạn sẽ không cần phải quá lo lắng bởi khi nội soi đại tràng sẽ không đau đớn hay gây ra những biến chứng gì làm ảnh hưởng đến vùng bệnh, nếu bệnh trĩ của bạn đang ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, khi dụng cụ nội soi được đưa vào bên trong hậu môn thì bạn sẽ có cảm giác căng tức lúc ban đầu. Ngoài ra, bạn sẽ gặp phải một số khó chịu trong suốt quá trình nội soi. Để đưa ống vào, bác sĩ sẽ bơm hơi vào đại tràng vì bình thường nó vốn xẹp và gấp khúc. Điều đó khiến bạn cảm thấy khó chịu, căng tức, đôi khi thấy buồn đại tiện. Một số người còn thấy đau do các mạc đại tràng bị kéo căng. Khi quá đau, bác sĩ rút bớt hơi hoặc thay đổi tư thế nằm. Khi soi xong, nhiều người cảm thấy chóng mặt một chút. Và vì đại tràng vẫn còn hơi nên bạn dễ thấy chướng bụng, khi đó chỉ cần vào toilet một lúc để xì hơi là thoải mái trở lại. Trường hợp bệnh nhân quá lo lắng, bác sĩ có thể cho thuốc để họ ngủ trong thời gian làm thủ thuật, với sự theo dõi sức khỏe bằng máy monitoring. Bệnh nhân sẽ tỉnh lại sau khoảng nửa giờ đồng hồ. Nội soi đại tràng là thủ thuật an toàn vì vậy bạn không cần phải lo lắng quá nhiều.

Trẻ bị tiêu chảy khi uống thuốc kháng sinh: Mẹ nên làm gì?

Cứ 5 trẻ dùng thuốc kháng sinh thì có 1 trẻ bị tiêu chảy. Trẻ bị tiêu chảy khi uống thuốc kháng sinh nên làm gì, đó hẳn là câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Mục lụcTiêu chảy do dùng kháng sinh nhận biết thế nào?Nguyên nhân gây tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do thuốc kháng sinhLưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do kháng sinhHỗ trợ tái tạo, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Tiêu chảy do dùng kháng sinh nhận biết thế nào? Bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có nguy cơ gây tiêu chảy ở các bé, dù là đường uống hay tiêm truyền. Tuy nhiên, tình trạng tiêu chảy do kháng sinh gây ra thường không nghiêm trọng, cha mẹ có thể chủ động can thiệp tại nhà. Một số loại kháng sinh có thể gây tiêu chảy đơn thuần như là: Erythromycin, Clindamycin, Amoxicillin, Tetracycline… Hiện tượng tiêu chảy do dùng kháng sinh thường có dấu hiệu khá giống với chứng tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Bé thường có các triệu chứng như sau: đau bụng, phân sống, phân lỏng lẫn nhầy, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân không hôi thối. Hiện tượng này thường xảy ra trong khi dùng kháng sinh từ 2-5 ngày. Nếu thời gian điều trị kháng sinh ngắn ngày, tình trạng tiêu chảy diễn ra rất nhẹ và hết ngay khi trẻ ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc dài ngày có thể khiến tiêu chảy ở trẻ nặng hơn. Bé có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như là lên cơn sốt cao, bụng đau nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, thậm chí phân có lẫn máu hoặc mủ. Trẻ bị tiêu chảy kéo dài có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như là phình giãn đại tràng nhiễm độc, mất nước nặng, suy dinh dưỡng, viêm loét niêm mạc ruột. Nguyên nhân gây tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Hệ tiêu hóa là một hệ sinh thái phức tạp, với hàng triệu vi sinh vật bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Tỷ lệ cân bằng của hệ vi sinh này là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Khi trẻ bị ốm cần sử dụng thuốc kháng sinh, bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn gây hại, các loại kháng sinh cũng đồng thời diệt luôn cả các lợi khuẩn trong đường ruột. Lúc này, sự cân bằng bị đảo lộn, hại khuẩn được dịp “bùng lên” và đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy do dùng kháng sinh. Tiêu chảy khiến bé bị đau, hăm đỏ hậu môn, do phân thải ra có tính axit. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến mất nước, chất điện giải, khiến bé giảm cân và gầy sút. Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do thuốc kháng sinh Tiêu chảy nhẹ do kháng sinh có thể tự khỏi sau 2 tuần. Nếu trẻ bị tiêu chảy nhẹ, bạn nên tiếp tục cho trẻ dùng thuốc kháng sinh cho đủ liều mà bác sĩ yêu cầu. Bởi ngừng thuốc kháng sinh khi chưa uống hết theo chỉ định sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh – vi khuẩn kháng thuốc. Để giảm bớt tiêu chảy, bạn nên lựa chọn những món mềm, dễ tiêu hơn với hệ tiêu hóa của bé. Các món mềm bạn có thể tham khảo cho bé ăn là cháo loãng, súp, cơm nát. Kết hợp với các loại thịt giàu dinh dưỡng như lợn, gà. Một lưu ý nho nhỏ nữa là lúc này bé đang ốm, kèm theo tiêu chảy do dùng kháng sinh, nên tiêu hóa của bé sẽ rất yếu. Việc băm hoặc xay nhỏ đồ ăn rồi nấu chín kỹ sẽ phù hợp hơn. Nên tránh các loại đậu, thức ăn cay, các món chế biến từ hải sản, đồ ăn lạnh… Các bữa ăn hằng ngày của con vẫn phải đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu: đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất, tinh bột. Nếu bữa ăn không đủ chất, bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng sau này. Ngoài ra, mẹ nên chú ý hơn tới chế độ và giờ ăn của con, chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh để con ăn uống dồn dập, bị nôn ói. Tiêu chảy khiến cho trẻ bị mất nước. Vì thế, việc cho trẻ uống nước thường xuyên là rất quan trọng. Nên bổ sung những loại rau củ có tác dụng giữ nước như cà rốt, củ cải đường, bí, chuối, hồng xiêm, cam,… rất tốt cho tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho trẻ. Bổ sung thêm các loại men vi sinh từ sữa chua, giúp củng cố lợi khuẩn đường ruột, để chống chọi lại vi khuẩn gây hại, giúp tăng cường miễn dịch của trẻ. Mẹ không nên cho bé uống các loại nước ngọt có gas, nước trái cây nhiều đường, cà phê hay các đồ uống kích thích tương tự, chúng sẽ làm cho tiêu chảy trầm trọng hơn. Mẹ có thể tham khảo hơn về chế độ ăn khi con bị tiêu chảy trong bài viết: Bé bị tiêu chảy ăn gì, kiêng gì? Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh Luôn thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc trị tiêu chảy tại nhà cho con. Sau khi bé khỏi tiêu chảy, nếu mắc bệnh và phải dùng kháng sinh hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp hơn với con. Với trẻ còn đóng bỉm, nếu bị hăm tã quanh hậu môn do tiêu chảy nhiều ngày, cha mẹ nên nhẹ nhàng lau chùi và rửa sạch vùng này bằng nước sạch, lấy khăn mềm thấm khô da cho bé. Hạn chế đóng bỉm 24/24h, không thoa các loại phấn rôm vào vùng đang có tổn thương. Tiêu chảy do sử dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ hiếm khi nào là vấn đề đáng lo lắng, nhưng một khi thấy tình trạng tiêu chảy của con có dấu hiệu chuyển biến nghiêm trọng (đau bụng dữ dội, sốt cao, mệt li bì, từ chối uống nước, đi ngoài ra máu…), bạn cần đưa bé tới các cơ sở y tế ngay lập tức, để được các chuyên gia y tế can thiệp kịp thời. Đọc thêm: Cách phòng ngừa tiêu chảy cho bé – điều mẹ nên quan tâm Hỗ trợ tái tạo, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, việc phục hồi các lợi khuẩn là ưu tiên hàng đầu. Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã tìm ra ImmuneGamma – nguyên liệu công nghệ sinh học có khả năng siêu tái tạo hệ vi khuẩn đường ruột. Bản chất của ImmuneGamma là các mảnh Peptidoglycan được phân tách từ thành vách của vi khuẩn lành tính Lactobacillus fermentum. Đây là thức ăn thông thường của các lợi khuẩn sống tại ruột và đại tràng. Chính vì vậy ImmuneGamma không bị phá hủy ở dạ dày, đảm bảo xuống ruột non và đại tràng 100%. Được cung cấp đầy đủ nguồn sống, các lợi khuẩn có điều kiện để sinh sôi và phát triển, bảo vệ hệ thống đường ruột của bé khỏi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, ImmuneGamma giúp tăng sinh bạch cầu Lympho B và Lympho T tạo ra kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch từ bên trong. Đặc biệt, ImmuneGamma khi kết hợp với Bạch truật, Bạch phục linh có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của tiêu chảy do sử dụng kháng sinh ở trẻ. Đây chính là ưu điểm được tìm thấy trong sản phẩm Tràng Phục Linh: Cân bằng hệ vi khuẩn có ích đường ruột, tăng cường sức đề kháng. Giúp giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh ở trẻ. Sản phẩm Tràng Phục Linh hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn cho trẻ nhỏ. Hơn nữa, với thành phần cao bạch truật có tác dụng an thai, các mẹ bầu cũng hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng sản phẩm. Được sản xuất dưới dạng viên nang, Tràng Phục Linh có thể dễ dàng hòa tan trong nước, phù hợp để sử dụng cho trẻ em. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ khi dùng kháng sinh bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1506 để được các dược sĩ tư vấn kỹ hơn. “Theo báo Đời sống & Pháp Luật”

Tại sao mua Tràng Phục Linh không bao giờ lo hàng giả?

Hàng nhái, hàng giả theo các sản phẩm của Thái Minh không thể tồn tại trên thị trường nhờ có công nghệ mã hoá thông tin đến từng hộp sản phẩm dưới đây… Chúng ta đều biết rằng, Apple là công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới. Mỗi khi mua một chiếc iPhone, chúng ta luôn luôn có thể kiểm soát được đây là hàng mới hay hàng cũ. Chỉ bằng thao tác Kiểm tra thời hạn bảo hành bằng số IMEI của máy, chúng ta có thể biết chiếc điện thoại này đã có ai dùng trước đó chưa. Chi tiết các bạn có thể xem link ở cuối bài viết này. Một tiện ích của hãng công nghệ lớn nhất thế giới này giúp cho người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi mua bất kỳ sản phẩm nào của hãng. Nhưng thật khó tin, ở Việt Nam, với mỗi hộp sản phẩm của công ty Dược phẩm Thái Minh, mặc dù giá chỉ có 100-200 ngàn một hộp tuỳ loại, cũng đang được áp dụng chế độ kiểm soát chặt chẽ và mã hoá đến từng hộp sản phẩm, không kém gì các hãng công nghệ lớn! Hình ảnh tem cào trên vỏ hộp Tràng Phục Linh Trên mỗi một hộp sản phẩm của Thái Minh, ví dụ như Tràng Phục Linh, đều có một tem tích điểm. Khách hàng khi mua về, có thể cào lớp tem này ra và nhắn tin theo cú pháp đơn giản: TMP gửi về 8079 (cước phí 1000đ/tin nhắn). Ngay sau khi nhận được tin nhắn, hệ thống sẽ nhắn tin lại để xác nhận. Cứ 6 mã tích điểm là khách hàng được tặng một phần quà là 1 hộp Tràng Phục Linh miễn phí gửi đến tận nhà. Chương trình này đã được áp dụng 2 năm nay và được khách hàng của Thái Minh đón nhận nhiệt liệt. Khi khách hàng nhắn tin thành công, sẽ được Tràng Phục Linh thông báo cụ thể Thế nhưng ý nghĩa của chương trình không chỉ nằm ở chỗ đó! Mỗi mã tích điểm chỉ sử dụng được 1 lần. Khi sử dụng lại mã tích điểm này, hệ thống sẽ báo lỗi “Sai cú pháp”. Mỗi hộp sản phẩm có một mã duy nhất, và chỉ những mã nằm trong cơ sở dữ liệu của Thái Minh mới được xác nhận. Do đó, nếu xảy ra trường hợp làm hàng giả, người làm giả có thể làm giả từ viên, đến vỉ, vỏ hộp hay kể cả tem bảy màu chống hàng giả, nhưng không thể tạo ra được mã tích điểm hợp quy. Nên ngay khi khách hàng nếu có mua phải hàng giả, điểm sẽ không thể tích được, và chúng tôi sẽ gọi điện lại để trợ giúp cho khách hàng, để kiểm tra có phải hàng giả hay không, hay khách hàng nhắn tin sai cú pháp. Nếu tin nhắn báo mã cào sai hoặc không hợp lệ, hãy liên hệ với Tràng Phục Linh – 1800.1506 để được hỗ trợ kiểm tra Với cơ chế kiểm soát chặt chẽ như trên, người làm hàng giả muốn làm giả hàng của Thái Minh cũng không thể bán được trên thị trường, vì không nhà thuốc nào muốn nhập mặt hàng mà khách hàng phát hiện ra ngay đó là hàng giả. Vì thế, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi mua bất cứ mặt hàng nào của Thái Minh đang bán tại bất cứ nhà thuốc nào trên cả nước mà không lo vấn đề hàng giả. Và lời khuyên của chúng tôi dành cho khách hàng, đó là hãy nhắn tin ngay khi mua sản phẩm của Thái Minh về sử dụng. Một là để được tặng quà khi tích đủ mỗi 6 điểm, nếu lỡ quên bỏ vỏ hộp đi sẽ làm mất quyền lợi của khách hàng. Hai là có thể ngay lập tức biết được mình có đang mua được hàng chính hãng hay không. Và hãy lưu ý, chỉ mua hàng có tem tích điểm còn nguyên, chưa bị cào. Bởi nếu bị cào và tích điểm bởi một người khác rồi, hộp sản phẩm bạn mua về sẽ không có giá trị tích điểm và kiểm tra hàng giả nữa! Công nghệ không chỉ dành cho những hãng công nghệ. Chỉ cần có tâm và có hệ thống quản lý phù hợp, một công ty Dược của Việt Nam cũng có thể kiểm soát được chặt chẽ từng hộp sản phẩm bán ra vì quyền lợi của khách hàng và uy tín của chính mình! DS. Nguyễn Quang Thái Giám đốc công ty CP Dược phẩm Thái Minh Link về cách kiểm tra thời hạn bảo hành của máy apple: TẠI ĐÂY Chương trình “Mua 6 – tặng 1” của Tràng Phục Linh bằng cách nhắn tin tích điểm 

Polyp đại tràng sigma có nguy hiểm không?

Hỏi: Tôi là Trần Văn An 52 tuổi, thời gian gần đây tôi thường xuyên bị đau bụng và đại tiện ra máu tươi. Tuần trước, tôi đã tới bệnh viện đa khoa tỉnh để chụp Xquang và CT Scan vùng bụng, bác sĩ chẩn đoán đang mắc bệnh Polyp đại tràng sigma. Tôi rất lo lắng với tình trạng của mình. Xin hỏi bị polyp đại tràng sigma có nguy hiểm không và nên điều trị thế nào để nhanh khỏi? Tôi chân thành cảm ơn! Trả lời: Chào bác! Với câu hỏi của bác, chúng tôi xin giải đáp như sau: Polyp đại tràng sigma là những tổ chức tăng sinh quá mức của niêm mạc đại tràng có hình dạng giống như khối u, xuất hiện ở khu vực đại tràng sigma (đoạn ruột ở bên trái nằm ở giữa đại tràng xuống và trực tràng). Các khối polyp ở ruột già đa phần tập trung ở khu vực này. Chúng có thể bao gồm các khối polyp theo kích cỡ to nhỏ khác nhau và có thể là loại lành tính hoặc ác tính. Polyp đại tràng lành tính thường rất hiếm khi chuyển thành ung thư, trong khi những khối polyp ác tính có nguy cơ cao hơn nhiều. Biến chứng nguy hiểm nhất của polyp đại tràng sigma là gây ra ung thư đại tràng – có nguy cơ dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, bác cũng đừng quá lo lắng. Trước tiên, bác lên đặt lịch sớm với phòng khám hoặc bệnh viện để thực hiện nội soi đại tràng hay làm sinh thiết tế bào polyp giúp kiểm tra chính xác xem chúng có dấu hiệu ác tính hay không. Xem chi tiết: Cách phân biệt polyp đại tràng lành tính hoặc ác tính Điều quan trọng hơn, cho dù các khối polyp trong đại tràng sigma là lành hay ác tính thì bác cũng nên tới bệnh viện để loại bỏ sớm, càng để lâu càng gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày nhất là những lúc đi đại tiện, người bị bệnh này có thể bị chảy máu cấp tính khiến cơ thể mệt mỏi, ngất xỉu thậm chí là tử vong. Về phương pháp điều trị Hiện nay  nội soi đại tràng là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất và có tính an toàn rất cao để loại bỏ polyp đại tràng, người bệnh có thể hồi phục với thời gian sớm. Tuy nhiên, nếu đại tràng sigma có nhiều khối polyp lớn thì người bệnh sẽ phải thực hiện phẫu thuật nội soi để loại bỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng hoặc đã chuyển biến thành ung thư thì việc cắt bỏ một phần đại tràng sẽ là phương pháp cuối cùng để loại bỏ mầm bệnh nhằm tránh nguy cơ tái phát và di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể. Một vài lưu ý khác Bên cạnh việc điều trị đúng cách, thì bác cũng cần thay đổi thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt lành mạnh để góp phần cải thiện các triệu chứng khó chịu và giúp nhanh hồi phục sau điều trị, cụ thể là: Cần tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đặc biệt là mỡ động vật, các loại đồ ăn khó tiêu hóa, đồ uống có cồn, soda hay caffeine. Hạn chế đồ ăn cơm hàng cháo chợ, mất vệ sinh, thực hiện ăn chín uống sôi,  bổ sung thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, khoai…) Nên ăn các thực phẩm chứa men vi sinh có lợi cho đường ruột như là: sữa chua, nước ép trái cây… Tránh làm việc quá sức, ăn đúng giờ, chia nhỏ các bữa hằng ngày, không ăn quá no, ngủ đúng giấc, luyện tập thể dục đều đặn để duy trì mức cân nặng phù hợp. Đối trường hợp sau khi phẫu thuật, bác không nên ăn bất cứ loại thực phẩm nào ngay sau đó mà chỉ nên uống một chút nước để tránh nhu động ruột phải hoạt động mạnh, dễ gây xuất huyết đại tràng. Một hai ngày tiếp theo vẫn phải uống nước và kiêng ăn. Sau đó vài ngày, khi cơ thể đã phục hồi, người bệnh mới bắt đầu ăn những món mềm và lỏng như cháo loãng, sữa, canh súp để dễ tiêu hóa. Từ 2 tuần trở đi, người bệnh có thể nạp vào những thức ăn đặc hơn như mì, khoai lang, cháo đặc, bánh bao, sinh tố hoa quả… để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể. Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc của bác, chúc bác điều trị thành công và sớm phục hồi! Đọc thêm thông tin: Viêm đại tràng sigma – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...