Viêm đại tràng sigma là thể viêm đại tràng khá thường gặp hiện nay. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau bụng, đầy hơi, đi ngoài nhiều lần,…Bệnh nếu khong được điều trị đúng cách tái đi tái lại và chuyển sang dạng mạn tính khó chữa đồng thời gặp phải các biến chứng nguy hiểm như ung thư đại tràng,…Bên cạnh điều trị, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Vậy người bệnh viêm đại tràng sigma nên ăn gì? Viêm đại tràng sigma và triệu chứng của bệnh Đại tràng sigma có hình chữ sigma, chiều dài thay đổi và trẹo vào thành bụng sau bằng mạc treo kết tràng sigma. Đại tràng sigma bắt đầu từ bở xương chậu với mạng mạch máu sigma. Sau đó, tiếp nối tiếp với trực tràng ở ngang đốt sống thiêng thứ 3. Đại tràng sigma là nơi lưu trữ chất thải cuối cùng trước khi được tống ra ngoài do đó vị trí này rất dễ bị nhiễm trùng gây viêm nhiễm dẫn tới viêm đại tràng sigma. Khi phát bệnh có một số triệu chứng như sau: Đau thắt bụng dưới, cơn đau có thể lan lên phía trên, đau dữ dội và kéo dài Sốt nhẹ, sốt cao do viêm Người bệnh có thể buồn nôn, nôn mửa Cơ thể suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu máu Tình trạng táo bón, tiêu chảy xen kẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện Trường hợp bệnh nặng người bệnh có xu hướng tự tử do bị kích thích thần kinh, gây trầm cảm Chế độ ăn uống cho người viêm đại tràng sigma Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người viêm đại tràng sigma, ăn uống hợp lý không những bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Người bệnh viêm đại tràng nên ăn Bổ sung rau xanh và trái cây trong chế Tăng cường các loại rau có lá xanh đậm trong thực đơn hàng ngày Bổ sung hoa quả tươi như đu đủ chín, cam, xoài, bưởi ,…Nước ép trái cây giàu vitamin và khoáng chất giúp người bệnh phục hồi nhanh và giúp hỗ trợ điều trị rất tốt. Người bệnh có thể uống nước dừa giúp làm mềm phân và dịu niêm mạc dạ dày giảm cơn đau hoặc uống nước ép táo để bổ sung sắt và phốt pho cho đại tràng. Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón, giúp tiêu hóa tốt hơn Viêm đại tràng sigma không nên ăn gì? Tránh dùng các thực phẩm như đường trắng, bánh mì trắng, các sản phẩm từ bột mì trắng, thực phẩm có nhiều gia vị, thực phẩm có lượng muối cao để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn Không sử dụng bia rượu, cà phê, đồ uống có gas, gia vị cay nóng vì chúng có thể gây kích thích niêm mạc đại tràng khiến bệnh nặng hơn Không sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn thực phẩm tái sống, chưa nấu chín hoặc chưa qua đun nấu Không uống nước chưa đun sôi Thói quen ăn uống cần thay đổi Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm tải hệ tiêu hóa và giúp hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể tốt hơn Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn đồ sống, các món gỏi, đồ ăn lạ để tránh làm tăng nhiễm khuẩn đường ruột Ăn đúng giờ, đủ bữa, không nên bỏ bữa Không nên vừa ăn vừa nói chuyện hoặc vừa ăn vừa xem phim để tránh nuốt nhiều không khí vào trong dạ dày gây chướng bụng đầy hơi Bên cạnh đó, người bệnh nên tập đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày và hình thành thói quen tốt này. Giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, hạn chế stress, lo âu khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng sigma Bên cạnh các dấu hiệu bên ngoài, các bác sĩ chỉ định thêm một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số xét nghiệm được dùng chẩn đoán viêm đại tràng như: Xét nghiệm máu: Biết được huyết thanh học, số lượng máu, bảng chuyển hóa toàn diện của bệnh. Phương pháp nội soi hoặc sinh thiết để phát hiện các đặc trưng của bệnh bao gồm chất niêm mạc hồng ban bất thường, quan sát viêm loét hay không, kích thước vùng viêm nhiễm. Chụp X- quang vùng bụng Kiểm tra hố barium tương phản Điều trị viêm đại tràng sigma hiện nay chủ yếu là dùng thuốc. Trường hợp dùng thuốc ức chế viêm nhiễm tại đại tràng sigma sẽ căn cứ vào mức độ để kết hợp thuốc với nhau triệt tiêu các triệu chứng do bệnh gây ra. Các nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm: Thuốc kháng sinh trị viêm nhiễm Thuốc giảm đau, hạ sốt trong trường hợp xuất hiện triệu chứng này Thuốc làm lành niêm mạc vết loét Thuốc tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch Bên cạnh điều trị, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Điều này không những giúp bệnh nhanh khỏi mà còn phòng tránh bệnh tái phát trở lại. Tìm mua sản phẩm cho bệnh đại tràng gần nhà bạn nhất TẠI ĐÂY
Viêm đại tràng
Tại sao phải nội soi đại tràng?
Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề nội soi đại tràng, một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc: Tại sao phải nội soi đại tràng? Nội soi đại tràng có tác dụng gì? Để giải đáp câu hỏi trên cùng tìm hiểu về phương pháp nội soi đại tràng và những ưu điểm phương pháp này mang lại. Nội soi đại tràng là gì? Nội soi đại tràng là thủ thuật thăm khám trực tiếp đại tràng thông qua ống nội soi mềm với đường kính khoảng 1 cm đuợc đưa vào hậu môn. Nhờ máy quay được gắn vào đầu ống nội soi những hình ảnh thu được sẽ phóng to lên màn hình giúp bác sĩ quan sát và phát hiện những thay đổi bất thường ở bên trong ruột từ đó có thể chẩn đoán bệnh lý và có biện pháp điều trị hiệu quả. Nội soi đại tràng là phương pháp thăm khám sử dụng khá phổ biến hiện nya và tương đối an toàn mang lại hiệu quả. Đây là một trong những phươgn pháp chẩn đoán hữu hiệu nhất với bệnh lý về đại tràng. Tại sao phải nội soi đại tràng? Bởi vì Nội soi đại tràng mang lại nhiều điểm hữu ích trong chẩn đoán bệnh. Nội soi đại tràng được thực hiện vì một số lý do như để tìm nguyên nhân đau bụng, tiêu chảy, máu lẫn trong phân,… Bên cạnh đó, đặc điểm ống tiêu hóa là cơ quan rất khó chẩn đoán các bệnh lý. Phương pháp khác như chụp cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ, siêu âm có giá trị ít trong chẩn đoán các bệnh lý ống tiêu hóa. Phương pháp X-quang đại tràng bằng các bơm barýt dùng trong một số trường hợp nhưng không mang lại kết quả chính xác bằng nội soi. Thông qua phương pháp nội soi đại tràng bác sĩ có thể phát hiện ra các tổn thương rất nhỏ chỉ vài mm. Nội soi đại tràng còn giúp phát hiện ra các bất thường như loét, polyp, các khối u và những vùng viêm hay bị chảy máu. Trong quá trình nội soi bác sĩ có thể làm sinh thiết để chẩn đoán chính xác bệnh lý. Tình trạng chảy máu hay một số bệnh lý khác cũng có thể được chẩn đoán qua phương pháp nội soi. Hơn nữa, phương pháp nội soi đại tràng là phương pháp hiệu quả giúp tầm soát ung thư đại tràng, phát hiện sớm và cắt bỏ những tổn thương tiền ung thư (polyp) hay các khối u nhỏ trong đường ruột. Nội soi đại tràng giúp phát hiện các bất thường ở trong lòng đại tràng Nội soi đại tràng được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp dưới đây: Những đối tượng có vấn đề ở đại tràng như đau bụng không rõ nguyên nhân, đi ngoài ra máu, nôn ra máu, tiêu chảy kéo dài,… Chẩn đoán các vấn đề ở đại tràng như viêm loét, polyp hoặc ung thư từ đó giúp phát hiện bệnh và có phương pháp chữa bệnh thích hợp nhất Tầm soát ung thư đại trực tràng Hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đại trực tràng chẳng hạn như sinh thiết u, cắt polyp Theo dõi sau điều trị ung thư hoặc polyp. Phương pháp nội soi đại tràng được khuyến khích cho người ở độ tuổi trên 40 tuổi hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng, polyp gia đình. Những đối tượng trên nên nội soi định kỳ 1 năm/lần để theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm những bất thường tiềm ẩn trong cơ thể. Quy trình chuẩn bị và nội soi đại tràng Các bước chuẩn bị trước khi nội soi Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn xem có được chỉ định nội soi hay không và các bước chuẩn bị trước khi nội soi. Để làm sạch ruột người bệnh được uống một chai thuốc Fleet Phosphosoda 45 ml với khoảng 1 lít nước, ngày hôm trước khi soi, đi cầu nhiều lần đến khi nước trong. Sau khi uống thuốc bệnh nhân được phép ăn lỏng (không có chất xơ) và uống nước lỏng, tránh uống các loại nước có màu.Trừ những trường hợp đặc biệt sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể Người bệnh được thụt tháo bằng cách đưa nước vào đại tràng qua lỗ hậu môn, đi ngoài nhiều lần có tới khi nước trong. Trong thời gian nội soi, nếu người bệnh đang sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn có nên dừng uống thuốc hay không. Trường hợp nội soi đại tràng gây mê, người bệnh cần nhịn ăn 12 giờ trước khi nội soi và cần có người nhà đi kèm để chăm sóc sau nội soi. Thực hiện nội soi đại tràng Trước khi nội soi, bác sĩ bôi một ít thuốc tê vào ống soi để giúp người bệnh giảm đau khi đưa ống soi vào trong cơ thể. Người bệnh nằm nghiêng bên trái trong quá trình đưa ống vào nếu cảm thấy khó chịu thì cần báo cho bác sĩ và điều dưỡng biết để có phương án thay đổi tốt hơn. Quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng, ít biến chứng giúp bác sĩ phát hiện những bất thường bên trong đại tràng mà người bệnh gặp phải. Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như chướng bụng hoặc buồn xì hơi… Những triệu chứng này sẽ mất dần sau nội soi nên người bệnh không cần quá lo lắng.
Nội soi đại tràng có đau không?
Nội soi đại tràng là thủ thuật sử dụng khá phổ biến hiện nay giúp chẩn đoán các bệnh lý ở trong lòng đại tràng. Thủ thuật này sử dụng ống soi mềm có gắn camera và đèn soi ở đầu ống, đưa lỗ từ hậu môn qua toàn bộ đại tràng tới manh tràng để bác sĩ quan sát bên trong và đánh giá tình trạng đại tràng. Vậy nội soi đại tràng có đau không? Cần chuẩn bị trước những gì khi nội soi đại tràng? Nội soi đại tràng là gì? Nội soi đại tràng là thủ thuật giúp chẩn đoán bệnh lý trong lòng đại tràng bằng cách sử dụng một ống soi mềm có gắn camera và đèn soi ở đầu ống, sau đó đưa từ lỗ hậu môn đi qua toàn bộ đại tràng đến tận manh tràng. Hình ảnh niêm mạc đại tràng được phóng đại và quan sát trên màn hình màu có độ nét cao. Một ca nội soi đại tràng được tiến hành qua những bước dưới đây: Người bệnh được bác sĩ thăm khám lâm sàng, chẩn đoán và chỉ định nội soi Xét nghiệm mái, chụp X-quang tim phổi, siêu âm bụng và điện tâm đồ Làm sạch đại tràng Tiến hành nội soi Bác sĩ xem kết quả và có hướng chỉ định điều trị Nội soi đại tràng có đau không? Trong quá trình nội soi đại tràng, không khí sẽ được bơm vào đại tràng qua dây soi để làm căng lòng đại tràng, để thu lại hình ảnh rõ ràng hơn. Nhưng cũng chính bởi điều này mà người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu và muốn đi cầu. Phần lớn, người bệnh sẽ cảm thấy bụng bị phình to, có cảm giác đầy hơi và muốn xì hơi. Nội soi đại tràng có đau không? Tùy vào tình trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ lấy một vài mẫu sinh thiết của niêm mạc đại tràng. Nhưng việc bấm sinh thiết này không gây đau. Trường hợp trong quá trình nội soi có phát hiện polyp các bác sĩ có thể cắt bỏ chúng bằng dụng cụ được đưa vào qua kênh phụ của ống nội soi. Cuối cùng, ống nội soi sẽ được kéo nhẹ nhàng ra bên ngoài. Do đó, khi nội soi đại tràng phần lớn người bệnh không cảm thấy đau mà chỉ khó chịu. Trong trường hợp sử dụng nội soi đại tràng gây mê không đau và không có cảm giác khó chịu. Hiện nay, có 2 loại nội soi đại tràng được áp dụng: Nội soi không gây mê Nội soi gây mê Với nội soi gây mê: Người bệnh được gây mê trong quá trình nội soi nên không gây khó chịu như phương pháp nội soi thông thường. Bên cạnh đó, gây mê bằng phương pháp tiền mê an toàn cho người bệnh trong quá trình nội soi vì có trường hợp người bệnh cựa quậy mạnh do khó chịu gây ra tình trạng co xát và gây tổn thương. Nếu bạn có nhu cầu nội soi đại tràng gây mê cần tìm hiểu ở những bệnh viện, phòng khám lớn có uy tín để yên tâm hơn. Nội soi đại tràng có nguy hiểm không? Phần lớn trường hợp nội soi đại tràng khá an toàn Nội soi đại tràng là phương pháp khá an toàn và ít để lại tai biến. Nhưng do đại tràng dài và gập góc hoặc xoắn nên khi nội soi người bệnh cảm thấy khá khó chịu. Một số biến chứng ít xảy ra như: Đầy bụng sau khi soi do khi nội soi bác sĩ phải bơm hơi vào trong ruột để quan sát rõ các tổn thương. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì cảm giác này sẽ hết nhanh chóng sau 1 – 2 giờ. Biến chứng thủng ruột ít gặp nhưng có thể xảy ra do đại tràng bị xoắn vặn hoặc khi có tình trạng viêm nhiễm nặng khiến vách ruột mỏng đi. Thủng đại tràng: Biến chứng rất nguy hiểm, có thể do kỹ thuật soi hoặc cắt polyp không đúng kỹ thuật hoặc do tình trạng viêm nhiễm nặng của đại tràng, do thủng ruột thừa. Phản xạ dây thần kinh phế vị : Mạch chậm, hạ huyết áp, chân tay lạnh. Biến chứng liên quan tới gây mê: Chảy máu sau thủ thuật Bắt nổ khi cắt polyp hoặc cầm máu bằng dao điện ở những bệnh nhân thụt tháo không tốt Nhưng nhìn chung thủ thuật nội soi đại tràng khá an toàn, có thể được thực hiện cho cả người bệnh ngoại trú mà không cần phải nhập viện. Cần chuẩn bị những gì trước khi nội soi đại tràng? Bước 1: Trao đổi với người bệnh Trước khi nội soi đại tràng, bác sĩ thảo luận cùng người bệnh về các vấn đề quan trọng như: Tiểu sử bệnh từng mắc phải Hiện tại có bệnh gì không Tình trạng sức khỏe như thế nào Các loại thuốc đang dùng,…vì một số loại thuốc có ảnh hưởng tới kết quả của nội soi đại tràng nên bắt buộc phải ngưng một vài ngày như aspirin, insullin, thuốc điều trị bệnh xương khớp,… Bước 2: Chế độ ăn uống Lưu ý cần chuẩn bị trước khi chuẩn bị nội soi đại tràng? Để giúp đại tràng sạch hơn, 3 – 4 ngày trước khi nội soi đại tràng người bệnh cần dùng những thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa. Cần tránh các thực phẩm như: các loại quả hạch, bỏng ngô, thực phẩm giàu chất béo, ngũ cốc, trái cây có vỏ hoặc hạt, ngô, bông cải xanh, đậu Hà Lan… Không nên dùng vitamin hoặc các chất bổ sung khác. Trong trường hợp đang dùng các loại thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có cần dừng lại hay không. Bước 3: Làm sạch đại tràng Có 2 cách làm sạch phân cụ thể như sau: Cách 1: Bệnh nhân uống một chai thuốc Fleet Phosphosoda 45 ml với khoảng 1 lít nước, ngày hôm trước khi soi, đi cầu nhiều lần đến khi nước trong. Sau khi uống thuốc thì bệnh nhân sẽ được phép ăn lỏng và uống các loại nước không máu. Trừ những trường hợp đặc biệt sẽ được bác sĩ hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Cách 2: Người bệnh được thụt tháo bằng cách đưa nước vào đại tràng qua ngã hậu môn. Việc đi cầu nhiều lần cho tới khi nước trong, thủ thuật này thường mất khoảng 2h và được làm tại bệnh viện. Nếu được cho ngủ trong khi nội soi, bệnh nhân phải nhịn ăn uống 12 giờ trước khi nội soi & có người nhà đi kèm. Trường hợp có cắt polyp, người bệnh cần thông tin cho bác sĩ về những vấn đề về rối loạn đông máu và các loại thuốc đang dùng nếu có. Nếu có bất kỳ bất thường nào cần thông báo cho bác sĩ, đặc biệt nếu có tiền sử tổn thương về ruột (cắt ruột thừa, loét dạ dày,…) cũng cần thông báo cho bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Nội soi đại tràng - Các bước chuẩn bị và thực hiện
Nội soi đại tràng là phương pháp sử dụng khá phổ biến hiện nay giúp bác sĩ có thể quan sát được phía bên trong đại tràng từ đó có thể phát hiện ra những bất thường nếu có. Phương pháp này giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý như polyp, khối u, viêm hay chảy máu,…Bên cạnh đó, nội soi đại tràng còn là phương pháp hiệu quả giúp tầm soát ung thư đại tràng, phát hiện sớm và cắt bỏ những tổn thương tiền ung thư. Cùng tìm hiểu các bước chuẩn bị và nội soi đại tràng, những lưu ý khi sử dụng phương pháp này. Nội soi đại tràng là gì? Nội soi đại tràng là một kiểm tra được sử dụng nhằm phát hiện những thay đổi bất thường ở ruột già (đại tràng) và trực tràng. Phương pháp này có tác dụng chẩn đoán được các bệnh lý về đại tràng, tìm nguy cơ ung thư. Quá trình nội soi đại tràng, ống nội soi mềm và nhỏ bằng ngón tay trỏ có chiều dài từ 120 cm – 180cm. Một camera nhỏ được gắn ở ngay đầu ống để giúp bác sĩ quan sát và ghi hình trong lòng đại tràng. Nội soi đại tràng thường được chỉ định để khảo sát toàn bộ đại tràng và đoạn cuối của ruột non. Còn thủ thuật nội soi đại tràng xích-ma chỉ giúp quan sát trực tràng và đoạn cuối cùng của đại tràng mà thôi. Nội soi đại tràng (Colonoscopy) là một kiểm tra được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong ruột già (đại tràng) và trực tràng. Phương pháp này giúp chẩn đoán được các bệnh đại tràng cũng như tìm ra được các nguy cơ gây ung thư. Phương pháp nội soi đại tràng giúp phát hiện các tổn thương ở đại tràng đặc biệt là các tổn thương có khả năng phát triển thành ung thư ở giai đoạn sớm mà các phương pháp như X-quang hay siêu âm bụng dễ bỏ sót. Đối tượng nào cần nội soi đại tràng? Khi có các dấu hiệu sau người bệnh thường được chỉ định để nội soi đại tràng: Người bệnh có các triệu chứng thay đổi thói quen đại tiện, đau bụng, tiêu chảy, táo bón kéo dài, thậm chí sụt cân Có những bất thướng ví dụ như polyp khi nội soi đại tràng xích ma hoặc trên hình ảnh (chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, X-quang có bơm thuốc cản quang vào đại tràng). Xuất hiện máu trong phân, phân có màu đen như bã cà phê Theo dõi kiểm tra những người có tiền sử pô-líp hay ung thư đại tràng trước đây Thiếu máu nhược sắc. Bị bệnh viêm đường ruột (viêm loét đại trực tràng, bệnh Crohn…) Tầm soát ung thư đại-trực tràng Những lưu ý về sử dụng thuốc trước khi nội soi đại tràng Trước khi làm thủ thuật nội soi đại tràng, người bệnh cần thông báo với bác sĩ gây mê các vấn đề như sau: Có đang sử dụng loại thuốc gì không, nên hỏi cụ thể thuốc nào được tiếp tục dùng hay không không vào ngày làm nội soi đại tràng Có bị dị ứng với loại thuốc nào hay không bao gồm cả thuốc sử dụng gây mê Có hay bị chảy máu hoặc đang sử dụng các thuốc như aspirin hay thuốc chống đông như Heparin, Lovenox®; warfarin (Sintrom®, Coumadin®); clopidogrel (Plavix®)… Có chụp X-quang có bơm thuốc cản quang ba-rít vào đại tràng trong 4 ngày gần đây hay không. Có thai hay nghi ngờ có thai hay không Nếu người bệnh thực hiện nội soi đại tràng gây mê toàn thân thì cần phải kiểm tra tiền gây mê, thông thường trước khi tiến hành thủ thuật từ 24 – 72 giờ, và bác sĩ gây mê có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân làm một số xét nghiệm máu. Các bước chuẩn bị nội soi đại tràng Chuẩn bị Trước khi nội soi bạn cần làm một số xét nghiệm máu cũng như nhận thuốc để làm sạch đại tràng tại nhà. Sau khi uống thuốc không lâu người bệnh đi đại tiện phân lỏng. Vì vậy, cần lên lịch và đặt khám để tiết kiệm thời gian hơn. Hiện nay, có 2 loại nội soi để lựa chọn: Nội soi gây mê Nội soi không gây mê Trường hợp lựa chọn phương pháp nội soi gây mê cần bố trí có người nhà đi cùng để đưa về sau khi thực hiện để đảm bảo an toàn. Chế độ ăn uống trước khi nội soi Để đại tràng sạch hơn, 3 – 4 ngày trước khi thực hiện nội soi người bệnh cần ăn nhẹ, dùng thực phẩm ít chất xơ và dễ tiêu hóa ví dụ như bánh mì, cơm, rau củ trái cây không hạt, không vỏ, thịt nạc, trứng. Tránh các thực phẩm như bỏng ngô, quả hạch, các thực phẩm giàu chất béo, ngũ cốc, trái cây có vỏ, bông cải xanh, đậu hà lan,… Không nên dùng vitamin hoặc các chất bổ sung khác, trường hợp đang dùng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên sử dụng hay không Cần chuẩn bị trước ngày nội soi Một ngày trước khi làm thủ thuật nội soi người bệnh không nên ăn các thực phẩm cứng rắn. Thay vào đó, cần uống nhiều nước, tránh xa các loại nước có màu xanh đỏ, tím vì chúng có màu có thể khiến bác sĩ khó quan sát đại tràng. Hai giờ trước khi nội soi không được ăn uống bất cứ thứ gì. Làm sạch ruột Đêm trước khi nội soi người bệnh cần dùng thuốc nhuận tràng để làm sạch đường tiêu hóa. Người bệnh có thể được dùng thuốc xổ hay thụt nước kết hợp với thuốc thông qua đường hậu môn. Nếu được sử dụng thuốc xổ Fortran: Buổi chiều trước hôm nội soi cần uống hết 3 gói Fortran được pha với 3 lít nước. Nếu sử dụng Fleet Phospho-Soda để làm sạch ruột: Cần pha thuốc với khoảng 300ml nước và uống. Sau 3 giờ cần tiếp tục uống 3 lít nước nữa. Kể từ khi uống thuốc cho tới lúc nội soi người bệnh cần nhịn ăn hoàn toàn, có thể uống nước đường nếu cảm thấy đói bụng. Do tác dụng của thuốc, người bệnh đi đại tiện nhiều lần. Nội soi đại tràng thực hiện ra sao? Nội soi đại tràng tiến hành ở phòng soi có ít nhất một bác sĩ và một điều dưỡng. Người bệnh được thăm khám để đánh giá các tổn thương thấp nếu có trước khi nội soi. Thuốc gây tê được bôi một ít để làm bớt khó chịu khi đưa ống soi vào. Ban đầu, người bệnh soi ở tư thế nằm nghiêng bên trái. Máy soi đưa qua hậu môn, dần đi sâu qua các đoạn ruột. Người bệnh sẽ thấy khó chịu, chướng bụng hay đau do bác sĩ bơm hơi vào để giãn đại tràng giúp dễ soi hơn Khi cần sinh thiết, bác sĩ sẽ thực hiện nhanh và bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau. Quá trình nội soi có thể kéo dài từ 15 – 30 phút, nhanh nhất nếu có sự hợp tác tốt của người bệnh. Với một số trường hợp khó bác sĩ được tiêm thuốc an thần hay giãn cơ để người bệnh bớt khó chịu. Cảm giác này chỉ kéo dài tối đa 1 giờ sau khi nội soi . Sau khi nội soi cần chú ý những gì? Người bệnh nên nghỉ ngơi một thời gian trước khi ra về Có thể ghi nhận một số vấn đề thường gặp sau khi nội soi đại tràng như: Cảm giác đau bụng ít hay cảm giác mót rặn Bụng có cảm giác chướng hơi nhẹ Cảm giác này là bình thường và mất khá nhanh, nếu người bệnh thấy đau nhiều và rất khó chịu cần báo ngay cho bác sĩ biết. Bác sĩ sẽ giải thích về các tổn thương ghi nhân và hẹn ngày lấy kết quả sinh thiết để có chẩn đoán chính xác. Biến chứng của nội soi đại tràng Nội soi đại tràng là thủ thuật khá an toàn, một số biến chứng có thể xảy ra như: Ống nội soi có thể gây thủng hoặc rách đại tràng, biến chứng nặng nhưng ít khi xảy ra. Lỗ thủng có thể được xử lý bằng kẹp kim loại qua nội soi để đóng lỗ thủng lại, nhưng đôi khi cũng cần đến phẫu thuật để điều trị. Lấy mẫu sinh thiết hay cắt bỏ pô-líp có thể gây chảy máu nhưng thường chảy máu rất ít và có thể kiểm soát được. Chảy máu có thể được kiểm soát bằng cách đốt điện và/ hoặc kẹp cầm máu tại vị trí đang chảy máu. óC thể có phản ứng với thuốc gây mê Rất may là các biến chứng này không nhiều (chỉ khoảng 1/1000 bệnh nhân làm nội soi đại tràng). Nếu nội soi xảy ra các vấn đề: Đi đại tiện ra máu nhiều. Đau bụng nhiều (khác với quặn bụng do hơi). Sốt. Chóng mặt nhiều Nôn mửa Bụng chướng căng lên và cứng Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Tìm hiểu dấu hiệu giúp phát hiện sớm ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới, chỉ đứng sau ung thư phổi và ung thư dạ dày. Phát hiện sớm ung thư đại tràng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều trị. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh? Cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết và cách chẩn đoán phát hiện ung thư đại tràng. Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư đại tràng? Mục lụcMức độ nguy hiểm của ung thư đại tràngNguy cơ phát triển ung thư đại tràngTriệu chứng ung thư đại tràng cần cẩn trọngCách phát hiện ung thư đại tràng ở giai đoạn sớmDựa vào sự khác biệt tuổi tácQuan sát thói quen đại tiện và màu sắc phânKiểm tra hậu mônĐối tượng cần chủ động tầm soát ung thư đại tràngCác phương pháp phát hiện ung thư đại tràngĐiều trị ung thư đại trực tràngUng thư đại tràng có thể ngăn ngừa được không? Mức độ nguy hiểm của ung thư đại tràng Ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, hiện đứng thứ 3 trong tỷ lệ mắc ung thư chỉ sau ung thư phổi và ung thư dạ dày. Tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 5 sau ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư thực quản. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 40-60, và tỉ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ. Ở các phát triển phương Tây, bệnh là nguyên nhân chính thứ 3 gây tử vong. Nhiều nhà khoa học cho rằng đây là bệnh của sự no đủ, do ăn quá nhiều thịt và chất béo. Các thống kê cho thấy tỉ lệ ung thư đại tràng ở Châu Á đang tăng nhanh cùng với sự tăng cao mức sống. Bệnh phát sinh từ các pôlíp dạng tuyến ở đại tràng (mô phát triển từ tuyến). Những pôlíp này có hình nấm, lúc đầu lành tính nhưng một số đã phát triển thành ung thư, nếu chỉ khu trú, không xâm lấn thì thường phát hiện được bằng phương pháp soi đại tràng. Nếu xâm lấn tới thành đại tràng (di căn giai đoạn I và II) vẫn có thể chữa khỏi bằng can thiệp phẫu thuật. Khi đã di căn tới các hạch lân cận trong khu vực (giai đoạn III) thì khoảng trên 70% có thể chữa khỏi bằng can thiệp ngoại khoa và bằng thuốc. Khi ung thư đại tràng đã di căn xa (giai đoạn IV) thì thường không thể chữa khỏi, tuy có thể kéo dài đời sống bằng thuốc (hay còn gọi là hoá liệu pháp), chỉ một số ít khỏi bệnh nhờ can thiệp ngoại khoa và thuốc. Phương pháp điều trị bằng tia xạ cũng được dùng trong ung thư trực tràng. Ung thư đại tràng đang có xu hướng ngày càng gia tăng Theo thống kê về tuổi tác, giới tính tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở nam giới cao hơn so với phụ nữ, sự phân bố tuổi có tỷ lệ mắc tăng nhanh chóng là ở độ tuổi từ 40 – 45 tuổi, bùng phát ở nhóm tuổi từ 75 – 80 tuổi. Do đó, các chuyên gia đề nghị những người trên 40 tuổi nên khám nội soi ít nhất một lần. Nếu không có bất thường gì có thể kiểm tra lại một lần nữa trong khoảng 5 năm sau đó. Tỷ lệ tử vong của bệnh cao do có quá nhiều chẩn đoán thiếu chính xác, hoặc bỏ lỡ cơ hội chẩn đoán nên khi phát hiện ung thư đại tràng đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu nghiên cứu được công bố, tỷ lệ sống sót 5 năm của người bệnh giai đoạn I, II, III, IV của bệnh ung thư trực tràng lần lượt là 94%, 84%, 44% và 8%. Nó cho thấy rằng nếu phát hiện sớm, điều trị sớm là chìa khóa để cải thiện hiệu quả bệnh ung thư ở đường tiêu hóa. Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị, có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ chữa khỏi không chỉ giảm chi phí điều trị, giảm nhiều đau đớn mà có thể sống hơn 30 năm. Nguy cơ phát triển ung thư đại tràng Nguy cơ phát triển ung thư đại tràng Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư trực-đại tràng: Tuổi tác, phần lớn xảy ra ở độ tuổi 60-70. Trước 50 hiếm gặp trừ phi trong lịch sử gia đình có người đã từng bị bệnh sớm Có pôlíp đại tràng (nếu cắt bỏ được thì giảm nguy cơ phát triển thành ung thư) Có lịch sử bị ung thư (phụ nữ đã từng bị ung thư buồng trứng, tử cung hay vú có nguy cơ cao bị ung thư đại tràng) – Di truyền (trong lịch sử gia đình có người bị trước tuổi 50…) Hút thuốc (người nghiện thuốc lá bị ung thư đại tràng cao hơn người không hút, cả 2 giới) Chế độ ăn (ăn nhiều thịt có màu đỏ, ít rau quả tươi, thịt gia cầm, cá tăng nguy cơ bị bệnh) Lối sống ít vận động Phơi nhiễm với virus gây u sùi (HPV) viêm đại tràng mãn tính Nghiện rượu … Tiên lượng của ung thư đại tràng phụ thuộc vào việc phát hiện được bệnh sớm hay muộn. Nếu phẫu thuật sớm khi bệnh chưa di căn sang cơ quan khác trong cơ thể, kết quả sẽ khả quan. Tỉ lệ sống được 5 năm sau mổ là 90% nếu ung thư còn trong lòng ruột, 50% nếu ung thư đă ăn qua thành ruột, chưa ăn vào hạch, còn 30% khi u đã ăn vào hạch và 10% nếu đã di căn vào tạng. Triệu chứng ung thư đại tràng cần cẩn trọng Ung thư đại tràng chủ yếu phát triển từ các tế bào tuyến của niêm mạc đại tràng, xâm lấn vào thành ruột lan ra các tổ chức xung quanh. Di căn theo hai đường: đường bạch huyết tới các nhóm hạch, đường máu tới gan, phổi, xương… Giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư đại tràng có thể dẫn tới tử vong nhưng nếu được phát hiện sớm tăng khả năng chữa khỏi bệnh. Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn tỷ lệ sống khỏe trên 5 năm chỉ còn 4%, do đó sàng lọc và phát hiện sớm rất quan trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu, triệu chứng giúp người bệnh chủ động phát hiện: Tình trạng rối loạn đại tiện kéo dài, táo bón, ỉa chảy, độ quánh của phân kéo dài trong 2 tuần trở lên Bụng khó chịu, đau bụng, trướng hơi Đi ngoài ra máu Cảm giác đi vệ sinh chưa hết, mót rặn, lúc nào cũng muốn đi đại tiện Cơ thể mệt mỏi, sức khỏe yếu, không đủ sức khỏe để làm việc Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân Phát hiện sớm giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi, không chỉ giảm chi phí điều trị mà còn có thể sống được tới hơn 30 năm. Xem thêm: Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư đại tràng Cách phát hiện ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm Dựa vào sự khác biệt tuổi tác Ung thư đại tràng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ tới giờ nhưng phổ biến phát sinh ở tuổi trung niên khoảng từ 40 – 60 tuổi. Với nhóm tuổi này nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng ví dụ như đi ngoài ra máu thì nên khẩn trương đi khám để phát hiện và loại trừ nguy cơ ung thư đại tràng. Nếu có các dấu hiệu tầm soát ung thư là biện pháp hiệu quả phát hiện sớm bệnh khi chưa có triệu chứng cụ thể. Những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao, người bệnh tiến hành tầm soát sớm ung thư đại tràng: Người 40 tuổi trở lên Người 40 tuổi trở lên có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng Dấu hiệu phát hiện sớm ung thư đại tràng Quan sát thói quen đại tiện và màu sắc phân Hai bệnh lý ung thư đại tràng và bệnh trĩ có dấu hiệu chung là đi ngoài có máu trong phân. Tuy vậy, màu sắc của máu lại hoàn toàn khác nhau. Với người mắc bệnh trĩ, đi ngoài máu tươi, máu tách rời không trộn lẫn vào phân, máu chảy ra sau khi đã đi ngoài tức là phân ra trước máu chảy ra sau. Đối với người bị ung thư đại tràng, máu trong phân có màu sẫm hơn, đa phần máu trộn vào phân Ở giai đoạn cuối, thói quen đại tiện của người bệnh bị thay đổi chẳng hạn như trước kia đi đại tiện mỗi ngày 1 lần thì khi mắc bệnh đa phần máu trộn lẫn vào phân. Máu trong phân là một triệu chứng phổ biến của ung thư đại tràng, nhưng nó cũng có thể do nhiều bệnh lý khác gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy dấu hiệu máu lẫn trong phân của mình, bạn nên đi khám bác sĩ để được đánh giá chính xác. Xem thêm: 9 căn bệnh nguy hiểm có dấu hiệu đi ngoài ra máu Kiểm tra hậu môn Bạn có thể tự kiểm tra hậu môn của mình một cách hiệu quả để kiểm tra ung thư đại tràng. Khi thò sâu vào bên trong hậu môn, bạn sờ thấy những cục nhỏ nổi lên thì đó là bệnh trĩ. Nhưng nếu sờ thấy những cục cứng như hoa cải hoặc viền mép cao lên nhưng ở giữa lại bị lõm vào như vết loét thì rất có khả năng bạn bị mắc ung thư. Nếu không được phát hiện kịp thời bệnh gây nguy hiểm tới sức khỏe và gây tử vong, vì vậy để biết mình có mắc ung thư đại tràng hay không cần kiểm tra cụ thể. Đối tượng cần chủ động tầm soát ung thư đại tràng Người có hội chứng đa polyp tuyến Người mắc các bệnh Crohn, bệnh viêm ruột mạn tính… Người bị viêm loét đại tràng không được điều trị triệt để Những người có triệu chứng nghi ngờ ung thư đại trực tràng: có máu trong phân, rối loạn tiêu hóa kéo dài, phân hẹp hơn bình thường… Vì vậy, đối với những người từ 40 tuổi trở lên được khuyến khích nên tầm soát ung thư đại tràng. Các phương pháp phát hiện ung thư đại tràng Để chẩn đoán ung thư đại tràng bác sĩ khám kâm sàng tìm hiểu về tiền sử của bản thân, gia đình, sờ nắm vị trí đau đại tràng để tìm khối u. Người bệnh làm các xét nghiệm chuyên sâu khác để giúp người bệnh chẩn đoán chính xác bệnh như: Xét nghiệm máu: Để xác định chất chỉ điểm ung thư CEA Xét nghiệm tìm máu trong phân Nội soi đại tràng: Giúp quan sát toàn bộ đại tràng xem có sự hiện diện của khối u và các tế bào ung thư Siêu âm, chụp CT/MRI/PET: Giúp xác định vị trí, kích thước và các tổ chức xung quanh khối u, xác định khối u có di căn không để đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp Sinh thiết: Thực hiện trong quá trình nội soi đại tràng hoặc có thể được thực hiện trong quá trình phẫu thuật Nếu được phát hiện và điều trị sớm từ giai đoạn đầu ung thư đại tràng tỷ lệ chữa khỏi đạt 90%. Vì thế, phát hiện sớm ung thư đại tràng có ý nghĩa quan trọng. Ở một số nước trên thế giới tiến hành xét nghiệm máu ẩn trong phân định kỳ ở nhóm người có nguy cơ cao. Sau đó tiến hành soi đại tràng sigma hoặc toàn bộ đại tràng để phát hiện sớm UTĐTT. Ở Việt Nam, việc thăm trực tràng bằng tay khi có hội chứng lỵ dai dẳng giúp cho chẩn đoán sớm ung thư trực tràng với hiệu quả cao. Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra hướng dẫn sàng lọc UTĐTT: Trong các khám về tiêu hóa thường quy, cần thăm trực tràng. Sau 50 tuổi xét nghiệm máu ẩn trong phân, soi trực tràng, đại tràng sigma 3-5năm/lần. Cần chú ý các đối tượng có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình mắc UTĐTT, hoặc polip, hoặc có tiền sử bệnh đại tràng viêm nhiễm. Ghi nhận ung thư Hà Nội cho thấy UTĐTT đứng hàng thứ 5 trong các ung thư tiêu hóa. Cơ cấu bữa ăn người Việt Nam đang thay đổi theo hướng giàu đạm mỡ động vật hơn. Hiểu biết tốt hơn về bệnh học UTĐTT, đặc biệt về những kinh nghiệm phòng bệnh, phát hiện sớm, chắc chắn sẽ giảm được tỷ lệ tử vong do căn bệnh phổ biến này. Điều trị ung thư đại trực tràng Về điều trị, phẫu thuật là phương pháp cơ bản. Trên thực tế, chưa có loại thuốc nào kể cả Tây y và Đông y được công nhận là có tác dụng với bệnh này. Tỷ lệ sống được 5 năm sau mổ là 90% nếu ung thư còn trong lòng ruột, 50% nếu ung thư đă ăn qua thành ruột, chưa ăn vào hạch, còn 30% khi u đã ăn vào hạch và 10% nếu đã di căn vào tạng. Những trường hợp sau không nên mổ: tuổi đời quá cao, hơn 80-90 tuổi; sức khỏe suy sụp, quá yếu; có những bệnh lý tim, phổi hoặc gan; ung thư đã di căn tới một số cơ quan khác, có di căn hoặc cổ trướng. Đọc thêm: Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng Ung thư đại tràng có thể ngăn ngừa được không? Ung thư đại tràng có thể được ngăn ngừa bằng cách phát hiện và điều trị bất kỳ polyp (khối u lành tính) nào được tìm thấy trong quá trình nội soi. Các cách để giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng bao gồm ăn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả và ít thịt chế biến; duy trì cân nặng hợp lý; hạn chế uống rượu và tránh hút thuốc lá. Nếu bạn bị bệnh viêm đại tràng, bạn cần điều trị dứt điểm ngay trong giai đoạn cấp tính. Bởi nếu tình trạng viêm đại tràng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng. Biện pháp ngăn ngừa ung thư đại tràng Những người bị béo phì, hút thuốc và uống nhiều rượu cũng có thể bị ung thư đại tràng trong tương lai. Nếu tiền sử gia đình bạn có người thân bị ung thư đại tràng, bạn cần khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để tầm soát ung thư sớm, vì căn bệnh này có tính chất di truyền. Đơn giản thì làm nội soi trực tràng, đại tràng chậu hông, khi cần mới làm nội soi cả đại tràng. Để giảm tỷ lệ mắc bệnh có 6 lời khuyến cáo như sau: Giảm phần calo từ chất béo và tinh bột. Tăng cường chất xơ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hàng ngày. Hạn chế thức ăn muối, lên men, xông khói, sấy khô (cá khô, xì dầu, thịt hun khói…). Hạn chế tiêu thụ những gia vị vô bổ có thể gây ung thư như phẩm nhuộm, dầu thơm. Tránh những chất gây đột biến gen trong thức ăn như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trọng. Không lạm dụng rượu, bia và các chất lên men khác Sử dụng thực phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng do bệnh viêm đại tràng gây ra như Tràng Phục Linh – Thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng nhằm Theo khuyến cáo mới của Hội ung thư Mỹ, cả nam lẫn nữ nên đi khám bệnh tổng hợp hằng năm từ tuổi 50. Muốn phát hiện sớm ung thư, cần thử phân xem có chảy máu kín đáo không. Đây là triệu chứng sớm giúp chẩn đoán bệnh.
Phình đại tràng là gì? Triệu chứng và cách điều trị
Phình đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa, do đoạn đại tràng bị giãn ra làm giảm nhu động ruột, phân di chuyển chậm hơn khiến ruột tiếp tục hấp thu nước dẫn tới phân càng đặc và cứng gây ra hiện tuiợng khó đại tiện, táo bón lâu ngày. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục phình đại tràng qua những thông tin dưới đây. Phình đại tràng là gì? Phình đại tràng là hiện tượng đại tràng xích ma có hiện tượng bị giãn ra dẫn tới giảm nhu động ruột, phân di chuyển chậm nên ruột có nhiều thời gian hấp thu nước khiến phân càng đặc, cứng và bị ứ trệ. Một số trường hợp còn gặp phải tình trạng phân tạo thành những khối khô gây ra tắc nghẽn đường ruột. Tuy nhiên, những đoạn ruột khác vẫn hoạt động bình thường, không có dấu hiệu tổn thương hay rối loạn tiêu hóa. Người bệnh phình đại tràng vẫn có thể ăn uống bình thường, hấp thu chất dinh dưỡng nhưng việc đại tiện sẽ gặp một số khó khăn, gây nên tình trạng táo bón kinh niên. Nguyên nhân dẫn tới phình đại tràng Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng phình đại tràng là do đại tràng bị giãn ra làm giảm nhu động ruột. Vì vậy, phân di chuyển chậm khiến ruột tiếp tục hấp thu nước khiến phân càng cứng, đặc gây táo bón lâu ngày. Trường hợp nặng hơn, phân bị khô, không thể di chuyển được gây tắc nghẽn đường ruột. Phình đại tràng được chia thành 2 dạng: Phình đại tràng bẩm sinh Phình đại tràng do nguyên nhân thứ phát Phình đại tràng bẩm sinh Hay còn gọi là bệnh Hirschprung, thường phát hiện ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. Tức là người bị bệnh không có hạch thần kinh ruột nên không co bóp được khiến cho đoạn ruột càng phình to ra. Phình đại tràng do nguyên nhân thứ phát Người bệnh bị phình đại tràng do các yếu tố như Dùng quá nhiều thuốc như morphin, codein… Bị nhiễm độc đại tràng, chủ yếu gặp trong bệnh viêm loét đại tràng và viêm đại tràng màng giả Mắc phải bệnh Chagas là bệnh nhiễm kí sinh trùng Hoặc do tổn thương thần kinh, phù niêm mạc do suy giáp, xơ cứng da, táo bón mạn tính. Nhận biết phình đại tràng qua các dấu hiệu Phình đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa dễ nhận biết thông qua các triệu chứng như sau: Đau bụng Người bệnh bị đau bụng từng cơn, sờ thấy khối phân cứng ở thành bụng. Khi có biến chứng viêm ruột, người bệnh thường bị sốt cao, nhịp tim nhanh có thể trụy mạch. Đại tiện ít và thưa Những người bệnh mắc phải phình đại tràng thường có dấu hiệu nhận biết đặc trưng là tình trạng táo bón lâu ngày. Khi khối phân quá to, kích thước lớn hơn cả lỗ hậu môn người bệnh thường đi ngoài khá khó khăn thậm chí không thể tự đi được. Ở giai đoạn nặng, mỗi lần đi phải thụt tháo. Không muốn ăn uống Dấu hiệu này thường gặp ở người lớn mắc phình đại tràng giai đoạn cuối. Ở giai đoạn khởi phát tuy đi đại tiện ít nhưng người bệnh vẫn ăn uống được. Nhưng về sau phân tích tụ nhiều người bệnh có cảm giác sợ đồ ăn và không muốn ăn uống thứ gì. Càng ăn thêm nhiều càng khiến bụng trở nên nặng nề hơn, phân bị ứ đọng nhiều khiến cơ thể mệt mỏi. Bên cạnh đó, người bệnh gặp một số dấu hiệu như đau đầu, mất tập trung, ngủ ít, thường xuyên cáu gắt. Nhiều trường hợp, người bệnh bị thiếu máu, chân tay yếu, mặt trắng bệch, da xanh, lưỡi nhợt nhạt. Trẻ em bị mắc phình đại tràng bẩm sinh có triệu chứng khác đôi chút so với người lớn: Trẻ mới sinh bụng căng trướng, không đi phân su sau hơn 24 giờ hoặc chỉ đại tiện khi dùng ống thông đưa vào hậu môn kích thích. Nếu được kích thích hậu môn, trẻ sẽ đi ngoài ra nhiều phân. Do bụng chướng căng nên trẻ nôn nhiều. Ở trẻ lớn trên 1 tuổi, nếu có biểu hiện táo bón kéo dài nhiều kèm dấu hiệu “tháo cống” (tiêu chảy ồ ạt), bụng chướng thì cần nghi ngờ mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh và đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm. Cần lưu ý, không phải bất cứ trẻ nào sau khi sinh 24 giờ không đại tiện được đều bị phình đại tràng bẩm sinh. Đối với nhiều trẻ bị dị dạng hậu môn bẩm sinh cũng không đại tiện được. Phương pháp điều trị phình đại tràng bẩm sinh Để chẩn đoán bệnh phình đại tràng cần dựa vào những dấu hiệu nêu trên và chụp X-quang bụng cản quang để xem đại tràng có giãn to hay không. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bệnh mà bác sĩ có hướng điều trị cụ thể. Bệnh ở mức độ nhẹ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Nếu trường hợp dùng thuốc và chế độ ăn uống không mang lại hiệu quả phương pháp duy nhất là cắt bỏ đoạn đại trực tràng vô hạch nối đầu đại tràng lành với ống hậu môn. Thời điểm phẫu thuật tùy thuộc vào lúc phát hiện và mức độ nặng nhẹ của bệnh, có hay không các biến chứng. Điều trị triệu chứng Tăng cường chất xơ trong bữa ăn hàng ngày Bổ sung đủ nước cho cơ thể Người bệnh uống thuốc xổ để giúp làm mềm phân hoặc thụt tháo, bơm hậu môn giúp đi đại tiện dễ dàng hơn. Điều trị theo nguyên nhân bệnh Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có cách điều trị đặc biệt đối với trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh cần được mổ để cắt bỏ đoạn ruột bị phình giãn rồi nối lại ruột
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)