Viêm đại tràng

Bật mí: Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không?

Người bị viêm đại tràng bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn. Vậy liệu, người bị viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.  Bị viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không? Đại tràng là một phần của hệ tiêu hoá, khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương dẫn đến nhiễm khuẩn và viêm sưng, từ đó gây nên tình trạng viêm đại tràng. Các dấu hiệu nổi bật của bệnh này là đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu và chất nhầy, đi tiểu nhiều lần trong ngày, ngoài ra còn có thể táo bón, sút cân nhanh chóng và nhiều triệu chứng khác nữa.  Việc điều trị viêm loét đại tràng cần được thực hiện ngay từ sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Và chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa các thực phẩm có hại cho sức khỏe là một trong những cách cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất. Vậy viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không, khi đây là một loại thực phẩm phổ biến và quen thuộc trong đời sống hàng ngày? Người bị viêm đại tràng nên hạn chế tối đa việc ăn bánh mì Trên thực tế, người bị viêm đại tràng nên hạn chế hoặc kiêng không ăn bánh mì, chúng thuộc loại thực phẩm mà người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng. Lý do vì trong thành phần của bánh mì có chứa khá nhiều gluten, chất này không chỉ có trong bột mì mà còn có trong cả lúa mạch và yến mạch. Gluten có công dụng giúp bột mì sánh, dẻo nhưng lại khiến cho thành ruột bị tổn thương và hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở ruột non.  Chính vì vậy mà tình trạng đau đại tràng trở nên nghiêm trọng hơn, khu vực viêm loét khó lành, tổn thương sâu. Do đó, viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không thì tốt nhất là bạn KHÔNG NÊN ĂN. Thay vào đó, nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin giúp cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, hãy xin ý kiến từ bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp và quyết định việc ăn bánh mì sao cho hạn chế tối đa biến chứng xảy ra. Xem thêm:  Chuyên gia tư vấn: Bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì Người bị viêm loét đại tràng nên ăn loại bánh mì nào? Như vậy, viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không thì câu trả lời là nên hạn chế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp muốn tiêu thụ bánh mì thì bạn có thể lựa chọn một số loại bánh mì sau đây để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến sức khoẻ. Cụ thể: Bánh mì hữu cơ  Bánh mì hữu cơ với hàm lượng cám cao, thường không chứa hóa chất hoặc chất phụ gia, có thể là một lựa chọn tốt cho người bị viêm đại tràng. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng cao sẽ đảm bảo an toàn và chất lượng cho người dùng. Bánh mì hữu cơ có thể sử dụng khi bạn bị viêm đại tràng Xem thêm: Bị viêm đại tràng có nên ăn trứng Bánh mì đen Bánh mì đen thường được làm từ bột mì chiết xuất từ hạt lúa mạch đen và chứa nhiều chất xơ. Chất xơ có thể giúp điều tiết tiêu hóa, nhưng cũng có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm đối với một số người. Loại bánh này thường có vỏ cứng và đậm đà hơn so với các loại bánh mì thông thường. Chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ như: giảm cân, giàu vitamin B, giảm viêm, tốt cho tim mạch. Bánh mì nguyên hạt  Bánh mì nguyên hạt thường có hàm lượng gluten ít hơn so với bánh mì thông thường. Bên cạnh đó, còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, magie.  Chất xơ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động ổn định, giảm thiểu tình trạng táo bón ở người viêm đại tràng. Người viêm đại tràng nên ưu tiên sử dụng bánh mì nguyên hạt, bánh mì không chứa gluten Bánh mì không chứa gluten Viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không thì có thể ăn bánh mì không chứa gluten. Bạn có thể tìm mua loại thực phẩm này tại các cửa hàng tạp hoá lớn hoặc cửa hàng thực phẩm sức khỏe.  Bánh mì không chứa gluten được làm từ bột gạo, bột sắn, bột khoai tây, bột đậu nành hoặc hạt lanh. Bạn nên đảm bảo rằng chúng không chứa chất bảo quản, đường hoặc hương liệu nhân tạo. Bánh mì Ezekiel Bánh mì Ezekiel với thành phần chính là các loại ngũ cốc nguyên hạt hữu cơ nảy mầm bao gồm lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, kê và đậu nành, đậu lăng. Điểm nổi bật của loại bánh này là không có đường, vì thế nên có vị ngọt tự nhiên, hàm lượng dinh dưỡng cao mà lại ít calo.  Chính vì vậy rất phù hợp với những người đang giảm cân, người mắc viêm đại tràng và tiểu đường. Chúng vừa có giá trị dinh dưỡng cao lại không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Các lưu ý khi ăn bánh mì cho người viêm đại tràng Khi bị đau đại tràng, bạn có thể bổ sung bánh mì vào chế độ dinh dưỡng nhưng cần yêu cầu có sự thận trọng và quản lý chặt chẽ khẩu phần. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi ăn bánh mì cho người viêm đại tràng: Chỉ nên ăn bánh mì vào buổi sáng với một lượng vừa đủ, hạn chế ăn vào buổi tối vì sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Ưu tiên chọn các loại bánh mì mềm, dễ tiêu hoá, tránh dùng các loại bánh mì sấy khô vì có thể gây áp lực lên đường ruột và khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vì ăn nhiều bánh mì trong một lần, hãy phân chia khẩu phần thành các bữa ăn nhỏ. Điều này giúp giảm áp lực lên tiêu hóa. Không sử dụng bánh mì quá hạn, mùi lạ hoặc có dấu hiệu ẩm mốc bởi sẽ gây ra đau bụng và tiêu chảy. Tránh sử dụng các loại bánh mì quá nhiều đường, thay vào đó là các loại bánh mì được làm từ lúa mì, ngũ cốc, hạt chia hay các loại trái cây để tận dụng độ ngọt tự nhiên. Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng tiêu hóa nào như đau bên dưới bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc sưng bụng sau khi ăn bánh mì, ngừng ăn ngay lập tức và hỏi ý kiến bác sĩ. Bánh mì nguyên hạt và bánh mì không chứa gluten có thể là lựa chọn tốt hơn cho một số người bị viêm đại tràng, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp với tất cả mọi người.  Hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn về chế độ ăn cho bệnh viêm đại tràng. Họ có thể đưa ra lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn. Các lưu ý khi sử dụng bánh mì cho người viêm đại tràng Ngoài các lưu ý trên, thì bạn nên bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh khác vào chế độ ăn uống hàng ngày để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hoá. Hãy tăng cường ăn các loại rau xanh như cải xoăn, rau muống, cải thảo, bí đỏ,...vì chúng có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Cùng với đó là ngũ cốc, thịt, cá, đậu, hạt, và các loại trái cây tốt cho cơ thể. Tóm lại, bài viết trên đã đưa ra lời giải đáp cho bạn về việc “viêm đại tràng có nên ăn bánh mì không”. Để an toàn và hiệu quả nhất, nếu có bất kỳ ý kiến thắc mắc nào liên quan đến sức khoẻ, hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám và lắng nghe ý kiến tư vấn kịp thời nhé! Xem thêm: Viêm đại tràng có nên ăn tỏiViêm đại tràng có uống được sữa ensure không

[XEM NGAY] Phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn

Nhắc đến bệnh kiết lỵ là nhắc đến 2 loại phổ biến nhất bao gồm lỵ trực khuẩn (lỵ trực trùng) và lỵ amip. Mỗi loại đều có nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên giữa chúng sẽ có những đặc điểm riêng biệt để nhận biết. Vậy cách phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Thời gian tồn tại của vi khuẩn lỵ Bệnh kiết lỵ hay bệnh lỵ là một dạng nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy nghiêm trọng, với biểu hiện đi ngoài phân lỏng kèm theo máu. Bệnh kiết lỵ thường lây lan do vệ sinh kém, có liên quan mật thiết đến vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, cả 2 loại lỵ này đều có thể lây lan thành đại dịch nếu không được kiểm soát kịp thời.  Vi khuẩn lỵ có thể sống và phát triển trong môi trường thức ăn, nước ngọt, rau sống từ 7-10 ngày, thậm chí là hơn thế. Còn trong môi trường quần áo, đồ dùng hàng ngày của người bị kiết lỵ hoặc trong đất thì chúng có thể sống lên tới 6-7 tuần lễ.  Đau bụng có thể nguyên nhân do kiết lỵ Lỵ amip là gì? Trước hết, để có thể phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn, bạn cần nắm rõ định nghĩa về 2 loại bệnh này. Theo đó, Lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng đường ruột do ký sinh trùng amip gây ra. Bệnh có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau bụng cấp, nhiều trường hợp còn không có biểu hiện cụ thể. Bệnh thường xuất hiện ở những nước nhiệt đới, đói nghèo và vệ sinh kém. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh amip lỵ là do: Ăn thực phẩm, đồ uống nhiễm ký sinh trùng. Chạm tay vào bề mặt chứa mầm bệnh sau đó đưa vào miệng. Tiếp xúc với phân, sống và du lịch ở những nơi điều kiện không đảm bảo Bệnh lý lỵ amip Lỵ trực khuẩn là gì? Lỵ trực khuẩn là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá do trực khuẩn Shigella gây ra. Bệnh này rất dễ tạo thành dịch, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong cao. Lỵ trực khuẩn được chia làm 4 nhóm: S. dysentriae, S. Flexnerie, S. Boydii và S. sonnei. Trong đó hay gặp nhất ở Việt Nam là nhóm S. Flexnerie. Theo các nghiên cứu cho thấy, nhóm lỵ trực khuẩn gây ra kiết lỵ nặng nhất là lỵ nhóm 1. Đặc biệt tuýp S.Shiga gây bệnh nặng, nguy kịch hơn hết và nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong là rất cao. Nguyên nhân vì chúng gây bệnh bằng cả nội độc tố và ngoại độc tố. Bệnh cảnh lâm sàng rất nặng xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh bằng ngoại độc tố. Nếu vi khuẩn vừa gây bệnh bằng ngoại độc tố, vừa gây bệnh bằng nội độc tố, thì lúc này, tình trạng bệnh đang ở mức báo động trầm trọng. Lỵ trực khuẩn So sánh triệu chứng lỵ amip và lỵ trực khuẩn Một trong những điểm để phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn đó chính là triệu chứng của chúng. Cụ thể: Lỵ trực khuẩn  Mọi người đều có thể mắc lỵ trực khuẩn, đặc biệt là với những người chưa có miễn dịch chống lại loại bệnh này. Sau khi nhiễm bệnh, khoảng vài ba ngày sau, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau bụng, buồn nôn, đi lỏng nhiều lần kèm theo phân có máu. Giai đoạn đầu phân còn có hình dạng, sau đó một thời gian ngắn, phân hoá lỏng kèm theo có chất nhầy như dịch mũi và máu. Máu xuất hiện là do niêm mạch ruột bị tổn thương. Lúc đầu là máu tươi, sau dần khi phân lỏng ra, phân có màu lờ lờ như máu cá vì kết hợp với chất tiết dịch của ruột. Với lỵ trực khuẩn S.Shiga, số lần đi đại tiện giai đoạn đầu có đến được, sau vài ba ngày thì không thể, phân cứ thế tự chảy ra hậu môn. Cùng với đó là sức khỏe suy kiệt do nhiễm độc nặng, cơ thể mất nước và mất điện giải trầm trọng. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở người già và trẻ em. Sự khác nhau về triệu chứng của lỵ amip và lỵ trực khuẩn Lỵ amip Tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng amip (Entamoeba histolytica). Chúng thuộc loại đơn bào, tồn tại ngắn ngày trong môi trường tự nhiên nhưng khả năng gây bệnh không thể xem thường. Bệnh kiết lỵ amip chủ yếu nhiễm trùng ở ruột già với 2 loại cấp tính và mãn tính. Với thể cấp tính: triệu chứng thường gặp là đau bụng, mót rặn và đi ngoài có máu tươi lẫn chất nhầy. Đi ngoài nhiều lần nhưng thường là không có nhiều phân, ngồi nhà vệ sinh rất lâu. Một vài người thỉnh thoảng sẽ bị tiêu chảy nhưng không nhiều như lỵ trực khuẩn. Các cơn đau bụng dọc theo khung đại tràng trước khi đi ra ngoài. Ở thể nhẹ, sức khoẻ sẽ ít bị ảnh hưởng, nhưng khi bị bệnh nặng, cơ thể có thể bị suy kiệt, bụng trướng, rối loạn chất điện giải.  Với thể mãn tính: Khi lỵ amip không được điều trị hoặc điều trị không kịp dứt điểm sẽ trở thành mãn tính. Khi đó, chúng sẽ chui vào niêm mạc ruột tạo thành kén Amip gây đau bụng, đi ngoài ra máu tươi, nhất là khi ăn thức ăn nhiều mỡ và lạ. Hậu quả của thể mãn tính là bệnh viêm đại tràng, khiến người bệnh rất khó chịu, dễ bị suy kiệt do rối loạn tiêu hoá kéo dài. Ngoài ra, còn có nguy cơ lan truyền ngược dòng gây hiện tượng áp xe gan.  Phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn  Đặc điểm Lỵ trực khuẩn  Lỵ amip Mầm bệnh Trực khuẩn Shigella Ký sinh trùng amip Nguồn lây Bệnh nhân, người mang vi khuẩn Bệnh nhân, người mang bào nang amip Đường lây Tiêu hóa Tiêu hóa Tuổi Chủ yếu là người già, trẻ nhỏ Chủ yếu lứa tuổi lao động Mùa Hè, thu Rải rác quanh năm Dịch Có khả năng tạo thành dịch Bệnh tản phát Miễn dịch Không bền vững Không bền vững Vị trí Đại tràng, tiểu khung Đại tràng Mức độ Bề mặt niêm mạc đại tràng Lớp cơ đại tràng Đặc điểm chung Cấp tính Cấp tính hoặc mãn tính Nhiễm trùng Rõ, rầm rộ Nhẹ Hội chứng lỵ +++ +/++ Rối loạn nước, điện giải ++ -/+ Suy kiệt + ++/+++ Công thức máu Bạch cầu tăng Bạch cầu bình thường, E tăng Soi phân Hồng cầu, Bạch cầu, Amip (-) Hồng cầu, Bạch cầu, Amip (+) Cấy phân Shigella (+) Shigella (-) Soi trực tràng Loét nông, rộng ở bề mặt niêm mạc, +/- xuất huyết Loét miệng nhỏ, đáy sâu đến lớp cơ Kháng sinh Biseptol, Acid Nalidixic, Quinolon khác Ementin, Metronidazol, Mixiode, Mexaform Điều trị triệu chứng Bù nước và điện giải Chú ý đến dinh dưỡng, chống thiếu máu và suy kiện Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ hiệu quả Bên cạnh việc phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn, thì vấn đề mà tất cả người bệnh cần quan tâm cách phòng ngừa và điều trị sao cho hiệu quả. Để phòng ngừa bệnh kiết lỵ, bạn cần tuân thủ các biện pháp dưới đây: Đảm bảo vệ sinh môi trường, quản lý chất thải và phân của người bệnh đúng quy định, kèm theo sát khuẩn sạch sẽ. Sử dụng xà phòng và nước ấm để rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hoặc khi tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào có thể bị nhiễm khuẩn. Tránh tiếp xúc với người bị bệnh, không chia sẻ đồ ăn, đồ uống hoặc vật dụng cá nhân với họ cho đến khi họ đã hồi phục hoàn toàn. Luôn rửa thực phẩm, đặc biệt là rau sống và trái cây, trước khi ăn. Nấu thực phẩm đạt đủ nhiệt độ để tiêu diệt vi khuẩn. Đối với thịt và cá, nên nấu chín hoàn toàn. Nếu bạn đang ở trong một khu vực có nguồn nước không an toàn, hãy sử dụng nước đã được đun sôi hoặc nước đóng chai. Bệnh kiết lỵ có thể lây truyền qua tiếp xúc với phân của động vật hoang dã. Hạn chế tiếp xúc với động vật hoang dã và không ăn thịt hoang dã chưa được nấu chín. Nếu bạn đang sống hoặc đi đến các khu vực có nguy cơ cao về bệnh kiết lỵ, bạn nên xem xét tiêm phòng bằng vắc-xin phòng kiết lỵ. Với các nhà hàng, khách sạn, cơ sở buôn bán thực phẩm liên quan đến ăn uống, cần thường xuyên kiểm tra sức khoẻ nhân viên phục vụ, đặc biệt là xét nghiệm phân định kỳ để phát hiện ra bệnh lỵ amip và lỵ trực tràng.  Các lưu ý phòng ngừa bệnh kiết lỵ Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn có thể nắm bắt các kiến thức xung quanh việc phân biệt lỵ amip và lỵ trực khuẩn. Mỗi cá nhân hãy tự nâng cao ý thức bảo vệ bản thân, áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh kiết lỵ đúng cách, tránh mắc phải gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bản thân. 

Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai sớm hay không?

Nhận biết việc mang thai sớm giúp chị em có các biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt ngay từ đầu, không ảnh hưởng đến em bé trong quá trình phát triển. Trong đó, có một dấu hiệu khiến nhiều chị em thắc mắc là “bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không?”. Hãy cùng giải đáp qua bài viết dưới đây. Tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai sớm không? Phụ nữ khi mang thai sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa từng người. Các triệu chứng phổ biến của mang thai sớm bao gồm chu kỳ kinh bị trễ, buồn nôn, nôn mửa, đau ngực, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng. Thông thường, dấu hiệu sớm nhất của việc mang thai là đi tiểu nhiều lần hơn so với trước. Nguyên nhân là do tử cung gia tăng sức ép lên bàng quang, cơ thể tiết ra hormone hCG gây kích thích nhu cầu đi tiểu. Bị tiêu chảy có thể là một trong những dấu hiệu của mang thai Vậy tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không? Trong nhiều trường hợp, tiêu chảy là biểu hiện của phụ nữ trong những tuần đầu tiên của thai kỳ nhưng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của việc mang thai sớm. Biểu hiện này đôi khi sẽ khiến chị em lo lắng vì ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của phôi thai. Tiêu chảy là một triệu chứng khá phổ biến và có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm viêm đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn, tiêu chảy thực phẩm, hoặc các vấn đề khác về sức kháng của cơ thể. Một số phụ nữ có thể trải qua thay đổi về hệ tiêu hóa trong giai đoạn mang thai, nhưng điều này không nhất thiết phải là tiêu chảy. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mang thai, hãy thực hiện xét nghiệm mang thai hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra cụ thể hơn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiêu chảy khi mang thai Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không? Chị em bị tiêu chảy trong những tuần đầu tiên là chuyện bình thường. Tiêu chảy khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: Thay đổi nội tiết tố Trong quá trình mang thai, cơ thể sản xuất nhiều hormone khác nhau, bao gồm progesterone, estrogen và human chorionic gonadotropin (hCG), có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và gây ra tiêu chảy ở một số phụ nữ. Chính vì vậy, một số chị em phụ nữ bị tiêu chảy trong giai đoạn đầu, thậm chí kéo dài đến tận 3 tháng. Nếu tình trạng này kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, hãy đến viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân vì có thể liên quan đến sảy thai sớm. Chế độ ăn uống Sự thay đổi trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai có thể gây tiêu chảy. Một số phụ nữ có thể có sự nhạy cảm đối với các loại thực phẩm hoặc thay đổi khẩu phần ăn, điều này có thể gây ra tiêu chảy. Ngoài ra, việc tăng cường dung nạp trái cây và rau xanh ở các mẹ bầu cũng gây ra tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy khi mang thai Không dung nạp lactose Tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai vì một số mẹ bầu bị tiêu chảy ngay sau khi thụ thai, trước các dấu hiệu khác. Họ có thể trở nên nhạy cảm với lactose hoặc trải qua sự thay đổi về sự dung nạp lactase, enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy khi tiêu thụ sản phẩm chứa lactose như sữa và sữa chua. Một số nguyên nhân khác Ngoài các nguyên nhân trên thì còn một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến việc bị tiêu chảy khi mang thai như: Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh lý đường ruột. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Uống quá nhiều nước gây mất cân bằng lượng nước trong cơ thể. Sử dụng nguồn nước bẩn, thay đổi môi trường sống. Mẹ bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Ngoài việc “tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không” thì điều mà các mẹ bầu phải quan tâm hơn đó chính là cách ngăn ngừa và điều trị tình trạng này khi đang xảy ra. Nếu một phụ nữ mang thai bị tiêu chảy, cần thực hiện một số biện pháp để giảm triệu chứng và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu bị tiêu chảy cần uống đủ nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng Dưới đây là một số gợi ý: Uống đủ nước: Uống đủ nước và khoáng chất đã mất để tránh mất nước do tiêu chảy gây ra. Dinh dưỡng: Duy trì việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mình và thai nhi. Ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, đặc biệt là vitamin C. Không sử dụng: đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, nước ngọt, nước có gas và đồ uống có cồn. Thực hiện vệ sinh tốt: Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm để tránh nhiễm khuẩn và lây nhiễm cho thai nhi, ăn chín uống sôi. Tìm hiểu nguyên nhân tiêu chảy: Nếu tiêu chảy kéo dài hoặc nặng, hãy thăm bác sĩ để xác định nguyên nhân gốc rễ. Có thể bạn đang gặp vấn đề sức kháng hoặc nhiễm trùng cần điều trị. Nghỉ ngơi: Nếu có thể, nghỉ ngơi để giảm căng thẳng và giúp cơ thể hồi phục. Sử dụng sản phẩm chứa probiotics: Các sản phẩm chứa probiotics có thể giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa và giảm triệu chứng tiêu chảy.  Liên hệ với bác sĩ: Nếu tiêu chảy kéo dài, đi kèm với triệu chứng như sốt, mất nước nghiêm trọng hoặc tiêu chảy chứa máu, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức, vì có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Một số dấu hiệu khác nhận biết có thai sớm Bên cạnh tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai thì các chị em có thể nhận biết mang thai sớm qua một số dấu hiệu dưới đây. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không phải tất cả phụ nữ đều trải qua cùng một triệu chứng và mỗi người có thể trải qua các triệu chứng khác nhau.  Đau tức ngực Phần ngực có thể trở nên căng và đau nhức, vùng vú có thể sưng to và trở nên nhạy cảm hơn. Hiện tượng này xảy ra do hormone thai kỳ làm tăng áp lực máu lên vùng ngực của bạn. Tình trạng này sẽ trở nên rõ ràng hơn vào khoảng 4 tuần sau khi thụ thai. Đau tức ngực là một trong những dấu hiệu mang thai mà các mẹ có thể nhận biết sớm Màu sắc âm hộ và âm đạo thay đổi Ngoài tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai thì màu sắc của âm hộ và âm đạo cũng là một trong những biểu hiện giúp bạn nhận biết mang thai sớm. Có thể xảy ra sự thay đổi màu sắc ở vùng âm hộ và âm đạo vào tuần thứ 4 của thai kỳ, thường là tối màu hơn do tăng cường tuần hoàn máu đến khu vực này. Có đốm dịch Một số phụ nữ có thể thấy một lượng nhỏ dịch âm đạo, thường gọi là "đốm dịch." Đây là dấu hiệu của sự thay đổi hormone khi trứng phôi thai vào tử cung. Việc xuất hiện các đốm này không gây đau, bạn chỉ nhận ra khi lau và vệ sinh cá nhân. Ốm nghén Triệu chứng này thường bao gồm buồn nôn và nôn mửa, thường xảy ra vào buổi sáng hoặc bất kỳ lúc nào trong ngày. Đôi khi, ốm nghén có thể xuất hiện một cách đột ngột và không chỉ vào buổi sáng. Ốm nghén là một dấu hiệu thường gặp khi mang thai thời gian đầu Mệt mỏi Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến khi mang thai. Sự thay đổi nồng độ hormone và tăng trọng lượng cơ thể có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và uể oải. Tình trạng mệt mỏi thường bị nhầm lẫn với ốm, đến kỳ kinh hoặc làm việc quá sức nên rất dễ bị bỏ qua.  Trên đây là một số chia sẻ hữu ích về việc tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không? Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể dễ dàng tự mình nhận biết được tình trạng của bản thân, để từ đó có những chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào sự nghiệp “làm mẹ” của mình.

Viêm đại tràng có uống được sữa Ensure không?

Người bị viêm đại tràng không phải loại sữa nào cũng uống được vì hầu hết trong sữa có chứa khoảng 2-8% đường lactose, một chất không tốt cho người bị viêm đại tràng. Vậy viêm đại tràng có uống được sữa Ensure không?  Bệnh viêm đại tràng có uống được sữa Ensure không? Sữa Ensure cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng bao gồm protein, vitamin, khoáng chất và chất béo, có thể giúp bổ sung dinh dưỡng khi bạn gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn thông thường.  Từ đó, góp phần nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Ngoài ra, còn kích thích sự phát triển xương và cơ, cải thiện các tình trạng như mệt mỏi, sụt cân và ăn uống kém. Sữa ensure phù hợp với người bị bệnh viêm đại tràng Vậy “viêm đại tràng có uống được sữa ensure không”? Có, Người bị viêm đại tràng có thể sử dụng Ensure. Viêm đại tràng là một bệnh viêm nhiễm trong ruột giàu mạch máu và có thể gặp các triệu chứng như tiêu chảy, bệnh đau bên hông dưới và biểu hiện khó chịu khác. Một số người có thể không chịu nổi sữa hoặc các sản phẩm sữa do chứa lactose, một loại đường trong sữa có thể gây khó khăn tiêu hóa cho người bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu và chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm đại tràng hoặc đang điều trị chứng kém ăn, sụt cân thì sử dụng sữa ensure là rất thích hợp. Sản phẩm đã được nghiên cứu để phù hợp với người bị viêm đại tràng, khác với các loại sữa thông dụng khác trên thị trường. Lý do vì sữa ensure có hàm lượng axit thấp chỉ 0,1% so với lượng axit đại tràng nên an toàn khi sử dụng. Nhưng vẫn phải có cách uống khoa học và đúng liều lượng, lắng nghe ý kiến của bác sĩ chuyên gia trước khi dùng. Sữa Ensure có Lactose không? Sữa Ensure được sản xuất từ sữa bò, do đó có chứa lactose, một loại đường tự nhiên có trong sữa. Để đáp ứng nhu cầu của những người bị thiếu hụt lactase, Abbott đã sản xuất ra một số loại sữa Ensure không chứa lactose. Các loại sữa Ensure không chứa lactose được sản xuất bằng cách thêm enzyme lactase vào sữa để phân hủy lactose thành glucose và galactose, hai loại đường cơ thể dễ hấp thụ hơn. Dưới đây là một số loại sữa Ensure không chứa lactose: Ensure Gold không chứa lactose: Đây là loại phổ biến nhất, dành cho người lớn, người già, người suy nhược, người mới ốm dậy. Ensure Max không chứa lactose: Dành cho người lớn, người già, người bị bệnh tiểu đường. Ensure Plus không chứa lactose: Dành cho trẻ em trên 10 tuổi, người lớn, người già, người suy nhược, người mới ốm dậy. Để biết loại sữa Ensure nào phù hợp với bạn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Liều lượng và cách dùng sữa Ensure cho người viêm đại tràng Ngoài việc “viêm đại tràng có uống được sữa ensure không” thì người bệnh cũng phải biết được cách uống và liều lượng sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách sử dụng bạn có thể tham khảo như: Với sữa ensure bột, hoà 6 muỗng với 200ml nước sôi để nguội rồi uống. Trẻ em 10 tuổi hoà nửa muỗng cùng với nước ấm. Người bị viêm đại tràng nên uống từ 1-2 ly sữa ensure mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Người bị viêm đại tràng nên uống sữa ensure hợp lý và đúng liều lượng Sữa Ensure là thức ăn bổ sung, thường được sử dụng để cung cấp dinh dưỡng cho những người có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng hoặc không thể tiêu hóa thức ăn bình thường. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người viêm đại tràng, cách sử dụng và liều lượng sữa Ensure có thể thay đổi. Xem thêm: Viêm đại tràng có uống được sữa không? Nên uống sữa gì? Những người nào không nên uống sữa Ensure Sữa Ensure là một loại sữa dinh dưỡng dành cho người lớn, người già, người suy nhược, người mới ốm dậy,... Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống sữa Ensure. Dưới đây là những người không nên uống sữa Ensure: Người bị viêm loét dạ dày Những người bị đầy hơi, khó tiêu hoặc tiêu chảy Người bị thiếu máu Những người bị thiếu hụt Axit lactose Người bị bệnh sỏi thận Người mắc bệnh viêm túi mật hoặc viêm tụy  Người bị mắc chứng trào ngược thực quản Người làm việc trong những môi trường có nhiều chất chì Người vừa mới phẫu thuật xong ở vùng bụng Người bị bệnh tiểu đường Người bị bệnh béo phì Trẻ em dưới 10 tuổi Người bị dị ứng với sữa hoặc đạm sữa bò Bị tiêu chảy uống sữa Ensure được không Không nên uống sữa Ensure khi bị tiêu chảy. Tiêu chảy là một tình trạng rối loạn tiêu hóa, khiến cơ thể mất nước và chất điện giải. Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa bị tổn thương, khó hấp thụ các chất dinh dưỡng. Sữa Ensure, với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có thể làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn. Ngoài ra, sữa Ensure có chứa lactose, một loại đường có thể gây tiêu chảy ở những người bị thiếu hụt lactase. Do đó, nếu bạn đang bị tiêu chảy, tốt nhất bạn nên tránh uống sữa Ensure. Nếu bạn vẫn muốn uống sữa Ensure khi bị tiêu chảy, bạn có thể thử một số cách sau để giảm thiểu nguy cơ tiêu chảy nặng hơn: Bắt đầu với một lượng nhỏ sữa Ensure và tăng dần lượng sữa theo thời gian. Uống sữa Ensure sau bữa ăn để tránh gây đầy hơi, khó tiêu. Chọn loại sữa Ensure không chứa lactose. Khi bị tiêu chảy cần tránh những thực phẩm nào Uống sữa Ensure có bị táo bón không Có thể. Sữa Ensure là một loại sữa dinh dưỡng giàu năng lượng, Tuy nhiên, sữa Ensure cũng có thể gây táo bón ở một số người, đặc biệt là những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc đang bị táo bón. Sữa Ensure có chứa lactose, một loại đường có thể gây táo bón ở những người bị thiếu hụt lactase. Lactase là một loại enzyme giúp cơ thể tiêu hóa lactose. Nếu cơ thể không đủ lactase, lactose sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn và có thể gây táo bón. Ngoài ra, sữa Ensure có chứa hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ có thể giúp cải thiện tiêu hóa, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều chất xơ có thể gây táo bón. Để giảm nguy cơ bị táo bón khi uống sữa Ensure, bạn nên lưu ý những điều sau: Bắt đầu với một lượng nhỏ sữa Ensure và tăng dần lượng sữa theo thời gian. Uống sữa Ensure sau bữa ăn để tránh gây đầy hơi, khó tiêu. Chọn loại sữa Ensure không chứa lactose. Bổ sung chất xơ từ các nguồn thực phẩm khác như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt. Nếu bạn bị táo bón khi uống sữa Ensure, bạn nên ngừng uống sữa Ensure và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Lưu ý khi sử dụng sữa Ensure với người viêm đại tràng Như vậy, “viêm đại tràng có uống được sữa ensure không” thì câu trả lời chắc chắn là CÓ. Tuy nhiên, khi sử dụng sữa Ensure cho người viêm đại tràng, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên xem xét để đảm bảo an toàn và hiệu quả: Thảo luận với bác sĩ: Trước khi bắt đầu sử dụng sữa Ensure hoặc bất kỳ thức ăn bổ sung nào, bạn cần thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được lời khuyên dựa trên tình trạng cụ thể và xác định xem có phù hợp không. Chọn loại sữa Ensure phù hợp: Có nhiều loại sữa Ensure khác nhau, bao gồm cả dạng lỏng và dạng bột. Bạn nên tìm hiểu kỹ về từng loại để chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng viêm đại tràng của bạn. Kiểm tra thành phần: Đọc kỹ thành phần của sữa Ensure để đảm bảo rằng bạn không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có dấu hiệu dị ứng thức ăn hoặc nguy cơ viêm. Thời gian uống: Nên uống sữa Ensure khoảng 1 giờ sau khi ăn là tốt nhất, không sử dụng khi đói vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. Lưu ý sử dụng sữa ensure an toàn và hiệu quả Liều lượng sử dụng: Không nên sử dụng quá nhiều lần trong ngày, uống hết hàm lượng sữa khi pha. Nếu bác sĩ cho phép, hãy chia sữa Ensure thành các phần nhỏ trong ngày thay vì uống hết một lần. Điều này giúp giảm áp lực lên đường tiêu hóa và cung cấp dinh dưỡng liên tục. Theo dõi phản ứng: Nếu có bất kỳ dấu hiệu khó chịu, khó tiêu hóa, hoặc tình trạng viêm tăng cấp, bạn nên ngừng uống và thảo luận với bác sĩ ngay lập tức. Kết hợp với chế độ ăn phù hợp: Sữa Ensure không nên thay thế hoàn toàn chế độ ăn của bạn. Bạn cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối và phù hợp với viêm đại tràng. Bảo quản: Sữa hộp cần được đậy kín sau khi bóc, để nơi khô ráo và tốt nhất chỉ nên dùng trong vòng khoảng 3 tuần. Với sữa bột thì pha xong sử dụng luôn, không để lâu. Đặc biệt, chỉ được sử dụng sữa ensure ở dạng uống, không được truyền qua tĩnh mạch. Ngoài ra, ensure là sữa chứ không chứa thành phần đặc trị bệnh nên không thể thay thế thuốc chữa bệnh viêm đại tràng, hiệu quả trong quá trình sử dụng còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Đau dạ dày uống sữa ensure được không? Người bị đau dạ dày có thể uống sữa Ensure, nhưng cần lưu ý một số điều sau: Không uống sữa Ensure khi đói. Sữa Ensure có chứa axit, mặc dù hàm lượng axit này chỉ khoảng 0,1% so với lượng axit trong niêm mạc dạ dày, nhưng khi dạ dày trống rỗng, lượng axit này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến các cơn đau dạ dày. Uống sữa Ensure với thức ăn. Khi uống sữa Ensure với thức ăn, axit trong sữa sẽ được trung hòa bởi thức ăn, giúp giảm kích ứng niêm mạc dạ dày. Uống sữa Ensure ở nhiệt độ ấm. Sữa Ensure ở nhiệt độ ấm sẽ dễ tiêu hóa hơn sữa Ensure ở nhiệt độ lạnh. Không uống quá nhiều sữa Ensure. Uống quá nhiều sữa Ensure có thể khiến dạ dày khó chịu, đầy hơi, chướng bụng. Trào ngược dạ dày có nên uống sữa ensure không? Không, người bị trào ngược dạ dày không nên uống sữa Ensure. Sữa Ensure cũng chứa một lượng nhỏ chất béo, có thể làm tăng tiết axit dạ dày, khiến tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Sữa Ensure có thể gây đầy hơi, chướng bụng, khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên khó chịu hơn. Do đó, người bị trào ngược dạ dày không nên uống sữa Ensure. Thay vào đó, người bị trào ngược dạ dày nên uống các loại sữa ít hoặc không chứa chất béo, như sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạt,... Ngoài ra, người bị đau dạ dày nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sữa Ensure, đặc biệt là những người đang sử dụng các loại thuốc điều trị đau dạ dày. Tóm lại, trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm đại tràng có uống được sữa ensure không? Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên, người bệnh đã có thêm những hiểu biết cơ bản về hiệu quả cũng như cách dùng của dòng sữa này để áp dụng và đưa ra lựa chọn phù hợp. Từ đó giúp cải thiện sức khoẻ và nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật nhé!

Viêm đại tràng có nên ăn tỏi không?

Viêm đại tràng là bệnh lý mà rất nhiều người mắc phải, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, chế độ ăn uống của người bị viêm đại tràng cũng rất được quan tâm chú ý. Vậy “viêm đại tràng có nên ăn tỏi không?”, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Các công dụng của tỏi với hệ tiêu hoá Trước khi trả lời cho câu hỏi “viêm đại tràng có nên ăn tỏi” không, hãy tìm hiểu qua về các công dụng của tỏi với sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hoá. Tỏi có một số tiềm năng lợi ích đối với hệ tiêu hoá, nhưng tùy thuộc vào từng người mà tác động này có thể khác nhau.  Dưới đây là một số công dụng của tỏi đối với hệ tiêu hoá: Khả năng chống viêm và kháng khuẩn: Tỏi chứa một số hợp chất chống viêm và kháng khuẩn như allicin, một hợp chất chống vi khuẩn mạnh mẽ. Điều này có thể giúp giảm viêm nhiễm trong hệ tiêu hoá và kiểm soát các vấn đề viêm nhiễm như viêm đại tràng. Tác động chống oxy hóa: Tỏi có chứa các hợp chất chống oxy hóa, chẳng hạn như flavonoid và chất chống oxy hóa khác, giúp bảo vệ tế bào ruột khỏi sự hủy hoại do các gốc tự do gây ra. Điều này có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột khỏi tổn thương và giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe. Tỏi có nhiều công dụng cho sức khoẻ, nhất là hệ tiêu hoá Cân bằng vi khuẩn đường ruột: Tỏi có khả năng ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột, tác động tích cực đến hệ vi khuẩn đường ruột, giúp cân bằng vi khuẩn có lợi và hỗ trợ sức khỏe tiêu hoá. Hỗ trợ tiêu hóa: Tỏi có khả năng thúc đẩy tiết dịch tiêu hóa và kích thích chu kỳ ruột, điều này có thể cải thiện quá trình tiêu hóa. Nó cũng có thể giúp tăng cường sản xuất enzym tiêu hóa, hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất. Tăng khả năng miễn dịch đường ruột: Tổng hợp của các chất chống vi khuẩn trong tỏi có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đường ruột. Điều này giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và duy trì sức khỏe chung của hệ tiêu hoá. Viêm đại tràng có nên ăn tỏi không? Viêm đại tràng là một tình trạng viêm nhiễm trong ruột già, thường gây ra các triệu chứng như đau bên trái bụng dưới, tiêu chảy, táo bón và các vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa.  Như vậy với các công dụng trên, “viêm đại tràng có nên ăn tỏi không?” thì câu trả lời là CÓ. Tỏi chứa các hoạt chất chống viêm, kháng viêm, chất chống oxy hóa giúp làm giảm tổn thương niêm mạc đại tràng, giảm viêm nhiễm và tăng cường sức khỏe đại tràng.  Người bị viêm đại tràng vẫn có thể ăn tỏi bình thường Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cần xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Tỏi có thể gây kích ứng cho một số người, đặc biệt là những người có dấu hiệu nhạy cảm với các thức ăn gây đầy hơi, tăng khí động ruột và tác động lên niêm mạc ruột. Điều này có thể làm tăng triệu chứng khó chịu và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh viêm đại tràng. Ngoài ra, tác động của tỏi có thể khác nhau đối với từng người. Một số người có thể ăn tỏi mà không gặp vấn đề gì, trong khi người khác có thể cảm thấy khó chịu sau khi ăn tỏi. Chính vì vậy để tốt nhất, với những bệnh nhân bị viêm đại tràng ở mức độ trung bình trở lên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tỏi hoặc bất kì loại thực phẩm nào. Xem thêm: Viêm đại tràng có ăn được lạc không Một vài lưu ý khi ăn tỏi với người viêm đại tràng Khi bạn bị viêm đại tràng và đang xem xét viêm đại tràng có nên ăn tỏi, cần tuân theo một số lưu ý sau đây để đảm bảo rằng việc thêm tỏi vào chế độ ăn uống không gây tác động tiêu cực đến triệu chứng của bạn: Thử nghiệm từng bước: Bắt đầu bằng việc thử nghiệm một lượng nhỏ tỏi và theo dõi cách cơ thể phản ứng. Nếu không có bất kỳ triệu chứng tăng cường hoặc không thoải mái, có thể tăng dần liều lượng. Ngưng khi gặp phản ứng phụ: Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng không mong muốn nào, như đau bên trái bụng dưới, đầy hơi, tiêu chảy, bạn nên ngưng ăn tỏi và ghi chép lại những điều này để thảo luận với bác sĩ. Một vài lưu ý khi ăn tỏi với người bị viêm đại tràng Thời điểm ăn tỏi: Có người viêm đại tràng thấy rằng việc ăn tỏi vào buổi sáng được tiêu hóa tốt hơn có thể giảm nguy cơ gây kích ứng. Dạng chế biến tỏi: Một số người dễ dàng tiêu hóa tỏi khi nó đã được nấu chín hoặc đun sơ qua. Chế biến tỏi có thể giảm đi tính chất kích ứng của nó. Kết hợp với thực phẩm khác: Bạn có thể thử ăn tỏi cùng với thực phẩm khác để giảm tác động của nó. Chẳng hạn, thử ăn tỏi kèm với các thức ăn giàu chất xơ để giúp hỗ trợ tiêu hóa. Thảo luận với bác sĩ: Nếu bạn đang trong quá trình điều trị viêm đại tràng hoặc đang dùng thuốc, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống. Họ có thể đưa ra lời khuyên dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn. Lượng tỏi cần dùng: người bị viêm đại tràng chỉ nên ăn khoảng 2-3 tép tỏi mỗi ngày, tương đương khoảng 4-6g tỏi tươi. Không nên ăn quá nhiều vì không tốt cho hệ tiêu hoá. Đối tượng không nên dùng: Người bị viêm đại tràng có triệu chứng đi ngoài thì không nên ăn tỏi. Cách bảo quản sử dụng: Không sử dụng tỏi đã mọc mầm, hỏng, dập, cất giữ lâu ngày trong tủ vì dễ bị chuyển hoá hoặc biến chất, không an toàn. Xem thêm: Bị viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì Trên đây là một số chia sẻ xung quanh vấn đề “viêm đại tràng có nên ăn tỏi không”. Bên cạnh đó, hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày để đẩy lùi bệnh tật và tăng cường sức đề kháng nhé!

Cảnh báo bệnh lý sa trực tràng - Đừng chủ quan

Sa trực tràng tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại khá nhạy cảm nên khiến nhiều người bệnh xấu hổ và ngại đi khám. Do đó khi không được điều trị sớm, bệnh ngày càng kéo dài và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt. Vậy khi bị sa trực tràng cần phải làm gì? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé. Cảnh báo tình trạng trực tràng bị sa Sa trực tràng là bệnh gì? Trực tràng là đoạn cuối của ruột già. Đây là nơi phân được đào thải ra khỏi cơ thể. Sa trực tràng là hiện tượng trực tràng trượt xuống khỏi vị trí bình thường và đôi khi nhô ra khỏi hậu khỏi. Thông thường, phần trực tràng bị lồi ra sẽ tự co lại ống hậu môn hoặc có thể dùng tay để đẩy vào. Hình ảnh sa trực tràng ra khỏi hậu môn Tình trạng này xảy ra khi mô giữ trực tràng ở đúng vị trí bị kéo căng quá mức và dần yếu đi. Điều này dẫn tới phần uốn cong bình thường của trực tràng sẽ thẳng ra, do đó trực tràng bị sa có thể nằm ngoài hậu môn hoặc chỉ trượt xuống khi áp lực ổ bụng tăng lên, chẳng hạn như đi đại tiện.  Có ba loại sa trực tràng - một phần, toàn bộ và nội bộ: Sa một phần xảy ra khi niêm mạc trực tràng trượt ra khỏi vị trí và nhô ra một phần khỏi hậu môn. Sa hoàn toàn xảy ra khi toàn bộ thành trực tràng trượt ra khỏi vị trí và nhô ra khỏi hậu môn. Sa nội bộ xảy ra khi trực tràng hoặc một phần của ruột già trượt lên một phần khác của trực tràng. Đây là bệnh lý không quá nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu cho người bệnh và tệ hơn là có khả năng dẫn đến các biến chứng như đại tiện không tự chủ, loét trực tràng, co thắt trực tràng sau này. Triệu chứng sa trực tràng Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người và có xu hướng tiến triển từ từ. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp mà người bệnh nên chú ý. Những triệu chứng thường gặp của bệnh sa ở trực tràng Dấu hiệu nhận biết trực tràng bị sa Cảm thấy hậu môn phình ra sau khi ho, hắt hơi hoặc nâng đồ vật Đi ngoài có chất nhầy trong phân  Đau và cảm giác khó chịu ở vùng bụng bên trái phía dưới Đi tiêu không hết phân Thường xuyên bị táo bón hoặc phải rặn khi đi vệ sinh Phải dùng tay đẩy sa tử cung trở lại hậu môn Bị đau hậu môn, chảy máu hoặc ngứa Rối loạn tiêu hóa không kiểm soát được, đại tiện không tự chủ Cảm thấy áp lực ở trực tràng Hoạt động thể chất bình thường như ngồi, đi bộ, tập thể dục cũng khiến một phần trực tràng bị lồi. Triệu chứng khi bị nặng Có thể xuất hiện tình trạng máu chảy từ niêm mạc ở trong trực tràng, phân có dính máu đỏ tươi, thậm chí khi đi đại tiện có máu nhỏ giọt. Hậu môn bị chảy máu hoặc chảy chất nhầy Có dịch nhầy hoặc phẩn chảy tiếp ra quần sau khi đi đại tiện Khi bị sa một phần hoặc sa hoàn toàn, người bệnh có thể gặp khó khăn khi xì hơi.  Nguyên nhân gây nhân sa trực tràng là gì? Nguyên nhân chính xác gây nên hiện tượng này vẫn chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, tình trạng này thường ảnh hưởng đến phụ nữ lớn tuổi (phụ nữ ở độ tuổi 60). Triệu chứng có thể xảy ra bất cứ khi nào mà các mô hỗ trợ trực tràng bị tổn thương hoặc suy yếu. Mặc dù sa trực tràng phổ biến hơn ở người lớn tuổi nhưng những người trẻ cũng không nên quá chủ quan. Nguy cơ bị sa có thể tăng lên bởi bất kỳ yếu tố sau đây: Táo bón lâu ngày Phụ nữ sau sinh  Thói quen rặn khi đi đại tiện Lạm dụng thuốc và biện pháp nhuận tràng Sự suy yếu của các cơ còn liên quan đến quá trình lão hóa, do đó tình trạng sa trực trực phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi.  Tiêu chảy kéo dài Người bệnh gặp vấn đề về tủy sống hoặc có tiền sử đột quỵ Mắc phải bệnh lý xơ nang - một tình trạng di truyền ảnh hưởng đến các tuyến khác nhau trong cơ thể gây tổn thương nghiêm trọng cho ruột, tuyến tụy và phổi. Chứng mất trí nhớ là một tình trạng sức khỏe tâm thần mãn tính gây rối loạn trí nhớ, suy giảm khả năng lý luận và thay đổi tính cách.  Từng phẫu thuật liên quan đến vùng xương chậu, chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ tử cung.  Một số tình trạng sức khỏe mãn tính khác như bệnh tiểu đường và COPD ( bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính). Nguyên nhân khiến trực tràng bị sa Biến chứng nguy hiểm của sa trực tràng? Nếu những triệu chứng của sa ở trực tràng bị nhẹ, không gây khó khăn trong sinh hoạt, người bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Đơn giản như dùng tay và khăn ướt, ấm để đẩy nhẹ nhàng phần trực tràng bị lồi vào vị trí cũ. Tuy nhiên nếu để lâu ngày, có thể sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn và gây ra một số biến chứng như: Đi ngoài không tự chủ: Khi cơ hậu môn bị căng ra, nhu động ruột thay đổi người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình giữ phân lại. Trong số những người bị bệnh lý trên, có tới 50% đến 75% số người cho biết có biến chứng đi ngoài không tự chủ được. Táo bón: Các vấn đề liên quan tới sự phối hợp của cơ và trực tràng khiến người bệnh khó khăn trong việc đào thải phân ra ngoài. Một số người còn bị táo bón xen lẫn với tiểu không tự chủ. Loét trực tràng: Sự ma sát và tiếp xúc của niêm mạc trực tràng khi bị sa có thể gây loét trực tràng và những vết loét này có thể bị chảy máu. Sa căng cơ: Trực tràng bị mắc kẹt ở phía ngoài hậu môn và không thể đẩu trở lại vào trong. Tình trạng này có thể bị cắt nguồn cung cấp máu, dẫn tới mô bị chết và biến chứng sa căng cơ. Biến chứng này sẽ gây phân hủy trực tràng ( hoại thư ), khiến trực tràng thành màu đen và rụng đi.   Làm sao để biết bị sa trực tràng hay bị trĩ? Sa trực tràng có phải trị không? Sa trực tràng và bệnh trĩ có thể có các triệu chứng tương tự nhau và không có gì lạ khi nhầm lẫn bệnh này với bệnh kia. Bệnh trĩ gây sưng mạch máu ở hậu môn hoặc trực tràng và cũng có thể gây ngứa, đau hoặc chảy máu. Thậm chí có thể gây sa ra khỏi hậu môn. Do đó bệnh trĩ trông rất giống với sa niêm mạc trực tràng. Cả bệnh trĩ và sa ở trực tràng đều có thể xảy ra trong và sau khi mang thai hoặc khi bị táo bón, tiêu chảy mãn tính. Trong khi trực tràng bị sa có nhiều nguyên nhân thì bệnh trĩ chủ yếu là do căng thẳng quá mức. Sa là bệnh của niêm mạc và cơ, tiến triển từ từ, các triệu chứng có thể thay đổi nhưng không biến mất. Xem thêm: Phân biệt sa trực tràng và bệnh trĩ rõ ràng nhất Phương pháp điều trị sa trực tràng hiện nay Với trường hợp người lớn mắc bệnh, điều trị sa trực sàng chủ yếu là phẫu thuật, không có phương pháp điều trị y tế cụ thể nào. Tuy nhiên với trẻ em, sẽ không cần phải phẫu thuật mà sẽ kiểm soát các triệu chứng cơ bản. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của từng người bệnh và đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Cách trị sa trực tràng bằng thuốc Phương pháp này được áp dụng đối với những trường hợp nhẹ hoặc người mắc bệnh là trẻ em. Sa vùng trực tràng sẽ được kiểm soát bằng thuốc mềm làm phân hoặc bổ sung thực phẩm giàu chất xơ theo chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc này sẽ làm mềm phân để giúp người bệnh đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên điều trị bằng thuốc chỉ là là phương pháp tạm thời, không chữa khỏi bệnh vĩnh viễn được, nên với người lớn thì nên ưu tiên phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật Đây là phương pháp phổ biến nhất giúp đưa trực tràng về vị trí cũ. Tùy thuộc vào triệu chứng đang gặp phải, tuổi tác, tình trạng sức khỏe mà sẽ được bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật nào. Phương pháp phẫu thuật sa trực tràng Phương pháp phẫu thuật bụng Thủ thuật này sẽ khôi phục trực tràng về vị trí ban đầu trong xương chậu. Bác sĩ phẫu thuật sẽ gắn trực tràng vào thành sau của xương chậu (xương cùng) bằng các mũi khâu vĩnh viễn.  Tùy thuộc vào đánh giá và kinh nghiệm của bác sĩ, người bệnh có thể được phẫu thuật cắt trực tràng bằng thủ thuật bụng mở hoặc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (nội soi).  Phẫu thuật mở có nghĩa là mở khoang bụng để tiếp cận các cơ quan trong cơ thể.  Phẫu thuật nội soi được thực hiện thông qua các vết mổ nhỏ, sử dụng một camera nhỏ và đôi khi được thực hiện bằng cách sử dụng robot phẫu thuật.  Cả hai thủ tục đều được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Nếu người bệnh có tiền sử táo bón mãn tính và nếu đây là yếu tố góp phần gây ra chứng sa ở trực tràng, bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ một phần ruột kết. Phẫu thuật tầng sinh môn Nếu phẫu thuật bụng không phải là một lựa chọn thích hợp cho người bệnh, bác sĩ phẫu thuật có thể tiếp cận tình trạng sa trực tràng qua hậu môn bằng cách gây tê ngoài màng cứng. Có hai phương pháp phổ biến hiện nay: Phẫu thuật Altemeier: Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ kéo trực tràng bị sa ra ngoài qua hậu môn và cắt bỏ nó. Họ cũng có thể cắt bỏ phần dưới của đại tràng (đại tràng sigma) nếu nó liên quan đến tình trạng sa sút. Sau đó, họ khâu hai đầu ruột già (đại tràng còn lại và hậu môn) lại với nhau. Đầu mới của đại tràng bây giờ trở thành trực tràng mới của bạn. Phẫu thuật Delorme: Đây là phương pháp giúp loại bỏ niêm mạc sa vùng trực tràng. Sau đó, bác sĩ sẽ gấp thành cơ của trực tràng lại và khâu nó lại với nhau bên trong ống hậu môn để củng cố trực tràng. Chi phí phẫu thuật sa trực tràng Chi phí phẫu thuật sa trực tràng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Phương pháp phẫu thuật, bệnh viện thực hiện phẫu thuật.... Tại Việt Nam, chi phí phẫu thuật sa trực tràng dao động từ 10-30 triệu đồng. Cụ thể: Phương pháp phẫu thuật nội soi: Chi phí dao động từ 10-20 triệu đồng. Phương pháp phẫu thuật mở: Chi phí dao động từ 20-30 triệu đồng. Ngoài chi phí phẫu thuật, bệnh nhân còn phải chi trả thêm các chi phí khác như chi phí khám, xét nghiệm, thuốc men,... Dưới đây là bảng giá phẫu thuật sa trực tràng tại một số bệnh viện ở Việt Nam mà bệnh nhân có thể tham khảo: Bệnh viện Phương pháp phẫu thuật Chi phí (VNĐ) Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM Nội soi 15.000.000 Bệnh viện Nhân dân 115 Nội soi 18.000.000 Bệnh viện Bạch Mai Mở 25.000.000 Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Nội soi 15.000.000   Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp phẫu thuật và chi phí phù hợp. Điều trị vật lý trị liệu Các nhà vật lý trị liệu sẽ dạy các bài tập đơn giản cho người bệnh để có thể làm tăng sức khỏe của cơ hậu môn. Liệu pháp này có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật. Mẹo chữa sa trực tràng Dưới đây là một số mẹo chữa sa trực tràng tại nhà: Tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu: Áp dụng Bài tập sa trực tràng với Kegel là một bài tập đơn giản nhưng hiệu quả giúp tăng cường cơ sàn chậu. Để tập Kegel, bạn hãy co thắt cơ âm đạo như khi bạn cố gắng nhịn tiểu. Giữ cơ co thắt trong 5 giây rồi thả lỏng. Lặp lại động tác này 10-15 lần, thực hiện 3 lần mỗi ngày. Tránh táo bón: Táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây ra sa trực tràng. Để tránh táo bón, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ. Giảm cân: Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng áp lực lên sàn chậu, dẫn đến sa trực tràng. Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân để cải thiện tình trạng sa trực tràng. Thay đổi tư thế đi đại tiện: Khi đi đại tiện, bạn nên ngồi trên ghế toilet với tư thế thẳng lưng, hai chân đặt bằng phẳng trên sàn nhà. Tránh rặn quá mạnh vì có thể làm tăng áp lực lên sàn chậu. Cách phòng ngừa bệnh sa trực tràng Để kiểm soát được chứng trực tràng bị sa trước hoặc sau phẫu thuật, người bệnh nên thực hiện một số phương pháp sau: Cách phòng ngừa trực tràng bị sa hiệu quả Không nên thực hiện bất kỳ hoạt động nào làm tăng áp lực ở vùng trực tràng, bao gồm việc rặn để đi đại tiện hoặc nâng vật nặng. Nếu bị ho liên tục, hãy tới tìm bác sĩ ngay để cho lời khuyên bổ ích, đồng thời không nên hút thuốc lá thường xuyên.  Nên ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày. Thực hiện một chế độ ăn giàu chất xơ để giúp ngăn ngừa táo bón. Uống từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày. Nếu bị táo bón, hãy hỏi bác sĩ nên dùng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng nào cho phù hợp. Duy trì hoạt động tập thể dục thường xuyên. Nếu đang gặp phải tình trạng viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng cấp và mãn tính gây nên tình trạng đi ngoài phân sống, phân nát, tiêu chảy liên tục thì việc bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tràng Phục Linh Plus là một việc không thể thiếu. Sản phẩm giúp ổn định hệ thần kinh, giảm tình trạng co thắt đại tràng và hỗ trợ giảm nhanh hơn các triệu chứng ở trên và tránh gây chứng sa trực tràng. Mặc dù sa trực tràng không gây phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống của người bệnh. Do đó khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh, phải tới cơ sở y tế khám và điều trị sớm. Việc trì hoãn do ngại, xấu hổ có thể khiến bệnh bị vĩnh viễn, khó chữa.   Nguồn tài liệu: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14615-rectal-prolapse https://emedicine.medscape.com/article/2026460-overview

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »

ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS

TRÀNG PHỤC LINH

  • Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)

TRÀNG PHỤC LINH PLUS

  • Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
  • Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Miễn phí giao hàng khi mua từ 01 lọ 80 viên hoặc 4 hộp 20 viên.
Sản phẩm Đơn giá Số lượng Thành tiền
TRÀNG PHỤC LINH (Hộp 20 viên) 115.000 đ/hộp 115.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH (Lọ 80 viên) 407.000 đ/lọ 407.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Hộp 20 viên) 195.000 đ/hộp 195.000 đ
TRÀNG PHỤC LINH PLUS (Lọ 80 viên) 689.000 đ/lọ 689.000 đ
Tổng giá trị đơn
Phí giao hàng
Tổng thanh toán
Cảm ơn bạn đã đặt hàng. Chúng tôi sẽ sớm liên lạc lại với bạn!
hot line

Tư vấn miễn cước gọi

18001506 (miễn phí gọi đến)
Loading...