Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa gặp khá phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc điều trị bệnh thì chế độ dinh dưỡng có vai trò khá quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp người bệnh hạn chế các triệu chứng đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả và ngược lại. Có nhiều người bệnh thắc mắc rằng: Viêm đại tràng có uống sữa không? Cùng giải đáp thắc mắc qua những thông tin dưới đây. Sữa với người bệnh viêm đại tràng Nhiều người bệnh không khỏi thắc mắc về sử dụng sữa khi bị viêm đại tràng. Sữa được coi là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể trong những bữa ăn hàng ngày, không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà chúng còn có tác dụng rất lớn giúp hệ tiêu hóa làm việc. Trong sữa có một lượng lớn chất béo và đường lactose, 2 dưỡng chất này không phù hợp đối với những người mắc viêm đại tràng. Vì: Chúng dễ gây nên tình trạng khó tiêu mỗi khi ăn uống, thức ăn cung cấp vào cơ thể khó được chuyển hóa thành các dưỡng chất cần thiết vì chất béo có trong sữa khá cao Người bệnh đại tràng khi uống sữa thường gây kích thích cho đường tiêu hóa gây ra các biểu hiện như đầy bụng, tiêu chảy,…khiến người bệnh rất khó chịu và mệt mỏi Cơ thể vô cùng mệt mỏi, kèm theo đó là các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt khi sử dụng sữa có chứa 2 thành phần trên Nhưng sữa là thức uống bổ dưỡng cung cấp nhiều canxi và dưỡng chất cho cơ thể, nếu không sử dụng sữa trong thực đơn hàng ngày sẽ không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Do đó. để đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi, vitamin D cho cơ thể bằng cách bổ sung các loại thức ăn có chứa nhiều vitamin D như: trứng, gan, sữa chua hoặc phơi nắng. Uống sữa không đúng cách có thể gây biến chứng viêm đại tràng? Nếu bạn vẫn tiếp tục dùng sữa trong thực đơn hàng ngày khi đang bị viêm đại tràng, các tác động lên dạ dày do không thể hấp thu được lượng lactose vào cơ thể khiến bạn bị chứng đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, những kích thích sự hoạt động của nhu động ruột khiến người bệnh cảm thấy đau bụng, đi ngoài. Những vấn đề trên gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cơ thể mất nước, căng thẳng và mệt mỏi. Thay thế sữa bằng các thực phẩm nào? Khi loại bỏ sữa ra khỏi thực đơn hàng ngày khiến người bệnh viêm đại tràng thiếu hụt một số vitamin cần thiết, chính vì thế mà họ có thể sử dụng một số thực phẩm dưới đây để bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể: Sữa chua: Thay thế sữa bằng cách sử dụng sữa chua trong thực đơn hàng ngày của bạn. Theo các chuyên gia, sữa chua rất tốt đối với người bị viêm đại tràng Trái cây: Có chứa vitamin dồi dào, các loại trái cây hỗ trợ rất tốt trong quá trình phòng và điều trị viêm đại tràng Rau xanh: Bổ sung rau xanh trong thực đơn hàng ngày, đây là thực phẩm không thể thiếu đối với người bệnh. Rau xanh có chứa nhiều chất xơ và khoáng chất, vitamin giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bổ sung nhiều nước: Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, bạn nên bổ sung 2 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn khiến hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thực phẩm như trứng, gan hoặc phơi nắng vào sáng sớm. Sử dụng Tràng phục Linh PLUS – giúp ổn định đại tràng Để ổn định thần kinh đại tràng hiệu quả, bạn nên phối kết hợp các thảo dược đầu bảng trong việc giảm đau, giảm đầy hơi, chướng bụng hiệu quả như Hoàng Bá, Bạch Thược, Bạch Phục Linh cùng hoạt chất hóa học nội sinh 5-HTP… trong khoảng thời gian từ 1-3 tháng. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, để tìm được các bài thuốc Đông y đã khó, việc chế biến các vị thuốc thành bài thuốc chữa bệnh cũng không hề đơn giản. Vận dụng giữa y học dân tộc với các thành phần mới đã được chứng minh hiệu quả rõ ràng, Tràng Phục Linh PLUS là một hướng đi mới để khắc phục chứng đại tràng co thắt. Tràng Phục Linh PLUS đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng giảm co thắt đại tràng và tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa. Tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ được đăng tải vào tháng 4 năm 2017 tại: www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28406734 Tràng Phục Linh Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng: Người có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đặc biệt sau khi ăn, đi xong lại muốn đi tiếp Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại tràng cấp và mãn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện Theo khảo sát có tới 98% người dùng hài lòng về hiệu quả của sản phẩm Tràng Phục Linh PLUS. Hiện nay, Tràng Phục Linh PLUS có bán trên 10.000 nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. >> Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Tràng Phục Linh PLUS, vui lòng xem TẠI ĐÂY>> Để đặt mua Tràng Phục Linh PLUS giao hàng và thanh toán tại nhà, vui lòng xem TẠI ĐÂY
Viêm đại tràng
Phân màu nâu & nguy cơ sức khỏe bất thường mà 99% người không biết
Phân là chủ đề tế nhị, ít được phổ cập trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, vì là phần cuối trong quá trình tiêu hóa (bao gồm các chất thải được loại bỏ ra khỏi cơ thể), nên màu sắc của phân cũng phần nào phản ánh được tình trạng sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số thông tin về phân màu nâu và những dấu hiệu sức khỏe bất thường, giúp bạn chủ động hơn trong quá trình phòng ngừa và cải thiện bệnh. Màu sắc của phân phản ánh nhiều điều về tình trạng sức khỏe Tổng quan về màu sắc của phân Phân (stool) là phần còn lại của thức ăn không được hấp thụ bởi ruột non nhưng đã bị vi khuẩn trong ruột già phân hủy, đào thải qua hậu môn. Trong phân chứa vi khuẩn và một lượng nhỏ sản phẩm của chất thải chuyển hóa như: bilirubin, các tế bào biểu mô chết,… Tùy theo chế độ ăn uống, tình trạng tiêu hóa và sức khỏe tổng thể mà mỗi lần đi cầu, màu sắc, tính chất của phân sẽ có phần khác nhau. Theo t.s Monica Borkar – chuyên gia tiêu hóa của Đại học North Shore (ở Mỹ): “Phân thường có màu nâu vàng nhạt, hoặc thay đổi từ nâu nhạt đến nâu sẫm”. Đây là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại, tuy nhiên có một số trường hợp được đánh giá là nguy hiểm. Mối liên hệ giữa màu sắc của phân và tình trạng sức khỏe con người Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng “đào sâu”, tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, ý nghĩa của phân màu nâu cũng như các cách bảo vệ sức khỏe trong một số trường hợp cần thiết. Cụ thể: Nguyên nhân khiến phân màu nâu Phân màu nâu được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: Nguyên nhân khiến phân có màu nâu Giải thích chi tiết Quá trình tiêu hóa Trước khi đến ruột già, thức ăn phải trải qua quá trình tiêu hóa tại dạ dày và ruột non. Tại đây, chúng tiếp xúc với các enzym tiêu hóa, muối, acid và vi khuẩn trong môi trường tiêu hóa. Quá trình hóa học này góp phần không nhỏ trong việc tạo ra màu nâu cho phân. Màu sắc thức ăn Các chất màu tự nhiên có trong thực phẩm giàu chất xơ hoặc có màu sắc đậm như rau xanh, củ cải đường, cà rốt,… đều có thể khiến phân có màu nâu sẫm. Chất bài tiết Màu nâu của phân có thể được hình thành do tác động của bilirubin và một số chất bài tiết khác từ gan. Thuốc Một số loại thuốc như sắt, bismuth, thuốc nhuận tràng có thể ảnh hưởng đến màu sắc của phân, khiến phân có màu nâu sẫm. Bệnh lý Trong một số trường hợp, phân màu nâu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng như: viêm ruột, tiêu chảy mãn tính, u đại trực tràng, viêm gan,… Các cấp độ phân màu nâu và ý nghĩa Hầu hết màu sắc của phân sẽ thay đổi theo từng ngày; từ nâu nhạt sang nâu đậm. Tuy nhiên, nếu màu phân của bạn bỗng trở nên khác biệt đáng kể so với màu nâu bình thường, chúng có thể ẩn chứa một số vấn đề sức khỏe nhất định. Dưới đây là một số màu sắc phân thường gặp và ý nghĩa của chúng: Phân màu nâu: Sắc phân này cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động bình thường. Phân màu nâu sẫm: Thông thường, màu sắc này cho thấy cơ thể đang phải tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu sắt. Tuy nhiên, đôi khi, màu nâu sẫm của phân cũng có thể là tín hiệu cảnh báo của các bệnh lý nghiêm trọng như: viêm ruột, chảy máu tiêu hóa,… Phân màu nâu đen: Khi đi vệ sinh, nếu phân của bạn có màu đen, điều này cho thấy hệ tiêu hóa (ruột non, dạ dày,…) của bạn đang gặp vấn đề, cần tìm đến sự trợ giúp từ bác sĩ. Phân màu nâu sôcôla: Màu phân này thường xuất hiện sau khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất gây màu như: cà phê, các loại đậu, socola,… Phân màu vàng nâu: Tương tự màu nâu, phân có màu vàng nâu thường là màu sắc bình thường của phân; cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động ổn định. Phân màu nâu đỏ: Đây có thể là dấu hiệu hậu môn hoặc ruột non đang chảy máu. Một số ít trường hợp, màu đỏ/máu trong phân cũng có thể được hình thành bởi vi khuẩn và viêm nhiễm. Cha mẹ nên cho trẻ đi khám nếu thấy bé đi ngoài phân màu nâu đỏ Nên làm gì khi đi ngoài phân lỏng màu nâu sẫm, nâu đỏ? Thông thường, khi người lớn hoặc trẻ đi ngoài phân lỏng màu nâu đỏ, nâu sẫm thường gây tâm lý hoang mang, lo sợ; khiến bệnh tình không những không thuyên giảm mà còn kéo theo hàng loạt căn bệnh khác liên quan đến tâm lý. Do đó, khi đi ngoài phân lỏng màu nâu đỏ hay nâu sẫm, người bệnh cần bình tĩnh, xem xét kỹ các nguyên nhân gây nên bệnh, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bản thân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến phân có màu nâu sẫm, nâu đỏ ở dạng lỏng: Nguyên nhân khiến phân lỏng màu nâu sẫm, nâu đỏ Lý giải chi tiết Giải pháp Nhiễm trùng đường tiêu hóa Các trường hợp nhiễm trùng tiêu hóa như: vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn E.coli hoặc Clostridium difficile thường gây ra triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn; khiến màu sắc của phân bị thay đổi. Trong trường hợp này, người bệnh nên nhờ đến sự giúp đỡ từ bác sĩ để được đánh giá, xác định chính xác loại vi khuẩn gây nhiễm trùng; từ đó xây dựng lộ trình điều trị cụ thể. Thực phẩm Một số loại thức ăn chứa hợp chất tự nhiên hoặc hóa chất gây màu có thể khiến ruột bị kích thích, làm thay đổi màu sắc của phân. Trường hợp này không đáng lo, màu sắc của phân sẽ trở lại bình thường sau một thời gian. Vấn đề tiêu hóa khác Viêm ruột, viêm đại tràng hoặc Crohn có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, giảm cân nhanh chóng,… khiến phân khi đi ngoài ở dạng lỏng, có màu nâu đỏ, nâu sẫm. Người bệnh nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được đánh giá và điều trị nhanh chóng. Nhìn chung, để xác định chính xác nguyên nhân khiến phân lỏng, có màu nâu sẫm hoặc nâu đỏ, quan trọng nhất vẫn là chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi, họ là người có khả năng đánh giá chi tiết tình trạng bệnh của bạn, đưa ra các yêu cầu xét nghiệm thích hợp; từ đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Tràng Phục Linh PLUS – Sản phẩm giúp ổn định hệ tiêu hóa từ nhiều dược liệu quý Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm bảo vệ sức khỏe, được bào chế từ nhiều dược liệu quý (Bạch Truật, Bạch Thược, Hoàng Bá,…) cùng những hoạt chất hiện đại (5-HTP, ImmuneGamma); giúp giảm các kích thích gây co thắt đại tràng, giảm các triệu chứng bệnh viêm đại tràng: đau bụng, phân lỏng,… – do Đại học Y Hà Nội nghiên cứu và chứng minh công dụng. Vì thế, khi đi ngoài phân lỏng màu nâu đỏ, nâu sẫm hoặc màu sắc của phân thay đổi thất thường, bạn có thể sử dụng Tràng Phục Linh PLUS nhằm hỗ trợ cải thiện đường tiêu hóa kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm thúc đẩy hiệu quả điều trị. Lưu ý, Tràng Phục Linh PLUS không phải là thuốc nên không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đồng thời, do có tác dụng điều chỉnh sự co thắt của đại tràng nên sản phẩm không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Tóm lại, phân màu nâu thường cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động bình thường, tuy nhiên, trong một vài trường hợp chúng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Vì thế, nếu đang gặp vấn đề với màu sắc của phân hoặc bất kỳ lo lắng nào về hệ đường ruột, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất. Hoặc, liên hệ ngay đến đường dây nóng 1800 1506 để được đội ngũ dược sĩ chuyên môn cao tại Dược phẩm Thái Minh tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe cũng như phương pháp cải thiện an toàn, hiệu quả khi đi ngoài ra phân màu nâu.
Táo bón sau sinh mổ - 5 nguy hiểm rình rập và cách cải thiện
Táo bón sau sinh mổ là tình trạng phổ biến, tiềm ẩn nhiều rủi ro; ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng sống của phụ nữ. Thời gian táo bón ở mỗi người mỗi khác nhau. Song, nếu không được chữa trị kịp thời, chúng có thể gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc. Táo bón sau sinh mổ là nỗi ám ảnh của nhiều phụ nữ sau sinh 7 Nguyên nhân gây táo bón sau sinh mổ Theo Healthline Media – trang web chuyên cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe nổi tiếng cho biết, phụ nữ thường bị táo bón sau sinh mổ do những yếu tố như: Mất nước Cơ vùng chậu yếu Thừa sắt Thiếu chất xơ Lạm dụng thuốc giảm đau Ảnh hưởng của thuốc gây mê trong phẫu thuật Các nguyên nhân phổ biến gây táo bón sau quá trình sinh mổ Bên cạnh đó, tâm lý sợ đau, sợ vết khâu bị rách dẫn đến căng thẳng, lo lắng trong thời gian dài cũng được xem là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều bà mẹ bị táo bón sau sinh. 5 hệ lụy nguy hiểm khi bị táo bón sau sinh mổ Sau sinh mổ bị táo bón có thể gây ra 5 mối nguy hiểm rình rập, đó là: Hệ lụy khi bị táo bón sau sinh mổ Giải thích chi tiết Rách vết mổ Việc phải chịu áp lực lớn trong quá trình đại tiện có thể dẫn đến nguy cơ vết mổ bị rách lớn hơn, gây tổn thương nghiêm trọng. Chán ăn Táo bón – tình trạng khó khăn khi đi đại tiện có thể khiến phụ nữ sau sinh mất hứng thú ăn. Điều này gây ra sự thâm hụt chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể phục hồi. Tăng nguy cơ viêm nhiễm Táo bón kéo dài có thể khiến phân đọng lại trong ruột; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn xấu, gây viêm nhiễm và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tăng nguy cơ tái phát táo bón Trong quá trình mang thai, thai nhi phát triển gây chèn ép đại tràng, khiến rối loạn nhu động ruột gây ra táo bón. Quá trình này thường tiếp tục kéo dài và dễ tái phát nhiều tháng sau sinh. Trầm cảm Táo bón sau sinh mổ có thể gây ra nhiều tác động tâm lý tiêu cực như lo lắng, bất lực, căng thẳng,… ảnh hưởng đến tâm trạng của phụ nữ sau sinh mổ. Để tránh những hệ lụy đáng tiếc trên, các mẹ bầu sau sinh cần tìm kiếm sự giúp đỡ y tế từ bác sĩ ngay khi có những triệu chứng của táo bón. Mặt khác, việc thay đổi một vài thói quen nhỏ dưới đây cũng góp phần giúp tình trạng táo bón sau sinh mổ trở nên tích cực. 6 Cách giảm táo bón sau sinh mổ hiệu quả tại nhà Hầu hết các phương pháp giảm táo bón sau sinh mổ đều dựa trên nguyên tắc thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt kết hợp với việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ. Do đó, để tình trạng táo bón được thuyên giảm nhanh chóng, các mẹ cần: Thay đổi chế độ dinh dưỡng “Táo bón sau sinh mổ nên ăn gì” hay “ăn gì để chữa táo bón sau sinh mổ” là chủ đề được nhiều người quan tâm. Theo Transparent Hands – trang web gây quỹ cộng đồng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Pakistan, khẩu phần ăn của mẹ bầu sau sinh nên giàu chất xơ nhằm giúp phân mềm, dễ đào thải hơn. Bổ sung nhiều chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu chất xơ mẹ bầu nên bổ sung sau sinh mổ: Thực phẩm giàu chất xơ Hàm lượng chất xơ trong 100g Bơ 6.7g Mâm xôi 6.5g Đậu lăng 7.3g Đậu thận 6.8 Đậu Hà Lan 8.3 Yến mạch 10.1 Bỏng ngô 14.4 Hạnh nhân 13.3 Hạt chia 34.4 Socola đen 10.9 Phụ nữ sau sinh nên thường xuyên thay đổi thực đơn để tránh nhàm chán, kích thích sự ngon miệng. Mặt khác, trong quá trình chế biến nên thêm nghệ/gừng vào thức ăn nhằm giúp làm ấm cơ thể, cải thiện niêm mạc ruột cho mẹ bầu sau sinh. Uống nhiều nước Mỗi ngày, mẹ bầu sau sinh nên uống tối thiểu 2 lít nước để giúp việc đi ngoài trở nên dễ dàng, đồng thời cải thiện nguồn sữa cho bé. Mẹ có thể bổ sung nước từ nhiều nguồn, chẳng hạn như: nước ép trái cây, nước lọc, nước canh,… nhưng hãy cố gắng hạn chế tối đa những loại nước có gas hoặc cafein! Sau sinh mổ, các mẹ cần bổ sung thật nhiều nước Bổ sung lợi khuẩn Bổ sung lợi khuẩn là phương pháp đơn giản giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đẩy lùi các bệnh đường tiêu hóa. Do đó, mẹ nên ăn nhiều sữa chua hoặc men vi sinh dành riêng cho phụ nữ mang thai có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để cải thiện tình trạng táo bón và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Vận động nhẹ Sau sinh mổ, nhiều mẹ thường lo sợ vết mổ bị bục nên kiêng hoặc sợ vận động. Tuy nhiên, trên thực tế việc “lười” vận động không những giúp vết mổ mau lành mà còn khiến các mẹ dễ bị táo bón. Để giảm táo bón sau sinh mổ, nhiều bác sĩ khuyến cáo mẹ nên tập đi nhẹ nhàng sau 24 – 36 giờ sinh. Điều này giúp các chức năng của cơ thể mẹ mau chóng hồi phục, ổn định nhu động ruột; nhờ đó mà việc đại tiện cũng dễ dàng hơn. Tâm lý thoải mái Như chúng ta đã biết, táo bón có thể hình thành do tâm trạng của mỗi người. Khi tâm trạng không tốt, chúng sẽ tác động tới sự co bóp của dạ dày; khiến thức ăn tiêu hóa chậm hơn và tăng nguy cơ táo bón. Thế nên, nếu muốn giảm táo bón sau sinh mổ, các mẹ cần cố gắng giữ cho mình tâm lý vui vẻ, thoải mái. Tâm lý thoải mái là yếu tố quan trọng giúp chữa táo bón sau sinh mổ Viêm đại tràng sau sinh – Nguyên nhân và cách điều trị Đi ngoài ra máu sau sinh do đâu? điều trị thế nào? Tạo thói quen đi ngoài Trước khi muốn cải thiện tình trạng táo bón sau quá trình sinh mổ, các mẹ tuyệt đối không được nhịn đại tiện. Thay vào đó, hãy tập cho mình thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ cố định trong ngày. Đồng thời, khi đi vệ sinh, các mẹ nên đặt một chiếc ghế cao khoảng 20cm trước bệ xí để kê chân; tạo tư thế trực tràng ở vị trí thẳng đứng, giúp phân dễ đi ra ngoài hơn. Ngoài những cách giảm táo bón sau sinh mổ trên, các mẹ cũng cần bổ sung một số loại thực phẩm chức năng giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng, nâng cao sức đề kháng đường ruột. Trong đó, Tràng Phục Linh (nhãn xanh) là sản phẩm nổi tiếng với công dụng tăng cường tiêu hóa, an toàn cho mẹ bầu và phụ nữ sau sinh, không gây tác dụng phụ và không ảnh hưởng tới nguồn sữa cho bé. Tràng Phục Linh (nhãn xanh) – Giải pháp nâng cao đề kháng đường ruột an toàn cho phụ nữ sau sinh Nhìn chung, táo bón kéo dài gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe và sinh hoạt của phụ nữ sau sinh. Vì thế, các mẹ cần chủ động phòng ngừa và áp dụng những biện pháp cải thiện ngay khi có biểu hiện của bệnh. Bên cạnh đó, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về tình trạng táo bón sau sinh mổ nói chung hoặc viên uống Tràng Phục Linh nói riêng, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 1506 để được giải đáp, hỗ trợ miễn phí!
Viêm bờm mỡ đại tràng và 7 điều quan trọng mà bạn phải biết!
Viêm bờm mỡ đại tràng (Epiploic appendagitis) là một dạng bệnh lý lành tính nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chúng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác. Do đó, việc nắm rõ những thông tin quan trọng về bệnh lý này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đối phó, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Viêm bờm mỡ đại tràng tuy lành tính nhưng vẫn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm Tổng quan về viêm bờm mỡ đại tràng Viêm bờm mỡ đại tràng (hay còn gọi là viêm túi thừa mạc nối) là tình trạng bờm mỡ bị thiếu máu cục bộ và bị hoại tử do tĩnh mạch bị xoắn/tắc. Bệnh lý này thường gây ra các cơn đau bụng âm ỉ đến dữ dội do các túi mỡ đại tràng ma sát với các cơ quan xung quanh. Bên cạnh đó, khi kéo căng vùng bụng, ho hoặc hít thở sâu, mức độ đau sẽ tăng lên. Một số ít trường hợp bị viêm bờm mỡ đại tràng còn xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: sốt, buồn nôn, tiêu chảy, ăn không ngon miệng, đi ngoài phân lỏng,… Tuy nhiên, những triệu chứng này không đặc trưng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý đường tiêu hóa khác nên thường bị bỏ qua. Hình ảnh viêm bờm mỡ đại tràng trên siêu âm (Ảnh sưu tầm) Theo Vinmec – hệ thống Y tế hàn lâm nổi tiếng tại Việt Nam, viêm bờm mỡ đại tràng chiếm từ 2 – 7% tổng số bệnh nhân nghi mắc viêm túi thừa. Bệnh xuất hiện phổ biến ở nam giới với độ tuổi trung bình 40, nguyên nhân chủ yếu đến từ nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Cụ thể: Nguyên nhân viêm bờm mỡ đại tràng phổ biến Nguyên nhân nguyên phát gây bệnh viêm bờm mỡ đại tràng Sự xoắn vặn của các bờm mỡ đại tràng khiến tắc tĩnh mạch, gây thiếu máu. Chưa hết, chúng còn là nguyên nhân khiến cho mạch máu và động mạch chỉ có thể cung cấp máu đến vài vị trí cụ thể; từ đó gây viêm ruột già và tạo ra những dải mỡ bất thường. Nguyên nhân thứ phát gây bệnh viêm bờm mỡ đại tràng Bệnh viêm bờm mỡ thường xảy ra sau viêm đại tràng. Nguyên nhân là bởi, khi bị viêm đại tràng (hoặc các bệnh lý liên quan như: viêm túi thừa, viêm túi mật, viêm ruột thừa,…), cơ thể sẽ thay đổi lưu lượng tuần hoàn ở niêm mạc ruột kết, khiến máu không thể phân tán đồng đều; tạo cơ hội cho các túi bờm mỡ xuất hiện. Bị viêm bờm mỡ đại tràng có nguy hiểm không? Như đã chia sẻ, viêm bờm mỡ đại tràng (viêm túi thừa mạc nối) là bệnh lý lành tính nên không quá nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh có thể tự khỏi trong thời gian ngắn, rất ít trường hợp cần tới sự can thiệp của phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu các túi bờm mỡ tăng kích thước hoặc trở nên ác tính, chúng có thể xảy ra những vấn đề nghiêm trọng. Vì thế, ngay khi có những biểu hiện như: đau bụng sau ăn, sốt, buồn nôn, tiêu chảy,… người bệnh cần đến tầm soát tại các cơ sở y tế uy tín để tìm ra giải pháp phù hợp. Xem thêm: Viêm đại tràng lên là gì? có nguy hiểm không? Chẩn đoán viêm bờm mỡ đại tràng Quy trình chẩn đoán bệnh viêm bờm mỡ đại tràng thường bao gồm 6 bước sau: Quy trình chẩn đoán viêm bờm mỡ đại tràng (viêm túi thừa mạc nối) chi tiết Bước 1 – Tiếp nhận triệu chứng: Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng đang gặp phải, chẳng hạn như: đau bụng, sốt, buồn nôn,… Bác sĩ có thể đặt một số câu hỏi liên quan để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của bạn (nếu cần). Bước 2 – Khám cơ bản: Người bệnh sẽ được khám toàn diện bao gồm: kiểm tra vùng bụng, nghe tim, phổi và các dấu hiệu viêm nhiễm. Bước 3 – Xét nghiệm máu: Máu của người bệnh có thể được lấy nhằm kiểm tra các chỉ số cơ bản như: chức năng gan, thận, số lượng tế bào máu và các chỉ số viêm nhiễm. Bước 4 – Xét nghiệm phân: Mẫu nước phân của người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm nhằm tìm kiếm dấu hiệu viêm nhiễm hoặc các dấu hiệu khác liên quan đến viêm bờm mỡ đại tràng. Bước 5 – Xét nghiệm hình ảnh: Các phương pháp như siêu âm bụng, CT scan có thể được sử dụng để xem xét tổ chức ruột non, đồng thời tìm kiếm sự hiện diện của các túi bờm mỡ trong đại tràng. Bước 6 – Các xét nghiệm khác: Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm bổ sung như nội soi đại trực tràng để kiểm tra trực tiếp bên trong ruột non, loại trừ các vấn đề khác. Dựa vào thông tin thu thập được từ quy trình chẩn đoán và kết quả của các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng về viêm bờm mỡ đại tràng và đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp. Điều trị viêm bờm mỡ đại tràng Bệnh viêm bờm mỡ đại tràng (viêm túi thừa mạc nối) được khuyến cáo điều trị nội khoa bằng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau. Ví dụ: Ibuprofen mỗi 8 giờ trong 4 – 6 ngày, acetaminophen mỗi 6 giờ trong 4 – 7 ngày,…. Với những người bệnh không thuyên giảm triệu chứng hoặc gặp biến chứng (ví dụ: áp xe, lồng ruột, tắc ruột) sau một thời gian điều trị nội khoa buộc phải phẫu thuật. Viêm bờm mỡ đại tràng chỉ nên phẫu thuật khi gặp biến chứng như lồng ruột, tắc ruột, áp xe,… Hiện nay, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm bờm mỡ đại tràng chính là sự chủ động kiểm soát chế độ ăn uống của người bệnh. Vậy bị viêm bờm mỡ đại tràng kiêng ăn gì, nên ăn gì? Dưới đây là một vài lời khuyên cụ thể: Bị viêm bờm mỡ đại tràng kiêng ăn gì? Hệ tiêu hóa của người bệnh viêm bờm mỡ đại tràng vô cùng nhạy cảm. Do đó, người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng những thực phẩm như: Thực phẩm ngọt, nhiều đường Đường hóa học có trong bánh, kẹo, thức ăn nhanh, nước ngọt,… có xu hướng gây ra tình trạng táo bón, kích thích sự phát triển của những vi khuẩn có hại trong ruột. Điều này gây gia tăng nguy cơ viêm bờm mỡ đại tràng và các triệu chứng như: tiêu chảy, nổi mụn, đau bụng,… Thực phẩm ngọt, nhiều đường không tốt cho người mắc bệnh viêm túi thừa mạc nối Hơn nữa, thực phẩm ngọt, nhiều đường thường giàu calo và không có giá trị dinh dưỡng cao. Thế nên, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này có thể dẫn đến tăng mỡ vùng bụng; gia tăng áp lực lên đại tràng, góp phần gây viêm bờm mỡ đại tràng. Đồ ăn khô cứng Người bệnh viêm túi thừa mạc nối được khuyến nghị tránh ăn đồ ăn khô cứng, khó tiêu hóa vì chúng có thể gây kích thích, cấu thành chất xơ không hòa tan trong đại tràng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm loét niêm mạc, viêm bờm mỡ và những vấn đề liên quan. Vì thế, người bệnh viêm túi thừa mạc nối không nên ăn các loại hạt, hoa quả sấy hoặc ngũ cốc nguyên hạt. Trong trường hợp cần sử dụng những thực phẩm trên, người bệnh cần đảm bảo chế biến chúng dưới dạng mềm hoặc đã được nghiền nát. Thực phẩm tanh, sống Mặc dù không có nghiên cứu cụ thể về ăn thực phẩm tanh, sống gây ảnh hưởng xấu đến viêm bờm mỡ đại tràng. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin cho rằng, ăn thực phẩm tanh, sống gây ra những tác động tiềm năng gây gia tăng triệu chứng bệnh viêm bờm mỡ. Cụ thể, các thực phẩm tanh hoặc sống thường mang theo vi khuẩn và các vi sinh vật như Salmonella, E. coli và Listeria. Đây đều là những vi khuẩn được chứng minh gây viêm nhiễm đường tiêu hóa và hàng loạt các vấn đề sức khỏe như nôn mửa, viêm ruột và tiêu chảy. Do đó, người bệnh viêm bờm mỡ đại tràng nên kiêng tuyệt đối các thực phẩm như: gỏi sống, tiết canh, nem chua, hải sản sống, rau sống,… Đồ ăn tanh, sống là nguyên nhân khiến triệu chứng bệnh viêm bờm mỡ đại tràng gia tăng Xem thêm: Bệnh đại tràng co thắt ăn gì? Kiêng gì? Thực phẩm nhiều dầu mỡ Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ luôn hấp dẫn đối với thị giác. Tuy nhiên, việc tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đầy hơi, kích thích tình trạng viêm loét diễn biến nặng hơn. Do đó, người bệnh nên kiêng các loại đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ như: gà rán, khoai tây rán, mì cay, ớt, tiêu,… Hạn chế đường sữa lactose và chất kích thích Lactose là phần lớn nhất trong sữa, tuy nhiên với một số người bệnh không dung nạp lactose, khi uống sữa hoặc những chế phẩm từ sữa, họ sẽ có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy,… Hơn nữa, các sản phẩm như rượu, bia, cà phê, đồ uống công nghiệp hay thuốc lá đều gây kích ứng đường tiêu hóa, tăng ợ hơi và viêm đại tràng. Đó cũng chính là lý do vì sao, người bệnh viêm bờm mỡ đại tràng thường được khuyến cáo sử dụng nước tinh khiết, nước trái cây nhằm tốt cho quá trình tiêu hóa. Người bệnh viêm đường mỡ đại tràng nên kiêng đường sữa lactose và các chất kích thích Chất xơ Mặc dù rất cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên việc nạp quá nhiều chất xơ có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của người bệnh. Do đó, người bệnh nên tính toán kỹ lưỡng và ghi chép lại lượng chất xơ phù hợp với thể trạng của bản thân, thường từ 18 – 20g. Mặt khác, bên cạnh những thực phẩm nên tránh để các triệu chứng bệnh không bị nặng hơn, người bệnh cũng cần tập trung vào chế độ ăn lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng. Thực phẩm người bị viêm bờm mỡ đại tràng nên ăn Để tối ưu hiệu quả điều trị, cải thiện các triệu chứng bệnh, người bệnh nên ưu tiên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa; nhằm giảm áp lực lên đại tràng, giúp đại tràng dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tuân thủ một số nguyên tắc trong chế biến thực phẩm sau: Luôn ăn chín uống sôi Chủ động bổ sung các thực phẩm tốt như: gạo, đu đủ, táo, cải xanh, cá, thịt nạc,… Chỉ tiêu thụ chất béo tối đa 15g/ngày Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày nhằm giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Tuyệt đối không uống nước chưa được lọc/đun sôi Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa tránh ăn quá no Nên ghi chép lại thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày nhằm hỗ trợ quá trình chẩn đoán, điều trị sau này Rửa tay hàng ngày, đặc biệt là trước khi ăn uống hoặc tiếp xúc với bề mặt nơi công cộng Gợi ý những thực phẩm người bị viêm bờm mỡ đại tràng nên ăn Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm bờm mỡ đại tràng Một số biện pháp được khuyến cáo nên áp dụng để phòng ngừa sự xuất hiện của bệnh viêm bờm mỡ đại tràng bao gồm: Biện pháp giúp phòng ngừa viêm bờm mỡ đại tràng Giải thích chi tiết Kiểm soát tốt cân nặng Việc kiểm soát tốt cân nặng góp phần giảm áp lực lên đường tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng. Điều này có thể hạn chế gây ra việc tích tụ mỡ trong niêm mạc, từ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc viêm bờm mỡ đại tràng. Không ăn uống quá mức Khi nạp lượng lớn thức ăn vào cơ thể, ruột già phải hoạt động liên tục nhằm đào thải chúng. Bên cạnh đó, lượng thức ăn trong đại tràng khi chưa được tiêu hóa hết có thể tạo áp lực lên niêm mạc, làm thay đổi lưu lượng máu; tăng nguy cơ xuất hiện túi mỡ. Tập thể dục đều đặn Tập thể dục đều đặn mang lại nhiều tác động tích cực với sức khỏe: giúp kích thích hoạt động ruột, tăng cường tiêu hóa và quá trình di chuyển của niêm mạc ruột,… Điều này giúp giảm nguy cơ mắc táo bón, từ đó giảm nguy cơ viêm bờm mỡ đại tràng và các vấn đề tiêu hóa khác. Mặt khác, người bệnh viêm bờm mỡ đại tràng cũng nên sử dụng kết hợp Tràng Phục Linh PLUS để nhanh chóng thấy được tín hiệu tích cực. Tràng Phục Linh PLUS là thực phẩm chức năng được nghiên cứu và phân phối độc quyền tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh – đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm về dược với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực. Tràng Phục Linh PLUS – Giải pháp hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa từ những dược liệu tự nhiên Nhờ chứa nhiều thảo dược quý (Bạch truật, Bạch thược, Bạch phục linh, Hoàng bá) kết hợp với 2 hoạt chất hiện đại (5-HTP, Immunegamma), Tràng Phục Linh có khả năng tái tạo niêm mạc đại tràng, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau bụng, phân sống, phân nát,… từ đó giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhìn chung, viêm bờm mỡ đại tràng có thể sống khỏe, giảm nhanh các triệu chứng nhờ phối hợp chặt chẽ các phương pháp phù hợp. Để biết thêm chi tiết về tình trạng viêm bờm mỡ đại tràng của bản thân, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 1800 1506 (miễn cước trong giờ hành chính) hoặc truy cập website / để tham khảo những bài viết chứa thông tin liên quan.
Bệnh viêm trực tràng - Xác định triệu chứng, điều trị kịp thời
Viêm trực tràng là một bệnh lý phổ biến tại nước ta, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Bệnh này thường ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ biến chuyển nặng nề, thậm chí gây ra ung thư trực tràng. Theo thống kê của Bộ Y tế, số người mắc viêm trực tràng ở nước ta đã lên tới 4 triệu (chiếm hơn 20% dân số) và con số này đang không ngừng gia tăng. Đây là một dấu hiệu đáng báo động, vì thế việc bổ sung kiến thức cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống là vô cùng cần thiết. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn 10 thông tin quan trọng về viêm trực tràng mà không phải bệnh nhân nào cũng biết. Viêm trực tràng và 10 điều bạn cần biết Mục lụcBệnh viêm trực tràng là gì?Giai đoạn viêm trực tràngTriệu chứng viêm trực tràngBiến chứng thường gặp của viêm trực tràngThiếu máuLoétUng thư trực tràngViêm trực tràng do nguyên nhân nào?Đối tượng dễ bị viêm trực tràngViêm trực tràng có nguy hiểm không?Khi nào nên gặp bác sĩ?Phương pháp chẩn đoán viêm trực tràngĐiều trị viêm trực tràngĐiều trị viêm trực tràng do nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc STIsĐiều trị viêm loét trực tràng do xạ trịĐiều trị viêm trực tràng do viêm ruột (IBD)Phẫu thuật điều trịCách phòng ngừa viêm trực tràng Bệnh viêm trực tràng là gì? Trực tràng là phần ống cơ kết nối đại tràng (ruột già) với hậu môn, giúp chất thải trong cơ thể được truyền ra ngoài một cách dễ dàng. Do đó, khi bị viêm trực tràng – tình trạng viêm ở lớp niêm mạc của trực tràng, người bệnh sẽ bị đau, chảy máu, tiết dịch hoặc có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục. Viêm trực tràng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất ở những người mắc Crohn hoặc viêm loét đại tràng. Theo một vài nghiên cứu cho thấy, viêm trực tràng cũng có thể là tác dụng phụ của xạ trị đối với một số bệnh ung thư. Hình ảnh viêm trực tràng khi được nội soi Giai đoạn viêm trực tràng Bệnh viêm trực tràng thường chia thành 2 giai đoạn gồm cấp tính và mãn tính. Theo đó: Viêm trực tràng cấp tính là trường hợp các triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và thường chỉ gây tổn thương lớp niêm mạc trên cùng. Lúc này, các ổ viêm loét chưa xâm nhập sâu vào thành cơ ruột. Viêm trực tràng mãn tính là tình trạng người bệnh có các triệu chứng viêm trực tràng kéo dài. Khi ấy, các tổn thương các lấn sâu vào lớp biểu mô và lan dần lên phía trên niêm mạc đại tràng. Triệu chứng viêm trực tràng Khi bị viêm trực tràng, người bệnh thường sẽ có những triệu chứng như: Bụng luôn trong tình trạng khó chịu, muốn đi vệ sinh nặng (ngay cả khi vừa đi vệ sinh xong) Đi vệ sinh ra máu Ngứa, nóng hoặc rát hậu môn Chảy máu trực tràng Đau trực tràng Bụng đau quặn từng cơn Trực tràng tiết ra dịch nhầy hoặc mủ trắng Tần suất đi ngoài ra phân lỏng ngày một nhiều Sưng hạch bạch huyết ở bẹn Đau ở góc phần tư bụng trái Trực tràng luôn có cảm giác đầy, căng tức Khó tiêu … Người bị viêm loét trực tràng thường cảm thấy đau trực tràng và muốn đi vệ sinh liên tục Biến chứng thường gặp của viêm trực tràng Bệnh viêm trực tràng mức độ nhẹ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng khôn lường. Chẳng hạn như: Thiếu máu Viêm trực tràng không chỉ gây đau, khó chịu mà còn khiến người bệnh chảy máu liên tục khi đi đại tiện. Vì thế, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, người bệnh sẽ có nguy cơ bị thiếu máu; khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, da xanh xao và dễ cáu gắt. Loét Đối với người bị viêm trực tràng mãn tính, các vết viêm thường bị loét rộng qua thành ruột, gây ra hiện tượng loét trong trực tràng. Theo thời gian, những vết loét đó sẽ tạo thành lỗ rò giữa ruột và bàng quang/âm đạo. Ung thư trực tràng Ung thư trực tràng được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm trực tràng. Bởi, khi bị ung thư trực tràng, sức khỏe lẫn tinh thần của người bệnh đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, tính mạng của người bệnh cũng có thể bị đe dọa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Viêm loét trực tràng lâu ngày có thể biến chứng thành ung thư trực tràng Viêm trực tràng do nguyên nhân nào? Theo my.clevelandclinic.org cho biết: có nhiều nguyên nhân gây ra viêm trực tràng, trong đó phổ biến nhất phải kể đến các nguyên nhân như: Bệnh viêm ruột (IBD): Có tới 30% người mắc Crohn và viêm loét đại tràng đều gây viêm mãn tính ở các bộ phận khác nhau trong ruột của bạn, trong đó có viêm loét trực tràng. Nhiễm trùng qua đường tình dục (STIs): Khi phát sinh quan hệ tình dục qua hậu môn, cơ thể sẽ bị vi khuẩn, vi-rút lây truyền (ví dụ: bệnh lậu, giang mai, HPV, Herpes,…) xâm nhập, từ đó dẫn đến viêm loét trực tràng. Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Những thực phẩm nhiễm khuẩn salmonella, shigella hay campylobacter cũng có thể gây ra bệnh viêm trực tràng. Chế độ ăn uống không lành mạnh: Khi nạp quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm và chất béo, cơ thể sẽ tự động tăng tiết dịch mật; tạo môi trường cho vi khuẩn đường ruột gây tổn thương lên trực tràng. Lạm dụng thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau hay các loại thuốc điều trị nhiễm trùng trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó, các vi khuẩn có hại Clostridium Difficile có môi trường thuận lợi để phát triển và gây bệnh. Dị ứng Protein thực phẩm: Một số trẻ sơ sinh không thể hấp thụ được các loại protein từ thực phẩm, nhất là sữa hoặc đậu nành. Do đó, khi bị dị ứng protein thực phẩm, trẻ có thể bị viêm ở bất kỳ đâu trong ruột, kể cả trực tràng. Xạ trị ung thư: Trực tràng có thể bị viêm do các tia phóng xạ hướng vào trực tràng hoặc các khu vực lân cận (ví dụ: buồng trứng, tuyến tiền liệt). Ngoài ra, một số nguyên nhân gây viêm loét trực tràng ít phổ biến hơn có thể kể đến: viêm loét đại tràng, rối loạn tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan, chấn thương hậu môn,… Đối tượng dễ bị viêm trực tràng Như đã đề cập, bệnh viêm trực tràng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên, người trong độ tuổi từ 15 – 30 và trên 50 là những đối tượng dễ bị viêm trực tràng nhất. Ngoài ra, viêm trực tràng cũng thường xuất hiện ở những người bị viêm loét đại trực tràng, Crohn, trải qua hóa trị xạ trị, lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc có thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Những người đã xạ trị hoặc ngoài 50 tuổi là đối tượng dễ bị viêm loét trực tràng Viêm trực tràng có nguy hiểm không? Theo thống kê của GS.TS.BS Nguyễn Bá Đức – Nguyên Viện trưởng Viện Phòng chống Ung thư Việt Nam năm 2010, ung thư đại trực tràng đứng vị trí thứ 4 trong 10 loại bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả nam và nữ, nguyên nhân chủ yếu là do viêm trực tràng. Mặt khác, viêm trực tràng còn gây ra nhiều biến chứng như: thiếu máu, loét niêm mạc trực tràng và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vì thế, viêm trực tràng là một bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi nào nên gặp bác sĩ? Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh thường không có nhiều dấu hiệu viêm trực tràng rõ ràng; dễ gây nhầm lẫn các loại bệnh tiêu hóa khác. Tuy nhiên, ngay khi thấy cơ thể có các dấu hiệu dưới đây, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và lên phác đồ điều trị viêm trực tràng phù hợp. Táo bón/tiêu chảy sau khi đã sử dụng thuốc quá 3 ngày Đau/rát khi đi đại tiện Thường xuyên sốt, chán ăn hoặc mệt mỏi Xuất hiện máu/chất nhầy lẫn trong phân Đau ống trực tràng Người bệnh cần đi thăm khám ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm trực tràng Bên cạnh đó, bất kỳ ai nghi ngờ bản thân đang bị viêm loét trực tràng cũng nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Dựa trên các thông tin về tình trạng sức khỏe, dấu hiệu bị viêm trực tràng, tiền sử gia đình và hành vi tình dục mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn cần tiến hành những xét nghiệm phù hợp, chẳng hạn như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi trực tràng, xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục,… Phương pháp chẩn đoán viêm trực tràng Thông thường, bác sĩ chẩn đoán viêm loét trực tràng sau khi đọc hồ sơ tiền sử bệnh nhân, khám tổng quát và thực hiện soi trực tràng. Có 2 loại nội soi trực tràng là: nội soi ống dẫn cứng và nội soi ống dẫn mềm. Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được làm sạch phân ở trực tràng để các chuyên gia y tế dễ dàng nhìn thấy niêm mạc ruột (người bệnh không cần nhịn ăn uống và xổ thẳng sạch ruột như khi nội soi đại tràng). Quá trình kiểm tra trên màn hình điện tử, có thể phát hiện các vết loet và polyp. Kiểm tra mô bệnh học sinh thiết để xác định chẩn đoán. Điều trị viêm trực tràng Mục tiêu chính trong điều trị viêm trực tràng chính là giảm viêm, kiểm soát cơn đau và loại bỏ nhiễm trùng (nếu có). Thế nên, tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà bệnh nhân sẽ có từng phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể: Điều trị viêm trực tràng do nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc STIs Trong trường bị nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc STIs, người bệnh có thể sẽ được kê các loại thuốc điều trị viêm trực tràng như: thuốc kháng vi-rút, thuốc kháng nấm, thuốc kháng sinh,… Người bị viêm loét trực tràng do nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc STIs thường được bác sĩ kê thuốc kháng vi-rút Điều trị viêm loét trực tràng do xạ trị Sau khi quá trình xạ trị, nếu người bệnh cảm thấy đau hoặc bị chảy máu trực tràng, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp các biện pháp như: dùng thuốc để kiểm soát tình trạng viêm và chảy máu; dùng chất làm mềm phân để người bệnh dễ đi đại tiện; phá hủy các mô bị hỏng bằng cách loại bỏ các mô đang bị chảy máu trong trực tràng. Theo đó, nội soi trực tràng và đốt cầm máu bằng Argon là cách điều trị viêm loét trực tràng do xạ trị tối ưu, được nhiều bác sĩ chuyên khoa tin dùng. Điều trị viêm trực tràng do viêm ruột (IBD) Nếu tình trạng viêm trực tràng của bạn liên quan tới các bệnh đường ruột như: Crohn, viêm loét đại tràng,… thì bạn cần tập trung vào việc cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Do đó, trong quá trình điều trị, rất có thể bạn sẽ cần đến thuốc chống viêm, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch hoặc các loại thuốc dạng tiêm, uống, bơm thụt hậu môn…. Được biết, bơm Probiotic vào trực tràng được đánh giá là phương pháp cải thiện viêm loét trực tràng có tính hiệu quả cao nhất hiện nay. Phẫu thuật điều trị Sau một thời gian sử dụng thuốc chữa viêm trực tràng, nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, người bệnh cần được can thiệp bằng các thủ thuật y tế để loại bỏ phần cơ quan đang có vấn đề. Để quá trình chữa trị bệnh viêm trực tràng đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị viêm trực tràng của bác sĩ và chủ động điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh hơn. Chẳng hạn như: Chế độ ăn uống: Ăn nhạt, tăng cường bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa, không ăn thức ăn cay, nóng, chua hoặc nhiều dầu mỡ. Cắt giảm các chế phẩm từ sữa hoặc chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm sữa hạt không lactose. Uống từ 1.5 – 2.5 lít nước mỗi ngày, tránh uống cà phê, trà hoặc những thức uống chứa caffeine. Viêm trực tràng kiêng ăn gì? 3 nhóm thực phẩm cần tránh Cách phòng ngừa viêm trực tràng Để giảm nguy cơ mắc viêm đại tràng, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống, trang bị bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) bằng cách: Hạn chế số lượng bạn tình Dùng bao cao su khi quan hệ Tuyệt đối không quan hệ với ai đang có dấu hiệu viêm trực tràng hoặc tiết dịch bất thường ở bộ phận sinh dục Đối với trẻ bị dị ứng Protein thực phẩm có thể điều chỉnh chế độ ăn không sữa bò hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được loại sữa phù hợp. Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn chín uống sôi để không bị nhiễm khuẩn đường ruột hoặc mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như Crohn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các sản phẩm nhằm tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng viêm trực tràng do viêm đại tràng cấp và mãn tính như Tràng Phục Linh PLUS – viên uống bảo vệ sức khỏe do Thái Minh Hitech sản xuất. Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng tại Đại học Y Hà Nội, đồng thời được công nhận có tác dụng với những đối tượng bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mãn tính. Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm trực tràng do viêm loét đại tràng – Tràng Phục Linh PLus Hiện nay, sản phẩm đã được phủ sóng trên khắp 10.000 nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Vì thế, để mua được viên uống Tràng Phục Linh PLUS, bạn có thể tùy chọn 1 trong 2 cách sau: Trên đây là toàn bộ thông tin về viêm trực tràng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết bệnh viêm trực tràng là gì, viêm trực tràng có nguy hiểm không, dấu hiệu, biến chứng cũng như cách chữa bệnh viêm trực tràng hiệu quả nhất. Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến Tràng Phục Linh PLUS – giải pháp hiệu quả cho người bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Hãy nhanh tay liên hệ ngay tới 1800 1506 (miễn cước) để được tư vấn chi tiết và đặt mua sản phẩm với mức giá ưu đãi nhất!
Viêm đại tràng nên ăn gì? Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia
Chế độ ăn uống hàng ngày lành mạnh không những giúp người bệnh giảm bớt được những cơn đau đại tràng, mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả. Vậy người bệnh viêm đại tràng nên ăn gì là tốt nhất? Mời bạn cùng lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia. Viêm đại tràng là gì? Ths. BS Huỳnh Lê Trường trong chương trình Gặp thầy giỏi – Được thuốc hay Theo Ths. BS Huỳnh Lê Trường – Giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ về bệnh Viêm đại tràng trong chương trình “Gặp thầy giỏi – Được thuốc hay”: “Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa gặp khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính, do nhiễm khuẩn đường ăn uống, nhưng không có biện pháp điều trị hoặc điều trị không triệt để gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.” Ngoài ra, những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, stress, lo lắng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới viêm loét dạ dày. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới sự điều tiết hệ thống thần kinh thực vật, từ đó đường ruột tăng cường bài tiết tiết độc tố làm loét niêm mạc ruột. Các dấu hiệu của viêm đại tràng mạn tính phải kể tới như: Tình trạng rối loạn tiêu hóa Chướng bụng, đầy hơi Đau bụng Phân khi táo, khi lỏng, nát Có cảm giác không thoải mái sau khi đi vệ sinh, đi xong lại muốn đi tiếp… Viêm đại tràng nên ăn gì? Viêm đại tràng dai dẳng, tái đi tái lại vì niêm mạc đại tràng vốn đang có tổn thương nên rất nhạy cảm. Do đó khi ăn những đồ ăn không vệ sinh hay “không hợp” là ngay lập tức niêm mạc đại tràng sẽ bị kích thích, dẫn đến rối loạn nhu động ruột kèm theo các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, sống phân… Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị viêm đại tràng là thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Người bệnh viêm đại tràng cần chú ý các nguyên tắc ăn uống sau: Bổ sung các chất xơ dưới dạng hòa tan như pectin, insulin, oligofructose…Rau sống, các loại trái cây khô, trái cây đóng hộp cần loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày. Nếu ăn trái cây tươi cần bỏ vỏ. Ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm từ cá, sữa đậu nành, sữa không lactose để bổ sung đạm cần thiết cho cơ thể. Thịt nạc nên xay và vo viên giúp cơ thể tiêu hóa dễ hơn khi dùng miếng lớn. Ăn uống điều độ, ăn đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho đại tràng. Bổ sung nước cho cơ thể đúng cách, người bệnh nên uống vào lúc ngủ dậy sáng sớm và một giờ trước khi ăn rất tốt cho đại tràng. Không nên uống nước sau khi ăn làm loãng dịch đại tràng và gây ra viêm đại tràng. Cũng đừng uống quá nhiều nước canh trong bữa ăn vì nó có thể ảnh hưởng tới hoạt động của đại tràng. Sử dụng sản phẩm chứa thành phần giúp tái tạo niêm mạc đại tràng Viêm đại tràng là bệnh có tổn thương trong hệ tiêu hóa, nên để điều trị tận gốc bệnh thì ngoài việc điều trị triệu chứng thì cần tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng thì bệnh mới có thể hết được. Trong khi đó, phác đồ điều trị viêm đại tràng bằng kháng sinh hiện nay chỉ tập trung vào việc cải thiện triệu chứng, thuốc có nhiều tác dụng phụ. Về lâu dài, sẽ sinh ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, việc điều trị khó khăn hơn, bệnh dễ tái phát. Vào cuối thập kỷ 90, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một hoạt chất có tên ImmuneGamma® có cấu trúc là những Peptidoglycan – thành phần cơ bản của biểu mô, niêm mạc có công dụng giúp phục hồi và làm lành lớp niêm mạc bị tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch và cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Các nhà khoa học Việt Nam đã thành công khi kết hợp ImmuneGamma® với các thảo dược quý của Việt Nam như Bạch Truật, Bạch Phục Linh và ImmuneGamma có tác dụng bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm đau bụng, đi ngoài nhiều lần, rối loạn tiêu hóa, cải thiện triệu chứng của Viêm đại tràng cấp và mãn tính. Đây chính là công thức có trong thành phần của Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh PLUS. Tràng Phục Linh Chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng và nâng cao sức đề kháng đường ruột, giảm các triệu chứng của Viêm đại tràng cấp và mạn tính. >> Để tìm nhà thuốc có bán Tràng Phục Linh (nhãn xanh), xemTẠI ĐÂY >> Để đặt mua Tràng Phục Linh (nhãn xanh), giao hàng tại nhà TẠI ĐÂY 2. Tràng Phục Linh PLUS (nhãn đỏ)- phiên bản ĐẶC BIỆT dành cho bệnh Việm Đại Tràng và Hội Chứng Ruột Kích Thích Tràng Phục Linh PLUS ( nhãn đỏ) – Là phiên bản nâng cấp của Tràng Phục Linh nhãn xanh. Tràng Phục Linh Plus có chứa thêm 5-HTP (hoạt chất hóa học nội sinh) hỗ trợ giảm các kích thích gây co thắt đại tràng, giảm các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích, Viêm đại tràng co thắt . Tràng Phục Linh PLUS đã được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu chứng minh tác dụng. Nghiên cứu này được đăng tải trên PubMed – Một trang thông tin y khoa uy tín của Hoa Kỳ cho thấy tác dụng nổi bật của Tràng Phục Linh Plus bao gồm: Giúp điều hòa nhu động ruột, giảm tình trạng co thắt đại tràng rõ rệt Bảo vệ và phục hồi tổn thương niêm mạc đại tràng hiệu quả Giúp tăng cường quá trình hấp thu nước và điện giải từ lòng ruột vào máu, từ đó giúp cải thiện tình trạng phân và số lần đi ngoài. Theo khảo sát Tin Dùng của VNeconomy, có tới 98% người dùng hài lòng về hiệu quả sử dụng của Tràng Phục Linh PLUS. Để cũng như được tư vấn về tình trạng bạn đang gặp phải, cũng như cách sử dụng Tràng Phục Linh và Tràng Phục Linh Plus hiệu quả nhất, bạn hãy liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1506 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ. Hiện nay, Tràng Phục Linh Plus được tin tưởng phân phối tại 10.000 nhà thuốc trên cả nước. >> Để tìm nhà thuốc gần bạn nhất có Tràng Phục Linh Plus chính hãng, vui lòng click TẠI ĐÂY. >> Để mua hàng Tràng Phục Linh vui lòng đặt BẤM ĐẶT TẠI ĐÂY
Bài viết liên quan
ĐẶT MUA TRÀNG PHỤC LINH PLUS
TRÀNG PHỤC LINH
- Hộp 20 viên: 115.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 407.000 đ/lọ (Tiết kiệm 53.000Đ)
TRÀNG PHỤC LINH PLUS
- Hộp 20 viên: 195.000 đ/hộp
- Lọ 80 viên: 689.000 đ/lọ (Tiết kiệm 91.000Đ)
Tư vấn miễn cước gọi
18001506 (miễn phí gọi đến)